Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Các bài thơ vần về hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.8 KB, 51 trang )

PHẦN 1: HỌC HÓA NHỜ THƠ.

Bài ca hóa trị I[1]
Kali (K), iốt (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với bạc (Ag) , clo (Cl) một loài
Là hoá trị ( I ) hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg) , kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O) , đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C) ,silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II , III nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ IV
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
-the end-


Bài ca hóa trị II[2]
Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời


Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên

Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
-the end-


Dãy điện hóa[3]
Dãy điện hóa O sau khử trước
Phản ứng theo quy tắc anpha,
Nhưng cần phải hiểu sâu xa
Trước sau ý nghĩa mới là thành công.
Kali, Can, Nát tiên phong
Ma, Nhôm, Măng, Kẽm tiếp không chịu hèn
Crom, Sắt đến Niken,
Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân.
Hidro, Bạc, Đồng, Thủy ngân,
Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau
Ba kim loại mạnh đứng đầu,
Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”
Khí bay, muối lại gặp kiềm,
Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi.
Các kim loại khác dễ rồi,
Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau.
Với axit nhớ bảo nhau:
Khử được hát cộng (H+) phải đâu dễ dàng
Từ Đồng cho đến cuối hàng,
Sau hidro đấy, chẳng tan chút nào.
Vài lời bàn bạc đổi trao,
Vun cây “Vườn hóa” vui nào vui hơn
Các bạn có thể nhớ dãy điện hóa của kim loại:
Không nói li biệt chiều mưa ấy

Mắt dời phương cũ nhớ thương chờ
Hỏi có biết ai hay phố vắng
(K Na Li Ba Ca Mg Al
Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb
H Cu Bi Hg Pt Au)
Chín nhớ mười thương vào tận mơ
Hoặc:
Khi nào bạn cần may áo giáp sắt nên sang phố hỏi cửa hàng á phi âu.
-the end


Bài thơ tính tan[4]
Nguyễn Anh Khoa.
Bazơ những chú không tan.
Đồng, nhôm, crom, kẽm,mangan,sắt, đồng.
It tan là của canxi.
Magie cũng chẳng điện li dễ dàng.
Muối kim loại I đều tan.
Cũng như nitơrat và “nàng” hữu cơ.
Muốn nhớ thì phải làm thơ.
Ta làm thí nghiệm bây giờ thử coi.
Kim loại I ta biết rồi.
Những kim loại khác ta moi ra tìm.
Photphat và nước đứng im.
Sunfat một số im lìm trơ trơ.
Bari, chì với “S-r”.
It tan gồm bạc, “chàng khờ” canxi.
Còn muối clorua thì.
Bạc đành kết tủa anh chì cố tan (khác muối Br-, I-).
Muối khác thì nhớ dễ dàng.

Gốc SO32- chẳng tan chất nào. (trừ kim loại I)
Thế còn gốc S2- thì sao( giống CO32-)
Nhôm không tồn tại, chú nào cũng tan.
Trừ đồng, thiếc, bạc, mangan.
Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì.
Đến đây thì đã đủ thi.
Thôi thì chúc bạn ngày nào cũng vô.
-the end-


Em là cô gái nitơ. [5]
Em là cô gái nitơ.
Tên thật azot anh ngờ làm chi.
Không màu cũng chẳng vị gì.
Sự cháy thì chẳng duy trì trong em.
Cho dù không giống oxygen.
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai.
Nhà em ở chu kì hai.
Có năm electron ở ngoài bao che.
Mùa đông cho tới mùa hè.
Nhớ ô thứ bẩy, nhớ về thăm em.
Bình thường em ít người quen.
Người ta cứ bảo em trầm thế thôi.
Cứ như dòng họ khí trơ.
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành.
Tuổi em mười bốn xuân xanh.
Ai mà tính chuyện yến oanh làm gì.
Thế rồi năm tháng trôi qua.
Có anh bạn trẻ oxi gần nhà.
Bình thường anh chẳng lân la.

Đến khi giống tố đến nhà tìm em.


