Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.34 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
***
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN, CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH
TẾ
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số

: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Giáo viên hướng dẫn: PGS. NGUYỄN BẰNG TƯỜNG

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, trước tác động mạnh mẽ của xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đã trở thành xu thế tất
yếu của các quốc gia dân tộc trong quá trình phát triển. Đây là con đường đi phù
hợp với xu thế toàn cầu hóa, cho phép các nước tận dụng được các cơ hội và
điều kiện thuận lợi của quá trình toàn cầu hóa để phát triển kinh tế đất nước.
Nhận thức được tính tất yếu của HNKTQT đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,


hiện đại hóa của nước ta, Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị Về hội nhập kinh tế
quốc tế đã nêu rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị
thường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [21].
Quá trình HNKTQT vừa tạo cơ hội, thời cơ phát triển, vừa đặt ra những
thách thức không nhỏ, đặc biệt đối với các nước nghèo, kém phát triển. Tham
gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các nước đều phải đối mặt với
một thách thức là: làm thế nào để hội nhập mà vẫn giữ vững độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, duy trì ổn định chính trị trong nước, tăng thế và lực của mình
trên trường quốc tế. Thực tế đã cho thấy, con đường tất yếu để có thể vượt qua
được những thách thức đó là hội nhập kinh tế phải đi đôi với xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ.
Kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với HNKTQT không chỉ
xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị của một quốc gia, mà còn là đòi hỏi
của thực tiễn phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ sẽ cho phép chúng ta vừa khai thác được tiềm năng bên ngoài
lẫn trong nước, kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp của nền
kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, có giữ được độc lập tự chủ, mới duy trì được phát
triển bền vững, không bị hòa tan, không đánh mất mình trong điều kiện mở cửa,
HNKTQT. Đây là bài học kinh nghiệm thực tế không chỉ của riêng nước ta mà
còn của không ít quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hơn thế, giờ đây sự
nghiệp đổi mới của nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến


phức tạp, các lực lượng chống phá thường xuyên tìm cách ngăn cản, chống phá
chủ nghĩa xã hội (CNXH). Nếu không tạo dựng được một nền kinh tế độc lập tự
chủ, thì rất dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi
kéo, hoặc khống chế, ép buộc chúng ta phải thay đổi chế độ chính trị, đi chệch
quỹ đạo chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa xây dựng nền kinh

tế độc lập tự chủ và HNKTQT đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước ta hiện nay, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Đảng
ta đã nhấn mạnh nhiệm vụ: “gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Đây là hai nội dung có mối quan hệ biện
chứng với nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau: “Độc lập tự chủ về
kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; hội nhập kinh tế quốc
tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ” [22,
tr.166]. Việc kết hợp hiệu quả hai nội dung này trong thực tế là một bài toán
không hề đơn giản đối với các nhà hoạch định chính sách và cũng là mối quan
tâm của nhiều người làm công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay nhất
là trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO).
Việc nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ và HNKTQT không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý
nghĩa thực tiễn cấp bách đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả
chọn vấn đề: “Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài
viết của các tác giả từ nhiều góc độ khác nhau nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến đề tài như: Bộ ngoại giao, Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa


phương, Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà nội, 2000; Nguyễn Văn Ninh, “Hội nhập
quốc tế và độc lập tự chủ trong kinh tế", Tạp chí Cộng sản, 3/1998; Phan Doãn
Nam, “Lại bàn về hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 2/1999;

Nguyễn Mại, “Hội nhập kinh tế với thế giới: vấn đề và giải pháp” Tạp chí Cộng
sản, 5/2000; Lê Doãn Tá, “Toàn cầu hoá kinh tế hiện đại và sự hội nhập của các
nước đang phát triển - vấn đề đặt ra và cách tiếp cận”, Toàn cầu hoá: Phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
Lương Văn Tự, “Vượt lên những thách thức mới trong quá trình hội nhập kinh
tế thế giới”, Tạp chí Cộng sản, số 9/2002; Vũ Văn Họa, Vai trò của chính trị
trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội - 2002; Vũ Văn Phúc, “Xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số 3/2005; Trúc Lâm, “Hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam - Chặng đường mới”, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 121 - 2006; v.v...
Các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đây đã đề cập đến khá
nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau liên quan đến nội dung của đề tài như
vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
trong xu thế toàn cầu hóa, v.v… song nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt
Nam về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thực tế giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta thời gian qua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:


Luận văn tập trung phân tích mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta từ khi thực hiện đường lối đổi
mới đất nước (1986) đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế và phân tích thực trạng của việc giải
quyết mối quan hệ này ở nước ta thời gian qua, Luận văn đề xuất một số giải
pháp mang tính định hướng nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ này ở nước ta
hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giải quyết mối
mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc
tế trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng trong kết hợp giữa xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ đề ra trong luận văn, tác giả
quán triệt và tuân thủ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.


