Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 27 trang )

SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
ÂM NHẠC CẤP THCS
I .LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. ở nhà trường THCS mục
tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về
nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh tạo
nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, trình độ văn hóa phổ thông hay trình
độ học vấn phổ thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt động giáo dục và các
môn học tạo dựng nên, trong đó có cả “ văn hóa âm nhạc” từ đó góp phần đào tạo
có chất lượng những lớp người có ích cho xã hội.
Chúng ta nên hiểu rằng: Môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo
những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ…mà
mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của
các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh, nhằm
xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc cho các em. Muốn làm được
diều đó nhất thiết các em phảI được tiếp cận với Âm nhạc đích thực, bản thân các
em phải là người trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là được
nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu Âm nhạc đơn
thuần. Tuy nhiên Âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học riêng lẽ
song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp
khơI dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động Âm nhạc cũng như các hoạt động
khác của nhà trường.
Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui
vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa
văn nghệ trong lớp, trong trường thích vui tươi lành mạnh trong giảng dạy Âm
nhạc cho tất cả các đối tượng củng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải
được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu rất ít. Đổi mới phương pháp giáo


Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

1


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này,
ngoài sự nghiên cứu về phương pháp tryền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì
giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hổ trợ
dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin trong trường học được đẩy mạnh ứng
dụng trong nhiều năm qua và từng bước nâng cao chất lượng dạy học, góp phần
thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.
Từ mục tiêu của bộ môn, mục tiêu của năm học này và sự tìm tòi nghiên cứu
của bản thân nên tôi chọn đề tài “ Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Âm nhạc cấp THCS.

II.CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận.
Cùng với các ngành công nghệ phát triển khác, ngành Công nghệ thông tin đã
và đang là những khoa học mũi nhọn của thế kỷ XXI. Nó là một trong những động
lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội cùng với một số ngành công nghệ
khác. Công nghệ thông tin đã góp phần làm biến đổi sâu sắc đòi sống kinh tế, văn
hoá xã hội của thế giới hiện đại.
Với những tiến bộ nhanh chóng và kỳ diệu của kĩ thuật máy tính và kĩ thuật
viễn thông trong vài thập niên gần đây, Công nghệ thông tin thực sự đã xâm nhập
sâu rộng có tính toàn cầu và đã đem lại những thành tựu to lớn, tạo nên những
chuyển biến cơ bản trong nền giáo dục quốc dân...

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với những xu thế phát triển
chung của khoa học kĩ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo
dục những năm gần đây đã được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực. Đặc biệt,
Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày
30/09/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Đặc biệt hơn nữa là năm học vừa qua
(2009 – 2010) được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào thi đua xây dựng trường học
thân thiên, học sinh tích cực”.

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

2


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trong năm học này
bản thân tôi đã tự tìm tòi học hỏi trên các cổng thông tin đại chúng, học hỏi ở các
bạn bè đồng nghiệp, đồng môn nhằm tích luỹ và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của mình, từng bước theo kịp với thời đại Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng,
đem lại hiệu quả giáo dục thật tốt, nhất là bộ môn mình giảng dạy.

2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Mục tiêu của môn âm nhạc
Như đã phân tích ở phần trên (mục I), thì mục tiêu của bộ môn âm nhạc ở
trường tiểu học chủ yếu là thông qua môn hát nhạc để phát triển năng lực cảm thụ

âm nhạc, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, đồng thời góp phần giáo dục tư
tưởng, tình cảm tích cực, góp phần đào tạo có chất lượng, những người lao động
mới, phát triển toàn diện.
Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu thật tốt đẹp, cần thiết thiết cho sự phát
triển lâu dài về tình cảm, trí tuệ và thể chất. Đây là quá trình tác động có tổ chức và
định hướng chặt chẽ, liên tục, cụ thể là:
+ Mục tiêu đầu tiên chính là phát triển sự ham thích và sự hưởng ứng say mê đối
với âm nhạc, làm cho học sinh có nhu cầu được tham gia học tập âm nhạc.
+ Phát triển thính giác nhạy cảm ở học sinh, đây là một đặc trưng cơ bản và rỏ
nét nhất của môn âm nhạc, là bộ môn nghệ thuật của tai nghe.
+ Phát triển những kỹ năng và thói quen về ca hát phổ thông.
+ Phát triển tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, trong sáng, phong
phú, từ đó hình thành nhân cách.
+ Phát triển tình cảm thẩm mĩ chính là sự phát triển xúc cảm qua sự nghe, thấy.
Những xúc cảm này không thể dùng lời thay thế. Mỗi bài hát đều có khã năng biểu
cảm và sức sống đó vang lên đầy đủ, tạo ra tình yêu thiên nhiên đất nước và con
người, nhu cầu thái độ tha thiết đối với vẻ đẹp mà mình cảm nhận để giữ gìn và
phát triển vươn lên...
2.2 Nội dung của bộ môn âm nhạc
Nội dung 1: Học bài hát mới.
Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

3


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Nội dung 2: Bài tập đọc nhạc.