Gần lâu rồi cũng nên quen.
Nitơ oxit sinh liền ra ngay.
Không bền nên chất khí này.
Bị oxi hóa liền ngay tức thì.
Thêm một nguyên tử oxi.
Thêm màu nâu đậm, chất nào đậm hơn.
Bơ vơ cuộc sống cô đơn.
Thủy tề thấy vậy bắt luôn về nhà.
Gọi ngay hoàng tử nước ra.
Ghép luôn chồng vợ thật là chết thay.
Hồn đau bốc khói lên đầu.
Nên tim em chịu chua cay trăm bề.
Đêm giông tố rét tràn về.
Oxy chẳng được gần kề bên em.
Cũng vì dòng họ phi kim.
Cho nên cô bác hai bên bực mình.
Bỏ em đơn độc một mình bơ vơ.
Em là cô gái nitơ.
Lâu nay em vẫn mong chờ tình yêu.
-the end-

Duyệt qua bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học[6]:


Chi nhớ chữ cái đầu nha :
1. Phân Nhóm chính nhóm II :
- Bệnh Mà Còn Sung Bạo

- Bé Mất Ca Sợ Ba Rầy
- Bình Minh Chim Sẻ Bay Ra.
-Bé mua canxi xong bé ra.
2. Phân Nhóm chính nhóm VII :
- Fiền Con Bé Ít Ăn
3. Phân Nhóm chính nhóm I :
- Lâu Nay Không Rảnh Coi Phim
4. Phân Nhóm chính nhóm VII :
- Hình Nàng Anh Không Xé Rách
5. Phân Nhóm chính nhóm VI :
6. Chu kỳ I
- Làng Bé Bự Có Nhà Ông Flo
7. Chu kỳ II :
- Nàng Mà Anh Si Phải Sắp Chết
8. Chu Kỳ III :
- Không Cầm Súng Ta Vào Cầm Mảnh Sắt
- Khi Cần Sữa Thú Vật, Cứ Mang Súng
Bạn nào đang học bảng tuần hoàn có thể đọc bài thơ sau để dễ nhớ. Chỉ cần
học 20 nguyên tố đầu là đủ rồi
" Hoàng hôn lặng bờ bắc
Có nhớ ở phương nam
Nắng mai ánh sương phủ
Song cửa ai không cài.........."
-the end-

Cách học Nguyên tử khối một số nguyên tố


Cách I
Hidro là 1

12 cột Các bon
Nito 14 tròn
Oxi trăng 16
Natri hay láu táu
Nhảy tót lên 23
Khiến Magie gần nhà
Ngậm ngùi nhận 24
27 Nhôm la lớn
Lưu huỳnh giành 32
Khác người thật là tài
Clo ba nhăm rưỡi(35,5)
Kali thích 39
Canxi tiếp 40
Năm nhăm Mangan cười
Sắt đây rùi:56
64 đồng nổi cáu
Bởi kém kẽm (Zn) 65
80 Brom nằm
Xa Bạc (Ag) 108
Bari buồn chán ngán
(137) Một ba bẩy ích chi
kém người ta còn gì!
Thủy ngân (Hg) hai linh mốt(201)
Còn tôi,đi sau rốt.........
-the end-

Cách II


Hiđro số 1 khởi đi

Liti số 7 ngại gì chí trai
Cacbon bến nước 12
Nitơ 14 tuổi ngày hoa niên
Oxi 16 khuôn viên
Flo 19 lòng riêng vương sầu
Natri 23 xuân đầu
Magie 24 mong cầu mai sau
Nhôm thời 27 chí cao
Silic 28 lòng nào lại quên
Photpho 31 lập nên
32 nguyên tử khối tên Lưu huỳnh
Clo 35,5 tự mình
Kali 39 nhục vinh chẳng màn
Canxi 40 thẳng hàng
52 Crom chuỗi ngày tàn phải lo
Mangan song ngũ(55) so đo
Sắt thời 56 đừng cho trồng trềnh
Coban 59 cồng kềnh
Kẽm đồng 60 lập nền có dư
Đồng 63,6
Kẽm 65,4
Brom 80 chín thư riêng phần
Stronti 88 đồng cân
Bạc 108 tăng lần số sai
Catmi một bách mười hai(112)
Thiếc trăm mười chín(119) một mai cuộc đời
Iot 127 chẳng dời
Bari 137 sức thời bao lâm
Bạch kim 195
Vàng 197 tiếng tăng chẳng vừa

