Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 155 trang )

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HẢO

ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ HỌC ĐẦU RẰM
TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC DI TÍCH
THỜI ĐẠI KIM KHÍ VÙNG DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong Luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả



Nguyễn Thị Hảo

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân, cơ quan, đoàn thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những
người luôn ở bên, động viên và giúp đỡ về tư liệu cũng như động viên tinh thần tôi
trong suốt chặng đường qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Lãnh đạo Phòng
Nghiên cứu Khảo cổ học Tiền sử nơi tôi công tác vì đã khuyến khích, động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể học tập và hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn Học viện Khoa học xã hội, Khoa Khảo cổ học, nơi tôi đã học
tập suốt hai năm qua. Các thầy cô đã luôn ủng hộ, động viên và truyền cho tôi
không chỉ kiến thức mà còn cả kinh nghiệm thực tiễn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Ninh, UBND và bà con thôn 3, xã Hoàng Tân, huyện Yên Hưng (nay là xã
Hoàng Tân, Thị xã Quảng Yên), tỉnh Quảng Ninh vì đã tạo điều kiện để tôi tham gia
khai quật, nghiên cứu tại địa điểm Đầu Rằm.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Văn Liêm, người thầy
đã hướng dẫn, động viên, khuyến khích để tôi có động lực hoàn thành những nghiên
cứu của mình, trong đó có Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn,/.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả

Nguyễn Thị Hảo

năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐẦU RẰM ..............................................7
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................7
1.2. Lịch sử nghiên cứu .........................................................................................10
Chương 2. ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT CỦA DI TÍCH ĐẦU RẰM ..17
2.1. Đặc trưng di tích .............................................................................................17
2.2. Đặc trưng di vật ..............................................................................................23
Chương 3. VỊ TRÍ ĐẦU RẰM TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ ........................59
3.1. Đặc điểm di tích Đầu Rằm .............................................................................59
3.2. Di tích Đầu Rằm trong các mối quan hệ ........................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC BẢN VẼ ...................................................................................................1
PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................................46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

Ba


Bản ảnh

2.

Bd

Bản dập

3.

Bv

Bản vẽ

4.

BP

Before present (Cách ngày nay)

5.

CN

Công nguyên

6.

Đk


Đường kính

7.

H

Hố

8.

KCH

Khảo cổ học

9.

KHXH

Khoa học xã hội

10.

L

Lớp

11.

NPHMVKCH


Những phát hiện mới về Khảo cổ học

12.

Nxb

Nhà xuất bản

13.

Tr.

Trang

14.

VKCH

Viện Khảo cổ học

15.

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàí
Đông Bắc Việt Nam là khu vực có vị thế trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa

xã hội và an ninh quốc phòng. Về phương diện lịch sử - văn hóa, khu vực này cũng giữ
một vai trò quan trọng, đóng góp vào diễn trình phát triển chung của lịch sử dân tộc với
không gian rộng, thời gian dài và những đặc trưng cơ bản, rất điển hình về lịch sử - văn
hóa. Vì những lý do đó nên nghiên cứu về khu vực Đông Bắc Việt Nam luôn là đối
tượng - một phần không thể thiếu trong các nghiên cứu của khoa học cơ bản.
Di tích khảo cổ học Đầu Rằm phân bố trên đảo/bán đảo Hoàng Tân, thuộc xã
Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Từ những phát hiện, nghiên cứu bước
đầu giúp chúng ta nhận diện Đầu Rằm là di tích rất quan trọng thời đại Kim khí trong
buổi đầu dựng nước ở vùng duyên hải Đông Bắc. Tuy nhiên, khi nhắc đến thời kỳ Tiền sơ sử ở khu vực này, các nhà nghiên cứu thường hay nhấn mạnh tới văn hóa Hạ Long,
một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá mới, mà ít có những
nghiên cứu chuyên sâu về giai đoạn sơ kỳ Kim khí. Nghiên cứu di tích Đầu Rằm sẽ cho
chúng ta thấy, đó là minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại và phát triển của các nhóm cư dân
cổ vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam, có các mối quan hệ đồng đại cũng như lịch đại
với hàng loạt các di tích khác ở vùng Quảng Ninh, Hải Phòng và các vùng phụ cận, tạo
nên một nét văn hóa đặc trưng xung quanh khu vực vịnh Hạ Long giai đoạn từ Hậu kỳ
Đá mới sang Sơ kỳ Kim khí đến Kim khí.
Từ khi di tích Đầu Rằm đã được phát hiện và khai quật nhiều lần, có nhiều ý kiến
về các vấn đề xung quanh di tích nhưng chưa có một chuyên khảo nào tổng hợp, tổng kết
những kết quả đó. Hơn nữa, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái chiều nhau về
di tích Đầu Rằm, rằng di tích (lớp sớm) thuộc văn hóa Phùng Nguyên, chính là phần lan
tỏa của văn hóa Phùng Nguyên ra biển, song có người lại cho rằng Đầu Rằm cùng với
Tràng Kênh và Hang Bồ Chuyến là một hệ thống khác, ngoài Phùng Nguyên. Vì thế,
nghiên cứu chuyên sâu về di tích này không chỉ cho chúng ta hình dung ra bức tranh tổng
thể về đời sống kinh tế vật chất, văn hóa tinh thần và các mối quan hệ của nó trong, ngoài
1


khu vực của cư dân cổ nơi đây, giúp chúng ta đánh giá khách quan, khoa học hơn về thời
tiền - sơ sử ở khu vực Đông Bắc Việt Nam.
Hiện tại, di tích Đầu Rằm đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng

trọng, do các hoạt động khai thác đá núi làm vật liệu xây dựng và các hình thức mưu sinh
khác của dân cư địa phương như trồng trọt, xây dựng, giao thông nhỏ... trên di tích.
Chúng ta rất cần những công trình nghiên cứu khoa học đánh giá đúng giá trị của di tích
Đầu Rằm góp phần tuyên truyền bảo vệ di tích để có thể phát huy giá trị của di tích Đầu
Rằm, góp phần phát triển đồng bộ kinh tế, văn hóa, du lịch và quốc phòng an ninh trong
khu vực.
Đó là những lý do tôi chọn đề tài "Địa điểm khảo cổ học Đầu Rằm trong các
mối quan hệ với các di tích thời đại Kim khí vùng duyên hải Đông Bắc" cho Luận văn
Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước về địa điểm Đầu Rằm
Từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào của các học giả nước ngoài
về địa điểm này.
Thành tựu trong phát hiện, nghiên cứu di tích Đầu Rằm thuộc về các nhà khảo cổ
học, sử học và văn hóa học Việt Nam.
2.2. Công trình nghiên cứu trong nước về địa điểm Đầu Rằm:
Cho đến nay, di tích Đầu Rằm đã có khá nhiều người quan tâm và nghiên cứu,
với nhiều công trình có giá trị.
Di tích Đầu Rằm được phát hiện lần đầu vào năm 1970, do người dân địa phương
tìm được một số rìu bôn bằng đá và hiện vật đồ đồng, đồ gốm. Năm 1988, nhà nghiên
cứu Nguyễn Văn Hảo đã khảo sát và cho nhận định “Di chỉ Hoàng Tân (Đầu Rằm)
thuộc văn hóa Hạ Long” [17, tr.30 - 31]. Năm 1997, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh và Viện
Khảo cổ học đã điều tra, khảo sát khu vực này và cho rằng, có dấu tích cư trú của cư dân
thời đại Kim khí giai đoạn sớm ở đây [11, tr. 250 - 252]. Cũng trong năm đó, Viện Khảo
cổ học và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh khảo sát tiếp di tích này và phát hiện vết cư trú trên
vùng trũng yên ngựa trên núi Đầu Rằm nhỏ và cho rằng, có thể có hai lớp cư trú sớm
2


