Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH PHƢƠNG

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN VĂN LUYỆN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số
liệu trong luận văn là trung thực và chính xác. Những kết quả nghiên cứu của luận
văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có sự gian dối,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN MINH PHƢƠNG


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI VỀ MA TÚY ..................................... 6
1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma
túy .................................................................................................................................... 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò áp dụng pháp luật đối với các tội phạm về ma
túy .................................................................................................................................. 13
1.3. Quy định của pháp luật về áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về
ma túy ............................................................................................................................ 21
1.4. Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma
túy .................................................................................................................................. 23
Chƣơng 2: THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC
TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ..................................... 33
2.1. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 đến
tháng 6/2017 .................................................................................................................. 33
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự trong định tội danh và quyết định hình
phạt các tội phạm về ma túy.......................................................................................... 35
2.3. Nhận xét, đánh giá về việc áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn xét xử đối
với các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................. 44
Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ÁP
DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY .... 57
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về
ma túy ............................................................................................................................ 57
3.2. Các giải pháp đảm bảo chất lƣợng áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với các
tội phạm về ma túy ........................................................................................................ 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 79
PHẦN PHỤ LỤC......................................................................................................... 83



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ADPL:

áp dụng pháp luật

2. ADPLHS:

áp dụng pháp luật hình sự

3. BLHS:

bộ luật Hình sự

4. BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

5. PLHS:

Pháp luật hình sự

6. TAND:

Tòa án nhân dân

7. VKS:

Viện kiểm sát

8. UBND:


Ủy ban nhân dân

9. PL:

Pháp luật


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm các tội phạm về ma tuý luôn đƣợc
Đảng, Nhà nƣớc và các ngành Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan quan
tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại do các loại tội
phạm này gây ra cho xã hội. Đây là một trong những loại tội phạm hình sự
nguy hiểm xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nƣớc ta về các chất
ma tuý; xâm phạm trật tự an toàn xã hội; xâm phạm sức khoẻ và sự phát triển
giống nòi của dân tộc... Những năm gần đây, tội phạm về ma tuý nói chung,
tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng đang có diễn
biến phức tạp, xu hƣớng gia tăng cả về số vụ, số lƣợng và đặc biệt là phƣơng
thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội. Đối tƣợng tham gia hoạt động liều lĩnh,
tinh vi xảo quyệt; đa số các vụ đều hình thành các đƣờng dây hoặc băng, ổ,
nhóm; luôn thay đổi địa bàn hoạt động; khi bị phát hiện và truy bắt chúng
luôn tìm cách che dấu hành vi phạm tội của bản thân và cho đồng bọn, gây
khó khăn cho quá trình điều tra làm rõ của các lực lƣợng chức năng.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tình hình ma túy diễn ra vô cùng
phức tạp. Sở dĩ hoạt động của tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa ngày càng diễn biến phức tạp, bởi Thanh Hóa là tỉnh có 192 km đƣờng
biên giới giáp với Lào, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma
tuý qua biên giới diễn biến phức tạp; tỉnh vừa là địa bàn tiêu thụ, vừa là địa
bàn trung chuyển ma tuý đi các tỉnh, thành phố khác. Theo số liệu thống kê

của Công an tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, số vụ việc, vụ án phát hiện
ngày càng tăng; lƣợng ma tuý thu đƣợc trong các chuyên án, vụ án ngày càng
nhiều; tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày càng manh động, liều
lĩnh; nhiều đƣờng dây hoạt động liên huyện, liên tỉnh, xuyên quốc gia với
tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Trong những năm qua mặc dù Đảng bộ,
chính quyền tỉnh đã luôn quan tâm, tích cực chỉ đạo thực hiện triển khai
tuyên truyền giáo dục đấu tranh phòng, chống và truy quét tội phạm ma tuý
trên địa bàn tỉnh song công tác phòng chống ma tuý vẫn chƣa đạt đƣợc kết
1


quả nhƣ mong muốn. Số liệu thống kê về tình hình ngƣời nghiện ma tuý và
tội phạm liên quan đến ma tuý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian
gần đây cho thấy không những không giảm mà còn có xu hƣớng gia tăng
theo chiều hƣớng ngày càng phức tạp.
Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma túy những
năm vừa qua đạt đƣợc nhiều kết đáng mừng, tuy nhiên vẫn còn nhiều sai sót
nhƣ áp dụng pháp luật sai; bỏ sót, lọt tội phạm; áp dụng các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ chƣa đúng; nhân thân của bị cáo chƣa đƣợc xác định rõ ràng
dẫn đến việc quyết định áp dụng hình phạt chƣa đúng đắn.
Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật hình sự đối với
các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa”, làm đề tài luận văn
Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, đã rất nhiều công trình, đề tài nghiên
cứu về Áp dụng pháp luật Hình sự đối với các tội phạm về ma túy nhƣ:
- TS. Trần Văn Luyện - PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm (2001), Phát hiện và
điều tra các tội phạm về ma tuý”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- “Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án ma tuý theo yêu
cầu cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay”(2007), Luận văn Thạc sĩ Luật học

