Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM 2017 CỰC HÓT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.81 KB, 30 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ KHOA HỌC LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN

Trong hệ thống giáo dục ở trường Trung học cơ sở, môn Lịch sử có vai trò
quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hóa, tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức và năng lực hành động. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được
cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì
thông qua môn học Lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của
một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Bên cạnh đó,
nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới
quan khoa học.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan
điểm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học sử nhận thức được
sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong
kiến thức.
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Rèn
luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp
thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc
sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử…
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN

Trong thực tế, giảng dạy Lịch sử là môn học có kiến thức liên môn nhiều,
song có lẽ có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều
nhất là mối quan hệ giữa Lịch sử và Văn học. Trước hết Lịch sử đề cập đến nhiều
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức Văn học vào
trong giờ dạy Lịch sử là điều không thể thiếu được. Nếu như Văn học thường mô


tả những sự kiện bằng hình tượng thì Lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con
số, sự kiện, nhân vật cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của học
sinh. Đã có không ít tác phẩm văn học tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử như:
“Hịch tướng sĩ”, “Cáo bình Ngô”, “Hoàng Lê nhất thống chí” hay “Chiếu dời
đô”... là những minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa Lịch sử và
Ngữ văn.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ
nhưng hiện nay việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một
thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử.
Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Nhìn
1


lại các con số thống kê các năm gần đây về điểm số môn Lịch sử qua các kỳ thi
Đại học và Tốt nghiệp THPT hoặc như số lượng học sinh đăng ký môn thi tự chọn
Lịch sử trong kỳ thi THPT năm qua, chúng ta không thể phủ nhận chiều hướng đi
xuống của môn Lịch sử.
Vì vậy, làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học Lịch sử, phát huy tính
tích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức. Thiết nghĩ có
rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên. Vậy trong
khuôn khổ bài viết nhỏ này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ trong việc xây dựng
hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh bằng cách vận dụng, lồng ghép kiến thức
Văn học vào bài giảng Lịch sử 7
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cả hai môn Ngữ văn và Lịch sử nhiều
năm, nhất là Lịch sử 7, trong quá trình thực hiện chương trình, tôi thấy tính ưu việt
của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những
phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ
qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp
nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Tích hợp liên môn Ngữ văn trong
dạy- học Lịch sử lớp 7”

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Để giải quyết đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương
pháp sau :
- Phương pháp thu nhập, xử lí thông tin, tài liệu
- Phương pháp phân tích vấn đề
- Phương pháp so sánh đối chiếu vấn đề
- Phương pháp thử nghiệm thực tế
- Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề
- Phương pháp sưu tầm sử liệu.
- Phương pháp thể nghiệm trên lớp.
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Giáo viên và học sinh khối lớp 7
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Lịch sử lớp 7 trường THCS

PHẦN 2. NỘI DUNG
I. VAI TRÒ VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÍCH HỢP LIÊN MÔN NGỮ VĂN
TRONG LỊCH SỬ
1. VAI TRÒ

Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến
thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để
2


thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo
nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn
học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên
sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Giữa Văn học và Sử học có mối liên hệ khăng khít. Các trích đoạn thơ văn
có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học

sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Các tác phẩm văn học bằng
những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học,
góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học
tập của học sinh. Kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp
cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn Ngữ văn trong Lịch sử giúp cho giờ
học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học
sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực
của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng
ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức
vấn đề một cách thấu đáo. Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong
quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới
học đường với thế giới cuộc sống.
“Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử loài người mà chúng
ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay” (SGK
Lịch sử 6 – trang 3 – NXB Giáo dục năm 2002). Như vậy, qua khái niệm trên
chúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng.
Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm.... mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát hoá
để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại,
nhân vật..... Để làm được điều đó ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học
(hiện vật, văn tự cổ....) thì việc sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rất
lớn trong việc “dựng lại” lịch sử
2. THỰC TRẠNG:

2.1. Thuận lợi
a. Đối với giáo viên:
- Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy
những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về

những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy
tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên
gọi cụ thể mà thôi. Vả lại đa phần giáo viên được đào tạo Văn- Sử cũng là một
thuận lợi cho công việc này
3


- Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn
là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động
học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên
quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
- Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới
về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó có dạy học tích hợp liên
môn. Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà
soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
- Môi trường "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích
hợp, liên môn.
- Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ
hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp liên môn.
b. Đối với học sinh:
- Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào
quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục
phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường
về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi
trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông...
- Trong sách giáo khoa Lịch sử 7 nói riêng và Lịch sử nói chung đã có sự lồng

ghép kiến thức liên môn trong đó (dù chưa được nhiều)
2.2. Khó khăn
Tuy nhiên, để đưa kiến thức liên môn vào hoạt động dạy học dễ dẫn tới quá tải
trong giờ học, điều đó đi ngược lại với chủ trương dạy học giảm tải, tinh giản nội
dung. Mặt khác, dạy học tích hợp thường gặp khó khăn chung như việc đổi mới tổ
chức dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đó là nhiều
học sinh chưa có thói quen về tư duy phản biện nên khi được chuyển giao nhiệm
vụ học tập thường làm việc hình thức, không phát huy được khả năng hợp tác trong
nhóm. Đấy là khó khăn mang tính khách quan. Còn yếu tố người thầy thì sao ?
a. Đối với giáo viên:
Chúng ta từ lâu đã quen dạy học bám theo SGK của Bộ và phân phối chương
trình cấp trên chỉ đạo. Thực hiện như vậy là thực hiện Quy chế chuyên môn. Trước
yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, đổi mới đối với
người giáo viên trước hết là đổi mới khâu tổ chức dạy học, sau đó là đổi mới
phương pháp qua từng hoạt động lên lớp và tiếp là đổi mới kiểm tra đánh giá theo
4


