Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.21 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

Giảng viên hướng dẫn
: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Họ và tên sinh viên
: Vũ Thế Anh
Mã sinh viên
: CQ500080
Chuyên ngành
: Hải Quan
Lớp
: Hải Quan 50
Hệ
: Chính quy
Thời gian thực tập
: 09/01/2012 =>07/05/2012(đợt 1)
Hà Nội, tháng 5/2012
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


***
BẢN CAM ĐOAN
Tên em là: Vũ Thế Anh
Mã SV: CQ500080
Lớp: Hải quan 50
Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan rằng Chuyên đề thực tập cuối khoá này là hoàn toàn do
em tự nghiên cứu đề tài hoàn thành, không sao chép. Các số liệu sử dụng
trong bài là tài liệu em thu thập được hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng bám sát
với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến.
Nếu có điều gì vi phạm, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà
trường!

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thế Anh
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Thừa Lộc đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em những ý hiến quý báu để em
có thể hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế cùng các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên công ty cổ
phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình thực hiện chuyên đề thực
tập cuối khóa này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012

Sinh viên
Vũ Thế Anh
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
HOÀNG TIẾN 3
1.1GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 3
1.2CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 5
1.2.1Dịch vụ uỷ thác và khai thuế Hải quan 6
1.2.2Dịch vụ vận tải 6
1.2.3Kinh doanh hàng hóa 7
1.3BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 9
2.1THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 9
2.1.1Đặc điểm chung của thị trường xuất khẩu 9
2.1.2Đặc điểm chung về mặt hàng xuất khẩu 10
2.1.3Tình hình hoạt động công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến giai đoạn
2008 - 2011 15
2.2QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 22
2.2.1Khai báo trên tờ khai hải quan (Lên tờ khai) 22

2.2.2Nộp, xuất trình chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai hải quan 29
2.2.3Xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra 30
2.2.4Nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác 32
2.2.5Lưu trữ hồ sơ 32
2.3ĐÁNH GIÁ CHUNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HÒANG
TIẾN 33
2.3.1Những thành tựu trong quá trình làm thủ tục hải quan của công ty cổ phần sản
xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian qua 33
2.3.2Những tồn tại trong quá trình làm thủ tục hải quan của công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến trong thời gian qua 34
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG
MẠI HOÀNG TIẾN 36
3.1MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN TRONG THỜI GIAN TỚI
36
3.1.1Mục tiêu của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian
tới 36
3.1.2Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại
Hoàng Tiến trong thời gian tới 38
3.2GẢII PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 39
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện thủ tục khai báo trên tờ khai hải quan 39
3.2.2Giải pháp hoàn thiện thủ tục xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan
hải quan kiểm tra 41
3.2.3Giải pháp phát triển công nghệ thông tin trong việc lưu trữ hồ sơ 42
3.2.4 Giải pháp cập nhật thông tin 43

3.2.5 Giải pháp áp dụng thủ tục hải quan điện tử 43
3.3MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HOÀN THIỆN THỦ
TỤC HẢI QUAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG
TIẾN 45
3.3.1 Cải cách hiện đại hóa thủ tục hải quan 45
3.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hải quan 47
3.3.3 Xây dựng chính sách đăng ký thủ tục hải quan thống nhất 48
3.3.4 Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng
Tiến
Sơ đồ 2: Mô hình chung thông quan hải quan hàng hóa
Biểu đồ 1: Tỷ trọng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến giai đoạn 2008 - 2011
Biểu đồ 2: Chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận kế hoạch của công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Một số thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu của Hoàng Tiến
Bảng 2: Một số thủy hải sản khô xuất khẩu của Hoàng Tiến
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương
mại Hoàng Tiến năm 2008 – 2011
Bảng 4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011
Bảng 5: Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại

Hoàng Tiến năm 2008 - 2011
Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011
Bảng 7: Bảng chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương
mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015
Bảng 8: Bảng chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận kế hoạch của công ty cổ phần sản
xuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Với nền kinh tế ngày một đổi mới, phát triển và ngày càng hòa nhập vào
nền kinh tế thị trường khu vực cũng như quốc tế của Việt Nam hiện nay,
không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của lĩnh vực ngoại thương. Điều
kiện cần thiết để hoạt động ngoại thương xảy ra chính là nhờ vào qui trình thủ
tục Hải Quan. Đây là một trong những vấn đề đáng lưu tâm hàng đầu của các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó có tác động mạnh mẽ đến sự thành công
hay thất bại của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương. Nếu việc
khai báo hàng xuất khẩu hay nhập khẩu không phù hợp với thực tế hàng xuất
hay nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
vì hàng hóa không được thông quan nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp bị giảm sút. Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ
tục khai báo Hải Quan mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải chú ý. Chính vì
vậy, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương
mại Hoàng Tiến” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Phân tích tổng quan, đánh giá về thực
trạng, hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất thương mại
Hoàng Tiến trên các phương diện, nhằm phát hiện ra những ưu điểm, những

mặt hạn chế còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đưa ra một số
biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan cho công ty, phần nào
giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu ở công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xoay quanh trong phạm vi sau:
- Nội dung: Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến.
- Địa điểm: Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến.
- Thời gian: Giai đoạn 2006 - 2011.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo
và các phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng
Tiến
- Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan
cho hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài
chuyên đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót
nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Thế Anh

Kinh tế Hải Quan 50
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN
1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG
TIẾN
Với tình hình nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa để phát triển đã
mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu. Sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy được hoạt động
ngoại thương đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời
của các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu trong
lĩnh vực này ở Việt Nam, ngày 07/01/2008 công ty cổ phần sản xuất thương
mại Hoàng Tiến ra đời.
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Tên tiếng anh: Hoang Tien production commerce joint-stock company
Tên viết tắt: Hoang Tien Co., jsc
Logo công ty:
Loại hình công ty: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước
Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vốn điều lệ: 100 tỷ VND
Điện thoại: 033.3778828 – 033.3884186
Fax: 033.3778818 – 033.3884433
Email:
Giám đốc: Hoàng Trung Tuyến
MST: 5700730868
Số ĐKKD: 5700730868, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 7/1/2008, đăng ký
thay đổi lần 3 ngày 17/7/2009

SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
Ngày cấp: 16/01/2008
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh
Địa chỉ trụ sở chính: Khu 5 – Hải Hòa - Móng Cái - Quảng Ninh
Là một doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần SXTM Hoàng Tiến (tách
từ công ty cổ phần thương mại Hoàn Cầu, ĐKKD: 22.13.000188) được thành
lập và đi vào hoạt động từ năm 2008 theo quyết định số 5700730868 ngày
16/01/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đơn vị luôn là một trong
những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong các
lĩnh vực XNK, dịch vụ chuyển tải hàng hóa, xây dụng cơ sở hạ tầng,…
Các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đều tuân thủ các quy
định của Nhà nước hiện hành, mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế
của đất nước nói chung và của Thành phố Móng Cái nói riêng, đồng thời
còn mang lại mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và
Trung Quốc. Để đảm bảo phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh theo
đúng định hướng đã đề ra, Công ty không ngừng đầu tư nâng cao năng lực
về con người và thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tổng số tài sản cố định của đơn vị theo giá trị xác định hiện tại là:
127.820 triệu đồng bao gồm máy móc thiết bị, trang thiết bị quản lý và
những tài sản cố định khác. Với động ngũ cán bộ công nhân viên có đầy
đủ năng lực và được đầu tư trang thiết bị hiện đại, Công ty chú trọng phát
triển thế mạnh trong các lĩnh vực: thương mại xuất nhập khẩu, bất động
sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,… phát triển các mối quan hệ sẵn có và hợp
tác toàn diện với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty trên tinh thần
hiểu biết, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
Mục tiêu hoạt động: Công ty phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín
thương hiệu, chất lượng dịch vụ, phát triển kinh doanh ngày càng lớn mạnh,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,… nhằm đạt được thuận lợi
ngày càng lớn. Qua đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân viên của Công ty,
góp phần cho sự phát triển của đất nước.
1.2 CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Quảng Ninh cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải (dịch vụ xuất nhập khẩu,
khai thuế hải quan, tạm nhập tái xuất, đại lý tàu biển,…)
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
- Vận tải hàng hóa đường bộ
- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng thuộc sở hữu, chủ sử dụng
hoặc thuê
- Kinh doanh nhà hàng
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn)
- Sản xuất, lắp ráp điện máy, điện lạnh ôtô, xe gắn máy 2 bánh
- Bán buôn ôtô và xe động cơ khác
- Bán buôn gạo
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán buôn kim loại, quặng kim loại
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc

- Bán buôn chuyên doanh khác (Phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất sử
dụng trong nông nghiệp, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại,…)
Trong đó, các loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là: dịch vụ ủy
thác và khai thuế Hải quan, dịch vụ vận tải, kinh doanh hàng hóa,…
1.2.1 Dịch vụ uỷ thác và khai thuế Hải quan
* Thay mặt người xuất khẩu:
- Xem xét các hoạt động trong tín dụng thư, nghiên cứu các chính sách
pháp luật áp dụng trong việc giao hàng xuất khẩu cũng như việc nhận
hàng nhập khẩu, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ xuất khẩu.
- Đóng gói, bảo quản hàng hoá, phương thức vận tải.
- Lưu kho (nếu cần).
- Mua bảo hiểm hàng hoá.
- Khai hải quan.
* Thay mặt người nhập khẩu
- Nhận, kiểm tra các chứng từ có liên quan đến vận chuyển hàng hoá.
- Nhận hàng từ người chuyên chở, thanh toán tiền cước (nếu được yêu cầu)
- Khai báo hải quan
- Giao hàng cho người nhận hàng khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Khiếu nại nếu có tổn thất đối với người chuyên chở.
1.2.2 Dịch vụ vận tải
* Vận chuyển hàng hoá quốc tế
- Lựa chọn tuyến đường, phương thức vận tải, người chuyên chở.
- Lưu cước đối với người chuyên chở.
- Thanh toán cước phí và chi phí.
- Giám sát việc vận chuyển hàng hoá.
*Vận chuyển nội địa
- Vận chuyển các lô hàng nội địa bằng đường biển, bộ, thuỷ nội địa
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc

- Vận chuyển hàng hóa từ công ty xuất hàng đến cảng xuất, và từ cảng dỡ
hàng đến điểm vận chuyển container bằng xe tải và/hoặc tàu, thuyền.
1.2.3 Kinh doanh hàng hóa
- Bán buôn ôtô và xe động cơ khác
- Bán buôn gạo
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán buôn kim loại, quặng kim loại
- Bán buôn chuyên doanh khác (Phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất sử
dụng trong nông nghiệp, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại,…)
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Công ty đã từng bước gặt hái được
những thành công đáng kể. Với chiến lược kinh doanh rõ ràng của ban lãnh
đạo công ty, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, ham học hỏi và sự cải cách
hành chính trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hải quan đã từng bước
đưa Công ty phát triển không ngừng, lợi nhuận và mạng lưới khách hàng
trong và ngoài nước không ngừng tăng cao. Uy tín của Công ty ngày càng
được nâng cao.
1.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN
Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến được tổ chức theo loại
hình công ty cổ phần. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất thương
mại Hoàng Tiến có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến
(Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG
MẠI HOÀNG TIẾN
2.1 THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN
2.1.1 Đặc điểm chung của thị trường xuất khẩu
2.1.1.1 Thị trường xuất khẩu chủ yếu
Do vị thế địa lý của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến ở
cửa ngõ buôn bán giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc nên đây cũng
chính là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty. Trong những năm gần
đây, Hoàng Tiến đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc buôn bán
biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Từ đó, giúp biên mậu Việt –
Trung trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp
tích cực trong quan hệ thương mại hai nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã
hội khu vực thành phố Móng Cái nói riêng và biên giới phía Bắc nói chung.
Thêm vào đó, nhờ có hành lang pháp lý trao đổi thương mại hai nước
ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế, tình hình xuất khẩu của
Công ty sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng tương đối nhanh với các mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, nông sản nhiệt đới, thủy hải sản, thực phẩm
chế biến, vải, hàng may sẵn, giày dép, phế liệu, quặng kim loại và hàng tiêu
dùng.
Nhu cầu về thủy hải sản của Trung Quốc cũng rất lớn trong khi sản xuất
trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu này, tận dụng lợi thế vị trí địa lý
giáp ranh, Hoàng Tiến đã có cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung
Quốc và hiện đang đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm đối tác tại thị trường này
để mở rộng quy mô xuất khẩu thủy hải sản của mình. Đây cũng là thị trường
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
xuất khẩu gạo lớn nhất của Hoàng Tiến.
2.1.1.2 Các thị trường xuất khẩu tiềm năng
Mặc dù đã giao thương với các đối tác Trung Quốc ngay từ những ngày
đầu mới thành lập công ty nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với
Hoàng Tiến bởi nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể
được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau với các
mức thu nhập khác nhau. Trong khi đó thì hàng hóa của Hoàng Tiến lại tỏ ra
có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương, vận chuyển. Hơn nữa, việc đổi
mới công nghệ ở Trung Quốc hiện đang diễn ra rất nhanh, tạo ra những mặt
hàng có chất lượng cao nhưng vì vậy, các nhà sản xuất Trung Quốc thường
chủ yếu tập trung vào nhu cầu xuất khẩu sang Mỹ và các nước Châu Âu mà
bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các tỉnh tây nam
Trung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm có
chất lượng cao. Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ không
còn chiếm ưu thế như trước đây. Chính vì vậy, Trung Quốc vẫn là một thị
trường đầy tiềm năng với Hoàng Tiến.
Ngoài ra, Công ty cũng đang bắt đầu nghiên cứu thị trường, phát triển
sản phẩm và tìm kiếm các đối tác tại thị trường các nước ASEAN bởi các
nước này có những tương đồng lớn về nhu cầu và thị hiếu với người tiêu dùng
Việt Nam.
2.1.2 Đặc điểm chung về mặt hàng xuất khẩu
2.1.2.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Như đã trình bày ở trên, các mặt hàng xuất khẩu mà công ty cổ phần sản
xuất thương mại Hoàng Tiến đang kinh doanh là gạo, thực phẩm, nông, lâm
sản nguyên liệu, thủy hải sản, kim loại, quặng kim loại, cao su, phế liệu, phế
thải kim loại, phi kim loại, vải, hàng may sẵn, giày dép. Trong đó, mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của Công ty là gạo, cao su, thủy hải sản bởi đây là những
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
mặt hàng thiết yếu và có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp sản xuất Trung Quốc. Với nguồn cung cấp hàng nội địa dồi dào,
phong phú, hàng năm, các mặt hàng này đã đóng góp một phần không nhỏ
vào doanh thu từ xuất khẩu của Hoàng Tiến và hứa hẹn sẽ còn tăng nhiều
trong tương lai.
a. Gạo xuất khẩu
Được trồng chủ yếu tại đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sông
Hồng, đây là loại gạo Việt Nam đạt chất lượng thượng hạng, hương vị đặc
trưng và được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Hoàng Tiến xuất khẩu
nhiều loại gạo như gạo trắng hạt dài, gạo Jasmine, với những đặc điểm sau:
* Mô tả chi tiết:
- Mặt hàng: Gạo hạt dài Việt Nam
- Phân loại: Gạo hạt dài Việt Nam 5%,10%,15%,25% hạt vỡ
- Độ ẩm: 14% tối đa
- Tỉ lệ vỡ: 5%, 10%, 15%, 25%
- Tạp chất: 0,1% tối đa
- Hạt bị hư: 0,5% tối đa
- Hạt vàng: 0,5% tối đa
- Hạt phấn: 5% tối đa
- Hạt đỏ hoặc sọc đỏ: 0,5% tối đa
- Hạt chưa chín: 0,5% tối đa
- Chiều dài trung bình của hạt: 6,2mm tối đa
- Thóc: 15 hạt/kg tối đa
- Năm thu hoạch: năm hiện tại
- Màu sắc: trắng
- Đóng gói: bao PP
- Chứng nhận: SGS, HACCP, ISO
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50

