Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHIÊU THỊ 5 ting

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.21 KB, 44 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHIÊU THỊ
Câu 1: Có ý kiến cho rằng:” quảng cáo là phải nói cho thật nhưng phải nói
sao cho hấp dẫn”.
1.

Quảng cáo phải nói thật.

Khi thiết kế 1 quảng cáo cho 1 sản phẩm, dịch vụ nào đó của công ty, các nhà
quảng cáo buộc phải nói thật, vì quảng cáo là những công bố, có tính lan truyền
trong cộng đồng, do đó, tất cá thông tin trong quảng cáo đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và một khi chịu trách nhiệm trước pháp luật thì không những ảnh
hưởng đến uy tín và còn phải chịu chi phí khi bị phạt.
Quảng cáo mang chức năng thông tin, nhằm phục đích thuyết phục, nhắc nhở
người tiêu dùng, do đó, quảng cáo phải nói thật 100% .
Câu 2: Bạn có đồng ý với ý kiến:” doanh nghiệp thường xuyên khuyến mãi thi
sẽ làm giảm giá trị của thương hiệu?”.
Khách hàng thích khuyến mãi, nhưng nếu lạm dụng lại để lại các tác hại khó lường
về mặt nhãn hiệu, cụ thể là :


Một số khách hàng khi mua một món hàng nào đó với giá rẻ, thì thường có
xu hướng chở có khuyến mãi giảm giá mới tiếp tục hành vi mua.



Đối với 1 số doanh nghiệp nhỏ, chưa có thương hiêu, thì trpng giai đoạn đầu
khi mới thành lập thì công tác hoạch định chiến lược chiêu thị còn chưa có
nhiều kinh nghiệm. Chính vì thế mà trong giai đoạn đầy rất khó khăn trong
việc tổ chức các chương trình khuyến mãi. Mà ấn tượng ban đầu của 1
doanh nghiệp với khách hàng là rất quan trọng, và chính sự khó khăn ban
đầu đôi khi dẫn đến những tác hại đối với thương hiệu của doanh nghiệp.





Khách hàng từ trước đến nay hay quan niệm rằng :” tiến nào của nấy”. Mặt
khác, các chương trình khuyến mãi được thực hiện để thu hút, duy trì khách
hàng bằng cách giảm giá, hay tặng quà… chính điều này lại khiến giá trị sản
phẩm bị khách hàng coi là thấp, và vì thế củng là giảm giá trị thương hiệu.




Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng khi mua hàng thường nghĩ ngay đến
giá rẻ, và có thêm lợi chứ không còn phụ thuộc nhiều vào thương hiệu. Đây
cũng là nguyên nhân gây khó khăn chó doanh nghiệp khi muốn xây dựng
thương hiệu.



Đôi khi chính sự khuyến mãi lại khiến cho các khách hàng trung thành,
khách hàng thường xuyên của cửa hàng bị tổn thương. “Đồng tiền liền khúc
ruột”, tuy giả dụ khách hàng trung thành hưởng được các chế độ ưu đãi đi
nữa thì cũng khiến khách hàng cảm thấy tổn thương khi mình mua sản phẩm
cách ngày giảm giá vài ngày…

Câu 3: Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng:” trước khi gặp khách hàng, phải
trả lời câu hỏi, tại sao họ phải mua hàng của minh?”
Bài học bán hàng:” đừng bao giờ gặp khách hàng của mình mà chưa trả lời được
câu hỏi: tại sao họ phải mua sản phẩm của mình?”
Thà không đến, không tiếp cận với khách hàng, chứ 1 khi đã tiếp cận với khách
hàng thì nhất định phải đạt được 1 cái gì đó, lấy được 1 cái gì đó ( cái đó không

hẳn nhất thiết phải là sản phẩm, mà có thể là thiện cảm với nhãn hiệu, với cá nhân
người bán hàng…) .
Nhưng khi mà khách hàng đã phản cảm, có phản ứng không tốt thì sẽ rất khó ,
thậm chí là không bao giờ lấy lại được thiện cảm, tiếp xúc được với khách hàng lần
hai.
Rõ ràng, khách hàng quyết định mua sản phẩm không chỉ là vì uy tín, hay chất
lượng sản phẩm mà đôi khi dựa vào sự yêu mến nhân viên bán hàng, ưa thích
người bán hàng…
Do đó, người bán hàng nhết thiết phải hiểu, nắm rõ được sản phẩm, hiểu khách
hàng, chưa chuẩn bị kĩ, để tránh các tác hại của nó gây ra.
Câu 4: Hãy nói về sự sáng tạo trong quảng cáo.
1.1.1

Một vài ví dụ về sáng tạo.


Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. "Jack được trả 5 đô la cho một lần cưa khúc gỗ ra làm đôi. Vậy Jack được
trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".
2. "Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy
nhánh cây mà không làm động con chim?”
Và đây là đáp án:
 Câu thứ nhất: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa,
nhưng để cưa một khúc gỗ ra làm 4 thì cần 3 lần.
 Câu thứ hai: Đợi con chim bay đi.
Ðây là 2 trong số nhiều câu "đố mẹo" đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì
não bạn có xu hướng suy nghĩ theo kiểu "mặc định": 2 người chơi cờ thì "mặc
định" là họ chơi với nhau, cưa khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cưa làm 4 (2x2) thì
"mặc định" là được trả 5x2=10 đôla... Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện
như vậy. Tại sao bạn lại "mặc định" như thế? Ðó chính là sức ỳ tâm lý làm cho não

bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng tạo.
Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi... theo những cách khác với
thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo
những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...
Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ
những năm 1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người
tìm cách để quả trứng đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái
đế gì kê ở dưới. Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua.
Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó
lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức
giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao giờ nói rằng không được
đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế.
Hay một ví dụ khác là Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả
mọi người lúc đó còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến "rìa" thế giới và
rơi tõm ra ngoài.


Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình "chưa"
(chứ không phải là "không") sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não
bạn hoạt động càng tích cực. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng
có 15% hiệu suất não của mình! Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn
là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho cách học nghĩ sáng tạo.