muộn ở đây. Đến đầu năm 1998, di tích lại được khảo sát một lần nữa và xác nhận có sự

tồn tại của “loại hình biển của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng” [29,tr. 182 - 184].
Di tích Đầu Rằm được khai quật ba lần (5/1998; 9/2005 và 9/2009) do Viện Khảo
cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Ninh thực hiện.
Các kết quả khảo sát, thăm dò, khai quật ở di tích này đều được công bố trên Tạp
chí “Khảo cổ học” và “Những phát hiện mới về khảo cổ học” các năm và các báo cáo
khai quật. Báo cáo khai quật năm 2009 về di tích Đầu Rằm được coi là khá toàn diện, tuy
nhiên, chưa có một công trình nào tổng hợp các nghiên cứu đó và có những đánh giá
toàn diện về di tích.
Hơn nữa, các công trình mới chỉ dừng lại ở các yếu tố truyền thống, còn thiếu hụt
những cập nhật mới, như những biến đổi của môi trường ảnh hưởng lên cuộc sống của cư
dân cổ, giải thích các hiện tượng về di tích, di vật hay nghiên cứu cụ thể về vị trí của di tích
Đầu Rằm trong bối cảnh thời đại Kim khí ở khu vực duyên hải Đông Bắc Việt Nam… Vì
vậy, giải quyết “khoảng trống” nêu trên là nhiệm vụ đặt ra đối với Luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: có cái nhìn tổng thể về di tích Đầu Rằm qua các cuộc
khảo sát và khai quật khảo cổ học, tìm ra nét đặc trưng của di tích và vị trí của nó với các
di tích trong và ngoài khu vực.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tập hợp tài liệu, hệ thống lại các di tích, di vật của di tích Đầu Rằm đã được
phát hiện qua các giai đoạn.
- Phân tích, đánh giá các di tích, di vật để chỉ ra đặc trưng của di tích.
- So sánh di tích Đầu Rằm với các di tích thời đại Kim khí ở vùng duyên hải
Đông Bắc Việt Nam để tìm hiểu các mối quan hệ văn hóa của chúng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

3



Đối tượng chính của đề tài Luận văn này là di tích Đầu Rằm qua các cuộc khảo
sát và khai quật.
Khách thể nghiên cứu của Luận văn là các di tích và di vật ở dịa điểm Đầu Rằm,
trong đó một số đối tượng được quan tâm đặc biệt như địa tầng, mộ táng, đồ đá, đồ đồng,
đồ gốm…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn sẽ nghiên cứu khu vực địa điểm Đầu
Rằm, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên là chính. Từ đó phân tích, so sánh với các di tích
thời đại Kim khí khác ở duyên hải Đông Bắc Việt Nam, cụ thể là vùng duyên hải thuộc
địa phận tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào thời đại Kim khí,
có so sánh với một số giai đoạn khác để tìm hiểu vấn đề lịch đại liên quan đến di tích.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài Luận văn tập trung vào các di tích, di vật
của di tích Đầu Rằm và các mối quan hệ của di tích với các di tích thời đại Kim khí khác
ở vùng duyên hải Đông Bắc.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong nghiên cứu khảo cổ học, để luận giải các vấn đề về biến đổi kinh tế, xã hội, các mối
giao lưu và hội nhập văn hóa của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử trong
phạm vi liên quan đến đề tài.
Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi nghiên cứu về di tích Đầu
Rằm, tác giả coi đây là một thành tố khả biến, tức phải đặt trong bối cảnh lịch sử, có sự
hình thành, phát triển và biến đổi, từ đó làm cơ sở để giải thích về những biến đổi, những
hiện tượng tìm thấy ở các di tích, di vật dưới tác động của các yếu tố khác nhau.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
4



- Phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ học: điền dã, khai quật,
thống kê, mô tả, phân loại, so sánh… Đây là phương pháp chính để tác giả tiếp cận
nghiên cứu di tích.
- Phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành: bên cạnh việc điền dã thu thập
thông tin, hiện vật từ các địa điểm khảo cổ học, tác giả sẽ sử dụng những nghiên cứu của
các ngành khác như Địa chất, Địa lý - Nhân văn, Dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội học
tại địa phương, thu thập những tài liệu, thông tin khác bổ trợ cho việc nghiên cứu Khảo
cổ học.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sẽ tập hợp những công trình nghiên
cứu về di tích Đầu Rằm từ các nguồn khác nhau như sách, chuyên khảo, Kỷ yếu Hội
nghị... Những nội dung liên quan đến di tích này sẽ là nguồn tài liệu chính. Ngoài ra, các
tài liệu thứ cấp như những nghiên cứu về địa chất, môi trường hay các địa điểm có mối
quan hệ với di tích Đầu Rằm cũng được phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, so sánh các
di tích trong bối cảnh đồng đại hoặc lịch đại của chúng.
- Một số khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn:
+ Tư liệu vật thật (di vật) hiện lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh không đầy đủ.
Bảo tàng hiện chỉ lưu giữ những hiện vật đặc biệt, như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… và chỉ
một số ít mảnh gốm. Vì thế, khi tác giả quay trở lại Bảo tàng để nghiên cứu thì không có
cơ hội được tiếp cận những di vật đã bị bỏ đi, đặc biệt là đồ gốm.
+ Một số cuộc khai quật chưa có báo cáo đầy đủ (tiêu biểu là cuộc khai quật năm
2005). Thông tin về cuộc khai quật này mới chỉ có ở một số bài thông báo ngắn gọn, tản
mát. Chưa có những thống kê rõ ràng hay rất ít hình ảnh được công bố. Vì vậy, những
hình ảnh, bản vẽ, bản dập tác giả sử dụng trong Luận văn chủ yếu từ hai cuộc khai quật
năm 1998 và 2009.
+ Hiện trạng di tích đang dần bị phá hủy, xâm hại do dân địa phương khai thác đá
làm vật liệu xây dựng, ảnh hưởng đến cảnh quan di tích hiện tại cũng như có một số khó
khăn nhất định khi tác giả muốn quay lại nghiên cứu thêm.
+ Dù đã được khảo sát, khai quật nhiều lần nhưng cho đến nay, chưa có một mẫu
than, mẫu đất, mẫu đá, đồng,… nào được phân tích để xác định niên đại tuyệt đối, hay
5