Nội dung 3: Âm nhạc thường thức.
Trong nội dung 3 được chia làm các mô đun nhỏ như sau:
+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
+ Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và một số nhạc cụ nước ngoài.
+ Giới thiệu một số thể loại âm nhạc.
+ Giới thiệu một số Nhạc sĩ - Nghệ sĩ nỗi tiếng trong và ngoài nước.
2.3 Ý nghĩa và nhiệm vụ của môn âm nhạc:
a. Ý nghĩa:
- Giúp cho học sinh có thêm những hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc, tác dụng
của âm nhạc đối với đời sống…
- Học sinh được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực, cảm thụ
âm nhạc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
b. Nhiệm vụ:
- Dạy học Âm nhạc phải đem tới cho HS những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, phổ
thông, nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng mà HS phải được nghe và
nhìn cụ thể.
- Dạy học Âm nhạc phải chuyển tải được tất cả những nội dung được quy định
trong chương trình dạy học của Bộ Giáo Dục.
III - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Häc sinh khèi 6 - 7 - 8 - 9 trêng THCS Thới Hòa - Bến Cát - Bình Dương
2. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp trực quan
Trong mỗi tiết dạy âm nhạc, dù đó là nội dung gì: học hát, tập đọc nhạc hay âm
nhạc thường thức, việc học sinh quan sát tài liệu, tư liệu và giáo viên quan sát mức
độ chú ý của học sinh là hết sức cần thiết.
Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa


4


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi mạn đàm với học sinh để tìm hiểu tâm tư suy nghĩ và sở thích của các
em khi tham gia học tập môn âm nhạc. Ngoài ra trao đổi mạn đàm với các bạn bè
đồng nghiệp, đồng môn tìm ra những giải pháp để lôi cuốn học sinh tham gia học
tập môn âm nhạc với thái độ tích cực.
3. Phương pháp đối chiếu so sánh
Dự giờ các bạn bè đồng nghiệp, đồng môn và đối chiếu với những tiết học
không sử dụng công nghệ thông tin.
4. Phương pháp điều tra
Qua điều tra cho thấy 100% học sinh và giáo viên đều húng thú với ứng dụng
công nghệ thông tin trong mỗi tiết dạy - học.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới phương
pháp giáo dục
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và
đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một
giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức – luyện tâp kỹ năng của
giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi
cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học
đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần
mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là
một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu

bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện
đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng
với yêu cầu công tác trong thời đại mới.
2. Vai trò của CNTT trong dạy học môn âm nhạc ở bậc THCS:
Với bộ môn Âm nhạc, đây là một môn học năng khiếu, đặc thù của môn học là
dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong
Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

5


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ
môn âm nhạc đa số đều đỏi hỏi người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích.
Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn
âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. ứng dụng CNTT trong
giảng dạy bộ môn âm nhạc là một sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy âm
nhạc ở cấp THCS. Hiện nay, ngoài các thiết bị nghe – nhìn rất phong phú và hiện
đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm cũng được phát triển không ngừng. Việc
nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ trong các phần mềm ấy đưa vào trong
dạy hát hoặc tập đọc nhạc rất thuận tiện bởi tính năng chung của các phần mềm
này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về
máy tính, người sử dụng chỉ cần tiếp cận và khai thác một vài lần là có thể sử dụng
thành thạo. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị nghe – nhìn, giáo viên có
thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án điện tử, đảm bảo việc truyền giảng
kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ được thực hiện một cách linh động,
giờ học hát cũng như giờ học tập đọc nhạc sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng

nhưng không kém phần sinh động, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi thực hành bộ
môn và kết quả giờ học sẽ được nâng cao rõ rệt.
3.Một số phần mềm – thiết bị công nghệ được ứng dụng trong dạy học môn
âm nhạc.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để soạn nhạc, hoà âm phối
khí. Các phần mềm đều có lĩnh vực ứng dụng nhất định và có tính chuyên biệt khá
rõ nét nhưng nhìn chung khi sử dụng đều có đặc điểm tương đối giống nhau từ
thao tác soạn, chữa giai điệu, hoà âm, ghi âm… nên việc sử dụng cũng khá dễ
dàng. Các phần mềm này đa số không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao nên
việc phổ biến cũng thuận lợi. Đa số phần mềm soạn nhạc hiện nay đều chạy được
trên môi trường Windows (hệ điều hành phổ biến ở Việt Nam) nên việc cài đặt, sử
dụng rất thuận tiện.
Thiết bị dạy học môn âm nhạc cũng đơn giản và dễ tìm kiếm ngoài thị trường.
Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ môn là đàn phím, hiện nay đã được
Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

