Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.34 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ DUNG

THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MẠNH HÙNG

Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ

Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN HIỂN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sỹ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 15 giờ 30 ngày
08 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội.




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công tác đấu tranh phòng, chống người dưới 18 tuổi
phạm tội thì việc xét xử sơ thẩm vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi
phạm tội là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ đặc
điểm tâm lý đang phát triển, nhân cách chưa hoàn thiện, nhận thức
chưa được đầy đủ nên một số bị cáo là người dưới 18 tuổi đã có hành
vi phạm tội nguy hiểm, nhưng không nhận thức được hậu quả của
hành vi phạm tội. Mặt khác, đối với các bị cáo là người dưới 18 tuổi,
là những người phạm tội, nhưng đồng thời cũng là những nạn nhân
của sự thiếu giáo dục, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội;
hành động của các em ít nhiều bị chi phối bởi hoàn cảnh khách quan
hoặc bị các đối tượng tội phạm trưởng thành xúi giục, lừa dối...
Thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc
Trung ương ở nước ta, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu
của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Trước những đòi
hỏi cấp bách của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, việc
nghiên cứu sâu về thủ tục xét xử đối với những vụ án mà bị cáo là
người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý
luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ những phân tích trên
việc chọn đề tài " Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" làm đề
tài luận văn thạc sĩ là đáp ứng những yêu cầu cả về lý luận và thực
tiễn hiện nay.

1



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua có một số công trình khoa học liên quan
đến đề tài của tác giả đã được đề cập và công bố như:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo
trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm - quyển 1, nhà xuất
bản Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự
Việt Nam tập 2, nhà xuất bản Công an nhân dân.
Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học BLHS - Các tội xâm
phạm sở hữu, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Mai (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Phần các tội phạm, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết, đề tài khoa học nói
trên đều là những công trình có giá trị về mặt lý luận khoa học và
thực tiễn, tuy nhiên, nội dung các đề tài chỉ hướng đến việc phân tích,
nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện. Vì vậy, theo đánh giá của tác giả,
mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến người
dưới 18 tuổi phạm tội, tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nghiên
cứu nào xem xét vấn đề định thủ tục xét xử sơ thẩm bị cáo là người
dưới 18 tuổi ở góc độ hoàn chỉnh, toàn diện trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Mặc dù vậy, kết quả của những công trình nghiên cứu đã
công bố là một trong những nguồn tài liệu quan trọng mà tác giả có
thể vận dụng, kế thừa và bổ sung để hoàn thiện cho luận văn cuối
khóa của mình

2



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi cũng như
phân tích thực tiễn thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi thông qua nội dung các vụ án thực tiễn xảy
ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm vừa qua để đưa
ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm
định tội danh đúng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích đã được xác định, đề tài cần thiết phải thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.
- Phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.
- Khảo sát thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và
phân tích nguyên nhân của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối
với bị cáo là người dưới 18 tuổi.
- Đưa ra dự báo và giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật trong thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối
với bị cáo là người dưới 18 tuổi trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ
3



án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, trên cơ sở nghiên cứu
lý luận và thực tiễn thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp số liệu tình hình
thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18
tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm
2012 đến 2016. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi, đảm bảo được tính chính xác, độ tin
cậy,từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài luận văn dựa trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người
dưới 18 tuổi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp,
phương pháp quy nạp - diễn dịch, thống kê, phân tích số liệu để
nghiên cứu, phân tích nội dung quy định pháp luật và thực trạng áp
dụng thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người
dưới 18 tuổi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống
lý luận có liên quan đến thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với

4


bị cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn cả nước nói chung và thành
phố Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh giá trị về mặt lý luận, luận văn còn có thể được vận
dụng như một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng
dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Thêm vào đó, đối
với các cán bộ công tác thực tiễn, đặc biệt là cán bộ công tác trong
lĩnh vực hình sự, luận văn sẽ giúp ích một phần để cho việc vận dụng
trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp tố tụng
hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi.
Chương 2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về
thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn thực hiện trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp khác
nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có bị cáo
là người dưới 18 tuổi phạm tội.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP

VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa thủ tục xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sơ
thẩm
Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm được hiểu là quá
trình giải quyết vụ án theo một trình tự nhất định được quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự do Toà án có thẩm quyền tiến hành theo quy
định của pháp luật để xét xử vụ án đúng người, đúng tội theo qui định
của pháp luật.
Như vậy, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ
nhất) do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp
luật. Theo luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 thì Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án
hình sự là các Tòa án cấp huyện; các Tòa án cấp tỉnh; các Tòa án
quân sự khu vực và các Tòa án quân sự cấp quân khu.
1.1.2 Đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của thủ tục xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội dựa
trên mục đích nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, quy định
về miễn trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên và các
nguyên tắc khác liên quan
Về đặc điểm
6


Thủ tục xét xử sơ sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng
hình sự có tính bắt buộc đối với các vụ án hình sự, đồng thời các thủ

tục tố tụng tại phiên tòa cũng mang tính bắt buộc và được tiến hành
theo một trình tự nhất định;
Việc xét xử sơ thẩm chỉ được tiến hành khi cơ quan điều tra đã
điều tra vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố bị can ra trước Toà bằng một
bản Cáo trạng. Tất cả các tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố và các chứng cứ
khác có được thì hoạt động xét xử đều được xem xét một cách công
khai, toàn diện tại phiên tòa sơ thẩm với sự có mặt đầy đủ của những
người tham gia tố tụng, Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được
thực hiện nhằm bảo đảm Toà án ra bản án, quyết định có căn cứ, bảo
đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Về nội dung
Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được bắt đầu từ khi Tòa
án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang. Trình tự xét
xử tại phiên tòa bao gồm: Khai mạc, xét hỏi, tranh luận trước tòa,
nghị án và tuyên án. Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc
xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo,
những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có
quyết định đưa ra xét xử. Khi kết thúc hội đồng xét xử ra bản án hoặc
các quyết định.
Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp và quyền tự do dân chủ của công
dân. Tại phiên toà, những người tham gia tố tụng được bình đẳng với
nhau và bình đẳng cả với đại diện Viện kiểm sát trong việc xuất trình
các chứng cứ, tranh luận và đưa ra các yêu cầu như đề nghị thay đổi
7


người tiến hành tố tụng, yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng. Người

tham gia tố tụng được trực tiếp nghe lời khai, lời trình bày của những
người tham gia tố tụng khác, được đối chất và tự mình hoặc nhờ
người khác đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình. Có thể nói, phiên toà
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là nơi thể hiện đầy đủ nhất quyền dân
chủ của công dân. Bằng việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà và
việc áp dụng nghiêm minh hình phạt đối với người phạm tội, người
phạm tội và người tham dự phiên toà sẽ hiểu rõ các quy định của
pháp luật, hiểu rõ quan điểm, chính sách của Nhà nước đối với người
phạm tội để tránh vi phạm pháp luật. Điều này giúp nâng cao ý thức
pháp luật cuả công dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Khác với các hình thức xét xử khác, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là
bắt buộc đối với bất kỳ vụ án nào. Đây được coi là bước xét xử lần
một của việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuy nhiên, không
phải vụ án nào cũng trải qua hai cấp xét xử. Việc xét xử phúc thẩm
chỉ đặt ra khi có kháng cáo, kháng nghị. Do đó, một phiên toà được
tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, tạo điều
kiện để người tham gia tố tụng được tranh luận công khai sẽ là cơ sở
để có để có được bản án, quyết định khách quan, toàn diện, chính
xác. Điều này sẽ tạo được lòng tin trong nhân dân, làm giảm tỷ lệ
kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, bản án sơ thẩm sẽ có
hiệu lực pháp luật góp phần tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của nhà
nước và nhân dân, nâng cao chất lượng, uy tín của cơ quan tư pháp
nói chung và cơ quan Tòa án nói riêng.
1.2. Phân biệt thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi với các thủ tục xét xử sơ thẩm hình sự
khác. Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi tiến hành các thủ
tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
8