Thủy ngân 2 bách phẩy 0 thừa(200,0).
Chì 2 linh 7(207) chẳng ưa lửa hồng
Rađi 226 mong
Bismut 2 trăm linh 9 cứ trông cậy mình(209)
Bài thơ nguyên tử phân minh
Lòng này đã quyết tự tin học hành
-the end-


Hidro[8]
Đầu xóm có anh hidro.
Một hôm nào đó viết thư tỏ tình.
Phòng riêng lạnh lẽo một mình.
Nhìn gương chỉ thấy bong mình trong gương.
Hidro tỏ ý muốn thương.
Làm sao lỡ để đôi đường cách xa.
Sớm đào tối mận lân la.
Hidro thường đến thăm nhà em luôn.
Thấy em vẫn tỏ ý buồn.
Rủ luôn anh sắt cùng trường ra chơi.
Anh sắt miệng lưỡi nhất đời.
Đến chơi hôm ấy thì trời nóng ran.
Đưa lời khuyên nhủ hỏi han.
Bảo em lên sánh cùng chàng hidro.
Chuyện tình hẹn hò mấy khi.
Để người nhìn ngó làm chi cho phiền.
Từ đấy chồng thảo vợ hiền.
Cùng em ra đồng để lúa tốt xanh.
Đừng quên em nhé các anh.
Amoniac chính danh chất này.

Đành rằng em có mùi khai.
Làm phân bón ruộng chẳng ai phiền lòng.


-the end-

Tính chất hóa học của nhóm Halogen [9 ]
Tính chất chung chính là oxi hóa
Nhận 1e nên số oxi hóa là 1 âm
Trừ Flo các halogen khác còn cần
Số oxi hóa dương: 1, 3, 5, 7
Các axit từ HF đến HI có phải
Mạnh nhất là chàng nhóc HI không?
HF kia tính axit yếu xìu
Nhưng hắn làm thủy tinh tiêu tan đó bạn
Các kim loại bị HCl phá có hạn
Chỉ những kim loại đứng trước H thôi
Bạc halogenua kết tủa bạn biết rồi
Trừ dung dịch AgF, nhưng CaF2 thì kết tủa.
-the end-


Natri[10]
Để anh kể em nghe
Chuyện 1 kim loại kiềm
Đã làm nên muối biển
Biển mặn mòi
Natri đã thành tên
23 là khối lượng
Mềm,trắng,nhẹ hơn nước

Phổ biến trong tự nhiên.
Là 1 kim loại kiềm
Nên hoạt động mãnh liệt
Em ơi,khó tìm kiếm
Na đơn chất đâu
Xút ăn da không màu
Oxi trắng dễ tạo
Halogen chẳng khác
Phi kim tác dụng ngay
{Và nhớ nhé điều này
Trừ khí trơ ra đấy}
Natri thật dễ tính


Tạo các muối đều tan
Hợp chất nhiều vô vàn
Quan trọng trong cuộc sống
-the end-

Axit gì? [11]
1.Axit gì nhận biết
Bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
Tạo kết tủa trắng phau.
2. Axit gì cùng sắt
Tạo muối sắt hai, ba
Tùy điều kiện dung dịch
Còn làm sắt trơ ra.
3. Axit gì làm tan
Cả kim loại bạc, đồng...

Phi kim photpho, than...
Dù dung dịch đậm nhạt.
4. Axit gì không bền
Có tên, không thấy mặt
Điều chế muối cho kiềm
Cùng oxit tương tác.
5. Axit gì có tên
Thông thường thì không gọi
Tính chất bạn đừng quên
Là axit rất yếu!
6. Axit gì mà... béo
Không no nữa mới hay
Thủy phân dầu vừng, lạc...
Thu được axit này.