của Bùi Mạnh Cƣờng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...
- Luận án tiến sĩ Phạm Minh Tuyên: “Trách nhiệm hình sự đối với các
tội phạm về ma túy trong luật Hình sự Việt Nam, năm 2006
- Luận văn thạc sĩ Bùi Mạnh Cƣờng: “Áp dụng pháp luật trong giai đoạn
điều tra, truy tố các vụ án ma túy ở Việt Nam
- Luận án tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân: "Hoạt động áp dụng pháp luật
hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam", năm
2009.
Những công trình khoa học đƣợc công bố trên đây đề cập dƣới góc độ
khác nhau về Áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật hình sự nói
riêng đối với các tội phạm về ma túy. Luận văn này tập trung nghiên cứu các
2


hoạt động áp dụng pháp luật đối với các tội phạm về ma túy từ thực tiễn trên
địa bàn Thanh Hóa, nơi học viên đang sinh sống và công tác
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận của Áp dụng pháp luật hình sự
trong việc giải quyết các tội phạm về ma túy
Phân tích, đánh giá thực trạng Áp dụng pháp luật hình sự trong việc giải
quyết các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ đó luận văn đề
xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt
động giải quyết án ma túy, khắc phục những hạn chế trong việc Áp dụng pháp
luật hình sự đối với các tội phạm về ma túy
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ADPLHS trong hoạt động giải quyết
án ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích thực trạng ADPLHS đối với các tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ năm 2013 đến nửa đầu năm 2017, làm

rõ các nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị hủy,
cải sửa lớn do lỗi chủ quan, không đúng pháp luật.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lƣợng ADPL
hình sự trong hoạt động giải quyết án ma túy, góp phần thực hiện có hiệu quả
công cuộc cải cách tƣ pháp, nâng cao uy tín của nền tƣ pháp nƣớc nhà trong
tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận pháp lý và thực
tiễn việc ADPLHS đối với các tội phạm ma túy từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Hoạt động ADPLHS trải dài và xuyên suốt toàn bộ các giai
đoạn tố tụng hình sự. Do giới hạn điều kiện nghiên cứu luận văn thạc sỹ,
trong phạm vi nghiên cứu đề tài thuộc chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng
3


hình sự, luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm lại có nhiều hoạt động gồm: định tội danh, quyết định
khung hình phạt, áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tƣ pháp,... Tuy
nhiên do điều kiện luận văn có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hai
hoạt động ADPLHS nổi bật nhất và quan trọng nhất của giai đoạn xét xử sơ
thẩm là hoạt động định tội danh và hoạt động quyết định hình phạt đối với một
số tội phạm ma túy thƣờng gặp (Tội mua bán trái phép chất ma túy, Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy)
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013
– tháng 6/2017
- Về địa bàn: luận văn nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa và chủ
yếu là hai cấp xét xử

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc ta đối với các tội phạm về ma túy.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc. Luận văn đƣợc sử dụng
phƣơng pháp luận của Triết học Mác-Lênin và kết hợp các phƣơng pháp: tổng
hợp, phân tích, so sánh, thống kê, quy nạp, khảo sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận áp dụng pháp
luật hình sự trong giai đoạn xét xử các tội phạm về ma túy.
Hình thành cơ sở lý luận về ADPLHS đối với các tội phạm về ma túy,
đáp ứng đòi hỏi xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là
đóng góp nhằm nâng cao nhận thức lý luận cho việc thực hiện chức năng xét
4


xử nói chung, xét xử án hình sự trong đó có các vụ án về ma túy nói riêng của
Tòa án nhân dân.
- Tổng kết thực tiễn rút ra những nhận định, đánh giá có ý nghĩa góp
phần nâng cao chất lƣợng xét xử các vụ án hình sự về ma túy tại ngành Tòa
án nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa.
- Luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhằm khắc
phục tình trạng án oan sai, nâng cao chất lƣợng áp dụng pháp luật hình sự
trong xét xử các vụ án về ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần tích
cực vào cải cách tổ chức và hoạt động của ngành Toà án theo yêu cầu cải cách
tƣ pháp.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
đƣợc bố cục thành 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng pháp luật hình
sự đối với các tội về ma túy;
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm về ma túy
tại tỉnh Thanh Hóa;
Chƣơng 3: Yêu cầu và các giải pháp đảm bảo chất lƣợng áp dụng đúng
pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma túy;

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI VỀ MA TÚY
1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với các
tội phạm về ma túy
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự
Áp dụng pháp luật (ADPL) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
nhà nƣớc thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện trong những qui định pháp luật để ra, các quyết định làm
phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. Trong khoa
học pháp lý áp dụng pháp luật đƣợc sử dụng nhiều trong lý luận cũng nhƣ
trong thực tiễn. Theo cách hiểu của một số ngƣời thì việc đồng nhất ADPL
với thực hiện pháp luật, trong một khía cạnh nào đó thì việc ADPL đã là một
hoạt động tách ra khỏi hoạt động xây dựng pháp luật và gắn với việc giải
quyết các yêu cầu thực tế.Tuy nhiên ADPL có những điểm khác nhau nhƣng
nhìn chung đều thống nhất cho rằng, ADPL là một hình thức thực hiện pháp
luật đặc biệt, một hình thức để chuyển hóa trách nhiệm hình sự vào thực tiễn.