1.2.1. Phân biệt thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi với các thủ tục xét xử sơ thẩm hình sự khác
Xuất phát từ những đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ, khả năng
nhận thức của người chưa thành niên, Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 có những quy định đặc biệt để áp dụng riêng đối với những
trường hợp mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành
niên. Theo đó, khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
quy định "...Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành
niên phạm tội phải là những người có hiểu biết cần thiết về tâm lý
học và khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng
chống tội phạm của người chưa thành niên". Đối với Hội thẩm nhân
dân, khi tham gia xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành
niên, luật không quy định phải có những điều kiện nêu trên, nhưng
trong Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên
hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Những tiêu chí
này là những điều kiện cần thiết để Thẩm phán, Hội thẩm có thể hiểu
và có những phương pháp phù hợp khi tiến hành hoạt động xét xử,
bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự là
"việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công
dân có ích cho xã hội" [5]. Theo khoản 2 Điều 302 Bộ luật tố tụng
hình sự thì yêu cầu đặt ra khi tiến hành xét xử là cần phải xác định rõ:
Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức
về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống
và giáo dục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Việc giám sát đối
với người chưa thành niên phạm tội theo qui định tại Điều 304 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003; Qui định về vấn đề tham gia của người bào

9



chữa và đại diện gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội (Điều 305,
306 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).

1.2.2. Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi tiến hành
các thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên
phạm tội phải là những người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học và
khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội
phạm của người chưa thành niên. Đối với Hội thẩm nhân dân, khi
tham gia xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, luật
không quy định phải có những điều kiện nêu trên, nhưng trong Hội
đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
1.4. Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi
1.4.1. Giai đoạn trước khi có Bộ Luật tố tụng hình sự năm
1988
1.4.1.1. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954
Chủ yếu, thời kỳ này về pháp luật, chúng ta vẫn sử dụng một
số chế định tiến bộ trong Bộ luật, văn bản Luật do thực dân Pháp và
triều đình phong kiến ban hành trên cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung phù
hợp với chế độ xã hội mới. Đặc biệt là luật tố tụng hình sự, một trong
những luật cơ bản của hệ thống pháp luật cũng chưa được xây dựng
thành Bộ luật riêng.
1.4.1.2. Thời kì 1954 đến 1975
Trong Luật số 11/58 ngày 03/7/1958, việc thiết lập Tòa án
thiếu nhi chỉ mang tính hình thức và dập khôn máy móc toàn bộ pháp
luật tố tụng hình sự của các nước tư bản về xét xử trẻ em phạm pháp.

10


Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành luật này nhằm sử dụng chiêu
bài dân chủ, nhân đạo để che đậy mưu đồ phản động của bè lỹ đế
quốc hơn là việc xử lý đối với trẻ em phạm pháp.
1.4.1.3. Thời kì từ năm 1975 đến trước khi pháp điển hóa lần
thứ nhất với sự thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Với những cố gắng, nỗ lực của các nhà làm luật, ngày
28/6/1988 Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, có hiệu lực kể từ ngày
01/01/1989 thay thế cho các văn bản pháp luật đơn lẻ trước đây về
thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nói chung và thủ tục xét
xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên nói riêng.
1.4.2. Giai đoạn từ khi có Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1988
đến trước khi có Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là Bộ luật tố tụng hình sự
đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/1988. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở kế
thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật tố tụng hình sự truyền thống,
quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta
lúc bấy giờ, đồng thời tham khảo những kinh nghiệm của pháp luật
hình sự thế giới, nhất là pháp luật tố tụng hình sự của Liên xô (cũ).
1.4.3. Giai đoạn từ khi có Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003
đến trước khi có Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015
Những quy định từ Điều 301 đến Điều 310 thuộc Chương
XXXII Phần thứ bảy của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là những
thủ tục đặc biệt chỉ được áp dụng đối với những người chưa thành
niên phạm tội. Ngoài các quy định này, thì thủ tục tố tụng hình sự đối
với những người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành

niên còn được áp dụng theo các quy định khác của Bộ luật tố tụng
11


hình sự, nhưng với điều kiện các quy định đó không trái với các quy
định tại Chương XXXII của Bộ luật tố tụng hình sự.
Kết luận Chương 1
Chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
(người dưới 18 tuổi phạm tội) ở nước ta trước hết được thể hiện trong
các Nghị quyết qua các kỳ Đại hội Đảng và được thể chế thành các
quy định của pháp luật. Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành một
chương riêng (Chương X) với 10 Điều luật từ Điều 68 đến Điều 77
quy định nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và
các biện pháp từ pháp và các hình phạt được áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội. Để áp dụng các quy định của Bộ luật hình
sự năm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng dành một Chương
riêng (Chương XXXII) quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội với 10 Điều (Từ Điều 301 đến Điều 310). Để
hiểu được chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là công tác xét xử các vụ án do
người dưới 18 tuổi.

12


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

2.1. Những quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015
về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người
dưới 18 tuổi
- Về nguyên tắc tiến hành tố tụng:
Điều 414 Bộ luật tố tụng 2015 qui định về nguyên tắc tiến
hành tố tụng: “Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp tâm lý,
lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới
18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi;
bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm giữ bí mật
cá nhân của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền tham gia tố tụng
của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh
niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác
nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt; tôn trọng
quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi; bảo
đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18
tuổi; bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các
vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi”.
Đây là nguyên tắc mới được qui định vào Bộ luật tố tụng 2015,
nhằm đảm bảo tốt nhất cho người phạm tội dưới 18 tuổi mà Bộ luật
2003 không qui định.

13


Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thủ tục tố tụng áp
dụng đối với người dưới 18 tuổi tại Chương XXVIII, Phần thứ bảy (Thủ
tục đặc biệt) với tên gọi “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi”,
gồm 18 điều, từ Điều 413 đến Điều 430. Các quy định này đóng vai trò
quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hình sự có người bị buộc tội,

người bị hại và người làm chứng là người dưới 18 tuổi
- Về thành phần Hội đồng xét xử và việc xét xử kín:
Quy định về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi tại Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so
với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Cụ thể tại Điều 423
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung so với
Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét xử đối với
người dưới 18 tuổi như sau:
Về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, ngoài giáo viên hoặc cán
bộ Đoàn thanh niên thì có bổ sung đối tượng là người có kinh nghiệm,
hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi tham gia với tư cách là Hội thẩm.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể trường hợp đặc
biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể xử
kín, nhằm đảm bảo sự khách quan, tạo điều kiện trợ giúp tốt hơn về mặt
tâm lý cho người dưới 18 tuổi thì phiên tòa phải có mặt người đại diện
của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh
hoạt… trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất
khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
- Về việc tham gia phiên tòa của người bào chữa và người đại
diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh
hoạt.
Điều 422 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định bổ sung
về vấn đề bào chữa đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, theo
14


đó đã khẳng định quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi: “Người bị
buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người
khác bào chữa” (Khoản 1 Điều 422). Quy định như trên đã loại bỏ quy
định mang tính tùy nghi “có thể” tại Điều 305 Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003. Quy định bổ sung tại điều luật này cũng xác định rõ người
đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào
chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội. Trường
hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa
hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy
định tại Điều 76 của Bộ luật này (Khoản 2, khoản 3 Điều 422).
Quy định nêu trên đã xác định rõ hơn cơ chế thực hiện quyền
bào chữa của người dưới 18 tuổi, từ đó tạo hành lang pháp lý bảo
đảm việc thực hiện các thủ tục bào chữa nói riêng cũng như các trình
tự tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án nói chung, góp phần bảo
vệ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của người
dưới 18 tuổi bị buộc tội.
- Về việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo là người dưới 18 tuổi tại
phiên tòa.
Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là
người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành phù hợp với lứa
tuổi, mức độ phát triển của họ; phòng xử án được bố trí thân thiện, phù
hợp…. Vụ án có bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử
phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị
hại, người làm chứng trình bày lời khai…
2.2. Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo
là người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

