Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG CÔNG VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.69 KB, 27 trang )

1

MỘT SỐ CHỈ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG CÔNG
VIỆC
I.

Bộ phận nhân sự

1. Tuyển dụng
• Tổng số CV / đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh):
• Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của bạn, số
lượng CV bạn nhận được nhiều có thể là do danh tiếng công ty
bạn có thể do truyền thông tốt, có thể do công việc hấp dẫn.
• Bạn cần làm một bảng đánh giá hỏi lại ứng viên để xem xét
xem số lượng CV của bạn nhiều hay ít vì lý do nào để cải tiến
cho các đợt tuyển dụng sắp tới.


Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu: Đó là mức các ứng viên đạt các yêu cầu
cơ bản theo tiêu chuẩn của bạn.
Tỷ lệ này =
• Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ bạn đã truyền thông những
cốt lõi của bạn đến các ứng viên, điều này giúp bạn đỡ vất vả
trong việc lọc hồ sơ ứng viên.
• Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ bạn đã không truyền thông
cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện
công việc là gì (quan trọng là họ có thể hiểu được các thông
điệp của bạn).

• Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng:
• Tổng chi phí / Tổng số CV. Chỉ tiêu này xác định xem để thu


được một CV bạn mất bao nhiêu đồng.
• Số người tuyển được/từng kênh
• Thời gian để tuyển nhân viên.
• Chỉ số thời gian tuyển dụng là số thời gian trung bình kể từ khi
yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến khi nhận được nhân
sự, ví dụ là 21 ngày.
• Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự
trong việc tìm người, vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận


2

trong việc chủ động xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực.
• % ứng viên/phí tuyển dụng
• Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng:
• Chỉ số này đo lường số CV nhận được, số CV đạt yêu cầu trên
mỗi chức danh.
• Chỉ số chi phí trung bình / 1 CV = tức là với mỗi CV thu được
thì từng kênh quảng cáo bạn mất bao nhiêu tiền. Bạn so sánh
số tiền của từng kênh để xem xét kênh nào hiệu quả nhất. Điều
đó không đồng nghĩa với việc bạn chỉ thực hiện quảng cáo trên
kênh hiệu quả nhất nhé. Ví nó còn phụ thuộc vào độc giả của
kênh quảng cáo đó là gi…
2. Đào tạo
• Tổng số giờ huấn luyện/nhân viên:
• Chỉ số này bằng tổng số giờ huấn luyện trong một đơn vị thời
gian cho mỗi chức danh.
• Chỉ số này cho biết, bạn đã huấn luyện nhân viên đủ thời gian
hay chưa theo kế hoạch
• Giờ đào tạo trung bình / NV:

• Bạn xem xét số giờ đào tạo trung bình / chức danh.
• Khi xem xét chỉ số này bạn thấy rằng mức độ thời gian đào tạo
đã hợp lý chưa, nhất là đối với các chức danh có trình độ thấp.
• Chi phí huấn luyện / NV
• Chi phí huấn luyện cho bạn biết bạn đang đầu tư cho một nhân
viên bằng bao nhiêu.
• Chi phí huấn luyện trung bình = tổng chi phí / tổng nhân viên.
Lưu ý, bạn nên tính chi phí theo chức danh.
• Trong đó tổng chi phí gồm chi phí thuê giảng viên (hoặc giảng
viên nội bộ), các giáo trình, phương tiện…
• Tỷ lệ nhân viên đào tạo:
• Tỷ lệ này được tính cho số nhân viên được đào tạo / tổng số
nhân viên cần đào tạo áp dụng cho cùng một chức danh và lĩnh
vực đào tạo nào đó.
• Có thể dùng các tỷ lệ nhân viên được đào tạo nội bộ hay đào


3

tạo bên ngoài.
• Hiệu quả đào tạo:
• Tỷ lệ nhân viên áp dụng sau đào tạo / tổng số nhân viên được
đào tạo (do quản lý đánh giá).
• Tất nhiên, trong báo cáo đánh giá kết quả đào tạo, bạn cần biết
nhân viên đã ứng dụng đào tạo như thế nào vào công việc.
3. Đánh giá công việc
• Tỷ lệ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ:
• Công thức = số nhân viên không hoàn thành/ tổng số nhân
viên.
• Bạn xem xét tỷ lệ này của toàn công ty và của từng bộ phận.

• Tỷ lệ quá thấp của công ty hoặc từng bộ phận làm bạn cần chú
ý. Đôi khi bạn cũng cần phải xem lại, các tỷ lệ quá thấp là do
sếp bộ phận đó đánh giá quá khắt khe, ngược lại hầu như
không có nhân viên bị đánh giá kém hoặc tốt cũng làm bạn lưu
ý (sếp có xu hướng bình quân chủ nghĩa).
• Tỷ lệ nhân viên hoàn thành 100 % công việc:
• Tỷ lệ này cho bạn biết số nhân viên đảm bảo công việc là bao
nhiêu?
• Bạn nên so sánh tỷ lệ này giữa các bộ phận với nhau, và giữa
các tháng với nhau.
• Tỷ lệ nhân viên có thái độ tốt trở lên.
• Đối với các công ty ngành dịch vụ, tỷ lệ ngày vô cùng quan
trọng, bạn cần xem xét cụ thể tỷ lệ thái độ tốt và không tốt của
từng bộ phận để xem xét một cách chính xác hơn.
• Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy:
• Tỷ lệ này bằng số lượng vi phạm trong một tháng.
• Bạn có thể phân loại vi phạm theo bộ phận, nếu gom theo lĩnh
vực thì càng tốt, ngoài ra bạn có thể phân làm mức độ nghiêm
trọng của vi phạm.
4. An toàn lao động
• Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động
• Tỷ lệ này được đo lường bằng số tai nạn lao động trong một
tháng của mỗi bộ phận sản xuất.


