Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.75 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THANH AN

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS NGUYỄN NGỌC ANH
Phản biện 1: TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
Phản biện 2: PGS. TS CAO THỊ OANH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 16 giờ, ngày.02 tháng 11
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, với những
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội có tiềm năng để phát triển
toàn diện. Về điều kiện tự nhiên, với diện tích đất tự nhiên 6019 km2 ,
Hà Tĩnh nằm tiếp giáp với cả biển lẫn biên giới với Lào. Cụ thể; phía
Tây giáp với biển Đông với chiều dài 137 km đường bờ biển, phía
Tây giáp với Lào (có 3 huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang
giáp với 2 tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muộn) với chiều dài
đường biên giới là 145 km, phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía
Nam giáp với tỉnh
Quảng Bình. Hà Tĩnh có đủ loại địa hình từ đồi núi, trung du, đồng
bằng và giáp biển, có sự phong phú về tài nguyên khoảng sản (than
đá, sắt), tài nguyên thủy, hải sản (cá, tôm, cua, mực…), tài nguyên
lâm nghiệp (có nhiều loại gỗ, động vật quý hiếm) thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội
như trên thì đây đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi làm phát sinh
các loại tội phạm trên địa bàn Hà Tĩnh, trong đó có tội phạm về ma
túy. Việc có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thông qua với Lào - một
trong 3 nước thuộc khu vực Tam giác vàng (Lào-Thái Lan-Mianma)
nên hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma
túy từ Lào vào nội địa Hà Tĩnh rồi phân tán ra ngoài xã hội hay vận
chuyển đến các nơi khác từ trước đến nay đều được các đối tượng tội
phạm hoặc băng nhóm tội phạm ma túy tiến hành một cách mạnh mẽ,
1


có chiều hướng gia tăng, làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội trên

địa bàn trở nên rất phức tạp.
Chính vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được cấp ủy đảng và chính quyền
tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, các cơ quan chức năng đã tăng
cường tổ chức các biện pháp hành chính, nghiệp vụ, có sự phối hợp
với các cơ quan, đoàn thể quần chúng trong việc phòng ngừa tình
hình tội phạm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh vẫn còn diễn biến phức tạp, gây ra những tác hại cho cộng
đồng, cho từng cá nhân, gây mất an ninh trật tự.
Trước thực trạng nêu trên, đã có một số đề tài nghiên cứu,
đánh giá về hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy
nhằm góp phần kiểm soát, đẩy lùi tội phạm ma túy ra khỏi đời sống
xã hội. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh
giá thực trạng hoạt động của các đối tượng tội phạm ma túy và các
băng nhóm tội phạm về ma túy cũng như công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm ma túy trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả chọn nghiên vấn đề “ Phòng ngừa tình hình
tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- “Tội phạm về ma túy thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”,
(2005) luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Quang Vinh, Học viện Cảnh sát
nhân dân.

2


- “Đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội” (2010) luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị
Minh, Học viện Khoa học xã hội;

- “Đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép chất ma túy
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (2013) luận văn thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Tấn Anh, Học viện Khoa học xã hội;
- “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa” (2014) luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị
Quế, Học viện Khoa học xã hội;
Những công trình khoa học được công bố trên đây đề cập đến
các khía cạnh khác nhau của công tác phòng ngừa, đấu tranh với các
loại tội phạm ma túy nói chung, nhưng đến nay, chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp về “phòng ngừa tình hình tội phạm về
ma túy từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tình
hình tội phạm ma túy, tình hình tội phạm ma túy; thực trạng công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ
năm 2012 đến năm 2016, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy ở địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3


Để đạt được mục đích nêu trên luận văn tập trung thực hiện một
số nhiệm vụ sau;
- Phân tích những vấn đề lý luận về tội phạm về ma túy, tình hình
tội phạm ma túy;
- Phân tích các đặc điểm của Hà Tĩnh có ảnh hưởng đến công

tác phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về
phòng ngừa tội phạm về ma túy nói chung, phòng ngừa tình hình tội
phạm về ma túy nói riêng từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh.
Luận văn lấy các quan điểm khoa học về ma túy, tội phạm về
ma túy; các đặc điểm ảnh hưởng, tác động đến công tác phòng ngừa
tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy trong thời gian từ năm
2012 đến năm 2016;
- Về mặt không gian, luận văn đi sâu vào nghiên cứu công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng, quy định của Nhà nước về tội phạm nói chung, tội phạm về
ma túy nói riêng, về công tác phòng ngừa tình hình tội phạm.
4


Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả sử dụng
đồng bộ, tổng thể các phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, so
sánh, trao đổi chuyên gia…
- Những đóng góp khoa học mới của luận văn
- Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã phân tích
được các đặc điểm, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma túy nói
chung và tội phạm ma túy hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói

riêng, những thông số về lượng, về chất của tình hình tội phạm về ma
túy; những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; đưa
ra được dự báo về tình hình tội phạm về ma túy trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi trong thực tiễn góp
phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về ma
túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận, luận văn góp phần nâng cao nhận thức của
các lực lượng chức năng và các tầng lớp nhân dân về tội phạm ma
túy, tình hình tội phạm về ma túy; nhận thức được thực tiễn công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy; nhận thấy được những tồn
tại, hạn chế trong quá trình tiến hành công tác phòng ngừa tình hình
tội phạm về ma túy
- Về mặt thực tiễn, luận văn dùng làm tài liệu để nghiên cứu,
vận dụng các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy nói chung và tình hình tội

5


phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong thời gian
tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận từng chương, kết luận chung, tài
liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh
Chương 2. thực trạng công tác phòng ngừa tình hình tội phạm
về ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2012 – 2016.

Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong
thời gian tới.
Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH
1.1. Khái niệm, đặc điểm các tội phạm về tội phạm ma túy
1.1.1. Khái niệm tội phạm về ma túy
Từ lâu, loài người đã biết sử dụng một số loài cây có sẵn trong
tự nhiên có chứa các chất kích thích như cây cần sa, cây coca, cây
thuốc phiện…để phục vụ cho các lễ hội, nghi lễ ma thuật, chữa
bệnh…
Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về ma túy được
sử dụng chung trên toàn thế giới, mà mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa
học đều đang có những quan niệm khác nhau về chất ma túy.

6


Như vậy, khái niệm về tội phạm về ma túy có thể hiểu: ma tuý
là những chất tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con
người sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây ra
những biến đổi về tâm sinh lý, thể chất và có thể gây nghiện.
1.1.2. khái quát về các tội phạm ma túy
Tội phạm về ma túy là một loại tội phạm được quy định trong
Bộ luật hình sự bao gồm các loại tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
Nhà nước về các chất ma túy, chát gây nghiện mà lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh, góp
phần đảm bảo an ninh, trật tự.
- Đặc điểm của tội phạm ma túy trên thế giới nói chung và tội

phạm ma túy ở Việt Nam nói riêng:
Thứ nhất, tội phạm về ma túy hoạt động mang tính quốc tế
Thứ hai, tội phạm về ma túy thường hoạt động có tổ chức, theo
đường dây, ổ nhóm và là nguồn gốc hình thành mafia ma túy
Thứ ba, hoạt động của tội phạm về ma túy thường rất tinh vi,
xảo quyệt, ngoan cố và manh động
Thứ tư, tội phạm về ma túy thường gắn với hoạt động rửa tiền,
với tội phạm tài chính và tội phạm khủng bố
Thứ năm, thành phần đối tượng phạm tội về ma túy rất đa
dạng, với các đặc điểm khác nhau
Thủ đoạn hoạt động của đối tượng phạm tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy
Một là, thủ đoạn tạo nguồn và thu gom các chất ma túy: để có
các chất ma túy các đối tượng thường khai thác từ hai nguồn chính:
7


nguồn ma túy được thẩm lậu từ nước ngoài vào nước ta bằng nhiều
con đường khác nhau; nguồn ma túy ở trong nước chủ yếu vẫn được
khai thác từ nơi có trồng cây thuốc phiện, cây cần sa
Hai là, thủ đoạn cất giấu các chất ma túy: thủ đoạn mà đối
tượng phạm tội sử dụng để cất giấu ma túy vô cùng đa dạng, phức tạp.
Ba là, thủ đoạn trong khâu giao nhận các chất ma túy: các

.