6


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

trang bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe – nhìn và thiết bị giao tiếp
giữa đàn Organ với máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng bằng giáo án điện tử
thì các thiết bị trên đã được tích hợp trong hệ thống máy tính nên việc giảng dạy
tiết một học âm nhạc sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không cầu kì trong việc
chuẩn bị thiết bị, phòng ốc.
* Một số phần mềm ứng dụng trong dạy học Âm nhạc:
Trong những năm thực tế giảng dạy, ngoài việc sử dụng các trang thiết bị đã được

cấp, việc ứng dụng thêm các phần mềm kết hợp với các thiết bị công nghệ khác đã
tạo được không khí khác hẳn trong các tiết học âm nhạc và hiệu quả được nâng
cao, các phần mềm được khai thác và sử dụng là phần mềm ENCORE (của hãng
PASSPORT GVOX), phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO (của hãng Twelve
Tone Systems) và phần mềm PROSHOW GOLD (của hãng PHOTODEX
CORPORATION). Cụ thể phương pháp ứng dụng trong các phân môn như sau:

SƠ LƯỢC CHƯƠNG TRÌNH ENCORE 4.5.3
A.Cửa sổ chính :
Sau khi mở chương trình Encore sẽ cho cửa sổ chính như hình (H1.1).

H1.1
Trên cửa sổ chính dòng nhạc mặc nhiên được định sẵn:
- Hai khuông nhạc trên dòng nhạc hoặc hệ thống dành cho Piano (Khuông
nhạc phía trên mang khoá Sol, khuông nhạc phía dưới mang khoá Fa). [Staves per
system = 2
- Số dòng nhạc định sẵn trong trang là 5 [Systems per page = 5]
- Ô nhịp định sẵn trong từng dòng là 3 [Measure per page = 3]
Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

7


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

- Tất cả các điều kiện định trước ở trên đều có thể thay đổi dễ dàng để phù
hợp tính chất từng bản nhạc. (Sẽ được trình bày chi tiết ở phần 2 trong phần bài
tập).

I. Các thành phần trên cửa sổ của Encore :
Trên cửa sổ chính của chương trình Encore 4.5.3 gồm có các phần :
+ 1: Thanh tiêu để (Title Bar).
+ 2: Thanh Menu (Menu Bar).
+ 3: Thanh thuộc tính (Ribbon Bar).
+ 4: Thanh công cụ (Tool Bar).
+ 5: Thanh cuộn dọc (Vertical Scroll Bar).
+ 6: Thanh cuộn ngang (Horizontal Scroll Bar).
+ 7: Màn hình chứa bản nhạc.
1. Thanh tiêu đề : (Title Bar - H1.3)
- Thanh tiêu đề nằm phía trên, bên phải có các nút điều khiển phóng to thu
nhỏ cửa sổ.
2. Thanh Menu 2 : (Menu Bar - H1.3)
- Thanh Menu chứa 8 mục điều khiển chính của chương trình Encore : File –
Edit – Notes – Measures – Score – View – Windows – Setup – Help.
- Khi kích hoạt mục điều khiển có thể dùng chuột bấm vào mục cần chọn, nếu
có các chữ có dấu gạch dưới các ký từ thì có thể dùng tổ hợp phím Alt + (phím ký
tự có gạch dưới).
3. Thanh thuộc tính : (Ribbon Bar - H1.2)
- Thanh Ribbon có nút điều khiển giọng, âm thanh, ghi, xoá, chuyển trang...
1

2

3

H1.2

4. Thanh công cụ : (Tool Bar - H1.3)
Giáo viên: Hà Minh Tú


Trường THCS Thới Hòa

8


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Thanh công cụ được đặt thẳng đứng, bao gồm nhiều thanh chức năng đặt
chồng lên nhau - Chỉ xuất hiện một trong các thanh (Thanh Notes - Thanh Clefs Thanh Graphics - Thanh Epressons - Thanh Tools - Thanh Dynamics - Thanh
Marks 1 - Thanh Marks 2 - Thanh Symbols - Thanh Guitar - Thanh Color)

*Lưu ý : Trên thanh công cụ có hai nơi cần lưu ý : (H1.4)
- Khoảng trống 1: Bấm vào đây để dời thanh công cụ.1
- Hộp điều khiển 2: Bấm vào đây để chuyển đến từng thanh cụ thể.
a. Thanh Graphics : (Đồ họa)

H1.4

- Thanh đồ họa dùng để viết chữ.
- Ghi hợp âm ở dạng chữ, dạng thế bấm hợp âm trên Guitar.
- Vẽ đường thẳng, đường bao dạng tròn, vuông với các nét đậm, nhạt
khác nhau.
b. Thanh Clefs : (Khóa nhạc)
- Trên thanh khóa nhạc có các nút để ghi khóa nhạc: khóa Sol, khóa Fa, khóa
Đô...
c. Thanh Color : (Màu)
- Thanh màu dùng để trang trí bản nhạc có nhiều màu sắc khác nhau
d.


