Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

LUẬN VĂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN THỊ ANH THY

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU QUY HOẠCH
NGUYỄN VĂN LINH TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


****************

TRẦN THỊ ANH THY

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU QUY HOẠCH
NGUYỄN VĂN LINH TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số


: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:
TS. NGUYỄN HỒNG HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 10/2016

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ

2


NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU QUY HOẠCH
NGUYỄN VĂN LINH TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

TRẦN THỊ ANH THY

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

3



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Thị Anh Thy, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1990 tại huyện
ChưPRông, tỉnh Gia Lai.
Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Trần Phú, huyện ChưPRông, tỉnh Gia
Lai năm 2009. Tốt nghiệp Đại học ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường hệ
chính quy tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2013.
Từ 07/2014 là học viên Cao học ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường tại
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 257/28/6 đường Nguyễn Viết Xuân – Phường Hội Phú –
Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
Mobile: 0974.827.169
Email:

4


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải sinh hoạt tại
khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được phân tích, thu
thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Trần Thị Anh Thy

5


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên và
Môi trường, phòng Sau Đại học của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình giảng dạy, đóng góp ý kiến quý báu và giúp đỡ cho tôi trong thời gian
học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn Khoa
học – Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, người đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích và hướng
dẫn tôi từ những hướng đi đầu tiên cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia
Lai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai và tất cả các hộ dân của khu quy hoạch
Nguyễn Văn Linh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, số liệu
và triển khai nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và cám ơn tất cả
bạn bè đã chia sẽ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn nhưng cũng
không thể tránh những thiếu sót đáng tiếc. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học Viên
Trần Thị Anh Thy

6


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Pleiku, thời gian thực hiện đề
tài từ năm 2015 đến nay.
Mục tiêu của nghiên cứu là điều tra, thu thập, thống kê số liệu thủy văn, điều

kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng nước thải sinh hoạt và giải pháp
xử lý đồng thời xác định ô nhiễm trong nước thải của hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt tại khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh; Đánh giá giải pháp thiết kế quy hoạch xử
lý nước thải sinh hoạt của dự án và nghiên cứu đưa công nghệ sinh thái vào trong
xử lý nước thải sinh hoạt của khu quy hoạch.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin,
phương pháp so sánh, đánh giá. Thí nghiệm phân tích chất lượng nước thải sinh
hoạt được khảo sát, lấy mẫu ngẫu nhiên và được đo lường bởi Trung tâm đo lường
chất lượng thuộc Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Gia Lai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Tại khu vực nghiên cứu, việc xử lý nước thải sinh hoạt thô sơ với một số
phương thức như hầm tự hoại, xả vào cống thu nước mưa hay xả trực tiếp ra môi
trường đất, đã và đang là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm,
đất cũng như không khí tại khu vực. Luận văn còn khái quát được các ưu, nhược
điểm của các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam nói chung
và của dự án quy hoạch Nguyễn Văn Linh nói riêng đồng thời đề xuất công nghệ xử
lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh thái tiên tiến hiện nay nhằm cung cấp
thông tin hữu ích cho các nhà quy hoạch, đánh giá dự án (ĐTM, ĐMC) trong công
tác thiết kế, quản lý xây dựng công trình hay các nhà quản lý, hoạch định chính sách
trong quá trình quản lý và cải thiện môi trường một cách khoa học và hiệu quả.
Ngoài ra, nếu nguồn nước thải sinh hoạt được xử lý theo hướng bền vững thì về mặt
xã hội cộng đồng dân cư sẽ có tâm lý thoải mái hơn trong việc sử dụng nguồn nước,
không phải bận tâm về sự tác động của các yếu tố ô nhiễm lên sức khỏe, chất lượng
môi trường sống được đảm bảo hơn.

7


ABSTRACT
The research project has been conducted in Pleiku city since 2015.

