DẠY HỌC “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” CỦA
NGUYỄN DỮ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định “ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản
của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực của
người học”; và “ đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo tính trung thực, khách quan”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành giáo dục triển khai nhiều
năm nay những vẫn chưa nhận được những kết quả cụ thể. Thực hiện Thực hiện Chỉ
thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2016-2017; Chỉ thị số
13/CT-UBND ngày 31/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về
một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017; công văn số 4235/BGDĐT-GDTrH
ngày 1/9/2016 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung
học năm học 2016-2017, công văn 2242-Sở GDĐT Quảng Ninh hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2016-2017 toàn ngành nói chung, cấp học phổ thông nói riêng
đang cố gắng thực hiện tốt những nội dung trọng tâm, trong đó có : “Đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo
hướng phát triển năng lực học sinh”. Nhiều kế hoạch được phác thảo, nhiều chuyên
đề về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn từ cấp trường đến cấp sở được tổ chức,
tập huấn ; tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, mang tính định hướng.
Thực tế ấy đòi hỏi những người giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp phải có những
tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra cách vận dụng những đổi mới phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực người học vào những bài học cụ thể, đối với
những đối tượng học sinh cụ thể của trường mình, nhằm mang lại sự hứng thú học
tập và kết quả học tập cao.
Thực tế dạy học văn ở trường phổ thông cho thấy, với cách dạy và học lâu nay
đã ít nhiều mang lại sự nhàm chán cho cả người dạy và người học. Điều đáng nói
nhất là, sau mỗi bài học, học sinh – kể cả những học sinh khá, giỏi đều chưa hình
thành cho mình được những kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời
sống. Vì lẽ đó mà khi đứng trước một yêu cầu tương tự như đã được học nhưng các
em vẫn lúng túng. Các em thiếu hẳn năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí
tình huống cuộc sống do thói quen nghe và làm theo.
Từ thực tế đó, đòi hỏi việc đổi mới phương pháp dạy học văn phải theo định
hướng phát triển năng lực người học. Mỗi bài học, thông qua nội dung kiến thức,
phương pháp tìm hiểu, phải hình thành và rèn luyện cho học sinh một hoặc một số
năng lực nhất định, để khi bước vào cuộc sống, các em có thể vận dụng được, làm được.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Đối với giáo viên
Tìm một số biện pháp rèn luyện năng lực cho học sinh lớp 10 thông qua bài
dạy
1
Chú trọng rèn luyện cho học sinh những năng lực cần có như: năng lực tự
giải quyết vấn đề, năng lực tư duy logic, năng lực thuyết trình, năng lực phản biện,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; các phẩm chất: nhân ái, khoan dung, trung
thực, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân cộng đồng
2.2. Đối với học sinh
Học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ những
lớp trước, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực chủ yếu như:
năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức
quản lí, năng lực hoạt động chính trị-xã hội, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh
3. Thời gian địa điểm
- Thời gian: kì II năm học 2016- 2017
- Địa điểm: Trường THPT Vũ Văn Hiếu
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Xác lập cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực người học qua bài đọc văn.
Lồng ghép các hoạt động, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống, rèn luyện
phẩm chất, năng lực cho học sinh qua hoạt động dạy học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan
1.1. Cơ sở lý luận
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói
chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản:
Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “ Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo”: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực…”
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết
định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lục tự học của người học.”
Lí luận chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học văn trong
nhà trường phổ thông ; các văn bản hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới phương pháp kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT : Thực hiện
nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày
6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức
hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường
phổ thông”, với mục đích: nghiên cứu cơ sở lí luận và xây dựng kế hoạch triển khai
việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường
phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề
2
thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn
đề thực tiễn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Về nhà trường
Từ những năm học trước cho đến năm học 2016- 2017, nhà trường coi hoạt
động dạy học theo định hướng năng lực người học là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy nên trong kế
hoạch chuyên môn của nhà trường đã triển khai kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm
học được quan tâm, trú trọng.
1.2.2. Về giáo viên
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích
cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động
trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ
sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề
phức hợp.
Đối với nhóm giáo viên dạy Ngữ văn của trường, từ năm học 2014- 2015
chúng tôi đã triển khai dạy học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người
học. Tuy nhiên, có một số giờ dạy vẫn chưa phát huy hết năng lực, phẩm chất của
học sinh. Một số giáo viên đã chú ý hình thành các năng lực, phẩm chất cho học
sinh qua bài học tuy nhiên phần đánh giá năng lực, phẩm chất và cũng chỉ mang
định tính.
1.2.3. Về học sinh
Học sinh lớp 10 mới bước chân vào cấp học THPT nên có những hạn chế
nhất định về năng lực phân tích đánh giá, phản biện, hợp tác… và một số năng lực
khác nên việc rèn luyện năng lực qua bài dạy là cần thiết.
Học sinh chưa có ý thức chuẩn bị bài chu đáo, bài cũ học sơ sài, qua quýt; bài
mới soạn cho có lệ, chưa có ý thức và tâm thế hứng thú đối với bài học, chưa xác
định được mình sẽ tiếp thu được điều gì, rèn luyện được năng lực nào đối với mỗi
bài học.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Xác định các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn cấp THPT
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến
thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân…., nhằm đáp ứng hiệu
quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể
hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể
hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào
đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần
phải có đó là các năng lực chung cốt lõi cơ bản như: Năng lực giải quết vấn đề,
năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp
tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, nó mang đặc thù riêng của môn
học, do đó năng lực tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ là
những năng lực đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học
của môn học, ngoài ra các năng lực còn lại đóng vai trò là các năng lực chung.
3
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp xúc với văn bản, môn ngữ văn giúp
học sinh từng bước hình thành và nâng cao các năng lực học tập của môn học, cụ
thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe, đọc) và năng lực tạo lập văn
bản (gồm kỹ năng nói và viết). Năng lực đọc-hiểu văn bản của học sinh thể hiện ở
khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về Tiếng Việt, về các loại hình văn bản
và kỹ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và
giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật.
2.1.1. Phương pháp tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học
sinh
- Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp dạy học, trong đó
trọng tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một
trường hợp(tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn. Với phương pháp này, học
sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình
huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm.
- Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để
trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là
phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng
cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện
cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Trong môn ngữ văn, phương pháp
đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể
lại câu chuyện đã học; chuyển thể một văn bản văn học thành một kịch bản sân
khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ
các góc nhìn khác nhau…
- Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham
gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham
gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm.
Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được
tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm
bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết
vấn đề khó khăn.
2.1.2. Hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh.
- Dạy học môn ngữ văn ở trương THPT thường được tổ chức dưới hai hình
thức cơ bản là: hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp. Hình thức tổ chức
dạy học trong lớp là hình thức tổ chức dạy học trong các giờ học chính khóa. Trong
đó giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo các nội dung học
tập. Hình thức tổ chức dạy học này được thực hiện theo các cách sau: Học theo cá
nhân, học theo nhóm, học theo góc.
- Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp học là hình thức quan trọng, gắn các
nội dung học tập với việc vận dụng vào thực tiễn. Hình thức tổ chức này góp phần
tạo ra một không gian học tập mở, giúp học sinh có thêm các cơ hội để thể hiện
năng lực học tập của mình. Có thể tổ chức hoạt động ngoài lớp học dưới dạng các
hoạt động ngoại khóa như: tổ chức câu lạc bộ văn học dân gian, câu lạc bộ thơ; hội
thi sáng văn chương cho học sinh (viết truyện, thơ, kịch bản văn học…), hội thi
hùng biện về chủ đề xã hội hay văn học đang được quan tâm, hoặc tổ chức các cuộc
giao lưu giữa học sinh với các nhà văn, nhà thơ…
4
2.2. Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh trong bài dạy “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( trích Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ )
2.2.1. Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của
học sinh
- Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ Ngữ văn cấp THPT, cần đổi
mới mạnh mẽ việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Trong thiết kế, giáo viên phải
cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu. Với giáo viên, phương
pháp thuyết trình nên giảm thiểu tới mức tối đa, thay vào đó là tổ chức hoạt động
cho học sinh bằng việc nêu vấn đề, đề xuất các tình huống, dự án.