15


2.2.1. Tình hình và đặc điểm các vụ án hình sự do người
dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Về cơ cấu tội phạm: Nghiên cứu diễn biến tình hình người

dưới 18 tuổi phạm tội trong những năm vừa qua cho thấy: Tội phạm
người dưới 18 tuổi hiện nay tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp. Người
dưới 18 tuổi thực hiện nhiều loại tội phạm khác nhau trong đó đáng
chú ý là các nhóm tội có tính chất rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
- Về quy mô và tính chất của tội phạm do người dưới 18 tuổi
thực hiện: Trước đây, người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu do bộc
phát, nông nổi, có đồng phạm nhưng không có kết cấu chặt chẽ, thì
hiện nay trong một số vụ án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét
xử đã hình thành các nhóm tội phạm có tổ chức, sẵn sàng sử dụng vũ
khí, hung khí. Một số vụ án do người dưới 18 tuổi phạm tội hết sức
dã man và mất hết tính người như: Giết người thân, giết ông, bà, cha
mẹ… Một số trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội manh động,
liều lĩnh, có tính thực hiện tội phạm đến cùng gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.
- Về nhân thân của các đối tượng tội phạm:
+ Về độ tuổi, theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân thành
phố Đà Nẵng thì tội phạm do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
thực hiện có nhiều hướng gia tăng và chiến tỷ lệ cao nhất, khoảng
80%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 34% trong tổng số
các vụ tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện.
+ Về trình độ văn hóa và hoàn cảnh gia đình, đa số người dưới
18 tuổi phạm tội là những em bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập
thành băng nhóm chiếm 85%; số học sinh trung học cơ sở, trung học
phổ thông phạm các tội trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, cướp
16


giật tài sản chiếm khoảng 15%. Số vụ án do người dưới 18 tuổi phạm
tội lần hai (tái phạm) chiếm khoảng 44%. Hầu hết người dưới 18 tuổi

phạm tội đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình bố mẹ ly hôn
hoặc mồ côi cha hoặc mẹ hoặc mồ côi cả cha và mẹ ở với ông bà,
chú, bác do thiếu sự quản lý, giáo dục chặt chẽ, một số nghiệm ma
túy, nhiễm HIV…
+ Về giới tính, đại đa số các vụ án do người dưới 18 tuổi phạm
tội là nam giới, chiếm khoảng 96,7%; nữ giới chiến khoảng 3,3%.
Đáng lưu ý là số nữ là người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là tham
gia các vụ án có đồng phạm do đối tượng nam giới tổ chức, cầm đầu.
+ Về địa bàn hoạt động, đáng lưu ý là thống qua nghiên cứu
tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội cho thấy nếu như trước năm
2010, hầu hết tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện chủ yếu xảy
ra tại các quận trung tâm, còn ở các quận xa trung tâm chỉ xảy ra
phần lớn là các vụ trộm cắp tài sản nhỏ xử lý hành chính và giáo dục
ở xã, phường, thị trấn hoặc hầu như không xảy ra thì hiện nay tội
phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện không chỉ xảy ra ở các quận
trung tâm thành phố mà xảy ra tương đối phổ biến ở các quận trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
2.2.2. Tình hình xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có bị cáo
là người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Năm 2012, Viện kiểm sát truy tố 32 vụ/ 39 bị cáo dưới 18 tuổi
phạm tội. Tòa án xét xử 29 vụ/36 bị cáo.
Năm 2013, Viện kiểm sát truy tố 36 vụ/44 bị cáo dưới 18 tuổi
phạm tội. Tòa án xét xử 35 vụ/ 42 bị cáo.
Năm 2014, Viện kiểm sát truy tố 39 vụ/47 bị cáo dưới 18 tuổi
phạm tội. Tòa án xét xử 39 vụ/47 bị cáo.