7. Axit gì em nhỏ
Ba anh lớn cùng chị
Thân mang clo nguyên tử
Hơn, kém một oxi?
8. Axit gì tan nhiều
Tính axit, tính khử
Cả hai cùng mạnh đều
So những chất cùng họ?
9. Axit gì thuốc nổ
Lại còn điều lạ hơn:
Có thể điều chế nó
Từ hợp chất tính thơm.

10. Axit gì hai lần

Tan trong nước một ít
Điện li chỉ một phần
Lại là chất khí độc.
11. Axit gì đa chức
Có trong nước quả chanh
Vắt ra thêm đường ngọt
Uống giải khát ngon lành.
12. Axit gì tinh thể
Đun nóng lại chuyển mình
Loại dần phân tử nước
Đổi sang dạng thủy tinh.
13. Axit gì gốc no
Phân tử hai nhóm chức
Ứng dụng điều chế tơ
Trùng ngưng cùng chất khác.
14. Axit gì đứng đầu
Trong dãy chất đồng đẳng
Có trong kiến vàng nâu
Đốt đau ran buốt nóng.
15. Axit gì đầu bảng
Phân hủy dần lúc khan


Nên cần được bảo quản
Bỏ vào nước cho tan.
16. Axit gì bạn ơi
Lên men từ rượu nhạt
Thiếu nó xin đừng mời
Những món ngon: nem, chả.


Đáp lời anh hỏi
Cám ơn anh hỏi về axit
Em trả lời xem biết đến đâu.
1. Clohiđric kể đầu
Nó làm quỳ tím chuyển màu, đó anh
Bạc nitrat kết tủa nhanh
Trắng phau, bột trắng, hiền lành thế thôi.
2. Sunfuaric khi mà nguội, đặc
Sắt cho vào cũng mặc, trơ ra
Lúc đặc, nóng tạo sắt ba (III)
Còn khi pha loãng lại là sắt hai (II).
3. Tiếp theo nitric thật tài
Khi dùng cẩn thận kẻo "ai" bị phiền
Đồng thả vào bị tan liền
Lưu huỳnh, than cũng chẳng yên chút nào.
4. Cacbonic lại không bền
Ấy là axit có tên, không hình
Muốn điều chế muối lấy kiềm
Hấp thụ oxit sẽ liền thành công.


5. Axit có tên ít dùng
Vì chúng rất yếu nên không tủi buồn
Thông thường vẫn gọi phenol
Axit phenic "tên cúng cơm" xưa rồi.
6. Oleic béo... không no
Dầu vừng, dầu lạc... sẽ cho chất này
Thủy phân phản ứng... kiềm đây
Rồi proton hóa muối ngay, mới thành.
7. Oxi axit thưa anh

Bốn chàng một dãy thuộc ngành clo
Em út tiền tố hipo
Cùng tên anh kế clorơ đi kèm.
(HClO, HClO2, HClO3, HClO4)
8. Xét trong họ halogen
Hiđro axit ta đem so tài
Tính axit mạnh, khử oai.
Iot hiđric chẳng sai có đều.
9. Axit thuốc nổ ở đâu
Họ "thơm" phải nhớ, mặc dầu chẳng thơm
Điều chế được từ phenol
Tên picric anh còn hỏi chăng.
10. Khí độc axit hai lần
Trong nước tan ít, một phần điện li
Sunfuhiđric chứ gì
Trứng ung mùi thối ta thì không quên.
11. Axit xitric dễ tìm
Ba chức axit lại thêm rượu cùng
Nước đường thêm chút giọt chanh
Mùa hè giải khát ngon lành lắm thay.
12. Octophotphoric đây
Tinh thể trong suốt có ngày nước đi
Chuyển piro dạng khử nhì
Meta dạng cuối khác gì thủy tinh.
13. Ađipic mang trong bình
Gốc no, hai chức để dành chế tơ
Điamin vẫn đợi chờ
Đồng trùng ngưng đấy, nên thơ muôn đời.
14. Khoảng ba thế kỉ nay rồi