1.1.2

Tính sáng tạo là gi?

Có thể hiểu đơn giản như sau: Sáng tạo là việc tạo nên những gì ‘mới hơn’ so
với những cái ‘cũ’ hoặc ‘mới mẻ’ vì chưa có trước đấy. Sáng tạo là khuynh hướng,
là ‘khả năng’ của con người (hướng về sáng tạo) do thôi thúc phát triển của trí tuệ

trong mọi công trình khám phá thiên nhiên cùng khám phá con người để mỗi hiểu
biết, mỗi việc làm, mỗi hành động, mỗi sự việc giải đáp và giải quyết cái sống của
nhân sinh càng lúc càng được nâng cao, được mở rộng, được phong phú, tốt đẹp
hơn.
Chỉ con người mới có Tính sáng tạo vì mọi sinh vật khác dù có biết làm
tổ, tích trữ lương thực như một số loài chim, loài kiến, loài ong,…nhưng chúng chỉ
có thể làm một công việc duy nhất, không thay đổi, cải sửa, theo bản năng chứ
không có tính sáng tạo.

1.1.3

Tính sáng tạo trong quảng cáo

Sáng tạo trong quảng cáo là một qui trình tạo ra những cách thức quảng cáo
mới mẻ tùy theo cách thức thể hiện khác nhau và trong nhiều dạng khác nhau.
Chúng ta có thể sáng tạo trong việc đưa ra thông điệp chẳng hạn như Sunsilk đã
sáng tạo trong việc đưa ra thông điệp “sống là không chờ đợi” hay pepsi là “sống
trọn từng giây”… viết lời quảng cáo sáng tạo trong việc thể hiện hình ảnh, sáng
tạo trong việc chọn kênh truyền thông, sáng tạo trong cách lập kế hoạch
truyền thông, trong cách chọn nhóm khách hàng mục tiêu, trong việc xây dựng
chiến lược truyền thông,…
Sáng tạo trong quảng cáo còn là cách lựa chọn các tình huống, các cốt truyện,
các cách thể hiện mẫu quảng cáo về hình ảnh, màu sắc, nội dung, nhằm
chuyển biến một mẫu quảng cáo theo kỹ thuật thông thường thành một mẫu quảng


cáo

sáng


tạo.

Một “Quảng Cáo Sáng Tạo” là một mẫu quảng cáo được tạo ra với kỹ thuật khêu
gợi sự tò mò, thu hút sự chú ý và qua đó khéo léo gắn với thương hiệu (hay sản
phẩm), tạo ấn tượng mạnh và thuyết phục người xem, làm họ phải nhớ tới thương
hiệu mỗi khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Chúng ta có thể áp dụng cùng một lúc
nhiều kỹ thuật quảng cáo trong một mẫu quảng cáo.
Bản chất của sáng tạo là sắp xếp những cái đã biết theo các chưa hề có trước đó.
Khi sáng tạo là bạn đang dùng những dữ liệu có được, rồi phân tích, suy luận,
sắp xếp những thông tin, những khái niệm đã biết theo một cách mới và so sánh
kết quả của sự sắp xếp xem có thỏa mãn được những yêu cầu sáng tạo hay không.
Có nhiều cách khác nhau để xác định quy trình sáng tạo, tuy nhiên trong phạm
vi đề tài này, xin giới thiệu quy trình sáng tạo theo James Webb Young nêu ra
trong “A Technique for Producing Ideas”, quy trình sáng tạo sẽ gồm 5 bước :
Bước 1: Thu thập các dữ liệu và các yêu cầu về mục tiêu sáng tạo
Bước 2: Quá trình xử lý các dữ liệu – phân tích các yêu cầu sáng tạo và
những thông tin có được
Bước 3: Ngừng suy nghĩ về vấn đề. Cố gắng quên hết mọi thứ liên quan đến vấn
đề. Đây là giai đoạn để cho phần vô thức của bạn xử lý vấn đề.
Bước 4: Từ chỗ hư không, các ý tưởng sẽ xuất hiện.
Bước 5: Hãy mang vào thực tế những ý tưởng mới nảy sinh ra, và xem xét mức độ
hiệu quả của nó.

1.1.4

Ví dụ sáng tạo trong quảng cáo:
Sắc màu trung thực đến ngỡ ngàng là những gì mà sơn
Berger đem lại. Có thể thấy sự sáng tạo
của hãng khi so sánh màu sơn với
màu tự nhiên của mây, điều này gây

thích thú và tò mò cho người xem.


Nếu quảng cáo được thực hiện tốt, nó sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và
hướng khách hàng đến sự lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Với một môi
trường đầy cạnh tranh như hiện này, sáng tạo trong quảng cáo là một tiêu chí bắt
buột. Sự sáng tạo trong thể hiện logo cũng là một cách quảng bá và nâng tầm
thương hiệu:
Hay là cách thể hiên
của Chocolate KitKat
cũng khá ấn tượng như thế
này

1.2 Trinh bày một vài quảng cáo gần đây nhất tại thị trường thành
phố HCM mà người tiêu dùng yêu thích, tại sao?
1.2.1

Quảng cáo Cocacola 2014-share a coke.

Cảm giác như ai trong chúng ta cũng từng có lúc đã bàng quan, nghiễm nhiên
coi là bình thường trước những cố gắng, sự tận tụy, nhiệt tình của người khác.
Chúng ta thường đổ lổi cho cuộc sống xô bồ,vội qua mà quên đi mất sự quan trọng
của việc bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm thông trước những việc mà người khác đã
làm cho mình. “Có những người lặng lẽ mang đến niềm vui cho ta mỗi ngày, ta
quen nhận như một điểu hiển nhiên”.


Thông điệp quảng cáo "Niềm vui luôn bắt đầu khi ta biết chia sẻ. Chính bạn là
người mang đến tiếng cười mỗi ngày bằng cách dành lời quan tâm cho những
người lặng lẽ mang cho ta niềm vui. Hôm nay bạn muốn dành lời quan tâm cho

ai." hãy chia sẽ niềm vui bằng những việc làm nhỏ xuất phát tự sự đồng cảm chân
thành!

