Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư dầu khí sao mai bến đình (PVSB) đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.59 MB, 150 trang )

BARIA VUNGTAU
UNIVERSITY
CAr Sain t |ACQÌ>ES

TRẦN THỊ HỒNG HIẾU

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ SAO MAI-BẾN ĐÌNH (PVSB)
ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


BARIA VUNGTAU
UNIVERSITY
CAr Sain t |ACQÌ>ES

TRẦN THỊ HỒNG HIẾU

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINHDOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ DẦUKHÍ SAO MAI-BẾN ĐÌNH (PVSB)
ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ :60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS .TS. ĐÀO DUY HUÂN


Tôi cam đoan đây là công tnh nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả


nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Hiếu


Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh
của trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt và hướng dẫn cho
tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn cuối khóa.
Xin chân thành cảm ơn Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Đào Duy Huân đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình giúp đ ỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn Thạc sĩ này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư dầu khí
Sao Mai-Bến Đình, các bạn bè, đồng nghiệp và những chuyên gia đang công tác tại
công ty cũng như trong ngành Dầu khí, ngành cảng biển logistic tại tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu đã tạo điều kiện, hỗ trợ các thông tin, đánh giá các thông tin khảo sát- nguồn dữ
liệu cho việc phân tích để cho ra kết quả nghiên cứu trong luận văn.

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 15 tháng 05 năm 2017
rp r _

• 2

1

^ __


w __

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Hiếu


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀ I..............................................................................................1
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ........2
3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............................................................5
3.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................5
3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 5
3.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................5
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................6
5.1. Phương pháp chuyên gia..........................................................................................6
5.2. Phương pháp thống kê mô tả...................................................................................8
5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp........................................................................9
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀ I..........................................9
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học.........................................................................................9
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn.........................................................................................9
7. QUY TRÌNH XÂY DỰNG c h iế n l ư ợ c ...............................................................9
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN............................................................................... 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH.............................................................................................................12
1.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH............................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm chiến lược.......................................................................................... 12


1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh...................................................................... 14
1.1.2.1. Chiến lược công ty ..........................................................................................14
1.1.2.2. Chiến lược cạnh tranh (SBU)..........................................................................14
1.1.2.3. Chiến lược chức năng......................................................................................14
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với tổ chức.......................................... 15
1.2. HOẠC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.....................................................15
1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược......................................................................16
1.2.2. Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh..................................................16
1.2.3. Những căn cứ để hoạch định chiến lược............................................................17
1.3.2. Nghiên cứu và dự b áo ......................................................................................19
1.3.2.1. Các yếu tố của môi trường kinh doanh..........................................................20
1.3.2.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp....................................................................... 24
1.3.3. Xác định mục tiêu cho doanh nghiệp.................................................................27
1.3.3.1. Tầm quan trọng của mục tiêu..........................................................................27
1.3.3.2. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp............................................................. 28
1.3.4. Xây dựng các phương án chiến lược................................................................. 29
1.3.4.1. Cơ sở xây dựng các phương án chiến lược.....................................................30
1.3.4.2. Nguyên tắc xác định các giải pháp và công c ụ ...............................................30
1.3.4.3. Các loại chiến lược cơ bản để các nhà quản trị theo đuổi...............................31
1.3.5. Lựa chọn các phương án tối ưu..........................................................................31
1.3.6. Đánh giá lại chiến lược đã lựa chọn...................................................................32
1.3.7. Thông qua và quyết định chiến lược..................................................................32
1.4. CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC............................................... 33
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài(EFE).....................................................33

1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong(IFE)......................................................34
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)...................................................................35
1.4.4. Ma trận SWOT....................................................................................................37


1.4.5. Công cụ lựa chọn chiến lược (Ma trận QSPM).................................................39
1.5.

KINH NGHIỆM VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC

CÔNG T Y ....................................................................................................................41
1.5.1. XÍ NGHIệP DịCH Vụ CảNG & Cu n g ứNG VậT TƯ THIẻT Bị (XNDV) THUộC XÍ NGHIệP
Liê n

doanh

Vi e t s o v p e t r o ........................................................................................41

1.5.2. Công Ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai (PDN).........................................................43
1.5.3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................................44
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ SAO MAIBẾN ĐÌNH....................................................................................................................45
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ SAO
MAI-BẾN ĐÌNH........................................................................................................... 45
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................... 45
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh......................................................................................46
2.1.3. Sơ đồ tổ chức Công ty PVSB.............................................................................47
2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ SAO MAI-BẾN