Thanh Experession : (Sắc thái)

- Thanh sắc thái ghi chú cường độ tình cảm cần thể hiện trong một câu, một
đoạn hay cả bài nhạc.
e. Thanh Mark 1, Mark 2 : (Dấu hiệu)
- Thanh dấu hiệu để ghi các dấu hóa bất thường cho các nốt phụ, dấu hiệu
lượn, dấu vê, dấu nhấn... (được thể hiện trên các ô của thanh).

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

9


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

f. Thanh Tools : (công cụ)
- Thanh công cụ tạo dấu nối cho các nốt nhạc
- Tạo các đường kẻ kết hợp với dấu tái đoạn
- Tạo các dấu vê, dấu rải...
- Tạo dấu ghi cường độ ...
g.

Thanh Dynamics : (Cường độ)

- Thanh cường độ để ghi chú mức độ mạnh yếu của nốt nhạc.
+ p = nhẹ

pp = nhẹ vừa


+ f = mạnh

ff = mạnh vừa

ppp = rất nhẹ
fff

= rất mạnh

h. Thanh Symbols : (ký hiệu)
Thanh ký hiệu để ghi các dấu: chấm lưu, hồi đoạn, Coda, dấu nhắc, các chữ
số ...
i. Thanh Guitar :
- Thanh Guitar có ghi chú ký hiệu: ghi chú ngón tay, và các ký hiệu ghi chú
trên khuông nhạc.
j. Thanh notes :
Trên thanh notes có các nút để ghi notes nhạc, dấu lặng, dấu hóa. Khi ghi
notes nhạc hoặc các dấu vào khuông nhạc thì click chuột vào nơi đó sẽ chuyển
màu, di chuyển vị trí đến đâu nhắp chuột thì sẽ ghi được. (Nếu notes có dấu chấm
dôi thì nhắp chuột ở notes đó và nhắp thêm dấu
chấm xong mới ghi trên khuông nhạc).
5. Thanh cuộn dọc, thanh cuộn ngang, màn
hình chương trình Encore.
B.Mở một tập tin mới :
- Để mở tập tin mới : [File → New] hoặc tổ
hợp phím [Ctrl + N]. Màn hình sẽ hiện ra hộp thoại
Choose Page Layout : [H1.6]
- Trong phần Layout : (Phần này khi chúng ta
chọn Single Staves trong Staff Format thì cả 3 ô đều sáng lên lưu ý các nghĩa của


Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

10


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

- Staves per system: Số khuông nhạc trên dòng nhạc.
- Systems per page: Số dòng nhạc trong trang.
- Measures per system: Số ô nhịp trên dòng nhạc.
- Trong phần Staff Format:
- Định dạng khuông nhạc sẵn đó là: Dùng khuông đơn (Single Staves), Piano
hoặc Piano - Vocal.
1. Staff Format : Định dạng khuông nhạc
a. Single Staves : Khuông đơn, được dùng phổ biến để ghi bản nhạc, phần này
là phần hay dùng cho giáo viên dạy nhạc phổ thông.
- Ví dụ : Bài Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa được viết bằng khuông đơn.

b.Piano :

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

11



SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

- Có 2 khuông nhạc trong một hệ thống, một khuông khóa Sol ghi bè cao và
một khuông khóa Fa ghi trầm. Ví dụ: Bài Au revoir của Robert Burns được viết
cho Piano, bè cao viết khóa Sol, bè trầm viết ở khóa Fa.

Piano – Vocal :
- Có 3 khuông nhạc trong hệ thống : Khuông đơn 1 để ghi giai điệu bài hát
(Vocal), khuông 2 ghi bè cao của piano, khuông 3 ghi bè trầm của piano.
- Ví dụ :

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

12


SKKN: S dng cụng ngh thụng tin trong dy hc m nhc cp THCS

a/ Phn mm Encore ng dng trong vic ging dy Tp c nhc:
- Ưu điểm của phần mềm này
là có thể tạo một bản tập đọc
nhạc đợc thực thi động giống
y hệt bản tập đọc nhạc đợc in
trong sách giáo khoa. Từ cách
thể hiện về hình thức lẫn
kết cấu câu nhạc, ô nhịp..,
điều này giúp học sinh dễ
quan sát bởi các bài tập đọc