Bất kỳ Nhà nƣớc nào cũng phải ban hành và sử dụng pháp luật nhƣ là
một công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội; pháp luật tự thân nó không có
đƣợc vai trò to lớn ấy nếu chúng chỉ đƣợc ban hành mà không đƣợc thực hiện
hoặc thực hiện không triệt để, thiếu tính thống nhất. Trên bình diện chung
nhất, pháp luật là phƣơng tiện để thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đƣợc triễn khai thực hiện có hiệu quả. Các văn
bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành cần thực hiện trong cuộc sống thì
chúng mới có ý nghĩa.
Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, ngoài các yếu tố nhƣ sự phù
hợp của hệ thống quy phạm pháp luật với các điều kiện kinh tế, lịch sử,
trình độ phát triển của xã hội, nhà nƣớc còn phải quan tâm đến các hoạt
động tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh. Bởi
6


lẽ, muốn quản lý đất nƣớc bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nƣớc phải ban hành
pháp luật. Nếu pháp luật ban hành nhiều nhƣng ít đi vào cuộc sống, hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật không cao chứng tỏ rằng quản lý nhà nƣớc
kém hiệu quả. Vì vậy, xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật là đòi hỏi
khách quan của việc quản lý Nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Liên quan đến thực hiện pháp luật đã có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu sâu, làm rõ vấn đề này, trong đó
khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:
- Tuân thủ pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật
ngăn cấm. Việc các chủ thể pháp luật tự kiềm chế là những xử sự thụ động, tự
ghép mình vàp tập thể, vào xã hội, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể, lợi ích
cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích của bộ phận cục bộ. Pháp luật quy
định mọi tổ chức và công dân không đƣợc thực hiện những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, không đƣợc xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của

ngƣời khác. Đó là việc pháp luật cấm. Đồng thời vì lợi ích chung, tuỳ theo
tình hình, hoàn cảnh cụ thể mà pháp luật bắt buộc mọi tổ chức và công dân
phải làm một việc nào đó.
- Chấp hành pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó
các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình với hành động tích cực. Hoạt
động chấp hành pháp luật là cơ sở pháp lý để đánh giá công trạng, thành tích
và danh dự, phẩm giá tốt đẹp của công dân, tổ chức cũng nhƣ của cán bộ công
chức nhà nƣớc.
- Sử dụng pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó,
các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Song nếu các chủ thể không sử dụng quyền của
mình thì pháp luật cũng không bắt buộc. Nói cách khác, các quyền chủ thể
đƣợc pháp luật cho phép thực hiện theo ý chí của chủ thể chứ không bị bắt
buộc phải thực hiện.
7


- Áp dụng pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà
nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền
tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình
căn cứ vào những quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh,
chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong truờng hợp này,
các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của
Nhà nƣớc.
Dựa vào bốn hình thức thực hiện pháp luật nêu trên thì áp dụng pháp luật
chỉ là một hình thức của thực hiện pháp luật nhƣng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng vì đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nƣớc, đƣợc xem
nhƣ để bảo đảm đặc thù của Nhà nƣớc cho các quy phạm pháp luật đƣợc thực
hiện một cách hiệu quả trong đời sống xã hội. Tuân thủ pháp luật, chấp hành
pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật

đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật lại luôn luôn phải có sự tham gia của
cơ quan Nhà nƣớc thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.
Áp dụng pháp luật hình sự (ADPLHS) là một dạng của áp dụng pháp
luật. Là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt nên ADPLHS có những
đặc điểm chung của bất cứ dạng ADPL nào, những đặc điểm đó là:
Thứ nhất: là sự tham gia của nhà nƣớc với tƣ cách là một tổ chức quyền
lực công nên điều này làm cho hoạt động ADPLHS có đặc điểm là hoạt động
mang tính tổ chức - quyền lực. Khác với các hình thức thực hiện pháp luật
khác có thể do các chủ thể pháp luật khác tiến hành, ADPLHS chỉ có thể do
nhà nƣớc thông qua những cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật quy
định mỗi một loại cơ quan nhà nƣớc nhất định (nhƣ Chính phủ, các Bộ, Viện
kiểm sát hay Tòa án, v.v...) đƣợc tiến hành hoạt động ADPL trong những lĩnh
vực nhất định. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền ADPLHS. Những cơ quan này còn đƣợc biết đến là các
cơ quan tiến hành Tố tụng hình sự nếu nhƣ xem xét hoạt động ADPLHS là
một quá trình từ khi bắt đầu đến khi ra đƣợc văn bản áp dụng PLHS. Xem xét
8


mối tƣơng quan giữa nhà nƣớc - pháp luật - và ADPL sẽ thấy một mặt, pháp
luật là công cụ, phƣơng tiện để nhà nƣớc thực hiện các chức năng của mình,
mặt khác, nhà nƣớc bằng việc ADPL để thực hiện những mục tiêu mà pháp
luật đặt ra. Đặc điểm này còn đƣợc thể hiện ở chỗ về nguyên tắc, ADPLHS
tiến hành theo ý chí đơn phƣơng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Việc
ADPLHS chỉ diễn ra theo quy định của pháp luật, theo một trình tự, thủ tục
pháp luật đƣợc quy định một cách chặt chẽ, không thể tự ý thay đổi hay chấm
dứt theo ý chí của bất kỳ ai, trừ trƣờng hợp pháp luật đã quy định trƣớc một
cách rõ ràng. Chủ thể ADPL là chủ thể có thẩm quyền, là đại diện cụ thể cho
tính tối cao của quyền lực nhà nƣớc. Về nguyên tắc, các chủ thể này thực hiện
việc ADPL một cách đơn phƣơng, không bị phụ thuộc vào ý chí của đối

