Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích Dòng họ pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.78 KB, 22 trang )

A.

Mở đầu

Từ khi hình thành cho đến nay, nhà nước đã trải qua nhiều
kiểu cũng như một chặn đường dài để thay da đổi thịt và phát
triển từng ngày. Pháp luật cũng thế, nó cũng hình thành, phát
triển song song với sự hình thành và phát triển của nhà nước.
Qua các kiểu hình thái kinh tế xã hội, pháp luật được xem như
là một công cụ , một phương tiện để nhà nước hiện thực hóa, cụ
thể hóa những chính sách, những cách thức trong việc quản lí,
điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết những vấn đề phát
sinh ở hiện tại và cả trong tương lai. Nói về mảng pháp luật,
như chúng ta đã thấy, nó phát triển không ngừng qua từng thời
kì lịch sử, từng kiểu nhà nước và từng hình thái kinh tế xã hội.
Sự phát triển đa dạng đó đã được minh chứng cụ thể qua các
hệ thống pháp luật trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Một
trong số đó có “Dòng họ pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)”, hình
thành từ rất lâu, phát triển trên cả một chặn đường dài và nó
vẫn đang tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Cũng như các hệ
thống pháp luật khác nó có những điểm giống và những điểm
khác, những đặc trưng rất riêng biệt, đậm chất Hồi giáo. Sau
đây chũng ta sẽ đi vào những mạch phân tích để hiểu rõ hơn.
B. NỘI DUNG.

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG HỌ PHÁP LUẬT
HỒI GIÁO.
1.Đôi nét về Hồi giáo và luật Hồi giáo.
Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo Ả rập vào khoảng thế kỷ thứ
VII. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư
tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên




thuỷ sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận
Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ả rập
thành một nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn
giáo độc thần thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ
trước.
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi của
Mohammed – một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.Tục
truyền rằng, khi vào tuổi gần 40, Mohammed đi đến động Hira
ở ngoại thành Mecca, ông đã tham thiền nhập định theo lối tu
khổ hạnh ở đây. Vào một đêm nọ, thiên sứ Gabriel được Thiên
Chúa cử đến để truyền đạt Thần dụ và những lời kinh Koran cho
ông. Mohammad dần tin rằng mình được Thiên Chúa trao sứ
mệnh để cứu độ một phần của nhân loại.Từ đó, ông thường ra
giảng đạo trước công chúng,tuy nhiên, Mohammed lại gặp phải
sự phản kháng và bách hại của phe bảo thủ. Nhiều năm sau đó,
Mohammed đã lãnh đạo cuộc đấu tranh và giành thắng lợi
trước kẻ thù. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử
mới thống nhất trên bán đảo Ả rập.
Luật Hồi giáo chính là luật Shariah. Luật này điều chỉnh,
đưa ra nguyên tắc và quy định hành vi của người dân, hoạt
động của các cơ quan tổ chức, đưa ra các quy phạm để áp dụng
trong đời sống của một con người. Bên cạnh đó Luật Shariah
cũng được sử dụng như những hướng dẫn đối với các hoạt động
của con người trong xã hội cũng như đối với những tác động
qua lại giữa các nhóm dân tộc. Ở phạm vi rộng hơn, Luật
Shariah được áp dụng để giải quyết những tranh chấp trong
phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau đồng thời giải
quyết những tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề chiến



tranh. Do đó nguồn luật của Luật Hồi giáo cũng chính là các
thành tố của luật Shariah.
2. Khái niệm luật Hồi giáo.
Luật Hồi giáo như một phần của giới luật đạo Hồi có mối liên hệ
chặt chẽ với Hồi giáo và văn minh Hồi giáo nên trước khi tìm
hiểu về khái niệm luật Hồi Giáo chúng ta tìm hiểu về “Islam”.
Tên gọi của đạo hồi. Tên gọi này có nghĩa là sự “tuân phục” ý
chí luật lệ của thượng đế. Người tuân phục thượng đế được gọi
là Muslim- tín đồ hồi giáo.Tín ngưỡng đạo hồi có thể được hiểu
với ý nghĩa đầy đủ nhất trong lời cầu nguyện hàng ngày của
các Muslim: “Không có chúa trời nào khác ngoài Allah và
Mohammed là tiên tri của ngài”. Các tín đồ Hồi giáo sống tuân
theo giới luật đạo Hồi (tiếng Ả Rập là Shariah có nghĩa là con
đường thượng đế). Shariah là những nguyên tắc của giới luật
Hồi giáo, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Shariah
dựa trên tư tưởng, giáo lý của đạo hồi về nghĩa vụ con người.
Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà
nước mà chỉ là một phần các nguyên tắc của Shariah. Luật Hồi
giáo bao gồm hai bộ phận: Học thuyết tôn giáo với các giáo
điều mà các tín đồ phải tin và luật thần thánh quy định những
gì mà tín đồ phải làm và không được làm.
Theo Bergsstrasser, Luật Hồi giáo là kết tinh của tinh thần Hồi
giáo chính thống, là sự phản ánh rõ nét nhất của tư tưởng Hồi
giáo, là mắt xích chính của Hồi giáo.[1]
Nói tóm lại, luật Hồi giáo là tập hợp các chế định, các quy tắc
xử sự được rút ra từ những thần khải của thượng đế mà tín đồ
Hồi giáo bắt buộc phải tuân theo.[2]



