Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh Tiểu học ở Trường Tiểu học Tuy Lộc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

Nội dung
Mục lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận

4

2. Cơ sở thực tiễn của học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc I về
biển, đảo.

6

3. Giải pháp thực hiện

7

4. Hiệu quả thực hiện

12

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận


13

2. Kiến nghị, đề xuất

`

S2.1. Kiến nghị

14

2.2. Đề xuất

15

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đều biết Việt Nam là một quốc gia biển, có hơn 3260km bờ
biển và 4000 hòn đảo, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm
giữa biển Đông – một giao lộ hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Biển đảo
Việt Nam không chỉ cho chúng ta nguồn lợi thủy, hải sản hay dầu khí mà còn có
một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng.
Hiện nay vấn đề chủ quyền trên biển Đông đang là vấn đề nóng được cả
nước đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Trung quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
Hải Dương - 981 xâm phạm khu đặc quyền kinh tế của nước ta.Trong ngành
giáo dục , yêu cầu giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ cũng được coi
là vấn đề quan trọng trong năm học. Bởi vì thế hệ trẻ là những chủ nhân tương
lai của đất nước, các em cần phải hiểu rõ lịch sử dân tộc cũng như chủ quyền
biển đảo của quốc gia, để từ đó khơi dậy tình yêu nước, niểm tự hào dân tộc và

tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa từ các em tinh thần đó sẽ tiếp tục
được lan tỏa rộng rãi đến từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng.
Do đó việc giáo dục về biển đảo tại các trường hiện nay vừa mang tính thời sự,
vừa góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê
hương.
Nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2014 – 2015 số 4119/BGDĐT GDTH ngày 6 tháng 8 năm 2014, cũng nêu rõ Trường Tiểu học phải “Tiếp tục
thực hiện tích hợp dạy học Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (Bảo vệ môi
trường; bảo vệ tài nguyên; môi trường biển, hải đảo,…) vào các môn học và
hoạt động giáo dục.
Trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt từ khối lớp Một đến lớp
Năm đều ít nhiều đề cập tới chủ đề sông biển, học sinh đã được giới thiệu về
biển đảo. Tuy nhiên với thời lượng ít, nội dung sơ giản không đủ để cho các em
có cái nhìn toàn diện về chủ quyền biển đảo nước ta, đặc biệt trong tình hình
hiện nay, chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền biển đảo.
2


Làm sao giúp các em có những hiểu biết cơ bản về chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc. từ đó thắp lên ngọn lửa tình yêu đất nước, nuôi dưỡng ý thức công
dân của người con đất Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai
sau? Làm sao những kiến thức đến với các em nhẹ nhàng, tạo sự hứng thú và
phù hợp với điều kiện của địa phương ?....
Trước những yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã nghiên cứu sang kiến: “Giáo
dục tình yêu biển đảo cho học sinh Tiểu học ở Trường Tiểu học Tuy Lộc 1 ”.

3


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận

Biển đảo là một vùng địa lí đem lại cho mỗi quốc gia rất nhiều nguồn lợi,
đặc biệt vùng biển có nhiều khoáng sản lại càng giá trị hơn nữa. Không phải
quốc gia nào cũng có biển, không phải biển của đất nước nào cũng có nguồn tài
nguyên khổng lồ. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu dãi
dành tặng cho một vùng biển khiến nhiều quốc gia phải ao ước.
Với bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam (Từ Quảng Ninh tới Kiên Giang),
nước ta chiếm vị trí thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần
so với đất liền và chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Với khoảng 3000 hòn đảo
lớn, nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa, được phân bố khá
đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng
như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ sườn Đông
của đất nước.
Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị… biển đảo còn có
ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hiện nay, tình hình biển Đông có những diễn biên phức tạp, nhiệm vụ bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối
với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có cả thế hệ trẻ. Vai
trò của thanh niên, học sinh, sinh viên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hết
sức quan trọng. Chúng ta phải biết phát huy vai trò và sức mạnh của thế hệ trẻ,
nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
Để làm được điều này, các em cần được nuôi dưỡng tình yêu biển, đảo
ngay từ khi còn học tập, rèn luyện dưới mái trường Tiểu học. Chúng ta cần
thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em về vai trò, trách nhiệm
4


của mỗi người dân đất Việt đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng
nhiều hình thức.