The aim of the project was to investigate, collect and analyse hydrological
data, natural conditions, the social-economic situation, current status of wastewater,
processing solutions and identifying level of pollution of the wastewater in the
sewage treatment system in Nguyen Van Linh planning place. Evaluating solutions
of wastewater treatment project, applying eco-technology research on wastewater
treatment in the planning place are also mentioned in this project.
In this project, the investigating, estimating and comparative methods was
used to collect, analyze and synthesize information. Expensuents about wastewater
quality were qualysed from randomly sampled and measured by The measuring
quality Center at the Department of Science and Technology in Gia Lai Province.
Research results showed that there hasn’t been any wastewater treatment in
the planning place. Beside, the disposal of wastewater was rough with some
methods such as using automatic tunnel, discharging wastewater into rainwater
sewers or directly onto the land. These ways might cause the risk of polluting the
environment, water, ground water, soil as well as the air in the area.
In this study, there are also the pros and cons of the wastewater treatment
system in many cities in Vietnam in general and in Nguyen Van Linh planning place
in particular. Beside, wastewater treatment by advanced eco-technology was
proposed to provide useful information to ones who plan, evaluate the projects or
managers, policymakers in processing and improving the environment in a
scientific and effective way.
In addition, if the source of waste water was stably treated, the residential
community would feel more comfortable in the use of water resources and they did
not have to bother about the effects of the pollution elements up to the health, the
quality of the environment was guaranteed.

8


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa

9


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BTCT:

Bê tông cốt thép

COD:

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CTĐT:

Công trình đô thị

ĐCCT:

Địa chất công trình

ĐCTV:

Địa chất thủy văn


ĐMC:

Đánh giá môi trường chiến lược

DN:

Doanh nghiệp

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường

ĐVT:

Đơn vị tính

FWS:

Đất ngập nước nhân tạo dạng ngập nước (Free Water Surface)

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KT - XH:

Kinh tế - xã hội

QĐ:


Quyết định

SS:

Các chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

TB:

Trung bình

TM - DV:

Thương mại – Dịch vụ

TP:

Thành phố

TS:

Tổng chất rắn (Total Solid)

UBND:

Ủy ban nhân dân

VSB:

Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm (Vegetated

Submerged Bed)

VSV:

Vi sinh vật

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

10


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

11


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

12


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, môi trường đang ngày càng xấu đi vì nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó việc ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt chưa xử lý triệt để
gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người, mỹ quan đô thị cũng như hệ sinh thái.
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp, công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải
với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau và đã đạt được hiệu quả xử lý khá cao. Trong
đó, việc xử lý nước thải bằng công nghệ sinh thái đã, đang được áp dụng hiệu quả ở
nhiều nơi trên thế giới với các ưu điểm là không độc hại, chi phí thấp, thân thiệt với
môi trường,…
Thành phố Pleiku là đô thị loại II, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá
của tỉnh Gia Lai, nằm trong vùng có nhiều tiềm năng và được quan tâm phát triển
của Tỉnh. Trong những năm tới, Thành phố sẽ có tốc độ đô thị hóa mạnh, có nhiều
dự án đã và đang được quy hoạch để đưa Pleiku trở thành đô thị loại I trước năm
2020. Tuy nhiên, với khoảng 250.000 dân, việc xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại
chưa đồng bộ, tách riêng và chưa có hệ thống xử lý tập trung bằng công nghệ xử lý
thích hợp dẫn đến tình trạng ô nhiễm. Cho nên, việc hình thành một khu đô thị với
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bền vững là thiết yếu. Vì vậy, việc thực hiện đề
tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tại khu quy hoạch
Nguyễn Văn Linh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” góp phần bảo vệ môi trường đô thị
Pleiku bền vững và đồng thời có thể sử dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước
thải sinh hoạt làm hình mẫu cho những dự án xây dựng đô thị về sau.

13


2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát:
Dự án quy hoạch khu đô thị Nguyễn Văn Linh đã được phê duyệt (Quyết
định số 317/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai ký ngày 16/06/2009, về việc: Phê

duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh);
Thông qua đánh giá khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh từ đó đề xuất công
nghệ sinh thái xử lý nước thải sinh hoạt nhằm thay đổi công nghệ xử lý được thiết
kế trong dự án Nguyễn Văn Linh nói riêng đồng thời góp phần đưa công nghệ sinh
thái trong việc xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Pleiku nói chung.
* Mục tiêu cụ thể:
(1) Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt và giải pháp xử lý tại khu quy hoạch;
(2) Xác định ô nhiễm trong nước thải của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại;
(3) Đánh giá giải pháp thiết kế xử lý nước thải sinh hoạt của dự án Nguyễn Văn Linh;
(4) Đề xuất công nghệ sinh thái vào trong xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án Nguyễn
Văn Linh.
3. Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
• Thời gian thực hiện luận văn: Từ tháng 8-2015 đến 9-2016
• Đối tượng: Nước thải sinh hoạt, công nghệ sinh thái áp dụng cho xử lý nước thải
sinh hoạt khu đô thị.
4. Những đóng góp mới
Với sự phát triển không ngừng của đô thị hóa như hiện nay thì ô nhiễm môi
trường do nước thải sinh hoạt là vấn đề cấp bách cho các đô thị trong nước cũng
như nước ngoài. Do đó, cần có một công nghệ xử lý bền vững, nhằm bảo vệ môi
trường cho hiện tại và tương lai, là một xu hướng tất yếu cho tất cả các quốc gia
trên toàn cầu hiện nay.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh thái đã không còn xa lạ
đối với các đô thị trên thế giới. Nhưng đối với Gia Lai, một tỉnh mới phát triển
trong những năm gần đây, thì hiện nay chưa có một nhà máy xử lý nước thải đô thị

14


được xây dựng và với công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải là một công nghệ

hiệu quả phù hợp với điều kiện KT_XH của đô thị Pleiku; Hệ thống xử lý nước thải
đầu ra đạt chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT, góp phần cải thiện tình trạng ô
nhiễm môi trường đang gây bức xúc hiện nay. Đồng thời mô hình này xử lý với chi
phí xây dựng vận hành và bảo quản rẻ hơn so với các mô hình cải tạo và xử lý tập
trung. Do đó, nếu đề tài được ứng dụng sẽ phát huy kết quả tốt về việc xử lý nước
thải sinh hoạt và đồng thời là một đóng góp mới cho công tác xử lý, quản lý nước
thải sinh hoạt đô thị Pleiku và các khu đô thị có điều kiện tương tự.
5. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích
cho các nhà quy hoạch, đánh giá dự án (ĐTM, ĐMC) trong công tác thiết kế, quản
lý xây dựng công trình hay các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong quá trình
quản lý và cải thiện môi trường một cách khoa học và hiệu quả. Ngoài ra, nếu
nguồn nước thải sinh hoạt được xử lý theo hướng bền vững thì về mặt môi trường là
điều kiện phát triển bền vững môi trường sống đồng thời về mặt xã hội cộng đồng
dân cư sẽ có tâm lý thoải mái hơn trong việc sử dụng nguồn nước, không phải bận
tâm về sự tác động của các yếu tố ô nhiễm lên sức khỏe, chất lượng môi trường
sống được nâng cao đồng thời đảm bảo thực hiện theo đúng chính sách, quy định
ban hành của nhà nước. Ngoài ra các công trình xử lý bằng công nghệ sinh thái thay
vì kiến trúc bê tông khô cứng, nhà máy này có cảnh quan đẹp trên khía cạnh thẩm
mỹ và tạo môi trường giáo dục thực tiễn cho việc bảo vệ môi trường.

15


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về TP. Pleiku
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Pleiku là đô thị phía Bắc Tây Nguyên, là trung tâm kinh tế, chính

trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên là 26.060,6 ha. Có
toạ độ địa lí:
X: 13048’ đến 14006’ - Vĩ độ Bắc
Y: 107050’ đến 108006’ - Kinh độ Đông
Bắc giáp huyện Chư Păh, Nam giáp huyện Chư Sê và Chư Prông, Đông giáp
huyện Đăk Đoa, Tây giáp huyện Ia Grai.
Thành phố Pleiku nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối
thông suốt cả nước (ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m), gần ngã ba
Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác tăng
trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào.

16


Hình 1.1. Bản đồ hành chính TP. Pleiku
(Nguồn: Quy hoạch chung thành phố Pleiku, 2005)

17


1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Pleiku nằm trên Cao nguyên Gia Lai, có độ cao trung bình từ 700
- 820 m so với mực nước biển. Địa hình nhấp nhô uốn lượn, nằm ngang hơi
nghiêng, bao gồm 3 dạng sau:
- Địa hình thung lũng suối: Chiếm khoảng gần 1/3 diện tích Thành phố, gồm
những đồi thấp và những bãi bằng ven các suối. Độ cao tuyệt đối từ 670 – 720 m,
độ dốc từ 3 ÷ 50. Đây là địa hình thuận lợi để người dân canh tác.
- Địa hình đồi bát úp: Phân bố ở trung tâm thành phố, một phần phía Bắc và
Đông Nam. Chiếm 2/3 diện tích Thành phố, độ dốc từ 5 ÷ 10 0, thảm thực vật thưa
thớt, hầu hết bề mặt địa hình đã được biến cải bởi tác động nhân sinh.