định hướng năng lực chuẩn đầu ra nhằm cho học sinh biết vận dụng kiến thức ở
trường để giải quyết tình huống thực tiễn. Quả là khó khăn và thử thách. Về thói
quen, nhiều thầy cô chúng ta cũng mới chỉ đi trước học sinh một bước. Có lẽ cần
mạnh dạn đổi mới, không nên gò bó trong khuôn khổ quy chế chuyên môn !
Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo
chủ đề tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội
dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc
hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung
của phương pháp dạy tích hợp liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội
dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực
học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. Đặc
biệt khó khăn hơn cho những giáo viên chỉ được đào tạo một mình môn Lịch sử.

Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì
không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
b. Đối với học sinh:
Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này,
đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học
sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy
định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh
kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ) như môn Lịch sử.
Do đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều
khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn Lịch sử,
không còn hứng thú với việc học tập môn Lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn.
Bởi vì, sử học ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của học sinh. Tìm hiểu nguyên nhân của
hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường).
Trong đó một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy
sử còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng nề nên thiếu sự thu hút đối với học sinh.
Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp,
tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.... thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa
nguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp
dẫn hơn.
c. Chương trình, sách giáo khoa:
- Chương trình: thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn
đến sự trùng lặp một số kiến thức giữa các cấp học.
- Sách giáo khoa :
5



+ Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề
bồi dưỡng năng lực, tạo hứng thú cho học sinh.
+ Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm
không thực sự cần thiết cho thực tế vẫn được đưa vào.
+ Nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử,
chiến tranh, cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với
văn học, khoa học khác…
II. CÁCH THỨC TÍCH HỢP NGỮ VĂN TRONG LỊCH SỬ
1. VỚI GIÁO VIÊN :

Đối với môn lịch sử với chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá
trình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan
chặt chẽ với hiểu biết trí thức về nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học
tự nhiên…. là yêu cầu quan trọng.
Việc dạy học liên môn Ngữ văn trong dạy học lịch sử thực hiện tính kế thừa
trong nhận thức quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại, giúp
cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống nhất, nhận
thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diện của
lịch sử. Dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên bộ môn lịch sử phải có kiến thức vững
về bộ môn, nắm các kiến thức văn học có liên quan tới nội dung bài học. Đòi hỏi
học sinh phải có vai trò tích cực chủ động huy động những kiến thức đã học liên
quan bài học để hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử đồng thời ôn tập củng cố
tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn rèn luyện các kỹ năng thực hành vận
dụng thông minh trong học tập.
Việc dạy học liên môn trong Lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ có
những kiến thức vững chắc về bộ môn Lịch sử mà còn phải nắm những nội dung,
chương trình bộ môn Ngữ văn (có kiến thức cơ bản về môn được tích hợp).
Tích hợp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối
tiết học. Tránh biến môn Lịch sử thành môn Ngữ văn hay các môn học khác. Giáo
viên cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến

bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và
giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh các địa chỉ tích hợp kiến thức Ngữ văn
trong tiết học để học sinh có sự chuẩn bị. Tốt nhất là các kiến thức nằm trong
chương trình các em đã được học.
2. HỌC SINH

Học sinh có vai trò tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên
môn, vì ở các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một

6


sự kiện. Các em được ôn tập củng cố, tổng hợp ở mức cao hơn và được vận dụng
thông minh trong học tập.
Một trong những việc làm cần thiết đối với học sinh là các em cần phải tìm
hiểu kiến thức liên môn trước mỗi tiết học thật chu đáo để có sự hỗ trợ tốt nhất cho
giáo viên
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI TÍCH HỢP LIÊN MÔN

* Bước 1: Tìm hiểu chương trình, SGK môn Ngữ văn, chọn các nội dung có liên
quan đến bộ môn Lịch sử khối lớp mình đang dạy.
Như đã trình bày ở trên, trong chương trình, SGK các môn học khác có rất
nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch sử - nhất là môn Ngữ văn,
Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật . . . Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK các
môn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử là việc làm
cần thiết không những phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử của giáo viên mà còn
giúp học sinh liên tưởng, củng cố các kiến thức của các môn học khác.
*Bước 2: Xác định một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử:
Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động,

hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện,
một nhân vật, một hiện tượng lịch sử để dễ dàng đưa kiến thức lịch sử đến với học
sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá
trị văn học.
- Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật
lịch sử đang học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Thứ ba: Trước khi sử dụng, giáo viên cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ
những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ
tích, ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ
lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng. Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa
vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng
nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn
học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang
học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với
nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí,
lôgíc.... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
*Bước 3: Xác định địa chỉ tích hợp và chủ đề giáo dục tích hợp ở từng bài Lịch sử
cụ thể.
Địa chỉ tích hợp

Kiến thức liên môn và chủ đề tích hợp

1.
7


2.
3.