cho những bằng chứng về môi trường, kỹ thuật, tư liệu bào tử phấn hoa ở di tích Đầu
Rằm. Tất cả những đánh giá về di tích này phần lớn dựa vào những so sánh, phân tích,
phân loại loại hình học là chủ yếu .
Tác giả đã cố gắng thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên, do những
khó khăn nêu trên Luận văn vẫn còn thiếu nhiều thông tin để phân tích, so sánh, đối
chiếu, đánh giá một cách toàn diện về di tích Đầu Rằm. Tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện
trong những nghiên cứu tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt khoa học
về hệ thống di tích, di vật ở Đầu Rằm, từng bước phục dựng lại đời sống của cư dân cổ
xưa, góp phần bổ sung tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học/Văn hóa/Lịch sử.
- Ý nghĩa thực tiễn: hệ thống lại các di tích, di vật đã thu được trong các đợt điều
tra, thám sát, khai quật, đưa ra những đặc trưng của các di tích, di vật đó, xác định niên
đại và thử tìm hiểu các mối quan hệ văn hóa của di tích Đầu Rằm với các di tích thời đại
Kim khí ở vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luận văn cũng là cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn di
tích, phát huy giá trị di sản văn hóa/lịch sử của di tích, làm phong phú thêm cho lịch sử
địa phương, góp phần thúc đẩy việc thu hút du lịch ở vùng Vịnh Hạ Long.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về di tích Đầu Rằm
Chương 2. Đặc trưng di tích và di vật của di tích Đầu Rằm
Chương 3. Vị trí Đầu Rằm trong các mối quan hệ

6



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐẦU RẰM
1.1. Điều kiện tự nhiên
Di tích Đầu Rằm là tên gọi của một địa điểm khảo cổ học, dựa theo tên gọi
của dãy núi Đầu Rằm, thuộc thôn 3, xã đảo Hoàng Tân, huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh (nay thuộc xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Núi
Đầu Rằm vốn là hai ngọn núi thấp, nằm hơi chếch nhau, tạo thành hình cánh cung
nằm ven biển ở phía tây nam của đảo Hoàng Tân. Phía Nam của dãy núi là vùng
đầm nuôi tôm, phía bắc là vùng đầm và ruộng lúa, phía đông là thôn 2 và phía tây là
vùng đầm nuôi tôm nhìn về các xã Tân An, Tiền An và Hà An của thị xã Quảng
Yên. Bao quanh khu di tích là sông Hàm Rồng ở phía bắc và sông Bến Giang ở phía
tây nam.
Di tích Đầu Rằm trên đảo Hoàng Tân nằm trong khu vực các đảo ven bờ
thuộc vùng biển Đông Bắc Việt Nam, một khu vực được cấu trúc chủ yếu là các
rặng núi đá vôi thấp trung bình 100m - 150m. Đảo Hoàng Tân là một trong hàng
ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một phong cảnh rất đẹp ở Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Hạ
Long. Địa thế vùng bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến quá Hải Phòng, cùng với sự
phân bố dày đặc của các hòn đảo lớn nhỏ ấy đã tạo thành một vòng cung đặc sắc
nằm ở địa đầu vịnh Bắc Bộ. Với vị thế quan trọng ấy, vùng Đông Bắc nói chung và
vùng duyên hải Đông Bắc nói riêng được coi là một trong những vùng lãnh thổ
“mở” nhất ở Việt Nam, do là con đường đi lại thường xuyên của các thương nhân
trên con đường thương mại từ cổ đại tới nay, hay cũng chính là con đường đi chủ
yếu của các cánh quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử và cùng với đó là những
“chiến khu” của ta [49,tr 374]. Do vậy, đảo Hoàng Tân cũng như khu vực cửa ngõ
địa đầu tổ quốc này rất dễ dàng đón nhận những dòng chảy của sự giao lưu văn hóa.
Là một trong hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ của tỉnh Quảng Ninh, đảo Hoàng
Tân nằm vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc nhưng lại
có nét riêng của vùng núi ven biển, có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa
7



đông lạnh, khô và ít mưa. Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của khu vực
này nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác [4]. Với những điều kiện về tự nhiên như
trên, cư dân trên đảo Hoàng Tân hiện tại chủ yếu làm nông nghiệp, ngư nghiệp và
nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ninh,
đời sống của cư dân trên đảo Hoàng Tân vẫn còn khá thấp.
Khi nghiên cứu về môi trường sống của con người thời tiền- sơ sử ở Việt
Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, các nhà khảo cổ học và các nhà địa chất
đặc biệt quan tâm đến các pha dao động mực nước biển trong quá khứ. Sự dao động
của mực nước biển không chỉ là sự biến đổi về địa chất mà còn là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như các phương thức khai thác kinh tế
của cư dân nơi đây. Sự thay đổi địa hình, địa mạo do hoạt động địa chất này là
nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi nơi cư trú của con người và các sinh vật
sinh sống trong khu vực.
Các nghiên cứu về địa chất đã có những kết quả về sự dao động của mực
nước biển trong thời Holocene ở khu vực Hạ Long như sau:
Sau đợt biển tiến Pleistocene muộn, nước biển rút ra xa về phía trung tâm
Vịnh Bắc Bộ và dừng ở đường đẳng sâu 60m dưới mực nước biển hiện nay. Khi đó,
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trở thành vùng lục địa, chịu ảnh hưởng của quá
trình xâm thực, rửa trôi của các dòng chảy mặt. Kết quả của quá trình này là địa
hình đá vôi rộng lớn của khu vực bị chia cắt thành nhiều khối riêng biệt [49, tr.3].
Sang giai đoạn, đầu Holocen sớm (10.000-8000 năm BP), quá trình biển tiến
Flandrian khiến nước dâng cao, thậm chí nước biển bao phủ cả vùng đồng bằng
sông Hồng [67]. Ở thời điểm mực biển cao cực đại ở vào khoảng 7.000 năm BP, tốc
độ dâng của mực nước biển vào khoảng 2-4 mm/năm và đến cuối Holocen sớm, tốc
độ dâng của mực nước biển chỉ còn khoảng 1-2 mm/năm và dần tiệm cận tới 0 [27].
Tại thời điểm khoảng 6000 năm BP, độ cao của mực nước biển đạt tới 3-4 m
trên mực biển trung bình hiện tại. Sau thời điểm này, mực nước biển bắt đầu rút
xuống. Vì thế, thời điểm 6.000 năm BP được nhiều học giả coi là ranh giới giữa