3 Nguồn của luật hồi giáo
Nguồn luật cơ bản của luật Hồi giáo gồm nguồn cơ bản (kinh
Coran và Sunna), nguồn phát sinh (Ijma và Qias) đây là bốn
nguồn không đồng nhất và chỉ duy nhất ở luật Hồi giáo
Thứ nhất, Kinh Coran là nguồn tối cao và quan trọng nhất của
luật Hồi giáo. Bao gồm những điều bí mật, những lời dạy của
thánh Allah truyền cho Mahammed. Kinh Coran được chia thành
30 phần chính, bao gồm tất cả 114 chương và được chia nhỏ
thành 6200 câu, mỗi câu vài dòng. Tuy nhiên chỉ có 3% của
cuốn sách áp dụng như những quy phạm pháp luật. Có khoảng
70 câu nói về quan hệ pháp luật gia đình và khoảng 30 câu về
vấn đề hình phạt. 20 câu nói về vấn đề hiến pháp và tài chính.
Và cũng từng bấy nhiêu câu nói về vấn đề liên quan đến pháp
luật quốc tế. Đây chính là điểm đọc nhất của nguồn luật Hồi
giáo. Trong các nguồn luật của luật Hồi giáo thì Kinh Coran được
coi như là đạo luật gốc, cơ bản nhất. Có thể coi là Hiến pháp
của luật Hồi giáo.
Thứ hai, Sunna- “con đường quen đi”. Sunna đưa ra các quy
định mà bộ kinh Coran chưa có. Chẳng hạn, Kinh Coran cấm
uống rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt điều
này này có thể tìm thấy trong bộ Sunna, phần miêu tả Prophet
đã ra lệnh như thế nào trong những trường hợp đó và chính ông
là người thực hiện đánh roi. Qua đó Sunna có điều rất lạ và độc
đáo đó là quy định về tầm quan trọng của lời thề trong tố tụng
tư pháp một quy định khó thấy trong Civil Law và Common Law.
Thứ ba, nguồn phái sinh: Ijma và Qias. Cả hai nguồn này đều có
vai trò làm rõ các nguồn cơ bản. Ijma gần giống với án lệ của



Common law nhưng không phải là án lệ vì nó là các quan điểm
chung các giải pháp pháp lý cho những tình huống mới do các
học giả Hồi giáo đưa ra, trên cơ sở nguyên tắc chung của nguồn
luật cơ bản, được những người có thẩm quyền thừa nhận. Tuy
Ijma gần giống tập quán của Civil Law nhưng lại không phải là
tập quán vì nó không cần sự chấp nhận của mọi tín đồ hoặc của
cộng đồng mà chỉ cần sự chấp nhận của những người có thẩm
quyền. Khi những người có thẩm quyền những nhất trí giải pháp
lý nào đó thì đó được coi là luật, tuy nhiên những giải pháp đó
vẫn gắn bó mật thiết với các nguyên tắc chung của nguồn luật
cơ bản. Còn Qiaas là phương pháp suy luận tương tự để giải
thích luật. Bằng phương pháp này các luật gia có thể “ kết hợp
ý chí của thần thánh với ý chí của con người”.Nguồn này là giá
trị pháp lý thấp hơn 2 nguồn trước nhưng có giá trị thực tiễn
ứng dụng cao.
II. Đặc điểm luật hồi giáo.
- Điểm nổi bật nhất của luật Hồi giáo là tính chất lỗi thời của
nhiều chế định, tính vụn vặt và thiếu hệ thống hoá. Một số
chuyên gia trong lĩnh vực Luật so sánh cho rằng, những quy
định và nguyên tắc trong Luật Hồi giáo được xem là lời răn dạy
của Chúa, và không thể bị thay đổi bởi bất cứ tác động nào,
thậm chí là Hiến pháp hay Nhà nước, đó chính là nguyên nhân
dẫn đến những cách xử lý đôi phần đã lỗi thời trong thế giới
hiện nay.
- Khó có thể phân biệt giữa các quy định pháp luật và các quy
định tôn giáo, vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo
chỉ là một.


- Luật Hồi giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống

pháp luật khác xét thấy không cần điểu chỉnh bằng pháp luật.
Chẳng hạn, luật Hồi giáo quy định chi tiết cả việc tẩy uế trước
khi cầu nguyện…
- Phạm vi điều chỉnh của luật Hồi giáo: Về nguyên tắc, luật Hồi
giáo chỉ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa những
người Hồi giáo. Còn mối quan hệ của những người không phải
Hồi giáo hoặc người nước ngoài sống ở quốc gia Hồi giáo sẽ
được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các
lĩnh vực pháp luật truyền thống như hôn nhân gia đình, thừa kế,
hình sự. Còn trong các lĩnh vực pháp luật như hợp đồng, sở hữu
thì sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn.
- Quan niệm về hành vi pháp luật của luật Hồi giáo không giống
như các hệ thống pháp luật khác. Hầu hết các hệ thống pháp
luật trên thế giới đều quan niệm rằng hành vi pháp luật bao
gồm những hành vi phải làm và những hành vi không được làm.
Luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại, đây
là nguyên tắc cơ bản để đánh giá về hành vi của con người cả
trên phương diện pháp luật và phương diện đạo đức (tôn giáo):
1.Hành vi bắt buộc phải làm như nghĩa vụ chăm sóc con
cái, nghĩa vụ đóng
thuế…;
2. Hành vi nên làm ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp đỡ
người nghèo khó...;


