Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Tổng quan về tài chính công và quản lí tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.16 KB, 42 trang )

Chương 1:
Tổng quan về TCC và QLTCC


Nội dung
• 1.1 Quan niệm về TCC
– 1.1.1 Quan niệm
– 1.1.2 Phân loại

• 1.2 Quản lý TCC
– 1.2.1 Khái niệm
– 1.2.2 Mục tiêu quản lý

• 1.3 Bộ máy quản lý


1.1 Quan niệm về TCC
• Kết thúc phần 1.1, người học phải trả lời
được:
– Khu vực công bao gồm những bộ phận gì?
– Các tổ chức thuộc khu vực chính phủ chung có
đặc điểm gì?
– Các quan niệm/góc nhìn về TCC?
– Phân loại TCC?


Khu vực công và khu vực NN
• KV công gồm: KV chính phủ chung (KV NN) và
DN công
• KV chính phủ chung gồm: chính quyền TW,
chính quyền địa phương


• Vẽ sơ đồ


Khu vực công và khu vực NN


Đặc điểm các tổ chức thuộc KVC
• Về chức năng kinh tế: cung cấp các hàng hóa,
dịch vụ công, không theo đuổi lợi nhuận
• Định hướng, kiểm soát: bởi cơ quan quyền
lực NN
• Chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý cuối cùng là
NN


Quan niệm về TCC

• Tài chính công có thể hiểu theo 2 góc độ:

– Kinh tế học: thường gọi là Kinh tế công cộng. Đi nghiên cứu các
nội dung.
• Nhà nước nên cung cấp các hàng hóa, dịch vụ gì?
• Nhà nước nên đánh các loại thuế nào?

– Thể chế: quy định, nguyên tắc về quản lý thu chi
• Các khoản thu, chi của khu vực công (nghĩa rộng)
• Các khoản thu, chi của khu vực NN (nghĩa hẹp)

• Khái niệm: TCC là những hoạt động thu, chi gắn với các
quỹ tiền tệ của các cấp chính quyền nhằm thực hiện

chức năng KTXH của NN


Phân loại TCC

• Có 3 cách phân loại:

– Theo tổ chức chính quyền

• Theo tổ chức chính quyền là xem hệ thống chính
quyền có bao nhiều cấp. Ứng với mỗi cấp chính
quyền là một cấp TCC
• Hệ thống chính quyền ở Việt Nam được chia thành
cấp TƯ và cấp ĐP. Trong cấp ĐP lại chia thành cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã
• Tương ứng có TCC TƯ, TCC ĐP (tỉnh, huyện, xã)


1.2 Quản lý TCC
• Kết thúc phần 1.2 người học phải trả lời
được
– Khái niệm QLTCC
– Các mục tiêu Quản lý TCC
– Các cơ quan quản lý tài chính công


Khái niệm QLTCC
• “Quản lý” và “Quản trị” có nghĩa tương
đương và thường dùng thay thế cho nhau
• “Quản lý” là từ gốc Hán Việt:

– “Quản”: điều khiển, hướng dẫn
– “Lý”: quy trình, quá trình

• Quản lý: quá trình điều khiển, dẫn dắt một
đối tượng hướng tới các mục đích cụ thể


Khái niệm QLTCC
• QLTCC là quá trình các cấp chính quyền sử
dụng các công cụ lên kế hoạch, hướng dẫn,
theo dõi, đánh giá nhằm thực hiện hiệu quả
các chính sách thu, chi
• Thế nào thì gọi là thực hiện hiệu quả các
chính sách thu, chi?


Các mục tiêu QLTCC
• Mục tiêu của QLTCC là thực hiện các chính
sách thu, chi hiệu quả
• Cụ thể:
– Đảm bảo kỷ luật tài khóa
– Hiệu quả phân bổ
– Hiệu quả hoạt động


Đảm bảo kỷ luật tài khóa
• Chúng ta đã biết mục tiêu quản lý là thực hiện hiệu
quả chính sách thu, chi. Thế nào là hiệu quả? Hãy
xem xét một số ví dụ sau:
• Ví dụ 1:

• Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông theo hợp đồng
ký kết với nhà thầu Trung Quốc năm 2008 thì tổng
chi phí là 553 triệu USD
• Đến 10/2015 dự án đã xong khoảng 70%, nhà thầu
Trung Quốc xin điều chỉnh tăng lên 880 triệu USD


Đảm bảo kỷ luật tài khóa
• Ví dụ 2:
• Thu từ việc khai thác, bán dầu thô chiếm khoảng
10% tổng thu của Chính phủ Việt Nam
• Năm 2015, Chính phủ Việt Nam dự tính thu
được khoảng 62.4 nghìn tỷ đồng từ dầu thô (giả
định giá dầu là $100/thùng)
• Năm 2015, giá dầu trên thị trường thế giới giảm
mạnh xuống $52/thùng làm hụt thu so với dự
kiến khoảng 40%