tƣợng bị áp dụng. Mặc dù là các chủ thể ADPL có thẩm quyền nhƣng không
nhân danh ý chí chủ quan của mình mà nhân danh ý chí của nhà nƣớc đã đƣợc
quy định trong pháp luật. Trong mối quan hệ này, pháp luật mang tính khách
quan ngay cả đối với những chủ thể có thẩm quyền áp dụng nó. Đứng trƣớc
nghĩa vụ pháp lý khách quan đó, quyền của chủ thể ADPLHS bị giới hạn đến
mức tối thiểu. Họ chỉ có một quyền duy nhất là phải chuyển hóa một cách
chính xác các quy định của pháp luật hình sự vào từng quan hệ xã hội cụ thể.
Các chủ thể cũng không đƣợc thay đổi hay chấm dứt việc ADPL theo ý chí
của mình hay của bất kỳ ai, ngoại trừ các trƣờng hợp đã đƣợc quy định rõ
trong pháp luật
Thứ hai, là hoạt động giải quyết trực tiếp với những vấn đề thực tế nên
ADPLHS là sự điều chỉnh cá biệt, cụ thể các quan hệ xã hội khi có sự kiện
phạm tội. Nói đến ADPL là nói đến tính cụ thể. ADPLHS cũng nhƣ vậy, chỉ
diễn ra trong các trƣờng hợp rất cụ thể, trong những quan hệ pháp luật rất cụ
thể. Khi pháp luật hình sự đƣợc vật chất hóa vào đời sống xã hội thì nó luôn
có tính xác định về mặt chủ thể - áp dụng đối với ai, về mặt, khách thể - áp
dụng cho quan hệ xã hội nào, về mặt không gian - áp dụng ở đâu, về mặt thời

9


gian - áp dụng khi nào, và cả về mặt cơ sở pháp lý - áp dụng quy phạm nào
của hệ thống pháp luật hình sự.
Thứ ba, ADPLHS là một hoạt động đƣợc tiến hành với những thủ tục
đƣợc quy định chặt chẽ bởi pháp luật TTHS. Điều này có nghĩa là việc
ADPLHS không thể tiến hành một cách tùy tiện mà phải đƣợc diễn ra trên cơ
sở, trong những điều kiện và theo những thủ tục nhất định do pháp luật quy
định, đó chính là thủ tục tố tụng hình sự
Thứ tƣ, trong khoa học pháp lý, bên cạnh những đặc điểm nêu trên,
ADPL còn có đặc điểm là một hoạt động sáng tạo. Vì vậy, ADPLHS cũng đòi

hỏi sự sáng tạo của các chủ thể trong quá trình áp dụng. Khi mà pháp luật
Hình sự mang tính khái quát cao còn thực tế thì phong phú và đa dạng nên khi
chuyển hóa những quy định pháp luật vào đời sống, bản thân các chủ thể
ADPL phải sáng tạo (trong khuôn khổ của pháp luật) vận dụng các quy phạm
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Nói cách khác, ở phạm
vi rộng, sáng tạo là thuộc tính chung của việc thực hiện pháp luật. Bởi thực
hiện pháp luật nói chung (ADPLHS nói riêng) là hoạt động tích cực của các
chủ thể pháp luật chuyển hóa pháp luật thành các xử sự cụ thể nên ở những
chủ thể khác nhau, việc chuyển hóa do vậy cũng khác nhau nhƣng vẫn trong
khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
1.1.2. Chủ thể của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự
Là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt mang tính tổ chức và
quyền lực nhà nƣớc, ADPL do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện để bảo đảm
cho pháp luật đƣợc thi hành mà không phụ thuộc vào tính tự giác, tự thực hiện
của các chủ thể khác trong xã hội. Khác với các hình thức thực hiện pháp luật
khác có thể do các chủ thể pháp luật khác tiến hành, ADPLHS chỉ có thể do
nhà nƣớc thông qua những cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật quy
định mỗi một loại cơ quan nhà nƣớc nhất định (nhƣ Chính phủ, các Bộ, VKS
hay Tòa án, v.v...) đƣợc tiến hành hoạt động ADPL trong những lĩnh vực nhất
định. CQĐT, VKS và Tòa án là các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
10