- Để phát huy được vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
THPT trong quá trình học tập cần vận dụng lý thuyết kiến tạo của J. Bruner vào
trong quá trình dạy học. Tiến trình dạy học kiến tạo bao gồm 3 bước:
Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của học sinh
- Trong bước này, giáo viên giúp học sinh hệ thống, ôn lại những kiến thức cũ có
liên quan đến kiến thức mới bằng cách sử dụng các câu hỏi, các bài tập. Sau đó giáo
viên hoặc học sinh sẽ nêu vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm của
mình về vấn đề học tập.
Bước 2: Tổ chức điều khiển học sinh tiến hành thảo luận
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đề xuất các giả thuyết, kiểm tra giả thuyết (thử và
sai) phân tích kết quả và từ đó rút ra kết luận chung cho cả lớp.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức
- Giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý
thuyết cũng như thực tiễn, qua đó giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức mới.
- Theo tinh thần trên, thiết kế bài học được biên soạn theo các chủ đề, tổ chức hoạt
động cho học sinh theo 5 bước gồm: hoạt động trải nghiệm, hoạt động hình thành
kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động bổ sung. Mỗi
hoạt động trong tiến trình học tập được xây dựng với mục tiêu, nội dung và cách
thức cụ thể như sau:
a. Hoạt động trải nghiệm
*Mục đích của hoạt động
– Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kỹ năng để chuẩn
bị tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới.
– Giúp học sinh tạo hứng thú để bước vào bài học mới
– Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề
trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
* Nội dung, hình thức trải nghiệm
– Câu hỏi, bài tập: có thể là quan sát tranh/ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề
nào đó có liên quan đến bài học; hoặc trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở cấp/lớp
dưới, thiết kế dưới dạng kết nối hoặc những câu hỏi đơn giản, nhẹ nhàng.
– Thi kể chuyện một số hoạt động yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, kể chuyện hoặc
hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong một số trường hợp
được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi
tiến hành học bài mới.
– Trò chơi: một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước
khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng cần có nội dung gắn với mỗi bài học.
b. Hoạt động hình thành kiến thức mới
5
* Mục đích của hoạt động
Hoạt động này giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các
bài tập/nhiệm vụ.
* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ
Các tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm
văn trong sách giáo khoa hiện hành được tiến hành theo trình tự sau:
* Đọc hiểu văn bản
- Bước này yêu cầu học sinh đọc văn bản và chú thích. Giáo viên có thể giao nhiệm
vụ cho học sinh đọc trước ở nhà. Đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn và một
vài lưu ý trong chú thích. Sau đó giáo viên thiết kế những hoạt động hướng dẫn học
sinh tìm hiểu văn bản bằng việc sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một bài
tập/nhiệm vụ lớn hơn; thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận; thiết kế các
hoạt động kích thích, sáng tạo… Nội dung các bài tập/nhiệm vụ trong mục này nêu
lên các yêu cầu tìm hiểu về đặc điểm thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn bản.
* Tích hợp kiến thức kỹ năng Tiếng Việt
- Tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu văn bản. Giáo viên đưa ra một số bài tập/nhiệm vụ
yêu cầu học sinh tìm hiểu các kiến thức Tiếng Việt.
- Các khái niệm thuộc ngôn ngữ học được giảm tải, chuyển hóa thành dạng kỹ năng,
giúp học sinh dễ tiếp nhận hơn.
* Tích hợp kiến thức, kỹ năng làm văn
- Các kiến thức làm văn cũng được dạy tích hợp với Đọc hiểu và Tiếng Việt. Cũng
như phần kiến thức Tiếng Việt, những nội dung lý thuyết Làm văn được giảm tải và
chuyển hóa thành kỹ năng.
Lưu ý:
– Giáo viên cần dự kiến những trường hợp học sinh không làm được bài tập/nhiệm
vụ để có phương án giải quyết. Có thể kích thích lại hứng thú hoặc ra bài tập/nhiệm
vụ khác, từ những bài tập dễ hơn, phù hợp hơn, rồi từ đó nâng dần hiểu biết của các
em.
– Các hoạt động của học sinh trong mục này gồm: Hoạt động cá nhân, hoạt động
nhóm. Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh phải trình bày kết quả và thảo luận với
giáo viên.
d. Hoạt động thực hành
* Mục đích của hoạt động
Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động hình
thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó giáo viên
xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
* Nội dung và hình thức các bài tập/nhiệm vụ
– Hoạt động thực hành gồm các bài tập/nhiệm vụ yêu cầu học sinh củng có các tri
thức vừa học và rèn luyện các kỹ năng liên quan.
– Các bài tập/nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự; Đọc hiểu văn bản,
Tiếng Việt và Tập làm văn.
– Các bài tập/nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành tập trung hướng đến việc hình
thành các kỹ năng cho học sinh, khác với bài tập trong Hoạt động hình thành kiến
thức mới chủ yếu hướng tới việc khám phá tri thức. Đây là hoạt động gắn với thực
tiễn bao gồm những nhiệm vụ như: trình bày, viết văn…
Lưu ý:
6
Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành
các câu hỏi, bài tập, bài thực hành…Hoạt động cá nhân để học sinh hiểu và biết
được mình hiểu kiến thức như thế nào, có góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng
các hoạt động của tập thể lớp. Hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình
làm được, thông qua đó học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp
cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ
trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng.
e. Hoạt động ứng dụng
* Mục đích của hoạt động
Hoạt động này giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các
vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây được hiểu là thực tế trong nhà
trường, trong gia đình và trong cuộc sống của học sinh. Hoạt động này sẽ khuyến
khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm
phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau;
góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng.
* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ
Các bài tập ứng dụng gồm các loại:
– Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn
hóa khác tương ứng. Ví dụ: ý kiến về một hiện tượng văn hóa…
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề như: giải
nghĩa, từ loại, xác định cấu tạo từ…trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống.
– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm văn.
g. Hoạt động bổ sung
* Mục đích của hoạt động
Hoạt động này giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng. Hoạt động này
dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của học sinh là không ngừng, như
vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi
bài học cụ thể.
* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ cụ thể
– Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan
– Trao đổi với người thân về nội dung bài học như: kể cho người thân nghe về câu
chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa câu chuyện…
– Tìm đọc sách, báo, mạng in-tơ-nét…một số nội dung theo yêu cầu.
Lưu ý:
– Các nhiệm vụ trong Hoạt động bổ sung được thiết kế cho học sinh tự làm việc ở
nhà.
– Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu học sinh
làm các bài tập đánh giá năng lực.
- Thời gian cho mỗi hoạt động cần được xác định sao cho phù hợp với số tiết học
được phân bố cho từng cụm bài/chủ đề, thời khóa biểu lên lớp của giáo viên.
- Trong thiết kế bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
cấp THPT nói trên, giáo viên cần xác định và nêu rõ các cách thức tổ chức hoạt
động cho cá nhân, hoạt động cho cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp,
hoạt động với cộng đồng.
+ Hoạt động cá nhân: là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ
một cách độc lập. Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng hoạt động độc lập
của học sinh, diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các bài tập/nhiệm vụ có yêu
7
cầu khám phá, sáng tạo, hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần đặc biệt coi trọng
hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ
sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kỹ năng sẽ không được rèn luyện một
cách tập trung.
+ Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm nhỏ: là những hoạt động nhằm giúp học
sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.
Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dung bài
tập/nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm. Thông
thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp, những
bài tập cần sự chia sẻ. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung cần chia
sẻ, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo,…Hình thức hoạt động nhóm được sử dụng
trong trường hợp cần sự hợp tác.
+ Hoạt động chung cả lớp: là hình thức hoạt động phù hợp với số đông học sinh.
