Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quy trình, thủ tục xác định đối tượng và mức độ khuyết tật theo quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện. Tìm một hoặc một số ví dụ thực tiễn phân tích và đưa ra những nhận xét cụ thể?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.09 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

MĐKT

Mức độ khuyết tật

NKT

Người khuyết tật

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 1


MỞ ĐẦU
Người khuyết tật là người mang trong mình một hoặc nhiều khiếm khuyết trên cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng, họ có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường
hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, để
xác nhận một người là người khuyết tật, cần làm thủ tục xác định người khuyết tật và
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ xác định mức độ khuyết tật của người đó, từ đó
đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật cũng như xác nhận có đủ tiêu chuẩn hay khơng.
Chính vì vậy, để nghiên cứu, làm rõ hơn vấn đề này, nhóm em xin chọn đề tài: “Quy


trình, thủ tục xác định đối tượng và mức độ khuyết tật theo quy định pháp luật
hiện hành và thực tiễn thực hiện. Tìm một hoặc một số ví dụ thực tiễn phân tích và
đưa ra những nhận xét cụ thể?”
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài làm còn nhiều thiếu sót,
chúng em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá từ thầy cô để bài làm được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 2


NỘI DUNG
I/ Khái quát một số vấn đề về việc xác định đối tượng và mức độ khuyết tật.
1. Các mức độ khuyết tật.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010, NKT được chia theo các mức
độ khuyết tật sau đây:
-

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện

-

việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể thực hiện một số việc

-

phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày.
Người khuyết tật nhẹ là NKT không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản này.

2. Thẩm quyền xác định đối tượng và mức độ khuyết tật.

Trách nhiệm xác định MĐKT thuộc về Hội đồng xác định MĐKT. Tuy nhiên, việc
xác định MĐKT sẽ do Hội đồng giám định y khoa thực hiện trong các trường hợp sau:
-

Hội đồng xác định MĐKT không đưa ra được kết luận về MĐKT.
NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định

-

MĐKT.
Có bằng chứng xác thực về việc xác định MĐKT của Hội đồng xác định MĐKT khơng
khách quan, chính xác.
II/ Quy trình, thủ tục xác định đối tượng, mức độ khuyết tật.

1. Quy trình, thủ tục xác định đối tượng và mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định

mức độ khuyết tật thực hiện.
-

Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ.
Khi có nhu cầu xác định MĐKT, xác định lại MĐKT, NKT hoặc người đại diện hợp
pháp của NKT nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số
37/2012/TTLT – BLĐTBXH – BYT – BTC – BGDĐT đến UBND cấp xã nơi NKT cư
trú. Khi nộp hồ sơ phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp
nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn.
Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 3



-

Bước 2: Triệu tập Hội đồng xác định MĐKT.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định MĐKT, Chủ tịch
UBND cấp xã phải triệu tập các thành viên thuộc Hội đồng xác định MĐKT, gửi thông
báo về thời gian và địa điểm xác định MĐKT cho NKT hoặc người đại diện hợp pháp
của họ.

-

Bước 3: Thực hiện xác định MĐKT.
Cũng trong thời hạn 30 ngày kể trên, Hội đồng xác định MĐKT tổ chức đánh giá
dạng khuyết tật và MĐKT đối với NKT theo phương thức và nội dung theo Điều 3 TTLT
số 37/2012; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định MĐKT của người được đánh giá
MĐKT.
Riêng đối với trường hợp NKT đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về
khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số
28/2012/NĐ – CP có hiệu lực, Hội đồng xác định MĐKT căn cứ kết luận của Hội đồng
Giám định y khoa để xác định MĐKT theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số
28/2012/NĐ – CP.
Việc thực hiện xác định MĐKT được tiến hành tại UBND cấp xã hoặc Trạm y tế.
Trường hợp NKT không thể đến được địa điểm quy định thì Hội đồng tiến hành xác định
MĐKT tại nơi cư trú của NKT.
Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật Người khuyết tật
2010 thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y
khoa thực hiện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).

-

Bước 4: Cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về
MĐKT của NKT, Chủ tịch UBND cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của
Hội đồng tại trụ sở UBND cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu
nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc khơng đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong
thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng
văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.
Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết
tật và MĐKT: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và
MĐKT, Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp NKT không

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 4


đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận khuyết tật, Chủ tịch UBND xã có văn bản trả lời và
nêu rõ lý do.
2.

Quy trình, thủ tục xác định đối tượng, mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y
khoa thực hiện.