ADPLHS và những cơ quan này còn đƣợc biết đến là các cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự nếu nhƣ xem xét hoạt động ADPLHS là một quá trình từ khi bắt
đầu đến khi ra đƣợc văn bản ADPLHS.
Chủ thể ADPL là chủ thể có thẩm quyền, là đại diện cụ thể cho tính
tối cao của quyền lực nhà nƣớc. Về nguyên tắc, các chủ thể này thực hiện việc
ADPL một cách đơn phƣơng, không bị phụ thuộc vào ý chí của đối tƣợng bị
áp dụng. Tuy nhiên, khi phát sinh quan hệ PLHS, việc ADPLHS không chỉ là

quyền mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể ADPL. Mặc dù là các chủ thể có
thẩm quyền nhƣng các chủ thể ADPL không nhân danh ý chí chủ quan của
mình mà nhân danh ý chí của nhà nƣớc đã đƣợc quy định trong pháp luật.
Trong mối quan hệ này, pháp luật mang tính khách quan ngay cảđối với
những chủ thể có thẩm quyền áp dụng nó. Đứng trƣớc nghĩa vụ pháplý khách
quan đó, quyền của chủ thể áp dụng PLHS bị giới hạn đến mức tốithiểu. Họ
chỉ có một quyền duy nhất - không đƣợc lựa chọn - là phải chuyển hóa một
cách chính xác các quy định của PLHS vào từng quan hệ xã hội cụ thể. Các
chủ thể cũng không đƣợc thay đổi hay chấm dứt việc ADPL theo ý chí của
mình hay của bất kỳ ai, ngoại trừ các trƣờng hợp đã đƣợc quy định rõ trong
pháp luật.
1.1.3. Nội dung của áp dụng pháp luật hình sự
Nội dung của ADPLHS phụ thuộc vào chính PLHS. Cụ thể hơn,
ADPLHS cá biệt hóa những quy định của PLHS trong những quan hệ xã hội
cụ thể và cho các chủ thể cụ thể. Những thành tựu trong quá trình phát triển
của lịch sử đã làm thay đổi nội dung, cấu trúc, phạm vi của những quan hệ xã
hội đƣợc bảo vệ bằng PLHS. Tuy nhiên, về bản chất vốn có, PLHS vẫn giữ
nguyên là quy định về hai vấn đề, đó là tội phạm và hình phạt. Những nội
dung khác nếu có đƣợc quy định trong PLHS thì cũng chỉ nằm trong quan hệ
với tội phạm và hình phạt mà nếu thiếu chúng, PLHS chỉ thiếu đi tính chính
xác. Nhƣ vậy, khi đƣợc chuyển hóa vào thực tế, việc áp dụng PLHS cũng
chính là việc chuyển hóa hai nội dung về tội phạm và hình phạt vào các
11


trƣờng hợp cụ thể thành hai nội dung tƣơng ứng là định tội danh và quyết
định hình phạt.
- Định tội danh: là một trong những nội dung cơ bản của ADPLHS. Định
tội danh là việc chủ thể ADPLHS xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã
đƣợc thực hiện có phù hợp với mô tả của một tội nào đó đƣợc quy định trong

BLHS hay không. Mặc dù việc xác định có tội hay không có tội đƣợc thể hiện
một cách rõ nét nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhƣng điều đó hoàn
toàn không có nghĩa là việc định tội danh chỉ diễn ra trong giai đoạn xét xử.
Định tội danh là hoạt động đƣợc diễn ra trong tất cả các giai đoạn của TTHS.
Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm định tội danh có nhiều cách hiểu
khác nhau nhƣng về cơ bản đều thống nhất đó là hoạt động ADPLHS.
ADPLHS đƣợc quy định bởi chính BLHS. Tội phạm bao giờ cũng đƣợc xem
là có trƣớc hình phạt. Hình phạt không phải là một đặc điểm nằm trong bản
thân tội phạm mà là hậu quả pháp lý của tội phạm. Trên cơ sở lý luận ấy,
PLHS đƣợc xây dựng theo tính có trƣớc của tội phạm và tính phái sinh của
hình phạt - tức là toàn bộ các quy định của PLHS đều là sự mô tả tội phạm
trƣớc khi mô tả hình phạt hoặc mô tả hình phạt nhƣ là hệ quả tất yếu của tội
phạm trong một mối quan hệ có tính nhân quả và biện chứng. Logic này đƣợc
chuyển hoá một cách trực tiếp vào hoạt động áp dụng PLHS. Do vậy, định tội
danh là bƣớc thứ nhất của quá trình chuyển hóa những quy định của PLHS
vào việc giải quyết những vụ án cụ thể.
- Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động
ADPLHS thể hiện qua thực tiễn xét xử của Tòa án, là việc Tòa án lựa chọn
loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể đƣợc quy định trong BLHS tƣơng ứng
với một cấu thành tội phạm cụ thể để áp dụng đối với ngƣời phạm tội thể hiện
trong bản án. Tiếp cận từ khía cạnh pháp lý hình sự, cách hiểu trên đƣợc các
nhà khoa học gọi là tiếp cận theo nghĩa hẹp. Còn theo nghĩa rộng thì việc
quyết định hình phạt có nội dung là cả việc áp dụng các biểu hiện khác của
trách nhiệm hình sự, chứ không đơn thuần chỉ là hình phạt. Từ khía cạnh bản
12


chất là hoạt động ADPLHS thì quyết định hình phạt đƣợc hiểu ở nghĩa rộng
và có thể đƣợc gọi bằng một tên khác là ADPL. Cơ sở pháp lý của hoạt động
này là BLHS. Chỉ có BLHS mới quy định về tội phạm và hình phạt. Chính vì