Đây là hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự
chia sẻ, tinh thần chung sống hài hòa.
+ Hoạt động cộng đồng: là hình thức hoạt động của học sinh trong mối tương tác
với xã hội. Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức từ đơn giản như: tham
gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử ở địa phương….
- Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của học sinh
cấp THPT trên đây là một hướng đi mới. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
nên đi theo định hướng thiết kế bài học ngữ văn như trên.
2. 3. Thiết kế bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( trích truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ) theo hướng phát triển năng lực của học sinh
2.3.1. Hoạt động trải nghiệm
GV tổ chức chơi trò chơi ô chữ
Câu 1: Tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” thuộc thể loại gì?
-Văn bia
( Ô chữ này ta có chữ “n”)
Câu 2: Sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học được thể hiện rõ nét
trong tác phẩm nào?
- Trích diễm thi tập
( Ô chữ này ta có chữ « ê »)
Câu 3 : Điền tiếp từ còn thiếu vào ô trống ?
- Hiền tài là.................... của quốc gia
+ Từ ‘ nguyên khí »
( Ô chữ này có chữ « g » « ê »
Câu 4 : Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng nào ?
- Tiếng Mường
( ô chữ này ta có chữ « ư », « n »)
Câu 5 : Tên hai gia nô thân tín của Trần Quốc Tuấn được ông hỏi ý kiến
trong đoạn trích « Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn » đã học ở lớp
10 ?
- Dã Tượng, Yết Kiêu
( Ô chữ này ta có 2 chữ : « d », « y »)
Câu 6 : từ chìa khóa là gì ?
- Nguyễn Dữ
Câu 7 : Em có hiểu biết gì về Nguyễn Dữ ?
8
HS tự do trả lời dựa trên những hiểu biết của bản thân
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.3.2.1. Phần hình thành kiến thức chung về Nguyễn Dữ
Giáo viên phân chia nhóm, giao nhiệm vụ/bài tập về nhà, yêu cầu học sinh tự
phát huy năng lực sáng tạo và khả năng làm việc nhóm của mình trong quá trình
nghiên cứu bài học trước khi lên lớp.
Trên cơ sở phân chia nhóm và giao bài tập hoạt động nhóm về nhà, HS đã
chuẩn bị bài ở nhà và đã có những hiểu biết nhất định về cách trình bày sơ đồ tư
duy về một tác giả, GV yêu cầu một nhóm cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy về tác
giả Nguyễn Dữ?
Sau khi học sinh trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy về Nguyễn Dữ, giáo viên
tiến hành nhận xét, bổ sung, sửa chữa, mở rộng vấn đề và chốt lại kiến thức cơ bản.
2.3.2.2. Phần hình thành kiến thức mới về văn bản “ Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên”
Phần này giáo viên tổ chức học sinh hình thành kiến thức mới bằng cách giao
cho các nhóm các câu hỏi, bài tập, tập hợp thành các câu hỏi theo một hệ thống
logic, có thể kết hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Giáo viên định hướng
và kiểm tra học sinh trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh trên cơ
sở thảo luận đi đến thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày sản phẩm của
nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ nhận xét phần trình bày của các nhóm và đi đến
thống nhất rồi chốt lại kiến thức cơ bản.
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với câu hỏi tự luận để các
nhóm thảo luận như sau:
* Đối với phần hình thành kiến thức chung về tác phẩm “ Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên”
1. Thế giới nghệ thuật trong truyện truyền kì được tạo ra bởi các loại chi
tiết, tình tiết nghệ thuật quen thuộc nào?
A. Mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, lấy tiên; hàng phục yêu quái, luân
hồi báo ứng; tu luyện thành tiên; thi thố phapts thuật
B. Thế giới con người và thế giới cõi âm với những thần thánh, ma quỷ có sự
tương giao.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
2. “Phán sự” là một chức quan có nhiệm vụ:
A. Giúp người xử án xét xử, phán truyền về các sự việc
B. Trực tiếp xét xử các vụ án
C. Trực tiếp điều tra các vụ án
D. Xem xét các vụ kiện, giúp việc cho người xử án
3. Đền Tản Viên thờ vị thánh nào, ở đâu?
A. Thờ Thánh Tản Viên ở Ba Vì- Hà Tây
B. Thờ Thánh Tản Viên ở Thạch Thất- Hà Tây
C. Thờ Thánh Tản Viên ở Việt Trì- Phú Thọ
D. Thờ Thánh Tản Viên ở Mê Linh- Vĩnh Phúc
* Đối với việc hình thành kiến thức mới của tác phẩm Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ:
- Xác định nhân vật chính của truyện?
- Nhân vật có những đặc điểm gì về lai lịch xuất thân, tính cách, phẩm chất?
9
- Những chi tiết nào thể hiện những hành động của nhân vật?
- Xác định những biện pháp nghệ thuật và tác dụng của những biện pháp
nghệ thuật xây dựng nhân vật?
- Từ nhân vật anh ( chị) rút ra được bài học gì cho bản thân?
2.3.3. Hoạt động thực hành
Trên cơ sở yêu cầu học sinh thực hiện những thao tác để chiếm lĩnh tri thức
mới từ bài học. Giáo viên rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông cho
học sinh bằng cách yêu cầu học sinh tự chủ trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức
mới trên cơ sở định hướng của giáo viên và trong quá trình làm việc nhóm yêu cầu
các thành viên phải tham gia tích cực vào công việc của nhóm và rèn luyện kỹ năng
làm việc theo nhóm có hiệu quả. Cần phát huy năng lực của từng cá nhân trong
nhóm và thể hiện được sự sáng tạo của các thành viên trong quá trình khám phá tri
thức mới từ bài học.
Học sinh trình bày, đưa ra những ý kiến trong quá trình khám phá tri thức
mới thì giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, đưa ra các nhận xét kịp thời và
định hướng các em tiếp cận tri thức đúng hướng, đầy đủ. Trong trường hợp ý kiến
của các em chưa đầy đủ hoặc xa trọng tâm của kiến thức cần khám phá thì giáo viên
là người gợi dẫn và định hướng để các em hình thành kĩ năng tiếp cận tri thức mới
đúng hướng, có hiệu quả
2.3.4. Hoạt động ứng dụng
Vận dụng kiến thức đọc hiểu về văn bản “ Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên” để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Ví
dụ: nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa: Trong xã hội hiện nay, nhiêu người vẫn
mê tín đến các đền chùa đền chùa, miếu mạo để cướp lộc với hi vọng lộc sẽ mang
lại những điều tốt đẹp, may mắn cho bản thân? Ý kiến của anh ( chị)?
Sau bài học học sinh có thể về trao đổi thảo luận với gia đình, cộng đồng về
việc gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc và nét độc đáo trong những giá trị
văn hóa của thôn quê, vùng miền, biết trân trọng và lưu giữ những giá trị tốt đẹp đó
của quê hương xứ sở đừng để nó phai tàn hoặc bị chôn vùi theo thời gian, năm
tháng.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt đã được rèn luyện và khám phá qua
bài học “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” để giải quyết một số vấn đề như: giải
nghĩa, từ loại, xác định cấu tạo từ…trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống
và trong giao tiếp hàng ngày.
2.3.5. Hoạt động bổ sung
Hoạt động này yêu cầu học sinh làm ở nhà: giáo viên giao nhiệm vụ/bài tập
về nhà yêu cầu học sinh tìm đọc sách, báo mạng và sưu tầm những tác phẩm văn
chương, cảm nhận về những chi tiết, vấn đề đặt ra trong tác phẩm, vẽ tranh về một
trong những tình tiết của câu chuyện, sân khấu hóa câu chuyện?
3. Giáo án thực nghiệm
3.1. Xác định mục tiêu bài học
3.1.1. Kiến thức
- Học sinh thấy được phẩm chất dũng cảm của Ngô Tử Văn- đại diện người trí
thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí, có tinh thần
dân tộc mạnh mẽ.
- Thấy được cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lô- gic, khéo léo, kể
chuyện linh hoạt, hấp dẫn.
