Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO ? (4 tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.29 KB, 9 trang )

Bài 3: ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO ?
(4 tiết)

Làm thế nào để biết được bạn cao hơn tôi, bình
nước này nhiều hơn bình nước kia, vật này nặng
hơn vật kia ?

MỤC TIÊU
Sau bài học học sinh :
• Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
• Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằng
bình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng bằng cân.
• Xác định được khối lượng riêng của vật.
• Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

1


A

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Hằng này, chúng ta thường nghe được các thông tin mới như khánh thành con đường,
cây cầu có chiều dài là bao nhiêu mét, thể tích hồ bơi là bao nhiêu mét khối, kích thước của
một số đồ vật là bao nhiêu hoặc vật này, vật khác có khối lượng bằng bao nhiêu kilôgam. Để
có các thông tin chính xác như vậy người ta làm thế nào ?
Quan sát các hình vẽ trong Hình 3.1, xác định đại lượng cần đo, dụng cụ đo và đơn vị đo;


hoàn thành Bảng 3.1.

a) Cây cầu

b) Biển chỉ đường

c) Bể bơi

d) Cái bàn

đ) Bút và sách

e) Các loại hạt

Hình 3.1


Bảng 3.1. Dụng cụ và đơn vị đo
STT

Đại lượng cần đo

Dụng cụ đo

Đơn vị đo

Những đơn vị khác (cùng loại
với đơn vị đo) mà em biết

1


Chiều dài của cái bút

Thước

cm

mm, dm, m, …

2
3
4
5

B

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm

Hãy dùng thước để đo kích thước của một số vật. Mỗi kích thước đo 3 lần và ghi kết quả
vào Bảng 3.2.
• Chuẩn bị : Thước đo độ dài và một số đồ vật như bàn, ghế, sách, vở.
Bảng 3.2. Kết quả đo độ dài
TT

Tên đồ vật


1

Cái bàn

2

Cái ghế

3

Quyển sách

4

Quyển vở

Lần
thứ
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2

3

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều cao/
Bề dày

Nhận xét

3


Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Hãy dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích của chất lỏng. Đo 3 lần và ghi kết quả vào
Bảng 3.3.


Chuẩn bị: Một số bình chia độ, ca đong, một số chai, cốc hoặc bình chứa nước.

Bảng 3.3. Kết quả đo thể tích chất lỏng
Chất lỏng
cần đo
Nước
trong chai


Dụng cụ đo
GHĐ ĐCNN

Thể tích ước
lượng (lít)

Nước
trong cốc

Lần
đo
1
2
3
1
2
3

Thể tích đo
được (cm3)

Kết quả trung
bình (cm3)

Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Đọc thông tin trong khung dưới đây và thực hiện đo thể tích và khối lượng của một số
vật, hoàn thiện Bảng 3.4.

Hai vật (hoặc chất lỏng) có thể tích như nhau nhưng khối lượng có thể khác nhau.
Người ta so sánh chúng bằng cách đo khối lượng của cùng một đơn vị thể tích của
nó, và gọi là khối lượng riêng của vật (hoặc chất lỏng). Đơn vị của khối lượng
riêng trong hệ SI là ki-lô-gam trên mét khối (kg/m 3).

Chuẩn bị : Cân Rô-béc-van hoặc cân đồng hồ, cân hiện số và một số vật cần đo khối
lượng như hòn đá, đinh ốc, viên gạch, chai nước.
Bảng 3.4. Kết quả đo khối lượng một số vật
Vật cần đo
khối lượng

Khối
lượng ước
lượng (g)

Nước
trong chai

Dụng cụ đo
GHĐ
ĐCNN

Lần
đo

Kết quả
Khối
lượng đo Khối
Khối lượng
được (g) lượng (g) riêng (g/cm3)


1
2
3
1
2
3

Viên gạch
hình hộp
chữ nhật

Học theo cặp

4


Từ các phép đo ở trên, hãy đưa ra quy trình đo để có kết quả đúng nhất? Trao đổi với
bạn bên cạnh để hoàn thành Bảng 5.
Bảng 5. Ghép các nội dung ở cột 2 sang cột 1 để có quy trình đo đúng nhất.
Quy trình đo

Nội dung

Bước 1 :

Tiến hành đo các đại lượng

Bước 2 :


Xác định dụng cụ đo, thang đo, điều chỉnh
dụng cụ đo vẽ vạch số 0.

Bước 3 :
Ước lượng đại lượng cần đo.
Bước 4 :.
Thông báo kết quả.

Học
Họccá
cánhân
nhân
Đọc thông tin dưới đây và giải thích tại sao muốn kết quả đo chính xác ta phải đo nhiều
lần và phải tuân theo quy trình đo.
Vì sao cách đặt mắt để đọc kết quả khi đo (xem hình 3.2 và 3.3) có ảnh hưởng đến kết
quả đo ?
Để đo, phải bố trí các vật cần đo và dụng cụ đo tuân theo các bước đo. Để đọc kết
quả trên dụng cụ đo, cần theo hướng dẫn để kết quả đo ít sai lệch nhất.
Những giá trị đo được thông thường bị sai lệch với giá trị thực của nó một lượng
nhỏ, người ta gọi là độ sai lệch của phép đo hay sai số của phép đo. Sai số của phép đo bị
ảnh hưởng bởi khoảng cách các vạch chia trên dụng cụ đo, người ta thường lấy một nửa
giá trị ĐCNN của dụng cụ đo làm sai số gọi là sai số của dụng cụ.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sai số của phép đo, chẳng hạn như
cách đặt mắt đọc số liệu, sự dính ướt, cong vênh dụng cụ đo, vật đo, những tác động của
môi trường xung quanh trong quá trình đo,…
Quy ước viết kết quả đo :
Giá trị đại lượng đo = Trung bình cộng các kết quả các lần đo ± sai số
Trong chương trình THCS ta bỏ qua sai số, và quy ước giá trị đại lượng đo bằng
trung bình cộng các kết quả của các lần đo, lấy sau dấu phảy hai chữ số thập phân.
5