Bên cạnh đó cần củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc trong các em, để từ đó các em có những hành động
thiết thực mai sau.
Ngoài ra các em cũng cần có sự định hướng về thái độ, hành động đối với
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là mục đích hướng
tới của việc phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo
quê hương. Từ chỗ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình, lớn lên các em sẽ
biến nó thành quyết tâm và hành động mang ý nghĩa lớn lao đối với biển đảo Tổ
quốc.
Mục tiêu chung của Giáo dục về biển đảo ở nhà trường phổ thông:
- Giáo dục cho HS có nhận thức đúng về biển đảo, ý thức về chủ quyền
biển đảo (một bộ phận của lãnh thổ Tổ quốc) và thái độ tích cực đối với biển
đảo, tài nguyên, môi trường biển, thiên tai thường gặp và cách phòng
chống; trang bị cho học sinh kĩ năng tuyên truyền, truyền đạt những hiểu biết về
biển của nước ta trong cuộc sống hằng ngày.
- Giúp HS có ý thức trách nhiệm với tài nguyên, môi trường biển; có những
hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết thêm về biển, và
có ý thức bảo vệ chủ quyên biển đảo của Tổ quốc, phát triển kinh tế gắn với việc
bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, kĩ năng ứng phó với thiên tai.
Biển đảo là một bộ phận thiêng liêng của Tổ quốc. Để mọi người dân nhất
là thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của Tổ quốc , cần sự góp sức của nhà
trường trong việc giáo dục biển – đảo Việt Nam cho học sinh nhà trường phổ
thông. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho học sinh có ý thức sâu sắc về chủ
quyền lãnh thổ, từ đó giúp các em hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công
cuộc bảo vệ Tổ quốc.
5


2. Cơ sở thực tiễn của học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc 1 về biển,
đảo.

Xã Tuy Lộc nằm ở vùng thượng huyện Cẩm Khê, cách trung tâm huyện
khoảng 12km. Dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp và buôn bán nhỏ.
Điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông không thuận lợi gây khó khăn cho việc
phát triển kinh tế của địa phương. Trường Tiểu học Tuy Lộc 1 có 440 học sinh,
trong đó 95% các em có bố mẹ làm nông nghiệp. Vì vậy rất ít các em có điều
kiện đi du lịch tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, đặc biết là vùng biển.
Các em chỉ được biết đến biển đảo qua những trang sách, qua lời kể của
cô giáo, hay xem truyền hình. Vì vậy khi được hỏi về biển đảo, phần lớn các em
rất mơ hồ. Với các em, biển đảo là rất xa xôi. Chúng tôi đã trò chuyện trao đổi
vấn đề này với một số học sinh, phần lớn các em được hỏi đều biết nước ta có
hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng hai quần đảo này thuộc địa
phận của tỉnh nào thì nhiều em trả lời “Em đã được nghe cô giáo nói rồi nhưng
em không nhớ!”. Qua những bài học về chủ đề sông biển, chúng tôi nhận thấy
vốn hiểu biết của các em rất hạn chế, như các em tìm được rất ít từ ngữ về biển
đảo nhưng đặt nhiều câu không rõ nghĩa….
Về phía phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh còn vất vả với cuộc sống
6


mưu sinh cộng thêm trình độ dân trí chưa cao nên nhận thức về chủ quyền biển,
đảo còn nhiều hạn chế. Thời gian để phụ huynh trò chuyện, trao đổi với con em
mình về vấn đề này gần như không có. Như vậy việc phối hợp với phụ huynh
trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh là rất khó khăn.
Ở bậc Tiểu học, giáo dục về biển, đảo Việt Nam có thể thực hiện trong giờ
chính khóa của nhiều bộ môn như Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Địa
Lí, Khoa học, Mĩ thuật (Tập vẽ) tuy nhiên nội dung còn rất chung chung, chưa
đề cập được những vấn đề thời sự “nóng” hiện nay. Mặt khác thời lượng dành
cho nội dung này rất ít nên giáo viên rất khó thực hiện được các ý tưởng, sự
sáng tạo của mình trong giờ học chính khóa. Bên cạnh đó sự thiếu thốn của
trang thiết bị, đồ dùng cũng là trở ngại trong việc đưa nội dung giáo dục về biển