8


Holocene sớm và muộn. Riêng các vùng đá vôi Hạ Long, Ninh Bình, dựa trên
những ngấn nước biển còn lại trên đá vôi, các nhà địa chất đã xác định, thời điểm
5.000-6.000 năm BP, mực nước biển cao hơn hiện tại khoảng 5m-5,5m [27, 67].
Sau giai đoạn này là quá trình hạ thấp mực nước biển hay còn gọi là quá
trình biển lùi (thời kỳ Holocen giữa-muộn). Tuy nhiên, quá trình này lại là một quá
trình dao động tắt dần theo hình sin [27]. Đến khoàng thời gian 4500 – 3000 năm
BP, đường bờ biển đã lùi xa về phía biển và dừng lại ở độ sâu 4-6m thấp hơn so với
mực nước biển hiện nay và cùng với nó là quá trình xâm thực phá hủy địa hình.
Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long lại bị lục địa hóa dẫn đến địa hình đảo đá vôi tiếp
tục bị xâm thực, rửa trôi [49, tr. 4-5]. Thời điểm này cũng được cho là mốc đồng
bằng sông Hồng được mở rộng.
Tiếp theo, nước biển lại dâng cao trong giai đoạn 3000 – 2000 năm BP và
khoảng 2000 năm BP, mực nước biển cao hơn 1.5m so với mực nước biển hiện tại
[27, 49]. Từ 2000 – 1000 năm BP, nước biển lại hạ thấp và từ 1000 năm BP, nước
biển dâng lên dần dần, và đến nay vẫn tiếp tục dâng lên [49, tr. 6].
Khi nghiên cứu những ngấn sóng ở Vịnh Hạ Long và khu vực Ninh Bình,
trầm tích về thực vật ngập mặn ở Từ Sơn (Bắc Ninh), và từ những di chỉ khảo cổ
học có tầng văn hoá chứa nhiều vỏ sò/hến ở Đa Bút (Thanh Hóa), nhóm nghiên cứu
của Susumu Tanabe và cộng sự đã có những khái quát ban đầu về sự dao động của
mực nước biển ở Bắc Việt Nam. Theo đó, vào khoảng 8,000–7,000 năm BP, mực
nước biển chạm tới mức hiện nay, sau đó dâng lên 2-3m cao hơn hiện nay vào
khoảng 6,000 - 4,000 năm BP, và mực nước giảm dần và đạt mực nước biển hiện
nay. Quá trình này được chia thành 3 pha: pha I (9-6 cal. kyr BP), pha II (6-4 cal.
Kyr BP), và pha III (4-0 cal. kyr BP). Trong pha I, mực nước biển dâng cao từ thấp
hơn 15m đến cao +3m so với mực nước biển hiện tại với tốc độ 6 mm/năm. Trong
pha II, mực nước biển giữ cân bằng, ổn định. Pha III, mực nước biển bắt đầu hạ
thấp từ cao hơn +3m xuống tới bằng với mực nước biển hiện tại với tốc độ trung

bình là 0.6±0.1 mm/năm [67].

9


Bên cạnh sự dao động của mực nước biển, những biến động của thiên nhiên,
ngoài những điều kiện thuận lợi còn có không ít thách thức đối với cư dân vùng
duyên hải như thiên tai (mưa rừng, bão bể). Những tác nhân này không chỉ tác động
trực tiếp đến sự phân bố của các di tích khảo cổ học qua các thời kỳ, mà còn ảnh
hưởng đến sự định cư, chuyển cư và phương thức sống của cư dân địa phương. Di
tích Đầu Rằm cũng không tránh khỏi quy luật đó.
Rất tiếc, cho đến nay, những nghiên cứu về bào tử phấn hoa trong các di tích
thời đại Kim khí ở khu vực Vịnh Hạ Long nói chung và khu vực Đầu Rằm nói riêng
hầu như chưa có nên chúng ta chưa có nhiều bằng chứng về thảm thực vật ở khu
vực này.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
Những dấu tích đầu tiên của di tích Đầu Rằm được phát hiện lần đầu vào
năm 1970, do người dân địa phương tìm được một số rìu bôn bằng đá và hiện vật đồ
đồng, đồ gốm. Sau đó, hàng loạt cuộc điều tra, khảo sát đã được tiến hành ở di tích
này và các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá ban đầu khác nhau về di tích. Năm
1988, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo đã khảo sát và cho nhận định “Di chỉ
Hoàng Tân (Đầu Rằm) thuộc văn hóa Hạ Long” [17, tr. 30 - 31]. Năm 1997, Bảo
tàng tỉnh Quảng Ninh và Viện Khảo cổ học đã điều tra, khảo sát khu vực này và cho
rằng, có dấu tích cư trú của cư dân thời đại Kim khí giai đoạn sớm ở đây [11, tr. 250
– 252]. Cũng trong năm đó, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh khảo
sát tiếp di tích này và phát hiện vết cư trú trên vùng trũng yên ngựa trên núi Đầu
Rằm nhỏ và cho rằng, có thể có hai lớp cư trú sớm muộn ở đây. Đến đầu năm 1998,
di tích lại được khảo sát một lần nữa và xác nhận có sự tồn tại của “loại hình biển
của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng” [29, tr. 182 - 184].
Di tích Đầu Rằm được khai quật ba lần (5/1998; 9/2005 và 9/2009) do Viện

Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh và Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Quảng Ninh thực hiện.

10


Cuộc khai quật lần thứ nhất năm 1998
Tổng diện tích của đợt khai quật này là 120m2 với 4 hố chủ yếu nằm ở khu
vực núi Đầu Rằm nhỏ: hố H1 50m2 (5m x 10m) được mở trên núi tại khu vực trũng
yên ngựa. Hố H2 có diện tích 40m2 (5m x 8m) nằm ở khu vực bãi cát chân núi phía
nam. Hố H3 diện tích 18m2 (3m x 6m) ở phía dưới chân cồn cát và hố H4 có diện
tích 12m2 (3m x 4m) nằm ở sườn núi phía bắc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn
mở một số hố thám sát nhỏ ở khu vực bãi cát và trong hang ở khu vực núi Đầu Rằm
lớn. Kết quả của cuộc khai quật này như sau:
Về địa tầng, chỉ có hố H1 và H2 có tầng văn hóa rõ ràng. Hố H1 ở trên núi,
có tầng văn hóa dày nhất (từ 130cm - 180cm), gồm hai lớp văn hóa sớm muộn khác
nhau, ngăn cách bởi lớp vô sinh là dải đất màu vàng dày từ 5cm - 10cm. Lớp phía
trên có màu nâu đen, xen lẫn nhiều vỏ điệp, hà và hiện vật đá, xương, đồ đồng, và
đồ gốm văn hóa Đông Sơn (phong cách Đường Cồ). Lớp phía dưới có màu nâu
vàng, chứa nhiều hiện vật gồm đố đá, đồ gốm mang đặc trưng văn hóa Phùng
Nguyên, Tràng Kênh. Sinh thổ là nền đá ở nửa phía bắc hố, và lớp cát vàng ở nửa
phía nam.
Hố H2 có tầng văn hóa được cấu tạo bởi cát phù sa màu nâu sẫm, không có
vỏ nhuyễn thể. Tầng văn hóa dày trung bình 100cm, chứa hiện vật đá, xương và
gốm, không có hiện vật đồng. sinh thổ là cát màu vàng.
Hố H3 không có dấu tích của tầng văn hóa, chỉ là lớp cát thuần màu nâu
vàng, có 1 mộ cải táng hiện đại ở phía trên và 1 mộ táng giai đoạn Đông Sơn muộn
ở gần sát sinh thổ. Sinh thổ là cát màu vàng.
Hố H4, không có dấu tích tầng văn hóa, chỉ có lớp đất màu đen xám lẫn sò
điệp và một số than tro tập trung theo từng cụm. Có khả năng đây là một bếp tạm

thời của cư dân cổ Đầu Rằm [34, tr. 5-7].
Về di tích, có hai loại được tìm thấy trong đợt khai quật này là: đống rác
bếp (nằm ở H1 và H4) và một mộ táng giai đoạn Đông Sơn, một mộ cải táng
hiện đại ở hố H3.