3. Hành vi làm cũng được, không làm cũng được ví dụ như
tham dự các trò
tiêu khiển có tính lành mạnh...;
4. Hành vi bị khiển trách ví dụ như sai giờ hẹn, chậm trễ,

nói lời không tế nhị,
thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong...;
5. Hành vi cấm ví dụ như giết người, cướp của, lừa đảo,
trộm cắp...;
- Trên lĩnh vực dân sự, chế định nghĩa vụ được chú trọng và
phát triển. Nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng được chia thành 2
nhóm dựa trên cơ sở có hay không có sự chuyển giao tài sản:
Nhóm thứ nhất, là nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc
chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự, gồm có:
hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay và hợp đồng mua bán.
Nhóm thứ hai, là nhóm không liên quan đến chuyển giao tài
sản, gồm có: hợp

đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng ủy

thác.
Luật Hồi giáo đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành
văn bản và phải có ít nhất hai người làm chứng.
- Trên lĩnh vực hình sự:
Dưới góc độ hình phạt thì luật Hồi giáo chia tội phạm
thành 2 loại: Tội phạm có thể đền bù bằng tiền và tội phạm
phải đền bù bằng thân thể hoặc cuộc sống.
Dưới góc độ mức độ nặng nhẹ của tội phạm, các học giả
Hồi giáo (Kinh Koran) chia tội phạm thành 3 loại:


Hudud: tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại
những “quyền của Allah” , gồm 7 tội: ngoại tình, vu cáo, uống
rượu, trộm cắp, cướp, phản đạo, vi phạm kinh Koran.
Quesas: tội phạm chống lại các cá nhân, đòi hỏi sự trả thù

của người bị hại hoặc gia đình người bị hại, gồm 3 tội: Giết
người (cố ý hoặc vô ý), gây thương tích (cố ý hoặc vô ý), cưỡng
dâm.
Taazir: Là các tội phạm liên quan đến Hudud và Quesas
nhưng không bị phạt nặng, gồm các tội như: ăn thịt lợn, hối lộ,
mặc quần áo hở hang, nói năng tục tĩu… Hình phạt đối với loại
tội này sẽ nhẹ nhiều so với 2 loại tội kể trên, đó là phạt tiền,
hoặc phạt tù.
Khác với các hệ thống pháp luật khác thường coi tội làm
gián điệp hay giết người là tội phạm nặng nhất, luật Hồi giáo
coi các tội phạm chống lại niềm tin vào Allah là nặng nhất. Nếu
phạm tội giết người thì tùy theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm
nhẹ mà kết án tử hình hoặc cho chuộc bằng tiền và tài sản.
- Luật hôn nhân và gia đình:
Khẳng định uy thế của người đàn ông trong gia đình, trong
khi đó thân phận của người phụ nữ không được đề cao: Kinh
thánh Koran vẫn thừa nhận chế độ đa thê. Còn đối với người
phụ nữ thì họ phải giữ được trinh tiết trước khi được người đàn
ông cưới về, nếu sau khi cưới về mà họ bị phát hiện không còn
trinh tiết thì có thể sẽ bị người đàn ông đó đuổi ra khỏi nhà
chồng; hoặc sau khi lấy chồng thì người phụ nữ không được gặp
gỡ hay nói chuyện với người đàn ông khác,…còn rất nhiều quy
định khắt khe mà người phụ nữ phải gánh chịu (điều này có


điểm tương đồng với phong tục cũng như pháp luật của các
nước phong kiến đương thời).
Đồng thời, ở đa số các nước Hồi giáo họ vẫn áp dụng các
tập quán pháp trong hôn nhân như: cướp vợ, người phụ nữ khi
lấy chồng phải có của hồi môn, “môn đăng hộ đối”…

- Luật tố tụng (hình sự và dân sự):
Tòa án Hồi giáo Shariah giải quyết các vụ án dân sự và
hình sự. Trước tòa, đương sự phải có hai người đàn ông làm
chứng, nếu chỉ có một người đàn ông làm chứng thì đương sự
có thể thề trước Allah.
- Do nguồn cơ bản của pháp luật Hồi giáo là xuất phát từ Chúa
trời nên những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật Hồi
giáo là vĩnh hằng, không gì có thể thay đổi được.
Bởi vì Thượng đế chỉ hiện lên và truyền bá luật chỉ có một
lần, nó quá hoàn thiện và trong tương lai toàn thể loài người sẽ
thừa nhận và tuân thủ nó. Những văn bản luật do Nhà nước ban
hành chỉ có tác dụng điều chỉnh, cụ thể hóa những quy tắc mà
luật Hồi giáo chưa điều chỉnh hoặc còn tính khái quát cao. Đồng
thời, các quy định được xây dựng ở mức khái quát cũng đem lại
những thuận lợi nhất định cho luật Hồi giáo. Đó là trong việc
giải thích pháp luật. Các tư tưởng dù phong kiến hay hiện đại
đều đưa ra những lời giải thích mang tính ủng hộ cho luật Hồi
giáo.
- Một đặc điểm khá khác biệt của luật Hồi giáo so với các hệ
thống pháp luật khác trên thế giới đó chính là khi có xảy ra
tranh chấp thì các tín đồ thường sẽ tự bào chữa hoặc nhờ người


khác bào chữa (chủ yếu là các học giả) thay vì thuê luật sư
chuyên ngh
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT HỒI GIÁO VÀ
SỰ THÍCH ỨNG CỦA PHÁP LUẬT HỒI GIÁO ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
HIỆN ĐẠI.
1. Xu hướng phát triển của pháp luật Hồi giáo.
Những gì chúng ta đã xem xét về luật Hồi giáo có thể cho