đối tượng chuyên nghiệp khi đã hình thành đường dây tổ chức, chúng
có độ tin cậy rất cao, có thể chỉ nói qua điện thoại, máy nhắn tin...
Bốn là, thủ đoạn thông tin liên lạc giữa các đối tượng: trong
quá trình thực hiện tội phạm, các đối tượng thường thông tin cho

nhau bằng cách dùng tiếng lóng, ngôn ngữ lóng được ẩn dưới dạng
trao đổi công việc nhằm thông báo về giá cả, nơi giao “hàng”, nguồn
“hàng” và thông tin để đối phó lại sự kiểm soát của cơ quan chức
năng...
Năm là, thủ đoạn khai báo khi bị bắt: phần lớn các đối tượng
phạm tội về ma túy khi bị bắt giữ luôn tìm cách khai báo với những
thủ đoạn chính sau đây:
1.2. Những đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh có ảnh hưởng đến hoạt
động của tội phạm ma túy và công tác phòng ngừa tội phạm về
ma túy từ năm 2012-2016
1.2.1. Đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh có tác động đến hoạt
động của tội phạm ma túy
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ, trải dài từ 17°54’
đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển
8


Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có 3
huyện giáp biên giới là Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (giáp 2
tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muộn).
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa
sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi
cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi làm phát sinh các
loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy. Trong những năm gần đây,
tình hình tội phạm ma túy trên tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh còn
nhiều tiềm ẩn và diễn biến rất phức tạp.
Do đặc thù của tội phạm ma túy hoạt động trong đường dây
khép kín, có tổ chức, chủ mưu cầm đầu, đối tượng tham gia hoạt

động phạm tội ma túy có thể không biết nhau, chỉ liên lạc qua điện
thoại, hoặc qua đối tượng khác điều khiển từ xa, có sự phân công
chặt chẽ cho từng đối tượng, nên trong quá trình phát hiện, đấu tranh
chống tội phạm ma túy trên tuyến biên giới cần phải áp dụng nhiều
biện pháp, chiến thuật nghiệp vụ mới phát hiện được đối tượng chủ
mưu cầm đầu, hoặc các đối tượng trong các đường dây mua bán, vận
chuyển ma túy qua biên giới.
1.2.2. Đặc điểm của Hà Tĩnh có ảnh hưởng đến hoạt động
phòng ngừa tội phạm về ma túy
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt như thường xuyên phải trải qua thời tiết hạn hán, lũ lụt,
mưa bão…, địa hình đồng bằng ở Hà Tĩnh thường bị chia cắt bởi
sông suối nên kinh tế - xã hội Hà Tĩnh chưa phát triển đúng với
9


những tiềm năng sẵn có. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về ma
túy nói riêng.
Nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng Công an đóng
vai trò nòng cốt trong sự nghiệp này. Hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh từ
trước đến nay đóng một vai trò to lớn trong việc bảo vệ an ninh trật
tự nói chung, phòng ngừa tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy nói
riêng.
Các cấp ủy Đảng luôn quan tâm đến việc phòng ngừa, đấu
tranh với các loại tội phạm nói chung, tội phạm liên quan đến ma túy
và tệ nạn ma túy nói riêng. Tỉnh ủy đã luôn đưa ra các chủ trương,
chính sách và lãnh đạo chỉ đạo các tổ chức đảng cấp cơ sở để triển
khai thực hiện các chủ trương chính sách về phòng ngừa tội phạm ma

túy trên địa bàn toàn tỉnh.
Chính quyền các cấp trên cơ sở các chủ trương, chính sách của
cấp ủy đảng đã tổ chức đưa các chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn
nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy và tệ nạn
ma túy trên địa bàn tỉnh.
Việc được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ
trợ cho lực lượng chức năng đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn
chưa đáp ứng được với thực tiễn đấu tranh với tội phạm ma túy hoạt
động với những thủ đoạn manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả
lực lượng chức năng khi bị kiểm soát, bị bắt. Tất cả những yếu tố trên
đều có ảnh hưởng cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với công tác
10


phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy đang đòi
hỏi ngày càng cao hơn.
1.3. Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm
2012-2016
1.3.1. Khái niệm tình hình tội phạm
- Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, điều này nói lên
bản chất của tình hình xã hội của tình hình tội phạm. Sở dĩ nói tình
hình tội phạm là một hiện tượng xã hội bởi vì nó tồn tại trong xã hội,
có nguồn gốc xã hội, có nội dung xã hội, có nguyên nhân xã hội và
số phận của nó cũng mang tính chất xã hội.
- Tình hình tội phạm là một hiện tượng mang tính chất giai cấp
Tính giai cấp của tình hình tội phạm thể hiện ở nguồn gốc xuất
hiện, ở nguyên nhân phát sinh, ở nội dung của các tội phạm cụ thể các thực thể, tế bào cấu thành nên hiện tượng đó và cả số phận của nó
trong tương lai [28;tr. 08]
Bên cạnh đó, tính giai cấp của tình hình tội phạm còn thể
hiện ở việc nó xâm hại đến những quan hệ xã hội mà giai cấp

thống trị bảo vệ, ở các nguyên nhân gốc rễ phát sinh mà theo
V.I.Lênin đó là chế độ người bóc lột người, sự bận cùng hóa, nạn
thất nghiệp.
1.3.2. Các thông số về lượng của tình hình tội phạm ma túy
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2012-2016
1.3.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm ma túy
trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2012-2016
Thực trạng của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã
được thực hiện và những người thực hiện tội phạm đó ở một địa bàn
nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.
11


Thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh được thể hiện theo thống kê (nguồn từ Văn phòng cơ quan
Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hà Tĩnh) từ năm 2012 đến năm
2016, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện và xử lý 3504 vụ án
hình sự các loại với 6735 đối tượng, trong đó có 589 vụ án với 1160
đối tượng liên quan đến tội phạm về ma túy.
1.3.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình hình tội phạm ma
túy trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2012-2016
Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm là sự vận động và
thay đổi của thực trạng và cơ cấu tình hình tội phạm trong một
khoảng thời gian nhất định (một năm, ba năm, năm năm, mười
năm…). Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, nên nó không
thể không thay đổi, vận động và nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu,
các cơ quan chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm là phải nắm
bắt được những thay đổi của tình hình tội phạm (nguồn).
1.3.3. Các chỉ số (đặc điểm) về chất của tình hình tội phạm
ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2012-2016

Cơ cấu tình hình tội phạm xét theo đặc điểm nhân thân người
phạm là một trong những yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
triển khai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm nói
chung và tình hình tội phạm về ma túy nói riêng.
* Về nghề nghiệp
Lao động phổ thông: theo Bảng 1.4 thì đây là nhóm đối tượng
tham gia vào các hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép
chất ma túy khá đông đảo trong tổng số tội phạm về ma túy, cụ thể
12


trong 5 năm qua đã phát hiện, điều tra, xét xử là 357 người chiếm tỷ
lệ 30,77%. Với tỷ lệ như trên và đặc thù công việc nên nhóm đối
tượng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt
động liên quan đến ma túy. Vì vậy, điều này đặt ra cho các cơ quan
chức năng cần phải tăng cường các biện pháp cả hành chính lẫn các
biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, ngăn chặn nhóm đối tượng này
tiến hành các hoạt động liên quan đến ma túy.
Nghề khác: đây là nhóm đối tượng tham gia ít nhất vào các
hoạt động tội phạm liên quan đến ma túy. Cụ thể, trong 5 năm chỉ có
78 đối tượng, chiếm tỷ lệ 6,72%. Tuy nhiên, để phòng ngừa tình hình
tội phạm về ma túy, các cơ quan chức năng cũng không được coi nhẹ
việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với nhóm đối tượng này.
Vì đặc thù của nhóm này là ngành nghề đa dạng, nhiều loại người, rất
khó để có thể quản lý, kiểm soát, có thể là mầm mống cho hoạt động
của tội phạm ma túy.
* Về giới tính: qua Bảng số liệu 1.4 cho thấy, hiện nay số đối
tượng tội phạm về ma túy là nữ tham gia vào các hoạt động mua bán,
vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy là tương đối
lớn, cụ thể trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016 là 278 người,

chiếm tỷ lệ 23,96%. Tuy trong các năm có sự tăng giảm khác nhau,
song có sự gia tăng theo từng năm.
* Về độ tuổi: cũng qua Bảng số liệu 1.4 cho thấy, cơ cấu độ
tuổi của tội phạm về ma túy cũng rất đa dạng, nhưng tập trung chủ
yếu là độ tuổi từ 18- 35 tuổi, với số lượng lên đến 850 người, chiếm
tỷ lệ 73,27%.
13