11


Về di vật, cuộc khai quật năm 1998 thu được gần 1.000 hiện vật đá, xương,
đồng, đất nung và hơn 100.000 mảnh gốm vỡ (chưa kể hàng chục nghìn mành gốm
vỡ vụn không phân loại được và hàng trăm phế cụ). Tổng số đồ đá tìm được là 466
tiêu bản, gồm các loại công cụ lao động (công cụ ghè đẽo, rìu, bôn, búa, đục, dao,
cưa, mũi khoan, bàn mài (bàn mài phẳng và bàn mài rãnh), bàn mài trong, chày
nghiền, hòn ghè, hòn kê, bàn nghiền, mũi nhọn, đá ghè tròn), nhóm vũ khí (mũi tên,
mũi lao), và nhóm đồ trang sức (hạt chuỗi, mảnh vòng, mảnh khuyên tai, lõi vòng).
Đồ xương có 145 tiêu bản, là những hiện vật xương do con người chế tạo và sử
dụng từ các hiện vật xương, sừng thú, xương cá để tạo thành những mũi nhọn (90
tiêu bản từ xương cá, 7 tiêu bản từ sừng thú, xương ống của thú), và đồ trang sức
(hạt chuỗi từ đốt sống cá, đồ trang sức bằng sừng, răng thú) và vũ khí (mũi tên bằng
xương thú). Đồ đồng có 150 hiện vật bao gồm các loại công cụ sản xuất (rìu xòe
cân, rìu xéo, đục vũm, mũi nhọn và lưỡi câu), vũ khí (mũi tên, mũi giáo và mũi lao),
đồ trang sức (vòng tay, khuyên tai, trâm), nhạc cụ (chuông nhỏ và lục lạc), dụng cụ
(xanh đồng) và các mảnh đồng. Đồ sắt rất ít, chỉ có 2 hiện vật, gồm 1 cuốc hình chữ
U và 1 mũi nhọn. Đồ chì (?) gồm 3 chiếc khuyên tai. Đồ gốm có 129.157 mảnh,
gồm gốm kiểu Phùng Nguyên (193 mảnh), gốm kiểu Tràng Kênh (7.312 mảnh),
121.619 mảnh gốm kiểu Đường Cồ (văn hóa Đông Sơn), 34 mảnh gốm Hán và 380
mảnh sành sứ niên đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII. Ngoài ra, đồ đất nung có các
loại như dọi se sợi, chì lưới, quai gốm, bi gốm, cục thổ hoàng, vòng gốm (?), và
mảnh gốm ghè tròn.
Các hiện vật chủ yếu được tìm thấy trong hố H1 trên núi Đầu Rằm nhỏ và hố

H2 ở khu vực bãi cát. Một số ít hiện vật đá, đồng được tìm thấy trong mộ táng ở hố
H3 và hố rác bếp ở hố H1.
Đánh giá về đợt khai quật này, các nhà nghiên cứu cho rằng, di tích Đầu Rằm
là một khu di chỉ cư trú thuộc thời đại Kim khí. Cư dân cổ nơi đây có quá trình tụ
cư khá lâu dài, ở hai giai đoạn sớm muộn khác nhau: giai đoạn sớm tương đương
với nhóm cư dân Tràng Kênh, hay nói cách khác, có khả năng tương đương với giai

12


đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm (3.300 - 2.700 BP), giai đoạn muộn
thuộc văn hóa Đông Sơn (2.500 - 2.000 BP) [34].
Cuộc khai quật lần thứ hai năm 2005
Đợt khai quật này, các nhà nghiên cứu đã mở 2 hố khai quật và 3 hố thám
sát. Hố H1có diện tích 10m2 (5m x 2m) nằm trong khu vườn bạch đàn của người
dân, cách chân núi Đầu Rằm lớn khoảng 35m. Hố H2 nằm ở khu cồn cát, dưới chân
núi đá vôi, có diện tích 6m2 (3m x 2m) nằm cách hố H1 khoảng 8m về phía tây,
thực chất là hố thám sát 1 (HTS1) mở rộng. Hố thám sát 2 (HTS2) có diện tích 1m2
nằm áp sát chân phía đông nam của núi Đầu Rằm nhỏ, phía tây nam cách hố H3
(năm 1998) khoảng 30m. Hố thám sát 3 (HTS3) có diện tích 2m 2 ở trên núi đá vôi,
ngay sát góc đông nam của hố H1 (năm 1998).
Về địa tầng, các nhà nghiên cứu cho rằng, khu vực bãi cát phía dưới chân núi
Đầu Rằm, tầng văn hóa khá thuần nhất (dày 20cm - 40cm (H2) và 30cm - 50cm
(H1)). Khu vực trũng yên ngựa ở núi Đầu Rằm nhỏ tầng văn hóa dày từ 150 cm 160cm với hai giai đoạn văn hóa sớm muộn. Giai đoạn sớm là lớp đất sẫm nâu dày
20cm - 50cm với các di vật thu được là những mảnh gốm xốp, gốm chắc và rất
nhiều hiện vật đá. Giai đoạn văn hóa muộn dày từ 90cm - 125cm, là lớp đất bở rời
màu xám đen, đen ken dày đặc đá vụn, mảnh gốm vỡ và vỏ nhuyễn thể. Di vật thu
được là một số hiện vật đồng, đá và các mảnh gốm mang phong cách Đường Cồ.
Về di tích: xuất lộ 1 mộ vò Hán có kích thước lớn ở độ sâu 20 - 25cm đến
160cm, bị vỡ, không có di cốt. Đồ tùy táng là 1 chiếc bát sứ Hán, men ngả vàng.

Về di vật: Di vật tìm được khá phong phú, bao gồm đồ đá, đồ đồng và đồ
gốm, trong đó mỗi khu vực lại có sự phân bố hiện vật khác nhau. Khu vực gần chân
núi Đầu Rằm lớn thì sưu tập hiện vật đá là chủ yếu, bao gồm khá nhiều mảnh cưa
đá, bàn mài, đồ trang sức (vòng hình chữ T, hình chữ nhật, hạt chuỗi), đá nguyên
liệu nephrit có dấu cưa, lõi vòng. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy 9
mảnh đồng và 4550 mảnh gốm xốp, với khá nhiều mảnh miệng mái. Cũng trong
khu vực này, khá nhiều mảnh gốm Hán văn in ô vuông hoặc những mảnh bán sứ đã
được tìm thấy.
13