4

• Tỷ lệ thời gian mất mát do an toàn lao động
• Tổng thời gian mất mát của tất cả các chức danh liên quan đến
1 tai nạn lao động. Bạn tổng hợp toàn bộ thời gian mất mát lại.

• Tổng chi phí liên quan đến thời gian mất mát gồm chi phí mất
đi và chi phí xử lý an toàn lao động
• Tỷ lệ chi phí mất do ATLD:
• Chi phí mất do an toàn lao động = số sản phẩm bị mất * đơn
giá (của người liên quan) + chi phí xử lý an toàn lao động.
• Bạn theo dõi chi phí này ở các bộ phận khác nhau và so sánh
theo từng tháng để có các biện pháp thích hợp.
• Thời gian huấn luyện ATLD
• Bạn phải tính thời gian huấn luyện theo từng cá nhân và theo
các hạng mục khác nhau để xem xét thời gian huấn luyện đã
đủ hay chưa?
5. Thời gian làm việc

• Tổng thời gian đi làm muộn toàn công ty:
• Bạn xem xét tổng thời gian đi muộn từng tháng, và so sánh sự
tăng giảm của nó để có các biện pháp quản trị thích hợp.
• So sánh thời gian đi làm muộn của các bộ phận
• Công thức:
• Dựa vào chỉ số này, bạn biết rằng bộ phận nào bị mất thời gian
nhiều nhất, do vậy bạn sẽ có biện pháp để hạn chế.
• Tỷ lệ ngày nghỉ, ốm:
• Tỷ lệ ngày nghỉ, công thức =
• Nếu công ty có tỷ lệ này cao, bạn cần xem xét lại các nguyên
nhân để khắc phục.
6. Biến động nhân sự
• Tỷ lệ vòng quay nhân viên:
• Tỷ lệ vòng quay nhân viên = tổng số nhân viên đã tuyển / tổng
số nhân viên theo kế hoạch.
• Tỷ lệ càng cao chứng tỏ vòng quay nhân viên cao, vòng đời của
nhân viên thấp.



5

• Tỷ lệ này có thể đo lường tỷ lệ của toàn công ty, tỷ lệ của một
bộ phận hay tỷ lệ theo từng chức danh.
• Với tỷ lệ theo từng chức danh, ví dụ: bạn quy định chỉ có 10
nhân viên bán hàng. Nhưng trong năm bạn đã tuyển 25 nhân
viên thì tỷ lệ vòng quay là 25/10 = 2.5.
• Tỷ lệ vòng đời nhân viên:
• Tỷ lệ vòng đời của nhân viên = tổng thời gian phục vụ trong DN
của tất cả nhân viên/ tổng số nhân viên doanh nghiệp đã
tuyển.
• Bạn có thể tính vòng đồi cho toàn công ty và cho chức danh,
cho bộ phận.
• Đối với chức danh nếu vòng đồi quá thấp điều này có thể
không phải do phía công ty mà do bản chất của xã hội, ví dụ
các chức danh hay làm thời vụ.
• Đối với các bộ phận, một phần có thể do cách quản lý của
trưởng bộ phận dẫn đến vòng đồi của NV thấp.
• Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi:
• Công thức = Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi/ tổng số nhân viên.
• Tỷ lệ này phản ảnh số nhân viên sẵn sàng ra đi khi có điều
kiện, tuy vậy sẽ vẫn còn một bộ phận nhân viên còn lưỡng lự ra
đi không nằm trong tỷ lệ này.
• Tỷ lệ nhân viên trung thành:
• Tỷ lệ này phản ảnh tỷ lệ nhân viên luôn sẵn sàng sát cánh với
doanh nghiệp cho dù bị mọi đối thủ cạnh tranh quyến rũ.
• Bạn có thể xác định số nhân viên này thông qua các cuộc
phỏng vấn từ các đối thủ giả tạo từ bên ngoài.

• Nói chung, bạn nên tập trung vào đội ngũ nhân sự khung của
bạn.
Ghi chú: Ngoài ra, chỉ số hài lòng của nhân viên cũng là một tỷ lệ rất tốt
để đo lường sự trung thành và rất dễ đo lường .
II.

Bộ phận marketing

1 Quảng cáo
• Chi phí quảng cáo trên 1000 khán giả mục tiêu:
• Bạn nên tính chi phí quảng cáo này cho từng kênh khác nhau
để xác định hiệu quả của từng kênh.


6

• Bạn có thể tính trung bình cho tất cả các kênh và so sánh với
đối thủ cạnh tranh để so sánh hiệu quả.
• Mức độ biết đến sản phẩm: được đo lường trước và sau quảng cáo:
• Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu
thập.
• Tỷ lệ này được đo lường trước và sau khi quảng cáo.
• Tỷ lệ phần trăm những người nhận lại (nhớ có trợ giúp), nhớ lại (nhớ
không cần trợ giúp) những chi tiết trong thông điệp quảng cáo:
• Đánh giá của khách hàng về các thông điệp quảng cáo (tính gây ấn
tượng, khả năng tạo niềm tin):
• Mức độ ưa thích của khách hàng đối với thông điệp và chương trình
quảng cáo:
• Số lượng người hỏi mua sản phẩm được quảng cáo sau chương trình
quảng cáo:

• Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo: được đo lường trước và
sau chương trìnhquảng cáo:
• Bạn cần đo lường toàn bộ công ty và nhiều kênh bán hàng khác
nhau.
• Bạn có thể dùng phương pháp cắt các thông điệp quảng cáo
khi đến mua hàng giảm giá để đo lường hiệu quả của từng
kênh.
• Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, hiệu quả mà bạn
đừng bỏ qua là hỏi các khách hàng, họ biết về công việc kinh
doanh của bạn từ nguồn thông tin nào.
7. Hoạt động khuyến mại
• Tỷ lệ doanh số thời gian khuyến mãi và trước khi khuyến mãi. Nếu số
lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm của bạn không hấp dẫn
hoặc là hoạt động truyền thông chưa được tốt.
• Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi và trước khuyến mãi. Sau thời gian
khuyến mại thường là doanh thu giảm xuống, do khách hàng chưa
dùng hết sản phẩm. Do vậy tỷ lệ doanh thu thấp hơn so với trước
khuyến mãi cùng không làm bạn lo lắng.
• Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi (một thời gian dài) / trước khi
khuyến mãi. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với trước khi khuyến mãi
chứng tỏ hiệu quả khuyến mãi của bạn chưa tốt.
• Tỷ số chi phí khuyến mại (giải thưởng, quảng cáo cho khuyến


7

mại, quản lý khuyến mại) trên doanh thu.
8. Quan hệ công chúng
• Hiệu quả bài pr, thông cáo báo chí:
• Chỉ số này phản ánh các đơn vị truyền thông đã đăng tải nội

dung thông điệp có hiệu quả hay không?
• Mỗi bài pr bạn liệt kê ra các ý quan trọng mà bạn muốn truyền
thông và cho điểm trọng số vị trí quan trọng của ý đó. Tổng
trọng số là 10.
• Bạn đánh giá xem báo nào đã đăng tải đúng bao nhiêu ý, ví dụ
3 ý thì bạn cộng các điểm lại.
• Tiếp đó bạn đánh giá nội dung thuyết phục của bài đó. Thang
điểm là 10.
• Điểm trung bình hiệu quả của báo đó = (điểm nội dung + điểm
thuyết phục)/2.
• Bạn đánh giá trọng số mức độ quan trọng của tất cả các tờ báo
mà bạn tham gia, tổng trọng số là 10.
• Nhân trọng số với điểm hiệu quả và cộng tất cả lại / 100.
• Thăm dò dư luận:
• Mục đích là tiến hành thăm dò sự hiểu biết đúng đắn khách mời
và các đại lý, nhà phân phối đã đọc thông cáo báo chí trên báo.
• Việc tìm hiểu chia nên chia làm 2-3 kỳ, lý do là chương trình Pr
có tác động lâu dài, số liệu thu nhập chỉ mang tính tạm thời.
• Mức độ biết đến doanh nghiệp thông qua những chương trình quan
hệ công chúng đã làm:
• Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp
dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
• Mức độ biết đến sản phẩm thông qua những chương trình quan hệ
công chúng đã làm:
• Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp
dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
• Nhận thức của khách hàng và công chúng về hình ảnh của sản phẩm
và doanh nghiệp:
• Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp
dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường



8

• Phản hồi ý kiến của đối tượng:
• Các đối tượng có thể viết bài nói về cảm nghĩ gởi đến báo chí
• Lượng người gọi ĐT đến công ty nhằm biết thêm thông tin
• Lượng khách hàng phàn nàn về thông tin công ty
9. Marketing Online
• Tỉ lệ người truy nhập mới:
• Tỷ lệ này bằng số người truy cập mới / tổng số người truy cập.
• Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập
mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công
cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.
• Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ:
• Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, bạn có thể biết Web site của bạn
có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến
lược đối với nội dung Web site.
• Số trang xem/ truy nhập:
• Tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem.
• Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn
đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời
gian để xem các trang.
• Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán
và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
• Số hàng/ đặt hàng:
• Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem
trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi
của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và
bán hàng phù hợp hơn.

• Giá trị đặt hàng trung bình:
• Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung
bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình
của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị
này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này
hỗ trợ cho marketing rất nhiều.
• Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập:
• Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site


9

của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site ra
không quay trở lại.
• Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố
thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy
nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, ...
• Bạn nên theo dõi liên tục tỉ lệ bỏ Web này trong các trang Web
quan trọng bao gồm trang chủ và những trang có SEO hoặc
PPC.
• Thời gian tải trang Web:
• Thời gian tải trang Web chậm có thể là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập
cao.
• Bạn nên kiểm tra thời gian tải trang Web với nhiều tốc độ kết
nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.
• Nguồn truy nhập vào Web site của bạn:
• Với công cụ Google Analytics cho phép bạn theo dõi nguồn truy
nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực
tiếp URL Web site của bạn), Truy nhập từ kết quả tìm kiếm (kết

quả trả về bao gồm cả SEO và PPC), cuối cùng là từ các site
tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến Web site của bạn).
• Tuỳ theo mỗi site mà tỉ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên
nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng
nghĩa với thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan
tâm.
• Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm:
• Con số này cho bạn biết một người khách hàng đặt hàng bao
nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt
cho phép bạn xác định bạn nên chi bao nhiêu tiền cho
marketing hoặc làm marketing lại.
• Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng:
• Bạn nên đo lường tỉ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh
toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán.
• Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa
sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận
chuyển?
• Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỉ lệ rời bỏ quá cao là dấu
hiệu của quy trình thanh toán không tốt.


10

• Số lượng bỏ Web ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang chủ
• Số lượng bỏ trang một sản phẩm ngay khi truy nhập/ Số lượng truy
nhập trang sản phẩm đó
• Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người mới)/ Số
lượng người mới
• Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người cũ)/ Số lượng
người cũ

III.