11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
- Thương hiệu: THAPHIMEX
- Xuất xứ: Việt Nam
b. Cao su xuất khẩu
Được cung cấp từ các tỉnh Tây Nguyên, nơi có diện tích trông cao su lớn
nhất nước, các mặt hàng cao su xuất khẩu của Hoàng Tiến là: cao su tự nhiên,
cao su tổng hợp, lốp cao su có xuất xứ hoàn toàn từ Việt Nam. Trong đó, mặt
hàng cao su tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lượng cao su xuất
khẩu của Hoàng Tiến, với các nhóm chính sau:
- Cao su dạng khối: Cao su kỹ thuật (SVR 3L, SVR 10, SVR 20, SVR 5,
SVR L…) và cao su có độ nhớt ổn định (SVR CV50, SVR CV60…)
thường dùng trong công nghiệp sản xuất ôtô.
- Cao su cô đặc (mủ kem, mủ ly tâm (Latex)) được sử dụng để sản xuất
găng tay cao su, thiết bị cao su y tế, bong bóng, đệm,
- Cao su tờ (RSS)
- Cao su khác: Crepe, cao su hỗn hợp (pha trộn cao su tự nhiên và cao su
tổng hơp).
* Mô tả chi tiết:
SVR CV50 SVR CV60
Unit SVR CV50 Unit SVR CV60
Dirt content (max) % wt 0.02 Dirt content (max) % wt 0.02
Ash (max) % wt 0.4 Ash (max) % wt 0.4
Nitrogen (max) % wt 0.6 Nitrogen (max) % wt 0.6
Volatile Matter (max) % wt 0.8 Volatile Matter (max) % wt 0.8
Po NA Po NA
PRI 60 PRI 60
Mooney Viscosity ML 50 Mooney Viscosity ML 50
(1+4, 100°C) +/- 5 (1+4, 100°C) +/- 5
Colour Lovibond Scale NA Colour Lovibond Scale NA

(individual values, max) CV60
CV60
SVR L SVR 3L
Unit SVR L Unit SVR 3L
Dirt content (max) % wt 0.02 Dirt content (max) % wt 0.03
Ash (max) % wt 0.4 Ash (max) % wt 0.5
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
Nitrogen (max) % wt 0.6 Nitrogen (max) % wt 0.6
Volatile Matter (max) % wt 0.8 Volatile Matter (max) % wt 0.8
Po 35 Po 35
PRI NA PRI NA
Mooney Viscosity ML Mooney Viscosity ML
(1+4, 100°C) +/- 5 (1+4, 100°C) +/- 5
Colour Lovibond Scale 4 Colour Lovibond Scale 6
(individual values, max) (individual values, max)
SVR 5 SVR 10
Unit SVR5 Unit SVR 10
Dirt content (max) % wt 0.05 Dirt content (max) % wt 0.08
Ash (max) % wt 0.6 Ash (max) % wt 0.6
Nitrogen (max) % wt 0.6 Nitrogen (max) % wt 0.6
Volatile Matter (max) % wt 0.8 Volatile Matter (max) % wt 0.8
Po 30 Po 30
PRI 60 PRI 50
Mooney Viscosity ML NA Mooney Viscosity ML NA
(1+4, 100°C) (1+4, 100°C)
Colour Lovibond Scale NA Colour Lovibond Scale NA
(individual values, max) (individual values, max)
SVR 20 RSS1-RSS3