vậy, việc quyết định hình phạt là chuyển hóa khung hình phạt tƣơng ứng với
một tội phạm cụ thể đƣợc quy định trong BLHS thành trách nhiệm hình sự cụ
thể đối với ngƣời đã thực hiện tội phạm đó. Khi quyết định hình phạt đối với
ngƣời phạm tội, Tòa án chỉ đƣợc tuyên một hình phạt chính và có thể tuyên
kèm theo một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Tòa án phải lựa chọn loại hình
phạt và mức hình phạt tƣơng ứng với tội phạm cụ thể để áp dụng.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò áp dụng pháp luật đối với các tội
phạm về ma túy
1.2.1. Khái niệm về chất ma túy
Từ xa xƣa, do trình độ nhận thức của con ngƣời còn thấp, trình độ y học
chƣa phát triển nên con ngƣời chỉ biết sử dụng những loại cây cỏ để chữa
bệnh. Trong các loại cây đó bao gồm cả những loại cây nhƣ thuốc phiện, cần
sa, coca,.... Tuy nhiên đi kèm với khả năng chữa bệnh, những loại cây này còn
có tác dụng phụ cao hơn gây ra nhiều tác hại cho con ngƣời. Ngày nay, ngoài
các sản phẩm của các loại cây tự nhiên cây nhƣ thuốc phiện, cần sa, coca,...
còn có các chất đƣợc tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
Theo Wikipedia, ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi
dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những
chất này khi đƣa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh
lý. Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin...); bán tổng hợp (heroin đƣợc bán tổng hợp từ morphin) hay tổng
hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ƣơng gây cảm giác nhƣ
giảm đau, hƣng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ
phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.

13


Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới đã đƣợc Tổ chức Văn hoá
giáo dục của liên hiệp quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đƣa vào cơ thể

sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể”
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung
năm 2008) đã đƣa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái
niệm ma tuý tại Điều 2 nhƣ sau:
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.
- Chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu ử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.
- Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu đƣợc trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma tuý, đƣợc quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
Theo

Nghị

định

số

82/2013/NĐ-CP

ngày 19/7/2013,

Nghị

định

126/2005/NĐ-CP ngày 09/12/2005. Cụ thể:
Danh mục I, có 45 chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời

sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên
cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm
quyền.
Danh mục II, 136 chất ma túy đƣợc dùng hạn chế trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo
quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục III, có 69 chất hƣớng thần đƣợc dùng trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo
quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục IV có 43 tiền chất. Trên cơ sở danh mục này, Bộ Y tế, Bộ
Công Thƣơng, Bộ Công an theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao phân loại tiền
chất theo cấp độ để có biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp.
14


- Thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần là các loại thuốc chữa bệnh đƣợc
quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành
- Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô
ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.
Nhƣ vậy, dƣới góc độ khoa học pháp lý thì ma túy có một số đặc điểm sau:
Ma túy là một chất gây nghiện, khi thâm nhập vào cơ thể ngƣời là thay đổi
một số chức năng, hoạt động thần kinh, làm con ngƣời lệ thuộc vào chất này.
Tại Luật phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008 xác
định chất ma túy là chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành, khi sử dụng gây ra tình trạng kich thích
hoặc ức chế thần kinh gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây ra tình trạng
nghiện đối với ngƣời sử dụng.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò áp dụng pháp luật đối với các tội
phạm về ma túy
Cũng nhƣ các tội phạm khác, tội phạm về ma tuý là: “những hành vi

nguy hiểm cho xã hội, đƣợc quy định trong BLHS, do ngƣời có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý…” (khoản 1, điều 8 BLHS 1999). Tội
phạm về ma tuý cũng là “hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật
hình sự và phải chịu hình phạt, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nƣớc đối
với các chất ma tuý.
Các tội phạm về ma tuý đƣợc Nhà nƣớc ta xác định là một loại tội phạm
nghiêm trọng. Con ngƣời khi sử dụng một vài lần các chất ma túy sẽ có nhu
cầu đƣợc cung cấp thƣờng xuyên với liều lƣợng ngày càng cao hơn. Chất ma
túy vào cơ thể sẽ gây ra sự rối loạn về tâm sinh lý và tàn phá, hủy hoại sức
khỏe; khi không đáp ứng đƣợc nhu cầu họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể
xác và có thể làm tất cả những gì kể cả tội ác để giải tỏa cơn nghiện. Nạn
nghiện ma túy không những trực tiếp hủy hoại sức khỏe con ngƣời mà còn
làm kiệt quệ kinh tế gia đình và xã hội, là nguyên nhân tăng trƣởng tội phạm.
Vì vậy, Nhà nƣớc phải độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy với
15


những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các
chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà
nƣớc mà còn tạo ra một lớp ngƣời nghiện, làm suy thoái giống nòi, phẩm giá
con ngƣời, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến trật
tự xã hội và an ninh quốc gia. Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của việc vi
phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy nhƣ vậy, nên mọi hành vi vi
phạm ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là
tội phạm. Căn cứ vào các điều luật về tội phạm ma túy trong BLHS năm
1999, tội phạm ma túy đƣợc hiểu là "hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý
các chất ma túy của Nhà nƣớc”. BLHS năm 1999 quy định 10 điều luật về tội
phạm ma túy gồm:
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
(Điều 192);

Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193);
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
(Điều 194);
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195);
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phƣơng tiện, dụng cụ
dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196);
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197);
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198);
Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199) (Tội này đã đƣợc bãi bỏ từ
ngày 01/01/2010 theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS ngày 19/6/2009); Tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép
chất ma túy (Điều 200);
Tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất
ma túy khác

