Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

nuôi cấy mô tế bào thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 39 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******************
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: " NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG IN VITRO"
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh
Nhóm sinh viên thực hiện: 1.Nguyễn Thị Vân Anh
2.Phạm Thị Dung
3.Chu Thùy Dương
4.Ngô Thị Hồng Giang
5.Nguyễn Thị Hòa (510245)
6.Nguyễn Thị Hương (510248)
7.Nguyễn Thị Liên (510265)
8.Vũ Thị Vĩnh
HÀ NỘI - 2/2009

MỤC LỤC:
1. Đặt vấn đề
2. Nội dung
2.1. Khái niệm nhân giống in vitro
2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính
2.3. Quy trình nhân giống in vitro
2.4. Ứng dụng nhân nhanh in vitro
2.5. Quy trình nhân giống in vitro trên cây chuối
2.6. Khó khăn của kỹ thuật nhân giống in vitro
3. Kết luận

1. Đặt vấn đề:
Trong chiến lược phát triển nông
nghiệp hiện nay, việc nhân nhanh


giống cây trồng bằng in vitro nhằm
sản xuất giống cây trồng có chất
lượng cao, sạch bệnh ngày càng
được quan tâm và có nhiều thành
tựu đáng kể.

1. Đặt vấn đề:

Trên thế giới:
Giống cây trồng , vật nuôi nhân vô tính và chuyển gen mang
những đặc điểm nông sinh quí giá mà các phương pháp truyền
thống không tạo ra được là một trong những mục tiêu hàng đầu
của quá trình phát triển công nghệ sinh học của nhiều nước công
nghiệp trên thế giới

Ở Việt Nam:
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được du nhập từ
những năm 1960 tại miền Nam và vào đầu những năm 1970 tại
miền Bắc. Tuy nhiên chỉ từ cuối những năm 1980 trở lại đây công
nghệ mô - tế bào mới phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, nhiều
phòng thí nghiệm, nghiên cứu đã được xây dựng và triển khai ở
hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lĩnh vực áp dụng rộng rãi
công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật là lĩnh vực nhân giống,
bảo quản nguồn gen cây trồng.

1. Đặt vấn đề:

Sản
xuất
chuối

xuất
khẩu

1. Đặt vấn đề:

Sản xuất
giống
dứa mới
phục vụ
chế biến,
xuất
khẩu

1. Đặt vấn đề:
Sản xuất hoa thương mại
Sản xuất hoa thương mại

2. Nội dung
2.1.Khái niệm nhân giống in vitro:

Nuôi cấy mô tế bào thực vật (nuôi cấy in vitro)
là phạm trù khái niệm để chỉ chung cho tất cả
các loại nuôi cấy nguyên liệu thực vật hoàn
toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường dinh
dưỡng nhân tạo trong điều kiện vô trùng

Nhân giống in vitro là quá trình sản xuất một
lượng lớn cây hoàn chỉnh từ các bộ phận, cơ
quan như chồi, mắt ngủ, vảy củ, đoạn thân,
lá…của cây mẹ ban đầu thông qua kĩ thuật

nuôi cấy in vitro

2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính
Nhân giống vô tính có 5 phương pháp: Tách cây, chiết cành,
giâm cành,ghép cành và nuôi cấy mô.

Tách cây: Đào cây
lên, bỏ đất để lộ rễ,
cắt rời các bộ phận
rễ cây con từ cây
mẹ, hoặc không
đào hết cây mẹ lên
mà chỉ đào bên
cạnh rồi cắt lấy cây
con đem trồng.

2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính

Chiết cành là
phương pháp
nhân giống vô tính
cây trồng bằng
cách cho một cành
hay một đoạn
cành ra rễ trên
cây, sau đó tách
khỏi cây mẹ, đem
trồng thành cây
mới


2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính

Phương pháp
giâm hom có:
giâm cành,
giâm lá, giâm
chồi và giâm rễ.
Trong đó giâm
cành tốc độ
sinh sản nhanh
hơn, hiệu quả
tốt hơn cả.

2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính

Phương pháp ghép
cành là lấy mô từ một
phần cây (cành hoặc
chồi…) nối ghép vào
một cây khác (gọi là
gốc ghép).

2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính
Ưu, nhược điểm của các phương pháp trên

Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ làm
- Chi phí thấp
- Sử dụng phổ biến


Nhược điểm:
- Hệ số nhân giống thấp
- Cây con không đảm bảo
sạch bệnh virus
- Phụ thuộc vào mùa vụ
- Tốn công lao động, đất đai
và thời gian
- Một số cây trồng không áp
dụng được
- Cây giống dễ bị thoái hoá
qua một số thế hệ

2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính

Ưu điểm của nhân giống in vitro:
- Hệ số nhân giống nhanh
- Cho ra các cá thể tương đối đồng nhất về mặt di
truyền
- Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công
nghiệp (kể cả trên các đối tượng khó nhân bằng
phương pháp thông thường)
- Chủ động kế hoạch sản xuất
- Tạo được cây sạch virus
- Các cây sau nhân in vitro có xu hướng được trẻ
hóa nên nâng cao hiệu quả nhân bằng các
phương pháp thông thường sau đó

Hạn chế của kĩ thuật nhân giống
in vitro
- Chi phí cao so với các phương pháp nhân

giống vô tính khác nên giá thành không
cạnh tranh
- Không phải bất cứ loại cây nào cũng có
thể vi nhân giống
- Một số loài cây trồng rất dễ bị biến dị khi
nhân giống in vitro

×