Unit SVR
20 Elongation at rupture %
750 min
Volatile % 0.75 max
Water-insolute matter %
0.60 max
Acetone-extracts % 4.00
max
Protein % 3.5 max
Ash % 0.8max
Dirt content (max) % wt 0.16
Ash (max) % wt 0.8
Nitrogen (max) % wt 0.6
Volatile Matter (max) % wt 0.8
Po 30
PRI 40
Mooney Viscosity ML NA
(1+4, 100°C)
Colour Lovibond Scale NA
(individual values, max)
c. Thủy hải sản xuất khẩu
Các nhóm hàng thủy hải sản xuất khẩu chính của Công ty là: đông lạnh,
đặc sản khô và sống nguyên con. Trong các loại hàng sống, được xuất khẩu
nhiều là cá song, cá giò, tôm sú loại 30 con/kg, cua, ghẹ và nhuyễn thể hai
mảnh vỏ. Các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu chủ yếu là cá biển, mực ống,
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
tôm sú cấp đông và bảo quản tươi sống nguyên dạng.
Bảng 1: Một số thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu của Hoàng Tiến

Sản phẩm Quy cách
Cá thủ cắt khúc xếp đông Khúc đầu/giữa/đuôi
Cá nục cấp đông Loại 5 con/kg
Cá tráp trắng cấp đông Loại 10 con/kg
Mực ống cấp đông Thân dài 30cm
Tôm sú cấp đông Khay 20con/kg
Cá mú cấp đông Loại 0,8kg/con
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)
Các sản phẩm thủy sản khô như tôm, mực, ruột nhuyễn thể cũng là
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Bảng 2: Một số thủy hải sản khô xuất khẩu của Hoàng Tiến
Sản phẩm Quy cách
Cá chim khô Nguyên con
Cá hồng khô Nguyên con
Cá nục khô Loại 7 con/kg
Bạch tuộc khô Loại con to
Tôm sú khô Nguyên con
Mực ống khô Thân dài 25 cm
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)
2.1.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
a. Hoa quả nhiệt đới:
Hiện nay mặt hàng hoa quả nhiệt đới tại Trung Quốc cung không đủ cầu.
Mặt hàng này phần lớn do Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan cung cấp, nhưng
mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số tỉnh phía Nam Trung Quốc,
chủ yếu là mấy thành phố ở Quảng Đông như Quảng Châu, Thâm Quyến,
Chu Hải, Sán Đầu. Vì vậy, đây là mặt hàng rất có tiềm năng trong tương lai
nếu công ty có đủ sức và điều kiện vươn xa lên Đông Bắc và vào sâu trong
lục địa Trung Quốc.
b. Cà phê:
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
Cà phê Việt Nam mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong khi
nhu cầu tiêu dùng đối với loại đồ uống này tăng lên nhanh chóng, nhất là tại
các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn do thói quen sinh hoạt đã thay đổi cơ
bản, thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số, sự phát triển của
internet.
c. Hàng thủ công mỹ nghệ:
Ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam luôn được đánh giá là một
ngành năng động. Sản phẩm thủ công của Việt Nam nổi tiếng do có mức giá
vừa phải, thiết kế độc đáo, nổi bật nhờ có nền tảng dân tộc truyền thống. Vì
vậy, trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ xúc tiến tìm kiếm các đối tác để xuất
khẩu ngành hàng này.
2.1.3 Tình hình hoạt động công ty cổ phần sản xuất thương mại
Hoàng Tiến giai đoạn 2008 - 2011
2.1.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất
thương mại Hoàng Tiến năm 2008 – 2011
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT Chỉ tiêu

số
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1
Doanh thu
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
01
18,757,309,80