*Bước 4: Tiến hành tích hợp theo cách sau:
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ
những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học
thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái
quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ
hội lịch sử).
Thứ tư: Giới thiệu về một số tác giả, tác phẩm văn học trong thời kỳ lịch sử
tương ứng hoặc khái quát nội dung tác phẩm văn học đó
III. CÁC NỘI DUNG TÍCH HỢP TRONG TỪNG BÀI CỤ THỂ Ở LỊCH SỬ 7
Sau đây là một số nội dung tích hợp trong mỗi bài dạy cụ thể. Tuỳ vào nội
dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể lựa chọn,
sử dụng các nội dung sao cho phù hợp.
Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung
đại ở Châu Âu
- Giáo viên giải thích cụm từ “Văn hóa Phục hưng” và giới thiệu ngắn gọn về
phong trào này
- Giới thiệu về nhà soạn kịch vĩ đại trong phong trào này: U. Sếch-xpia
- Khi đề cập đến nội dung của các tác phẩm trong thời kỳ này, giáo viên có thể
minh họa bằng tác phẩm nổi tiếng “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” để thấy được giá trị
nhân văn cao cả của bi kịch này là sự hóa giải thù hận giữa hai dòng họ
Bài 4 : Trung Quốc thời PK
- Phần 2, khi nói về Trung Quốc thời Tần, giáo viên có thể kể một số mẩu chuyện
nhỏ về Tần Thủy Hoàng
- Khi dạy về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: Giới thiệu về thơ Đường ở
Trung Quốc và một số nhà thơ như: Lý Bạch, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Vương Xương
Linh, Vương Duy và Bạch Cư Dị
Giới thiệu một số tác phẩm thơ Đường các em đang được học trong chương
trình Ngữ văn 7 (có thể cho học sinh đọc và khái quát nội dung tác phẩm đó) như:

+ Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch)
+ Vọng Lư sơn bộc bố (Lý Bạch)
+ Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ)
8


+ Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương)
Tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du kí”, “Hồng lâu
mộng”…đã chuyển thể thành những bộ phim yêu thích
Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
- Phần văn hóa Ấn Độ: Giáo viên có thể giới thiệu cho HS sơ lược về hai bộ sử thi
nổi tiếng là: “Ma-ha-bha-ra-ta” và “Ra-ma-ya-na”
+ “Ma-ha-bha-ra-ta“là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ,
cuốn thứ hai là “Ra-ma-ya-na”. Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta đã trở thành nguồn
cảm hứng cho các thi nhân, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa và
những công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền văn học - nghệ thuật Ấn Độ và
những nước chịu ảnh hưởng của nền văn học - nghệ thuật này. Tục ngữ Ấn Độ có
câu: "Cái gì không tìm thấy ở trong Ma-ha-bha-ra-ta thì cũng không thể tìm thấy
được ở Ấn Độ".
+ “Ra-ma-ya-na” được cho là sáng tác bởi Van-mi-ki và được viết bằng văn vần
vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Ma-ha-bha-ra-ta nhưng lại kể về chuyện
xảy ra trước thời đại của Ma-ha-bha-ra-ta. Ra-ma-ya-na đã song hành cùng lịch sử
dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể
của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư
tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân
loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Van-miki đã nói: "chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn
làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi".
Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
- Về Ngô Quyền:
+ GV kể về việc Ngô Quyền xây thành Cổ Loa và truyền thuyết dân gian vùng đất

Cổ Loa kể lại rằng: Ngô Vương Quyền khi đóng đô ở đây đã cho trồng cây đa ở
trước am thờ Mỵ Châu và cho đào cái giếng nước ở trên của đền. Người dân vùng
này còn truyền tụng những câu cửa miệng: "Cây đa nghìn tuổi", "giếng nước nhà
Ngô".
+ Những câu thơ, câu đối ca ngợi công lao của Ngô Quyền:
"Vương nghiệp khởi nghiệp Loa Thành, trường biên thanh sử.
Chiến công lưu Đằng thủy, cộng mộc hồng ân"
nghĩa là: "Vương nghiệp bắt đầu từ Loa thành lưu mãi trong sử sách. Chiến công
lưu lại trên sông Đằng, trong đó có ân phúc của loài cây"
- Về Đinh Bộ Lĩnh: Ngoài các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều
tác phẩm nổi tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh tiêu biểu như: Cờ lau dựng nước, Trận
chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, truyền thuyết sông
Hoàng Long, truyền thuyết con ngựa đá, bóng cờ lau, Giao châu thất hùng...
9


Trong đó có tác phẩm đã được chuyển đổi thành phim nhựa như "Trận chiến trong
thung lũng", "Hoàng đế cờ lau" và "Đinh Tiên Hoàng đế". Trong dân gian, Đinh
Bộ Lĩnh còn được xưng tụng với những tên gọi: anh hùng Vạn Thắng Vương, Đại
Thắng Minh Hoàng đế... Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca
tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học:
"Bé thì chăn nghé, chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua"
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê:
- Khi giáo viên giới thiệu về kinh đô Hoa Lư: Người Việt muốn khẳng định kinh
đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc qua câu đối:
"Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo"
"Hoa Lư đô thị Hán Tràng An".