-

Bước 1: Hoàn thiện và nộp hồ sơ.
Trường hợp NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT không đồng ý với kết luận của
Hội đồng xác định MĐKT, NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT có đơn gửi Chủ tịch
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã. Hồ sơ khám giám định nộp tại UBND xã
nơi NKT cư trú, bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 5 TTLT số
34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

-


Bước 2: Gửi hồ sơ đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010,
Chủ tịch Hội đồng xác định MĐKT có trách nhiệm hồn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo đúng
quy định tại Điều 5 TTLT số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH và chuyển hồ sơ đến
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Đối với trường hợp khám giám định phúc quyết, Hội đồng Giám định y khoa cấp
tỉnh có trách nhiệm hồn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch
số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH và chuyển cho Hội đồng Giám định y khoa Trung
ương trong thời hạn 05 ngày làm việc.

-

Bước 3: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ khám giám định.
Ngay sau khi nhận hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện có trách
nhiệm kiểm tra hồ sơ khám giám định do Hội đồng xác định MĐKT chuyển đến.
Hồ sơ đã hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 5 Thơng tư liên tịch số 34/2012/TTLTBYT-BLĐTBXH thì cấp cho người nộp hồ sơ phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ khám giám định đến Hội đồng Giám định Y khoa
cấp tỉnh.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, trong thời gian 02 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản gửi Chủ tịch Hội
đồng xác định MĐKT để hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.

-

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa.
Căn cứ hồ sơ do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, Hội đồng
Giám định Y khoa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội
Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 5



đồng giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định, kết luận dạng tật và
MĐKT.
- Bước 5: Thực hiện khám giám định y khoa.
+ Quy trình khám giám định được thực hiện theo quy định hiện hành về giám định y
khoa.
+ Quy trình khám giám định phúc quyết được thực hiện như sau:
Cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của NKT không đồng ý với
kết luận của Hội đồng Giám định y khoa thì làm đơn đề nghị khám giám đinh phúc quyết
gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành biên bản khám giám định (giải quyết
lần 01).
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hội đồng
Giám định y khoa đã ban hành Biên bản giám định có trách nhiệm giải quyết (giải quyết
lần 02). Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị vẫn chưa đồng ý với giải quyết của Hội
đồng Giám định y khoa, chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Biên bản
giải quyết lần 02, phải có kiến nghị bằng văn bản gửi Hội đồng Giám định y khoa.
Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Hội đồng Giám định y khoa
bị kiến nghị hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng Giám định y
khoa cấp trên.
Các trường hợp kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp
tỉnh thì Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa
Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II khám phúc quyết
theo quy định.
Trường hợp đã khám giám định phúc quyết tại Hội đồng Giám định y khoa Trung
ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y
khoa Trung ương II nhưng vẫn còn kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng Bộ Y tế
thành lập Hội đồng Giám định y khoa khám phúc quyết lần cuối và kết luận của Hội
đồng này là kết luận cuối cùng.
Sau khi có kết quả khám phúc quyết lần cuối, nếu đối tượng vẫn cịn kiến nghị, thì

các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 6


-

Bước 6: Trả biên bản khám giám định MĐKT cho đối tượng.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Hội đồng giám
định y khoa có trách nhiệm gửi biên bản khám giám định MĐKT về Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện 01 bản, Hội đồng xác định MĐKT cấp xã nơi đối tượng
cư trú 01 bản và NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT 01 bản.
IV/ Đánh giá thực tiễn thực hiện quy trình, thủ tục xác định đối tượng và mức độ
khuyết tật.
1. Đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện.
a)

Kết quả đạt được.
Hiện nay, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc các quy định đối tượng và

MĐKT từng bước đi vào đời sống và đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn trong cả nước đã thành lập Hội đồng xác
định MĐKT cấp xã theo đúng quy định. Tính đến năm 2015 đã có 1.311.332 NKT được
cấp giấy xác nhận khuyết tật (chiếm khoảng 18,7% NKT), đa số là các trường hợp NKT
nặng, đặc biệt nặng. Về cơ bản, việc xác định đối tượng và MĐKT tại cấp xã triển khai
thuận lợi, đúng quy trình, thủ tục hợp lý, tạo điều kiện cho NKT tiếp cận kịp thời các
chính sách của Nhà nước. 1
Việc đánh giá NKT trên thực chứng và làm ngay tại xã/phường đã tạo điều kiện đi
lại gần gũi cho NKT và ít tốn kém hơn, trong việc lấy được giấy chứng nhận khuyết tật
cũng như xác định MĐKT.