- Địa hình sườn núi thấp: Phân bố ở phía Tây Thành phố (đường vào huyện
IaGrai) và phía Nam. Độ cao tuyệt đối từ 820 – 850 m, cao nhất 1.028 m (đỉnh Chư
Hdrông), sườn dốc, địa hình chia cắt mạnh, có nơi tạo thành các khe rãnh sói.
(Nguồn: Quy hoạch chung thành phố Pleiku, 2005)
1.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu TP. Pleiku biến động và phân hoá mạnh mẽ. Tuy nhiên, do vị trí địa
lý của vùng, sự biến động của nhiệt độ từ năm này qua năm khác không mạnh mẽ
bằng sự biến động của mưa.
Chế độ nhiệt của TP. Pleiku thể hiện những nét cơ bản của chế độ nhiệt vùng
nội chí tuyến. Biên độ nhiệt độ năm nhỏ và phổ biến các nơi từ 4 ÷ 5 0C. Biến động
nhiệt giữa năm này với năm khác, hoặc giữa tháng này với tháng khác kế cận khá
nhỏ. Do vậy, có thể nói rằng, đặc điểm quan trọng của chế độ nhiệt ở TP. Pleiku là
sự hạ thấp của nhiệt độ do độ cao, làm cho nhiệt độ các tháng mùa hạ nói chung
không cao lắm, trong khi nhiệt độ ở các vùng núi cao xuống khá thấp và xác thực
một thời kỳ lạnh với nhiệt độ trung bình tháng dưới 20 0C. Mặt khác, nếu như chênh
lệch giữa giá trị trung bình của nhiệt độ các tháng không lớn (giữa tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất chừng trên dưới 5 0C, giữa các tháng kế cận thường chỉ trên dưới
10C), thì dao động nhiệt độ ban ngày và ban đêm khá lớn, trung bình từ 9 ÷ 10 0C.

18


Đặc biệt, trong những tháng mùa đông, biên độ nhiệt độ ngày đạt trên 15 0C không
phải là trường hợp hiếm gặp.
Tóm lại, TP. Pleiku có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mùa đông khô
và ít lạnh, mùa hè ẩm và dịu mát Mùa Mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa
trung bình từ 2.200 - 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 - 1.750 mm. Nhiệt độ
trung bình năm là 22 – 250C. Phản ánh rõ nét trong tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.
(Nguồn: Quy hoạch chung thành phố Pleiku, 2005)

1.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Thành phố Pleiku nằm trên Cao nguyên Gia lai, nơi đây là đầu nguồn của các
con suối đổ về hai hệ thống sông chính:
- Các suối bắt nguồn từ phía Tây và Đông Bắc Thành phố đều đổ vào lưu
vực sông Sê San, chảy qua Campuchia.
- Các suối bắt nguồn từ phía Đông Nam Thành phố chảy vào hệ thống sông
Ayun, hợp lưu với sông Ba đổ ra Biển Đông.
Hầu hết các suối này đều có nước chảy quanh năm tạo nên những cánh đồng
màu mỡ, người dân địa phương canh tác rất thuận lợi.
- Hồ đập: Trên địa bàn Thành phố có một số hồ đập, chủ yếu chứa nước phục
vụ tưới tiêu, điển hình là Biển Hồ và hồ Trà Đa. Một số hồ nhỏ phục vụ công trình
thủy lợi và vui chơi giải trí như hồ Diên Hồng, Hồ 17/3 .... Một số họng núi lửa âm
cũng tạo nên các vùng trũng chứa nước. Tất cả các hồ chứa nước này đã điều hoà
được khí hậu của TP. Pleiku, nhất là mùa khô kiệt.
- Nước ngầm:
Theo bản đồ phân bố nước ngầm tỷ lệ 1:100.000 của Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Gia Lai và Tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực TP. Pleiku cho thấy cấu tạo
chứa nước của vùng TP. Pleiku - Biển Hồ thuộc phức hệ phun trào Bazan BNZ Q1, chiều dài tổng thể 5 ÷ 500 m. Nước ngầm mạch nông thường phân bố ở độ sâu
10 ÷ 25 m. Tính chất chứa nước của Bazan phân bố không đều, thay đổi mạnh theo