ĐÌNH............................................................................................................................. 49
2.2.1. Môi trường vĩ m ô................................................................................................49
2.2.1.1. Tác động của yẻu tố kinh tẻ ............................................................................ 49
2.2.1.2. Yẻu tố chính trị và pháp luật........................................................................... 55
2.2.1.3. Yẻu tố Văn hóa-xã h ộ i.................................................................................... 55
2.2.1.4. Yẻu tố Công nghệ.............................................................................................56
2.2.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành)............................................................. 56
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại............................................................................ 56
2.2.2.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty PVSB

59


2.2.2.3. Khách hàng.......................................................................................................61
2.2.2.4. Nhà cung cấp....................................................................................................61
2.2.2.5. Sản phẩm thay thế............................................................................................61
2.2.2.7. Ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài của công ty PVSB........................ 62
2.3. PHÂN TÍCH NỘI BỘ CÔNG TY PVSB............................................................. 65
2.3.1. Phân tích nguồn lực của Công ty PVSB............................................................65
2.3.1.1. Nguồn lực tài chính.........................................................................................65
2.3.1.2. Nguồn lực nhân lực.........................................................................................69
2.3.2. Tổ chức quản lý của công ty PVSB................................................................. 72
2.3.3. Hệ thống marketing của công ty PVSB.............................................................72
2.3.4. Nghiên cứu và phát triển R& D..........................................................................74
2.3.5. Khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty PVSB............................................74
2.3.6. Hệ thống Thông tin quản lý của công................................................................79
2.3.7. Hệ thống an toàn sức khỏe môi trường..............................................................79
2.3.8. Ma trận các yếu tố môi trường bên trong của công ty PVSB............................79
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...............................................................................................82
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ................................................................83
SAO MAI-BẾN ĐÌNH ĐẾN NĂM 2025....................................................................83
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG c h iế n l ư ợ c ................................................83
3.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty PVSB........................................83
3.1.2. Mục tiêu tổng thể dài hạn của công ty PVSB....................................................83
3.2. MA TRậN SWOT...................................................................................................84
3.3. MA TRẬN QSPM..................................................................................................88
3.4. CÁC CHIẾN LƯỢC ƯU TIÊN..............................................................................96
3.5. TRIỂN KHAI THỰC h iệ n c h iế n l ư ợ c ..........................................................98
3.5.1. Triền khai thực hiện chung cho các chiến lược............................................... 98


3.5.2. Triển khai thực hiện cho từng chiến lược.........................................................99
3.5.2.1. Chiến lược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................... 99
3.5.2.2. Chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.......................................... 103
3.5.2.3. Chiến lược marketing..................................................................................... 104
3.5.2.4. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực........................................................... 106
3.6. KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC............................................................................. 108
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 111
KẾT LUẬN..................................................................................................................111
KIẾN NG HỊ.................................................................................................................112
HẠN CHẾ....................................................................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 113
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 113


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. PTSC - Petrovietnam Technical Services Corporation - Tổng công ty Cổ phần
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

2. PVSB - Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình
Cảng SMBĐ - Căn cứ dịch vụ hàng hải dầu khí Sao Mai-Bến Đình.
3. PVN - PetroVietNam - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
4. VSP - Vietsopetro - Liên doanh Dầu khí Việt Xô Petro.
5. Cảng Vietsopetro- Xí nghiệp Dịch vụ Cảng và Cung ứng vật tư thiết bị
6. PTSC Supply Base - Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí.
7. PV Shipyard - PetroVietnam Marine Shipyard - Công ty CP chế tạo giàn khoan
Dầu khí Việt Nam.
8. PVC-MS - Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí.
9. DQS - Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
10. SOPEWACO- Công ty Cổ phần Đầu tư Bê tông Công nghệ cao ()
11. EFE - External Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
12. IFE - Internal Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.
13. CPM - Competitive Profile Matrix - Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
14. SWOT - Strengths (Điểm mạnh) - Weaknesses (Điểm yếu) - Opportunities (Cơ
hội) - Threats (Thách thức).
15. QSPM - Quatitative Strategic Planning Matrix - Ma trận hoạch định chiến lược
có khả năng định lượng.
16. AS - Số điểm hấp dẫn
17. TAS - Tổng số điểm hấp dẫn
18. EPCI - Engineering (Thiết kế), Procurement (Mua sắm), Construction (Thi
công), Installation (Chạy thử).
19. WTO - World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.
20. GDP - Tổng sản phẩm quốc nộ