Bộ phận Bán hàng (Sale)

1 Năng suất
• Doanh số /1 nhân viên:
• Chỉ tiêu này đánh giá môt nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng
trong 1 năm.
• Chỉ tiêu này hữu ích khi đánh giá giữa các đơn vị cùng kd một
sản phẩm của công ty hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh để
xác định hiệu quả của nguồn nhân lực.
• Lợi nhuận/NV
• Chỉ tiêu này cách phân tích tương tự chỉ tiêu doanh số/ nhân
viên


Chi phí hành chính / 1 nhân viên:
• Chi phí hành chính bao gồm: chi phí sửa và bảo trì máy tính,
bàn ghế, chi phí điện nước hoặc sửa chữa các dụng cụ văn
phòng.
• Chi phí văn phòng phẩm (VPP) không đưa vào loại chi phí này,
nếu công ty quy định ngân sách cho từng loại VPP thì nó mang
tính chất chi phí đầu tư, bạn đưa chi phí này vào chi phí trên
khi bạn không quy định ngân sách và không kiểm soát được chi
phí này.
• Chi phí này chỉ hữu ích khi so sánh giữa các năm hoặc các đơn
vị với nhau. Ngoài ra, nếu bạn xây dựng được định mức chi phí
thì bạn có khả năng sẽ kiểm soát được nó khi so sánh chi phí
thực tế với định mức chi phí.


• Năng suất:
• Chỉ tiêu này đo lường còn tùy thuộc vào loại sản phẩm dịch vụ
của từng công ty. Bạn tham khảo trong phần kpi sản xuất.
• Đối với các đơn vị không tính được năng suất qua sản phẩm thì


11

có thể tính qua doanh số của đơn vị đó. Ví dụ doanh số của
toàn bộ nhà hàng thì do bộ phận phục vụ trực tiếp thực hiện.
• Chi lương OT (lương tăng ca).
2 Nhân viên bán hàng
• Tỷ lệ phản hồi / tổng số gửi đi:
-

Công thức = tổng số phản hồi khách hàng / tổng số thông tin gửi tới khách hàng.
Tỷ lệ này đo lường hiệu quả của marketing trực tiếp của các sale rep.
Các chương trình markeing trực tiếp có thể là gửi thư, gửi email….

• Thời gian để trả lời mỗi yêu cầu của khách hàng
-

Đối với các trường hợp thời gian để trả lời có thể phát sinh dài thì việc đo lường chi tiêu này là hữu ích để
có phản hồi nhanh chóng tới khách hàng.

• Tỷ lệ kiếm được khách hàng
-

Là tỷ lệ khách hàng kiếm được trên tổng số khách hàng đã tiếp xúc.
Ngoài ra, còn tỷ lệ khách hàng kiếm được / tổng số khách hàng đã nhận được phản hồi. Lưu ý: số khách

hàng đã nhận được phản hồi = tổng số phản hồi và số không phản hồi.

• Số khách hàng /nhân viên

• Chỉ số này là tổng số khách hàng trên / số NV bán hàng, tức là
1 nhân viên nhân viên bán hàng thì kiếm được hay phục vụ bao
nhiêu khách hàng.
• Số cuộc hẹn trung bình mỗi sale rep
• Công thức = tổng số cuộc hẹn trung bình mỗi khách hàng của
từng sale rep.
• Tỷ lệ này đo lường độ khó trong việc thuyết phục khách hàng
và khả năng thuyết phục của từng nhân viên bán hàng.
• Tỷ lệ sale rep trên chỉ tiêu doanh số
• Công thức = tổng số sale rep đạt chỉ tiêu doanh số / tổng số
sale hiện có.
• Tỷ lệ này đo lường hiệu quả của lực lượng bán hàng của công
ty.
• Doanh số trung bình/NV sale
• Bằng tổng doanh số của toàn bộ nhân viên / số nhân viên.
• Doanh số trung bình của khách hàng/ mỗi NV
• Bằng tổng doanh số của NV/ tổng số khách hàng của NV đó.
• Chi phí giành được khách hàng mới
• Bằng tổng các chi phí để giành được một khách hàng mới.


12

• Sự thay thế nhân viên = tổng số NV tuyển/tổng số NV nghỉ
• Công thức = tổng số nhân viên đã tuyển / tổng số nhân viên
theo kế hoạch.

• Tỷ lệ này đo lường mức độ luân chuyển nhân viên của bộ phận
sale.
• Ngoài ra còn một tỷ lệ khác là vòng đời của nhân viên sale –
tổng thời gian của tất cả nhân viên bán hàng (kể cả nghỉ việc)/
tổng số nhân viên (kể cả nghỉ việc).
• Thời gian tuyển dụng và huấn luyện nhân viên kinh doanh đạt đến
doanh số:
• Là tổng thời gian để huấn luyện một nhân viên bán hàng đạt
được chỉ tiêu doanh số của công ty.
• Chi phí lực lượng bán hàng:
• Chi phí lương
• Chi phí bán hàng/khách hàng (bao gồm tất cả các dụng cụ, các
poster…cho mỗi khách hàng).
10.

Cửa hàng siêu thị

• Tỷ lệ lợi nhuận:
• Chỉ số này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận của từng cửa hàng ở mỗi
khu vực.
• Bạn sử dụng tỷ lệ này so sánh mức độ hiểu quả của các cửa
hàng với nhau và với tỷ lệ lợi nhuận chung.
• Tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư:
• Công thức = lợi nhuận thuần / tổng vốn đầu tư.
• Tỷ lệ này xem xét mức hiệu quả lợi nhuận so với số vốn bạn
phải bỏ ra.
• Doanh số/địa điểm:
• Bẳng tổng doanh số của địa điểm đó so với các địa điểm khác.
• Tỷ lệ này cho bạn biết khu vực nào bán hàng tốt và khu vực
nào bán không tốt hoặc chưa có hiệu quả.