1.2.2

Quảng cáo NEPTUNE –Xuân Ất Mùi

Tình cảm gia đình,tình yêu thương của cha mẹ,các bậc sinh thành là một trong
những xu hướng quảng cáo được nhiều người tiêu dùng đón nhận.Các quảng cáo
xúc động, đi vào lòng người thì sản phẩm được người tiêu dùng ghi nhớ và nhớ
lâu hơn.Truyền hình là món ăn quan trọng của người việt trong dịp sum vầy,dịp
tết.Quảng cáo tết góp một phần không khí đặc biệt cho ngày xuân.Những năm qua
nhiều doanh nghiệp đã cho ra đời rất nhiều các quảng cáo trong dịp tế.Những câu
chuyện đầu xuân của các gia đình không chỉ xoay quanh các chương trình hay
phim tết,ngày nay quảng cáo tết ngày càng được nhắc đến nhiều hơn.
Với thông điệp “về nhà đón tết, gia đình trên hết” đi vào trái tim người xem nhờ
vào câu chuyện đoàn viên đầy cảm động. Không đơn thuần là quảng cáo một sản
phẩm, quảng cáo còn hướng đến cộng đồng, muốn giữ gìn những giá trị truyền
thống tốt đẹp của nguời Việt Nam trong những ngày xuân.Ấn tượng tốt đẹp đã để
lại trong lòng khán giả, vun đắp những giá trị nhân văn về mối dây khắng khít gia
đình,về sự sum họp,nhất là trong bối cảnh nhịp sống hiện đại,nhiều giá trị truyền
thống đang dần bị phai mờ.
Quảng cáo thành công, nhờ vào đã xây dựng được một câu chuyện không của
riêng ai. Khán giả bất chợt nhận ra hình ảnh của chính bản thân mình trong
clip.Trong chúng ta,chắc chắc đã có người từng gọi điện thoại báo vắng nhà trong
dịp tết.Rõ ràng cuộc sống bận rộn khiến người ta thờ ơ với những giá trị đơn giản
nhất.Quảng cáo đã làm cho mọi người ai cũng phải bừng tỉnh vì bấy lâu nay mình
vô cảm trước sự trông ngóng của cha mẹ ở quê nhà.
Góp phần thành công cho quảng cáo chính là những lời ca sâu lắng, bài hát ước
mơ ngọt ngào của nhạc sĩ hoài an,với sự thể hiện của hai ca sĩ hàng đầu làng nhạc



Việt: ĐAN TRƯỜNG & HỒ NGỌC HÀ. Dù Nhiều qua tết, thiệp mừng đẹp
xinh,chỉ mong chờ vào thời khác gia đình sum họp,vì quà nào bằng gia đình sum
họp,tết nào vui bằng tết đoàn viên.
Lời chúc tết đầu năm không chỉ thể hiện lòng thành kính với công ơn sinh thành
dưỡng dục,mà còn là một lời chúc sức khỏe.Cuộc sống hiện đại với nhiều bận tâm
đã khiến ta vô tình quen mất điều gì đó,câu hỏi của vô tình trẻ thơ “Lâu lắm rồi
mình không mừng tuổi ông bà,vậy sức khỏe của ông bà có dồi dào không ba,mình
còn mừng tuổi cho ông bà được bao nhiêu lần nữa vậy ba?” Câu hỏi đã đánh thức
trái tim người của các khán giả ,với nhịp sống trẻ chúng ta có rất nhiều hoài
bảo,ước mơ,nhưng với những bậc cha mẹ,ông bà thì khoảng thời gian quây quần
nhận những câu chút tết của con cháu ngày càng ngắn đi.
Diễn xuất thành công của hai nghệ sĩ gạo cội: NSUT Phi Điểu và nghệ sĩ Mai
Thành đã tạo nên một câu chuyện hết sức cảm động. Hai ông bà già đón tết một
mình,họ cảm thấy chạnh lòng trước giây phút sum họp của các gia đình hàng
xóm,khiến người xem không thể nào không nghẹn ngào xót xa.”Cái gì cũng có,chỉ
thiếu chúng nó”.Hai ông bà chỉ mong con cháu sum họp trong ngày tết,chứ không
phải là những món quà đắt tiền mà người con trai năm nào cũng gửi về.Hai nghệ sĩ
đã hết sức nhập tâm,họ như đang diễn về những cảm xúc,hoàn cảnh đã trải qua
tương tự.Người xem cảm nhận được diễn xuất trọn vẹn của 2 nghệ sĩ,lột tả nội tâm
của người cha,người mẹ trong từng ánh mắt.Tuổi già thì hạnh phúc gì bằng khi
con cháu về thăm để mình cảm thấy được yêu thương và quan tâm.Chỉ có những
người giàu kinh nghiệm,từng trải về cuộc sống,tình người và niềm hạnh phúc mới
có thể miêu tả như vậy.
Quảng cáo đã trình bày được một thông điệp thấm đậm tình người” Ở một nơi
bạn gọi là nhà,có những người đang chờ đợi bạn,vì ở đó không có món quà nào
tuyệt vời bằng gia đình sum họp,không có thời khắc nào rộn ràng hơn ngày tết
đoàn viên.Hãy cùng neptune về nhà đón tết để tận tay trao gửi những yêu thương
chân thành và lời chúc tốt đẹp đến với gia đình bạn.