10
3.1.2. Kỹ năng, năng lực
- Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một truyện ngắn theo đặc trưng thể loại ; kỹ
năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Hình thành và phát triển ở học sinh :
+ Năng lực cảm thụ hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật ;
+ Năng lực cắt nghĩa, cảm thụ ý nghĩa của từ, câu, hình ảnh, chi tiết trong
truyện ngắn ;
+ Năng lực phát hiện vấn đề
+ Năng lực tư duy, suy luận
+ Năng lực tư duy liên môn
+ Năng lực phản biện
+ Năng lực giao tiếp, ứng xử
+ Năng lực khái quát, tư duy lôgic
3.1.3. Thái độ, tư tưởng
- Hình thành và bồi dưỡng cho học sinh quan niệm chính nghĩa, gian tà và thái
độ đấu tranh dũng cảm đến cùng để tiêu diệt cái xấu, cái ác.
- Hình thành và bồi dưỡng tính dũng cảm, chân thật, thái độ kiên cường, dám
bảo vệ lẽ phải.
3.2. Công việc chuẩn bị
3.2.1. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa
; những câu hỏi hướng dẫn học bài của giáo viên
+ Tóm tắt tác phẩm theo 2 cách: theo nhân vật và theo cốt truyện
- Chuẩn bị những vấn đề sau để trình bày, trao đổi trên lớp :
+ Ngô Tử Văn là người ở đâu? Chàng được giới thiệu như thế nào?
+ Trong truyện Tử Văn gặp gỡ những ai? Vì sao có những cuộc gặp ấy? Diễn
biến những cuộc gặp như thế nào? Phẩm chất, tính cách của mỗi nhân vật bộc lộ
qua hành động, lời nói?
+ Vẻ đẹp hình tượng Ngô Tử Văn được thể hiện trên những phương diện nào?
Vì sao Nguyễn Dữ lựa chọn những phương diện ấy để thể hiện vẻ đẹp của hai hình
tượng nhân vật này?
+ Có người bảo : “ Cứng quá thì gãy ”, Như Ngô Tử Văn có đúng với nhận
định đó không? Em đánh giá như thế nào về nhân vật?
- Chuẩn bị phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
- Chuẩn bị tiểu phẩm : chuyển thể cảnh Ngô Tử Văn gặp người mũ trụ và ông
già thổ công 5 – 7 phút, giữ nguyên tư tưởng của nhà văn (giao cho nhóm 3 học
sinh có năng lực nhất).
- Trước buổi học, chuẩn bị không gian lớp học phù hợp cho hoạt động nhóm
và diễn tiểu phẩm.
- Vẽ tranh cảm nhận về một cảnh trong truyện và thuyết minh ý tưởng
3.2.2. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết kế bài dạy
- Chuẩn bị tư liệu : tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Dữ và truyện ngắn “
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, hình ảnh đền Tản Viên, trò chơi ô chữ
- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng : máy chiếu ; laptop ; loa đài ; bút lazer ;
4. Thiết kế bài dạy
A. Ổn định tổ chức
11
B. Kiểm tra bài cũ
( Kiểm tra bằng hình thức trả lời ô chữ đã thiết kế ở trên)
C. Bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Nhập cuộc
- GV vận dụng phối hợp linh
hoạt kỹ thuật Huy động tư
duy và Tia chớp : Mỗi bàn là 1
nhóm, mỗi nhóm phát biểu ít
nhất 1 lần, mỗi lần chỉ một câu
hướng vào những nội dung
được gợi ý trước:
1.Tác giả: Gợi ý Thời đại,
quê hương, gia đình, bản thân,
sự nghiệp.
2. Thể loại truyền kì
- Gợi ý: thể loại
- Nội dung chính
3. Truyền kì mạn lục
- Gợi ý: Kí tự, nội dung, vi
trí
4. Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên
+ HS phát biểu
+ GV ghi vắn tắt nội dung
lên bảng ;
- Kết thúc hoạt động, GV
nhận xét chỗ đúng, sai,
chỗ thiếu cần bổ sung,
hoàn thiện và chốt kiến
thức trên bảng
Những năng
lực được
hình thành,
phát huy
A/ Giới thiệu chung
1. Tác giả Nguyễn Dữ
+ Sống khoảng thế kỉ VVI
+ Quê: Thanh Miện- Hải
Dương
+ Gia đình: khoa bảng
+ Bản thân: từng làm quan,
sau đó về ẩn dật
+ Tác phẩm nổi tiếng:
“Truyền kì mạn lục”
2. Thể loại truyền kì
+ Thể văn xuôi tự sự chữ Hán
thời trung đại phản ánh hiện
thực qua những yếu tố kì ảo,
hoang đường
+ Thế giới con người và thế
giới cõi âm có sự tương giao.
+ Bộc lộ quan niệm và thái độ
của tác giả
3. Truyền kì mạn lục
- Chữ Hán, gồm 20 truyện, ra
đời vào nửa cuối thể kỉ XVI
- Nội dung:
+ Số phận bi thảm của những
con người trong xã hội, bi kịch
tình yêu đặc biệt ở người phụ
nữ.
+ Tinh thần nhân đạo và giá trị
hiện thực sâu sắc
+ tinh thần dân tộc, niềm tự
hào về nhân tài, văn hóa nước
Việt, đề cao đạo đức, nhân
nghĩa, thủy chung
- nghệ thuật:
- Vị trí
+ Áng “ thiên cổ tùy bút”
+ Được dịch ra nhiều thứ tiếng
nước ngoài, được đánh giá cao
trong số các tác phẩm truyền kì
Hs
phát
huy năng lực
giải
quyết
vấn đề trong
trình bày 1
phút
12
ở các nước đồng văn.
Hs tóm tắt tác phẩm theo nhân 4. Chuyện chức phán sự đền
vật
Tản Viên
HS có năng
Vì muốn trừ hại cho
lực diễn đạt
dân, Tử Văn đốt đền (đền thờ
viên Bách hộ họ Thôi, một bộ
tướng của Mộc Thạnh đã tử
trận làm yêu làm quái trong
dân gian ). Hồn ma Bách hộ
họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi
Tử Văn dựng trả ngôi đền và
dọa sẽ kiện đến Diêm vương.
Thổ công nói cho Tử Văn biết
sự thật về bản chất của viên
Bách hộ họ Thôi và dặn chàng
nói sự thật trước Diêm Vương.
Sau đó, Tử Văn bị bắt xuống
Vương phủ. Mặc dù bị tên
Bách hộ họ Thôi vu vạ, Diêm
vương uy hiếp, đe dọa nhưng
Tử Văn vẫn bình tỉnh, đấu
tranh giành sự công bằng.
Cuối cùng viên Bách hộ họ
Thôi bị trừng trị, Tử Văn được
làm phán sự đền Tản Viên.
Hoạt động 2 : Định hướng
Gv hướng dẫn học sinh đọc 1
đoạn:
“ Từ đầu…. phất áo ra đi”
Giọng kể và giọng đối thoại
- giọng kể: đều đều, rõ ràng,
trong sáng
- giọng đối thoại:
+ Tử Văn: cao ngạo
+ Người phương Bắc: đe dọa
Gv định hướng chia bố cục
văn bản theo kết cấu truyện:
B. Đọc- hiểu văn bản
I. Đọc- chú thích
II. Bố cục
- Mở truyện: Từ đầu…. không
cần gì cả”: giới thiệu nhân vật
chính Ngô Tử Văn
- Thân truyện:tiếp theo… mà
mất: Những việc làm của Tử
Văn
- kết truyện: còn lại : Tử Văn
nhận chức phán sự và lời bàn
của tác giả
III. Phân tích
Phương pháp :
13
? Nêu phương pháp tìm hiêu
truyện truyền kì này?
? Lí giải vì sao vận dụng cách
đó? Nếu có sự khác nhau thì
càng tốt, bởi đây là cơ sở để
tạo sự tranh luận, phản biện.