16


Trong BLHS năm 2015 có những điểm mới đối với các tội phạm về ma
túy so với BLHS 1999, cụ thể: Quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến
mức tối đa định lƣợng các chất ma túy trong từng điều luật; thay đổi đơn vị
tính từ “trọng lƣợng” thành “khối lƣợng”; bỏ hình phạt tử hình. BLHS
2015 đã tách Điều 194 BLHS 1999 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là
tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đƣợc quy định tại Điều 249; tội “Vận
chuyển trái phép chất ma túy” đƣợc quy định tại Điều 250; tội “Mua bán trái
phép chất ma túy” đƣợc quy định tại Điều 251; và tội “Chiếm đoạt chất ma
túy” đƣợc quy định tại Điều 252.
Việc thay đổi này đƣợc dựa trên thực tiễn cho thấy việc gộp chung các

tội danh trong cùng một điều luật gặp không ít khó khăn cho các cơ quan tiến
hành tố tụng, trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với ngƣời
phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy. Nhƣ vậy các tội phạm về ma túy quy định tại Chƣơng XX của BLHS
2015 gồm 13 điều luật, so với BLHS 1999 tăng thêm 3 điều luật (từ Điều 247
- Điều 259).
Về định lƣợng các chất ma túy, BLHS 2015 đã pháp điển hóa quy định
cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lƣợng các chất ma túy để
truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều
250, Điều 252; quy định cụ thể việc định lƣợng các tiền chất, các phƣơng tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và
Điều 254.
Đồng thời BLHS 2015 đã quy định thêm một số chất ma túy nằm trong
danh mục các chất ma túy đã đƣợc Chính phủ quy định vào các Điều luật cụ
thể nhƣ chất ma túy Methamphetamine, Amphetamine, MDMA…
BLHS 2015 có sự thay đổi về đơn vị tính, các vụ án ma túy từ trƣớc đến
nay khi thu giữ đƣợc vật chứng đều đƣợc xác định bằng gam, kilogam,… đây
chính là đơn vị tính khối lƣợng chứ không phải trọng lƣợng. Vì vậy, Bộ luật
17


hình sự 2015 đã thay đổi đơn vị tính từ “trọng lƣợng” thành “khối lƣợng”
trong các điều luật để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính.
Nhằm thực hiện chủ trƣơng, chính sách của đảng về giảm hình phạt
tử Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, quy định khung hình phạt
nhẹ hơn so với Bộ luật hình sự 1999. Theo đó, khung hình phạt cao nhất đối
với tội phạm về ma túy là tù chung thân.
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động ADPLHS, hoạt động
ADPLHS đối với tội phạm về ma túy có những đặc điểm riêng dựa trên
những đặc điểm đặc trƣng của tội phạm ma túy là hoạt động ADPLHS đối với

tội phạm về ma túy phải dựa vào cấu thành tội phạm vật chất của tội phạm
đƣợc quy định trong Chƣơng XVIII của BLHS.
Xét từ thực tiễn tình hình tội phạm ma túy diễn ra hiện nay, áp dụng
pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma túy có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với nhiều phƣơng diện:
Thứ nhất, vai trò của việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm
về ma túy đối với việc bảo vệ con ngƣời trƣớc nguy cơ bị các tội phạm ma túy
xâm hại, giáo dục và răn đe tội phạm.
Ma túy có tác hại cực kỳ lớn đến sức khỏe con ngƣời. Ma tuý làm huỷ
hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh ngƣời
nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết; Gây nghiện
mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm
không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn
đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đƣờng lây nhiễm
HIV phổ biến nhất tại Việt Nam; Ngƣời nghiện ma tuý có thể mang vi rut
HIV và lây truyền cho ngƣời khác; Ma túy làm thoái hoá nhân cách, rối loạn
hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; Ma tuý còn gây tác hại lâu
dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hƣởng đến hệ thống hoocmon
sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hƣởng đến quá trình phân

18


bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá,
dẫn tới suy yếu nòi giống.
Nếu áp dụng pháp luật không hợp lý, đúng ngƣời đúng tội , hình phạt áp
dụng không đủ mạnh để răn đe và giáo dục sẽ dẫn đến tình trạng tái phạm
nhiều lần; lôi kéo, dụ dỗ thêm ngƣời khác sử dụng ma túy; vì lợi ích kinh tế
mà dù biết nhƣng vẫn phạm tội ma túy. khiến cho chất lƣợng đời sống sức
khỏe xã hội xuống cấp, đạo đức xã hội suy đồi và các thế hệ tƣơng lai bị ảnh