Một số trường hợp, NKT được giới thiệu lên giám định tại Hội đồng giám định y
khoa của tỉnh, đảm bảo đầy đủ các quyền lợi. Trạm y tế các xã, phường khám chữa bệnh
định kỳ, phát hiện các trường hợp dị tật bẩm sinh trong bào thai và cấp phát thuốc miễn
phí một số chương trình cho NKT, lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho NKT tại nơi cư trú…
b)

Hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xác định MĐKT cho NKT vẫn còn những

tồn tại cần được quan tâm khắc phục, cụ thể:

1 />
Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 7


Trong một số trường hợp, Hội đồng cấp xã khi lập hồ sơ và kết luận MĐKT chưa
chính xác với tình hình bệnh tật , khơng đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh tật của đối
tượng trong hồ sơ gửi lên Hội đồng giám định y khoa (kết luận của Hội đồng giám định
y khoa là đánh giá tình trạng bệnh tật, tỷ lệ % tổn thương cơ thể và khả năng tự chăm sóc
bản thân của NKT). Chính vì vậy trên thực tế đã xảy ra tình trạng có một số trường hợp
được Hội đồng giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể như nhau nhưng mức độ có
thể khác nhau nên đã dẫn đến những thắc mắc khơng đáng có.
Ở một số địa phương, Hội đồng giám định cấp giấy xác nhận khuyết tật chưa đúng
đối tượng, dạng tật, MĐKT. Việc đánh giá sai MĐKT sẽ rất nhạy cảm, vì MĐKT có liên
quan đến chế độ trợ cấp. Đồng thời việc có nhiều quan điểm khác nhau giữa các thành
viên về MĐKT gây khó khăn cho Chủ tịch Hội đồng khi đưa ra kết luận.
Thực tế, rất ít người tự làm hồ sơ đề nghị xác định khuyết tật mà thường do trưởng
thôn/ấp, tổ trưởng tổ dân phố xác định và giới thiệu cho Hội đồng xác định khuyết tật xã.
Phần lớn những người này được xác định là khuyết tật mức độ nặng và đặc biệt nặng,

được nhận trợ cấp xã hội. Bước sàng lọc khơng chính thức này có xu hướng chọn lọc
những NKT nặng và các dạng khuyết tật quen thuộc, vì vậy dẫn đến tình trạng tỷ lệ
người được hưởng lợi thấp.
Bên cạnh đó, vai trị của Hội đồng xác định khuyết tật xã thực chất chỉ còn việc xác
định dạng tật và MĐKT. Đặc biệt, việc xác định dạng khuyết tật tâm thần, trí tuệ, khuyết
tật khác và trẻ em khuyết tật là gặp nhiều vấn đề nhất. Bộ công cụ để xác định dạng và
MĐKT còn nhiều hạn chế, bao gồm nhiều câu hỏi khơng phù hợp với trình độ chuyên
môn của Hội đồng xác định khuyết tật xã (phần lớn là những người khơng có kiến thức
chun mơn về y khoa). Bởi nếu như hội đồng xác định MĐKT căn cứ vào những bộ câu
hỏi theo quy định (dành cho trẻ dưới 6 tuổi và người 6 tuổi trở lên) kết hợp với quan sát,
phỏng vấn đánh giá thì có vẻ chỉ khả quan và dễ với những thể khuyết tật vận động.
Nhưng đối với thể về tâm thần, thần kinh thì có nhiều trường hợp cảm tính, khó phát
hiện. Chẳng hạn đối với dạng tâm thần phân liệt có thể lúc bình thường khó có thể đánh
giá là ở mức nào, có phải dạng tật khơng so với khi họ lên cơn bệnh. Khơng chỉ thể , có
thể nói thêm như những bệnh về tự kỷ cũng thuộc dạng khuyết tật trí tuệ nhưng nhìn bề
ngồi cũng rất khó có thể phát hiện. 2
2 ơng Phạm Minh Trí, ngun Phó chủ tịch UBND P.12, Q.8 (hiện là Phó phịng Nội vụ UBND Q.8),
cũng cho hay: “Với những dạng khuyết tật về thần kinh, tâm thần, trí tuệ mà đặc biệt là những trường hợp khơng có
gì rõ ràng như các cháu bị tự kỷ chẳng hạn, chúng tơi xác định theo bảng câu hỏi thì nó khơng ra”. cho hay: Tính
đến nay, tại P.12, Q.8 có 276 người đã được xác định MĐKT ở tất cả các dạng tật. Trong đó, có đến 108 người

