Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM (3 tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 9 trang )

Bài 2 : DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM
(3 tiết)

Dùng dụng cụ nào để xác định khối lượng,
thể tích chất lỏng của một vật ?
Làm thế nào để thực hiện thí nghiệm an
toàn?

MỤC TIÊU
Sau bài học học sinh :

• Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí
nghiệm ở trường trung học.
• Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới
hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.
• Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại.
• Thực hiện được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.
• Hứng thú, hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.

A

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1


Học
Họccả
cảlớp
lớp
Hãy quan sát Hình 2.1, Hình 2.2 và Hình 2.3 dưới đây, kể tên và phân loại các dụng cụ


theo Bảng 2.1.



Chuẩn bị : Một số dụng cụ thí nghiệm.
Gợi ý : Trao đổi thảo luận trước, sau đó tiếp xúc với dụng cụ sau.

(6)

(1)

(7)

(2)

(3)

(4)

(5)

(8)

Hình 2.1. Một số dụng cụ thí nghiệm
1. Ống nghiệm ; 2. Kẹp ống nghiệm ; 3. Phễu ; 4. Nhiệt kế ; 5. Cốc thủy tinh ; 6. Đũa thủy tinh ;
7. Đèn cồn ; 8. Bình tam giác

Bộ kết nối aMixer MGA
2



Bộ cảm biến

Ống nghe

Cảm biến ECG

Cảm biến nhiệt độ

Cảm biến lực

Cảm biến dòng điện

Cảm biến điện thế

Cảm biến âm thanh

Cảm biến áp suất khí

Cảm biếnchuyển động

Cảm biến Oxy

Cổng quang điện
Cảm biến độ PH

Hình 2.2. Một số máy móc, thiết bị để quan sát – theo dõi thí nghiệm

3



Kính lúp cầm tay

Kính lúp để bàn có đèn

Kính hiển vi quang học
Hình 2.3. Kính lúp và kính hiển vi

4


Bảng 2.1. Phân loại các dụng cụ, hóa chất
Loại dụng cụ/ hóa
chất

Ví dụ

Tính chất

Chú ý

Dễ vỡ
Dễ cháy nổ
Độc hại

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Để an toàn cho mình và các bạn, trong quá trình sử dụng dụng cụ làm thí nghiệm, ta

phải làm gì ? Hãy cùng nhau viết ra những quy định, nội quy để cùng thực hiện.
• Chuẩn bị : Giấy A0, bút dạ.

B

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Hãy tìm hiểu các dụng cụ ở Hình 2.4. Các dụng cụ này để làm gì, thông thường thì ai hay
sử dụng nó.
• Chuẩn bị : Một số dụng cụ đo.

a) Các loại thước thông thường : thước kẻ, thước cuộn, thước gấp
5


b) Bình chia độ : dạng hình ống, dạng cốc, dạng hình tam giác

c) Cân Rô-béc-van

d) Các loại cân thông dụng : cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế

Đồng hồ kim

Đồng hồ số

Đồng hồ bấm giây

số
e) Một số dụng cụ đo thời gian thông dụng

Đồng hồ bấm giây

6


Hình 2.4

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Em hãy đọc thông tin dưới đây, chỉ ra khả năng đo được (giới hạn đo), độ chính xác có
thể (độ chia nhỏ nhất) của mỗi dụng cụ đo mà em biết, ghi kết quả vào Bảng 2.2.


Chuẩn bị : Một số dụng cụ đo.

Nói chung, khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ
chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nó.
GHĐ của thước là giá trị lớn nhất của độ dài ghi trên thước, của bình chia độ là giá trị lớn
nhất của thể tích ghi trên bình, của cân là giá trị lớn nhất của khối lượng ghi trên cân.
ĐCNN của thước là độ dài ứng giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Tập hợp những vạch và số ghi trên dụng cụ đo gọi là thang đo của dụng cụ đo.
Độ dài, thể tích, khối lượng của vật cần đo gọi là các đại lượng đo.
Bảng 2.2. Bảng các dụng cụ đo
STT


Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Đại lượng đo

1
2
3
4
5

C

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm

7


1. Hãy thảo luận chỉ ra tên một số dụng cụ đo trong đời sống hàng ngày, dự đoán khả
năng đo được (giới hạn đo), độ chính xác có thể (độ chia nhỏ nhất) những dụng cụ đo đó mà em
biết.
2. Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng cân Rô-béc- van.


D

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Hãy xem các kí hiệu trên Hình 2.5 và nói rõ nội dung các kí đó?

Chất độc (T) và rất độc (T+)

Chất gây nổ (E)

Chất dễ cháy (F) và rất dễ cháy
(F+)

Chất oxi hóa mạnh

Chất ăn mòn (C)

Chất dễ bắt lửa (Xi) và độc
(Xn)

Chất gây nguy hiểm
với môi trường (N)

Hình 2.5.


Học
Họctheo
theonhóm
nhómngoài
ngoàigiờ
giờ
Mượn sổ quản lí thiết bị và liệt kê tên những dụng cụ và đồ vật có trong phòng thí
nghiệm hoặc phòng bộ môn của nhà trường và hoàn thiện Bảng 2.1 hoặc Bảng 2.2.


Chuẩn bị : Bảng 2.1 và Bảng 2.2.
8


E

HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

Làm việc cùng gia đình
Tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ cứu bỏng hóa chất, vệ sinh môi
trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn của nhà trường.


Hình thức học : Hoạt động nhóm (ngoài giờ).

Học
Họccá
cánhân
nhân
Thực hiện bài tập sau đây:

1. Kể tên một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ trong phòng thí nghiệm.
2. Nhận biết được một số kí hiệu hóa chất nguy hiểm.
3. Phân biệt được một số dụng cụ đo chiều dài, đo thể tích, đo khối lượng.
4. Nhận biết GHĐ, ĐCNN của một dụng cụ đo.
5. Biết được nội quy an toàn thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm.

9



×