nhạc đều đợc trích từ các ca khúc và thờng là rất ngắn. Bài tập
đọc nhạc đợc thể hiện toàn màn hình giúp giáo viên có thể hớng
dẫn cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trờng độ dễ dàng và
học sinh dễ nắm bắt. Phần mềm ENCORE khi thực hiện bài tập
đọc nhạc sẽ có tiếng phách gõ và đợc hiển thị trên màn hình
một cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn theo các kí
hiệu âm nhạc đợc soạn sẵn đợc thực hiện tự động, học sinh dễ
dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trờng độ, các âm hình
tiết tấu.
- Với phần mềm này, nếu giáo viên tạo đợc bản tập đọc nhạc
giống với cách trình bày trong sách giáo khoa thì hiệu quả bài
dạy sẽ rất tốt. Tập đọc nhạc là một phân môn khó với đa số học
sinh, các em chuẩn bị bài ở nhà và khi quan sát trên màn hình
với cách trình bày giống y hệt các em đã soạn thì việc thực hành
bài tập đọc nhạc sẽ đợc tiến hành một cách dễ dàng.
- Phần mềm có khả năng hiển thị toàn
màn hình, do đó giáo viên có thể tận
dụng tối đa diện tích của màn hình
chiếu để hiển thị bài TĐN
Giỏo viờn: H Minh Tỳ

Trng THCS Thi Hũa

13


SKKN: S dng cụng ngh thụng tin trong dy hc m nhc cp THCS

rõ ràng, sử dụng công cụ Custom View trên thanh công cụ và
nhập vào tỉ lệ % tơng ứng. Để tạo chú ý ở một số kí hiệu, hình

nốt đặc biệt, hay đơn giản là muốn đổi màu sắc cho toàn bộ
bài TĐN để lôi cuốn hơn có thể sử dụng chức năng đổi màu sắc
cho các đối tợng trong bản nhạc ở mục Score Color (trình đơn
View).
- Nhìn chung, đây là một phần mềm dễ sử dụng nhất trong các
phần mềm soạn nhạc, phần mềm này có thể đợc ứng dụng không
chỉ riêng môn học tập đọc nhạc mà còn có thể các phân môn
khác. Tuy vậy, trong thực tế ứng dụng các phần mềm thì
ENCORE tỏ ra hiệu quả hơn hẳn đối với phân môn TĐN bởi
những tính năng phù hợp của nó.
b/ Phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO ứng dụng trong giảng dạy
hát nhạc:
CakeWalk Pro Audio là một phần mềm chuyên dụng trong hoà
âm, phối khí và ghi
âm. Phần mềm này
có khả năng trình
diễn

các

bài

nhạc

MIDI với chất lợng âm
thanh rất

tốt và có

thể tơng tác với đàn

Organ qua thiết bị
MIDI.

CakeWalk



phạm vi ứng dụng rộng rãi, từ những phòng ghi âm chuyên
nghiệp đến những nhạc sĩ có nhu cầu soạn và phối nhạc trên
máy tính. Phần mềm này có khả năng ghi âm cùng lúc 256 kênh
âm thanh với các tiện ích sao chép, chỉnh sửa rất thuận tiện.

Giỏo viờn: H Minh Tỳ

Trng THCS Thi Hũa

14


SKKN: S dng cụng ngh thụng tin trong dy hc m nhc cp THCS

CakeWalk có thể hiển thị toàn bộ tổng thể bài nhạc nhng cũng
có thể hiển thị một kênh nhạc theo yêu cầu ngời dùng. Bài nhạc
đợc hiển thị hàng ngang và có thể thay đổi màu sắc đồng
thời cả giai điệu và lời hát theo tiết tấu, điều này giúp học sinh
dễ theo dõi tiết tấu, cao độ, lời ca bài hát và việc dạy hát nhạc
trở nên đơn giản hơn.

Giáo viên khi soạn bài dạy có thể ghi âm bài hát trên đàn Organ
rồi chuyển qua phần mềm CakeWalk bằng đĩa mềm hoặc đĩa

USB, sau đó sử dụng các công cụ trong phần mềm để chỉnh
sửa bài nhạc theo yêu cầu hoặc có thể ghi âm bài hát ngay trong
phần mềm qua thiết bị MIDI. Vì vậy việc soạn bài dạy sử dụng
phần mềm này rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Các bài hát ghi
âm trên đàn Organ bằng định dạng MIDI khi chuyển qua phần
mềm này có thể chỉnh sửa giọng, nhịp, và các yếu tố khác bằng
công cụ sẵn có trong phần mềm. Khi ghi âm trực tiếp thông qua
cáp MIDI thì có thể cài đặt trớc giọng, nhịp nhng đòi hỏi ngời
sử dụng phải đánh đàn một cách chuẩn xác với phách gõ của
phần mềm. Sau đó có thể lu lại với định dạng riêng của phần
mềm để khi sử dụng thì nó hiển thị theo ý ngời dùng đã cài
đặt sẵn.