- Sau khi HS trình bày, tranh
luận, bổ sung, GV nên có định
hướng phương pháp tối ưu
nhất :
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhân
vật
Hãy xác định nhân vật chính
và cách phân tích nhân vật
chính?
- HS phát biểu tự do, GV ghi
các ý kiến của HS lên bảng –
loại những phương án trùng
nhau, chú ý đặc biệt những
phương án đối lập nhau, yêu
cầu HS mô tả, giải thích.
- GV nhận xét, định hướng
phương án cuối cùng :
? trình bày lai lịch xuất thân
của nhân vật? Nhận xét cách
mở truyện?
( Gợi ý: nhân vật sinh ra ở
miền quê nào? Việc giới thiệu
nhân vật có gì đáng chú ý?)
? Em chú ý phẩm chất của “kẻ
sĩ” ở câu văn nào?
+ Phân tích theo tình huống
truyện
+ Phân tích theo hình tượng
nhân vật Ngô Tử Văn
+ Những nét đặc sắc về nghệ
thuật
=> chọn phân tích theo hình
tượng nhân vật
1.Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Lai lịch xuất thân
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, quê
ở Yên Dũng, Lạng Giang
- Là người nóng nảy, cương
trực, thấy sự gian tà không chịu
được- phẩm chất của kẻ sĩ chân
chính
=> Nhân vật giới thiệu ngắn
gọn, trực tiếp, định hướng cho
người đọc các tiếp cận nhân
vật.
b. Hành động đốt đền của Tử
Văn
? Nguyên nhân nào khiến Tử * Nguyên nhân đốt đền
Văn quyết định đốt đền?
- Tức giận vì trong vùng có hồn
ma tên Bách hộ họ Thôi tử trận
ở gần đền làm yêu làm quái
trong dân gian
? Đây có phải là quan niệm về => căm ghét yêu quái nhũng
cái siêu hình không? Nó biểu nhiễu, bộc lộ sự căm ghét với
- GV vận
dụng kỹ thuật
Huy động tư
duy
nhằm
hình thành và
rèn luyện cho
học
sinh
năng
lực
phát
hiện
vấn đề
- năng lực
cảm
thụ
nghệ thuật,
năng lực tư
duy và suy
luận của học
sinh.
Năng lực phát
hiện chi tiết,
phân tích và
phản biện
14
hiện điều gì?
Đức Khổng Tử dạy: “Kiến
nghĩa bất vi vô dũng dã” (thấy
việc nghĩa không làm thì
không phải kẻ có dũng khí
- Luận ngữ).
? Trước khi đốt đền, Tử Văn
đã thực hiện những công việc
gì?
? Đốt đền là một việc làm
động đến chốn linh thiêng,
không phải ai cũng dám làm.
Em có đồng ý với việc làm
này của Tử Văn không?
Hs tranh luận:
Gv đưa ra định hướng:
- Đền thờ ai?
- Đền Tử Văn đốt có đặc điểm
gì?
- Tử Văn đốt có phải nhằm
mục đích tư lợi cho mình
không?
- Tử Văn nếu không đốt đền,
vẫn như những người bình
thường khác thì việc gì sẽ xảy
ra?
? Nhận xét về những hành
động và thái độ của Tử Văn
sau khi đốt đền, mọi người có
thái độ như thế nào?
? Tử Văn có thái độ ra sao?
? Thái độ đó bộc lộ phẩm chất
gì của kẻ sĩ?
? Hành động đốt đền có ý
nghĩa gì?
cái phi nghĩa
* Trước khi đốt đền
- Tử Văn tắm gội sạch sẽ,
khấn trời
- châm lửa đốt đền
=> Tử Văn là người cẩn trọng,
công khai, đàng hoàng, quyết
liệt, một lòng tin vào chính
nghĩa.
Năng lực tư
duy, suy luận
* Sau khi đốt đền
- Mọi người: lắc đầu, lè lưỡi, lo
sợ thay cho Tử Văn dám chọc
tức quỷ thần
- Tử Văn: vung tay, không cần
gì cả
=> kẻ sĩ không sợ chết
=> Tử Văn tự tin vào việc làm Năng lực tư
chính nghĩa của mình
duy, suy luận
* ý nghĩa của hành động đốt
đền
- Tuy nóng nảy nhưng thể hiện
sự tinh thần dũng cảm, diệt trừ
cái ác, bảo vệ cuộc sống của
nhân dân
- Thể hiện tinh thần dân tộc
mạnh mẽ: trừ bạo ngược
c. Tử Văn gặp tên Bách Hộ
và Thổ công
* Tử Văn gặp tên Bách Hộtướng giặc
- Tướng giặc:
15
? Tên tướng giặc có hành
động, lời nói như thế nào với
Tử Văn?
? Nhận xét về thái độ hắn và
của Tử Văn?
GV mở rộng: bản chất của
tướng giặc là gian ngoan, xảo
quyệt, tà đội lốt chính. Lúc
sống đã theo chân Mộc Thạnh
sang xâm lược, tàn hại nhân
dân ta, khi chết y lại chiếm
đền thổ thần, tác oai tác quái
cho dân. Thật là kẻ tham lam,
hung ác.
? Tử Văn xử trí như thế nào?
? Cách xử trí cho thấy đặc
điểm tính cách gì của Tử Văn
và kẻ sĩ nước Việt?
+ Ra lệnh cho Tử Văn xây trả Năng lực tư
ngôi đền
duy, suy luận
+ Đe dọa Tử Văn sẽ gặp tai vạ
=> lời nói tỏ vẻ hiểu biết,
nhưng bản chất thì hống hách,
ngang ngược, đe dọa, tham
lam, hung ác.
? Việc xuất hiện ông già thổ
thần có ý nghĩa gì?
Năng
lực
phân tích và
suy luận
? thổ thần có những suy nghĩ
và đánh giá như thế nào về
việc làm của Tử Văn?
? Nhận xét của em về nhân vật
thổ công?
? Tử Văn có những lời nói,
hành động gì với thổ công?
? Cuộc đối thoại với thổ công
bộc lộ thêm tính cách nào của
Tử Văn?
GV: Bị bắt xuống Minh ti với
- Tử Văn: ngồi ung dung, ngất
ngưởng tự nhiên
=> Dũng cảm, không khuất
phục cái ác, có chí khí
=> Thái độ tự tin vào chính
nghĩa, coi thường việc gian ác.
* Tử Văn gặp thổ thần
- Thổ thần- nhân vật củng cố
thêm niềm tin vào chính nghĩa
của Tử Văn và giúp cho sự
phát triển mạch logic của tác
phẩm
+ Đồng tình với việc làm của
Tử văn
+ Vạch tội ác của tên tướng
giặc
+ Vạch tội các thần ở đền miếu
xung quanh: ăn của đút, đồng
lõa với tướng giặc
+ chỉ cho Tử Văn cách đối phó
với tên tướng giặc
=> Thổ công: chính nghĩa,
cương trực, ghét thói bạo
ngược, gian tà
- Tử Văn:
+ trách thổ công sao không
kiện xuống Diêm Vương
+ không tin vào thế lực của tên
tướng giặc
=> Bình tĩnh suy xét, tự tin vào
bản lĩnh của mình
d. Tử Văn bị bắt và cuộc đối
chất ở Minh ti
Năng
lực
16
cảnh địa ngục thật ghê rợn: “
gió tanh, sóng xám, hơi lạnh
thấu xương, quỷ mắt xanh mắt
đỏ…” nhưng Tử Văn có sợ hãi
không?
? cuộc đối chất ở Minh ti diễn
ra như thế nào?
? Chân dung Tử Văn, tướng
giặc, Diêm Vương hiện lên ra
sao?
? Vì sao tướng giặc ban đầu kể
tội, sau lại xin tha cho Tử Văn
- Bị bắt xuống Minh ti: Tử Văn
điềm nhiên, không hề khiếp sợ
trước cảnh địa ngục rùng rợn
và những lời đe dọa của quỷ sứ
=> bản lĩnh can trường
- Tử Văn: tâu trình Diêm
Vương, một mực kêu oan, lời
lẽ cứng cỏi, không chịu nhún
nhường => gan dạ, kiên định
đến cùng trong đấu lí
- Tướng giặc:
+ Ban đầu: kể tội Tử Văn=>
ngoan cố
+ Sau đó: xin tha cho Tử Văn:
bưng bít tội của mình => xảo
quyệt, gian trá.
