Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.23 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa có gần 11 km bờ biển và được bao
bọc bởi các hệ thống sông Hoạt, sông Lèn, sông Càn; có 2 cửa lạch đổ ra
biển Đông. Tạo điều kiện cho huyệ n về diện tích, mặt nước, nguồn nước
cho phát triển nuôi trồng thủy sản và đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội (KTXH) của người dân. Bên cạnh những mặt đã
đạt được của huyện thì nghề nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập như:
quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý môi trường, ô nhiễm môi trường ở
các ao, đầm nuôi trồng thủy sản ở ven biển nước ta nói chung và ở huyện
Nga Sơn nói riêng ngày càng nghiêm trọng dẫn đến năng suất nuôi giảm
dần qua thời gian nuôi, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn, chi phí sản xuất
càng lớn diện tích nuôi trồng hoang hóa, bỏ hoang ngày càng tăng; công
tác dự báo, ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế, hạ tầng chưa đồng
bộ, công nghệ nuôi còn lạc hậu. Chính vì vậy, để phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững, cần đánh giá, phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản,
hướng phát triển thủy sản của huyện trong thời gian tới và xây dựng được
các giải pháp đưa các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững vào sản xuất
nhằm phát tối đa lợi thế của huyện và hạn chế tối đa những bất lợi từ môi
trường, xã hội, thị trường.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, học viên đã thực hiện đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh
kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong khoảng hai thập niên qua, giới nghiên cứu đã và đang quan
tâm nhiều đến vấn đề sinh kế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Theo
Murray (2002): “Trong nghiên cứu phát triển nông thôn và giảm nghèo,
vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả
cấp vĩ mô và vi mô, theo ba hướng tiếp cận chính, đó là các tiếp cận đồng
đại, các tiếp cận lịch đại và những tiếp cận hướng tới tương lai.
1




3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình sinh kế bền vững
đối với hộ nuôi trồng thủy sản.
- Đề xuất giải pháp mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình sinh kế bền vững hộ
trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Phát triển mô hình sinh kế bền vững hộ trồng
thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở
nuôi trồng thủy sản nước lợ (tôm, cua) tại 3 xã Nga Thủy, Nga Tiến và
Nga Tân huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu và đánh giá phát triển
nuôi thủy sản huyện Nga Sơn trong giai đoạn 2012-2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử là
phương pháp chung nghiên cứu Luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp dự
báo, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp so sánh đối

chiếu, phương pháp quy nạp…
Kết quả đầu ra của các mô hình quản lý thể hiện ở nhiều chỉ tiêu,
nhưng quan trọng nhất là thu nhập và mức sống của hộ. Đây là hai chỉ tiêu
để xác định xem mỗi hộ đã ứng phó thực sự bền vững hay chưa.
2


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Phân tích làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của các mô hình sinh
kế bền vững.
- Đánh giá được thực trạng hộ nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
- Tính mới của luận văn thể hiện việc gắn kết con người với sự phát
triển dựa vào môi trường, hệ sinh thái xây dựng mô hình sinh kế bền vững.
- Xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với đơn vị sản xuất hộ gia
đình được thiết kế trên những luận cứ khoa học vững chắc, đảm bảo tính
khả thi và bền vững.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các mô hình sinh kế hộ nuôi trồng
thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa chỉ ra được những kết quả đạt
được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại.
- Đưa ra được phương hướng và giải pháp phát triển các mô hình
sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
trong thời gian tới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phiếu
khảo sát hộ nuôi trồng thuỷ sản, mục lục, luận văn được thiết kế thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các mô hình sinh kế bền vững
hộ nuôi trồng thủy sản
Chương 2: Thực trạng phát triển các mô hình sinh kế hộ nuôi trồng

thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển mô hình
sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH
SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
1.1. Tổng quan về mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thuỷ
sản
1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu sinh kế bền vững
- Sinh kế có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm hay con đường để
kiếm sống. Sinh kế gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn
lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống . Gần đây,
ý nghĩa của cụm từ này được mở rộng hơn bao gồm cả về xã hội, kinh tế
và các thuộc tính khác, và đống thời một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến
các điểm mạnh, tính chịu đựng, và rủi ro từ cách kiếm sống của người dân
cũng được đề cập đến.
- Sinh kế bền vững (SKBV) là sinh kế có khả năng ứng phó và phục
hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời
điểm hiện tại và trong tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng
của các nguồn lực tự nhiên (DFID, 1999, 2007). SKBV chứa đựng các nội
hàm sau: (i) Có thể phục hồi khi đối mặt với các cú sốc và khủng hoảng;
(ii) Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài; (iii) Duy trì và bảo tồn
được tài nguyên; và (iV) Không bị suy yếu và suy giảm theo thời gian.
1.1.2. Khái niệm hộ, hộ nuôi trồng thủy sản.
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press-1987) có nghĩa “ Hộ
là tất cả những người cùng sống chung một mái nhà. Nhóm người đó có
bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn

chung”. [33].
Theo TCTK (2016), Hộ dân cư bao gồm một người ăn riêng, ở riêng
hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Họ có thể có hoặc không có
quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng; có hoặc không có quỹ thu –chi
4