19


chiều ngang và chiều sâu, chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nước cho từng khu
vực nhất định. (Nguồn: Quy hoạch chung thành phố Pleiku, 2005)
1.1.1.5. Kinh tế - xã hội
Pleiku là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của
tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa
quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên

cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận,
cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào.
Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại
cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng. Các công trình
thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên đem lại
cho tỉnh nhiều tiềm năng về du lịch…Tỉnh đang quy hoạch phát triển cụm du lịch,
tham quan các thắng cảnh như thác Phú Cường, thác Ba, thác Bầu Cạn, thủy điện
Yaly, nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên
văn hóa các dân tộc thiểu số, Khu du lịch Lễ hội về nguồn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của thành phố Pleiku tăng đều qua các
năm, năm 2013 đạt 13,12%, trong đó: thương mại - dịch vụ tăng 14,36%, công
nghiệp - xây dựng tăng 12,35%, nông - lâm nghiệp tăng 4,35%. Cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm 53,61%,
công nghiệp - xây dựng chiếm 41,97%, nông nghiệp chiếm 4,42%. GDP bình quân
đầu người đạt 44,03 triệu đồng/năm (tăng 10,45% so với năm 2012). (Nguồn: Cục
thống kê tỉnh Gia Lai, 2014)
1.1.2. Khu vực quy hoạch Nguyễn Văn Linh
1.1.2.1 Vị trí khu quy hoạch
• Vị trí, giới hạn khu đất
Khu vực lập quy hoạch có tổng diện tích 94,9 ha. Thuộc các phường Trà Bá,
Hội Phú, Hội Thương, IaKring - Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Ranh qui hoạch
được xác định như sau:

20


* Phía Bắc giáp

: Khu dân cư.


* Phía Nam giáp

: Đường Chu Mạnh Trinh và khu dân cư;

* Phía Đông giáp

: Đường Trường Chinh;

* Phía Tây giáp

: Đường Lê Thánh Tôn;

• Địa hình, địa mạo
- Trong khu vực quy hoạch có Suối Hội Phú chảy qua theo hướng từ Nam
sang Bắc, Suối Hội Phú có chiều rộng bãi khoảng 100 m, suối chảy tự nhiên, có
nước quanh năm. Vào mùa khô, lòng suối được dân cư khu vực sử dụng làm đất
canh tác nông nghiệp, nuôi cá.
- Địa chất khu vực quy hoạch là đất đỏ bazan tốt thuận lợi cho việc đặt nền
móng công trình, mực nước ngầm tương đối sâu so với tự nhiên.

21


22


1.2. Nước thải sinh hoạt và giải pháp xử lý
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Nước thải đô thị
Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống

thoát của một thành phố. Bao gồm hỗn hợp của các loại nước thải như sau:
→ Nước thải sinh hoạt: là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được
thải ra từ các sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm
thương mại, khu vực vui chơi giản trí, cơ quan công sở, bệnh viện và các công
trình công cộng khác.
→ Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải
sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
→ Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác
nhau qua các khớp nối, các ống khuyết tật hoặc thành của hố ga hay hố người.
→ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành
phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát nước riêng.
Đối với khu đô thị Nguyễn Văn Linh là khu quy hoạch chung cư cao cấp,
biệt thự, nhà ở, cơ sở giáo dục cho nên định nghĩa về nước thải đô thị sẽ không bao
gồm nước thải công nghiệp.
1.2.1.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp các chất, trong đó chất bẩn thuộc nguồn gốc
hữu cơ thường tồn tại dưới thành phần không hoà tan, dạng keo và dạng hoà tan.
Thành phần và tính chất của chất bẩn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết bị,
trạng thái làm việc của hệ thống mạng lưới vận chuyển, tập quán sinh hoạt của
người dân, mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên…do tính chất hoạt động của đô thị
mà chất bẩn của nước thải thay đổi theo thời gian.
Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm hai loại
chính: nước đen và nước xám. Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn
các chất ô nhiễm chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lững.