Trong khi đó, khu vực phía chân núi Đầu Rằm nhỏ có các hiện vật đá và
gốm. Đồ đá bao gồm mũi tên đá, bàn mài, lưỡi cưa, lõi vòng… Đồ gốm có 243
mảnh gốm xốp Đầu Rằm và một số mảnh gốm Hán và sành vỡ.
Khu vực trên đỉnh núi đá vôi của núi Đầu Rằm nhỏ (khu vực yên ngựa) thu
được nhiều hiện vật nhất, bao gồm: hiện vật đồng (lưỡi câu, sợi đồng, mũi nhọn,
mũi tên, vòng, mảnh đồng dẹt có lỗ và các mảnh đồng nhỏ), hiện vật đá (bàn mài,
rìu, đục, cưa, mũi khoan, phác vật mũi khoan, đá nguyên liệu nephrit có dấu cưa,
dấu mài, bàn mài, mảnh tước…) Đồ gốm gồm một số ít gốm Phùng Nguyên, gốm
xốp và đại đa số là gốm Đường Cồ. Đồ xương có 6kg, và 27,5kg nhuyễn thể. Đáng
lưu ý là trong đất sàng lọc ở hố đào này, có tới 11.318 hiện vật, bao gồm các mảnh
cưa đá, bàn mài, đá nguyên liệu, mảnh vảy tước, mảnh đá có dấu cưa, bàn mài các
loại, mảnh khuyên tai, phác vật mũi khoan, đá có lỗ khoan, lõi vòng, mảnh đồng,
dây đồng và công cụ xương.
Nhận xét về đợt khai quật này, các nhà nghiên cứu cho rằng, di tích Đầu Rằm
đã tồn tại hai giai đoạn văn hóa: giai đoạn sớm có rất nhiều mảnh gốm xốp, chắc và
hiện vật đá. Đây là đặc trưng của một di chỉ - xưởng, và không khác gì di chỉ Tràng
Kênh (Hải Phòng). Giai đoạn muộn gồm các mảnh đồng, đá và các mảnh gốm
phong cách Đường Cồ đại diện cho giai đoạn Đông Sơn, mang dáng dấp một xưởng
quy mô nhỏ để chế tạo lưỡi câu đồng [8, tr. 152-155].

Cuộc khai quật lần thứ ba năm 2009
Cuộc khai quật này được thực hiện vào tháng 9/2009 do Viện Khảo cổ học
phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh tiến hành. Diện tích
thăm dò, khai quật là 100m2 bao gồm 6 hố: hố H1 20m2 (2m x 10m); hố H2 20m2
(2m x 10m), hố H3 16m2 (2m x 8m), hố H4 40m2 (8m x 5m), hố H5 2m2 (2m x 1m)
và hố H6 2m2 (2m x 1m). Trong đó, hố H1 và H2 nằm ở khu vực bãi cát dưới chân
núi Đầu Rằm nhỏ (nằm ở rìa ngoài bãi cát - nay là nghĩa trang hiện đại); hố H3 nằm
ở rìa ngoài của bãi cát và sát đường liên thôn; hố H4 nằm trong khu vực bãi cát và ở
góc tây bắc núi Đầu Rằm nhỏ (cuối dãy núi Đầu Rằm nhỏ); hố H5 và hố H6 nằm
trong vườn bạch đàn gia đình nhà ông Thìn [19, 54].
Về địa tầng: Lớp mặt: là lớp đất pha cát mịn, cát chiếm tỷ lệ lớn có màu nâu
tối, nâu, nâu sẫm, màu vàng hơi đỏ. Tầng văn hoá gồm hai giai đoạn sớm, muộn.
14


Giai đoạn sớm: Đất pha cát mịn, cát chiếm tỷ lệ lớn. Đất màu nâu tối, nâu, nâu sẫm,
nâu hơi đỏ, nâu hơi đỏ tối, đỏ hơi vàng, nâu vàng và màu nâu hơi vàng tối. Ngoại
trừ địa tầng hố H1 dày trung bình từ 30cm - 80cm là ken dày mảnh vỏ nhuyễn thể.
Trong tầng văn hoá ken dày di vật khảo cổ học (đồ đá, đồ gốm, đồ đồng, xương và
di tích mộ táng...). Giai đoạn muộn: Cát màu nâu hơi đỏ tối và màu đỏ hơi vàng; đất
pha cát mịn màu nâu tối, cát chiếm tỷ lệ lớn. Trong tầng văn hóa ken dày di vật gồm
các loại như đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và di tích mộ táng. Sinh thổ là lớp cát mịn màu
vàng hơi đỏ, đỏ hơi vàng, vàng và màu nâu xám.
Về di tích: cuộc khai quật này đã tìm thấy tổng số 16 mộ táng, trong đó có 1
mộ thuộc giai đoạn sớm và 15 mộ thuộc giai đoạn muộn. Điều đặc biệt là ngôi mộ
duy nhất ở giai đoạn sớm còn di cốt, trong khi những ngôi mộ thuộc giai đoạn muộn
được chôn vào tầng văn hóa của giai đoạn sớm và tất cả không còn dấu tích di cốt.
Về di vật: Di vật tìm được trong đợt khai quật này khá nhiều, được chia
thành hai giai đoạn sớm – muộn. Giai đoạn sớm gồm có công cụ đá đá (rìu, bôn,
đục, bàn mài, lưỡi cưa, chày nghiền, hòn nghiền, hòn ghè, hòn kê, đá có lỗ vũm,

hòn nghiền/đá có lỗ vũm, hòn kê/đá có lỗ vũm, đá ghè tròn, chì lưới…), đồ trang
sức đá (vòng, hạt chuỗi, phác vật vòng, lõi vòng/lõi khuyên tai/nhẫn), đá nguyên
liệu (dùng để chế tác mũi khoan, mảnh lưỡi, đốc rìu bôn…), đồ gốm (một số ít
mảnh gốm kiểu Phùng Nguyên, Mán Bạc còn đại đa số là gốm xốp), bi gốm và vỏ
nhuyễn thể (tàn tích thức ăn). Giai đoạn muộn có các hiện vật gồm: đồ đồng (rìu,
lưỡi câu, mảnh thạp, mảnh chân bình), vũ khí đồng (giáo, lao, hộ tâm phiến), trang
sức đồng (vòng tay); đồ sắt (mai); đồ gốm gồm 10 mảnh gốm phong cách Đường
Cồ. Hầu hết di vật ở giai đoạn muộn đều là đồ tùy táng được tìm thấy trong những
mộ táng giai đoạn muộn được chôn vào tầng văn hóa của giai đoạn sớm [19; 20].
Đánh giá về di tích Đầu Rằm, các nhà khai quật cho rằng, đã bắt đầu tìm thấy
dấu hiệu nguồn gốc của Đầu Rằm qua văn hóa Hạ Long thông qua loại gốm miệng
mái sơ khai, miệng đứng, miệng khum gãy, miệng loe... ở văn hóa Hạ Long và có
khả năng nhóm di tích Tràng Kênh - Đầu Rằm và một số di tích khác (hang Bồ
Chuyến, Núi Châm Chót, Mả Chuông, Hang Song) có nguồn gốc từ văn hóa Hạ
Long bản địa. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng “giai đoạn sớm di tích Tràng
Kênh, Đầu Rằm, núi Châm Chót, Hang Song, Mả Chuông và hang Bồ Chuyến
15


không phải là những địa điểm đánh dấu sự lan tỏa của văn hóa Phùng Nguyên ra
phía biển, mà yếu tố Phùng Nguyên (muộn), kiểu Từ Sơn, kiểu Mán Bạc có mặt ở
nhóm di tích này chỉ mang tính chất giao lưu - trao đổi”. Ở giai đoạn muộn, những
người khai quật cũng đồng ý với ý kiến của các nhà khai quật năm 1998 rằng “Đây
mới đích thực là sự ‘lan rộng ra phía biển’ của văn hóa Đông Sơn từ đồng bằng
Sông Hồng, thậm chí từ đồng bằng Sông Mã, Sông Cả". Họ cũng cho rằng “có thể
đã đến lúc xác lập một nền văn hóa mới mang tên văn hóa Tràng Kênh với những
đặc trưng văn hóa, phạm vi phân bố ở vùng ven biển Đông Bắc”. Niên đại văn hóa
này gồm 2 giai đoạn sớm và muộn. Giai đoạn sớm có niên đại khoảng 3400 BP,
hoặc sớm hơn một chút; giai đoạn muộn khoảng 2000 BP - 2700 BP [20].
Tiểu kết chương 1

