Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

giao an tieng viet 5 tuan 3 tap lam van luyen tap ta canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.21 KB, 5 trang )

Giáo án Tiếng việt 5
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
1. Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm quan sát và chọn lọc chi
tiết trong một bài văn tả.
2. Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một
dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý
trước các bạn rõ ràng tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
- Những ghi chép của HS khi quan sát một cơn mưa.
- Một số bút dạ và giấy rô-ki khổ to để hai đến ba HS lập dàn ý chi tiết
cho bài văn tả cảnh cơn mưa của mình, để cả lớp nhận xét.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn tả cảnh (Bài tập - Một đến hai HS lên bảng thực hiện
2) tiết Tập làm văn trước mà HS đã hoàn thiện theo yêu cầu của GV.
ở nhà.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Để hiểu thêm về quan sát và chọn lọc chi tiết - HS lắng nghe.
trong một bài văn tả cảnh, chuyển những điều
đã quan sát được về một cơn mưa thành một
dàn ý thể hiện sự quan sát của riêng mình, hôm
nay chúng ta cùng học bài Luyện tập tả cảnh.
- GV ghi tên bài lên bảng.



- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to toàn bộ nội dung bài tập.

- Một HS đọc to toàn bộ bài tập. Cả
lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- GV yêu cầu HS đọc thầm, làm bài vào vở - HS đọc thầm, ghi ra vở nháp những
nháp, sau đó trao đổi với bạn theo nhóm đôi câu trả lời cho các ý a, b, c, d sau đó
kết quả bài làm của mình.
trao đổi với bạn.
- Gọi HS trình bày.

- HS lần lượt trình bày từng ý một.
Một HS trình bày cả lớp theo dõi, nhận
xét.

+ Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp + Những dấu hiệu cơn mưa sắp đến là:
đến.
* Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc xịt,
lổm ngổm đầy trời; mây tản ra rồi san
đều trên một nền đen xám xịt.
* Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm
hơi nước; khi mưa xuống, gió càng

mạnh mặc sức điên đảo trên cành
cây...
+ Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa + Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt
từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
mưa là:
* Tiếng mưa: Lúc đầu lẹt đẹt...lẹt đẹt,
lách tách. Về sau mưa ù xuống, rào
rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng
vào lòng lá chuối; giọt gianh đổ ồ ồ...
* Hạt mưa: Những giọt nước lăn xuống
mái phên nứa rồi tuôn rào rào; mưa
xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây;
hạt mưa giọt ngã, giọt bay, tỏa bụi
nước trắng xóa.
+ Cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận + Cây cối, con vật, bầu trời trong và
mưa được miêu tả thế nào?
sau trận mưa:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


* Trong mưa:
Cây cối: lá đào, lá na, lá sói vẫy tai
run rẩy.
Con vật: Con gà trống ướt lướt thướt
ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
Bầu trời: Cuối cơn mưa, vòm trời tối
thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm
những tiếng sấm.
* Sau cơn mưa:

Con vật: Chim chào mào hót râm ran.
Cây cối: Vòm lá bưởi lấp lánh.
Bầu trời: Trời rạng dần, mặt trời ló
ra chói lọi.
+ Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những + Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng
giác quan nào?
những giác quan:
* Bằng mắt nhìn (thị giác) nên thấy
những đám mây biến đổi trước cơn
mưa; thấy mưa rơi; những đổi thay của
cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng
xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa
ngớt.
* Bằng tai nghe (thính giác) nên nghe
thấy tiếng gió thổi, sự biến đổi của
tiếng mưa, nghe tiếng sấm, tiếng hót
của chào mào.
* Bằng cảm giác của làm da (xúc giác)
nên cảm thấy sự mát lạnh của làn gió
nhuốm hơi nước trước cơn mưa.
* Bằng mũi ngửi (khứu giác) nên biết
được mùi nồng ngái ngái, xa lạ man
mác của những trận mưa mới đầu mùa.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- GV nói thêm: Tác giả đã miêu tả cơn mưa - HS lắng nghe.
theo một trình tự từ khi cơn mưa bắt đầu cho
đến khi kết thúc với tất cả các giác quan. Sự
quan sát của tác giả rất tinh tế. Quan sát cơn

mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa cho đến khi
mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi
và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm
thanh, không khí, tiếng mưa,... Nhờ khả năng
quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả
chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một
bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân
thực và thú vị, khiến cho người đọc, người
nghe như cảm thấy cơn mưa đang hiển hiện
trước mắt.
Bài tập 2
- Gọi HS đọc bài tập.

- Một HS đọc bài tập, cả lớp theo dõi
trong SGK.

- GV gọi một vài HS đọc lại kết quả quan sát - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
một cơn mưa. Cả lớp mở vở ghi để GV kiểm
tra.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV phát bút dạ, - HS làm việc cá nhân làm bài vào vở
giấy khổ to, cho một vài HS khá giỏi làm bài.
nháp, một vài HS làm bài lên giấy khổ
to.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. GV và cả lớp
nhận xét, đánh giá cao những HS có khả năng
quan sát tinh tế, phát hiện được nét độc đáo;
biết trình bày theo một dàn ý hợp lí những gì
mình đã quan sát được một cách rõ ràng ấn
tượng.


- HS lần lượt đứng dậy trình bày bài
làm của mình. Những HS làm bài trên
giấy khổ to dán kết quả bài làm trên
bảng lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét.

- GV chốt lại bằng cách lựa một bài HS làm
bài tốt nhất trên giấy khổ to đang dán trên bảng
lớp, hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung, xem như
là một dàn ý mẫu để cả lớp tham khảo.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng
góp ý kiến, mỗi HS tự sửa lại dàn ý
của mình

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những - HS lắng nghe.
bạn có dàn ý hay nhất.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý và chọn - HS lắng nghe và về nhà thực hiện
trước một phần dàn ý để chuyển thành một theo yêu cầu của GV.
đoạn văn hoàn chỉnh trong tiết học tới.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×