- Diêm Vương:
+ Điều tra rõ ngọn ngành
+ thưởng phạt công minh
=> thực thi công lí nghiêm túc
=> phán quyết công bằng của
nhân dân
? Em có nhận xét gì về cách
xử trí của Diêm Vương?
? Diêm Vương là người như
thế nào?
? Ý nghĩa cách xử trí của => niềm tin của con người thời
Diêm Vương là gì?
trung đại, bên cạnh cõi trần còn
có cõi âm nơi con người sau
khi mất phải nhận những phán
xét về những việc làm khi còn
sống
- Thể hiện khát vọng công lí
chưa thực hiện được trong cuộc
sống trần thế xưa sẽ được thực
hiện ở cõi siêu sinh
+ Khuyên răn con người nên
sống và hành động đúng đắn,
hợp lẽ phải, tránh điều ác.
? Kết quả cuộc gặp gỡ của Tử * Kết quả
Văn ở dưới Minh ti ra sao?
- Tử Văn: chiến thắng, được
chia xôi thịt cúng tế
- Tướng giặc: Bị tống vào ngục
cửu U, mộ bị bật tung lên, hài
cốt tan ra như cám
? Em có đánh giá gì về kết => cái thiện bao giờ cũng chiến
thúc ấy?
thắng; cái ác bị trừng trị thích
đáng.
=> Sự cứng cỏi, ý chí kiên định
đánh giá vấn
đề
Năng
lực
đánh giá khái
quát vấn đề
Năng lực tư
duy lôgic
Năng lực tư
duy lôgic
17
? Vì sao Tử Văn được nhận
chức phán sự?
? Ý nghĩa của việc Tử Văn
nhận được chức phán sự?
? khái quát ngắn gọn về phẩm
chất của Tử Văn?
- Các nhóm thảo luận, ghi
kết quả ra giấy nháp ; các
nhóm lần lượt trình bày kết
quả và nhận xét chéo cho
nhau. Nếu có ý kiến trái chiều
thì GV hướng dẫn để các
nhóm đối thoại với nhau. GV
nhận xét, chốt lại những ý
trọng tâm cho từng nhóm
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa
của truyện
+ Chia lớp thành 3 dãy, mỗi
dãy chia thành 6 nhóm nhỏ,- 1
bàn là 01 nhóm. Mỗi nhóm sẽ
trình bày ý nghĩa của truyện
( ý nghĩa phê phán và ý nghĩa
ca ngợi) ?
+ GV gọi 1 nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm
mình ; gọi các nhóm khác
nhận xét, bổ sung – nếu phát
hiện ý đối lập, trái chiều, GV
không khuất phục của kẻ sĩ đã
chiến thắng kẻ thù gian xảo
=> Niềm tin vào cái thiện được
củng cố
=> Niềm tự hào về của người
Việt trong đấu tranh với kẻ thù
e. Tử Văn được nhận chức
phán sự
- Tử Văn được nhận chức phán
sự vì chàng dũng cảm bảo vệ
công lí, chính nghĩa.
- Tử Văn được nhận chức phán
sự: lưu danh tiếng về sau, tiếp
tục con đường chính nghĩa,
mang lại công bằng cho dân,
bảo vệ cuộc sống nhân dân
- Ý nghĩa:
+ Là phần thưởng xứng đáng
cho kẻ sĩ dũng cảm, phò chính
diệt tà
+ Khích lệ mọi người dũng
cảm đấu tranh chống cái ác để
bảo vệ công lí.
=> Tóm lại, Tử Văn là nho sĩ
khảng khái, cương trực, dũng
cảm, biết ghét cái ác, một lòng
vì nghĩa diệt tà.
2. Ý nghĩa của truyện
a. Ý nghĩa phê phán
- Hồn ma Bách Hộ họ Thôi:
sống, chết đều hung ác, xảo
quyệt, tham lam, hại dân, hại
thần
- Tố cáo thần thánh, quan lại
cõi âm, tham lam, ăn của đút
lót, bao che, dung túng cho kẻ
lộng hành
- Diêm Vương và cộng sự xa
dân, để người tốt phải chịu oan
Năng lực tư
duy lôgic
Năng lực tư
duy lôgic
Năng lực khái
quát
- Vận dụng
phương pháp
thảo
luận
nhóm để phát
huy năng lực
cảm thụ hình
tượng, năng
lực trình bày
một vấn đề,
năng
lực
phản biện.
18
tổ chức cho HS đối thoại, phản
biện lẫn nhau.
+ GV nhận xét sau cùng, bổ
sung và chốt lại những nội
dung trọng tâm đối với từng
hình tượng (a ; b) :
- Tùy theo điều kiện thời
gian và khả năng tiếp thu của
học sinh, GV có thể tổ chức
cho HS phản biện những vấn
đề sau :
- Nếu tên Bách Hộ họ Thôi
không kiện Tử Văn ở Minh ti
thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Tử Văn không nhận chức
phán sự đền Tản Viên có được
không? Vì sao?
ức, bất công, ngang trái
=> ngụ ý phê phán xã hội thối
nát đương thời
b. ý nghĩa ca ngợi
- Ca ngợi người dũng cảm biết
vì nghĩa quên mình
- Niềm tin vào chính nghĩa
thắng gian tà
- Lời bình của tác giả: thể hiện
thái độ tin tưởng vào nghĩa cử
cao đẹp của kẻ sĩ
=> Khát vọng của nhân dân
vào sự công bằng, phân minh
trong cuộc sống
Hoạt động 5 : Tìm hiểu giá
trị nghệ thuật của truyện
? Theo em, truyện có những
đặc sắc nghệ thuật nào đáng
chú ý?
? Chỉ ra những yếu tố kì ảo
và hiện thực của truyện?
3. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện hấp
dẫn, đan xen nhiều yếu tố kì ảo
và hiện thực
+ kì ảo: thần linh, ma quỷ; đốt
đền xong, Tử Văn phát bệnh;
viên Bách hộ bị đày xuống Cửu
U; quỷ sứ đến bắt Tử Văn đi;
Tử Văn về nhà mới biết mình
chết được hai ngày; Tử Văn
sống lại rồi không bệnh mà
mất, thành phán sự đền Tản
viên…
+ hiện thực: Tên, họ, quê quán
của Tử Văn, tên bách hộ, Mộc
Thạnh, cuối thời nhà Hồ ( nhân
vật, không gian, thời gian cụ
thể)
- Tình huống gây xung đột,
nhiều kịch tính
- Nghệ thuật tương phản đặc
sắc
Hoạt động 6 : Tổng kết và
thực hành
? Qua tác phẩm em thấy
những giá trị nào cần học hỏi?
3. Tổng kết
- Đề cao tinh thần khảng khái,
cương trực, dám đấu tranh
chống lại cái ác, trừ hại cho
dân của Ngô Tử Văn. Đồng
thời thể hiện niềm tin công lí,
- Vận dụng
kỹ
thuật
khăn
phủ
bàn
nhằm
phát
huy
năng lực tư
duy, suy luận
; năng lực
khái
quát,
đánh giá của
HS.
Năng
lực
đánh giá khái
quát và suy
luận
Năng
lực
đánh giá khái
quát và suy
luận
19
chính nghĩa nhất định thắng
gian tà
- Nghệ thuật kể chuyện lôi
cuốn, nhân vật chính được xây
dựng xắc nét, tình tiết và diễn
biến đầy kịch tính.
IV. Luyện tập
? Nếu được viết đoạn kết của
1. Bài tập 1- sgk- 6`1
truyện, anh ( chị) sẽ đồng ý
với cách kết thúc như đã có
hay chọn một kết thúc khác?
Trình bày và giải thích ý kiến
của mình?