- Kết hợp các phương pháp cụ thể khác như: phuơng pháp lịch sử và
phuơng pháp lôgic, phuơng pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong bối cảnh hiện

nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định chính
sách, trong việc nghiên cứu và giảng dạy những môn học liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.


Chương 1
TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP
TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Tính tất yếu của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
1.1.1. Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ
Trước đây, khi nói đến nền kinh tế độc lập tự chủ người ta thường liên
tưởng tới một nền kinh tế tự lực cánh sinh, “tự cấp tự túc”, biệt lập, khép kín, ít
giao lưu hợp tác với bên ngoài, trong đó phải có đủ các ngành kinh tế, phải có
cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, phải tự đảm bảo được mọi
nhu cầu trong nước, hay ít nhất phải là những nhu cầu thiết yếu. Và chỉ với nền
kinh tế như vậy, chủ quyền quốc gia mới được đảm bảo, mới không bị lệ thuộc
vào bên ngoài và mới tự quyết định được các vấn đề của đất nước.
Ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở
thành xu thế tất yếu trong đó nền kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận của
nền kinh tế thế giới thống nhất thì nền kinh tế độc lập tự chủ không thể là một
nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, thực hiện đóng cửa, không cần hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập tự chủ trong
phát triển nền kinh tế thị trường và chủ động mở cửa, hội nhập có hiệu quả với
nền kinh tế thế giới; tích cực tham gia vào giao lưu hợp tác, phân công lao động
quốc tế, trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh
tranh có hiệu quả trên thương trường quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế độc lập tự chủ cần

được hiểu: đó là nền kinh tế không bị chi phối hay lệ thuộc vào nước khác,
người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát
triển kinh tế; có khả năng tận dụng được tối ưu các nguồn lực bên ngoài và bên
trong cho sự phát triển bền vững của đất nước đồng thời có khả năng ứng phó
một cách hiệu quả với những biến động của thị trường khu vực và thế giới.


Thực tế cho thấy, muốn giữ được độc lập tự chủ về kinh tế, nhất thiết phải
có hai điều kiện: một là, có đường lối, chính sách độc lập tự chủ; hai là, có thực
lực kinh tế đủ mạnh ở mức cần thiết..
*Độc lập tự chủ về đường lối, chính sách kinh tế có nghĩa là tự quyết định
lựa chọn định hướng phát triển, tự đưa ra chủ trương, chính sách và mô hình
kinh tế, các quyết sách để chủ động hội nhập, hội nhập có định hướng theo lộ
trình hợp lý, không bị động và lệ thuộc vào bên ngoài.
* Thực lực kinh tế đủ mạnh trong điều kiện hiện nay bao gồm những yếu
tố cơ bản sau:
Thứ nhất, toàn bộ giá trị sản xuất trong nước phải đáp ứng được đủ nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân và có phần tích lũy cần thiết từ nội bộ nền kinh tế
quốc dân để tái sản xuất mở rộng.
Thứ hai, có thể chế kinh tế - xã hội bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
phát huy được lợi thế so sánh, có đủ khả năng tạo ra sức cạnh tranh; bảo đảm
được nhịp độ tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững.
Thứ ba, có một năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để làm chủ
công nghệ nhập khẩu và sáng tạo công nghệ mới để nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế trong điều kiện khi mà sức cạnh tranh kinh tế ngày càng dựa vào thế
mạnh và khả năng về khoa học, công nghệ.
Thứ tư, có nền tài chính lành mạnh, đảm bảo giữ được cán cân thanh toán,
có dự trữ ngoại tệ cần thiết, không bị động và lệ thuộc vào bên ngoài.
Thứ năm, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội phải được xây dựng đồng bộ;
có các yếu tố vật chất đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh

môi trường…
Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và HNKTQT hiện nay, thì việc xây
dựng một thực lực kinh tế đủ mạnh có nghĩa là phải xây dựng một nền kinh tế
đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, có hiệu quả trên cơ sở phát huy được
những lợi thế so sánh để có thể kết hợp được tối ưu các nguồn vốn, công nghệ
hiện đại, thị trường bên ngoài với các nguồn lực bên trong, đồng thời cơ chế


kinh tế phải là cơ chế thị trường mở thích ứng với các định chế quốc tế, các cam
kết quốc tế, hội nhập có hiệu quả vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho nền kinh tế đủ sức đứng
vững trước những biến động đầy phức tạp của tình hình thế giới hiện nay.
1.1.2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Đối với một quốc gia dù lớn hay nhỏ, độc lập tự chủ về kinh tế luôn là
nền tảng vật chất cơ bản để giữ vững độc lập tự chủ về chính trị. Điều đó được
quy định bởi vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị, của cơ sở hạ tầng
đối với kiến trúc thượng tầng. Không thể có độc lập tự chủ về chính trị nếu như
bị lệ thuộc về kinh tế.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị
của một quốc gia, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn phát triển. Có giữ được độc lập tự chủ, mới
duy trì được phát triển bền vững, không bị hòa tan, không đánh mất mình trong điều kiện mở
cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, độc lập về chính trị còn là


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thúy Anh (2001), “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí
Cộng sản, (12), tr. 19-23.
2. Lê Xuân Bách (2004), Hội nhập kinh tế - áp lực cạnh tranh trên thị
trường và đối sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải, Hà nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001) Mở rộng quan hệ đối ngoại

và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại
hội IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 212 - 242.
4. Lương Gia Ban (2002), “Sự thống nhất biện chứng của nền kinh tế độc

lập tự chủ với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Thương mại,
(7), tr.2-3.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1976), Báo cáo tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,
()
6. Hoàng Chí Bảo (2001), “Toàn cầu hoá và sự chủ động hội nhập quốc tế
của Việt Nam - mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu”, Toàn cầu
hoá: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 76-103.
7. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001) “Mở rộng quan hệ đối ngoại
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại
hội IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội .
8. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (2000), Tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Đề tài
nghiên cứu cấp Bộ.


10. Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội
nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
11. Chu Văn Cấp (2000), “Về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của nước ta”,
Tạp chí Khoa học chính trị, (2), tr.7- 10.
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), “Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm

2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế”.
13. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Tạo dựng nguồn lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”. Tạp chí Cộng sản, (14), tr 18-21.
14. Nguyễn Thị Doan (2001), “Chủ động hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế” Tạp chí Cộng sản, (19), tr. 23-26.
15. Lê Đăng Doanh (2007), “Về thuận lợi, thách thức và bước đi của Việt
Nam khi gia nhập WTO”, Tạp chí Cộng sản, (775), tr. 58-61.
16. Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tạp chí Cộng sản, (33), tr. 6-12. .
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ IV (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07/NQ-TƯ
Về hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đỗ Đức Định (1999), Các nền kinh tế đang phát triển trong tiến trình
tham gia WTO, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2), tr.12-13.
25. Nguyễn Hoàng Giáp & Mai Hoài Anh (1999), “Chủ quyền quốc gia dân
tộc trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (3),
tr. 58-60.

26. Vũ Văn Hà (2001), Một số quan điểm về toàn cầu hoá ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà nội.
27. Lê Ngọc Hiền (2001), “Những vấn đề về toàn cầu hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế được đặt ra ở Việt Nam”, Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh
tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 558-590.
28. Vũ Thị Minh Hiền (2005), “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế
toàn cầu hóa”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (43), tr 13-21.
29. GS. TS Dương Phú Hiệp - Vũ Văn Hà (2001), Toàn cầu hóa kinh tế, Nxb
Khoa học xã hội, Hà nội.
30. Đỗ Trung Hiếu (2003), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quá trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr. 29-31.
31. Hoàng Ngọc Hòa (2003), “Một số vấn đề trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (29), tr 27 - 30.
32. Vũ Văn Họa (2002) , Vai trò của chính trị trong hội nhập kinh tế quốc tế
ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
33.Nguyễn Văn Huyên (2001), “Toàn cầu hóa và một số vấn đề đặt ra đối
với bản sắc văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (18), tr. 45-50.
34. Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lược
phát triển quốc gia. Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.