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 8


2. Nguyên nhân và kiến nghị hoàn thiện.
a) Nguyên nhân.

Nguyên nhân trước hết xuất phát từ tình trạng nhiều cán bộ ở cấp cơ sở không am
hiểu pháp luật, do đó dẫn đến nhiều hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát và tổ chức thực
hiện xác định đối tượng và MĐKT. Trên thực tế, việc tập huấn không quy định cụ thể và

thiếu tính hệ thống giữa các vùng, chỉ bao gồm những người trực tiếp tham gia vào công
việc xác định khuyết tật. Trong hầu hết các trường hợp, vì ngân sách cịn hạn chế nên chỉ
có duy nhất một người trong Hội đồng xác định khuyết tật xã được tham gia tập huấn.
Chi phí cho cơng tác xác định khuyết tật và trợ cấp xã hội cho NKT được lấy từ ngân
sách hàng năm của xã. Có trường hợp báo cáo ngân sách không đủ để thanh tốn chi phí
tới tận nhà NKT thì Hội đồng khuyết tật xã chỉ cử một đến hai người đi, điều này cũng
gây ảnh hưởng đến chất lượng của công tác xác định đối tượng và MĐKT.
Đồng thời quy trình, thủ tục xác định đối tượng khuyết tật và MĐKT nhiều cơ sở
vẫn cịn khá lúng túng dẫn đến q trình kéo dài, khơng chính xác. Nhiều trường hợp
quyền lợi của NKT không được đảm bảo. Thực tế, nhiều phụ huynh phản ánh khi họ đưa
con em có dấu hiệu bị tự kỷ, tâm thần, thần kinh... đến các phường, xã để xác định
MĐKT thì những Hội đồng ở địa phương tỏ ra rất lúng túng, khó đưa ra quyết định chính
xác. 3
b) Kiến nghị hồn thiện pháp luật.

Để khắc phục những tồn tại làm ảnh hưởng đến quyền lợi NKT cần thực hiện một số
giải pháp sau:
-

Để giải quyết tình trạng xác định khơng chính xác MĐKT do khơng có chuyên môn y
khoa, đối với những trường hợp Hội đồng giám định y khoa của địa phương không xác
định được bằng mắt (ví dụ như khuyết tật nghe, khuyết tật trí tuệ, thần kinh…) thì khơng
cần thơng qua Hội đồng ở cấp phường, xã mà có thể giới thiệu người dân lên thẳng cơ
quan cấp cao hơn, có chức năng y khoa rõ ràng hơn để xác định MĐKT cho NKT có nhu
cầu. Giải pháp này vừa tránh được rắc rối cho người dân khi phải đi lại nhiều và cán bộ
địa phương cũng không phải băn khoăn, lúng túng khi không biết đưa ra quyết định như
thế nào đối với tình trạng của người khuyết tật mình quản lý.
khuyết tật về thần kinh, tâm thần, trí tuệ.
3
/>

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 9


-

Ngoài ra, việc bổ sung thêm thành phần Hội đồng xác định MĐKT những cán bộ có
chun mơn sâu về y tế, giáo dục… cũng như giám sát chặt chẽ việc giám định, cấp giấy
xác nhận khuyết tật tại cơ sở để đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng đối tượng cũng là
một giải pháp có ý nghĩa thiết thực bởi các thành viên của Hội đồng xác định MĐKT ở

-

cấp xã phần lớn khơng có chun mơn về y khoa.
Theo quy định, để được hưởng chính sách, đối với một số dạng tật khó xác định như tự
kỷ phải được xếp vào nhóm khuyết tật được định danh. Cần phải xếp nhóm những người
bị tự kỷ vào một nhóm riêng được định danh giống như các nhóm khuyết tật vận động,
khuyết tật thần kinh, khuyết tật thị giác, khuyết tật thính giác… Bởi theo quy định pháp
luật hiện hành, do tự kỷ là một dạng khuyết tật, nhưng không được gọi tên một dạng tật
cụ thể mà nằm trong nhóm “khuyết tật khác” nên chưa được đưa vào danh mục dạng tật
và đã gây ra khơng ít khó khăn cho các thành viên Hội đồng xác định MĐKT.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có hướng đề xuất với Quốc hội
về vấn đề này. Trong khi luật chưa được sửa đổi, bổ sung thì rất cần có những giải pháp
quy định về chính sách cho người tự kỷ.
3. Một số ví dụ cụ thể và nhận xét.
a) Ví dụ 1:

Ơng Nguyễn Kiều C.T. (50 tuổi, hộ khẩu thường trú TX.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)
suốt ngày lang thang uống rượu. Gần 4 năm trước, ông T. phải nhập bệnh viện tỉnh điều
trị chứng ảnh hưởng thần kinh do rượu. Nhưng mới đây, nhiều người quen biết khá ngạc
nhiên khi ông T. lại bỗng dưng được UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) ra quyết định

trợ cấp 570 nghìn đồng/tháng và cấp thẻ BHYT theo diện NKT nặng .
Chuyện giấy xác nhận khuyết tật “từ trời rơi xuống” này xảy ra khi ông T. bị nhồi
máu não và được chuyển thẳng từ bệnh viện tuyến huyện ở Tiền Giang lên Bệnh viện
Chợ Rẫy (TP.HCM) cứu chữa vào ngày 20-3. Khi nhập viện, bệnh nhân khơng có BHYT
và được người thân (công tác trong ngành y) bảo lãnh viện phí. Chi phí điều trị tính đến
ngày 1-5 đã lên đến 151 triệu đồng.
Chính thời điểm này, người nhà ơng T. trình BHYT và cả giấy xác nhận khuyết tật
của UBND xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh) ký ngày 3-4, yêu cầu bệnh viện phải giải
quyết 100% viện phí cho người có chế độ khuyết tật. ( ơng T tạm trú tại xã Bình Hưng từ
năm 2006)

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 10


Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cho
biết, viện phí từ 1-5 cho đến lúc bệnh nhân T. xuất viện ngày 23-5 ngót nghét hơn 128
triệu đồng nữa. Nhưng vì đã có BHYT, nên bệnh nhân được BHYT thanh toán 104 triệu
đồng, phần còn lại 24,4 triệu đồng gồm vật tư, thuốc men ngoài danh mục BHYT do
bệnh nhân đồng chi trả. Tuy nhiên qua rà soát, bệnh viện phát hiện nhiều nghi vấn liên
quan đến việc cấp BHYT và giấy xác nhận khuyết tật của ông T.
Tại sao một địa phương ở TP.HCM lại duyệt cấp giấy cho người ở Tiền Giang? Thời
điểm UBND xã Bình Hưng xét duyệt hồ sơ khuyết tật là thời điểm ơng T. cịn đang nằm
điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy? Vậy hội đồng giám định của xã dựa vào tiêu chí, cơ sở
khoa học nào để xác nhận ông T. khuyết tật tâm thần nặng?
Sau khi rời khỏi Bệnh viện Chợ Rẫy, gia đình tiếp tục cho ông T. lần lượt vào điều trị
tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115. Với thẻ BHYT do UBND
huyện Bình Chánh cấp từ hồ sơ nhiều nghi vấn trên, ông T. tiếp tục được BHYT chi trả
hàng chục triệu đồng
 Nhận xét:
-


Thứ nhất: Theo trình tự thủ tục pháp luật quy định thì khi có nhu cầu xác định MĐKT,
xác định lại MĐKT, hoặc cấp lại Giấy xác nhận MĐKT trong trường hợp thay đổi dạng
tật hoặc MĐKT, NKT hoặc người đại diện hợp pháp của NKT nộp 01 bộ hồ sơ theo quy
định đến UBND cấp xã nơi NKT cư trú. Trong trường hợp này ông T hoặc người nhà
phải gửi hồ sơ đến UBND TX Cai Lậy nơi mà ông cư trú chứ khơng phải là UBND xã

-

Bình Hưng nơi ơng T tạm trú.
Thứ hai: Hội đồng giám định không tiếp xúc trực tiếp với người có nhu cầu xác định
dạng tật và MĐKT (trong lúc ông T nằm viện Chợ Rẫy) mà chỉ thơng qua trích lục kết
luận bệnh án khi ông này điều trị chứng rối loạn thần kinh do rượu tại Bệnh viện Tâm
thần tỉnh Tiền Giang từ… 4 năm trước. Đồng thời qua trao đổi với người ông T, 7/7
thành viên hội đồng đã thống nhất kết luận ông T. bị khuyết tật thần kinh, tâm thần mức
độ nặng. Như vậy là không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định,
trước khi cấp giấy xác nhận khuyết tật hội đồng giám định phải tiếp xúc, quan sát trực
tiếp người bệnh hoặc nếu không gặp được bệnh nhân phải dựa trên kết luận của Hội
đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành để ra quyết định. Hội đồng giám định của xã Bình
Hưng chỉ dựa vào bản trích lục bệnh án của một bệnh viện là hoàn toàn trái luật.