chung.
- Hộ nuôi trồng thủy sản là hộ có diện tích thu hoạch sản phẩm trong
kỳ, (TCTK 2015). [3].
1.1.3. Hoạt động sinh kế và vốn sinh kế bền vững.
- Hoạt động sinh kế: là cách mà các hộ sử dụng các nguồn lực sinh
kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Các
nhóm cư dân khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã
hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt
động sinh kế không giống nhau. Các hoạt động sinh kế là: sản xuất nông
lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt nuôi trồng hải
sản; sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ; buôn bán, du lịch).
Trong 5 nguồn vốn thì vốn con người là điều kiện cần thiết để sử
dụng bốn loại vốn còn lại. Tất cả các nguồn vốn đều quan trọng đối với
việc cải thiện, phát triển sinh kế, quan trọng là cần đánh giá hai khía cạnh.
Thứ nhất, tầm quan trọng của các nguồn lực; thứ hai, mức độ thiếu hụt
nguồn vốn, các cản trở trong việc tiếp cận, sử dụng và phát triển nguồn
lực.
1.2. Mô hình sinh kế bền vững
Mô hình sinh kế bền vững được coi là “bộ mặt” của cách tiếp cận
sinh kế bền vững DFID và là một công cụ phân tích trên thực tế có thể sử
dụng để tiếp cận sinh kế bền vững. Mô hình nhấn mạnh một số điểm quan
trọng khi tiếp cận sinh kế bền vững (tài sản-assets, tính dễ bị tổn thương vulnerability, chính sách/thể chế-policies/institutions và sự tương tác giữa
các yếu tố này). Sử dụng mô hình sinh kế bền vững là một cách thức tăng

cường tính hiệu quả trong tiếp cận sinh kế bền vững, chỉ ra các yếu tố cốt
lõi liên quan chặt chẽ đến các vấn đề của địa phương.
1.2.1. Khái niệm mô hình sinh kế và nội hàm.
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều mô hình hay điển
hình sinh kế bền vững theo hướng phát triển xanh. Theo đó mô hình sinh
5


kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản được thiết kê, xây dựng dựa trên
các yếu tố: lấy cộng đồng làm trung tâm; sử dụng hiệu quả tài nguyên, vốn
tự nhiên, hệ sinh thái; góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người
dân
1.2.2. Các lý thuyết áp dụng.
Phát triển bền vững trên cả ba phương diện: phát triển bền vững về
kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững môi trường là
xu thế chung của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là
một đặc điểm nổi bật của thế giới đương đại, phản ánh sự nỗ lực
chung của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng
sống của các thế hệ hiện tại và tương lai.
1.2.2. Các lý thuyết áp dụng.
Phát triển bền vững trên cả ba phương diện: phát triển bền vững về
kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững môi trường là
xu thế chung của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là
một đặc điểm nổi bật của thế giới đương đại, phản ánh sự nỗ lực
chung của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng
sống của các thế hệ hiện tại và tương lai.
1.3. Các tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế bền vững
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, nhiều việc cùng một lúc
phải thực hiện, từ sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường, xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho bảo tồn và phát triển, giảm thiểu

phát thải nhà kính đến sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ các tổ chức
chính quyền mà còn cả người dân và doanh nghiệp cũng phải nhận thức
đầy đủ và thực hiện
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH
SINH KẾ HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH
THANH HÓA
6


2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Nga Sơn
- Vị trí địa lý
- Địa hình; Đặc điểm khí hậu, thời tiết; Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản; Tài nguyên biển
- Tài nguyên rừng; Tài nguyên du lịch
2.1.2 Kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn
Theo số liệu thống kê của huyện Nga Sơn, tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất bình quân giai đoạn 2012 - 2016 đạt 11,91%, trong đó ngành
nông lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp nhất 9,47%; tiếp theo là ngành
công nghiệp - xây dựng tăng 14,54% và các ngành dịch vụ tăng 13,79%.
Toàn tỉnh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2012 2016 đạt 9,3%, trong đó ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp
nhất 2,8%; tiếp theo là ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,4% và các
ngành dịch vụ tăng 8,2%:
2.13.Về hiện trạng sử dụng đất: Hiện trạng sử dụng đất đai phân
theo mục đích sử dụng năm 2016 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên toàn
huyện 15.782,31 ha. Với 3 nhóm đất chủ yếu: đất sản xuất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
2.1.4. Về dân số và lao động; Y tế - Giáo dục
Nguồn lao động: Theo Niên giám Thống kê huyện Nga Sơn, nguồn lao
động của Nga Sơn khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm

2016 là 84.649 người, chiếm 61,7% trong tổng dân số. Với tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế là 83.650 người, trong đó ngành nông
lâm nghiệp thủy sản 48.976 nghìn người, chiếm 58,55% tổng lao động;
ngành công nghiêp - xây dựng 20.247 người, chiếm 24,2% tổng lao động;
các ngành dịch vụ 11.653 người, chiếm 13.93% tổng lao động.
2.1.5.Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện Nga
Sơn
7


Nga Sơn là huyện vùng ven biển, dân cư đông đúc, ngành nghề đa
dạng. Dân cư ở nông thôn chiếm 97,2%; dân cư thành thị chiếm 2,8%.
Về kinh tế, trong những năm vừa qua, kinh tế của huyện liên tục
tăng trưởng và cao hơn tốc độ tăng của toàn tỉnh, cơ cấu chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ,
giảm tỷ trọng giá trị các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản. Tuy vậy, về
thu nhập của huyện mới đạt 2.025 nghìn đồng/người/tháng vẫn thấp hơn
bình quân chung của tỉnh (2.275 nghìn đồng).
Về cơ sở hạ tầng, huyện có cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ từ
điện, đường xá thuận tiện thông thoáng, đến trạm y tế xã, trường học được
đầu tư xây dựng khang trang. Bộ mặt nông thôn của huyện đang đổi mới
từng ngày, hiện huyện đã có 8/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
+ Về thu nhập bình quân đầu người: của toàn huyện năm 2012 từ
1.320 nghìn đồng/người/tháng đến năm 2016 là 2.025 nghìn
đồng/người/tháng, thấp hơn của tỉnh (toàn tỉnh năm 2016 là 2.245 nghìn
đồng/người/tháng).
2.1.6.Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện
Sau nhiều năm phấn đấu, nhất là trong thời kỳ đổi mới thực hiện
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thì hạ tầng cơ sở trên toàn địa bàn
huyện được tăng cường, phát huy tác dụng góp phần làm thay đổi đáng kể

đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn.
2.2. Thực trạng về phát triển mô hình siunh kế HNTTS huyện
Nga Sơn giai đoạn 2012-2016
2.2.1.Bối cảnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga Sơn
tỉnh Thanh Hóa có nhiều thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: Huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi với 11 km bờ
biển, có 8 xã vùng biển 947.24 ha bãi triều; rừng ngập mặn phân bố ở bãi
bồi tiến ra biển phía Bắc cửa sông Lèn với diện tích khoảng 126,42 ha.
Phía Nam cửa sông thuộc huyện Hậu Lộc diện tích rừng ngập mặn chiếm
khoảng 92,91 ha.
8


- Quan điển phát triển thủy sản của huyện:
+ Tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, gắn kết
giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Khuyến kích phát triển hình thức liên
kết hợp đồng giữa doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến với người nuôi hoặc
nhóm hộ nuôi.
+ Tập trung phát triển các đối tượng nuôi có ưu thế, lợi thế và đang
có hiệu quả như: tôm thẻ chân trắng, cua xanh, ngao,.. các loài cá có giá trị
(các vược, cá mú,…) sản xuất theo hình thức thâm canh
+ Tuyên truyền vận động thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản,
các nhóm hộ, hộ gia đình sản xuất quy mô lớn, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm. Mỗi xã thành lập 1-2 tổ hợp tác, nhóm hộ nuôi trồng
thủy sản.
2.2.2. Một số kết quả nổi bật của huyện Nga Sơn về phát triển
các mô hình, hộ nuôi thuỷ sản trong thời gian qua.
- Diện tích: Đến hết năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn
huyện là 1.589 ha, tăng 45% so với năm 2012 (trong đó nuôi nước ngọt
804 ha; nuôi nước mặn 375 ha, nuôi nước lợ 410 ha). Diện tích nuôi tôm

công nghiệp là 20 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh, diện
tích nuôi tôm sú giảm dần vì thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng, rủi ro dịch
bệnh ít, năng suất cao hơn so với nuôi tôm sú.
- Sản lượng: Năm 2016 nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 4.672
tấn, tăng 2,9 lần so với năm 2012.
- Số hộ nuôi: Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2012 là
1.659 hộ năm 2016 tăng lên 1.903; trong đó 3 xã Nga Tân, Nga Thủy, Nga
Tiến là 496 hộ (2012), năm 2016 là 664 hộ.
- Chuyển dịch giá trị sản xuất trong ngành thủy sản huyện giai
đoạn 2012-2016.
Chuyển dịch giá trị sản xuất trong nội bộ ngành thủy sản: trong giai
đọan từ 2012 - 2016 NTTS huyện đã đạt được những kết quả và tiến bộ
9


trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Cơ cấu giá trị sản xuất
ngành nuôi trồng tăng lên đáng kể năm 2012 chiếm 47,8% trong ngành
thủy sản lên 71,4% năm 2016.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần xói đói giảm nghèo tăng
thu nhập cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
Phát triển NTTS đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của
huyện từ 14% năm 2012 xuống còn 8% năm 2016. Nhiều gia đình đã
thoát khỏi cảnh đói nghèo, rất nhiều hộ ở các vùng ven biển đã trở nên
giàu có nhờ phát triển NTTS.
2.2.3.Các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ đang áp dụng
trên địa bàn huyện hiện nay.
Phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Nga Sơn trước mắt và sau
này với mục tiêu cần đạt:
- Tìm được các mô hình với công nghệ nuôi thích hợp, mang lại hiệu
quả kinh tế cho người dân, thích ứng được với diễn biến bất lợi của thời

tiết, khí hậu và xâm nhập mặn.
- Trồng, quản lý và khai thác hiệu quả rừng ngập mặn
- Tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng để
cùng nhau đối phó với các thay đổi tiêu cực của thiên nhiên.
- Trang bị kiến thức và nâng cao năng lực cho cộng đồng thông qua
tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, thao diễn, tham quan, học hỏi kinh
nghiệm… có sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia lành nghề
- Bảo vệ tái tạo và khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên.
Hiện nay, phần đông các hộ đều áp dụng mô hình nuôi xen ghép
nhưng đối tượng được xen ghép không giống nhau. Một số đối tượng có
giá trị kinh tế được nuôi như là cá vược, cá mú, cá đối, tôm sú, cua và rong
câu. Ngoài ra, một số hộ tại Xóm 1, 2 xã Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy có
ao nuôi ở những vùng độ mặn thấp thì có nuôi thêm cá chim trắng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế
10


Ở các vùng triều khác nhau thì có những ảnh hưởng khác nhau lên
hiệu quả của mô hình nuôi như: Sự biến động môi trường nước, hiệu quả
sử dụng thức ăn,… Từ những nguyên nhân đó thì dẫn đến sự tăng trưởng
của các đối tượng nuôi trong ao nuôi cao triều và thấp triều khác nhau. Để
thấy được sự khác nhau đó thì tôi đã tiến hành điều tra từ các hộ nuôi có
ao cao triều và thấp triều lên tốc độ tăng trưởng của tôm sú qua số liệu
điều tra cho có 46,48% hộ được điều tra cho rằng tốc độ tăng trưởng của
tôm sú ở ao thấp triều nhanh hơn ao cao triều.
2.2.4 Đánh giá chung một số thành tựu, hạn chế nguyên nhân của
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá phát triển nuôi trồng thuỷ sản và áp
dụng các mô hình sinh kế bền vững.
Thứ nhất: tìm mọi điều kiện và giải pháp để nuôi sớm hơn lịch thời
vụ ngành thủy sản phổ biến, nhân dân đang áp dụng:

Thứ hai: khi thời tiết còn rét không được thả giống nhỏ, cần phải có
biện pháp ương giống lớn lên rồi mới thả ra ao, đầm.
Thứ ba: giống phải được kiểm soát chất lượng theo đúng quy định
của Pháp lệnh thú y. Nên chọn mua giống tại các cơ sở sản xuất có thương
hiệu, có điều kiện ương thành giống lớn khi thời tiết còn rét đệm, rét hại
và cơ sở đó càng gần khu vực nuôi thả càng tốt (trong huyện, trong tỉnh…
là tốt nhất, sau đó mới đến các địa phương lân cận).
Thứ tư: người nuôi phải chấp hành nuôi theo quy trình kỹ thuật được
tập huấn, hướng dẫn… quá trình nuôi phải chú ý quản lý môi trường tốt,
thường xuyên theo dõi thời tiết, khí hậu tại địa phương, đặc biệt lúc thả
giống đầu vụ và mưa, lũ Tiểu mãn cuối vụ nuôi.
- Kết quả các mô hình
Mô hình 1: Đối tượng nuôi chính là tôm sú, nuôi phụ là cua. Năng
suất bình quân: tôm sú 0,4 tạ/ha, cua 0,2 tạ/ha; rau câu 2,0 tạ/ha. Doanh
thu đạt 125 triệu đồng, lợi nhuận 40 triệu đồng, thời gian nuôi 3 tháng.

11


Mô hình 2: Đối tượng nuôi chính là tôm sú và cua, nuôi phụ là cá
đối, tôm rảo tự nhiên. Năng suất 2,55 tạ/ha, doanh thu 100 triệu đồng, lợi
nhuận 30 triệu, thời gian nuôi 3,5 tháng.
Mô hình 3: đối tượng nuôi chính là cua, nuôi phụ là tôm sú, cá đối,
tôm rảo tự nhiên. Năng suất 2,5 tạ/ha, doanh thu 90 triệu đồng, lợi nhuận
20 triệu đồng, thời gian nuôi 4 tháng.
- Thuận lợi
+ Từ nguồn lực xã hội: là các căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án
nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn đã hoàn chỉnh từ Trung ương, tỉnh,
huyện, có quy hoạch rõ rãng, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng
thủy sản.

Đã xây dựng và hình thành được một số vùng nuôi tập trung như:
vùng nuôi nước lợ Nam T3 xã Nga Tân, Nga Thủy; phía Đông dê Ngự
Hàm II xã Nga Tiến và vùng phía trong đê II xã Nga Tân, Nga Thủy; vùng
lúa-cá các xã đồng chiêm.
+ Từ nguồn lực con người: huyện Nga Sơn có lợi thế về sức lao
động rẻ do dân số đông và số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ
lớn (60% dân số huyện ở tuổi lao động dưới 30 tuổi). Riêng lao động trong
ngành thuỷ sản, hiện cả huyện có 2.987 lao động, chiếm 3,56% lao động
đang làm việc của huyện.
+ Nguồn lực tài chính: năm 2013 nguồn Ngân sách Trung ương
đầu tư xây dựng củng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông huyện
Nga Sơn giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 255,1 tỷ đồng, kinh phí đã giải
ngân 81 tỷ, hiện nay đang tiếp tục thi công. Năm 2014-2015 nguồn ngân
sách tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi an toàn sinh học Nam
cống T3 Nga Tân, Nga Thủy. Năm 2016 nguồn ngân sách Trung ương hỗ
trợ nâng cấp hệ thống cấp thoát nước vùng nuôi tôm công nghiệp theo
chương trình của Bộ Nông nghiệp&PTNT chủ đầu tư là Bộ Nông nghiệp
tại 2 doanh nghiệp San Anh và Tân Sơn với tổng kinh phí trên 23 tỷ đồng.
Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước các hộ nông dân nuôi trồng thủy
12


sản đã huy động hàng năm từ 40-50 tỷ đồng vào xây dựng ao đầm nuôi
trồng thủy sản.
+ Nguồn lực vật chất: Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối
hoàn chỉnh như: mạng lưới điện, giao thông, đường bộ, đường thủy,
trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa, bưu điện văn hóa xã, trung tâm giáo
dục cộng đồng…chất lượng nhà ở, tài sản phục sản xuất, tài sản phục vụ
sinh hoạt ngày được tăng cường đầu tư phát huy tác dụng tạo những thuận
lợi cho phát triển kinh tế của huyện nói chung và ngành nuôi trồng thủy

sản nói riêng.
+ Nguồn lực tự nhiên: Diện tích canh tác nuôi trồng thủy sản của
huyện được rộng theo quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa, trồng cói kém
hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và có 947.24 ha bãi triều, rừng ngập
mặn 126,42 ha; hàng năm được bồi thêm ra biển từ 8 - 10 mét.
* Khó khăn về cung ứng giống và phát triển dịch vụ nuôi trồng
- Về giống thủy sản: Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất,
nhân giống. Do vậy nguồn giống chủ yếu được cung ứng, du nhập bởi một
số hộ làm dịch vụ di ương con giống, giống ở các tỉnh trong cả nước phục
vụ các hộ nuôi thả.
- Dịch vụ thức ăn, thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản: Hiện
trên địa bàn huyện chưa có đầu mối chuyên cung cấp dịch vụ cho ngành
thủy sản. Chủ yếu được dịch vụ cung ứng bới các cơ sở sản xuất kinh
doanh thức ăn gia súc chăn nuôi gia cầm kết hợp với thức ăn chăn nuôi
thủy sản dẫn tới chất lượng, chủng loại không đáp ứng nhu cầu cho người
nuôi.
Mùa vụ: Do địa hình huyện nằm ở phía Bắc vùng Duyên hải Bắc
Trung bộ thời tiết có bốn mùa rõ rệt. Theo đó, thời vụ nuôi trồng thủy sản
được xác định chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm. Với vùng nuôi
trồng thủy sản nước mặn, lợ (Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến) có khả năng
tránh lũ cao thì người dân bố trí sản xuất theo phương thức “đánh tỉa, thả
bùn” do vậy sản lượng đạt thấp.
13


- Phương thức nuôi: Nhìn chung người nuôi chưa qua đào tạo, tập
huấn,.. do vậy việc tổ chức sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm. Việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi quang cảnh, quảng canh
cải tiến, một số hộ phát triển theo hướng nuôi thâm canh song chưa đạt
năng suất, sản lượng so với quy trình nuôi thâm canh.

+ Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: Chi phí đầu tư cơ sở hạ
tầng, chi phí thức ăn thấp, trình độ kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm
truyền thống, năng suất, sản lượng thấp chỉ đạt 1/3 giá trị sản lượng so với
nuôi công nghiệp; sản lượng đạt 1,0-1,5 tấn/ha/vụ. Độ an toàn về dịch
bệnh thấp, dễ bị rủi ro cao khi gặp thời tiết bất lợi.
Tổ chức sản xuất quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hộ nuôi theo
phương thức nuôi kinh nghiệm, quảng canh truyền thống là chủ yếu. Có
02 doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng công nghiệp song trong hiệu
quả sẩn xuất chưa cao, đầu tư chưa khoa học, sản xuất đang còn thời vụ
thiếu tính liên kết với các hộ nuôi trồng, chưa có doanh nghiệp hoặc Hợp
tác xã nào kết hợp với Hộ nuôi tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị gia
tăng, việc trao đổi hàng hóa do thị trường tự phát thương lái, tiểu thương
phân phối và điều tiết là chủ yếu.
* Bất cập, hạn chế
Thiếu cán bộ chuyên trách về thủy sản ở cơ sở khó khăn cho quản
lý, kiểm ra, theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ người nuôi trồng.
- Hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi thiếu đồng bộ, còn nhiều bất
cập, thiếu quy hoạch, chủ yếu phụ thuộc nguồn nước tưới, tiêu phục vụ
sản xuất trồng trọt nên chưa chủ động sản xuất thủy sản. Đồng thời, khó
khăn cho việc cải tạo ao, đầm nuôi và thực hiện quy trình kỹ thuật phòng
trừ bệnh cho con nuôi thủy sản.
Phương thức nuôi quảng canh còn chiếm diện tích lớn, dịch bệnh
nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, hội chứng gan tụy..) còn xảy ra ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất. Năng suất nuôi trồng bình quân còn thấp, không ổn
định.
14


Công tác quy hoạch, quản lý phát triển cơ sở hạ tầng nghề nuôi còn
rất khó khăn như:

- Về lập quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất chưa dự báo hết nhu cầu
sử dụng đất cho các ngành và lĩnh vực; hoặc có dự báo nhu cầu sử dụng
đất nhưng dự kiến vị trí chưa phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư. Giải
pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chung chung chưa cụ
thể.
- Kinh phí để lập quy hoạch theo quy định được lấy từ nguồn ngân
sách của từng cấp, trong khi đó nguồn ngân sách của huyện, xã lại rất khó
khăn, đặc biệt là các xã thuần nông.
- Còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch khác.
- Lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác quy hoạch sử dụng đất
của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp còn mỏng, nên việc đôn
đốc và giúp đỡ cơ sở còn hạn chế.
- Nhiều xã, thị trấn, UBND các cấp chưa thực sự quan tâm đến công
tác lập quy hoạch sử dụng đất, xã vùng trung du không hoặc rất ít dự án
đầu tư.
- Trên 90% vùng nuôi thủy sản nhất là vùng nuôi tôm chưa được
cung cấp điện lưới bảo đảm để sản xuất; hệ thống giao thông, đập, cống
điều tiết cho hoạt động sản xuất còn thiếu.
- Các dịch vụ, phục vụ thiết yếu cho nuôi trồng chưa phát triển.
- Các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường,
dịch bệnh thủy sản chưa được đầu tư, trang cấp.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý môi trường nuôi
trồng còn nhiều yếu kém, chưa quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, ao, đầm
nuôi; hệ thống cấp, thoát nước phục vụ sản xuất chưa khoa học và thuận
lợi. Phần lớn chưa thực hiện theo quy hoạch.

15



Lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản của huyện dồi dào nhưng
thiếu kỹ năng kỹ thuật tay nghề thụ động thiếu tính chủ động và cập nhật
kiến thức mới.
- Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trên
+ Nguyên nhân khách quan: Do biến dổi khí hậu nên thời tiết ngày
càng phức tạp hiện tượng mặn xâm thực thường xuyên diễn ra đã gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất. Môi trường ngày càng có nguy cơ ô nhiễm do sản
xuất và chăn nuôi chưa thực hiện đúng quy trình, sự tác động của công
nghiệp hóa nền kinh tế.
Giá nguyên, nhiên liệu sản xuất nuôi trồng luôn biến động; giá cả
sản phẩm thủy sản không ổn định nên chưa thu hút được nhiều sự đầu tư
của doanh nghiệp và người dân vào nuôi trồng thủy sản.
Dịch bệnh về thủy sản vẫn xảy ra, nhất là các loại bệnh do vi rút gây
ra trên tôm nuôi gây thiệt hại lớn đến sản xuất.
+ Nguyên nhân chủ quan: Thiếu các biện pháp cụ thể về quản lý
nuôi trồng thủy sản, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa cao, sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền chưa đúng tầm.
Nhận thức của người nuôi trồng về áp dụng khoa học kỹ thuật và
tính cộng đồng, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong
nuôi trồng thủy sản còn thấp.
Nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho
nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế, thất thoát một số công trình thi
công kéo dài, đưa vào sản xuất phát huy hiệu quả thấp..; người dân còn
nghèo sự huy động nguồn vốn đầu tư để cải tạo ao, đầm còn thiếu đồng
bộ chưa khoa học.
2.3. Kết quả nghiên cứu các hộ nuôi trồng thủy sản
2.3.1. Nguồn sinh kế các hộ khảo sát
-Nguồn lực tự nhiên: Qua số liệu bảng 2.8, diện tích nuôi trồng
thủy sản bình quân chung của hộ là 7.882 m2/hộ, trong đó hộ nuôi tôm thẻ
có diện tích nuôi trồng bình quân lớn nhất 8.752 m2/hộ; hộ nuôi tôm sú có