* Về tiền án, tiền sự: qua Bảng số liệu 1.4 cho thấy, nhóm đối
tượng có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ rất cao.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH TỪ NĂM
2012-2016
2.1. Lực lượng tiến hành công tác phòng ngừa tình hình
hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Phòng ngừa tình hình tội phạm là là hoạt động đòi hỏi sự hợp
tác chặt chẽ giữa nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng. Đó là nhiệm vụ
chung của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
2.1.1. Tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể
thuộc hệ thống chính trị
Với sứ mệnh như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng
vấn đề phòng ngừa tội phạm alf một nội dung quan trọng trong hoạt
động của các tổ chức đảng. Trong cương lĩnh cũng như trong các
nghị quyết Đại hội Đảng đều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
trong việc tổ chức hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm, bảo
đảm trật tự xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tạo điều kiện chính
trị- xã hội thuận lợi cho việc nghiên cứu nguyên nhân và các biện
pháp phòng ngừa tội phạm.

Với tư cách là người lãnh đạo đất nước và xã hội, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn chú trọng việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa
tội phạm một cách có hệ thống và toàn diện.

14


2.1.2. Lực lượng chức năng tiến hành công tác phòng ngừa
tình hình tội phạm trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2012-2016
2.1.2.1. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trên địa bàn
Hà Tĩnh được cơ cấu bao gồm: Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy trực thuộc Ban Giám đốc; các huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) cơ cấu thành các đội
cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Công cấp huyện. Phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hà Tĩnh được cơ
cấu thành 04 đội bao gồm:
Đội đấu tranh chống mua bán lẻ, tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy (Đội 3) với chức năng chính là: tham mưu cho Ban chỉ
huy đơn vị đề xuất Ban Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an các huyện, thành
phố, thị xã (Thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà, Kỳ
Anh, Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Hương Khê, Can
Lộc) và trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều
tra xử lý các hành vi vi phạm về ma túy.
2.1.2.2. Lực lượng Bộ đội biên phòng thực hiện chức năng
phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh
Thực hiện quyết định 133/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế
hoạch 14/BCA của Bộ Công an về quy chế phối hợp giữa lực lượng
công an, biên phòng trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy

trên tuyến biên giới, cửa khẩu, thời gian qua, lực lượng Công an và

15


Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã thường xuyên chủ động trao đổi thông
tin, cung cấp tài liệu và xử lý tin báo tội phạm cho nhau.
2.2. Công tác phòng ngừa tội phạm ma túy trên địa bàn Hà
Tĩnh
2.2.1. Công tác phòng ngừa xã hội đối với tội phạm ma túy
trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2012-2016
Công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống
ma túy trên địa tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan thường trực phòng chống ma
túy tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành tham mưu cho Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân
dân tỉnh tiến hành ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các
biện pháp phòng chống ma túy trong toàn tỉnh và sơ kết, tổng kết các
văn bản chỉ đạo của cấp trên, điển hình
- Công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham
gia phòng, chống ma tuý.
Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép công tác tuyên truyền
phòng, chống tội phạm với công tác tuyên truyền thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng mô hình
xã, phường, thị trấn “Ba không” (Không có tệ nạn ma túy; không vi
phạm an toàn giao thông; không đánh bạc dưới mọi hình thức) và
công tác vận động nhân dân thực hiện chủ trương di dời dân tái
định cư, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các công trình,
dự án trọng điểm của tỉnh nhà.
2.2.2. Công tác phòng ngừa nghiệp vụ đối với tội phạm ma
túy trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2012-2016
Công tác điều tra cơ bản:

16


Các đối tượng mà lực lượng Cảnh sát nhân dân tiến hành điều tra
cơ bản bao gồm:
- Địa bàn: địa bàn bao gồm địa bàn hành chính; địa bàn cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp; địa bàn, khu vực trọng điểm; trong đó:
+ Địa bàn hành chính: xã, phường, thị trấn (gọi chung là địa
bàn cấp xã) là phạm vi trong địa giới hành chính của địa bàn cấp xã.
+ Địa bàn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: là phạm vi hoạt
động của những pháp nhân được quy định trong Luật Dân sự hoặc
các tổ chức khác có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
+ Địa bàn, khu vực trọng điểm: là phạm vi địa lý không phụ
thuộc vào địa giới hành chính, có những đặc điểm, tính chất phức
tạp về tội phạm trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy còn
tiến hành các công tác nghiệp vụ cơ bản khác để phòng ngừa tình
hình tội phạm về ma túy như quản lý số đối tượng nằm trong danh
mục các đối tượng cần phải tiến hành quản lý liên quan đến ma túy.
2.3. Những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa
tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời
gian từ năm 2012-2016
Công an tỉnh - Cơ quan thường trực phòng chống ma túy
đã thường xuyên phối hợp các ban ngành, đoàn thể liên quan có
kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện Chương trình; có sự
hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các đề án,
dự án theo chức năng đã phân công.
17