Giỏo viờn: H Minh Tỳ

Trng THCS Thi Hũa

15


SKKN: S dng cụng ngh thụng tin trong dy hc m nhc cp THCS

- Hiện nay có rất nhiều phần mềm để
soạn nhạc, mỗi phần mềm có một u
điểm khác nhau và khả năng ứng dụng
cũng khác nhau. Với phần mềm CakeWalk, có rất nhiều tiện ích
trong đó nhng chúng ta không cần phải khai thác hết các tính
năng của nó. Tính năng hiển thị bài hát nh đã trình bày ở trên
và khả năng soạn, sửa
nhạc rất tiện lợi sẽ giúp

cho việc chuẩn bị một
tiết dạy hát trở nên dễ
dàng hơn, giờ học hát sẽ
hiệu quả hơn và thực
tế thì học sinh rất
hứng thú khi đợc học
hát qua phần mềm này
c/Phần mềm PROSHOW GOLD ứng dụng trong giảng dạy âm
nhạc thờng thức:
- Đặc điểm của phần mềm này cho phép ngời sử dụng có thể
tạo một đoạn Video Clip từ những hình ảnh, đoạn phim su tầm
đợc. Thực tế giáo viên rất khó tìm t liệu dạng Video để minh hoạ
cho bài dạy nh các bài học giới thiệu các nhạc sĩ cổ điển hoặc
các loại nhạc cụ. Với phần mềm PROSHOW GOLD, chúng ta hoàn
toàn có thể tạo đợc Video chứa các hình ảnh minh hoạ và lồng
âm thanh vào, sử dụng hiệu ứng tạo ảnh chuyển động (Motion
Effect) có thể tạo đợc những đoạn phim sống động.
Khi giới thiệu một ca khúc của
tác giả trong phần âm nhạc thờng
thức, nếu sử dụng Video Clip quay
sẵn có thể gây phản tác dụng,
Giỏo viờn: H Minh Tỳ

Trng THCS Thi Hũa

16


SKKN: S dng cụng ngh thụng tin trong dy hc m nhc cp THCS


học sinh sẽ chú ý nhiều hơn đến các chi tiết hình ảnh, nhân
vật trong đoạn phim mà quên đi nội dung chính là cảm nhận nội
dung, giai điệu bài hát. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta su
tầm một số hình ảnh minh hoạ sát với nội dung bài hát và sử dụng
phần mềm PROSHOW GOLD để tạo một đoạn Video, những
hình ảnh đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu hơn nội dung
nghệ thuật tác phẩm .
- Phần mềm này tơng đối dễ sử dụng, hình ảnh và âm thanh
trong đoạn phim tạo ra có chất lợng tốt. Tuy nhiên, để tạo một
đoạn phim nh thế đòi hỏi ngời sử dụng phải mất thì giờ tìm
kiến hình ảnh, đo thời gian hiệu ứng của ảnh và thời gian của
bài hát. Nếu khéo léo chúng ta hoàn toàn có thể tạo đợc một
Video Clip có tính chuyên nghiệp và phù hợp với yêu cầu bài dạy.
Học sinh rất chú ý khi thởng thức các bài hát qua phần mềm này,
hình ảnh minh hoạ sẽ giúp các em cảm nhận ý nghĩa nghệ
thuật tác phẩm sâu sắc hơn. Hiệu ứng của phần mềm sẽ tạo
một cảm giác nhẹ nhàng, lôi cuốn mà không làm mất đi sự chú ý
cần thiết vào nội dung giai điệu bài hát. Các bài học giới thiệu
về nhạc cụ, sinh hoạt nghệ thuật dân gian nếu ứng dụng phần
mềm này cũng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh dễ tiếp thu và
ghi nhớ bài học.
* Thit b cụng ngh ng dng trong dy hc mụn õm nhc.

- Ngoi cỏc phn mm c khai thỏc v ng dng, trong ging dy b mụn õm
nhc cng ũi hi nhng thit b nghe nhỡn khỏc. Mt trong nhng thit b c
s dng rng rói v quan trng nht trong dy hc õm nhc l n Organ, k n l
h thng õm thanh, mn hỡnh minh ha bi ging. Nhng trong thc t khi thc
hin bi ging a s giỏo viờn u mc phi mt vn l hu ht cỏc bi hỏt trong
chng trỡnh u cú õm vc vt quỏ tm c ging hỏt ca hc sinh. Nu
nguyờn cao hin th trờn mn hỡnh ging nh sỏch giỏo khoa thỡ hc sinh khụng