chúng ta một ấn tượng là luật Hồi giáo cổ hủ, lạc hậu, không
phù hợp với tời đại mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy luật Hồi
giáo vẫn tiếp tục tồn tại như một hệ thống pháp luật lớn trong
thế giới hiện đại với hơn 800 triệu người musulman (Islam).
Ngày nay, các nước từ Philippin, Indonesia, Malaisia đến các
nước thuộc Liên Xô cũ như Azrbaijan, Uzbekistan, Kirgistan,
Kazakstan, vẫn còn theo truyền thống văn hóa và chịu ảnh
hưởng của pháp luật Hồi giáo. Pháp luật Hồi giáo vẫn chi phối,
điều chỉnh các quan hệ xã hội ở phần lớn các nước Ả Rập.
Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của hệ
thống pháp luật khác từ thế khỉ XIX đến nay, đặc biệt là trong
giai đoạn hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, ngày nay nhiều
quốc gia Hồi giáo đã đổi mới hệ thống pháp luật của mình.
Trong các nước Hồi giáo xuất hiện ba xu hướng phát triển:
Phương Tây hóa pháp luật, tiếp nhận các chế định pháp luật
tiên tiến của phương Tây như chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng và thiết lập chế độ bình đẳng giới; xây dựng bộ máy nhà
nước theo nguyên tắc phân quyền, tổ chứ hệ thống tòa án phi
tôn giáo, tư tưởng pháp luật thoát khỏi tư tưởng tôn giáo.


Pháp điển hóa pháp luật, xây dựng nhiều bộ luật: hình sự, dân
sự, thương mại, tố tụng hình sự và dân sự theo mô hình của các
nước phương Tây kết hợp với việc phát huy các truyền thống
văn hóa của dân tộc.
Loại bỏ dần các quy định cổ hủ, lạc hậu nhằm tạo điều kiện cho
việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, bảo vệ các quyền công
dân và quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền.
Các nước Hồi giáo ngày nay có thể chia ra làm ba nhóm:
Nhóm chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của pháp luật Hồi giáo như

Arap Xê- út (Saudi Arabia), Iran, Syria, Jordan, Oman, Quatar,
Bahrein, Yemen, Koweit, các tiểu vương quốc Arap, Pakistan,
Afghanistan, Bangladesh, Morocco, Mauritania, Libya, Sudan,…
Pháp luật của các nước này thừa nhận tính tối cao của luật Hồi
giáo. Pháp luật được xây dựng trên cơ sở kinh Coran và không
được trái với kinh Cordan.
Nhóm thứ hai là nhóm các nước chỉ dùng luật Hồi giáo để điều
chỉnh một số lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội (vấn đề
nhân thân, hoạt động của các tổ chức tôn giáo, có thể cả vấn
đề đất đai, thừa kế,…). Những nước thuộc nhóm này có thể chịu
ảnh hưởng của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu (Civil law)
như Indonesia, Iraq hoặc chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp
luật Anh- Mỹ (Common law) như Malaisia, Brunei, Myanmar.
Nhóm thứ ba là nhóm các nước đã từng là các nước xã hội chủ
nghĩa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ như Azerbaijan,
Kazakhstan, Kyrgystan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan.
Các nước này trước thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, pháp luật
Hồi giáo cũng có ảnh hưởng khá sâu sắc. Tuy nhiên, sau khi gia


nhập Liên bang công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, pháp luật
Hồi giáo không còn được khuyến khích phát triển và nhà nước
Xô Viết không thừa nhận kinh Cordan là một nguồn của pháp
luật. Người phụ nữ Hồi giáo được giải phóng và có đầy đủ các
quyền như nam giới. Hệ thống tòa án Hồi giáo không còn tồn
tại. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước thuộc nhóm này đã tiếp
nhận hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu và gia nhập dòng họ
pháp luật lục địa châu Âu. Do đó, tuy Hồi giáo vẫn còn tồn tại
như một tôn giáo nhưng ảnh hưởng của nó tới hệ thống pháp
luật quốc gia không còn sâu sắc như trước nữa.

2 Sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại
Lí do dẫn đến việc luật Hồi giáo phải thích ứng với xã hội hiện
đại ngày nay xuất phát từ một số nguyên nhân chính như:
- Thứ nhất, đó là nguyên nhân từ bản thân các quốc gia Hồi
giáo muốn hội nhập trên cơ sở sự tự nguyện và chủ động tham
gia ký kết các điều ước quốc tế. Đó là một hệ quả tất yếu của
xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nó không chỉ thúc đẩy
cho nền kinh tế của các quốc gia Hồi giáo phát triển mà còn
làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thi
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
- Thứ hai, các quốc gia bên ngoài luôn gây sức ép buộc bản
thân các quốc gia Hồi giáo phải thay đổi. Các quốc gia Hồi giáo
nhất là ở khu vực Trung Đông-khu vực có khoảng 90% dân số
theo đạo Hồi, được mệnh danh là “kho vàng đen” khổng lồ của
thế giới, do đó các quốc gia này cần phải hoàn thiện hơn hệ
thống pháp luật của mình để có được một nền kinh tế phát triển
vững mạnh hơn.