Từ khi ra đời,quảng cáo đã được người tiêu dùng đón nhận mạnh mẽ.Chỉ tính
đến kênh Youtube,clip quảng cáo đã lan truyền mạnh mẻ với 2.8 triệu lượt xem và
12000 lượt chia sẽ.Quảng cáo thành công với sự lan truyền và chia sẽ và bình luận
giữa những người xem trên các mạng xã hội.
“Phận con gái đi làm xa, chỉ biết tích góp, nhặt nhạnh mọi thứ để dành trọn vẹn
những điều tốt đẹp nhất cho bố mẹ và gia đình. Nhưng trong thâm tâm vẫn hiểu
rằng, bố mẹ có cần những thứ đó đâu. Biết rằng mồ hôi nước mắt con gái mình vất
vả kiếm được, nhưng rồi cũng xót xa thêm khi một mình nó phải bon chen nơi
mảnh đất xa người, xa tình thân. Con hiểu tấm lòng bố mẹ, chỉ muốn gia đình
được sum vầy bên mâm cổ tất niên, cùng sánh vai bên nhau đón chào thời khắc
giao thừa thiêng liêng và đầm ấm.Vậy nên con hứa con sẽ về, với bất cứ giá nào
cũng sẽ về đoàn tụ với bố mẹ và các em!Gắng chờ con nhé, thương và nhớ cả nhà
rất nhiều”

1.2.3

Thành công của các quảng cáo trên:

• Đánh trúng tâm lí người Việt:Tết là thời điểm thiêng liêng để mọi người sum họp,một
cái tết đoàn viên là ước muốn của mọi người,đặc biệc là những người con xa quê.Quảng
cáo của Neptune và OMO đều khiến mọi người thổn thức,làm chặt thêm các mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình.
• Mang lại không khí tết : nội dung của các quảng cáo Tết đó là chúng tạo cảm giác một
cái Tết nữa lại đến gần,những giai điệu,hình ảnh trang phục ngày tết làm không khí tết
rộn ràng hơn.
• Giá trị nhân văn cao đẹp : Khi xem các quảng cáo Tết, mọi người không chỉ cảm thấy
yêu thương gia đình hơn mà còn thấy mình phải có trách nhiệm với xã hội.
• Tôn vinh giá trị truyền thống : Khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại và no đủ, con

người lại hướng đến những giá trị truyền thống – những thứ đang dần biến mất. Vì vậy
khi xem được những đoạn quảng cáo đề cao giá trị truyền thống như gói bánh chưng, trò
chuyện bên bếp lửa hồng, làm cây nêu… sẽ in sâu vào trong lòng khán giả.
• Nội dung quảng cáo thật sự đã vượt qua được khuôn khổ tiếp thị: So với trước kia, nội
dung quản cáo không còn tập trung quá nhiều đến sản phẩm (bao bì, công dụng, giá,…)
mà các doanh nghiệp đã hướng nội dung quảng cáo đến cộng đồng, xã hội, tình cảm


nhiều hơn. Nếu bạn để ý trong clip của Neptune, Coca sản phẩm của các doanh nghiệp
chỉ là phương tiện, cách thức để truyền tải thông điệp, tình yêu thương. Cách làm này
mang lại hiệu quả lớn, dù là Pr cho doanh nghiệp nhưng không tạo cảm giác phản cảm và
thương hiệu cũng được quảng bá rộng rãi.

Câu 5:So sánh thuận lợi và khó khăn của các phương thức khuyến mãi để thu
hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại, xây dựng hinh ảnh , nhãn
hiệu.
1.1 Sơ lược một số hinh thức khuyến mãi dành cho người tiêu dùng
1.1.1

Hàng mẫu

Hàng mẫu là những phiên bản nhỏ hơn của sản phẩm thực tế, chứa một lượng vừa
đủ để người tiêu dùng có thể đánh giá được tính chất của sản phẩm. Hàng mẫu được miễn
phí trao tận tay người tiêu dùng để dùng thử, với ý tưởng là hãy để sản phẩm tự nó quảng
cáo.

1.1.2

Quà tặng


Quà tặng là những món hàng được biếu không hay bán với giá giảm cho
người mua hàng để khuyến khích họ mua một loại hàng nào đó.
Các hình thức quà tặng phổ biến nhất là:
• Quà tặng trực tiếp: quà kẹp trong gói hàng, quà để trong gói hàng và





1.1.3

quà kẹp trong gói hàng.
Quà tặng theo yêu cầu.
Quà tặng người nhận phải trả một phần.
Quà tặng theo phiếu thực hiện liên tục.
Quà tặng tại chỗ.
Phiếu mua hàng


Phiếu mua hàng là phiếu xác nhận được phân phối bởi nhà sản xuất hay người
cung cấp và được hoàn lại tại điểm bán lẻ cho nhà sản xuất hay phân phối, tạo cho người
dùng một cơ hội mua hàng với giá ưu đãi một loại sản phẩm nào đó.

1.1.4

Thi có thưởng và xổ số

Hình thức thi đòi hỏi người tham dự phải sử dụng một kỹ năng nào đó để được so
sánh với người khác. Một hội đồng giám khảo sẽ đánh giá và trao các giải thưởng.
Xổ số là một trò chơi may rủi, không yêu cầu ngươi tham dự phải chứng minh một

kỹ năng nào hết. Người trúng giải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên thông qua việc bốc
thăm các phiếu tham gia của những người dự cuộc xổ số.

1.1.5

Ưu đãi người tiêu dùng

Là hình thức chiêu thị ngắn hạn tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiết kiệm trong
việc mua sắm sản phẩm. Ưu đãi người tiêu dùng gồm hai hình thức là:
• Giảm giá trực tiếp: tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua một loại sản phẩm
nào đó có mức giá thấp hơn mức giá bình thường.
• Thưởng thêm hàng: tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua một lượng hàng
hóa nhiêu hơn mà vẫn với giá bình thường.

1.2 So sánh khó khăn và thuận lợi của các phương thức khuyến mãi theo các
tiêu chí.
Khuyến mãi đối với người tiêu dùng bao gồm các kỹ thuật: tổ chức các cuộc thi
cho người tiêu dùng, sổ xố trúng thưởng, phiếu mua hàng ưu đãi, hàng mẫu dùng thử,
những hình thức ưu đãi cho người tiêu dùng. Mỗi kỹ thuật đều có những mặt mạnh và
mặt yếu riêng.
Một số cuộc nghiên cứu đã được tiến hành để đo lường tác động của các biện pháp
khuyến mãi đối với hiệu quả thu hút người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới, giữ chân
khách hàng và xây dựng hình ảnh nhãn hiệu.
Hình 1: Tác động của các phương pháp khuyến mãi trong việc thu hút khách hàng mới.