hƣởng nặng nề.
Thời gian gần đây, các cơ quan có thẩm quyền đã triệt phá và đƣa ra xét
xử nhiều đƣờng dây buôn bán ma túy lớn nhỏ, đã tạo dựng đƣợc niềm tin của
xã hội đối với Nhà nƣớc, đối với pháp luật. Tuy nhiên những tội phạm ma túy
vẫn còn tồn tại rất nhiều, vẫn chƣa bị phát hiện. Do vậy, những cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật đối với các tội phạm ma túy hợp
tình hợp lý, đúng ngƣời đúng tội để tăng cao tính giáo dục và răn đe.
Thứ hai, áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ma túy bảo
vệ lợi ích Nhà nƣớc; bảo vệ an toàn, trật tự xã hội.
Nhà nƣớc là chủ thể kiểm soát các hoạt động vận chuyển, tàng trữ, sử
dụng, mua bán ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần trên toàn
lãnh thổ Việt Nam (Điều 15, 19 Luật phòng, chống ma túy năm 2000). Các tội
phạm ma túy là các tội phạm vi phạm quyền kiểm soát ma túy của nhà nƣớc.
Ma tuý còn là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc
của nhiều loại tội phạm hình sự. Thực tế cho thấy ma tuý là bạn đồng hành
của tội phạm, mối quan hệ giữa ma túy và tội phạm là mối quan hệ nhân quả.
Ma tuý gắn liền với hành vi phạm tội, là nguồn bổ sung tội phạm. Khi bị
nghiện, những ngƣời nghiện sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma tuý,
thậm chí giết ngƣời, cƣớp của. Khi đã bị nghiện, ngƣời nghiện luôn có xu
hƣởng tăng liều lƣợng dùng, chi phí về tiền ngày càng lớn, dẫn đến họ bị suy
kiệt về kinh tế. Sử dụng ma túy làm cho ngƣời nghiện thay đổi trạng thái tâm
lý, sa sút về tinh thần. Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với
19


ngƣời nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc
sống đời thƣờng. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo
đức của xã hội và luật pháp.
Thứ ba, hoạt động áp dụng pháp luật đối với các tội phạm về ma túy có
vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và

pháp luật hình sự nói riêng.
Các quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm ma túy và các quy
phạm pháp luật khác có liên quan đều đƣợc kiểm nghiệm thông qua việc áp
dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống về tính phù hợp hay chƣa phù hợp
trong đời sống xã hội; về tính đầy đủ, toàn diện hay chƣa đầy đủ, còn có lỗ
hổng trong quy phạm pháp luật; phát hiện ra những quy phạm pháp luật còn
chung chung, làm cho mỗi ngƣời có một cách hiểu khác nhau dẫn đến tình
trạng áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, thiếu tính thống nhất của pháp luật
và vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; ngƣợc lại có những hành vi
vi phạm pháp luật diễn ra có điểm khác với dự đoán của nhà làm luật làm cho
ngƣời áp dụng pháp luật lúng túng; cũng có khi còn phát hiện ra những vi
phạm mới chƣa đƣợc các quy phạm pháp luật hiện có điều chỉnh, những quy
phạm pháp luật đã lỗi thời, không còn phù hợp với tồn tại xã hội cần đƣợc
thay thế bằng quy phạm pháp luật mới. Nhƣ vậy, có thể nói áp dụng pháp luật
chính là kiểm nghiệm các quy phạm pháp luật trong thực tiễn để phát hiện
những lỗ hổng của pháp luật và là nơi nảy sinh những tƣ duy pháp lý mới góp
phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ tƣ, vai trò của áp dụng pháp luật trong vụ án về ma túy là hình thức
phổ biến và tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là thông
qua các phiên tòa xét xử công khai, các chủ thể áp dụng pháp luật đã phân
tích, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu rõ những gì pháp luật cho phép làm
và những gì pháp luật cấm không đƣợc làm, các biện pháp trừng trị cũng nhƣ
sự khoan hồng của pháp luật đối với ngƣời vi phạm pháp luật. Đây chính là
một trong những kênh chuyển tải kiến thức pháp luật đến với quần chúng
20


nhân dân đạt hiệu quả rất cao. Thông qua việc tổ chức các phiên tòa lƣu động
đến tận nơi xảy ra vụ án hoặc ở nơi vùng sâu, vùng xa hoặc nơi tình hình tội
phạm diễn biến phức tạp và nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa là rất

cần thiết góp phần quan trọng trong việc nâng cao sự hiểu biết về pháp luật và
ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân. Bên cạnh đó thông qua áp dụng
pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy còn có vai trò trong việc trừng
trị nghiêm khắc những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu
trách nhiệm hình sự bảo vệ công dân, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng
của con ngƣời theo quy định của pháp luật, giữ gìn trật tự trị an và an toàn xã
hội, giữ gìn kỷ cƣơng phép nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.3. Quy định của pháp luật về áp dụng pháp luật hình sự đối với các
tội phạm về ma túy
Do luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn xét xử sơ thẩm nhƣ
phần phạm vi của luận văn đã nêu, do vậy ở phần này, tác giả chỉ phân tích
những quy định về ADPLHS trong giai đoạn xét xử.
Áp dụng pháp hình sự trong giai đoạn xét xử là hoạt động thƣờng xuyên
của TAND trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do Hiến
pháp và pháp luật quy định. ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của
Toà án mang những đặc điểm chung của hoạt động ADPL, bên cạnh đó, nó
còn có những đặc điểm riêng. Quy trình ADPL trong hoạt động giải quyết án
hình sự của Toà án đƣợc thực hiện theo quy định của BLTTHS nhƣng luật nội
dung giải quyết vụ án hình sự phải là BLHS.
Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013
và Điều 2 Luật tổ chức TAND thì TAND là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp, xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động,
hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét
đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã đƣợc thu thập trong
quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có
21



×