- Thứ ba, sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại là
một nhu cầu bức thiêt vì các quốc gia Hồi giáo là một bộ phận
không thể tách rời của thế giới, điều này sẽ giúp cho mục tiêu
chung của toàn thế giới là hài hòa hóa, nhất thể hóa hoàn toàn
có thể đạt được trong tương lai.
Có một số cách thức chủ yếu để cho luật Hồi giáo thích ứng với
xã hội hiện đại sau đây:
a, Áp dụng tập quán pháp
Việc áp dụng tập quán pháp giúp bổ sung cho pháp luật Hồi
giáo những vấn đề mà nó không điều chỉnh: thanh toán của hồi
môn, sử dụng nguồn nước giữa hai khoảng ruộng,…và những

tập quán này phải phù hợp với pháp luật Hồi giáo.
b, Sử dụng các thủ thuật pháp lý để loại bỏ các quy định đã lạc
hậu
Những khoảng trống pháp luật Hồi giáo có thể tận dụng được
để tránh các quy định pháp luật không còn phù hợp. Do đó
nhiều quy phạm pháp luật Hồi giáo có thể bị bỏ qua mà chỉ cần
không vi phạm chúng theo nghĩa đen. Ví dụ như pháp luật Hồi
giáo cho phép chế độ đa thê và người chồng có quyền bỏ rơi
người vợ. Để hạn chế tình trạng trên, khi kết hôn vợ chồng có
thể thỏa thuận “chung sống tạm thời trong khoảng thời gian 70
năm” hoặc sử dụng thủ thuật pháp lý là quy định người vợ sẽ
được hưởng khoản bồi thường rất lớn nếu người vợ bị chồng bỏ
rơi một cách bất công hoặc người chồng đối xử với những người
vợ của mình một cách không bình đẳng.


Một quy định khác của luật Hồi giáo như: người vợ ngoại tình sẽ
bị ném đá đến chết, trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng
minh được đề cao một cách có chủ đích để trên thực tế không
thể thực hiện được: đòi hỏi phải có bốn người đàn ông tận mắt
chứng kiến hành vi phạm tội, nếu ai không có đủ bằng chứng
mà buộc tội người khác sẽ bị phạt roi. Hoặc việc cho vay lãi bị
pháp luật Hồi giáo cấm nhưng có lẩn tránh điều cấm này bằng
cách mua bán với giá trị nhiều hơn giá trị thực hay cho chủn nợ
sử dụng tài sản mang lại thu nhập. Hơn nữa việc cấm đoán cho
vay lấy lãi chỉ liên quan đến cá nhân còn nhà băng, quỹ tiết
kiệm, các pháp nhân không rơi vào dạng này.
c, Áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền
ban hành
Nhà cầm quyền dù quốc vương hay nghị viện đều không phải là

ông chủ của pháp luật mà là kẻ phục vụ của nó theo pháp luật
đạo Hồi. Nhưng pháp luật Hồi giáo vẫn công nhận tính hợp
pháp của các văn bản pháp luật do chính quyền đưa ra và thẩm
quyền đó được áp dụng rộng rãi. Ví dụ tại Angiery, chính sách
có thể làm ngơ trước việc vi phạm lệnh cấm sử dụng đồ uống
có cồn tại các nhà hàng, quán ăn.
III. PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO
1.

Khái quát pháp luật các quốc gia Hồi giáo

Gần một trăm năm đã trồi qua kể từ khi đế quốc Ottoman
– đế chế Hồi giáo cuối cùng tan rã. Quãng thời gian đó đã mang
lại nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thế giới Hồi giáo, diễn ra trên
bình diện rất rộng, từ nền chính trị và các chính phủ cho đến
cuộc sống riêng tư của các tín đồ. Một trăm năm trước, hầu hết
thế giới Hồi giáo đều nằm dưới sự kiểm soát của các thế lực


châu Âu. Theo thời gian, các nước Hồi giáo đã đứng lên chống
lại ách thực dân và các cuộc kháng chiến này đã dẫn đến nền
độc lập. Nhưng thay vì hình thành một hay hai nhà nước Hồi
giáo rộng lớn như từng diễn ra trong quá khứ thì phong trào
kháng chiến đã dẫn đến sự hình thành của hơn 40 quốc gia
riêng biệt. Những tình cảm thế tục về dân tộc và quốc gia cũng
quan trọng không kém tình cảm tôn giáo trong phong trào đấu
tranh vì nền độc lập và trong việc xác định biên giới quốc gia
mới. Dù vậy, tôn giáo vẫn là một phần rất quan trọng trong
những nước này và đạo Hồi vẫn là lực lượng mạnh mẽ trên thế
giới.

Hệ quả của việc hình thành nhiều quốc gia như vậy là đã
tạo nên sự khác biệt dù cho có chung di sản và những ràng
buộc mạnh mẽ qua tôn giáo của mình. Các nước Hồi giáo khác
nhau theo nhiều phương diện khác nữa. Kiểu chính phủ: các
vương quốc quân chủ, quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa, chế
độ dân chủ và các chế độ độc tài. Ví dụ: các nước ẢRập XêÚt và
Iran, những luật lệ và tập quán Hồi giáo truyền thống được các
chính phủ tuân thủ nghiêm ngặt. Các nước khác , như Thổ Nhĩ
Kỳ, Albania hay Algeri thì giữa tôn giáo với nhà nước có sự tách
biệt. Quyền của phụ nữ: ở một số nước phụ nữ vẫn chưa có
quyền bầu cử. Trong khi đó ở Pakistan, một quốc gia có dân số
theo đạo Hồi lớn thứ trên thế giới thì một phụ nữ được bầu làm
thủ tướng – chức vụ quyền thế nhất trong nước. Tài chính:
những nước ở vùng vịnh Ba Tư rất giàu có, nơi có nhiều dầu mỏ
nhưng một số nước khác lại rất nghèo như Banglades và hầu
hết các nước Tây Phi lại rất nghèo…..
Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, các tư tưởng
truyền thống pháp luật khác, từ thế kỉ XIX đến nay, ở nhiều
quốc gia Hồi giáo xuất hiện ba xu hướng phát triển:
Phương Tây hóa: tiếp nhận các chế định pháp luật tiên
tiến của phương Tây như chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
và thiết lập chế độ bình đẳng giới; xây dựng bộ máy nhà nước
theo nguyên tắc phân quyền, tổ chứ hệ thống tòa án phi tôn
giáo, tư tưởng pháp luật thoát khỏi tư tưởng tôn giáo.
Pháp điển hóa pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp những văn
bản đã có theo 1 trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi


thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới

nhằm thay thế cho những quy định bị loại bỏ và khắc phục
những chỗ trống được thực hiện trong quá trình tập hợp văn
bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp
lý của chúng. Pháp điển hóa là hình thức cao nhất, hoàn chỉnh
của công tác hệ thống hóa pháp luật.
Loại bỏ dần các quy định cổ hủ, lạc hậu nhằm tạo điều
kiện cho việc thực hiện quyền bình đẳng giới, một vợ một
chồng bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, xây
dựng nhà nước pháp quyền.
Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
cầu hóa hiện nay, nhiều quốc gia Hồi giáo đã xây dựng nước
mình thành hệ thống pháp luật hỗn hợp. Pháp luật thực định
của các nước Hồi giáo thực hiện các đặc trưng sau đây:


Pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều các nước Phương Tây Anh,
Pháp và những quốc gia đã từng thuộc địa hóa các nước
Hồi giáo. Ở các quốc gia này Hồi giáo chỉ được dùng để
điều chỉnh một số lĩnh vực về đời sông xã hội (vấn đề nhân
thân, hoạt động các tổ chức tôn giáo, đôi khi cả chế độ
ruộng đất, thừa kế…), trong đó pháp luật “hiện đại” điều
chỉnh những khía cạnh mới của quan hệ xã hội, họ tiếp
nhận các chế định tiến bộ như bình đẳng, một vợ một
chồng, coi trọng và tiến theo ý chí của nhà nước, xây dựng
nhà nước phân quyền . Được chia thành hai nhóm nhỏ:

_ Nhóm nước mà pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ
pháp luật common law (Bengle, Malaysia, Bắc Nigieria,
Myanmar, Brunei..);
_ Nhóm nước mà pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp

luật civil law (Indonesia, Iraq)


Pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hồi nhất là các
nước Arap Xeut, Iran, Syria, Jordan, Oman, Morocco, Lybia,
Pakistan, Afghanistan, Liên bang các tiểu vương quốc Ả
rập…Pháp luật các nước này thừa nhận tính tối cao của
của luật Hồi giáo. Nhiều giáo điều của đạo Hồi được thể
chế hóa trong luật thực định. Nhà nước chỉ là thứ cấp bên
cạnh tôn giáo và đơn giản chỉ là công cụ để thực hiện các




quy định tôn giáo. Pháp luật được xây dựng trên kinh
thánh Cordan và không được trái với kinh Cordan.
Các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Albania, các nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Á (Kazakhstan,
Turkmenistan, Ouzbekistan, Tadjikistan, Kirghizstan). Các
nước này do có thời kì dài tiến hành xây dựng chủ nghĩa
xã hội theo tư tưởng của học thuyết Mac-lenin nên đạo Hồi
không được khuyến khích phát triển. Tuy luật Hồi giáo vẫn
tồn tại song ảnh hưởng của nó rất hạn chế.

Còn có một số nước có pháp luật cho phép các công dân,
nhất là công dân Hồi giáo khi đứng trước tranh chấp, lựa chọn
hoặc luật Hồi giáo hoặc lực thực định của quốc gia. Chính vì
vậy, trong đó các nước Hồi giáo, bên cạnh tòa án nhà nước còn
có tòa án đạo Hồi (Tòa Shariah).
2. Cấu trúc và nguồn pháp luật của một số quốc gia Hồi giáo

* Arập Xêút
Arập Xêút là vùng đất khai sinh ra đạo Hồi nơi có các thành địa Mecca và
Medina. Đạo Hồi ở đây được thiết lập một cách vững chắc với sự cai trị của một
nhà nước dựa trên cơ sở diễn giải theo từng chữ Koran và luật Shariah. Dưới sự
chi phối của nó, kịch, phim ảnh, rượu và sự chung đụng quá mức giữa hai giới
bị cấm. Arập Xêút đang phấn đấu để vừa trở thành quốc gia hiện đại đồng thời
lại vừa là nước Hồi giáo bảo thủ. Hệ thống pháp luật ở Arập Xêút hoàn toàn dựa
trên luật Hồi giáo và gồm ba bộ phận: bộ phận thứ nhất là luật Hồi giáo không
được pháp điển hóa theo học thuyết Hồi giáo truyền thống, bộ phận thứ hai là
luật thành văn thể chế hóa những quy định của luật Hồi giáo, bộ phận thứ ba là
các văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề mà luật Hồi giáo không điều
chỉnh.
* Iran