Giỏo viờn: H Minh Tỳ

Trng THCS Thi Hũa

17


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

hát được, nhưng dùng chức năng dịch giọng của phần mềm thì tên cao độ và khoá
nhạc thay đổi thì không đúng. Vấn đề ở đây làm sao giữ được cao độ như bài học
được in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi phát ra đã được dịch. Muốn làm
được điều đó chúng ta phải sử dụng một thiết bị thứ ba là MIDI Cable, đây là một
thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ và máy tính, kết hợp những thiết bị đó sẽ giải
quyết được vấn đề này.
- Khi kết nối máy tính với đàn Organ thông qua MIDI Cable, tất cả các phần mềm
soạn nhạc hiện nay đều có
khả năng nhận diện thiết bị
MIDI và truyền tín hiệu âm
thanh qua thiết bị này (kể cả
phần mềm ENCORE). Khi
thực thi chương trình, cao độ hiển thị trên màn hình sẽ giữ nguyên nhưng âm thanh
phát ra từ đàn Organ đã được dịch thông qua chức năng Transpose của đàn. Như
vậy chúng ta sẽ tuỳ bài hát hay bài TĐN để dịch trực tiếp trên đàn mà không cần
phải quan tâm đến cao độ hiển thị bởi nó sẽ giữ nguyên như khi soạn, thiết bị này
sẽ giải quyết vấn đề đó nhanh chóng và chính xác.
- Hiện nay trên thị trường có hai loại MIDI Cable, một kết nối thông qua cổng
MIDI Joystick/ Game Port trên SoundCard và một kết nối trực tiếp qua cổng USB
của máy tính, cả hai loại thiết bị này đều có chức năng như nhau.



PC
(Cổng USB/MIDI Joystick)

Giáo viên: Hà Minh Tú

MIDI
Cable

MIDI IN
MIDI
OUT

Dây nối MIDI

Đàn ORGAN

(Cổng OUT)

(Cổng MIDI IN)

Trường THCS Thới Hòa

18


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Âm thanh khi phát ra trên đàn từ máy tính thông qua MIDI Cable, con trỏ nhịp
và tiếng gõ phách trên màn hình sẽ kết hợp nhịp nhàng và chính xác. Điều này

giúp học sinh dễ dàng theo dõi, thuộc giai điệu và lời ca của bài hát nhanh chóng.
Quy trình tập hát sẽ được tiến hành nhanh hơn, thời gian còn lại tuỳ vào khả năng
của học sinh mà giáo viên có thể luyện tập để phát triển năng khiếu cho các em.
V. KẾT QUẢ NGHIấN CỨU
Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, nhưng các em được
làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào
thế giới tinh thần của các em.
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị dạy
học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc học
rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất
nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn
chế. Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp
cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
còn thiếu thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất lượng
giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước dầu đã đạt
được những kết quả nhất định.
Với môn âm nhạc, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết bị công
nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em đều rất thích thú và chất
lượng thực hành cũng cao hơn hẳn. Giờ học nhạc được tiến hành nhẹ nhàng hơn,
lôi cuốn hơn. Các em có năng khiếu thì việc tiếp thu và thực hành bài học trở nên
đơn giản và chất lượng, các em chưa phát triển được năng khiếu cũng tích cực hơn
trong học tập. Đa số học sinh dần dần yêu thích môn học hơn, như trước đây số
học sinh chưa phát triển năng khiếu âm nhạc thì giờ học nhạc đối với các em rất
khó khăn, thường hay né tránh khi giáo viên yêu cầu thực hành. Trong những năm
gần đây, thái độ của học sinh với môn học trở nên tích cực hơn, một tiết học âm

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa


19


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

nhạc có ứng dụng CNTT sẽ lôi cuốn các em, phương pháp dạy học hiện đại đã
được chứng minh qua kết quả cụ thể.
Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu thích ca hát và
có thái độ đúng đắn với loại hình nghệ thuật này. Số học sinh khá, giỏi bộ môn âm
nhạc ngày càng tăng, số học sinh yếu giảm; có thể năng khiếu chưa phát triển tốt
nhưng học sinh tích cực hơn trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng cao rõ
rệt.
Khối

Năm học
2008 – 2009

8

2009-2010
2008 – 2009
9
2009-2010
VI . KẾT LUẬN:

Giỏi
22
19


Khá
36
33

TB
7
5

Yếu
0
0

20
21

34
30

6
6

0
0

Kém

Công nghệ thông tin (Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng
công nghệ quản lí và xử lí thông tin. Cụ thể là ngành sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin.
Từ khái niệm trên ta thấy, Công nghệ thông tin trong dạy học là việc sử dụng máy

tính và các phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu
thập thông tin trong dạy học.
Công nghệ thông tin với các công cụ đa phương tiện (Multimedia) như văn bản,
hình ảnh, âm thanh, video,… giáo viên sẽ dễ dàng xây dựng các bài giảng một
cách sinh động, hấp dẫn, thu hút được sự tập trung chú ý của người học, thúc đẩy
tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó cho thấy, Công nghệ thông tin
đã góp phần thúc đẩy làm thay đổi phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp
tiếp nhận kiến thức của học sinh. Công nghệ thông tin có khả năng trong việc cung
cấp môi trường giao tiếp rộng rãi, có khả năng truyền tải một lượng thông tin lớn,
tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện, môi trường học tập thuận lợi cho người học. Góp
phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ thích nghi với điều kiện xã hội thông tin hiện đại, hình
thành động cơ và các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của người học, đáp ứng với
quan điểm của một xã hội học tập suốt đời.