Đã biết fomic trong loài kiến nâu
(Trong dãy đồng đẳng đứng đầu)
Kiến đốt nọc ngấm buốt đau ran người.
15. Pecloric hỡi anh ơi
Axit mạnh nhất em thời chưa quên
Bảo quản trong nước cho tan
Đặc nóng dễ nổ, khi khan hủy dần.
16. Men giấm thoáng rộng ra quân
Chế axetic từ phần rượu non
Làm cho men, chả thơm ngon
Vị chua hấp dẫn mùi thơm chào mời.
(Theo Hóa Học Vui - NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật)
-the end-

Khí gì? [11]
1. Khí gì có tính độc
Là thành phần khí than
Vẫn thường được ứng dụng
Trong ngành luyện thép gang?
2. Khí gì có tên gọi
Từ mặt trời mà ra
Khí hiếm nhưng chẳng thiếu
Trong vũ trụ bao la?
3. Khí gì mang tên nước
Ở khu vực Á châu
Cao su được tổng hợp
Từ khí đó khởi đầu?
4. Khí gì tan trong nước
Ăn mòn được thuỷ tinh

Dung dịch có ứng dụng
Để khắc chữ khắc hình?
5. Khí gì mà phân tử
Có mối liên kết đôi


Một chút dùng kích thích
Quả xanh đã chín rồi?

6. Khí gì muốn bảo quản
Phải đậy kín nắp bình
Vì hễ nắp bật mở
Là khí khác hình thành?
7. Khí gì mà dung dịch
Có tính chất khử trùng
Tráng gương cho nhiều bạc
Nhưng lại ít được dùng?
8. Khí gì đem phơi nắng
Cùng lượng khí clo
Phản ứng xảy ra mạnh
Kèm theo tiếng nổ to?
9. Khí gì ai không biết
Tưởng là anh ma trơi
Bập bùng ngoài nghĩa địa
Vào những đêm tối trời?
10. Khí gì gặp nước nóng
Có phản ứng tức thì
Tạo ra một chất mới
Giải phóng khí oxi?



-the end-

Nguyên tố gì? [12]
1. Nguyên tố nào muối mang vị chát
Lênh đênh giữa trùng khơi mà nghe biển hát
Nhiệt độ thường tương tác oxi
Với hơi nước phải đun lên nhá?
2. Nguyên tố nào đi vào cổ tích
Thắm duyên nhau bởi một miếng trầu
Muối chế biến theo công trình xây dựng
Cũng có khi nằm lát đường tàu?
3. Nguyên tố nào kim loại trắng xanh
Trắng lên sắt cho nó khỏi rỉ
Muối Clorua ngoài không khí
Trong y khoa dùng để khử trùng?
4. Nguyên tố nào lỏng nhiệt độ thường
Hòa tan được nhiều kim loại
Nó được dùng trong nhiều loại máy
Điều hòa áp suất, bơm khuếch tán chân không?
5. Nguyên tố nào nhiều giữa biển đông
Lửa màu vàng khi nung đèn khí
Điện phân muối này để điều chế
Hidroxit nó dễ ăn da?
6. Nguyên tố nào cho cây kết trái đơm hoa


Muối khai thác để làm phân bón
Nó khử tan thủy ngân tạo ra hỗn hống
Nó có trong thuốc tím rửa rau hằng ngày?