Di tích Đầu Rằm là một trong những di tích khảo cổ học nằm ở vùng ven
biển Đông Bắc Việt Nam, chịu ảnh hưởng lớn từ những sự thay đổi về địa chất, địa
mạo, đặc biệt là sự dao động của mực nước biển qua mỗi thời kỳ. Sự thay đổi này
không chỉ tác động đáng kể lên diện mạo di tích, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tụ cư, đời sống, sinh hoạt của cư dân cổ Đầu Rằm nói riêng và cư dân vùng duyên
hải nói chung.
Qua ba cuộc khai quật và nhiều đợt khảo sát, các nhà nghiên cứu đã thu được
ở di tích Đầu Rằm một khối lượng di tích, di vật rất lớn. Đa số các ý kiến, nhất là ý
kiến của những người khai quật qua các mùa, thì di tích Đầu Rằm có hai giai đoạn
rõ ràng, giai đoạn sớm tương đương với văn hóa Phùng Nguyên và giai đoạn muộn
tương đương với lớp văn hóa Đông Sơn, loại hình Đường Cồ. Tuy nhiên, vẫn chưa
có sự thống nhất cao ở một số nhận định về di tích này do những nhận thức từ khối
tư liệu ở mỗi đợt khai quật hay khảo sát có sự khác biệt. Điều này cũng dễ hiểu, vì
mỗi đợt khai quật, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đào được những hố nhỏ, ở những
vị trí khác nhau, do đó, tư liệu thu được cũng cho kết quả không giống nhau. Vì
vậy, rất cần có những công trình tổng hợp lại các dữ liệu này, phân tích, so sánh để
có cái nhìn tổng quan nhất về di tích.

16


Chương 2
ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT CỦA DI TÍCH ĐẦU RẰM
2.1. Đặc trưng di tích
2.1.1. Tầng văn hóa [Bv 1-10; Ba 13-19]
Về cơ bản, tầng văn hóa của di tích Đầu Rằm được chia thành hai lớp văn
hóa sớm và muộn. Địa tầng các hố có đặc điểm sau:
- Khu vực trũng yên ngựa địa tầng rất dày, có hai lớp sớm muộn. Lớp văn
hóa sớm dày khoảng 20cm - 50cm chứa các di vật có niên đại tương đương giai
đoạn Phùng Nguyên - Tràng Kênh. Lớp muộn dày khoảng 90cm - 125cm chứa các

di vật thuộc giai đoạn Đông Sơn điển hình đến muộn [8; 34]. Cần lưu ý là, ở hố khai
quật H1 năm 1998, “ở độ sâu 100cm - 120cm của hai lớp đất này có một lớp đất
màu vàng rất mỏng (chỗ dày nhất khoảng 10cm, chỗ mỏng nhất khoảng 5cm), chạy
không liên tục từ bắc, nơi tiếp giáp những tảng đá xô - xuống nam của hố H1. Trong
lớp đất này hầu như không có hiện vật, có thể coi là lớp vô sinh, ngăn cách lớp đất
màu nâu sẫm và lớp đất màu nâu vàng” [34, tr. 5].
- Khu vực chân núi phía nam núi Đầu Rằm nhỏ là một bãi cát khá rộng, cũng
có hai giai đoạn sớm muộn. Lớp đất giai đoạn sớm dày từ 14cm - 186cm, phân bố
rộng khắp bãi cát, chứa các di vật và 1 mộ táng còn di cốt, thuộc giai đoạn Phùng
Nguyên – Tràng Kênh. Lớp đất giai đoạn muộn dày từ 8cm - 90cm nhưng không có
vết tích cư trú, chỉ có những mộ táng thuộc giai đoạn Đông Sơn. Cư dân Đông Sơn
chôn người quá cố vào lớp văn hóa giai đoạn sớm. Đặc biệt, khu vực cuối bãi cát
này (phía gần đầm nuôi tôm hiện tại) không có dấu tích cư trú của giai đoạn sớm mà
chỉ cỏ 1 mộ Đông Sơn giai đoạn muộn [19; 20; 34].
- Khu vực sườn núi phía bắc núi Đầu Rằm nhỏ không có vết tích cư trú, chỉ
có dấu tích một khu bếp tạm thời hoặc nơi chế tác công cụ tạm thời của cư dân giai
đoạn Đông Sơn [34].

17


- Khu vực gần chân núi Đầu Rằm lớn tầng văn hóa dày 60cm - 80cm, phần
lớn là vết tích của giai đoạn sớm. Giai đoạn muộn có tầng văn hóa mỏng, chứa một
số mảnh đồng và 1 mộ vò kiểu Hán [8].
Về không gian sinh sống, nếu như ở giai đoạn sớm, cư dân Đầu Rằm sinh
sống chủ yếu ở khu vực bãi cát phía nam chân núi Đầu Rằm nhỏ, một giai đoạn
không dài ở khu vực “trũng yên ngựa” trên núi Đầu Rằm nhỏ và khu vực chân núi
Đầu Rằm lớn thì không gian sống của cư dân giai đoạn muộn (giai đoạn Đông Sơn)
lại thu hẹp rất nhiều. Họ sinh sống chủ yếu trên vùng “trũng yên ngựa” ở núi Đầu
Rằm nhỏ trong thời gian khá dài, chôn người chết ở khu vực bãi cát phía nam chân