- Văn học thời Đinh – TIền Lê chưa phát triển, sử sách ghi lại hai tác phẩm tiêu
biểu thời kỳ này là bài thơ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận đối đáp với sứ Tống và bài
từ khúc của sư Khuông Việt tiễn sứ Tống ra về năm 987. Lê Quý Đôn có lời ca
ngợi hai ông: "Sư Thuận thơ ca làm sứ Tống kinh sợ, Chân Lưu có từ khúc vang
danh một thời"
Bài 10 : Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
- Phần 1. Sự thành lập nhà Lý: Giáo viên giới thiệu về “Chiều dời đô”(sẽ học ở
Ngữ văn 8), bám vào trích đoạn ở sách giáo khoa để phân tích ưu thế của thành Đại
La so với vùng đất Hoa Lư
“ … Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất,
được thế rồng cuộn hổ ngối, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông
sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân
cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp
đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.”
- Khi giới thiệu về kinh thành Thăng Long, giáo viên có thể đọc một số đoạn thơ
viết về Hoàng thành Thăng Long để gợi lại không khí xưa như bài thơ “Đứng
trước Hoàng thành” của Lê Trường Hưởng:
Bâng khuâng đứng trước Hoàng Thành
Dấu xưa cung điện triều đình nơi đây
Cổ vật như muốn tỏ bày
Tổ tiên oanh liệt dựng xây cơ đồ
Vương triều nhà Lý dời đô
10


Rồng vàng rực rỡ đợi chờ bay lên
Ngàn năm Tổ quốc vững bền
Giang sơn một giải nối liền Bắc-Nam
Bao lần chống giặc ngoại xâm
Bao lần biến cố thăng trầm đổi thay

Nước non vẫn nước non này
Khí thiêng sông núi toả đầy chốn xưa
Thinh không xào xạc gió đưa
Tưởng như Ngự giá cũng vừa đi qua
Quân reo ngựa hí xa xa
Người xưa đánh giặc bài ca hào hùng
Nghìn năm hào khí Thăng Long
Còn đây dòng máu Lạc Hồng vẻ vang
Hoàng Thành ghi dấu sử vàng
Bồi hồi đứng trước mơ màng chuyện xưa...
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
- Ở nội dung phần 2 (II): Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt giáo viên
có thể sử dụng thơ ca để minh họa, nhấn mạnh bài “Nam quốc sơn hà”:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Giáo viên cần đọc minh họa khổ thơ trên và phân tích cho học sinh thấy bài
thơ đã có tác dụng một phần làm cho quân giặc càng thêm hoang mang lo sợ, mặt
khác còn động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ .
Bài 12: Đời sống kinh tế- văn hóa
- Khi nói về văn học thời Lý, giáo viên nhấn mạnh một đặc điểm ngôn ngữ quan
trọng là văn tự được viết bằng chữ Hán nên chủ yếu chỉ có các tầng lớp vua, quan,
nhà sư mới có đủ trình độ uyên bác để sử dụng chữ viết và sáng tác thơ văn.
Có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như Mãn
Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm... Các nhà sư đời Lý đã
góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học cổ Việt Nam
- Giới thiệu một số tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này như:
+ “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn,
11



+ Cùng với “Chiếu dời đô”, bài thơ “Nam quốc sơn hà” - bản “tuyên ngôn độc
lập” đầu tiên được coi là của Lý Thường Kiệt (?) cũng là một trong những áng văn
bất hủ khẳng định chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt
+ Các tác phẩm thơ văn của các nhà sư còn lưu lại như Thiền uyển tập anh, Hoàng
Việt thi văn tuyển, trong đó nổi bật lên các bài Vô tật thị chúng của thiền sư Viên
Chiếu, Sinh lão bệnh tử của Diệu Nhân ni sư, Cáo tật thị chúng của Mãn Giác
thiền sư, Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư...
Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII
- Kể một số tích về Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh trong truyện của
Lạc Mai
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỷ XIII)
- Ở cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên: Khi nói về sự
chuẩn bị của vua tôi nhà Trần, giáo viên chú ý nhấn mạnh một số vấn đề có liên
quan đến văn học:
+ Giới thiệu tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” kể về tấm gương nhỏ tuổi, yêu
nước Trần Quốc Toản
+ Giới thiệu về “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, đọc một số đoạn để minh
họa về tội ác của giặc hay để khích lệ tinh thần các tướng sĩ:
“Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi
gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều
mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất
Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam
Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném
cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.”
->Làm nổi bật tội ác của quân Mông- Nguyên
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt
đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho
trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin

làm.”
-> Lòng căm thù giặc của chủ tướng Trần Quốc Tuấn
“Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà
không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức;
nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà
làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng
gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản
nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích
rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì
cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành
12


mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ
con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu
giặc; chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù. Chén rượu ngon không thể làm
cho giặc say chết; giọng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa
tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào !”
->Chỉ rõ đúng, sai và khích lệ tinh thần yêu nước ở các tướng sĩ
+ Với thắng lợi ở lần 2, chúng ta có thể dùng bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của
Trần Quang Khải để khái quát:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
- Ở lần thứ ba chống quân Nguyên, giáo viên có thể đưa vào các ngữ liệu văn học
sau:
+

“Sông nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan ...”

+ Bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng
năn 1288:
Núi như kình ngạc phân đôi đoạn
Đất tựa kích đao rải ngổn ngang
Hai chống hàng trăm, trời yểm trợ
Nhiều nên hào kiệt, đất tiềm tàng
Hay bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu
Bài 15: Sự phát triển kinh tế- văn hóa thời Trần
- Thơ thời Trần như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn (học ở Ngữ văn 8); Phò
giá về kinh của Trần Quang Khải, Thiên Trường vãn vọng của vua Trần Nhân Tông
(học trong chương trình Ngữ văn 7), Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
(học ở cấp III)
- Ngoài ra còn có: Hồng Đức Quốc âm thi tập; Quốc âm thi tập
Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV
- Khi nói về sự suy sụp của nhà Trần, giáo viên có thể trích dẫn một số câu thơ để
minh họa:
Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu
13


…Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi
- Các cải cách của Hồ Quý Li: Trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam,
nhân vật Hồ Quý Ly là một trong những tên tuổi có nhiều bàn cãi nhất.
Nguyễn Trãi làm quan thời Hồ và sau này theo Lê Lợi chống quân Minh. Khi
đi thuyền đến cửa biển Thần Phù (Thanh Hoá) ông làm đến bốn bài thơ cảm
khái về công nghiệp của nhà Hồ. Trong bài “Quan hải” (Khoá cửa biển) ông

viết: “Anh hùng di hậu kỉ thiên niên” (Anh hùng để hận mấy nghìn năm).
Trong bài “Qua Thần Phù hải khẩu” có câu: “Giang sơn như tạc anh hùng
thệ/Thiên địa vô tình sự biến đa” (Non sông trơ đó anh hùng vắng/Trời đất
lòng nào sự biến kinh). Vậy là trong tâm cảm nhà thơ, nhà chính trị Nguyễn
Trãi, Hồ Quý Ly là một anh hùng.
Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân
Minh đầu thế kỷ XV
- Phần nói về chính sách cai trị của nhà Minh, đặc biệt là tội ác của chúng, Nguyễn
Trãi đã viết trong “Bình Ngô đại cáo”:
“Vì họ Hồ chính sự phiền hà,
Để đến nổi lòng người oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà lại bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.”
Hay:

“Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập,
thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát, tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
14


Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi
Thần người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha.”
Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427)
- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: Trong “Bình Ngô đại cáo” có viết:
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Hay: Cao nhất là núi Lam Sơn/ Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra ...
- Giới thiệu về Nguyễn Trãi với tư cách là một nhà quân sự và là một danh nhân
văn hóa, tác giả của bài “Bình Ngô đại cáo”
- Trong những năm đầu hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa, nghĩa quân Lam Sơn
gặp rất nhiều khó khăn nhưng nghĩa quân đã chiến đấu rất bền bỉ. Điều đó cũng
được lột tả thật chân thực và sinh động trong những câu thơ:
Vừa khi cờ khởi nghĩa mới dấy lên,
Chính lúc thế giặc đương rất mạnh.
…Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi huyện quân không một đội.
Bởi trời muốn thử thách ta, để trao mệnh lớn,
Nên ta càng mài ý chí, quyết vượt gian nguy.
- Khi chuyển quân vào Nghệ An, nghĩa quân đã giành được nhiều thắng lợi vang
dội, thay đổi cục diện trận chiến:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

- Trận Tốt Động- Chúc Động cũng được miêu tả hết sức lẫy lừng:
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
15


- Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão
của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược hơn những lời thơ
của Nguyễn Trãi:
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
… Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.”
…Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
- Để tổng kết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nêu bật ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi
nghĩa, bài cáo có đoạn viết:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

…Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ:
- Phần kinh tế thời Lê sơ, để thấy được sự phát triển, giáo viên có thể minh họa
bằng một số câu đồng dao sau:
"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang
...Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa trổ đầy đồng trâu chẳng thèm ăn
- Văn học thời Lê sơ không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi và những tác phẩm
bất hủ của ông. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc chuẩn bị
tìm hiểu tư tưởng nội dung tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi, tôi hướng dẫn các
16


nhóm về nhà tìm hiểu bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi – thiên anh hùng ca
tuyệt vời, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu
nước thương dân là tư tưởng chủ đạo trong “Bình Ngô đại cáo” nói riêng, các tác
phẩm văn học của Nguyễn Trãi nói chung.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hoặc

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”

Đó cũng chính là tư tưởng thời đại. Trên cơ sở đó giúp các em nhận thức được
cả cuộc đời vì nước vì dân. Ông là anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng lớn, tâm hồn và
sự nghiệp của ông là vì sao sáng. Năm 1980 ông được phong tặng Danh nhân văn
hoá thế giới.
- Giáo viên cũng nên giới thiệu về Lê Thánh Tông- vị vua xuất sắc nhất của triều
Lê sơ. Ông cũng chính là người đã sáng lập ra hội Tao Đàn và để lại một di sản thơ

văn phong phú, đồ sộ
Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:
- Nói về hai cuộc chiến tranh phong kiến Nam- Bắc triều, chiến tranh TrịnhNguyễn và sự phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài, giáo viên cũng có thể vận dụng
các câu thơ:
+

Lê còn thì Trịnh cũng còn
Lê mà sụp đổ, Trịnh không vẹn tuyền

+

Luỹ Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.