1.2.1

Những thuận lợi và khó khăn của từng phương pháp trong việc


thu hút khách hàng mới
Thuận lợi

Khó khăn

Hàng mẫu- Có thể trao tận tay cho khách- Chỉ được sử dụng khi tiềm năng
hàng của đối thủ, khuyến khích thị trường có khả năng thành
họ dùng thử và so sánh với sản

công lớn.

phẩm đang sử dụng.
- Thể hiện được những ưu điểm của
sản phẩm, và khuyến khích người
tiêu dùng mới sử dụng sản phẩm.
- Khách hàng thường dùng thử
hàng mẫu do họ mua hơn là hàng
mẫu được biếu không.
Xổ số

- Sự quan tâm ngày càng tăng của Chỉ có một số đối tượng nhất
người tiêu dùng đối với các hình định mới quan tâm và tham dự
thức trò chơi may rủi.
cuộc thi hay xổ số.
- Tăng thêm nhiều hình thức Không tạo được nhiều khả năng
khuyến mãi để có thể hấp dẫn thử sản phẩm.
người tiêu dùng.

Quà tặng - Tạo được sự đáp ứng nhanh- Sản phẩm tặng kèm có thể bị
chóng của khách hàng khi quà nghi ngờ về chất lượng.

- Quà tặng phải có giá trị hữu
tặng hiện ra trước mắt.
dụng và thu hút đối với đối
- Hấp dẫn được mắt người mua.
- Kích thích sự mua hàng không tượng khách hàng muốn hướng
chủ định trước.
- Hấp dẫn người mua khi sản phẩm
không có gì khác biệt so với các
sản phẩm cạnh tranh khác.
- Có thể lôi kéo những khách hàng
sử dụng những nhãn hiệu cạnh

đến vì thế đòi hỏi doanh nghiệp
phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng
và có thể chi phi dành cho quà
tặng là cao trong nhiều trường
hợp.


tranh sang sử dụng những nhãn
hiệu của công ty và trở thành
người sử dụng thường xuyên
Giảm giá - Kích thích mua hàng bởi người- Tạo hình ảnh không tốt trong
Thưởng
hàng
Hoàn tiền

tiêu dùng sẽ có thể so sánh mức

tâm trí những khách hàng mới


giá sản phẩm được khuyến mãi

nếu giảm giá trong thời gian

với sản phẩm đang sử dụng (đối

dài.

với những người tiêu dùng chưa

có sự trung thành thương hiệu).
- Khuyến khích việc mua hàng bốc
đồng, không có chủ định trước.
Phiếu

- Có thể phát trên diện rộng và phát- Người tiêu dùng ngại tham dự

mua hàng

trực tiếp cho những khách hàng

khi có thể phải tốn chi phí bưu

mục tiêu đã định.
- Làm cho sản phẩm khác biệt với

điện, và tốn thời gian và công
sức.


những sản phẩm tương tự.

Hình 2: Tác động của các hình thức khuyến mãi đối với việc giữ khách hàng hiện tại
Một số biện pháp khuyến mãi đã chứng tỏ sự thành công trong việc giữ
chân các khách hàng hiện tại. Bên cạnh tác động như một công cụ khuyến khích
thử hàng, phiếu ưu đãi có ảnh hưởng đáng kể trong việc thúc đẩy việc mua hàng
lặp lại. Tương tự như vậy, thưởng thêm hay giảm giá trực tiếp là những cách
khuyến khích thành công để thu hút và duy trì người tiêu dùng, vì chúng kích thích
mua hơn một đơn vị sản phẩm thông qua việc đưa ra các phần thưởng ngay lập
tức.


1.2.2

Những thuận lợi và khó khăn của từng phương pháp trong việc

giữ khách hàng hiện tại.
Thuận lợi

Khó khăn

Hàng - Nhắc nhở khách hàng về tính ưu- Hàng mẫu phải thể hiện được tính
mẫu

việt của sản phẩm và khuyến năng ưu việt của sản phẩm.
- Ngân sách phải đủ cao để quảng
khích khách hàng nên tiếp tục
cáo phối hợp với chương trình
mua sản phẩm.
khuyến mãi.


Xổ số

Tạo lập được số lượng khách- Vì mang tính chất may rủi nên
hàng đến mua sắm tại các cửa chưa thật sự thu hút nếu cơ cấu
hàng bán lẻ.

giải thưởng không hấp dẫn, hoạt
động tuyên truyền, quảng cáo
không đủ lớn.
- Khách hàng dễ dàng thờ ơ và bỏ
qua vì tính chất may rủi của
chương trình khuyến mãi không
thể hiện và đền đáp được sự trung
thành của nhóm khách hàng lâu
năm.

Quà

- Làm tăng mức độ sử dụng sản- Không được áp dụng hình thức này

tặng

phẩm trong trường hợp quà tặng một cách thường xuyên, vì nếu áp
được bổ sung cho sản phẩm dụng thường xuyên thì người tiêu
chính.
dùng sẽ bị lệ thuộc vào khuyến
- Quà tặng là vật chứa hàng giúp
mãi. Họ sẽ đợi đến khi nào có
tạo thêm kích thích khi mua hàng.

khuyến mãi thì mua.
- Người tiêu dùng thích hình thức
này hơn vì họ chỉ cần bỏ ra phần
chi phí thấp hơn so với phần giá
trị nhận được.
- Xây dựng được sự trung thành nơi


khách hàng hiện tại vì họ cần
phải sử dụng sản phẩm trong một
thời gian dài liên tục để tích lũy
giá trị phiếu đủ để nhận được một
món quà hữu ích. VD: chương
trình khuyến mãi tích lũy nắp
kem Cornetto để đổi quà hoặc có
cơ hội nhận vé Red tour của
Taylor Swift.
- Có thể khuyến khích người tiêu
dùng mua số lượng lớn.
Giảm - Tăng sự ham muốn mua hàng và- Không được sử dụng hình thức
giá
thưởng

sở hữu số lượng nhiều, nơi khách

giảm giá một cách thường xuyên

hàng thường xuyên.