núi Đầu Rằm nhỏ, có một bếp hoặc khu chế tác công cụ tạm thời ở khu vực sườn
núi phía bắc núi Đầu Rằm nhỏ và một số ít hoạt động ở chân núi Đầu Rằm lớn. Có
thể thấy, so với giai đoạn trước, người Đầu Rằm giai đoạn Đông Sơn đã có tổ chức
không gian sinh tồn khá chặt chẽ, thể hiện ở việc tách biệt hẳn khu cư trú, khu nghĩa
địa và khu chế tác công cụ/bếp.
2.1.2. Các di tích
Có ba loại di tích đặc trưng trong di tích Đầu Rằm: di tích đống rác bếp, mộ
táng và di tích xương động vật, vỏ nhuyễn thể.
2.1.2.1. Di tích đống rác bếp
Có một di tích đống rác bếp, nằm ở phần trũng núi Đầu Rằm nhỏ và lan
xuống khu vực sườn núi, nằm trong hố H4, khai quật năm 1998. Trong hố không
tích tụ tầng văn hóa mà chỉ thấy than tro và một vài mảnh gốm. Xung quanh than
tro có nhiều vỏ nhuyễn thể (500 mảnh vỏ nhuyễn thể và 50kg xương cá, xương
thú…), không có vết tích cư trú. Những người tham gia khai quật lần này cho rằng
Có thể đây là một khu bếp tạm thời của người Đầu Rằm cổ, nhưng cũng có thể là
nơi chế tác công cụ của họ [34, tr. 7].
2.1.2.2. Di tích mộ táng
Mộ táng trong di tích Đầu Rằm được phát hiện khá nhiều qua 3 mùa khai
quật. Chúng phân bố chủ yếu ở phần bãi cát dưới chân núi Đầu Rằm nhỏ. Hiện tại,
mới chỉ có 1 mộ thuộc giai đoạn sớm được tìm thấy ở hố H2 năm 2009, còn lại là
18


các mộ thuộc giai đoạn muộn, chôn lẫn vào tầng văn hóa của giai đoạn sớm [8; 19;
20; 34; 35; 37].
Mộ táng giai đoạn sớm: [Ba 20-21]
Chỉ có duy nhất một mộ xuất lộ trong lớp văn hóa này, xuất hiện trong
hố H2, đợt khai quật năm 2009. Mộ xuất lộ ở lớp 12, ở độ sâu -82cm so với
vách bắc. Kích thước mộ: chiều dài 130cm, rộng: 110cm. Di cốt chỉ còn lại một
phần xương hàm dưới, 5 chiếc răng (2 răng bên trái M1, M2 và 3 răng bên phải

P2, M1, M2) trong đó 4 răng còn dính trên cung hàm còn 1 răng bị rời ra ngoài
và một số đoạn xương khác. Căn cứ theo phần còn lại của xương hàm dưới thì
có mặt cá thể nhìn về phía bắc và di cốt có thể được chôn theo hướng tây bắc
1500 - đông nam 2400 [19; 20; 54].
Nghiên cứu phần di cốt này, các nhà nhân chủng học nhận thấy: trong số 5
chiếc răng tìm được thì có 2 răng bên trái M1, M2 và 3 răng bên phải P2, M1, M2,
trong đó 4 răng còn dính trên cung hàm còn 1 răng bị rời ra ngoài. Trên cung hàm
còn thấy có huyệt răng của các răng I1, I2, C’, P1, P2 ở bên trái, I1, I2, C’, P1 ở bên
phải nhưng không phát hiện răng ở trong mộ. Đây có thể là di cốt của một nam giới,
khoảng 20 - 30 tuổi [33].
Mộ táng giai đoạn muộn [Ba 22-29]:
Có tổng số 17 mộ ở giai đoạn muộn được tìm thấy, gồm: 01 mộ ở cuộc khai
quật năm 1998; 1 mộ vò giai đoạn Hán (cuộc khai quật năm 2005) và 15 mộ ở cuộc
khai quật năm 2009. Riêng trong cuộc khai quật năm 2009, những người khai quật
đã sử dụng thuật ngữ “di tích” khi mô tả và chứng minh các mộ táng này. Để thống
nhất, tác giả xin được sử dụng thuật ngữ “mộ” để dễ theo dõi.
Có 5 mộ táng trong hố H3 (năm 2009), điểm chung là có màu đất khác hẳn
xung quanh.
Mộ thứ nhất (09.H3.F1): xuất lộ ở lớp 5, ở độ sâu -58cm, có kích thước:
chiều dài trong hố: 114cm, rộng: 120cm, sâu 26cm - 32cm. Đồ tùy táng gồm có: 3
bàn mài trong, 1 hòn nghiền có lỗ vũm bằng đá, 1 mũi giáo và 1 mũi lao bằng đồng.

19


Mộ thứ hai (09.H3.F2): xuất lộ ở lớp 6, ở độ sâu -58cm, có kích thước: chiều
dài trong hố: 70cm, rộng 164cm, sâu 18cm - 22cm. Đồ tùy táng gồm 3 mảnh kim
loại có thể là mảnh vỡ của loại hình thạp hoặc thố (?).
Mộ thứ ba (09.H3.F3): xuất lộ ở lớp 6, ở độ sâu -58cm. Mộ có kích thước:
chiều dài trong hố: 106cm, rộng: 84cm, sâu 8cm - 10cm. Đồ tùy táng là một mảnh

vòng đá.
Mộ thứ tư (09.H3.F4): xuất lộ ở lớp 6, ở độ sâu -59cm. Mộ có kích thước:
chiều dài trong hố: 204cm, rộng 16cm - 56cm, sâu 20cm - 30cm. Trong mộ không
có đồ tùy táng.
Mộ thứ năm (09.H3.F5): xuất lộ ở lớp 6, ở độ sâu 59cm. Mộ có kích thước:
dài trong hố: 84cm, rộng: 80cm, sâu 15cm - 30cm. Không có đồ tùy táng.
Mộ táng trong hố H4 năm 2009 gồm 10 mộ, bao gồm:
Mộ thứ nhất (09.H4.F1): mộ xuất lộ ở lớp 8, ở độ sâu -70cm, có kích thước:
dài: 174cm, rộng: 82cm. Đồ tùy táng gồm 1 bàn mài rãnh, 2 mảnh thạp đồng, 1
chiếc cuốc (sắt).
Mộ thứ hai (09.H4.F2): xuất lộ ở lớp 8, độ sâu -71cm, có kích thước: dài
trong hố: 206cm, rộng: 84cm. Đồ tùy táng gồm 1 chiếc lõi vòng, 2 bàn mài trong, 1
công cụ đá ghè tròn và 2 mảnh thạp đồng.
Mộ thứ ba (09.H4.F3): xuất lộ ở lớp 12, ở độ sâu -115cm, có kích thước: dài
trong hố: 104cm, rộng: 64cm. Đồ tùy táng là 1 mảnh vòng đá.
Mộ thứ tư (09.H4.F4): xuất lộ ở lớp 12, ở độ sâu -115cm, có kích thước: dài
170cm, rộng: 94cm. Đồ tùy táng là 1 chiếc lõi vòng đá, 1 mảnh chân bình bằng
đồng.
Mộ thứ năm (09.H4.F5): xuất lộ ở lớp 15, ở độ sâu -160cm, có kích thước:
dài trong hố: 90cm, rộng: 70cm. Đồ tùy táng gồm: đồ đá (1 mảnh vòng, 1 lõi
vòng/khuyên); đồ đồng (1 rìu lưỡi lệch, 1 rìu xoè cân và 7 mảnh chân bình).
Mộ thứ sáu (09.H4.F6): xuất lộ ở lớp 15, ở độ sâu -162cm, có kích thước:
dài: 176cm, rộng: 84cm. Đồ tùy táng gồm 1 rìu đồng lưỡi lệch và 1 mảnh thạp.

20


×