17


Năm 2015, Viện kiểm sát truy tố 41 vụ/ 49 bị cáo dưới 18 tuổi

phạm tội. Tòa án xét xử 41 vụ/49 bị cáo.
Năm 2016, Viện kiểm sát truy tố 45 vụ/57 bị cáo dưới 18 tuổi
phạm tội. Tòa án xét xử 44 vụ/ 54 bị cáo
2.2.3. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những
hạn chế thiếu sót trong thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có
bị cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
* Những tồn tại hạn chế
- Về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng:
Thứ nhất: Về thành phần Hội đồng xét xử đối với bị cáo là
người chưa thành niên, Bộ luật tố tụng hình sự quy định phải có một
Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên tham gia
vào việc xét xử nhưng do cơ cấu Hội thẩm nhân dân là giáo viên hay
cán bộ đoàn thanh niên hiện nay vẫn chưa được chú trọng cho nên số
lượng còn quá ít so với những vụ án do người chưa thành niên thực
hiện mà Tòa án phải xét xử. Thứ hai: Việc người bào chữa tham gia
trong những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên là bắt buộc để
bảo đảm quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng thủ
tục này vẫn còn nhiều thiếu sót. Thứ ba, việc tham gia của đại diện
gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cũng chưa được quan tâm
đúng mức. Thứ tư: Khi tổ chức phiên tòa xét xử, một số Tòa án nhân
dân cấp quận của thành phố Đà Nẵng đã chọn một số vụ án mà người
chưa thành niên phạm tội để xét xử lưu động. Tuy nhiên, nếu đưa
người chưa thành niên xét xử lưu động trước đông người tham dự thì
về mặt tâm lý sẽ để lại một dấu ấn tiêu cực khó xóa đối với người
chưa thành niên.
- Những thiếu sót trong việc lựa chọn, xử lý, quyết định hình
phạt:
18



- Về đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử bị cáo là người chưa
thành niên: Cũng giống như Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, các
Tòa án nhân dân các cấp vẫn chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách
trong công việc xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã phân tích những điểm mới căn bản
trong thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18
tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Chương 2 của luận văn đã tổng kết những kết quả đạt được, những
tồn tại hạn chế trong công tác xét xử sơ thẩm người dưới 18 tuổi
phạm tội của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ
sở để chương 3 của luận văn đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng, hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm người dưới 18
tuổi phạm tội.

19


CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ SƠ THẨM
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về
thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi
Về việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự và thủ tục tố
tụng hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Cần qui định cụ thể hơn trong Bộ luật hình sự nội dung: Hoạt
động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án liên quan đến người chưa
thành niên chỉ được tiến hành bởi những người tiến hành tố tụng đã

được đào tạo, bồi dưỡng việc giải quyết các vụ án người chưa thành
niên và được bổ nhiệm như những chuyên gia về vấn đề này
3.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
3.2.1. Nhanh chóng triển khai thành lập Tòa án chuyên
trách chuyên xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi với
chế độ xét xử thân thiện
Theo pháp luật tố tụng hiện hành, hoạt động điều tra đối với bị
can, bị cáo, các đương sự dưới 18 tuổi được tiến hành theo những thủ
tục khác biệt so với người thành niên. Tuy nhiên, việc xét xử các vụ
án này không khác biệt lắm so với phiên tòa thông thường. Người
dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, đang
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cho nên việc xét
xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi cũng giống như các vụ
án thông thường khác về phòng xét xử, vành móng ngựa, cách xưng
20