GV: tôn trọng những kết thúc
của học sinh. Lưu ý đến những
ý kiến tích cực, có hậu.
Câu hỏi thảo luận:
? Trong xã hội hiện nay, em
2. Bài tập liên hệ
còn thấy những việc bất công
không? Cho ví dụ?
? Em đã xử lí như thế nào?
? Sau khi học bài “ Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên,
nếu thấy những sự việc gian
tà, bất chính trước mắt, em sẽ
hành động như thế nào? Vì
sao?
- HS thảo luận
+ Gv có thể chốt một số
phương án: luôn có tinh thần
đấu tranh với cái xấu, cái ác
song phải khôn khéo; không
để cái xấu lộng hành trong xã
hội văn minh.
3.2. Thực hành
- GV chia lớp thành 5 nhóm ; yêu cầu mỗi HS vẽ sơ đồ tư duy
(ra giấy nháp, bìa) tổng kết bài học theo ý tưởng riêng của mình
- Sau đó, dính lên bảng và tham gia triển lãm tranh trong
nhóm của mình ; từng nhóm hội ý, thống nhất (giáo viên có thể
tư vấn thêm) chọn từ 1 đến 2 sản phẩm hay nhất tham gia triển
lãm phòng tranh;
- Các sản phẩm được lựa chọn vòng 1 được dính lên bảng để
lấy ý kiến bình chọn của cả lớp và ý kiến nhận xét của GV ; GV
quyết định công nhận sản phẩm hay nhất ;
- Sau khi nhận xét, bổ sung, GV đưa ra gợi ý định hướng tổng
kết bằng sơ đồ tư duy như sau :
Năng lực diễn
đạt
Năng lực hợp
tác nhóm
Năng lực diễn
đạt và phản
biện.
Năng lực hợp
tác nhóm
- Vận dụng
kỹ
thuật
phòng tranh
nhằm
phát
huy năng lực
tư duy, năng
lực độc lập
suy nghĩ –
làm việc độc
lập và làm
việc nhóm.
20
Tử Văn
Hồn ma
Bách hộ họ
Thôi giả
làm cư sĩ
đến đòi Tử
Đốt đền
Thổ công
cho Tử
Văn biết
sự thật về
bản chất
của viên
Tử Văn bị bắt xuống Minh
ti, đấu tranh giành sự công
bằng
Tử Văn được làm phán
sự đền Tản Viên
- Thực hành trên lớp :
+ GV hướng dẫn và cho học sinh tham gia diễn tiểu phẩm
+ HS tham gia nhận xét về tiểu phẩm ; GV nhận xét.
D. Hướng dẫn thực hành ở nhà
+ GV nêu một số bài tập thực hành theo hướng đánh giá năng lực người học –
chủ yếu nhằm vào việc đánh giá những năng lực HS đã có hay vừa được phát triển
trong bài học này ;
+ Một số bài tập cần lựa chọn như sau :
Bài tập 1
Về cuộc gặp gỡ của Tử Văn và Diêm Vương có 2 ý kiến sau:
- “Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Diêm vương đã chứng minh chân lí “ cái
thiện luôn luôn chiến thắng cái ác”
- “Cuộc gặp gỡ của Tử Văn và Diêm Vương đã mang đến cho Tử Văn chức
quan phán sự để tiếp tục sự nghiệp chính nghĩa của mình”
Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy lập luận làm rõ chủ kiến của mình?
Bài tập 2
“Những yếu tố kì ảo, hoang đường làm nên sức hấp dẫn và giá trị hiện thực của
chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Ý kiến của em về quan điểm này?
3.2. Dạy thực nghiệm
Thứ, ngày, tháng
Tiết theo PPCT
Lớp
Ghi chú
Thứ 3, ngày 14/02/2017 75- 76
10A3
Thực nghiệm
3.3. Dạy đối chứng
21
Thứ, ngày, tháng
Thứ 3, ngày 1 /02/2016
Tiết theo PPCT
Lớp
75- 76
10A4
Ghi chú
Đối chứng
5. Thuyết minh giải pháp
5.1. Tính mới, sáng tạo
- Trong cách dạy truyền thống giáo viên chỉ xác định mục tiêu là hiểu được
kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) thì ngay trong phần
mục tiêu bài dạy, giáo viên đã xác định rõ những năng lực cần hướng đến rèn luyện,
bồi dưỡng, phát huy cho học sinh.
- Trong cách dạy trước đây, việc chuẩn bị của giáo viên cũng như học sinh còn
hạn chế, sơ sài; ngoài trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa (phần
này học sinh lại có rất nhiều sách tham khảo, sách mẫu), học sinh hầu như không
chuẩn bị gì thêm thì nay, với cách dạy học theo định hướng phát huy năng lực người
học, việc chuẩn bị của cả giáo viên và học sinh đều rất chu đáo, tích cực; ngoài soạn
bài theo yêu cầu, các em phải chuẩn bị thêm phiếu học tập, chuẩn bị tiểu phẩm
được chuyển thể từ truyện ngắn, chuẩn bị ý kiến để tranh luận, phản biện khi học
trên lớp. Những công việc chuẩn bị ấy đòi hỏi học sinh phải đọc rất kỹ tác phẩm, đó
đã là sự thành công bước đầu của bài học.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên đã phát huy được tính tích cực chủ động,
sáng tạo của học sinh bằng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học mới, hoặc kết
hợp phương pháp truyền thống với những kỹ thuật dạy học mới. Học sinh đã biết
phối hợp làm việc nhóm rất hiệu quả; độc lập suy nghĩ; tích cực trong tranh luận,
phản biện. Quá trình hoạt động học tập của học sinh là quá trình thực hành những
năng lực, phẩm chất của người học được giáo viên định hướng, hướng dẫn.
- Trong cách dạy trước đây giáo viên thường đóng khung trong kiến thức của
bài học (do sợ thiếu thời gian) thì nay trong quá trình dạy học, giáo viên hướng dẫn
để học sinh liên hệ đến kiến thức nhiều ngành khoa học khác như: văn hóa, lịch sử
- Trong cách dạy trước đây , hệ thống câu hỏi thường hướng vào khai thác kiến
thức về nội dung, nghệ thuật một cách đơn điệu thì nay hệ thống câu hỏi, bài tập
giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học không chỉ khai thác kiến thức mà còn
hướng đến phát huy một hoặc nhiều năng lực hay phẩm chất nào đó của người học.
- Giáo viên cũng đã phát huy được một cách hiệu quả của thiết bị dạy học, công
nghệ thông tin, đặc biệt là máy chiếu, các phần mềm ứng dụng...
5.2. Các biện pháp tác giả đã thực hiện
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chu đáo. Ngoài soạn bài như thường, học
sinh phải chuẩn bị phiếu học tập; chuẩn bị những vấn đề khó, hay để tranh luận,
phản biện; chuẩn bị tiểu phẩm – chuyển thể từ văn bản văn học;
- Phát huy thế mạnh của phương pháp thảo luận nhóm. Việc chia nhóm cũng
rất linh hoạt, phù hợp với từng hoạt động học tập. Vận dụng các kỹ thuật dạy học
rất linh hoạt, phát huy hiệu quả của làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
- Khéo léo lồng ghép trò chơi với các kỹ thuật dạy học để tạo không khí học
tập hấp dẫn, kích thích tư duy. Tạo sự tương tác tích cực giữa học sinh với giáo
viên, giữa học sinh với nhau.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát huy năng lực người học;
- Phát huy thế mạnh của thiết bị dạy học, công nghệ thông tin
- Kích thích tư duy liên môn, phát huy năng lực phản biện;
5.3. Ứng dụng triển khai, kết quả sáng kiến kinh nghiệm
22
- Sáng kiến đã được triển khai thực nghiệm tại trường THPT Vũ Văn Hiếu từ
năm học 2014 – 2015 nhưng thực sự bài bản, hiệu quả trong năm học 2016 – 2017
- Khả năng vận dụng sáng kiến trong giảng dạy là rất tốt, vì thực sự mang lại
hiệu quả cao trong giảng dạy.