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 11


b) Ví dụ 2:

Vũ Vinh Thương sinh năm 1963 ở thôn Trung Tâm, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái được hội đồng giám định khuyết tật cấp xã xác định dạng khuyết tật là vận
động và trí tuệ ở mức độ nhẹ. Bà Trần Thị Dương, là mẹ của anh Thương, không đồng ý
với kết luận của Hội đồng xác định MĐKT của xã đã xin tiến hành cho anh Thương đi

giám định tại Hội đồng giám định y khoa tỉnh Yên Bái. Ngày 27/6/2014, UBND xã nhận
được biên bản khám giám định y khoa đối với anh Vũ Vinh Thương có kết luận: Dạng
khuyết tật: Thần kinh, tâm thần, trí tuệ, vận động; tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh
tật/khuyết tật là 81%; MĐKT: đặc biệt nặng.
Thực tế, anh Thương vẫn tự đi lại, trả lời các câu hỏi bình thường và tự ăn uống, vệ
sinh cá nhân không cần sự trợ giúp nào khác. Trong biên bản họp thơn Trung Tâm ngày
23/7/2014 có xác nhận "anh Thương vẫn tự đi lại quanh xóm, tự ăn uống, vệ sinh cá
nhân bình thường". Năm 2009, anh Thương đã kết hơn bình thường, tình trạng hiện nay
khơng có thay đổi gì so với trước, do vậy, kết quả giám định của Hội đồng Giám định y
khoa tỉnh Yên Bái đã gây nên sự bức xúc trong nhân dân.
 Nhận xét:

Pháp luật hiện hành đã quy định trình tự, thủ tục xác định đối tượng và MĐKT của
NKT khá cụ thể, rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các
tỉnh thành miền núi thì bên cạnh những thành tựu đạt được cịn tồn tại nhiều vướng mắc,
bất cập. Cụ thể là xuất phát từ thủ tục phức tạp, rườm rà, thời gian thực hiện kéo dài, tốn
kém về chi phí, trình độ chuyên môn của các thành viên Hội đồng xác định MĐKT còn
hạn chế dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.
Đối với những trường hợp khuyết tật về vận động như trường hợp của anh Thương
thì hội đồng xác định MĐKT có thể đánh giá được, cịn đối với dạng khuyết tật thần
kinh, tâm thần thì khơng thể xác định chỉ dựa vào việc đặt câu hỏi và thông qua quan sát
thông thường để kết luận MĐKT nặng hay nhẹ. Tuy nhiên thực tế tình trạng này xảy ra
khơng ít, dẫn đến việc rất những đối tượng khuyết tật chưa được công nhận, MĐKT của
họ chưa được xác định đúng… do đó ảnh hưởng đến quyền lợi, chế độ của họ hoặc thậm
chí họ khơng được hưởng bất kì chế độ trợ cấp nào.
Mặt khác, với quy trình, thủ tục xác định đối tượng và mức độ khuyết tật như hiện
nay, tình trạng lạm quyền xảy ra khơng cịn là điều hiếm gặp. Vấn đề này là một trong
những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của NKT, khi mà nhiều cán bộ cấp

Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 12



cơ sở chưa thực sự coi trọng quyền lợi của NKT, khơng tn thủ theo quy trình đã được
pháp luật quy định rõ, khiến cho NKT không được đảm bảo đầy đủ hoặc thậm chí khơng
được hưởng các chế độ trợ cấp của Nhà nước và ngược lại.
KẾT LUẬN
Từ sự phân tích trên, có thể thấy đối tượng và mức độ khuyết tât khác nhau thì quy
trình, thủ tục và thẩm quyền xác định cũng khác nhau. Vì vậy để đảm bảo tốt nhất quyền
và lợi ích của NKT thì bản thân NKT cũng như gia đình của họ cần thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về thủ tục xác định mức độ khuyết tât. Đồng thời các cơ quan có
thẩm quyền cũng cần có những quy định cụ thể, thống nhất hơn nữa đề tạo điều kiện cho
NKT được thực hiện việc xác định MĐKT một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật NKT 2010.
2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật NKT.
3. Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định về việc xác định MĐKT do Hội đồng xác định MĐKT thực hiện.
4. Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định MĐKT
do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.
5. />6.

/>
7.

/>

8.

/>
9.

/>
10.

/>ui_trinh.htm
Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 13


Pháp luật về người khuyết tật - N02 - Nhóm 04Page 14



×