hô … có ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nhân cách của
người chưa thành niên. Do đó, nhanh chóng triển khai thành lập Tòa
án người chưa thành niên để xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới
18 tuổi theo đúng qui định. Từ đó khuyến khích công tác xây dựng
đội ngũ chuyên trách, trong đó có Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều
tra viên, Luật sư bảo vệ cho trẻ em, thúc đẩy việc thu thập thông tin
thống kê về các vi phạm của người chưa thành niên và công tác xử
lý.
3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của
đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tại khi giải
quyết các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
Để nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm

phán, Hội thẩm nhân dân chuyên trách giải quyết các vụ hình sự có bị
can, bị cáo là người dưới 18 tuổi
3.2.3. Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm và
hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc xét xử sơ thẩm các vụ án
hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
Trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới, lãnh đạo Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cao cần phải xây dựng
các chuyên đề nghiệp vụ tổng kết kinh nghiệm về thực hành quyền
công tố và xét xử sơ thẩm các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện;
về hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung, về tranh tụng tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện.. để phổ biến
trong hai ngành. Mặt khác các đơn vị thông tin tuyên truyền của hai
ngành.
3.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp của Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân với các tổ chức, đoàn thể trong đấu tranh
phòng, chống người dưới 18 tuổi phạm tội
21


Bắt nguồn từ nguyên nhân phạm tội, để tìm phương hướng giải
quyết cho vấn đề này một cách có hiệu quả và đồng bộ cần phải xây
dựng hệ thống giáo dục pháp luật tốt, trong đó giáo dục của các tổ
chức xã hội, tổ chức đoàn thể và gia đình đóng vai trò cốt lõi. Lứa
tuổi chưa thành niên cần có sự quan tâm cả về mặt vật chất và tinh
thần, có sự giáo dục đầy đủ, qua đó hạn chế tội phạm do người chưa
thành niên phạm tội thực hiện.
Kết luận Chương 3
Nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện thủ tục xét xử sơ
thẩm các vụ án có bị cáo là người dưới dưới 18 tuổi, Chương 3 của
luận văn đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của

Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về xét xử người dưới 18
tuổi. Đồng thời, chương 3 của luận văn cũng đề ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm
sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm cũng như
đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
có bị cáo là người dưới 18 tuổi. Cùng với việc nâng cao chất lượng
xét xử của các cơ quan chuyên trách, chương 3 của luận văn đề ra
giải pháp tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân,
Tòa án nhân dân với các cơ quan, tổ chức xã hội với mục đích thực
hiện công tác phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi
thực hiện và nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự co bị cáo là
người dưới 18 tuổi thực hiện.

22


KẾT LUẬN
Vấn đề bảo vệ và bảo đảm cho người chưa thành niên (chưa đủ
18 tuổi) phát triển toàn diện trong điều kiện hòa bình, ổn định mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm và được khẳng định trong các Nghị quyết thông qua các kỳ Đại
hội Đảng và được thể chế hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp
luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn, một bộ phận người
dưới 18 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau đã thực hiện hành vi
phạm tội. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế, nhiều tội phạm như: Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tội
phạm sử dụng công nghệ cao...do người dưới 18 tuổi thực hiện có
chiều hướng gia tăng, có thời điểm đáng báo động, gây ra bức xúc lo
lắng trong từng gia đình và toàn xã hội. Trước tình hình đó vấn đề
đấu tranh phòng chống người dưới 18 tuổi phạm tội, hoạt động xét xử

sơ thẩm các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi đóng vai trò đặc
biệt quan trọng. Với tính chất như vậy, luận văn đã phân tích và làm
rõ những vấn đề lý luận về bị cáo là người dưới 18 tuổi, thủ tục xét
xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi. Nội dung của luận
văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội
của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012
đến 2016. Thông qua đánh giá thực trạng, luận văn đã rút ra những
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề ra
những giải pháp nhằm tăng cường chất lượng, hoàn thiện thủ tục xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi.

23


×