7. Nguyên tố nào tạo nhiều hợp kim khác nhau
Con người biết từ thời thượng cổ
Làm dây điện, máy và công cụ
Ôxit làm men, làm kính lục, xanh?
8. Nguyên tố nào ít gặp đơn chất tự nhiên
Nhiều ở quặng sunphua, dạng muối
Làm cốc uống nước thì lợi rất nhiều
Nước có ion của nó dùng để tiệt trùng?
-the end-

Đố bạn nguyên tố gì
1.Nguyên tố nào pha hợp kim nhôm
Tăng độ bền khả năng dẫn điện
Mài sang thủy tinh bằng oxit bốn
Tạp chất trong vônfram dát mỏng hơn nhìu
2.Nguyên tố nào trong lò phản ứng làm giàu
Đạt khối tới hạn gây ra vụ nổ
Mỹ ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử
Gây thương vong mấy chuc vạn người
3.Nguyên tố nào lặng tiếng im hơi
Thời gian dài mới biết là chất bán dẫn
Phân nhóm chính nằm trong nhóm bốn
Nhà hóa học Vinkle tìm thấy lối ra
4.Nguyên tố nào nguyên tử chỉ cho
Electron nhường nguyên tố khác
Khối lượng riêng gấp gần sáu lần của nước
Ba ngàn độ xê nó được đun sôi
5.Nguyên tố nào hợp chất độc lắm đi thôi
Làm thuốc sát trùng, trừ sâu diệt gián
Đơn chất pha vào chì làm đầu đạn

Muối sunfua chế biến thành sơn


6.Nguyên tố nào thuộc phân nhóm chính nhóm năm
Làm kim loại mềm tăng thêm độ rắn
Dùng trong y khoa, dùng làm cao su tốt lắm
Hòa thiếc cùng chì chế biến hợp kim
7.Nguyên tố nào oxit cùng chì oxit chế thủy tinh
Hợp chất nó dùng nhuộm màu của sứ
Hợp chất cũng dùng mà điều chế
Thuốc y khoa với mỹ phẩm làm đẹp cho đời
8.Nguyên tố nào không độc hại con người
Nên nó được làm đồ dung giải phẫu
Tỷ khối nước mười sáu phẩy sáu
Có hai từ lắp bắp thành tên
9 Nguyên tố nào phân nhóm chính nhóm ba
Thêm vào hợp kim đồng làm tăng độ bền dưới biển
Hợp chất với nhiều phi kim có tính bán dẫn
Pha vào bạc làm độ sang khỏi bị mờ
10 Nguyên tố nào Kruc tìm ra
Năm một ngàn tám trăm sáu mốt
Hợp kim nó với chì và thiếc
Có tính bền axit rất cao
11 Nguyên tố nào nó được xếp vào
Họ Lanta do I. Gadioin tìm được
Cách đây hơn hai trăm năm trước
Chính là người đất nước Phần Lan
12 Nguyên tố nào thêm vào vonfram
Làm dây tóc bong đèn tăng thêm tuổi thọ
Gần đây mới điều chế được kim loại đó

Hút khí làm nhỏ dây vonfram
13 Nguyên tố nào ứng dụng giống uran
Người tìm ra E. Mac Milan - người Mỹ
Sôi ở hai ngàn ba trăm ba lăm độ
Với hidro nguyên tố này có hóa trị ba
14 Nguyên tố nào dung chế động cơ
Làm máy bay và thay được thép
Oxxit bốn làm men công nghiệp
Dùng sản xuất sơn trắng ( vô cơ)
15 Nguyên tố nào muối cứng bất ngờ
Làm bột đánh bong và dao cắt kính
Hợp kim nhôm bền hơn dưói biển
Kim loại làm vật liệu kĩ thuật hạt nhân


16 Nguyên tố nào dung trong phương pháp rongen
Phổ ký để chế kính nhìn xa viễn vọng
Phân nhóm titan nó ttong nhóm bốn
Năm tìm ra một chín hai hai

Đáp án:
1 Nguyên tố Xeri dung để chế hợp kim nhôm. Thêm xeri vào
làm tăng độ dẫn điện của nhôm và độ bền cơ học tốt hơn. Tạp chất
xeri trong vonfram làm cho nó dễ dát mỏng hơn. Xeri (IV) dung mài
sang thủy tinh quang học.
2 Nguyên tố uran. Trong tự nhiên uran gặp ở 3 dạng đồng vị.
Uran235 có khả năng tự phân rã vì vậy đươc dung làm nhiệt hạt nhân
trong là phản ứng hạt nhân, được làm giàu bằng cách tăng nồng độ .
Nếu đạt tới khối lượng gọi là khối lượng tới hạn thì xảy ra phản ứng
dây truyền và gây nổ hạt nhân.