• Chi phí mặt bằng/doanh số:
• Bẳng tổng chi phí mặt bằng / tổng doanh số


13

• Tỷ lệ này cho bạn biết mặt bằng bạn thuê có hiệu quả hay
không hoặc là bạn chưa có đủ các nỗ lực marketing.
• Chi phí lương/doanh số
• Đây là tổng lương/doanh số
• Chỉ số này giúp bạn kiểm soát ngân sách lương của cửa hàng.
• Sản phẩm bán chạy
• Bao gồm danh sách các sản phẩm bán chạy.
• Bạn cần so sánh danh sách này tại các cửa hàng, chi nhánh với
nhau, xem chúng có tương thích hay không? Nếu không, bạn
cần xem xét lại về sản phẩm, các chương trình marketing của
bạn.
• Ngoài ra, bạn cần xem danh sách sản phẩm không bán chạy và
tìm hiểu nguyên nhân vì sao.
11.

Nhân viên bán hàng

• Tần suất tác động tới khách hàng:
• Số lần mua hàng là số lần khách hàng mua hàng trong một đơn
vị thời gian.
• Tần suất tác động là số lần chăm sóc trong một đơn vị thời
gian.
• Bạn cần xác định xem tần suất đã đủ và đều hay chưa. Việc
chăm sóc có một mục đích cũng quan trọng là “gợi nhớ” cho

khách hàng, chính vì vậy bạn cần có kế hoạch cho khoảng cách
các lần chăm sóc phù hợp.
• Chi phí dịch vụ/mỗi khách hàng:
• Tỷ lệ = tổng chi phí dịch vụ / tổng khách hàng.
• Tỷ lệ này cho biết bạn đã đầu tư bao nhiêu chi phí cho công tác
chăm sóc khách hàng.
• Bạn có thể so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ của các đối thủ cạnh
tranh trực tiếp để phân tích xem nó hợp lý hay chưa?
• Tỷ lệ chi phí dịch vụ/ lợi nhuận:
• Tỷ lệ = tổng chi phí dịch vụ / tổng lợi nhuận.
• Tỷ lệ này cho bạn biết là 1 đồng lợi nhuận thì bạn bỏ ra bao
nhiêu % vào công tác chăm sóc lại khách hàng.
• Quy tắc pareto:


14

• Hãy tập hợp 20 % khách hàng chiếm 80 % doanh số của bạn
(có thể là tỷ lệ 30/70…).
• Xem xem bạn có phân bố tỷ lệ 20 % khách hàng chiếm 80 %
chi phí chăm sóc khách hàng không? Nếu không có, bạn nên
phân bổ chi phí chăm sóc khách hàng lại cho phù hợp hơn.
12.

Khách hàng trung thành

• Số khách hàng mất mát:
• Là tổng số khách hàng không mua hàng của bạn nữa.
• Số khách hàng này bao gồm: số khách hàng mua hàng lầu đầu
và khách hàng trung thành bỏ đi.

• Tỷ lệ khách hàng bị mất sau khi mua hàng lầu đầu:
• Bằng tổng số khách hàng mua hàng lần đầu bỏ đi/tổng số
khách hàng mua hàng lần đầu.
• Tỷ lệ này thấp có thể do các nguyên nhân: sản phẩm của bạn
không phù hợp, sản phẩm tốt nhưng quảng cáo không tốt dẫn
đến khách hàng không phải mục tiêu lại đi mua hàng của bạn.
• Tỷ lệ khách hàng trung thành bị mất:
• Bằng tổng số khách hàng trung thành bị mất / tổng số khách
hàng trung thành hiện có.
• Đây là một tỷ lệ nghiêm trọng nhất mà bạn cần phải lưu ý: các
nguyên nhân có thể là: sản phẩm dịch vụ ngày càng kém, xuất
hiện các sản phẩm tốt hơn với giá cạnh tranh, sản phẩm của
bạn không có tính cách…
• Vòng đời trung bình của một khách hàng:
• Tỷ lệ này bằng tổng thời gian mối quan hệ với khách hàng /
tổng số khách hàng đã quan hệ.
• Tỷ lệ khách hàng quay lại:
• Tỷ lệ khách hàng mua hàng 2 lần trở lên / tổng số khách hàng.
• Tỷ lệ này cao cho biết sản phẩm này hấp dẫn khách hàng, tuy
vậy bạn cần xem xét những người quay lại/quay đi có đúng là
khách hàng mục tiêu không?
• Tỷ lệ khách hàng mới:
• Là tỷ lệ số khách hàng mới bạn kiếm được trong một thời gian
• Tỷ lệ này quá cao chứng tỏ: hoặc là bạn đang mở rộng kinh


15

doanh hoặc là bạn đang mất khách hàng trung thành
13.


Sự phàn nàn của khách hàng

• Phàn nàn được giải quyết trong lần đầu tiên:
• Công thức = tổng số phàn nàn giải quyết lần đầu tiên / tổng số
phàn nàn.
• Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả dịch vụ khách hàng của
bạn rất tốt.
• Bạn có thể tính thêm các chỉ số khiếu nại lần 2,3.
• Tỷ lệ phản hồi nhanh:
• Công thức = số phản hồi nhanh/tổng sổ phàn nàn.
• Tỷ lệ này được tính thông qua các đợt khảo sát về ý kiến của
khách hàng.
• Số khiếu nại tranh chấp:
• Là số khiếu nại dẫn đến tranh chấp giữa công ty và khách
hàng.
• Chỉ số này được đo bằng tổng số khiếu nại tranh chấp và tỷ lệ
tranh chấp/tổng số khiếu nại.
• Tỷ lệ số khách hàng khiếu nại:
• Công thức = tổng số khách hàng khiếu nại/tổng số khách hàng.
• Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ sản phẩm hay dịch vụ của bạn
đang rất có vấn đề.
• 5. Tỷ lệ khiếu nại theo lĩnh vực:
• Khi nhận được khiếu nại, sau mỗi tháng, các thành viên liên
quan cần tập hợp và phân loại các khiếu nại theo lĩnh vực,
nguyên nhân khác nhau.
• Sau đó sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

14.