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng


Số hiệu

Trang

bảng
1.1

Nội dung thiết kế bảng câu hỏi khảo sát theo đề xuất của

8

tác giả
1.2

Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

33

1.3

Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

34

1.4

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)

36


1.5

Ma trận SWOT

37

1.6

Ma trận QSPM

39

2.1

Dự báo nhu cầu và sản lượng khai thác dầu khí một số

51

nước Đông Bắc Á và ASEAN đến năm 2020
2.2

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2012-2016

52

2.3

Chỉ tiêu gia tăng trữ lưỡng dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn

53


2030
2.4

Chỉ tiêu khai thác dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn 2030

54

2.5

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

60

2.6

Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty

63

2.7

Doanh thu và ợi nhuận của công ty PVSB từ 2007 đến

66

2016
2.8

Các chỉ số tài chính từ năm 2012-2016


67


2.9

Tổng số lao động phân theo phòng/ban/đội

70

2.10

Tổng số lao động phân theo trình độ

71

2.11

Độ tuổi trung bình của người lao động

71

2.12

Ma trận các yếu tố bên trong của công ty

80

3.1


Ma trận SWOT của công ty PVSB

85

3.2

Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-O

89

3.3

Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-T

91

3.4

Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-O

93

3.5

Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-T

95

3.6


Các chiến lược được ưu tiên chọn

97

3.7

Thiết bị máy móc

102

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

10

1.2

Sơ đồ các yếu tố môi trường của doanh nghiệp

20


2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty PVSB

48

2.2

Sơ đồ vị trí khu căn cứ dịch vụ hàng hải dầu khí Sao

48

2.3

Sơ đồvị trí khu căn cứ dịch vụ hàng hải dầu khí Sao

49


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, ngành dầu khí và ngành cảng
biển logistic được coi là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng vì có đóng góp l ớn vào
ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân và đảm bảo an ninh năng
lượng, an ninh quốc phòng.
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường , hội nhập kinh tế sâu và Việt
Nam đang trong quá trình công nghệp hoá - hiện đại hoá, nền kinh tế Việt Nam đang
có những bước phát triển rất năng động, đòi hỏi việc phát tr iển cảng chuyên dụng về
dầu khíhoàn chỉnh, hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác thăm ò, khai thác
dầu khí tại vùng biển


phía Nam và xây

dựng các

cảng biển

lớn,

cảng cửa

nước sâu hiện đại làm động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời đáp ứng
khả năng cạnh tranh các cảng biển khu vực trong quá trình hội nhập quốc tế là không
thể thiếu đối với thị trường nói chung và ngành dầu khí, cảng biển nói riêng.
Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị trường cho thấy môi trường kinh doanh
luôn luôn biến đổi. Sự phát triển n gày càng phíc tạp hơn của môi trường kinh doanh
đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu
hiệu, đủ linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, công cụ
đó chính là chến lược phát triển kinh doanh. Chiến lược phát triển kinh doanh giúp
cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về bản thân mình cũng như về môi trường
kinh doanh bên ngoài để hình thành nên những mục tiêu chiến lược và sách lược, giải
pháp thực hiện thành công những mục tiêu đó.
Cảng Sao Mai-Bến Đình nằm trong quy hoạch nhóm cảng biển số 5, cảng biển
nước sâu có vai trò quan trọng trong việc thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu và tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế chủ lực Đông Nam Bộ và

ng


cả nước và là khu bến chính của cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu ,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cảng Sao Mai-Bến Đìnhlà một khu Căn cứ Dịch vụ Dầu khí
phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng biển phía Nam.
Công ty (ổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình (PVSB) được thành lập để
xây dựng và khai thác Căn cứ dịch vụ hàng hải dầu khí Sao Mai-Bến Đình (cảng Sao
Mai-Bến Đình) thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Để có thể mở rộng quy mô kinh doanh của công ty, mở rộng thị trường, nhằm
nâng cao lợi nhuận và tránh được các rủi ro gây tổn thất lớn, việc triển khai công tác
hoạch định chiến lượckinh doanh cho công ty là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả đã
chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanhcho Công ty cổ phần đầu tư dầu khí
Sao Mai-Bến Đình đến năm 2025”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình. Với mong muốn từ thực tế nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất của công ty
sẽ đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp một số ý kiến của mình tạo thêm cơ sở cho
các quyết định chiến lược liên quan đến sự phát triển của công ty.
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
Vũ Ngọc Thảo (2010), “Vai trò của hệ thống cảng biển trong chiến lược phát
triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 17. Bài viết nàytác
giả đã nêu lên những lợi thế to lớn của Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc xây dựng hệthống
cảng biển, đây được coi là một trong những trung tâm cảng biển lớn nhất nước tavà
khu vực, tác giả đã phân tích vai trò của cảng biển trong việc chuyển dịch cơ cấukinh
tế của địa phương, góp phần thúc đẩy nhiều ngành dịch vụ cảng như vận tải
hànhkhách, dịch vụ logictics, dịch vụ du lịch bằng tàu khách có công suất lớn, dịch vụ
trungchuyển... hơn nữa phát triển cảng biển còn mang lại lợi ích to lớn cho đầu tư phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trần Minh Sanh (2010), “Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch và phát triển mạnh kinh
tế biển”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 17. Trong bài viết này tác giả đã nêu lênnhững