+

Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy

Bài 23: Kinh tế- văn hóa thế kỷ XVI-XVIII
- Để minh họa cho sự phát triển của các làng nghề và phường nghề thủ công ở
Đàng Trong và Đàng Ngoài, chúng ta có một số câu ca như:
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…”
(Ca ngợi làng gốm Bát Tràng)
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
(Giới thiệu làng nghề làm giấy ở Yên Thái)

17


- Ở phần II- Văn hóa: khi dạy về văn học, có một số ngữ liệu có thể tích hợp cho
học sinh như:
+ Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ này và tóm lược nội
dung cơ bản (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…). Nguyễn Bỉnh Khiêm được
xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển ngôn ngữ thi ca dân tộc kể từ sau
thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới
thời Nguyễn Du. Hai tập thơ của ông là Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và Bạch
Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại
Việt Nam.
- Giáo viên giới thiệu một số truyện của Trạng Lợn, Trạng Quỳnh để học sinh về
nhà tìm đọc:
+ Nguyễn Quỳnh (1677- 1748), một người có tính cách trào phúng nên được nhiều
người yêu mến gán cho danh xưng Trạng Quỳnh. Là một ông Trạng thông minh có
nhiều giai thoại liên quan đến việc đả kích chế độ phong kiến thời chúa Trịnh. Các
tác phẩm của ông như: Giỏi từ trong bụng mẹ, Quan lớn, Đệ nhất danh họa…
+ Trạng Lợn: Cũng như nhiều nhân vật khác như Trạng Quỳnh hay Ba Giai-Tú
Xuất, Trạng Lợn xuất hiện như một nhân vật trào phúng, đả kích những thói hư tật
xấu của bọn quan lại. Ngoài ra, Trạng Lợn còn là một nhân vật khôi hài bởi ngoài
những câu chuyện đả kích như nói ở trên còn có những câu chuyện không phải có
mục đích đả kích mà chỉ để mua vui, khiến ngườiđọc có thể ngả nghiêng cười. Có
thể thấy, Trạng Lợn là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của truyện cười
Việt Nam. Các truyện: Trạng “nguyên” hay trạng “dở”; Trạng Lợn xem bói; Mua
lợn; Bắt trộm…
Bài 25: Phong trào Tây Sơn:
- Giáo viên có thể sử dụng một phần kiến thức ở bài Ngữ văn lớp 9: “Hoàng Lê
Nhất thống chí” để làm nổi bật tinh thần chiến đấu quật cường của nghĩa quân Tây
Sơn. Bên cạnh đó phần nào cũng vạch rõ bộ mặt phản dân bất tài của bè lũ Lê

Chiêu Thống: “Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông
vua nào luồn cúi, đê hèn như vậy…”.
- Trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, thể hiện qua hình ảnh của người anh hùng áo vải
Tây Sơn với ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ nền độc lập dân tộc:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phẩn
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

18


+ Với thắng lợi lẫy lừng đó không thể không nhắc đến công lao to lớn của Quang
Trung –Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải mà chính vợ ông là công chúa Ngọc
Hân đã ghi lại sự nghiệp của chồng mình như sau :
“Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình”
Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
- Đời sống của nhân dân ta dưới triều Nguyễn được thể hiện rõ trong các câu thơ:
“Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng”
“Từ ngày Tự Đức làm vua
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri”
“Một ngày mà có ba vua
Vua sống vua chết, vua thua chạy dài”
Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ
XIX
- Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh một số tác phẩm của các tác giả thời kỳ
nhà Nguyễn, nhất là các tác phẩm học sinh được học trong chương trình:

+ Thơ Hồ Xuân Hương như “Bánh trôi nước” (học ở Ngữ văn 7)
+ Bà Huyện Thanh Quan: “Qua đèo Ngang”
+ Đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
(Giáo viên có thể đọc một số đoạn để minh họa)
IV. BÀI SOẠN MINH HỌA CHO NỘI DUNG TÍCH HỢP
1. THIẾT KẾ GIÁO ÁN VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà
là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện
trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục
đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp
thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung
khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh.
Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do
giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm
lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào
những kiến thức các bộ môn có liên quan.
19


Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung
và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo
ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của
học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri
thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.

Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải
chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp
để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí
các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng
riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích
hợp.
2. BÀI SOẠN MINH HỌA TÍCH HỢP LIÊN MÔN NGỮ VĂN TRONG LỊCH SỬ 7

Tiết 25- Bài 14 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: HS nắm được :
- Sự chuẩn bị cho việc xâm lược Đại Việt lần thứ 2 của quân Nguyên chu đáo hơn
so với lần một.
- Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn và quyết tâm cao, quân
dân Đại Việt đã giành thắng lợi vẻ vang.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ, tóm tắt diễn biến .
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân
tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước
B. Chuẩn bị:
- GV:
+ Bài soạn
+ Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1285).
+ Một số kiến thức văn học có liên quan (Tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng,
Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh)
- HS: Xem trước nội dung bài học, tìm hiểu về tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ
vàng” của Nguyễn Huy Tưởng và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
20



2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ
(1258)
3. Bài mới: Sau thất bại năm 1258 quân Mông Cổ vẫn không chịu từ bỏ âm mưu
xâm lược Đại Việt. Sau khi thôn tính được Nam Tống 1279 chúng ráo riết chuẩn bị
xâm lược nước ta.
Hoạt động của GV và HS
GV: Sau thất bại 1258 Mông Cổ vẫn
chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt,
1279 sau khi thôn tính xong Nam Tống.
Vua Mông Cổ lập ra nhà Nguyên. Vua
Nguyên là Hốt Tất Liệt ráo riết chẩn bị
xâm lược Chăm Pa và Đại Việt .