23


Nước xám là nước phát sinh từ quá trình rửa chén, giặt, với thành phần các chất ô

nhiễm là không đáng kể. Lượng nước thải của một khu dân cư phụ thuộc vào dân
số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước
sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà
máy cấp nước hay trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu
chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn. Nước thải ở các
trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước mưa dẫn ra các sông, rạch,
còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước
thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao, hồ hoặc bằng biện pháp tự thấm.
1.2.1.3. Công nghệ sinh thái
Công nghệ sinh thái là thuật ngữ được Nhà sinh thái học Mỹ, Dr. Odum sử
dụng đầu tiên năm 1962 và được hiểu như là “Sự thao tác của con người về môi
trường bằng cách sử dụng một khối năng lượng bổ sung nhỏ để điều khiển một hệ
thống mà trong đó các nguồn năng lượng chính yếu vẫn đang tiếp tục được huy
động đến từ nguồn tài nguyên tự nhiên”.
Theo Mitsch and Jorgensen (1989) đã xác định Công nghệ sinh thái như là
“Sự kết cấu của xã hội loài người với môi trường tự nhiên của nó vì sự lợi của cả
đôi bên”, đó chính là sự thiết kế lại hệ thống xử lý nước thải sao cho kết cấu giữa
thực vật, động vật, VSV và chất ô nhiễm một cách hài hòa và phong phú. Từ đó tạo
được chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn trong sự biến động nhưng cân bằng. Các
hoạt động này còn được gọi là “Dịch vụ sinh thái”. Từ chuỗi dịch vụ sinh thái này,
các sinh vật sẽ sử dụng chất thải và giữ mật số của chất ô nhiễm ở mức thấp nhất
không gây ra sự ô nhiễm và con người không cần phải sử dụng hóa chất hay các
công trình vật lý khác.
Sử dụng quan điểm “Dịch vụ sinh thái” để bổ sung cái còn thiếu trong hệ
sinh thái nhằm sử dụng năng lượng trong tự nhiên để tạo sự cân bằng bền vững
trong hệ sinh thái (đôi bên cùng có lợi).
Công nghệ sinh thái là sự kết hợp các quy luật sinh thái và công nghệ để giải
quyết các vấn đề của môi trường như điều tra ô nhiễm, cải tạo ô nhiễm, xử lý chất

24



thải. Có thể định nghĩa theo cách khác: “Công nghệ sinh thái là các thiết kế dùng
cho xử lý chất thải, kiểm soát xói mòn, phục hồi sinh thái và nhiều ứng dụng khác
nhằm hướng tới sự phát triển bền vững”. (Lê Quốc Tuấn, 2012)
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt. Nội
dung chính của mô hình công nghệ sinh thái là việc trồng các loại cây có khả năng
xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp với các thiết bị khác tạo ra hệ thống xử lý hoàn
chỉnh.
1.2.2. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
 Nước nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
 Nước nhiễm bẩn do các chất thải từ hoạt động sinh hoạt khác: cặn bã từ nhà bếp,
các chất tẩy rửa kể cả việc vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm,
Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40% - 60%);
hydrat cacbon (25% - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulô, các chất béo, dầu mỡ
(10%), Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải sinh hoạt. Nồng độ các
chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt giao động trong khoảng 150 ÷ 450 mg/l theo
trọng lượng khô và được xác định thông qua chỉ tiêu BOD và COD. Bên cạnh các
chất trên, trong nước thải còn có chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp: các chất hoạt
tính bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp (Alkyl benzene sunfonat – ABS) rất
khó xử lý bằng phương pháp sinh học và gây hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử
lý nước thải cũng như trên bề mặt các nguồn tiếp nhận nước thải.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét,
các axit, bazo vô cơ, dầu khoáng,…
Trong nước thải có nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, virut, nấm, rong tảo,
trứng giun sán… Trong số các dạng vi sinh vật đó có thể có cả các vi trùng gây
bệnh, ví dụ: lỵ, thương hàn… có khả năng gây thành dịch bệnh. Về thành phần hóa

học thì các loại vi sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ. Mức độ gây ô nhiễm sinh

25


×