đảo đến với học sinh.
Học sinh Tiểu học còn rất hiếu động, trực quan sinh động chiếm ưu thế
hơn tư duy trừu tượng nên những kiến thức mang tích chất “sách vở” không
mang lại hứng thú cho các em. Trên thực tế các trường trong cả nước đã và
đang phát động tinh thần hướng về biển đảo nhưng cách thức tiến hành vẫn còn
mang tính tự phát, mò mẫm.
Làm sao những kiến thức về biển đảo quê hương được đến với các em
một cách nhẹ nhàng, tạo cho các em sự hứng thú trong mỗi giờ học cũng như
giờ ngoại khóa để từ đó thổi bùng lên trong mỗi học sinh tình yêu biến đảo quê
hương gắn liền với tình yêu đất nước là điều mà chúng tôi trăn trở.
3. Giải pháp thực hiện
Từ thực tế của địa phương, trình độ nhận thức và đặc điểm của học sinh,
chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp cụ thể. Kết hợp giáo dục
trong giờ học chính khóa và ngoại khóa.
Để giúp các em hiểu sâu sắc về biển đảo, chúng tôi triệt để sử dung các
tranh ảnh có liên quan đến nội dung này có trong thư viện nhà trường. Ngoài ra
mỗi giáo viên còn sưu tầm những tranh ảnh, băng đĩa với nội dung phong phú về
7


biển đảo để giới thiệu đến các em. Khẳng định chắc chắn rằng lãnh thổ nước ta
ngoài phần đất liền còn có một vùng biển rộng lớn, trong đó có nhiều đảo và
quần đảo. Các em được thi đua tìm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên bản
đồ, ước lượng hai quần đảo này cách chúng ta bao xa và thuộc địa phận của tỉnh
nào?
Chúng tôi đã tổ chức các buổi nói chuyện, nhà trường mời các bác trong
Hội cựu chiến binh của địa phương nói chuyện với các em về biển đảo. Nội
dung xoay quanh vấn đề biển đảo nước ta rất giàu và đẹp, có ý nghĩa to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông cha ta đã bao đời chiến đấu,
hi sinh xương máu để giữ vững chủ quyền biển đảo và hiện nay chủ quyền biển

đảo nước ta vẫn đang dứng trước nguy cơ bị xâm phạm. Từ đó giúp các em có
các nhìn toàn diện hơn về biển đảo, các em tự hào và thấy được mình cũng có
một phần trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Hàng tuần chúng tôi tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ, thi kể chuyện về
biển đảo (ví dụ về quần đảo Trường Sa, những ngư dân, những người lính kiên
cường bám biển, bám đảo vì chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, các trò chơi đố
vui về biển đảo, tổ chức thi vẽ tranh về biển đảo Việt Nam xoay quanh các chủ
đề: các thắng cảnh, các đảo, huyện đảo, thành phố ven biển).

8


Hình ảnh về Hội thi kể chuyện sách
Các thầy cô tổ chức sưu tầm, triển lãm tranh ảnh về biển đảo, mở rộng
vốn từ về biển đảo, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển đảo việt nam, giáo dục về
biển đảo qua tiết chào cở đầu tuần để cực lực phản đối chính quyền Trung Quốc
hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981vào vùng đặc quyền kinh tế nước ta