Nội dung cần đạt
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai
chống quân xâm lược Mông Nguyên
(1285)
1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại
Việt của nhà Nguyên.

GV xác định vị trí địa lý của Chăm Pa
trên lược đồ (Tích hợp Địa lý)
?Nhà Nguyên cho quân xâm lược Chăm - 1279 Vua Nguyên chuẩn bị xâm lược
Pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?( Làm Chăm Pa và Đại Việt
cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam
Trung Quốc.)
? Kế hoạch xâm lược của nhà Nguyên
đối với Chăm Pa và Đại Việt như thế

nào ?(Xâm lược Chăm Pa trước sau đó
mới đánh đại Việt)

- 1283 vua Mông Cổ cho 10 vạn quân
do Toa đô chỉ huy đánh Chăm Pa trước
nhưng thất bại.

?Tại sao Hốt Tất Liệt cho quân đánh
Chăm Pa trước? (Làm bàn đạp tấn công ->Kế hoạch dùng Chăm Pa làm bàn đạp
tấn công Đại Việt bước đầu bị tan rã
Đại Việt, tạo thế gọng kìm )
GV treo lược đồ giới thiệu
? Việc nhân dân Chăm Pa đánh bại cuộc
xâm lược của quân Nguyên có ý nghĩa
như thế nào đối với nước ta?
?Sau khi nghe tin quân Nguyên có ý
định xâm lược nước ta, nhà Trần đã làm
gì?

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Vua Trần triệu tập hội nghị ở bến Bình
Than bàn kế hoạch đánh giặc.

- GV gợi nhắc cho HS về tác phẩm “Lá
cờ thêu sáu chữ vàng” và người anh
hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản
Em có suy nghĩ gì về Trần Quốc Toản ?
21



( Yêu nước, tuổi nhỏ, chí lớn )
- Cử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo)
làm Quốc công tiết chế- chỉ huy cuộc
kháng chiến
- GV giới thiệu sơ qua về tác phẩm
“Hịch tướng sĩ”(Học ở Ngữ văn 8)

- Trần Quốc Tuấn soạn “Hịch tướng sĩ”
-> Để động viên, khích lệ tinh thần
chiến đấu trong quân đội

- GV đọc minh họa một số đoạn trong
bài Hịch và cho HS khái quát ý nghĩa
của từng đoạn
+ “Huống chi, ta cùng các ngươi…tai
họa về sau”->Tội ác của quân MôngNguyên
+ “Ta thường tới bữa quên ăn…nguyện
xin làm”->Lòng căm thù giặc của vị
chủ tướng

- 1285 mở Hội nghị Diên Hồng ở Thăng
? Hội Nghị Diên Hồng có tác dụng gì
Long.
đến việc chuẩn bị kháng chiến?(Khích
lệ tinh thần, khí thế chuẩn bị đánh giặc )
? Để chuẩn bị đánh giặc vua Trần còn
làm gì.

- Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông
Bộ Đầu, đóng giữ những nơi hiểm yếu


? Việc thích 2 chữ “sát Thát”của quân
lính thể hiện điều gì? (Thể hiện quyết
tâm cao độ của quân sĩ chống giặc
Nguyên).

-> Nhà Trần chuẩn bị kỹ lưỡng và chu
đáo, thể hiện tinh thần và quyết tâm
đoàn kết đánh giặc

GV dùng lược đồ hướng dẫn HS trình
bày diễn biến bằng lược đồ.

* Diễn biến

3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng
chiến.

Để xâm lược Đại Việt quân Nguyên huy - 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát
động lực lượng như thế nào? Nhận xét
Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.
lực lượng lần 2 so với lần 1?(Gấp 20
lần). Vì sao có sự chênh lệch đó ?(Ý đồ
xâm lược cho bằng được Đại Việt)
GV: Khi vua Trần cho quân lui về Vạn
- Quân ta sau vài trận đánh địch ở biên
Kiếp, vua Trần lo lắng nhưng Trần Quốc giới rút về Vạn Kiếp -> Thăng Long rồi
Tuấn khẳng khái: “ Nếu bệ hạ...”
về Thiên Trường
22



? Qua câu trả lời của Trần Quốc Tuấn
em hiểu gì về ông?(Kiên quyết đánh
giặc, tin vào sức ta)
GV: Thoát Hoan tập trung lực lượng tấn
công Vạn Kiếp. Trước thế giặc mạnh, ta
tiếp tục rút lui về Thăng Long rồi về
Thiên Trường. Để đảm bảo cho cuộc rút
lui ta bố trí những điểm chặn giặc ở
Thiên Mạc.
GV kể chuyện về Trần Bình Trọng bị
bắt, khi giặc dụ dỗ thì ông nói: “Ta thà
làm ma nước Nam chứ không làm
vương đất Bắc”, quân Nguyên tức giận
chém ông
? Em có suy nghĩ gì về câu nói và sự hi
sinh của Trần Bình Trọng ?
?Quân ta rút lui nhằm MĐ gì?
Khi quân Thoát Hoan vào T.Long chúng
vấp phải tình huống gì?( vườn không
nhà trống)
? Thoát Hoan có quyết định gì khi biết
Toa Đô đánh ra Nghệ An? Mục đích của
việc làm đó? (mở cuộc tấn công xuống
phía Nam nhằm tạo thế gọng kìm để
tiêu diệt quân ta)
Trước tình thế đó Trần Quốc Tuấn có
chủ trương gì ?
?Khi giặc lâm vào tình thế khó khăn

Trần Quốc Tuấn đã có quyết định gì ?

