Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.1 KB, 4 trang )

I) MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là một thành phần kinh tế năng động
nổi trội của nền kinh tế Việt Nam. Luật doanh nghiệp năm 2005 đi ều
chỉnh sự hoạt động kinh doanh của quá trình thực hiện hành vi th ương
mại chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và tài sản
của doanh nghiệp trong các khoản nợ và các các doanh nghiệp tư nhân v ới
một sự đổi mới về tư duy và mở rộng phát triển. Chúng ta biết chế đ ộ ch ịu
trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân với mọi khoản n ợ và
nghĩa vụ về tài sản khác. Đề tài : “ Phân tích chế độ chịu trách nhiệm tài
sản trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân ” sẽ làm rõ và sâu sắc
hơn những vấn đề cơ bản trong vấn đề chế độ tài sản của chủ doanh
nghiệp tư nhân.
II) NỘI DUNG
1)

Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân:
Theo Luật doanh nghiệp 2005 khoản 1 Điều 141 : “ Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm b ằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp .”
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ m ột cá
nhân, phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai báo với cơ
quan dăng kí kinh doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản thuộc s ở
hữu của cá nhân mình và về nguyên tắc, tài sản đưa vào kinh doanh đó là
tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trong quá trình hoạt đ ộng, ch ủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng giảm vốn đầu tư, ch ỉ phải khai
báo với cơ quan đăng kí kinh doanh trong trường h ợp giảm v ốn xu ống
dưới mức đã đăng kí.
Vì vậy hầu như không có sự tách bạch giữa phần vốn , tài s ản đ ưa vào
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn l ại c ủa ch ủ
doanh nghiệp tư nhân.


1


Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có
quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động c ủa
doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp tư nhân.
Không đặt ra vấn đề phân phối lợi nhuận đối với doan nghiệp t ư nhân
bơi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu toàn bộ lợi nhuận khi
kinh doanh sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp. Nh ưng cũng có nghĩa là
chỉ có chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro trong kinh
doanh.
Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là: doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của chủ sở hữu đối với kết quả kinh doanh. Trong tr ường
hợp này, nếu kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản thì không nh ững ch ịu
trách nhiệm về tài sản trong phạm vi vốn, tài sản của doanh nghiệp mà
còn là toàn bộ tài sản của chủ sở hữu. Vấn đê này xuất phát từ việc không
tách bạch giữa tài sản doanh nghiệp và tài sản của chủ sở h ữu.
2) Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân trong
kinh doanh:
Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch gi ữa tài s ản
doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân nên ch ủ
doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm duy nh ất tr ước mọi r ủi
ro. Trong mọi trường hợp rủi ro chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ ph ải ch ịu
trách nhiệm vô hạn.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu t ư đã đăng kí kinh
doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong
trường hợp phần vốn đầu tư không đủ để trang trải các khoản nợ c ủa
doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp tư nhân không có khả năng

thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất c ả nh ững tài
sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong diện tài
sản phá sản của doanh nghiệp.
2


Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn với việc không tách bạch tài s ản c ủa
tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp t ư nhân nên
doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân như các loại hình doanh
nghiệp khác do không thỏa mãn điều kiện theo BLDS năm 2005 khoản 3
Ðiều 84: “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó”.
3) Ưu điểm và hạn chế của chế độ chịu trách nhiệm tài sản c ủa ch ủ
doanh nghiệp tư nhân:
Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu giúp cho ch ủ sở h ữu có
những lợi thế nhất định. Trong hoạt động của doanh nghiệp chủ doanh
nghiệp toàn quyền quản lí mọi hoạt động của doanh nghiệp. Không có s ự
phân chia lợi nhuận, chủ doanh nghiệp hưởng toàn bộ lợi nhuận thu đ ược
từ việc kinh doanh. Tạo lòng tin với những nhà đầu t ư, v ới chế đ ộ ch ịu
trách nhiệm vô hạn nhà đầu tư thấy phần vốn mình bỏ ra có khả năng thu
hồi cao, ít thất thoát. Doanh nghiệp tư nhân dễ dàng vay v ốn các kho ản tín
dụng lớn từ ngân hàng việc vay vốn không chỉ căn cứ vào tài s ản c ủa
doanh nghiệp mà còn căn cứ vào tài sản của chủ doanh nghiệp t ư nhân.
Nhưng chế độ này cũng tạo ra một số hạn chế, chủ yếu là rủi ro cao
trong việc kinh doanh. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua l ỗ thì ch ủ doanh
nghiệp là người duy nhất phải hứng chịu rủi ro và không có s ự chia sẻ r ủi
ro. Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải trả hết nợ cho chủ nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác. Khi món nợ lớn hơn phần vốn và tài s ản c ủa công ti thì h ọ
buộc phải dùng tài sản của mình để trả hết nợ. chủ sở hữu doanh nghiệp
cũng không dám đầu tư vào các lĩnh vự mang tính mạo hiểm cao.

Trong việc sử dụng tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân để trả n ợ còn
vấn đề liên quan đến việc xác định tài sản chung và tài s ản riêng c ủa v ợ
chồng để trả nợ nếu không thể làm rõ tài sản của vợ và ch ồng thì không
thể xác định rõ giới hạn tài sản để trả nợ.
III) KẾT LUẬN

3


Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân là m ột đặc
điểm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này. Đây là m ột trong nh ững
yếu tố cấu thành doanh nghiệp tư nhân và góp phần tạo ra một loại hình
doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần của Vi ệt
Nam. Dưới sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp 2005 doanh nghiệp t ư
nhân sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

DANHH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)
2)
3)
4)

GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI (Đại học luật Hà Nội)
Luật thương mại năm 2005
Luật dân sự năm 2005
Luật doanh nghiệp

4




×