Ảnh TPT Đội tuyên truyền cuốn sách nói về chủ quyền biển đảo nước ta
Liên đội đã tổ chức cho học sinh đã cùng nhau xếp hình lãnh thổ, lãnh hải
Việt Nam thể hiện tình yêu với Tổ Quốc, biển đảo thiêng liêng. Các em rất hào
hứng và nhiệt tình tham gia hoạt động này.
Trong đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
và ngày Quốc phòng toàn dân 22/11, Liên đội đã tổ chức cho học sinh thi vẽ
tranh với chủ đề “Biển đảo Việt Nam trong trái tim em”. Trong cuộc thi, các em
học sinh chia nhau thành từng đội cùng “đua tài” vẽ tranh trên giấy bìa cứng A3.
Khi hoàn thành bức tranh, các đội lên thuyết trình nội dung trước ban giám
khảo. Trong đó điểm nhấn là sự sáng tạo trong các bức vẽ và nêu bật ý nghĩa của
chủ đề.
Nhà trường cũng đã tổ chức trương trình văn nghệ với chủ đề “Hát về

biển đảo quê hương” nhân ngày kỉ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh 26/3 với sự tham gia của học sinh ở tất cả các em học sinh các
9


khối lớp và các giáo viên là đoàn viên Chi đoàn của nhà trường. Các em đã sưu
tầm, thể hiện được các ca khúc về biển đảo với tất cả lòng say mê và sự nhiệt
tình.

Ảnh một số tiết mục văn nghệ “Hát về Đảo xa”chào mừng ngày 26/3
Đối với mỗi lớp học, bên cạnh góc học tập, góc thư viện nay có thêm góc
biển đảo. Ở góc này các em trưng bày những cuốn sách, những tập thơ về biển
đảo, những bức tranh do các em vẽ hoặc sưu tầm. Các em rất hứng thú với “góc”
10


này và tích cực trong việc trang trí và sưu tẩm.
Trong “Thư viện ngoài trời” chúng tôi cũng dành một góc “biển, đảo” để
trưng bày những sản phẩm do các thầy cô và các em học sinh sưu tầm được.
Để tình yêu biển đảo thấm dần, thấm sâu vào tâm hồn học sinh, nhà
trường còn tổ chức phong trào thi đua tìm hiểu về biển đảo thông qua hình thức
hàng tuần cho học sinh lớp 1, 2, 3 vẽ tranh và sưu tầm tư liệu chủ quyền dân tộc
về biển đảo, sản vật trên biển đảo… và học sinh lớp 4, 5 viết bài cảm nhận hoặc
viết thư gửi các chú bộ đội ở Trường Sa, Hoàng Sa. Những tác phẩm đẹp, những
bài viết hay sẽ được trưng bày suốt tuần trên góc “Biển, đảo” trong thư viện
ngoài trời. Bên cạnh những sản phẩm được các em làm ra từ sự hiểu biết về
biển, đảo của chính mình thì cũng còn vô vàn những thắc mắc mà các em cần
được giải đáp kịp thời. Và trường chúng tôi đã cụ thể hóa trong trang trí lớp học
một góc nói yêu thương, qua đây cô giáo sẽ có điều kiện tìm hiểu để kịp thời
giúp đỡ cho các em những điều khó khăn.


Cô nói lời yêu thương-Em hiểu thêm về biển đảo
Góc “Biển, đảo” trang trí đẹp mắt, nhiều màu sắc, không chỉ thu hút học sinh,
giáo viên mà cả những phụ huynh đưa con đến trường cũng muốn ghé thăm.
Điều đặc biệt là mỗi tuần góc “Biển, đảo” đều tăng cường thêm thông tin, hình
11