35. Vũ Khoan (2002), “Nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập thành
công”, Báo Nhân Dân, ngày 18/4/2002, tr. 2
36. Vũ Khoan,“Cần dọn sạch “sỏi đá' ngáng trở đường phát triển”, Báo Nhân
dân, ngày 02- 01 -2007.
37. Vũ Trọng Lâm (2004), Kinh tế tri thức ở Việt Nam quan điểm và giải
pháp phát triển. Nxb Khoa học kỹ thuật. Hà nội
38. Trúc Lâm (2006), “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - chặng đường
mới”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (121).

39. Nguyễn Ngọc Long (2003), “Toàn cầu hóa với chủ nghĩa xã hội”, Tạp
chí Cộng sản, (18), tr. 12-16.
40. Đinh Xuân Lý (2002), Tiến trình hội nhập Việt Nam - ASEAN, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Đinh Xuân Lý (2003), Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
42. Đỗ Hoài Nam (2003), “Nắm chắc cơ hội, vượt qua thách thức, gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí Cộng sản, (34), tr.3-6.
43. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS. Trần Khắc Việt, PGS.TS. Lê Ngọc Tòng
(2007), Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà nội.
44. Mai Ngọc (2007), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam:
đã đủ sức để hội nhập?”, Hồ sơ sự kiện- chuyên san của Tạp chí Cộng
sản, (5+6).
45. Giáo sư Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà nội.
46. Tôn Nữ Thị Ninh (2007), “ Một số yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
đối với chính sách phương thức hoạt động đối ngoại của nước ta”, Tạp chí
Cộng sản - chuyên san cơ sở, (1), tr.7-11.


47. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr. 470.
48. Vũ Văn Phúc (2005), “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (3), tr.12-16.
49. Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội.
50. Lê Doãn Tá (2006), ““lỡ tàu” hay “không lỡ tàu” trong hội nhập”, Báo
Điện tử ViêtNamNet ngày 3/9/2006.
51. Lê Doãn Tá (2001), “Toàn cầu hoá kinh tế hiện đại và sự hội nhập của

các nước đang phát triển - vấn đề đặt ra và cách tiếp cận”, Toàn cầu hoá:
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 187-212.
52. Thanh Tâm (2001), “Hội nhập quốc tế với việc giữ vững độc lập, tự chủ
của nền kinh tế quốc dân”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (1), tr.79-81.
53. Lưu Ngọc Thịnh (2002), Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số
nước trên thế giới hiện nay, NXB Giáo dục, Hà nội.
54. Nguyễn Thúy (2001), “Vì sao phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ?”, Tạp chí Cộng sản, (22), tr 29-32.
55. Vương Bích Thuỷ (2003), “Bản chất của toàn cầu hoá kinh tế và khả
năng hội nhập của Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.24-28.
56. Phạm Hữu Tiến (2005), “Đấu tranh chống mặt tiêu cực của toàn cầu
hóa”, Tạp chí cộng sản, (10), tr.70 -74.
57. Trần Trọng Toàn (2000), “Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt
Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (3), tr. 3 -8.
58. Nguyễn Phú Trọng(2001) “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Cộng sản, (16), tr 10-14.
59. Phạm Quốc Trụ (2003), “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối
cảnh toàn cầu hóa”. Tạp chí Cộng sản, (28), tr. 26 -29.


60. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện thông tin khoa
học (2000), Toàn cầu hóa và khu vực hóa - cơ hội và thách thức đối với
các nước đang phát triển, Hà nội.
61. Đỗ Thế Tùng (2000), “Xu thế toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập quốc tế
của các nước đang phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8), tr.22-26.
62. Lương Văn Tự (2002), “Vượt lên những thách thức mới trong quá trình
hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí Cộng sản, (9), tr. 17-19.
63. Lương Văn Tự (2003), “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến
trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, Tạp chí Cộng sản,

(24), tr. 22- 26.
64. Lương Văn Tự (2004), “Tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và những thuận lợi khó khăn khi Việt Nam trở thành thành viên
WTO”, Tạp chí Cộng sản, (24), tr. 22- 26.
65. Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2002), Việt Nam và các tổ
chức Kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.



×