6. Kết quả thực hiện
6.1. Tiêu chí đánh giá
- Qua việc quan sát học tập của học sinh và ghi chép nhật kí của giáo viên
- Qua bài kiểm tra 15 phút
- So sánh lớp 10A3 năm học 2016-2017 và lớp 10A4 năm học 2015- 2016.
6.2. Kết quả thể hiện thông qua kết quả kiểm tra 15 phút
Đề kiểm tra được giáo thiết kế như sau:
- Thời gian kiểm tra: 15 phút
- Ma trận đề kiểm tra:
Mức độ Nhận biết Thông hiểu
Vận
Vận dụng
Cộng
dụng
cao
Chủ đề
thấp
T
TL
T
TL
T T T
TL
N
N
N L N
- Năng lực đọc hiểu
1
2
- Năng lực cắt nghĩa;
- Năng lực cảm thụ
1,0=10
2,0=20
3,0=30%
%
%
Làm văn
1
- Năng lực tạo lập văn
bản
- Năng lực lập luận,
phản biện
7,0=70 7,0=70%
%
Cộng
1
2
1
100%=1
0 điểm
- Đề bài:
Câu 1 (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biêt với Tử Văn, một
buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến
ầm ầm, lại nghe có tiếng quát:
- Người đi đường tranh xa, xe quan phán sự!
Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song
Tử Văn chỉ thi lễ chắp tay chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến
mất. Đến nay con cháu Tử Văn vẫn còn, người ta truyền rằng đó là “ nhà quan phán
sự!”
Than ôi! Người ta thường nói: “ Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ không lo cứng cỏi
được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi
cứng ra mềm?
23
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống
lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ
chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên- Nguyễn Dữ- sgk ngữ văn 10)
1. Đoạn trích trên tác giả Nguyễn Dữ đã bác bỏ quan niệm nào? ( 1,0 điểm)
2. Hãy chỉ ra yếu tố kì ảo của đoạn trích? ( 1 điểm)
3. Nguyễn Dữ có quan niệm “ kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”. Em có
suy nghĩ gì về câu nói này? ( 1,0 điểm)
Câu 2 (7 điểm)
Trong đoạn kết truyện, Nguyễn Dữ nhận xét “Ngô Tử Văn là một chàng áo
vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả
thần và người”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn ngắn từ 710 câu trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?
Kết quả kiểm tra được thể hiện trong bảng sau:
Lớp
Sĩ
Điểm dưới 5
Điểm 5 – 6,5
Điểm 7 trở lên
số Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
10A3
35
0
0
15
42,85%
20
57,15%
( 2016- 2017)
Thực nghiệm
10A4
( 2015- 2016)
Đối chứng
33
4
12%
25
75,75%
4
12,25%
Nhìn vào bảng kết quả trên, chúng ta thấy:
- Tỉ lệ điểm từ 5 – 6,5 ở lớp đối chứng cao hơn nhiều so với lớp thực nghiệm.
Tuy nhiên, điểm dưới 5 cũng cao hơn và điểm từ 7 trở lên lại thấp hơn. Giáo viên
quan tâm đến tỉ lệ điểm từ 7 trở lên ở lớp thực nghiệm là 57,15% - một con số rất ấn
tượng, tỉ lệ này ở lớp đối chứng chỉ có 12,25%. Kết quả này được lí giải như sau:
+ Đề kiểm tra thiết kế theo đúng mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo năng lực
người học – hướng đổi mới kiểm tra đánh giá do Bộ GD&ĐT quy định. Vì vậy,
những học sinh học theo định hướng phát triển năng lực sẽ tiếp cận rất nhanh và xử
lí vấn đề bằng năng lực của mình. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, do các em học
theo cách dạy học cũ cùng với thói quen nghe và làm theo rất bị động nên các em
không thể tiếp cận hoặc tỏ ra lúng túng khi đứng trước tình huống này.
+ Với dạng đề kiểm tra năng lực người học này, yêu cầu người học không chỉ
có kiến thức mà cần có tư duy, có những năng lực cần thiết, chủ động trong giải
quyết tình huống mới có thể làm tốt được. Tất cả học sinh học thuộc kiến thức một
cách máy móc, học vẹt, học tủ đều không thể làm tốt được.
- Kết quả bài kiểm tra như trên cũng cho chúng ta thấy: chỉ có đổi mới cách
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học mới có thể giúp học sinh
chủ động, tích cực trong cuộc sống đặc biệt là vận dụng được kiến thức đã học vào
việc giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình học tập và làm việc sau này.
7. Bài học kinh nghiệm
7.1. Bài học thành công
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học giúp giáo viên
chủ động trong bài dạy, chuẩn bị chu đáo về nội dung kiến thức, các kĩ năng và dự
định hình thành cho học sinh những năng lực cần đạt.
24
- Dạy học theo định hướng năng lực của học sinh giúp học sinh có ý thức
chuẩn bị bài chu đáo, chủ động tiếp thu kiến thức và hào hứng với bài học. Trước
mỗi vấn đề khó không phải là rào cản mà là thử thách cần phải vượt qua.
- Học sinh bước đầu mạnh dạn bộc lộ quan niệm của bản thân, diễn đạt trau
chuốt, có liên hệ thực tế tốt, bước đầu có năng lực phản biện và năng lực hợp tác
nhóm, giao tiếp.
- Các hoạt động được kết hợp hài hòa, không lạm dụng hoạt động nhóm.
7.2. Bài học chưa thành công
- Việc bố trí thời gian cho mỗi hoạt động của học sinh đôi khi chưa linh hoạt,
sáng tạo. Chủ yếu thời gian vẫn dành nhiều cho khai thác kiến thức bài học. Thời
gian cho các hoạt động thực hành ứng dụng còn hơi khiêm tốn.
- Đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học
giáo viên chưa có điều kiện đi sâu vào một số yếu tố đặc trưng của bộ môn rèn năng
lực bình chú các chi tiết, hình ảnh mang đặc trưng của bộ môn và phần tích hợp
kiến thức tiếng Việt còn hạn chế.
8. Kết luận, kiến nghị
8.1. Kết luận
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học được xem như
một nội dung giáo dục hiện đại. Hoạt động dạy học này cần được chú trọng và ap
dụng đối với các giờ dạy học bộ môn ngữ văn: tiếng Việt, làm văn và đọc văn. Dạy
học chú trọng phát triển năng lực người học không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh
về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ
với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh sẽ kích thích niềm
say mê học tập bộ môn, thoát khỏi tâm lí lo sợ. Bên cạnh đó, còn phát huy được
nhiều năng lực của học sinh bên cạnh năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn để phù
hợp với việc phát triển con người trong thời đại mới của đất nước.
8.2. Kiến nghị
8.2.1.Đối với Sở giáo dục & đào tạo
- Tiếp tục tổ chức những đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn để giáo viên các
trường có thêm nhiều cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Sở giáo dục và đào tạo phổ biến nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm
hay về phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học để giáo viên có điều
kiện học hỏi kinh nghiệm.
8.2.2. Đối với nhà trường
- Tổ chức giao lưu giữa các tổ chuyên môn của các trường trong khu vực, bố
trí thời gian dự giờ thăm lớp trường bạn để học hỏi đồng nghiệp về kinh nghiệm
giảng dạy và kinh nghiệm phát huy năng lực của người học.
8.2.3. Đối với tổ chuyên môn
- Tăng cường trao đổi chuyên môn, dự giờ những giờ học đặc thù, phát huy
được năng lực người học ở nhiểu giờ học, lớp học khác nhau. Từ đó có những ý
kiến chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt chuyên môn.
IV. Tài liệu tham khảo- Phụ lục
- Sgk ngữ văn 10 tập 2- Nxb giáo dục Việt Nam- 2013
- Sgv Ngữ văn 10- tập 2- Nxb Giáo dục Việt Nam- 2013
- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng 10- Nxb Giáo dục Việt Nam
25