Hệ thống pháp luật Iran mang tính hỗn hợp, vừa chịu ảnh hưởng của luật
Hồi giáo vừa chịu ảnh hưởng của pháp luật châu Âu lục địa. Iran là một trong số
ít các nước Hồi giáo không bị thuộc địa hóa một cách trực tiếp. Quá trình
“phương Tây hóa” ở Iran bắt đầu từ năm 1906 khi thông qua hiến pháp dựa
trên hình mẫu của Pháp và Bỉ. Sau cải cách những năm 1920 - 1930, lĩnh vực
ảnh hưởng của luật Hồi giáo ở Iran bị thu hẹp lại, học thuyết pháp lí Hồi giáo
chỉ tác động đến các quy dịnh về thân nhân. Sau cách mạng nhân dân năm 1971,
ở Iran diễn ra quá trình Hồi giáo hóa toàn bộ hệ thống pháp luật.
Hiến pháp Iran ban hành năm 1979 và được sửa đổi năm 1989 khẳng định
tất cả các văn bản pháp luật đều phải tuân theo Shariah. Các văn bản pháp luật
theo hình mẫu phương Tây bị sửa đổi theo các quy định của đạo Hồi. Pháp luật
dân sự của Iran mang tính hỗn hợp, về thân nhân hôn nhân gia đình và thừa kế
được điều chỉnh bằng luật Hồi giáo, các chế định còn lại chịu ảnh hưởng của
truyền thống pháp luật châu Âu lục địa - cơ bản là theo hình mẫu Pháp. Bộ luật
dân sự Iran gồm ba quyển và được thông qua năm 1929 (Quyển I), 1934 (Quyển

II), 1935 (Quyển III).
Bộ luật hình sự Iran được thông qua năm 1926 cơ bản dựa trên Bộ luật
dân sự Pháp năm 1810 trong đó ghi nhận những hành vi bị coi là phạm tội theo
luật Hồi giáo sẽ chịu chế tài theo luật Hồi giáo. Trong những năm 80 của thế kỉ
XX diễn ra cải cách pháp luật hình sự Iran và năm 1988 Bộ luật hình sự mới
được thông qua với việc tiếp nhận các chế tài theo luật Hồi giáo cho ba loại tội
phạm theo Shariah.
* Afghanistan
Đến đầu thế kỷ XX luật Hồi giáo giữ vị trí thống trị ở Afghanistan. Năm
1928, Afghanistan tuyên bố hiệu lực của Shariah trong hoạt động lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Năm 1976, thông qua Bộ luật dân sự về cơ bản giống với bộ
luật dân sự của Ai Cập, Angieri, Xiri, Iraq nhưng có điểm khác là nó điều chỉnh


các quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế. Điều 1 Bộ luật dân sự quy định trong
trường hợp pháp luật không điều chỉnh, thẩm phán áp dụng luật Hồi giáo.
Luật hình sự của afghanistan hoàn toàn dựa trên shariah, tất cả các văn
bản đều phải dựa trên shariah một cách nghiêm ngặt. Bộ luật hình sự thông qua
năm 1976 chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự châu Âu lục địa với sự khác
biệt trong đó đưa ra khả năng áp dụng các hình phạt theo luật Hồi giáo (điều 1)
với các tội như giết người, cướp, sử dụng đồ uống có cồn, ăn trộm...
* Thổ Nhĩ Kỳ
Trong số các nước Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ là một trường hợp đặc biệt. Thổ
Nhĩ Kỳ không phải là nước Ả rập và có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và chính
trị với Tây Âu. Cách mạng kemalist năm 1926 tạo thuận lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ
tiếp nhận Bộ luật dân sự Thụy Sỹ. Luật về nhân dân, gia đình, thừa kế của nước
này theo hình mẫu phương Tây. Pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận chế độ
đa thê, quyền đơn phương bỏ rơi vợ của người chồng hoặc việc phân chia tài
sản thừa kế không công bằng giữa con trai và con gái. Khó có thể nói rằng ở các
nước Hồi giáo diễn ra cuộc cải cách pháp luật theo hướng phương Tây hóa.

Hiện tại chưa có nước Hồi giáo nào mạnh dạn đi theo hình mẫu của Thổ Nhĩ
Kỳ.
Từ năm 2001 đến nay, một trong những sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến sinh hoạt chính trị thế giới cũng như tâm lý quần chúng khắp
nơi chắc chắn là nạn khủng bố gắn liền với Hồi giáo.
Khác với mọi hình thức khủng bố trước đây, khủng bố gắn liền với Hồi giáo có
hai đặc điểm chính:
Một, nó vừa có tính tổ chức vừa có tính tự phát rất cao. Có tính tổ chức, quy tụ
nhiều người và trải qua quá trình chuẩn bị chu đáo, nó thường gây tác hại lớn,
nhưng đồng thời cũng dễ bị các cơ quan tình báo Tây phương phát hiện. Mang


tính tự phát, chỉ gồm một hoặc một vài cá nhân đơn lẻ, nó khó bị phát hiện hơn,
do đó, dù có quy mô nhỏ, nó cũng nguy hiểm hơn.
Hai, nó có tính chất toàn cầu, bởi vậy, những nỗi kinh hoàng nó gây ra cũng có
tính chất toàn cầu: Ở đâu người ta cũng sợ. Đi máy bay: sợ. Ngồi trên xe lửa:
sợ. Vào rạp hát: sợ. Ngồi trong quán ăn hay tiệm cà phê: cũng sợ.
Chính những nỗi sợ ấy chi phối cách nhìn của mọi người đối với Hồi giáo và
những người theo Hồi giáo.
Nhìn có hai cách nhìn chính:
Thứ nhất, đồng nhất Hồi giáo với khủng bố. Từ luận điểm cho mọi cuộc khủng
bố đều do người Hồi giáo thực hiện, người ta đi đến kết luận: Mọi người Hồi
giáo đều là, hoặc có khả năng là, khủng bố. Đó chính là lý do tại sao Donald
Trump, ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng Cộng Hoà tại Mỹ, kêu gọi ngưng
“toàn bộ và toàn diện” việc cho phép người Hồi giáo nhập cảnh vào nước Mỹ.
Các ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hoà khác không công khai lên tiếng một cách
lộ liễu như vậy, nhưng lại cổ vũ cho chính sách chỉ nhận cho tị nạn những người
theo Thiên Chúa giáo. Thì cũng vậy: Tất cả, với những mức độ khác nhau, đều
chủ trương bài Hồi giáo.
Cách nhìn thứ hai cho khủng bố gắn liền với một số, hơn nữa, lại là số ít những