Bạn cần tập trung giải quyết các khiếu nại theo thứ tự từ trên
xuống theo nguyên tắc pareto.
Khách hàng

• % doanh số khách hàng mới:
• Tỷ lệ này = doanh số từ khách hàng mới / tổng doanh số.
• Tỷ lệ nào cho biết tỷ lệ tăng doanh số của công ty từ số khách
hàng mới là bao nhiêu?


16

• Số khách hàng mới:
• Tỷ lệ này = số khách hàng mới / tổng số khách hàng.
• Tỷ lệ nào cho biết.
• Doanh số trung bình mỗi khách hàng/năm:
• Tỷ lệ này = tổng doanh số / tổng số khách hàng.
• Tỷ lệ này cho biết mỗi khách hàng mang lại cho bạn doanh số
bao nhiêu? Bạn có biên pháp nào để tăng doanh số trên một
khách hàng hay không?
• Tỷ lệ lợi nhuận trên khách hàng:
• Tỷ lệ này = lợi nhuận thuần/tổng số khách hàng.
• Tỷ lệ này cho bạn biết lợi nhuận trung bình do một khách hàng
tạo ra là bao nhiêu? Ai là người mang lại nhiều và ít lợi nhuận,
do vậy bạn sẽ có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp hơn
15.

Thị phần

• Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường:

• Đó chính là tỷ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số
của toàn ngành.
• Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: đó là tỷ
lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn phân
khúc.
• Thị phần tương đối:
• Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty với đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất.
• Nó cho biết vị thế của sản phẩm của công ty trong cạnh tranh ở
trên thị trường như thế nào.
• Tăng thị phần nhưng tăng trưởng có bằng không?
• Công ty cần so sánh mức tăng thị phần của công ty so với mức
tăng thị phần của các công ty khác.
• Đôi khi công ty tăng thị phần nhưng mức tăng trưởng lại kém
hơn các công ty khác thì công ty cần xem xét lại.
IV.

Bộ phận tài chính

1 Thanh toán
• Chỉ số thanh toán hiện hành:


17

• Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các
nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.
• Công thức tính chỉ số thanh toán hiện hành=
• Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối
với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số

thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt,
bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “
tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài
sản của doanh nghiệp là không cao.
• Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt..
• Chỉ số thanh toán nhanh:
• Chỉ số thanh toán nhanh là chỉ số đo lường mức thanh khoản
cao hơn.
Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh =
• Lưu ý là hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra
vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Chứng khoán phải là loại chứng khoán dễ quy đổi thành tiền.
• Chỉ số tiền mặt:
• Chỉ số tiền mặt là chỉ số đo lường mức thanh toán cao nhất của
doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh=
• Lưu ý là chỉ số này không bao gồm các khoản phải thu như
trong chỉ số thanh toán nhanh.
• Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu=
Các khoản phải thu trung bình=

• Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được
khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các
doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể
doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng
sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.

• Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu :



18

• Số ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu
• Chỉ số này cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu
được tiền của khách hàng
• Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
Trong đó: hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm
nay)/2

• Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh
nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều
trong doanh nghiệp.
• Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có
nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu
thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất
khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
• Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho=

• Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
• Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín
dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các
khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp
hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải trả=
Trong đó : doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho
đầu kỳ phải trả bình quân=(phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2


• Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:
• Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả= 365/ vòng
quay các khoản phải trả.
16.

Quản lý nguồn vốn

• Vòng quay tổng tài sản:
• Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu
từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là :


19

với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ
tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành
thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp
hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản= doanh thu thuần/ tổng tài sản trung
bình
• Vòng quay tài sản cố định:
• Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau
và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định= doanh thu thuần/ tài sản cố định
trung bình
• Vòng quay vốn cổ phần:
• Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu
từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường
và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la

đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần=
17.

Lợi nhuận

• Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
• Lợi nhuận hoạt động được cấu thành bởi lợi nhuận hoạt động
và lợi nhuận đầu tư.
• Biên lợi nhuận thuần:
• Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị
hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó
thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp.
• Biên lợi nhuận thuần = lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần
Trong đó: lợi nhuận ròng= doanh thu thuần- giá vốn hàng bán
• Biên lợi nhuận hoạt động:

• Biên lợi nhuận hoạt động= thu nhập hoạt động/ doanh
thu thuần

• Trong đó: thu nhập hoạt động= thu nhập trước thuế và lãi vay


20

từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

• Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Assets - ROA)
• ROA là chỉ số tính toán xem một đồng vốn bỏ ra thu được bao

nhiêu lợi nhuận.
• ROA= thu nhập trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản trung bình
• Trong đó: tổng tài sản trung bình= (tổng tài sản trong báo báo
năm trước+ tổng tài sản hiện hành)/2
• Khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so
sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty
tương đồng nhau.
• Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE):
• Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm
cả cổ phần ưu đãi.
• ROE=Thu nhập ròng/ tổng vốn cổ phần bình quân
• Trong đó: vốn cổ phần bình quân= (tổng vốn cổ phần năm
trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại)/ 2
• Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC)
• Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ
đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay
phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay ( nếu có). Chỉ số này đo
lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp
từ tất cả các nguồn tài trợ
• ROTC = (thu nhập ròng+ chi phí lãi vay)/ tổng vốn trung bình
18.