Năm 1945 Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử làm bằng nguyên tố
uran xuống hai thành phố của Nhật làm chết hang trăm ngàn người vô
tội.
3 Nguyên tố gecmani : Được nhà hóa học Đức Vinkle tìm ra
năm 1886. Người không tìm thấy ứng dụng của nó trong thời gian dài.
Nhưng ngày nay nó là một chất bán dẫn chính. Nó thuộc phân nhóm
chính nhóm 4 người ta gọi là phân nhóm gecmani.
4 Nguyên tố vanadi : thuộc phân nhóm phụ nhóm 5. Những
nguyên tử của các nguyên tố vanadi chỉ cho electron trong các phản
ứng hóa học. Khối lượng riêng là 5,87 gần gấp 6 lần nước. Nhiệt độ
sôi là 3000oC
5 Nguyên tố asen : Tất cả các hợp chất của asen đều rất độc. Vì
thế nó dung để sát trùng, diệt sâu bọ côn trùng có hại. Một lượng asen
rất nhỏ thêm vào chì để điều chế đạn chì. Assen sunfua dung để chế
sơn
6 Nguyên tố stibi: có tính chất quí là làm tăng độ rắn của kim
loại mềm. Nó dung làm hợp kim với thiếc và chì cũng như một số kim
loại khác. Hợp chất của stibi dung trong công nghiệp cao su và trong y
học.
7 Nguyên tố bitmut : bitmut oxit cùng với chì oxi dung để chế
thủy tinh quang học. Bitmut hydroxyl nitrat dung để nhuộm màu sứ .


Hợp chất của bitmut dung để điều chế thuốc trong y khoa và mỹ phẩm
làm đẹp cho đời.
8 Nguyên tố tanta: là nguyên tố có hai từ tan nói lặp lại thành
tên. Tantan không có tác dụng độc hại lên tế bào sống vì vậy nó dung
chế tạo những dụng cụ giải phẫu. Khối lượng riêng của tantan là
16,6(g/cm3).
9 Nguyên tố indi: Thêm indi vào các hợp kim của đồng làm

tăng độ bền của chúng dưới tác dụng của nước biển. Thêm indi vào
bạc làm tăng vẻ sang của bạc ngoài không khí ngăn không cho nó mờ
đi. Hợp chất của indi với nhì phi kim loại khác có tính bán dẫn.
10 Nguyên tố tali: Tali được V .Kruc người anh tìm ra 1861.
Hợp ki của tali với thiếc chì có tính bền axit cao. Chịu được hỗn hợp
các axit sunfuric, clohidric và nitric.
11 Nguyên tố ytri: do I. Gadolin người Phần Lan tìm ra 1794.
Ytri được xếp vào trong các nguyên tố họ lantan. Các hợp chất của
scandi, ytri, lanta và lantanoit mới được biết từ đầu thế kỉ 19, ytri
dung chế những hợp kim có tính chất từ và điện đặc biệt.
12 Nguyên tố thori: Thori (IV) oxit được Becxeliut tìm ra năm
1828 nhưng thori kim loại thì mới được điều chế gần đây. Thêm một
lượng nhỏ thori vào vonfram sẽ làm tăng tuổi thọ của dây tóc bong
đèn. Vì thori hut các khí làm mòn nhanh dây tóc bong đèn.
13 Nguyên tố plutoni: Có ứng dụng cho những mục đích như
uran 235 E. Mac Milan người Mỹ tìm ra 1940. Nhiệt độ sôi của
plutoni là 3235oC. Hợp chất của plution có hóa trị ba
14 Nguyên tố titan: titan ở phân nhóm phụ nhóm 4. Titan luyện
trong chân không trở nên rất dẻo có thể cạnh tranh được với thép
trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy bay, chế tạo động cơ, vì nó nhẹ
hown thép gần một lần rưỡi và có lớp oxit bảo vệ. Titan còn làm sơn
trắng titan (sơn vô cơ), làm men trong công nghiệp đồ gốm.
15 Nguyên tố ziconin : Ziconin thêm vào thép làm tăng độ cứng
của thép, có thể dung làm dao cắt kính và làm bột đánh bong. Thêm
vào nhôm làm cho nhôm bền hơn dưới tác dụng của nước biển.
Ziconin kim loại được dung làm vật liệu cấu trúc trong kỹ thuật hạt
nhân
16 Nguyên tố hafoni: Hafoni được Khevesi và Kotte người Đan
Mạch tìm ra năm 1922. Là nguyên tố luôn kèm theo ziconin, rất khó
tách nó ra khỏi nguyên tố này. Người ta dung ziconin rất khó tách nó