16


diện tích nuôi trồng bình quân là 8.024 m2/hộ; hộ nuôi cua có diện tích
nuôi trồng bình là 6.871 m2/hộ.
-Nguồn lực tự nhiên: Diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân
chung của hộ là 7.882 m2/hộ, trong đó hộ nuôi tôm thẻ có diện tích nuôi
trồng bình quân lớn nhất 8.752 m2/hộ; hộ nuôi tôm sú có diện tích nuôi
trồng bình quân là 8.024 m2/hộ; hộ nuôi cua có diện tích nuôi trồng bình là
6.871 m2/hộ.
-Nguồn lực con người: tuổi bình quân của chủ hộ trên địa bàn
nghiên cứu có sự biến động lớn, các chủ hộ chủ yếu tập trung trong độ tuổi
từ 30-50 tuổi. Nhóm hộ giàu - khá thì chủ hộ có tuổi bình quân 42 tuổi,
nhóm hộ trung bình thì chủ hộ có tuổi bình quân 40,4 tuổi, nhóm hộ nghèo
thì chủ hộ có tuổi bình quân khá cao là 59 tuổi.
- Về nguồn vốn tài chính của hộ: Trên thực tế, số lượng vốn vay
chỉ đạt được 8% nhu cầu thực tế của các hộ được khảo sát. Các nguồn tín
dụng hộ vay chủ yếu là qua Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng chính sách
xã hội, qua một số tổ chức tín dụng và qua họ hàng.
- Về nguồn vật chất: Cở sở hạ tầng nông thôn mới tương đối đồng
bộ như: đường giao thông nông thôn, đường điện, thủy lợi trường học,
trạm y tế, trung tâm giáo dục cộng đồng và các công trình dân sinh khác.
- Nguồn vốn xã hội: Có mối quan hệ cộng đồng khá khăng khít như
hợp tác xã sản xuất, hội Nông dân, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên trong quá
trình sản xuất trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ nhau cơ sở vật chất, con giống,
tư liệu sản xuất…..
2.3.2. Hoạt động sinh kế
Các hoạt động sinh kế có thể hiện là: sản xuất nông lâm nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt nuôi trồng hải sản; sản
xuất công nghiệp quy mô nhỏ; buôn bán, du lịch..

2.3.3. Kết quả hoạt động sinh kế
- Kết quả và hiệu quả của hộ nuôi tôm thẻ cho thấy khảo sát cho
thấy bình quân 1 ha nuôi tôm thẻ QCCT ở địa bàn nghiên cứu thu được
17


265,28 triệu đồng và giá trị sản xuất gấp 2,2 lần so với hộ nuôi QC thu
được 120 triệu đồng giá trị sản xuất (hay doanh thu). Lợi nhuận và thu
nhập hỗn hợp giữa 2 hình thức nuôi có sự cách biệt khá lớn.
- Kết quả và hiệu quả của hộ nuôi tôm sú giá trị sản xuất trên 1 ha
của hộ nuôi tôm sú QCCT là 223,60 triệu và giá trị sản xuất gấp 1,93 lần
so với hộ nuôi QC thu được 115 triệu đồng giá trị sản xuất (hay doanh
thu). So với hình thức QCCT ở loại tôm thẻ thì nuôi tôm sú doanh thu thấp
41,68 triệu đồng/ha
- Kết quả và hiệu quả hộ cua giá trị sản xuất trên 1 ha của hộ nuôi
cua QC là 205,4 triệu đồng. Xét về kết quả và hiệu quả của cua, ta
thấy khi bỏ ra 1 đồng chi phí ta thu về được 1,35 đồng doanh thu và
0,35 đồng lợi nhuận không cao so với nuôi tôm thẻ, tôm sú. Nhưng chi phí
và vốn đầu tư bỏ ra ít, ít bị dịch bệnh, kỹ thuật nuôi trồng đơn giản, thức ăn
chủ yếu là nguồn tự nhiên.
2.4. Sự thay đổi điều kiện tự nhiên, KT-XH liên quan đến phát
triển sinh kế
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.2. Kinh tế xã hội liên quan đến phát triển sinh kế
Kinh tế huyện có sự chuyển dịch tích cực đúng hướng kéo theo giá
trị sản xuất trong nội bộ ngành thủy sản trong giai đọan từ 2012 - 2016
của huyện đạt khá cơ cấu giá trị sản xuất ngành nuôi trồng tăng lên đáng
kể năm 2012 chiếm 47,8% trong ngành thủy sản lên 71,4% năm 2016,
tăng thêm việc làm nâng cao thu nhập cho các hộ nuôi trồng thủy sản phát
triển sinh kế, các mặt xã hội phát triển như: giáo dục đào tạo nghề đời

sống tinh thần bộ mặt nông thôn được cải thiện, nhân dân tin tưởng yên
tâm lao động sản xuất.
2.4.3 Tài sản sinh kế hộ
- Vốn con người: Số lượng lao động có ảnh hưởng đến doanh thu
của hộ, số lao động ít nhiều đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ.
Qua số liệu khảo sát nhóm hộ có từ 1 đến 2 lao động là 119,2 triệu
18