?Kết quả trận phản công của nhà Trần
như thế nào ?
? Em có suy nghĩ gì về việc Thoát Hoan
chui vào ống đồng chạy thoát thân?

->Bảo toàn lực lượng, tránh thế mạnh
của giặc lúc đầu và thực hiện kế sách
“vườn không nhà trống”.

- Cùng lúc Toa Đô từ Cham Pa đánh ra
Nghệ An, Thanh Hóa.
- Quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công
xuống phía Nam.
- Ta rút lui, Thoát Hoan phải rút về
Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu
lương thực trầm trọng.
- 5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ
chức phản công đánh bại quân giặc ở
nhiều nơi (Tây Kết, Hàm Tử, Chương
Dương).
*Kết quả: Quân giặc phần bị chết, phần
còn lại chạy về nước. Thoát Hoan phải
chui vào ống đồng khiêng về nước, Toa
Đô bị chém đầu.
23


?Vì sao ta giành được thắng lợi ?

*GV cho HS đọc bài thơ “Tụng giá
hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải và
yêu cầu khái quát nội dung (Tác phẩm
này HS đã được học trong Ngữ văn 7)
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
-> Chúng ta là những thế hệ đi sau, sống
trong hòa bình, phải bảo vệ những thành
quả của cha ông để đất nước bền vững
muôn đời
(Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh)
4. Hướng dẫn học bài:
- Thảo luận cuối bài: Nêu cách đánh của quân ta trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên lần 2?
+ Lúc đầu giặc mạnh rút lui để bảo toàn lực lượng chờ thời cơ quyết giành thắng
lợi. (Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu)
+ Cánh đánh “Vườn không nhà trống”
- Về nhà nắm các nội dung trong bài học theo các câu hỏi cuối tiết học
- Chuẩn bị phần III: Đọc kỹ bài học và trả lời các câu hỏi trong bài, tập chỉ lược đồ
- Tìm hiểu, sưu tầm một số bài thơ ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI
1. PHẠM VI SỬ DỤNG

- Những kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhiều trường,
thuộc nhiều vùng miền khác nhau
- Cùng phương pháp này có thể áp dụng cho các khối lớp khác trong bộ môn Lịch
sử THCS và THPT
2. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG


- Áp dụng cho giáo viên
- Áp dụng cho cả học sinh (với những kiến thức Ngữ văn mà HS đã học)
3. KẾT QUẢ

24


Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết
vận dụng hợp lý, người giáo viên Lịch sử sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có
tính hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận
dụng nguyên tắc liên môn Ngữ văn trong dạy học lịch sử nói riêng và liên môn nói
chung theo phương pháp tích hợp đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh
giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc vận dụng
phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp
cho bài toán học sinh quay lưng lại với lịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước,
tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ
đất nước. Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc
trong dạy học; gắn kết việc dạy học với thực tiển cuộc sống, làm cho học sinh
hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch sử.
Nhìn vào các bài kiểm tra đánh giá của học sinh, chúng ta có thể thấy rõ hiệu
quả của phương pháp này nhờ kích thích được hứng thú học tập từ các em. Đặc
biệt với xu thế hiện tại, các bài kiểm tra Lịch sử có lồng ghép kiến thức Ngữ văn
trong đó thì kinh nghiệm trên sẽ rất hữu dụng với học sinh
Đặc biệt, là một giáo viên dạy cả hai bộ môn Ngữ văn và Lịch sử, tôi nhận
thấy tác dụng qua lại giữa hai bộ môn rất lớn. Khi học các tác phẩm văn học, nhờ
sự hỗ trợ của Lịch sử mà học sinh nắm hoàn cảnh ra đời tốt hơn, các nội dung văn
học liên quan đến lịch sử cũng được các em phát hiện dễ dàng hơn. Đặc biệt là đối
với các tác phẩm văn học sử.
Thực tế cho thấy giảng dạy tích hợp liên môn đem lại lợi ích là kích thích

giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác
nhau để có một phông kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày
càng cao của dạy học hiện nay.
Quá trình tiến hành phương pháp dạy học liên môn, tôi đã tiến hành khảo sát
hai lớp: 7A6 (lớp thực nghiệm theo phương pháp tích hợp liên môn) và 7A4 (lớp
đối chứng) ở năm học 2015-2016 thông qua tiết kiểm tra viết. Kết quả như sau:

Lần KS

Tiết 21

Lớp

Sĩ số

7A4
7A6

Giỏi

Khá

TB

Yếu, kém

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

36

4

11.1

11

30.5

10

27.7

11

30.5


36

15

41.6

9

25

9

25

3

8.3

Kết quả tổng kết TBM của học sinh lớp 7A4 và 7A6 ở học kỳ I năm học
2015 – 2016 như sau:
25


×