thế mạnh về tài nguyênbiển của Bà Rịa - Vũng Tàu, đề cập một số nhiệm vụquan
trọng để thực hiện việc quy hoạch và phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn củađịa
phương cụ thể như dịch vụ dầu khí, phát triển dịch vụ cảng biển và các khu côngnghiệp

ven biển, phát triểndịch vụ du lịch biển, đảo với các dịch vụ ven biển. Khẳngđịnh
quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong mục tiêu phát triển kinhtế xã hội đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp mạnh về kinh tế biển cùng với
đấtnước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong Kết luận Hội nghị lần thứ 9, BCH Đảng bộ tỉnh khóa V, ngày 3/12/2012,
đã nhấn mạnh “Xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ cảng, vận tải biển... Huy động
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, tập
trung cho việc đầu tư phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần logistics, công nghiệp hỗ
trợ và hệ thống hạ tầng giao thông kết nối; trong đó khẩn trương hoàn thành và triển
khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
2011-2020
Lê Văn Bảy (2012), “Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ logistics tại tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu”, tài liệu đào tạo Logistics và dịch vụ logistics. Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong bài viết tác giả đã phân tích khá đ ầy đủ về các
yếu tốthúc đẩy dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics của Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả đã
nêulên quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển cảng và dịch vụ cảng biển, dịch
vụlogistics của Bà Rịa - Vũng Tàu, nhu cầu về dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics là
rấtcao không chỉ cho địa phương mà còn cho phát tri ển trong cả vùng Đông Nam Bộ.
Bêncạnh việc phân tích những thuận lợi là chủ yếu, thì tác giả cũng chỉ ra một số khó
khăn,thách thức trong phát triển dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics như nguồn nhân
lực,sự phát triển cảng còn mang tính tự phát, phân tán, không tính đến sự phát triển
kinh tế- nguồn hàng, có cảng thiếu hàng, có cảng không có hàng, vấn đề yêu cầu kỹ


thuật, cáctrung tâm dịch vụ logistics chưa hoàn thiện, thiếu các kho hàng, ICD, trung
tâm phânphối, vấn đề pháp lý, môi trường, quản lý dịch vụ... từ đó tác giả đề xuất một
số giảipháp để phát triển các dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics của Bà Rịa - Vũng
Tàutrong hiện tại và tương lai.
Bộ Giao thông vận tải (2014), Quyết định sô 3327/QĐ-BGTVT, ngày
29/08/2014 về “Phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đông nam bộ (nhóm 5)

giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo quy hoạch, bố trí hợp lý
các cảng biển trong Nhóm 5 với mục đích phát huy được hiệu quả tổng hợp; đồng thời
tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ ở hạ t ầng liên quan với
vùng hấp dẫn của cảng, kết hợp đẩy mạnh phát triển công ng hiệp và dịch vụ làm động
lực phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đáp ứng yêu cầu di dời hệ
thống cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son nhằm giảm tải lưu lượng
giao thông, giải t ỏa ùn tắc tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Min h.Hỗ trợ phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển đô thị
nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, của khu vực Đông Nam
Bộ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hình thành và phát triển
cảng cửa ngõ quốc tế, cảng đầu mối khu vực hiện đại nhằm đáp ứng xu thế phát triển
của vận tải biển Việt Nam và thế giới, thu hút một phần lượng h àng hóa trung chuyển
trong khu vực.
Bộ Công thương (2015), Quyết định số: 12119/QĐ-BCT, ngày 05/11/2015 v
“Phê duyệt tái cấu trúc ngành dầu khí Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Theo đề án Tái cơ cấu ngành Dầu khí Việt Nam nhằm phát triển ngành Dầu khí Việt
Nam thành ngành kinh ế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao
gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và


xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy
động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành Dầu khí.
Nghiên cứu đổi mới mô hình quản lý và tổ chức hoạt động của ngành Dầu khí
Việt Nam. Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về dầu khí hợp lý đáp ứng nhu cầu
phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành Dầu khí có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh
tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.
3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu tổng quát
Hoạch định chiến lược kinh doanhcho Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao MaiBến Đình đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn có 03 mục tiêu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình.
Thứ hai, xác định những điểm mạnh, tìm ra những điểm yếu, đồng thời chỉ ra
những cơ hội, những thách thức trong hoạt động kinh doanh đối với Công ty cổ phần
đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đìnhđến năm 2025.
Thứ ba, đề xuất các chiến lượcvà giải pháp thực thi chiến lược kinh doanh cho
Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đìnhđến năm 2025.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Tình hìnhsản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến
Đình như thế nào?


Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và những yếu tố nội bộ của PVSB
tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với sự phát triển của PVSBtrong thời gian tới?
Chiến lược kinh doanh mà PVSB có thể áp dụng trong giai đoạn đến năm 2025
là chiến lược nào? Nội dung của chiến lược được xác định? Giải pháp chủ yếu nào cần
triển khai để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đó?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho
Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình đến năm 2025.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Công ty cổ phần đầu tư
dầu khí Sao Mai-Bến Đình.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu của Công ty cổ phần đầu tư
dầu khí Sao Mai-Bến Đìnhtừ năm 2012 đến năm 2016.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp định tính thông qua các phương pháp cụ thể
sau: Phương pháp chuyên gia và nhà quản lý; Phương pháp thống kê mô tả; Phương
pháp phân tích, so sánhvà tổng hợp.
5.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên
gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.
Chuyên gia bên trong công ty để đánh giá các yếu tố môi trường bên trong,
chuyên gia bên ngoài công ty đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài.


- Đối tượng khảo sát phỏng vấn là các nhà quản lý cấp cao, các nhà quản lý cấp
trung và các chuyên gia trongnh v ực cảng biển, cảng dịch vụ dầu khí. Số lượng
chuyên gia được khảo sát ở phạm vi đề tài dự kiến là 20 người.
- Danh sách các chuyên gia ở trong phần Phụ lục đính kèm
- Nội dung xin ý kiến tập trung vào 4 vấn đề chính: 1) Danh mục các yếu tố môi
trường (vĩ mô và vi mô) và danh mục các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp; 2) Mức độ quan trọng của các yếu tố; 3) Điểm phân loại
của các yếu tố; 4)Điểm hấp dẫn của các chiến lược ưu tiên lựa chọn.
- Luận văn sẽ

sử

dụng thang đo

cấp

quãng (interval scale)

thang đo trong nghiên cứu khoa học của Stevens (1951) với thang Likert. Thang đo

Likert 5 bậc đi từ “ hoàn toàn ít quan trọng” đến “ rất quan trọng”; thang đo Likert 4
bậc đi từ “ rất không tốt” đến “ rất tốt” (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Kết quả phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng thông qua
điểm (giá trị) mức độ quan trọng trung bình/phân loại (mean) của các yếu tố. Mức độ
quan trọng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh được
xác định bằng điểm mức độ quan trọng trung bình của yếu tố đó chia cho tổng số điểm
trung bình của tất cả các yếu tố trong ma trận.
Chú thích:
Means từng biến bằng trung bình cộng của từng biến theo mức độ quan trọng.
Điểm mức độ quan trọng bằng tỉ lệ của từng biến so với tổng biến.
Điểm phân loại bằng trung bình cộng của từng biến theo phân loại.
Số điểm quan trọng bằng điểm mức độ quan trọng nhân với điểm phân loại.
Bảng 1.1: Nội dung thiết kế bảng câu hỏi khảo sát theo đề xuất của tác giả.

của

hệ


Tên công ty
Nghề nghiệp
Thông tin cá nhân

Định danh

Chức danh hiện tại
Phòng ban trong công ty
Đánh giá các tác động bên Các yếu tố cơ hội mở ra cho công
ngoài đến tình hình hoạt động ty


Likert

5

sản xuất kinh doanh của công Các yếu tố về thách thức, khó khăn mức độ
ty.

mà công ty gặp phải.