ảnh mới sưu tầm về biển đảo nên không gây nhàm chán cho người xem.
Chúng tôi mong rằng thông qua những việc làm cụ thể nhận thức của các
em về biển đảo ngày càng rõ nét hơn, tình yêu đất nước trong các em ngày càng
lớn hơn … để hun đúc được trong tâm hồn các em ý thức cùng nhau chung tay
bảo vệ chủ quyền của dân tộc về biển đảo yêu thương.
4. Hiệu quả thực hiện.
Những hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn và sôi nổi dã thực sự tác
động đến đời sống tâm hồn học trò, để lại nhiều dấu ấn đặc biệt sâu sắc, nhiều
bài học quý báu về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn chủ
quyền biển đảo quê hương Việt Nam.
Qua các buổi thi, hầu hết học sinh đều có nhận thức rõ và đầy đủ hơn về
tình yêu biển đảo, về chủ quyền đất nước và bày tỏ quyết tâm học thật giỏi để
góp phần bảo vệ Tổ quốc. Tuy các cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển đảo chỉ
được tổ chức trong phạm vi hẹp của nhà trường nhưng là hoạt động ngoại khóa
có ý nghĩa lớn, bởi đã góp phần giúp học sinh hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc, qua
đó nâng cao ý thức học tập.
Điều đặc biệt là các hoạt động này đã khơi dậy trong toàn thể các thầy cô
giáo và các em học sinh lòng tự hào về dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước,
tuyên truyền được tình yêu biển đảo vào trong lòng các em học sinh, đặc biệt là
hướng về Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu với tất cả tấm lòng yêu thương. Một
điều làm cho chúng tôi rất vui mừng là các em rất tập trung chú ý khi nghe nói
chuyện về biển đảo. các em đã cùng nhau hô vang khẩu hiệu “Quyết tâm bảo vệ

và giữ gìn biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” và “Sức mạnh Việt Nam, tinh thần
Việt Nam vì màu xanh biển đảo” để thể hiện sự quyết tâm bảo vệ biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả các phần thi đều được các em tham gia, hưởng
ứng tích cực và nhiệt tình.
Cuộc thi văn nghệ với chủ đề “Hát về biển đảo quê hương” với sự tham
gia của học sinh ở tất cả các khối lớp đã mang đến bầu không khí vui tươi sôi
12


nổi và đọng lại trong lòng các thầy cô giáo và học sinh những cảm xúc thật khó
tả.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền và hội thi tìm hiểu các em đã được
giáo dục, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo ngay từ khi các em ở bậc Tiểu học. Các
em biết được sự hi sinh to lớn trong việc giữ gìn non sông Việt Nam của bao thế
hệ đi trước, biết được tầm quan trọng của tài nguyên biển và hải đảo để từ đó
các em có những hiểu biết nhất định, có nhận thức đúng đắn và thi đua làm tốt
theo điều 1 trong “5 điều Bác Hồ dạy” đó là “Yêu Tổ quốc – yêu đồng bào”,
phấn đấu học tập thật giỏi, tu dưỡng rèn luyện đạo đức để mai sau góp sức mình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và tài nguyên môi trường biển,
đảo Việt Nam.
Có thể nói, sau một năm thực hiện “Giáo dục tình yêu biển đảo cho học
sinh” đã thay đổi cơ bản về nhận thức của học sinh về biển đảo. Qua kết quả các
cuộc thi cho thấy các em có nhận thức khá đầy đủ về tầm quan trọng của biển
đảo quê hương. Các em cũng đã thể hiện được tình yêu, niềm tự hào của bản
thân về biển đảo nói riêng và quê hương Việt Nam nói chung. Các em cũng ý
thức được trách nhiệm của bản thân đó là học tập, rèn luyện thật tốt để lớn lên
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo là một nhiệm vụ quan

trọng của nhà trường. Biển đảo Việt Nam có vai trò to lớn với sự nghiêp bảo vệ
và xây dựng đất nước hiện nay. Vì vậy tuyên truyền, giáo dục chủ quyền về biên
giới, biển đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Dó cũng
là đồi hỏi cấp thiết của thực tế đời sống xã hội hiện nay.
Giáo dục về biển, đảo thông qua việc khai thác những nội dung có liên
quan đến biển đảo trong từng môn học. Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả
năng tích hợp giáo dục biển đảo mà lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp với hai
13