ra khỏi nguyên tố này. Người ta dung ziconin trong phương pháp
rơnghen phổ ký để chế tạo kính viễn vọng.


Hoàng Thị Trường Giang lớp 11a1 truờng thpt số 2 Quảng
Trạch - Quảng Bình.

Hidrocacbon[13]
Hidrocacbon no tuổi 22 nhớ nhé.
Vừa có nối đôi vừa đủ hidro.
Không tham gia vào phản ứng cộng bao giờ.
Chỉ có cháy và clo hay thế.
(CH4+CO2 → CO2 +H2O.
CH4+Cl2 → CH3Cl +HCl.)
Nhiệt độ cao chúng phân thành hai vế.
CH4 → C +2CH2
Đứng trước kiềm, axit chúng làm ngơ.
Không làm nước brom thuốc tím phai mờ.
Bởi no đủ nên không hay hoạt động.
Etilen đứa em cùng dòng giống.
Kém chị vừa hai tuổi một nối đôi.
Nhưng tính tình đanh đá lôi thôi.
Làm thuốc tím mất màu, brom phai sắc.
Rất thích cộng và cũng hay trùng hợp.
Bởi chưa no nên hoạt động hơi nhiều.
Axetilen tuổi mười tám đương yêu.
Bắt cá bắt cá ba tay nên không bền vững.
Lửa yêu thương trên ba nghìn độ nóng.
Vừa đủ oxi nên bị nổ tan tành.
Làm brom thuốc tím mất màu nhanh.

Gặp chàng hidro em quay về tính chị.
Nhựa PVC khó gì đâu em nhỉ.
Clorua vinyl trùng hợp mà nên.
Nhớ tên các hidrocacbon:


Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng.
(Metan, Etan,Propan, Butan, Pentan, Hecxan,Heptan, Octan,
Decan)
-the end-

Cân bằng phương trình hóa học. [14]
Ba đồng tám loãng hai no.
Một đồng bốn đặc cho ra khí màu.
(3Cu+8HNO3loãng→3 Cu(NO3)2 + 2NO+4H2O.
Cu+4HNO3đặc →Cu(NO3)2 + 2NO+2H2O.)
Ap dụng với kim loại hóa tri II.
-the endĐôi lời bình luận về hóa học. [15 ]
Ngày xưa có câu :Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
Ngày nay hóa học nói: Chồng ba vợ một ắt vàng cũng tan.
Điều này được giải thích:
3HCl + 1 HNO3 → NOCl + Cl2 + H2O
Clo nguyên tử sinh ra sẽ tác dụng với vàng(Au) tạo ra AuCl3.
Với Pt cũng xảy ra tương tự.
Lưu ý:
Với tỷ lệ 4:1 thì vẫn xảy ra nhưng tạo phức axit HAuCl4 và H2PtCl6
(đối với Pt)
HCl +AuCl3 → HAuCl4
Với tỷ lệ 3:2 thì không thể xảy ra.
Thái Nguyên 28.8.2010. HOÀNG THỊ LAN

LỚP HÓA 42A-ĐHSP THÁI NGUYÊN.
-the end-


×