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

20


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Vậy, Công nghệ thông tin góp phần rất quan trọng trong dạy học và đổi mới
phương pháp dạy học.
Đối với môn Âm nhạc, qua nghiên cứu và thực hiện, tôi thấy rõ lợi ích của việc
khai thác các phần mềm ứng dụng làm công cụ giảng dạy vào môn Âm nhạc ở
trường Tiểu học. Do đó, việc Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn
Âm nhạc ở trường tiểu học là một việc làm tất yếu. Việc làm này không những chỉ
giúp cho giáo viên chủ động có được những bài soạn mang tính hiện đại (Giáo án

điện tử), tạo ra được phương pháp dạy học phong phú, cách trình bày phong phú,
mà còn tạo sự hứng thú học tập tích cực cho học sinh.
Tuy có vai trò rất to lớn, nhưng Công nghệ thông tin không thể thay thế vai trò
của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên âm nhạc. Bởi âm nhạc bắt nguồn từ cảm
xúc, tình cảm của con người, được phát triển thông qua cảm xúc và được lưu giữ
trong tâm hồn, trái tim của con người. Âm nhạc là môn nghệ thuật được lưu giữ
trong tâm hồn, trái tim của mỗi con người và phát triển thông qua sự trao đổi cảm
xúc của con người chứ không phải chỉ được lưu giữ trong các thư viện, bảo tàng,
băng, đĩa nhạc, sách vở,… Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng sử dụng Công
nghệ thông tin trong dạy học môn âm nhạc một cách thái quá, mà phải biết căn cứ
vào đặc trưng của phần học cụ thể để lựa chọn, vận dụng các phần mềm ứng dụng
thích hợp nhằm phát huy hiệu quả tối đa kết quả dạy học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ là “Click chuột” thuần
tuý. Tận dụng những tiện ích của công nghệ thông tin vào việc dạy và học từ
truyền đạt, gợi ý dến cách tìm kiếm và xử lý thông tin, phát huy tối đa sự tìm tòi,
sáng tạo của học sinh là cả một quá trình xây dựng nghệ thuật. Bước đầu còn ngỡ
ngàng, song dần dần học sinh sẽ có những kỹ năng trong việc lĩnh hội các nội dung
bài học.
Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, giáo viên chỉ cần click chuột máy
tính, sau vài giây trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học đang dần dần được thực hện ngày càng nhiều trên
bục giảng. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

21



SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

minh hoạ với những hình ảnh, âm thanh sinh động, bài giảng của giáo viên sẽ thực
sự gây chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Việc Ứng dụng công nghệ thông tin không quá phức tạp, phương tiện không đòi
hỏi nhiều, chỉ cần một máy tính, một máy chiếu và màn ảnh rộng, người dạy phải
biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng (quan trọng nhất là khâu thiết kế bài dạy).
Tiết dạy trên máy tính sẽ làm cho học sinh luôn cảm thấy bất ngờ. Giáo án cũng dễ
dàng sửa chữa và bổ sung, thay đổi cấu trúc bài dạy, dễ trao đổi với các đồng
nghiệp
VII. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ.
Nhu cầu ứng dụng CNTT là rất cần thiết với tất cả các bộ môn. Như trước
đây một giờ dạy cần nhiều tranh ảnh, âm thanh để minh hoạ thì giáo viên phải vất
vả từ khâu chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị phòng học đến cả quá trình lên lớp thì nay
với các thiết bị công nghệ thì việc chuẩn bị nhẹ nhàng hơn. Vì thế đầu tư cho
CNTT trong trường học cũng như đầu tư để phát triển giáo dục, tích cực đổi mới
phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Thực tế từ công tác tôi xin nêu một
vài kiến nghị như sau:
Tiếp tục tăng cường hỗ trợ thiết bị CNTT cho trường học, tạo điều kiện để nhà
trường có kinh phí mua sắm thiết bị.
Tập huấn về sử dụng các thiết bị – phần mềm mới để tạo điều kiện cho giáo viên
có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu và sử dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, rất mong được sự góp ý trao đổi kinh
nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm
nhạc, để đưa ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú
và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu
được cái hay, cái đẹp có tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người hướng
tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thới Hòa, ngày 13 tháng 02 năm
2011


Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

22


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Người viết

Hà Minh Tú

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

23


SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

24



SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc cấp THCS

Giáo viên: Hà Minh Tú

Trường THCS Thới Hòa

25


×