Đầu tư

• Hệ số giá trên thu nhập một CP: P/E
• P/E là hệ số dùng đánh giá đo lường mối liên hệ giữa thu nhập
hiện tại và giá mỗi CP, hay cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho
mỗi CP cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần.
• Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang
nắm giữ CP có mức P/E từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có

thể mua tiếp. P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị trường đang
trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem
xét bán CP. Tuy nhiên, với NĐT theo trường phái "tăng trưởng",
P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng lợi nhuận


21

(E) cao.
• Hệ số giá trên giá trị sổ sách một CP: P/B
• Tài sản của Cty trừ đi các khoản nợ và các khoản phải trả khác.
Có ý nghĩa liên qua đến độ an toàn của khoản đầu tư dài hạn,
P/B còn cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho một CP cao hơn gấp
bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng
lớn.
• Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chỉ P/B không mấy ý nghĩa
đối với những Cty trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ nghiên
cứu,.. lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố vô hình, vì giá trị sổ sách
không phản ánh được các yếu tố như phát minh sáng chế, sáng
tạo của nhân viên, thương hiệu,... P/B thật sự có ý nghĩa trong
lĩnh vực tài chính, sản xuất, xây dựng... Với thị trường đang
phát triển, P/B được cho là hợp lý chỉ vào khoảng 2-3 lần, thị
trường phát triển nóng không nên đầu tư khi P/B quá 5 lần.
• Hệ số giá trên doanh thu: P/SR:
• Hệ số giá trên doanh thu của mỗi CP cho biết NĐT trả giá cao
hơn gấp bao nhiêu lần doanh thu của một CP. Hệ số này đánh
giá trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Cty, nhược điểm của
chỉ số này là chưa tính đến yếu tố chi phí trong kỳ vì doanh thu
lớn không đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
• Hệ số giá trên dòng tiền: P/Cash:

• P/Cash là chỉ số giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của Cty
sau khi thanh toán hết các khoản chi phí). Một số quan điểm
khi phân tích đánh giá CP một Cty không chú trọng đến lợi
nhuận ở thời hiện tại mà tập trung vào dòng tiền rỗi của Cty
đó.
• Nếu P.Cash thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của Cty phát
hành đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả
lợi tức cổ phần hoặc mua CP. Điều này có nghĩa thu nhập của
cổ đông sẽ tăng. Chỉ số P/Cash thấp có thể do Cty dự trữ tiền
nhiều nhằm mục đích mở rộng phát triển kinh doanh trong
tương lai. Quan điểm bảo thủ cho rằng khi P/Cash thấp thì nên
đầu tư.
• Hệ số tăng trưởng PE/G:
• Chỉ số đầu tư tăng trưởng này dùng để đánh giá giá trị tiềm
năng của một CP, cho thấy kỳ vọng của NĐT đã được tính trong
CP như thế nào.


22

• PE/G cần được đánh giá trong tương quan ngành và toàn bộ
nền kinh tế. Nếu hệ số PE/G thấp hơn 1 có thể Cty đang bị đánh
giá thấp, PE/G bằng 1 chứng tỏ giá trị của Cty được phản ánh
đầy đủ vào giá trị CP. PE/G lớn hơn 1 thì CP đang bị đánh giá
cao.
• Hệ số sinh lời của tài sản ROA:
• Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của
một công ty so với tài sản của nó. ROA = thu nhập ròng / tổng
tài sản.
• Tỉ suất này rất quan trọng khi phân tích lựa chọn CP. Khi đánh

giá ROA cần phải so sánh với các Cty trong cùng ngành.


Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản của Cty được sử dụng
như thế nào, đồng thời còn cho biết việc thực hiện chức năng
của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập.
Nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy DN sử dụng vốn không hiệu quả.
• Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE:
• ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần.
• Tỉ số này đánh giá mức sinh lời vốn chủ của DN, chỉ tiêu này
càng cao thì vốn cổ đông của Cty càng được sử dụng hiệu quả
và ngược lại.
• Lưu ý khi đánh giá chỉ tiêu này, vốn chủ sở hữu càng lớn thì chỉ
tiêu này càng thấp và nên so sánh Cty tương đương về vốn.
Mức đầu tư hợp lý đối với DN sản xuất chỉ tiêu này phải đạt từ
20% trở lên, lĩnh vực tài chính từ 15% trở lên.
V.

Bộ phận cung ứng

• Thời gian vận chuyển từ cảng về kho và ngược lại:
• Bằng tổng thời gian vận chuyển tính theo giờ.
• Tỷ lệ này hữu ích cho việc tính toán giá thành và tính toán thời
gian giao hàng.
• Các loại phí giao thông:
• Tính tổng các loại phí giao thông trong chi phí giao hàng, kiểm
soát được mức chi phí giao thông thật sự (tránh gian lận).
• Chí xăng dầu:
• Tính tổng các loại phí xăng dầu trong chi phí giao hàng, kiểm
soát được mức chi phí xăng dầu thật sự (tránh gian lận).

• Tỷ lệ giao hàng đúng hạn:


23

• Công thức = số lần giao hàng đúng hạn/tổng số lần giao hàng.
• Tuỳ vào trường hợp bạn thấy rằng tỷ lệ nào là phù hợp để bạn
có thể làm việc với khách hàng khiếu nại về việc giao hàng
chậm trễ.
• Tỷ lệ giao hàng đúng chất lượng, số lượng:
• Công thức: bằng tổng số lần giao hàng đúng chất lượng, số
lượng / tổng số lần giao hàng.
• Bạn có thể quy định tỷ lệ này là bao nhiêu để xác định mối
quan hệ với nhà cung cấp.
• Giá trị thiệt hại do giao hàng:
• Giá trị thiệt hại do giao hàng bao gồm thời gian giao hàng, số
lượng, chất lượng, bạn cần phải tính toán giá trị thiệt hại
thường xuyên và báo cáo giám đốc.
• Vì cách tính chi phí phụ thuộc vào phương pháp giao hàng,
phương pháp sản xuất nên chúng tôi không đưa ra cụ thể ở
đây.
• Ví dụ: nếu bạn là một công ty sản xuất hàng gia công, vật liệu
nhà cung cấp bị hư 15 % thì có khả năng bạn giao hàng không
đúng hạn, đúng số lượng, bạn có thể vừa mất doanh thu, bị
phạt và đó là giá trị thiêt hại của bạn.
• Chi phí giao hàng cho mỗi đơn vị sản phẩm:
• Thời gian từ khi order đến khi giao hàng:
• Chi phí giao nhận:
• Chính xác invoice:
• Thời gian trung bình để mua từng loại hàng:

VI.