Ví dụ : Dùng thước GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm để đo chiều dài của một vật, 3 lần đo
với kết quả lần lượt là 78 cm, 79 cm, 79 cm. Giá trị trung bình của đại lượng cần đo là :
(78+79+79)/3 = 78,666 (cm). Giá trị đo được biểu diễn như sau :
l = 78,67 (cm)
Chú ý : Khi đo độ dài, đo thể tích của chất lỏng cần theo hướng dẫn bố trí vật đo
và cách đặt mắt để đọc kết quả sao cho ít sai số nhất (xem Hình 3.2, Hình 3.3).

Hình 3.2. Bố trí đặt vật và đặt mắt đọc kết quả đo độ dài

Hình 3.3. Bố trí đặt bình và đặt mắt đọc kết quả đo chất lỏng trong bình chia độ

C

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

6


Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Thực hành đo thể tích của cái đinh ốc hoặc một viên sỏi thông qua đo thể tích của chất
lỏng.
Suy nghĩ hai trường hợp : vật rắn có kích thước lớn hơn và nhỏ hơn bình chia độ.
Xem hình ảnh ở Hình 3.4 và Hình 3.5 để tham khảo. Tiến hành đo thể tích và hoàn thành
Bảng 3.5.
Chuẩn bị : Dụng cụ đo và cốc, ca đong, bình tràn, bình chia độ, dây chỉ buộc vật, giấy thấm.


a) Bu lông đai ốc

b) Các viên sỏi
Hình 3.4

Hình 3.5
Bảng 3.5. Kết quả đo thể tích của vật rắn không thấm nước
Vật cần đo Thể tích ước
Dụng cụ đo
3
thể tích
ĐCNN
lượng (cm ) GHĐ
Cái
đinh ốc

Lần
đo

Thể tích đo
được (cm3)

Kết quả đo

1
2
3
7



Viên sỏi

1
2
3

D

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Học
Họccá
cánhân
nhân
Hãy đọc thông tin trong khung dưới đây và đổi đại lượng sau ra các đơn vị đo thích hợp.
Độ dài : 2014 m = ?
Thể tích : 2,5 m3 = ?
Khối lượng : 35 kg = ?
Thời gian : 1h = ?
Độ dài có các đơn vị đo là mét (m), đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm) và
kilômét (km),...
Đơn vị đo thể tích là mét khối (m3) và lít (l), đềximét khối (dm3), xêxê (cc).
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg), héctôgam (hg), lạng,
yến, tạ, tấn (t),...
Bảng 3.6.
Stt
Đại lượng
1 Chiều dài


2

Thể tích

3

Khối lượng

Tên
kilômét
mét
đềcimét
xentimét
milimét
mét khối
đềximét khối
héctôlít
đềcalít
lít
tấn

Ký hiệu
km
m
dm
cm
mm
m3
dm3
hl

dal
l
T

Chuyển đổi
= 1000 m
= 10 dm = 100 cm = 1000 mm
= 0,1 m
= 0,01 m
= 0,001 m
= 1000dm3 = 1.000.000cm3
= 1 lít
= 10 dal = 100 lít
= 10 lít
= 1 dm3 = 1000 cc
= 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg
8


4

Thời gian

kilôgam
gam
miligam
ngày
giờ
phút
giây


kg
g
mg
d
h
min
s

= 1000 g
= 1000 mg
= 0,001 g
= 1d = 24 h = 1 440 min = 86 400 s
= 60 min
= 60 s
= 1000 ms

Ở một số nước dùng ngôn ngữ tiếng Anh, đơn vị đo độ dài thường dùng là inh (inch),
dặm (mile).
1 inh = 2,54 cm ; 1 dặm = 1609 m.
Trong vũ trụ, để đo những khoảng cách rất lớn người ta dùng đơn vị năm ánh sáng (n.a.s).
1 n.a.s = 9461 tỉ km

E

HOAT ĐỘNG BỔ SUNG

Làm việc ở nhà
Hoàn thành các câu hỏi sau đây:
1. Kể tên một số dụng cụ đo.

2. Khi đo cần theo quy trình đo như thế nào để kết quả chính xác nhất.
3. Sai số của phép đo phụ thuộc vào các yếu tố nào?
4. Nêu cách biểu diễn giá trị của đại lượng đo.
Thực hành tìm hiểu ở nhà:
1. Hãy tìm hiểu về một dụng cụ đo (mục đích sử dụng, các thông số kĩ thuật, ưu điểm của
dụng cụ) ; hoặc sưu tầm một câu chuyện liên quan tới việc đo mà em thấy thú vị.
2. Hãy đo kích thước hoặc khối lượng của vật ở nhà em mà em thấy là cần thiết.
3. Hãy trao đổi với người trong gia đình hoặc (các bạn) về ý nghĩa của việc đo này, cách đo và
kết quả đo.
4. Tập đổi đơn vị đo của các đại lượng theo Bảng 3.6.

9



×