phần tử cực đoan trong Hồi giáo. Người ta thừa nhận, một mặt, có một số người
Hồi giáo quá khích chủ trương hoặc cổ vũ các hành động khủng bố nhắm vào
Tây phương, nhưng mặt khác, người ta cũng thừa nhận có rất đông người Hồi
giáo có quan điểm ôn hoà, sống một cách bình yên với những người khác tôn
giáo với họ. Như vậy, khủng bố không nhất thiết gắn liền với Hồi giáo. Khủng
bố chỉ gắn liền với một thiểu số ít ỏi những người Hồi giáo cuồng tín và cực
đoan mà thôi.
Cách nhìn thứ hai vừa chính xác vừa hợp lý vừa khôn ngoan hơn.


Nó chính xác vì thực tế chứng minh không phải người Hồi giáo nào cũng sẵn
sàng hành động hoặc cổ vũ cho các hành động giết người. Indonesia là một ví
dụ: Đó là quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất trên thế giới nhưng nói chung
đời sống tại đó khá yên bình. Cũng có một số nhà lãnh đạo tôn giáo quá khích
nhưng họ không lôi kéo được đông đảo quần chúng. Rộng hơn, ở bất cứ quốc
gia Tây phương nào hiện nay cũng đều có người Hồi giáo sinh sống nhưng số
người Hồi giáo chủ trương “thánh chiến” với những người thuộc các tôn giáo
khác chỉ là một thiểu số. Số tín đồ Hồi giáo ở Mỹ là khoảng trên 2 triệu rưỡi,
chiếm 0.6% dân số; ở Úc là nửa triệu, chiếm 2% dân số; ở Pháp là hơn 6 triệu,
chiếm gần 10% dân số… Nhưng ở các nước ấy, có bao nhiêu người tham gia
hay đồng tình với việc khủng bố? Chắc chắn là cực ít.
Nó hợp lý vì nó tránh được sự kỳ thị về tôn giáo. Một trong những đặc điểm nổi
bật của thời đại chúng ta đang sống là chủ nghĩa đa nguyên và đa văn hoá, tức
việc chấp nhận tính chất dị biệt và đa dạng trong tư tưởng, tôn giáo và tập quán
trong xã hội. Riêng đối với tôn giáo, không ai được quyền nhân danh tôn giáo
của mình để đả kích hoặc bài trừ các tôn giáo khác. Tôn giáo nào cũng có người
tốt người xấu. Không thể vì những người xấu mà kỳ thị đối với cả tôn giáo ấy.
Làm thế, người ta không khác gì những người Hồi giáo cực đoan. Điều đó trái
với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức vốn là nền tảng của nền văn minh
thời hiện đại.

Cách nhìn trên không những chính xác và hợp lý mà còn khôn ngoan vì nó
không đẩy những người Hồi giáo hiếu hoà và hiền lành vào đường cùng, từ đó,
nổi lên phản kháng bằng các hành động khủng bố, điều mà những phần tử cực
đoan như Al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo mong muốn. Gắn liền khủng bố với
một thiểu số cực đoan, người ta vừa tránh xúc phạm những người Hồi giáo ôn
hoà vừa cô lập những phần tử cực đoan ấy trong ngay nội bộ tôn giáo của họ.
Cho khủng bố chỉ gắn liền với một số ít phần tử Hồi giáo cực đoan, nhưng hầu
như tất cả giới lãnh đạo trên thế giới đều cho đó là một thiểu số cực kỳ nguy
hiểm. Nó đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình và sự ổn định của cả thế giới. Và


nó cũng rất khó giải quyết. Trong tương lai, ít nhất năm mười năm nữa, dù
muốn hay không chúng ta cũng phải sống trong cảnh thường trực sợ hãi từ hoạ
khủng bố xuất phát từ cái thiểu số cực đoan và khát máu ấy.
C.

Kết Luận

Như những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy “Dòng họ
pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)” đã hình thành, phát triển
trong quá khứ và nó vẫn đang tồn tại, phát triển cho đến ngày
nay. Nó là một bộ phận đóng góp, cấu thành nên hệ thống pháp
luật của nhân loại, là sản phẩm của quá trình lịch sử, cũng như
quá trình tư duy không ngừng ngĩ của các nhà làm luật xưa –
nay . Với tư cách là một trong những minh chứng cụ thể cho sự
phát triển đa dạng của pháp luật, “Dòng họ pháp luật Hồi giáo (
Islamic Law)” đã cho thấy vai trò, tầm quan trọng của nó đối
với quá khứ và hiện tại. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều nước vận
dụng hệ thống pháp luật này một cách chính thống, coi nó là
quốc luật để quản lí, điều hành đất nước. Và chắc rằng, ở một

tương lai không xa nó sẽ phát triển, sẽ vươn tới tầm cao của
những tầm cao và sẽ hoàn thiện trên cả mức hoàn thiện.



×