Bộ phận sản xuất - chất lượng
1 Sản phẩm lỗi

• Tỷ lệ phải làm lại – rework
• Tỷ lệ phải làm lại là số sản phẩm làm hư phải sửa lại theo yêu
cầu.
• Tỷ lệ này phản ảnh thời gian mất mát của công ty do công
nhân phải làm lại sản phẩm, công đoạn.
Các loại tỷ lệ làm lại:
• Tỷ lệ làm lại của các công nhân trong một bộ phận. Tỷ lệ


24

này phản ảnh tay nghề của công nhân hay mức độ cẩn thận
của từng công nhân. Có những công nhân năng suất rất cao
nhưng tỷ lệ làm lại cũng rất cao.
• Tỷ lệ làm lại của cả một bộ phận: sử dụng tỷ lệ này để biết
mức độ hàng phải làm lại và khả năng quản lý của trưởnmg bộ
phận đó.
• Tỷ lệ làm lại của các bộ phận so sánh với nhau. Tỷ lệ này
so sánh tỷ lệ làm lại giữa các bộ phận, bạn không phải so sánh
về mặt giá trị mà bạn chỉ cần so sánh về mặt số lượng.
• Tỷ lệ làm lại của toàn công ty.
• Số tiền bị mất do phải làm lại. Thời gian mất mát do phải
làm lại sản phẩm bao gồm thời gian đã làm sản phẩm + thời
gian phải làm + thời gian chuẩn bị - thời gian chuẩn. Nhân thời
gian với năng suất * đơn giá để ra hao phí về mặt giá trị tiền.

Có thể so sánh giữa các cá nhân và bộ phận với nhau.
• Tỷ lệ hàng hư: Tỷ lệ hàng hư là toàn bộ các sản phẩm bị hư do bộ
phận hoặc cá nhân đó làm ra.
• Tỷ lệ hàng hư cá nhân: Tỷ lệ hàng hư của cá nhân có thể tính
theo công đoạn hay sản phẩm. Nên có một chính sách
thưởng/phạt để khuyến khích giảm và phạt tăng đối với tỷ lệ
này. Ví dụ: bạn tính từng tỷ lệ bạn sẽ có mức thưởng tương ứng
với số tiền bạn thu được do giảm tỷ lệ hàng hư. Công ty bạn tỷ
lệ hàng hư là 3 %, vậy nếu 2 % thì nhân viên được 1 % * số
lượng hàng * đơn giá * tỷ lệ thưởng (ví dụ là 15 %). Tất nhiên,
bạn cần đưa ra một con số đủ hấp dẫn công nhân.
• Tỷ lệ hàng hư bộ phận: Bằng tổng số lượng hư/ tổng số lượng
sản phẩm / order.
19.

Quản lý đơn hàng

• Giá trị order tối thiểu:
• Là giá trị tối thiểu mà tại đó bạn mới ký đơn hàng để đảm bảo
tỷ lệ lợi nhuận đặt ra.
• Kiểm tra thường xuyên tỷ lệ này hàng tháng, bạn biết rằng các
trường hợp order có số lượng dưới mức yêu cầu và bộ phận ký
order phải giải trình.
• Giá trị trung bình của các order
• Bằng tổng giá trị / tổng số order
• Chỉ số này cho biết một các khách hàng có số lượng order lớn


25


hơn hay nhỏ hơn số lượng order trung bình.
• Doanh số/khách hàng
• Chỉ tiêu này xác định xem khách hàng nào chiếm nhiều doanh
số nhất.
• Bạn có thể xem xét 20 % số khách hàng chiếm 80 % doanh số
của bạn, và bạn cần tập trung nỗ lực chăm sóc khách hàng vào
các đối tượng này.
• Tỷ lệ lợi nhuận/ từng order
• Xem xét được chỉ tiêu này, cho bạn biết bạn đã sử dụng các
loại chi phí nào, chi phí nào đã có khả năng cải tiến được, trách
nhiệm của các bộ phận.
• Tỷ lệ lợi nhuận trên từng khách hàng:
• Tổng hợp tỷ lệ lợi nhuận trên từng khách hàng bằng cách cộng
tỷ lệ các order.
• Chỉ tiêu này cho biết khách hàng nào đang tạo nhiều lợi nhuận
nhất cho bạn.
• Chỉ tiêu này chưa chắc đã đúng nếu như việc giảm lợi nhuận là
do phía lỗi của bạn.
20.

Bảo trì

• Số lần không phục vụ được:
• Công thức: = số lần không phục vụ được/tổng số lần phục vụ
hoặc đơn thuần là tổng số lần không phục vụ được (nếu bạn
không đo lường được tổng số lần phục vụ).
• Số lần không phục vụ được biểu hiện mức độ đáp ứng yêu cầu
của bộ phận bảo trì.
• Việc không phục vụ được có thể do bộ phận bảo trì không
chuẩn bị tốt, do không có đủ máy và công cụ dụng cụ, do

không đủ người. Nếu bạn có thể phân chia được thì bạn sẽ tìm
ra cách giải quyết.
• Số lần không sửa chữa được:
• Được tính bằng số lần không sửa chữa được /tổng số lần phục
vụ hoặc đơn thuần là tổng số lần không sửa chữa được (nếu
bạn không đo lường được tổng số lần phục vụ).
• Nguyên nhân không sửa được là do máy quá cũ, do tay nghề,
do thiếu dụng cụ…


×