9
52,377,950,321
166,363,513,69
0
626,809,622,530
2
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
02 292,435,404 0 868,967,920 0
3 Doanh thu 10 18,464,874,40 52,377,950,321 165,494,545,770 626,809,622,530
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
thuần về
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ (01-
02)
5
4
Giá vốn
hàng bán
11 8,762,500,000
39,094,172,73
7
158,699,238,97
4
603,348,557,772
5

Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ (10-
11)
20 9,702,374,405
13,283,777,58
4
6,795,306,796 23,461,064,758
6
Chi phí bán
hàng
21 8,565,347,495
11,492,213,81
3
6,323,787,207 22,210,030,625
7
Chi phí
quản lí
doanh
nghiệp
22 1,055,491,363 689,870,808 961,734,046 1,207,074,308
8
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
[20-
(21+22)]

30 81,535,547 1,101,692,963 -490,214,457 43,959,825
9
Doanh thu
hoạt động
tài chính
31 10,080,429 19,846,224 970,183,498 1,134,109,989
10
Chi phí tài
chính
32 0 1,034,166,667 141,208,903 605,015,779
11
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
tài chính
(31-32)
40 10,080,429 -1,014,320,443 828,974,595 529,094,210
12
Lợi nhuận
khác
50 0 60,619,955 0 0
13
Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
(30+40+50)
60 91,615,976 147,992,475 338,760,138 573,054,035
14
Lợi nhuận

sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp
80 72,443,503 110,994,356 254,070,103 429,790,526
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu quan trọng là doanh thu thuần và lợi
nhuận sau thuế đều có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2011. Dù năm 2008 - 2009 nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng
nhưng nhìn chung hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này
chứng minh công tác điều hành và giữ vững khách hàng của công ty rất tốt.
Bảng 4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT Chỉ tiêu Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10
1
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
33,620,640,512 113,985,563,369 460,446,108,840
2
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
-292,435,404 868,967,920 -868,967,920
3
Doanh thu

thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ (1-
2)
33,913,075,916 113,116,595,449 461,315,076,760
4
Giá vốn hàng
bán
30,331,672,737 119,605,066,237 444,649,318,798
5
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ (10-11)
3,581,403,179 -6,488,470,788 16,665,757,962
6
Chi phí bán
hàng
2,926,866,318 -5,168,426,606 15,886,243,418
7
Chi phí quản lí
doanh nghiệp
-365,620,555 271,863,238 245,340,262
8
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh [20-
(21+22)]
1,020,157,416 -1,591,907,420 534,174,282

SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc
9
Doanh thu
hoạt động tài
chính
9,765,795 950,337,274 163,926,491
10
Chi phí tài
chính
1,034,166,667 -892,957,764 463,806,876
11
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động tài chính
(31-32)
-1,024,400,872 1,843,295,038 -299,880,385
12
Lợi nhuận
khác
60,619,955 -60,619,955 0
13
Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
(30+40+50)
56,376,499 190,767,663 234,293,897
14
Lợi nhuận sau

thuế thu nhập
doanh nghiệp
38,550,853 143,075,747 175,720,423
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)
Bảng 5: Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại
Hoàng Tiến năm 2008 - 2011
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
2008 2009
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng lợi nhuận 91,615,976 100 147,992,475 100
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
81,535,547 89 1,101,692,963 744.42
Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
10,080,429 11 -1,014,320,443 -685.39
Chỉ tiêu
2010 2011
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)

Tổng lợi nhuận 338,760,138 100 573,054,035 100
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
-490,214,457 -144.71 43,959,825 7.67
SV: Vũ Thế Anh Lớp: Hải quan 50
18

×