Đánh giá về tình hình nội bộ Các yếu tố về điểm mạnh tác động
bên trong ảnh hưởng đến hoạt tích cực đến hoạt động của công ty

Likert

5

động sản xuất kinh doanh của Các yếu tố về điểm yếu tác động mức độ
công ty.

tiêu cực đến hoạt động của công ty
(Nguồn: Thiết kế của tác giả)

5.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số
liệu và tính toán các đỊc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá
trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến
việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác
nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Được áp dụng trong việc thu thập và xử lý số liệu, các báo cáo tài chính, các kết

quả điều tra trong việc phân tích môi trường kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh,
phân tích nội bộ.


5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và
xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực
tiễn và khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài
liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu
sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân
tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Được áp dụng trong đánh giá môi trường kinh doanh và xác định điểm phân
loại, điểm hấp dẫn của các yếu tố trong ma trận của khung phân tích hình thành chiến
lược.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC t iễ n c ủ a đ ề t à i
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Góp phần củng cố và bổ sung lý thuyết về quản trị chiến lược của một tổ chức,
cung cấp các nền tảng kiến thức nhất định về chiến lược cho các nghiên cứu sau này.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh được áp dụng để hoàn thiện, bổ
sung cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 của Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến
Đìnhđã thực hiện nhưng chưa được quan tâm đúng mức.Do vậy, việc hoạch định chiến
lượckinh doanh đến năm 2025 là rất cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình (PVSB).
7. QUY TRÌNH XÂY DỰNG c h iế n l ư ợ c


Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Đề tài có cấu trúc gồm 03 chương:
♦♦♦

Mở đầu: Giới thiệu nghiên cứu. Giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục

tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
của đề tài.




Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lượckinh doanh và quy

trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Trong chương này được đề cập đến những vấn
đề cơ bản nhất về chiến lược kinh doanh, định nghĩa các thuật ngữ, các phương pháp
sử dụng và quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hoàn chỉnh. Đây chính
là cơ sở khoa học giúp tác giả thực hiện việc đánh giá môi trường kinh doanh và tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến
Đình cho các chương sau.


Chương 2: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và các yếu tố ảnh

hưởng đến công ty cổ phần đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình (PVSB).


Chương 3: Hoạch địnhchiến lượckinh doanh của công ty cổ phần đầu tư

dầu khí Sao Mai-Bến Đình đ ến năm 2025 (PVSB) và các giải pháp thực hiện chiến
lược đó.



Kết luận và kiến nghị: Đưa ra một số kết luận từ kết quả thu được về

các chiến lược công ty cần theo đuổi, nêu ra một số kiến nghị và hạn chế của luận văn.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN KINH DOANH
1.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm chiến lược
Theo nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là “strategos”)
là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với
mục tiêu đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz - nhà binh pháp của thế kỷ 19 - đã mô
tả chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến.
Những chiến dịch ấy sẽ quyết định sự tham gia của từng cá nhân”.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ “chiến lược” được áp dụng vào lĩnh vực
kinh doanh và từ đó ra đời thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh”. Thuật ngữ “chiến lược
kinh doanh” được định nghĩa theo quan điểm truyền thống là việc xác định những mục
tiêu cơ bản của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương tình hành đ ộng cụ thể cùng
với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm chiến lược tưong tự
như trong quân đội.Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ
chức như con người, tài sản, tài chính... nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những
quyền lợi thiết yếu của mình.
Các học giả kinh tế hiện đại trên thế giới đã đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu
về chiến lược như sau:
-

Theo Porter (1996): “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh


tranh vững chắc để phòng thủ”.
-

Theo David (2013): “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục

tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa


hoạt động, sởhữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu,
thanh lý và liên doanh ”.
-

Theo K.Ohmae (1982): “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều

thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng
ranh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không
cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững
đối với đối thủ cạnh tranh”.
-

Theo James.B.Quinn (1980): “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế

hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một
tổng thể kết dính với nhau”.
-

Theo William J.Guech (1980): “Chiến lược là một kế hoạch mang tính

thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu

cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện”.
-

Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục

tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động
và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Tuy nhiên, dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn
là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng
khai thác. Thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý ngBa ph ổ biến nhất
(Đào Duy Huân, 2013), đó là:
• Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
• Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
• Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực
để thực hiện mục tiêu đó.


×