đồng/năm, hộ có 3 lao động là 143,1 triệu đồng/năm, hộ có từ 4 lao động trở
lên thì thu nhập bình quân hộ là 215,5 triệu đồng/năm. Qua đó cho thấy hộ có
lực lượng lao động dồi dào thì có mở rộng diện tích sản xuất, thâm canh tăng
năng suất và sản lượng nhiều hơn và tạo ra nhiều doanh thu hơn nhóm hộ ít
lao động.
- Vốn tự nhiên: Diện tích nuôi trồng là một trong những tư liệu sản
xuất của ngành nuôi trồng thủy sản, một yếu tố đầu vào quan trọng của
quá trình sản xuất thủy sản, quy mô diện tích có ảnh hưởng đến hiệu quả
nuôi trồng.
- Vốn tài chính: Vốn trong sản xuất kinh doanh của hộ là biểu hiện
bằng tiền là tư liệu sản xuất. Trong quá trình phát triển và mở rộng sản
xuất của hộ rất cần có vốn, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản QC,
QCCT, TC; các hộ nuôi tôm.
- Vốn vật chất: Cơ sở vật chất, hạng tầng tương đối đồng bộ nhưng
tính liên kết giữa các vùng thiếu chặt chẽ như: nuôi trồng thủy sản với chế
biến thu mua, du lịch, trồng trọt..
- Vốn xã hội: Các hộ nuôi trồng học hỏi kinh nghiệp, hỗ trỡ sản xuất
theo truyền thống nhỏ lẻ, mamh mún, tính tổ chức chưa cao, thiếu các tổ
đội sản xuất phát triển chuỗi sản xuất.
2.4.4. Mối tương quan giữa nguồn lực và chiến lược sinh kế
2.4. 5. Đa dạng sinh kế trong nuôi trồng thủy sản

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP, PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ
BỀN VỮNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN NGA SƠN,
TỈNH THANH HÓA
3.1. Bối cảnh chung
Xu hướng chung của thời đại trong quá trình phát triển kinh tế bền
vững trong nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng; trước
tác động của thiên tai và BĐKH và môi trường ô nhiễm.
19


3.2. Xu hướng tác động của BĐKH và thiên tai đến NTTS tỉnh
Thanh Hóa và huyện Nga Sơn.
3.3.Thách thức từ sức ép canh tranh và hội nhập
Bên cạnh những cơ hội, cũng còn nhiều thách thức đặt ra đối với
hàng hóa nông sản tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng
khi thực hiện các Hiệp định FTA thế hệ mới.
Tuy đã đạt được kết quả quan trọng, nền kinh tế của huyện đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm bị phân tán,
khả năng cạnh tranh thấp, chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên; chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng.
3.4. Thách thức do bản thân nội tại của nền kinh tế huyện:

3.5.Quan điểm phát triển mô hình sinh kế bền vững
Phát triển sinh kế bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp
lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế, Phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí cơ bản để đánh giá mô hình sinh kế
bền vững là sự phát triển sinh kế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
và nâng cao chất lượng môi trường sống.

3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao nguồn vốn sinh kế
* Vốn tự nhiên:
Các sinh kế ven biển chủ yếu là các sinh kế phụ thuộc vào các nguồn
tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với thời tiết, khí hậu. Các hệ thống tự
nhiên, khi được quản lý tốt, có thể giảm khả năng tổn thương của con
người đối với rủi ro khí hậu và đem lại các lợi ích về phát triển như giảm
nghèo đói và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Vốn xã hội: đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng ở cấp
cộng đồng; đó là một quá trình trao đổi kiến thức về các kinh nghiệm hiện
tại với nhau, đồng thời kết hợp kinh nghiệm đó với thông tin khoa học kỹ
thuật.
20


- Vốn tài chính: Việc người dân được chuẩn bị sẵn sàng về tài chính
là điều cốt lõi để tránh những tổn thất trước mắt và lâu dài do biến đổi khí
hậu gây ra. Xét trên khía cạnh sinh kế, tăng khả năng tiếp cận các nguồn
lực tài chính (từ ngân hàng, người thân, bạn bè,…).
- Vốn vật chất: Phát triển cơ sở hạ tầng cứng như xây dựng hệ
thống đê và kè, cung cấp nhà ở, cấp nước, nâng cấp hệ thống đường giao
thông,… có thể giúp bảo vệ và chống lại nhiều loại rủi ro do khí hậu gây
ra. Ví dụ, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông và cảnh báo sớm được
xây dựng tốt sẽ giúp sơ tán nhanh chóng người dân khi có bão.
- Vốn con người: Người nghèo ít có khả năng quản lý rủi ro vật chất
và rủi ro tài chính nhất và cũng ít có khả năng đưa ra các quyết định dài
hạn nhất. Cuộc sống của họ do vậy sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự biến
đổi của khí hậu.
*Một số kiến nghị
Trên cơ sở phân tích thực trạng nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga Sơn
luận văn vừa đề xuất và kiến nghị sau:

- Cấp tỉnh:
+ Tăng mức đầu tư vốn ngân sách Nhà nước tỉnh hàng năm cho
chương trình phát triển NTTS để hỗ trợ đầu tư một số hạng mục cơ sở hạ
tầng cho các dự án NTTS công nghiệp, dự án chuyển đổi từ sản xuất khác
sang NTTS.
+ Xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm và đặt ra
những hình phạt nặng với các hành vi vi phạm các quy định về VSATTP.
Khuyến khích việc hình thành các hệ thống kiểm tra chất lượng..chú ý đến
việc liên kết phát triển kinh tế.
+ Cần có chế độ bảo hiểm cho các hộ NTTS. Có được chính sách
này, người nuôi thủy sản sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên
tai, dịch bệnh, góp phần duy trì sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Huyện:
21


+ Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng NTTS
một cách hợp lý.
+ Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến ngư, đến
từng tiểu vùng, từng cơ sở nuôi trồng để bổ sung, hoàn chỉnh công
nghệ trong nuôi trồng và chuyển nhanh các tiến bộ kỹ thuật đến tận người
nuôi.
+ Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục
vụ cho phát triển NTTS lâu dài và bền vững.
+ Chính sách hỗ trợ tài chính, thị trường, quản lý thức ăn
+ Tổ chức tổng kết nhân rộng các mô hình
- Cấp xã:
+ Tăng cường quản lý đất đai, tránh hiện tượng sản xuất tự phát, lấn
chiếm đất công; tổ chức quá trình sản xuất của nhân dân theo đúng quy

hoạch và chấp hành theo các quy định của Nhà nước.
+ Các xã cần chủ động đấu mối, phối hợp với các cơ quan ngành cấp
huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương mình, chi tiết đến từng vùng, ao, đầm nuôi.
+ Tập trung chỉ đạo dồn đổi ruộng đất, tạo ra mảnh thửa lớn phù hợp
với ô đầm và phù hợp trong nuôi trồng thủy sản.
+ Tạo điều kiện khuyến khích các hộ nông dân, các doanh nghiệp
khai thác có hiệu quả quỹ đất, mặt nước đầu tư phát triển NTTS.
+ Làm tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý môi trường, ngăn
chặn việc xây dựng chồng trại chăn nuôi thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng
thủy sản, xâm phạm hành lang kênh cấp, thoát nước, đổ rác thải, chất thải
xuống kênh.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương phát triển NTTS
đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được tổ chức thực hiện.
- Đối với hộ:

22


+ Tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao kiến thức
quản lý cũng như kỹ thuật nuôi trồng. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy
trình kỹ thuật, công tác quản lý chăm sóc ao nuôi, kịp thời phát hiện ra các
hiện tượng khác thường để nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp
thời nhằm hạn chế dịch bệnh đối với vật nuôi, tránh để xảy ra lây la trên
diện rộng.
+ Không sử dụng các hoá chất, thuốc và thức ăn có hàm lượng
các chất vượt quá giới hạn cho phép nằm trong danh mục cấm sử dụng.
+ Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, chủ động
tìm kiếm thông tin trên sách báo, tạp chí, ti vi, đài, internet…
+ Thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải trước khi đổ ra môi

trường để hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của dân cư xung quanh vùng nuôi.
+ Thay đổi tập quán cũ - tập quán sản xuất, nuôi trồng truyền thống,
mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô nuôi trồng các con có giá trị kinh tế cao.
+ Liên doanh, liên kết các hộ sản xuất với nhau, giữa các hộ sản xuất
với doanh nghiệp tạo thành thị trường rộng lớn, ổn định sản xuất, tăng thu
nhập cho hộ.
KẾT LUẬN
1. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế trong
tỉnh Thanh Hóa và huyện Nga Sơn thì nghề NTTS nơi đây cũng được chú ý
đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả thể hiện sản lượng và giá trị luôn
tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước góp phần thay đổi cơ cấu kinh
tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa
đói giảm nghèo.
Phát triển nuôi trồng thủy sản, làm kinh tế biển là một bộ phận cấu
thành nền kinh tế quốc dân. Hộ nuôi trồng thủy sản vừa là một đơn vị kinh
tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. Vì vậy
phát triển kinh tế biển ổn định sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân là
hoạt động quan trọng nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân.
23


Để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, xây dựng
xã hội công bằng văn minh thì việc nghiên cứu các giải pháp phát triển các
mô hình sản xuất bền vững cho hộ NTTS huyện Nga Sơn là việc làm có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
- Luận văn đã phân tích thực trạng về các nguồn lực sinh kế, tìm ra
một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho hộ đó là:
trình độ chuyên môn của chủ hộ, sức khỏe và việc làm của lao động. Các
hộ thừa lao động nhưng thiếu việc làm; đất đai nhỏ lẻ, manh mún; thiếu

vốn sản xuất, nhất là vốn tín dụng; khó tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật sản
xuất mới; chưa nắm bắt kịp thời thông tin thị trường... đang là những khó
khăn làm hạn chế đến việc duy trì sinh kế bền vững mà các hộ trên địa
bàn huyện Nga Sơn gặp phải.
2. Sự phát triển NTTS của huyện chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có của vùng và còn chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững.
Sự mất cân đối giữa các loài nuôi (ở đây chủ yếu là nuôi tôm), hạn chế
tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái, đồng thời chứa ẩn nhiều rủi
ro. Phát triển NTTS còn mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ làm
ảnh hưởng tới các ngành khác và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Các
yếu tố kỹ thuật nuôi trồng chưa được chú trọng đúng mức. Các hoạt động
dịch vụ còn kém phát triển làm mất cân đối trong nội bộ ngành thuỷ sản.
Công tác tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập.
3. Hiện nay cơ hội và tiềm năng của phát triển NTTS của huyện Nga
Sơn còn rất lớn, tuy nhiên để tận dụng được chúng ta cần: 1) Giữ vững
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; 2) Quy hoạch và quản lý chặt
chẽ vùng nuôi; 3) ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới
vào NTTS và làm tốt công tác bảo quản sau thu hoạch; 4) Đẩy mạnh
công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng đồng
nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh; 5)
Đổi mới, hoàn thiện chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà
nước đối với NTT.
24



×