vì những lần khuyến mãi như vậy

sẽ làm cho người tiêu dùng càng ý

hàng

thức về giá và càng ít trung thành

hoàn

với nhãn hiệu.
- Chỉ hiệu quả khi áp dụng cho các

tiền

nhãn hiệu mới.
Phiếu

Có thể khuyến khích lặp lại hành- Đối với phiếu mua hàng với mục

mua

vi mua đối với sản phẩm đã mua. đích mua lặp lại mặt hàng thì
Kích thích người tiêu dùng mua
không có nhiều giá trị đối với các
hàng thường xuyên hơn hay mua
mặt hàng lâu bền và đắt tiền như
nhiều hơn một món hàng nào đó.
TV, tủ lạnh, xe,…
Giảm đi mức độ hấp dẫn của các

hàng


nhãn hiệu cạnh tranh.
- Đòi hỏi giá trị và phạm vi sử dụng
phiếu mua hàng rộng và đa dạng
để thu hút người dùng, đòi hỏi việc


có mạng lưới liên kết sử dụng,
chấp nhận thanh toán rộng.

Hình 3: Tác động của các hình thức khuyến mãi đối với việc xây dựng hình ảnh nhãn hiệu
Xổ số và quà tặng trả một phần là hình thức khuyến mãi tuyệt hảo nếu tăng
cường hình ảnh của nhãn hiệu.

1.2.3

Những thuận lợi và khó khăn của từng phương pháp trong việc

xây dựng hinh ảnh nhãn hiệu.
Thuận lợi
Hàng
mẫu

Khó khăn

- Nhắc nhở và khắc sâu hình ảnh Đòi hỏi chất lượng hàng mẫu
nhãn hiệu vào trong tâm trí người phải cao và thuyết phục được
tiêu dùng.
người dùng.
- Tạo sự liên kết dễ dàng giữa nhãn

hiệu đã vốn quen thuộc với dòng
sản phẩm mới của nhãn hiệu.

Xổ số

- Tạo thêm sức sống cho hình ảnh- Làm tăng tính nhận diện thương
nhãn hiệu.
hiệu nhưng không có tác động
- Liên kết trực tiếp với một sản
mạnh tới tình cảm của người tiêu
phẩm hay một vị trí cụ thể, có thể
dùng đối với nhãn hiệu.
nhắm vào một nhóm đối tượng- Đòi hỏi khâu tổ chức và trao giải
khách hàng nhất định, đạt được vị

rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu,

trí trưng bày tốt tai các cửa hàng

tránh sự cố không đáng có dễ tổn

và nâng cao hình ảnh thương thương tới hình ảnh đã xây dựng
hiệu.

bấy lâu trong tâm trí khách hàng.

Quà tặng- Luôn luôn nhắc nhở người tiêu- Chất lượng và tính hữu dụng của
dùng về sản phẩm khi họ sử dụng

quà tặng ảnh hưởng trực tiếp tới


quà tặng là vật chứa hàng. (ví dụ:

cảm tình và suy nghĩ về nhãn


người tiêu dùng sử dụng hộp

hàng đối với người tiêu dùng khi

bánh Danisa để đựng đồ).

sử dụng. Vì thế đòi hỏi có sự đầu
tư, lắng nghe và trau chuốt ở cả
sản phẩm chính và quà tặng kèm
để đem lại hiệu quả cao nhất có
thể.

Giảm giá Việc kích thích mua hàng đốivới- Sử dụng thường xuyên có thể làm
Thưởng
hàng

khách hàng mới hay thân thuộc

giảm giá trị hình ảnh nhãn hiệu.

đều góp phần làm tăng tính nhận
diện thương hiệu trên thị trường.

Hoàn

tiền
Phiếu

- Tăng sự gần gũi, quen thuộc của Giá trị và tính hữu dụng của

mua

nhãn hàng đối với người tiêu phiếu mua hàng phải xứng đáng

hàng

dùng thông qua hình thức này.

và thể hiện được vị thế của nhãn
hàng trên thị trường và hình ảnh
trong tâm trí người tiêu dùng.
Giá trị và hình ảnh nhãn hiệu
được xây dựng chủ yếu bằng
chính bản thân chất lượng sản
phẩm vì thế việc dựa dẫm quá
nhiều vào các hình thức khuyến
mãi như thế này lâu dần sẽ không
còn thu hút, góp phần làm giảm
giá trị nhãn hiệu trên thị trường
và trong âm trí khách hàng.

Câu 6: Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng:” tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu
của hoạt động kinh doanh, tối đa hóa doanh thu là mục tiêu của quảng cáo?”



“Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh”.
Hoạt động kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ giữa các
doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng
với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường
và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng
để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh gồm:
Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thuê mướn lao động
Tổ chức sản xuất
Bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Quản lí chung (hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, tiếp thị).
Qua đó có thể xem hoạt động kinh doanh là hoạt động bao quát gồm tất cả các hoạt
động nhằm giúp cho doanh nghiệp sinh lợi nhuận sau các quá trình đưa nguyên/
vật liệu đầu vào đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng/ người nhận cuối
cùng của chuỗi kinh doanh. Và lợi nhuận ở đây được tính bằng doanh thu sau khi
trừ bỏ hết tất cả các chi phí phát sinh ở từng bộ phận, từng khâu, từng chuỗi của
quá trình kinh doanh.
Xét về mục tiêu của doanh nghiệp: doanh nghiệp thường đề ra mục tiêu theo nhiều
tiêu thức khác nhau, chính vì thế mà mục tiêu của doanh nghiệp rất đa dạng. Có thể
phân loại mục tiêu:


theo thời gian

mục tiêu dài hạn thường là 5 năm trở lên và tùy theo loại hình doanh nghiệp mà
có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau. Mục tiêu dài hạn (mục tiêu
trên 1 năm): kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối
dài, thưởng là:



Mục tiêu của hoạt động kinh doanh :
+ Tối đa hóa lợi nhuận, khả năng sinh lợi
+ Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp/ tài sản
+ năng suất
+ Khác biệt hóa sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần
+ phát triển việc làm,
+ Khuyếch trương thương hiệu
+ Công ích/ phúc lợi xã hội, trách nhiệm trước công chúng
+ vị trí dẫn đầu công nghệ
+…
Mục tiêu ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm. Mục tiêu phải hết sức cụ thể và nêu ra
được kết quả một cách chi tiết vd: hoàn thiện 1 chiến lược sản phẩm và đạt doanh
số bán hàng là 1000 sp/ tháng.
Mục tiêu trung hạn là trung gian giữa trung hạn và dài hạn.