Trong những năm qua, Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh
sát phòng chống tội phạm ma tuý, Cảnh sát khu vực, Công an phụ
trách xã và các đơn vị liên quan triển khai các mặt công tác nghiệp vụ
cơ bản, tiến hành 09 đợt điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình
hình hoạt động của bọn tội phạm ma tuý tại các phường, xã, thị trấn.
- Ngày 14/5/2014 phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy, Công an Hà Tĩnh phá chuyên án H313 về đường dây mua
bán trái phép chất ma túy . Kết quả: đã bắt, khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với 02 đối tượng: Nguyễn Xuân Thành; sinh năm 1972; nơi
đăng ký nhân khẩu thường trú: Thôn Đại Áng, phường Đông Lương,
thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị và XyLy Phôn Túy; sinh năm
1983; nơi đăng ký nhân khẩu thường trú: Bản Phôn Xa Át, tỉnh
Khăm Muộn, Lào. Thu giữ: 10.000 viên ma túy tổng hợp
Methamphetamin có trọng lượng gần 01 kg (918,8934g).
- Vào hồi 06h45 ngày 03/01/2016 tại bản Phôn Xa Vẵn, huyện
Tha Phà Bạt, tỉnh Bôlykhamxay - Lào, lực lượng Bộ đội Biên phòng
Hà Tĩnh phối hợp với Công an bạn Lào phá chuyên án 469LV, bắt 05
đối tượng. Thu giữ: 91 bánh Hêrôin; 35.800 viên ma túy tổng hợp,
04 xe ôtô và một số tài liệu có liên quan
2.4. Những hạn chế, tồn tại trong công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Công tác cai nghiện ma tuý tuy đã được chú trọng nhưng hiệu
quả chưa cao, chủ yếu vẫn cai nghiện tại gia đình. Cho nên số người
nghiện ma túy và sử dụng ma túy ở Hà Tĩnh vẫn đang còn cao, đặc
biệt là trong học sinh, sinh viên, đối tượng thanh, thiếu niên, những
18


người làm nghề tự do, nghề nghiệp không ổn định. Tính đến hết năm

2016 toàn tỉnh Hà Tĩnh có 816 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm
soát đang được theo dõi và điều trị cai nghiện, trong đó chưa kể đến
một số lượng lớn người nghiện ma túy chưa có trong hồ sơ kiểm soát,
chưa đi cai nghiện.
2.5. Nguyên nhân kết quả đạt được và tồn tại hạn chế
2.5.1. Nguyên nhân kết quả đạt được
Nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác phòng chống tội
phạm nói chung và công tác phòng chống ma túy nói riêng tạo điều
kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng, các cơ quan, ban ngành
trong việc triển khai thực hiện các biện pháp, chiến thuật đấu tranh với
các đối tượng ma túy.
2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Sự chỉ đạo giữa các cấp, các ngành còn thiếu đồng bộ, nhất
quán, chủ yếu tập trung vào các lực lượng chuyên trách trong đấu
tranh phòng, chống ma túy, chưa tạo được sự đồng bộ nên tình hình
tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả, tác
hại xấu cho cộng đồng, xã hội. Mức độ quan tâm, phối hợp của một
số ban ngành còn hời hợt, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ, tích cực để
hoàn thành mục tiêu chung.
Chương 3

19


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Dự báo tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh

Trong nước, tình hình kinh tế -xã hội đang từng bước có khởi
sắc, tăng trưởng kinh tế đang từng bước phục hồi sau khi chịu sự tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tình hình an ninh trật tự trong nước tuy được đảm bảo, giữ
vững nhưng vẫn còn rất phức tạp. Các thế lực thù địch chưa bao giờ
từ bỏ âm mưu, hoạt động nhằm lật đổ quyền lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.2. Một số giải pháp góp phần làm tốt công tác phòng
ngừa tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý
của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh đối
với công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và công tác phòng
ngừa tình hình tội phạm ma túy nói riêng
Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy đảng trên địa bàn
Hà Tĩnh bằng qua các kỳ đại hội, cần phải kiện toàn, lựa chọn những
người ưu tú, đủ năng lực, bản lĩnh, trình độ, phẩm chất, đạo đức đứng
vào hàng ngũ các cấp ủy đảng để thực hiện những nhiệm vụ Đảng
cấp trên giao phó, xứng đáng là lực lượng tiên phong của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

20


Thứ hai: thắng thắn nhìn nhận sự thật, đề cao trách nhiệm của
cấp ủy đảng, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm trước nhân
dân về những việc mình làm. Không bao biện, làm thay hay là chối
bỏ trách nhiệm.
Thứ ba: Phải thắng thắn tự phê bình và phê bình, tăng cường
thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về

tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến,
tự chuyển hóa trong nội bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho toàn dân về
công tác phòng ngừa tội phạm ma túy
Để làm được điều đó thì các cơ quan chức năng, các ban,
ngành, đoàn thể và địa phương phải thực hiện tốt một số vấn đề cơ
bản sau đây:
Đổi mới, đa dạng các hình thức, phương pháp tiến hành
tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương của Đảng, giáo dục ý thức
pháp luật của Nhà nước về công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt
động mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đến với
mọi người dân.
Tiến hành tuyên truyền kịp thời đến quần chúng nhân dân về
các phương thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm các đối tượng, các
đường dây mua bán, vận chuyển ma túy hoạt động để quân chúng
nhân dân chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm. Vận động quần
21


chúng nhân dân không che giấu, tiếp tay cho bọn tội phạm nói chung,
tội phạm liên quan đến ma túy nói riêng ở các điểm kinh doanh có
điều kiện mà bọn tội phạm thường lợi dụng để tiến hành các hoạt
động phạm tội. Tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân
trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy theo
quy định của pháp luật.
3.2.3. Áp dụng đồng bộ các biện pháp công tác Công an
trong quá trình triển khai công tác phòng ngừa tình hình tội phạm
về ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nói chung và
tội phạm về ma túy nói riêng, các lực lượng chức năng phải tiếp hành
áp dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều
tra tội phạm về ma túy với lực lượng Bộ đội Biên phòng và các
tổ chức đoàn thể trong công tác phòng ngừa tội phạm về ma
túy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Đảng ta đã xác định sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh,
trật tự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các
ngành, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong đó lực lượng
Công an giữ vai trò nòng cốt.
Về phía các lực lượng nòng cốt trong công tác phòng ngừa,
đấu tranh với tội phạm về ma túy như lực lượng Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma túy, lực lượng Bộ đội biên phòng đấu tranh với

22


tội phạm về ma túy phải có các quy chế phối hợp lực lượng được
ký kết, ban hành giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
3.2.5. Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong khu
vực và trên thế giới trong công tác phòng ngừa tội phạm ma
túy trên địa bàn Hà Tĩnh, đặc biệt là lực lượng Công an các
nước Lào, Campuchia, Trung Quốc
Các đối tượng tội phạm về ma túy thường hoạt động với
những thủ đoạn tinh vi, và có sự câu kết, móc nối với nhau thành
các băng nhóm tội phạm để hoạt động thuận lợi hơn, hỗ trợ nhau
trong các khâu khi thực hiện hành vi phạm tội.
Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma

túy với các lực lượng chức năng 2 tỉnh Bôlykhămxây và Khăm
Muộn (Lào) theo các hiệp định, chương trình, kế hoạch, văn bản
thỏa thuận đã ký kết.
Xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định hợp tác
giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào, Kế hoạch công
tác An ninh đối với địa bàn Lào. Tổ chức đón các đoàn cán bộ
của Lào sang dự Hội nghị giao ban định kỳ hàng năm về phối
hợp công tác đảm bảo an ninh trật tự với Công an 2 tỉnh
Bôlykhămxay và Khăm Muộn (Lào).
Các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Hải
quan cần chủ động phối hợp với Công an 2 tỉnh Bôlykhămxay và
Khăm Muộn (Lào) trong đấu tranh phòng, chống ma túy.

23


×