Đảm bảo kỷ luật tài khóa
• Quản lý thu, chi sẽ không hiệu quả nếu:
– Cho phép chi vượt kế hoạch đã đề ra
– Dự báo các biến động về kinh tế không chính xác

• Vậy phải làm thế nào để quản lý thu, chi hiệu
quả hơn?
– Thiết lập các giới hạn trần chi tiêu (ở cả cấp độ
quốc gia, các bộ, các đơn vị)
– Dự báo về các biến động kinh tế phải đảm bảo độ
chính xác



Đảm bảo kỷ luật tài khóa
• Đảm bảo các khoản chi nằm trong giới hạn
cho phép (thiết lập trần chi tiêu)
• Các khoản thu được lên kế hoạch dựa trên
những dự báo kinh tế đáng tin cậy (kế hoạch
tài chính – ngân sách trung hạn)
• Nếu đề xuất thêm các khoản chi mới thì phải
có nguồn thu tương ứng


Hiệu quả phân bổ
• Ví dụ 3:
• Năm 2015, UBND tỉnh Sơn La đề xuất dự án
xây dựng tượng đài và khu bảo tàng Bác Hồ
về thăm Tây Bắc với mức chi phí ước tính
1400 tỷ đồng
• Sơn La nằm ở khu vực Tây Bắc là khu vực có
tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (55%). Thu
ngân sách của Sơn La năm 2015 khoảng 3000
tỷ


Hiệu quả phân bổ
• Ví dụ 4:
• Năm 2012, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng kê khai mức
thu nhập cả năm gần 1 tỷ đồng và anh phải
đóng thuế thu nhập khoảng 350 triệu đồng
• Một giảng viên làm việc khoảng 20 năm tại

HVTC sẽ có mức lương khoảng >10
triệu/tháng, cộng thêm các thu nhập khác
khoảng 10 triệu/tháng. Giảng viên này sẽ
phải đóng thuế khoảng 48 triệu/năm


Hiệu quả phân bổ
• Trong ví dụ 3, quản lý chi tiêu có hiệu quả
không? Chưa hiệu quả ở chỗ nào?
• Trong ví dụ 4, quản lý thu thuế đã hiệu quả
hay chưa


Hiệu quả phân bổ
• Việc giới hạn các trần chi tiêu chưa đủ để
đảm bảo hiệu quả mà còn phải xem xét thứ
tự ưu tiên của các khoản chi. Nói cách khác
nhiệm vụ nào quan trọng, cấp thiết hơn thì
phải ưu tiên chi trước
• Việc dự báo chính xác về các khoản thu cũng
chưa đủ để đảm bảo hiệu quả mà còn phải
xem xét việc phân chia gánh nặng thuế có
đồng đều và công bằng hay không


Hiệu quả phân bổ
• Thu thuế phải đảm bảo công bằng giữa các
đối tượng
• Chi tiêu phải phù hợp với các ưu tiên chiến
lược của chính sách. Ưu tiên chiến lược được

xây dựng trên cơ sở tính toán chi phí, lợi ích
của các khoản chi tiêu


Hiệu quả hoạt động
• Ví dụ 5:
• Năm 2014, chi phí tuân thủ thuế (mua hóa
đơn, kê khai thuế, nộp thuế, làm việc với cơ
quan thuế, cập nhật quy định) của DN Việt
Nam khoảng 900 giờ/năm
• Mức này ở Singapore là 80 giờ/năm,
Thailand 260 giờ/năm, Lào 360 giờ/năm
(xem báo cáo Doing Business 2014 –
Worldbank)


Hiệu quả hoạt động
• Ví dụ 6:
• Làng văn hóa dân tộc Việt được xây dựng tại
Đồng Mô với số vốn hơn 3200 tỷ đồng
• Làng văn hóa dân tộc Việt bắt đầu mở cửa từ
2010 nhưng đến thời điểm hiện tại nhiều
hạng mục đã xuống cấp và hư hỏng nặng


Hiệu quả hoạt động
• Qua ví dụ 5 và 6 bạn có nhận xét gì?
• Nếu chi phí thi hành, tuân thủ các chính sách
thu, chi quá cao thì sao?
• Sự cần thiết phải đo lường kết quả các khoản

chi? Có cần gắn kết quả với việc phân bổ vốn
hay không?


Hiệu quả hoạt động

• Thủ tục, quy trình áp dụng các chính sách thu,
chi phải đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm
• Xây dựng các mục tiêu về kết quả thực hiện
nhiệm vụ
• Phải có hệ thống theo dõi, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
• Phân bổ nguồn lực dựa trên kết quả thực hiện
nhiệm vụ
• Có cơ chế thưởng nếu vượt mục tiêu, và phạt
nếu không đạt mục tiêu


×