Theo bạn chất của mục tiêu

+ mục tiêu về kinh tế: lợi nhuận, doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển, năng suất
lao động…
+ mục tiêu xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tham gia vào các hoạt động từ
thiện…
+ mục tiêu chính trị : quan hệ tốt với chính quyền, vận dộng hành lang nhằm thay
đổi chính sách và quy định có lợi cho công ty. Tiếp cận với cơ quan chính phủ
nhằm bắt kịp các thông tin, tạo cơ hội đón nhận các cơ hội kinh doanh.
Như vậy có thể thấy, trên thực tế hiện nay mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
không đơn thuần dừng lại ở việc tối đa hóa lợi nhuận mà còn bao gồm các mục tiêu
khác tạo giá trị cho xã hội, đáp ứng sự phát triển không ngừng hiện nay.

“Tối đa hóa doanh thu là mục tiêu của quảng cáo”:


Trước hết quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới
thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động
truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền
thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin
đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của
người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng
theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Vì quảng cáo là một phần của chiêu thị, mà chiêu thị lại là một yếu tố của chiến
lược marketing, nên mục tiêu của quảng cáo bên cạnh việc tùy thuộc vào kế hoạch
chiêu thị, còn phục thuộc vào sự phối hợp của các chiến lược khác như giá, phân
phối…
Hơn nữa, mục tiêu của chiêu thị gồm hai loại chính: mục tiêu doanh số và mục tiêu
truyền thông.
Mục tiêu của quảng cáo được xác định gồm:


Là nhiệm vụ thông tin đặc biệt, theo mức độ nhất định, nhắm vào đối tượng
xác định và trong khoảng thời gian ấn định



Doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau: tăng doanh số, củng cố
thái độ của khách hàng về sản phẩm, thay đổi nhận thức về sản phẩm, thay
đổi nhận thức, thông báo đặc biệt (khuyến mãi, giảm giá…)

Mục tiêu quảng cáo được chia thành nhiều loại:



Khuyến khích khách hàng tìm hiểu thông tin sản phẩm



Nhắc người tiêu dùng nhớ lại sự thỏa mãn trong quá khứ và thúc đẩy họ tiếp
tục mua sắm



Tạo mối liên kết giửa sản phẩm và nhu cầu



Thuyết phục và thay đổi thái độ người tiêu dùng




Củng cố thái độ



Do đó, tối đa hóa doanh thu là mục tiêu của quảng cáo là một nhận định
chưa chính xác. Bởi vấn đề tăng doanh thu chỉ là một yếu tố trong mục tiêu
quảng cáo.

Mục tiêu doanh số
Mục tiêu chiêu thị thường gắn liền với kế hoạch chiêu thị, nhiều nhà quản trị cho

rằng, khi đưa ra kế hoạch chiêu thị mục tiêu mà họ hướng đến đó là tăng lượng
mua của khách hàng, đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.
Nguồn gốc của mục tiêu này đó là nhiều nhà quảng cáo cho rằng, khi chủ doanh
nghiệp đầu tư tiền vào các kế hoạch chiêu thị, mà vai trò chủ yếu của chiêu thị là
quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp… từ đó, kích thích mua hàng, tăng
doanh thu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ dựa trên kết quả tăng doanh thu cho doanh nghiệp đánh giá nguyên
một kế hoạch chiêu thị liệu hợp lý không, vì thực chất không phải kế hoạch nào
cũng đem lại kết quả ngày lập tức, vì thế, nếu xem doanh số là mục tiêu của chiêu
thị còn khá chủ quan, chưa bao quát. Vì , rõ ràng, doanh thu không phải là do kế
hoạch chiêu thị quyết định, vì việc tăng hay giảm doanh thu còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác như điều kiện kinh tế, xã hội, các yếu tố nội vi như kế hoạch giá,
phân phối, sản phẩm… chưa tốt, chưa hoàn thiện. Ngoài ra, khi tiến hành một kế
hoạch quảng cáo, bỏ ra một khoản chi phí để quáng bá sản phẩm, dịch vụ,.. dù
triển khai tốt đến mấy cũng không chắc sẽ đem lại kết quả ngay lập tức, tức là
thuyết phục người tiêu dùng ngay lập tức mua sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Do đó, nếu dặt doanh số là mục tiêu của quảng cáo thì chỉ nên lập mục tiêu này
khi:
Khi các yếu tố khác như giá, sản phẩm, phân phối không đồi, tức là chỉ có chiêu
thị, quảng cáo là yếu tố quyết định đến sự thay đổi của doanh thu.


Quảng cáo mang tính tức thời, như tạo ra xu hướng như trường hợp của coca cola,
in tên lên vỏ bao bì khiến doanh số bán hàng tăng liên tục…
Mục tiêu truyền thông.
Một mục tiêu khác mà quảng cáo không nên bỏ qua đó là mục tiêu truyền thông.
Nhưng nhà quảng cáo theo đuổi mục tiêu này cho rằng mục tiêu truyền thông là
mục tiêu lấp đầy được các mặt hạn chế của mục tiêu doanh số, và họ cũng cho rằng
vai trò cốt lõi của chiêu thị nói chung, quảng cáo nói riêng đó là truyền thông, tức
là khiến người tiêu dùng nhận biết, quan tâm, ưa thích, ấn tượng… với sản phẩm

và dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó dẫn dắt, hướng người tiêu dùng đến hành vi
mua hàng.
Một số mục tiêu nằm trong mục tiêu truyền thông của quảng cáo đó là:
Tăng tỷ lệ khách hàng ở thị trường mục tiêu, những người đã quen thuộc với các
đặc điểm, tính hữu ích, hoặc những ưu điểm của nhãn hiệu.
Tăng số lượng khách hàng trong số khách hàng mục tiêu, những người ưa thích sản
phẩm của doanh nghiệp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm hiện tại sử dụng chúng thường xuyên
hơn .
Khuyến khích khách hàng chưa bao giờ sử dụng sản phẩm sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quảng cáo là hoạt động truyền tải thông tin nhằm thu hút và làm tăng,
gợi sự ham muốn của khách hàng/ người tiêu dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ của
doanh nghiệp, hiệu quả tồn tại trong một thời kì dài nên không nhất thiết phải có
một sự gắn kết ngay lập tức với doanh số bán hàng.
Do đó từ những gì đã được phân tích ở trên thì câu nói của vị giám đốc quảng cáo
chỉ đúng ở một phần bởi vì chỉ chú trọng nhiều đến doanh số, lợi nhuận mà không
chú ý đến mục tiêu chính của quảng cáo đó là mục tiêu truyền thông, truyền đạt
thông tin.


Câu 7: So sánh phương thức tiếp cận, phương pháp hoạch định ngân sách.
Hướng tiếp cận từ trên xuống (top-down)
Phân bổ ngân sách được thiết lập từ cấp trên đến bộ phận cấp dưới
Ngân sách được quyết định trước và không dựa vào nền tảng lý thuyết nào
PP

Khái niệm
Áp dụng
Theo Doanh nghiệp Doanh


khả năng

Ưu điểm
Nhược điểm
Đơn giản, dễ thực -Thiếu căn cứ khoa

có khả năng chi nghiệp nhỏ, hiện, thường được học, phụ thuộc nhiều
trả tới mức nào or dn lớn sử
thì ngân sách nhưng

tại

các vào nhà quản trị

doanh nghiệp nhỏ

truyền thông tới không
mức đó

dụng

-Thường dẫn đến việc

có An toàn, chắc chắn cắt giảm ngân sách

chính sách đảm bảo khả năng khi thị trường khó
đầu tư vào chi trả của doanh khăn
chiêu thị


nghiệp

(không

linh

động trong nền kinh
tế thị trường)
- bỏ qua tác động của
chiêu thị lên doanh

PP

Phần Ngân sách chiêu Doanh

thu
-Đơn giản, dễ áp -Phân bổ ngân sách

trăm doanh thị thường được nghiệp lớn, dụng
số

thiết lập

doanh

không đồng đều: SP

-An toàn cao về tài đã thành công nhiều

Dựa trên tỷ lệ % nghiệp kinh chính và giữ mức hơn SP mới

doanh số bán dự doanh
kiến

định,

ổn chi tiêu trong những -Khó áp dụng cho
nhu giới hạn hợp lý

việc giới thiệu SP

cuầ

thị -Có tính đến sự thay mới

trường

ổn đổi, kết quả ngân -Truyền thông: chi

định

sách phản ánh được phí liên quan đến việc


các điều kiện hiện tạo ra doanh số hơn là
tại

một sự đầu tư

Thích hợp với nền -Không tính đến cạnh
kinh tế thị trường


tranh trên thị trường
và các yêu cầu riêng
biệt của mục tiêu
truyền thông
-Việc xác định tỷ lệ
% thường theo kinh

truyền Doanh

nghiệm và rất khó
Phù hợp với doanh -Không xem xét đến

tranh tương thông như công nghiệp

có nghiệp có SP không vai trò của truyền

PP
đương

Cạnh Coi

cụ cạnh tranh, sản

phẩm khác biệt và có vị trí thông được thiết kế

thiết lập ngân không khác tương đương trên thị để hoàn thành một
sách

truyền biệt lắm, có trường.


mục tiêu cụ thể

thông

tương vị trí tương Kinh phí của đối thủ -Thừa

nhận

các

đương với đối đương trên cạnh tranh tiêu biểu doanh nghiệp giống
thủ cạnh tranh

thị trường.

cho sự khôn ngoan nhau về chi tiêu, các
tập thể của toàn chương tình có hiệu
ngành. Việc chi cho qủa

tương

đương

các đối thủ cạnh nhau, bỏ qua sự sáng
tranh

giúp

giảm tạo


trong

truyền

nguy cơ thất bại thông và sự khác biệt
trong

cuộc

tranh chiêu thị.

chiến về sản phẩm
-Hoàn cảnh và mục
tiêu của các doanh
nghiệp là khác nhau


-Rủi ro bới không
chắc chắn về khoản
PP

chi tiêu của đối thủ
Đây là cách tiếp cận Các đối thủ cũng có

Thị Để giữ thị phần Doanh

phần quảng về doanh số của nghiệp lớn hợp lý, bảo đảm cho khả năng thay đổi
cáo


công ty cần chi có thị phần công ty bảo vệ vị trí ngân sách. Quảng cáo
một khoản tiền cao

trong của mình trên thị không phải là hoạt

đủ để giữ thị ngành.

trường cả về mặt động duy nhất tạo ra

phần tương ứng

sản phẩm lẫn vị trí sự nhận thức trong

trong lĩnh vực

trong nhận thức của tâm trí của khách

quảng cáo

khách hàng

hàng mà cần phải
phối hợp với các
thành tố khác trong

marketing-mix
Dễ áp dụng, mức Không tính đến mục

PP Như ban Ngân sách như Doanh
đầu


năm trước nếu nghiệp hoạt chi

theo

kinh tiêu marketing, thay

tình hình không động trong nghiệm và thích hợp đổi của thị trường,
có gì thay đổi

môi trường với doanh nghiệp người tiêu dùng, mục
ổn định

PP

Lợi Truyền

nhuận trên được
vốn đầu tư

làm việc trong môi tiêu

là nghiệp lớn, thuyết

một sự “đầu tư”. xem

trọng

Chiêu thị mong các


hoạt

đợi

sẽ

Tăng động

doanh số bán marketing
mang
nhuận)

lại

lợi

thông

trường ổn định
marketing
Hoàn hảo về mặt lý Khó xác định hiệu

thông Doanh
xem

truyền

quả của việc đầu tư
(PP này ít được sử
dụng)



×