cấp độ: toàn phần ( có chủ đề riêng về biển đảo Việt Nam); bộ phận ( bài có nội
dung lồng ghép về biển đảo Việt Nam).
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh cũng là giáo dục lòng yêu nước.
Để đạt hiệu quả cao cần chú trọng đến công tác giáo dục tuyên truyền chủ quyền
biển đảo thông qua hai hình thức dạy học chính khóa và ngoại khóa.
Với đặc điểm học sinh Tiểu học, các buổi sinh hoạt ngoại khóa phải tạo
được không khí tươi vui, hào hứng cho học sinh. Các em phải được hoạt động,
thể hiện ý tưởng sự sáng tạo của mình thông qua các hình thức như thi vẽ, thi
hát, “Rung chuông vàng”, hái hoa dân chủ…Các em cũng cần được thể hiện
những hiểu biết của mình qua các bài thuyết trình, tạo hứng thú cho học sinh
trong qua trình tìm hiểu kiến thức, thông tin.
Việc tích hợp trong các giờ học chính khóa cũng cần được thiết kế hợp lí,
tránh làm ảnh hưởng đến thời lượng các môn học khác nhưng cũng cần đạt hiệu
quả. Đảm bảo nội dung mà không gây nhàm chán cho học sinh.
Để đạt hiệu quả giáo dục không thể thiếu sự phối kết hợp với phụ huynh
học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Sự ủng hộ của phụ
huynh học sinh cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công.
Giáo dục tình yêu nước trong giai đoạn hiện nay điều cần phải hướng đến
là đầu tiên đó là tình yêu biển đảo. Một khi biển đảo Việt Nam còn “sóng chưa
yên, biển chưa lặng”, thì tình yêu nước cần phải cháy lên trong mỗi người dân

Việt Nam; biến thành ngọn sóng lớn, nhấn chìm tất cả những kẻ lăm le muốn
chiếm giữ, dù chỉ là một tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Kiến nghị, đề xuất.
2.1. Kiến nghị.
Vấn đề giáo dục biển đảo cho học sinh đã được phát động, tuy nhiên nội
dung tích hợp trong các giờ học chính khóa còn chung chung chủ yếu phụ thuộc
vào thiết kế của giáo viên nên nhiều khi không phù hợp. Đề nghị Phòng Giáo
14


dục & Đào tạo , Sở Giáo dục & Đào tạo cần lựa chọn nội dung cụ thể, phù hợp
với đặc điểm chung và đặc điểm của học sinh ở địa phương mình để triển khai
thống nhất trong toàn huyện, tỉnh.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh cũng cần sự
chung tay của các bậc cha mẹ học sinh cũng như cả cộng đồng trong khi nhận
thức của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn rất hạn chế. Vì vậy mỗi địa
phương cũng cần có những buổi tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, giúp
mọi người hiểu tầm quan trọng của biển đảo quê hương đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia,
ủng hộ các hoạt động hướng về biển, đảo Tổ quốc; phối hợp tổ chức thăm hỏi,
động viên, tặng quà gia đình cán bộ, chiến sĩ của địa phương đang làm nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên các vùng biển và hải đảo.
2.2. Đề xuất.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh:
- Đề nghị phòng Giáo dục & Đào tạo Cẩm Khê cần tổ chức các lớp tập
huấn tuyên truyền về biển, đảo lồng ghép một cách sát thực, phù hợp với nhiệm
vụ của địa phương, đơn vị; ngoài ra cần hỗ trợ tài liệu, trang thiết bị cho các
trường trong quá trình thực hiện.
- Đề nghị Liên đội trường Tiểu học Tuy Lộc I cần tổ chức tuyên truyền
mục đích, ý nghĩa của chương trình thông qua bảng tin học đường, tiết sinh hoạt

lớp, tiết sinh hoạt tập trung trong giờ chào cờ đầu tuần, tiếp tục tổ chức các
chương trình văn nghệ với chủ đề “Hát về biển đảo quê hương”, ‘Trường Sa
không xa”, “Hát về Trường Sa”..., qua đó khơi dậy và vun đắp tình yêu nước,
yêu biển đảo quê hương trong mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên, đặc biệt
đối với học sinh. Động viên, khuyến khích mỗi giáo viên, học sinh có những
hành động thiết thực góp phân xây dựng và bảo vệ vững chẳc chủ quyền biến,
hải đảo trong đó có Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thân yêu.
Tuy Lộc, ngày 25 tháng 4 năm 2015
15


Người viết

Nguyễn Thị Lan Anh

16



×