Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đổi mới PPDH phát huy năng lực tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.31 KB, 5 trang )

1
A.MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường học đang rất được
ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Với mục tiêu dạy học tích cực – lấy học sinh làm
trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Người giáo viên cần phải bồi
dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận
dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực.
Qua nghiên cứu thực tế dạy học cho thấy việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Hiện
nay, một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học chưa tốt, nhất là ở các môn tự nhiên như:
Toán, lí, hóa,… những em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên
phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức
đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng
trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ
của mình. Việc Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS sẽ học được phương
pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Cách học này còn
phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ , hệ thống hóa kiến
mà còn là sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Phương pháp
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng
tạo của HS, phát triển năng khiếu. Tất cả những điều đó làm giảm áp lực trong học tập.
Phương pháp Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học vật lý sẽ
dần dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách
nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Với những ưu điểm trên nên tôi quyết định
chọn dạy học vật lý bằng phương pháp“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ”.
B. PHẦN NỘI DUNG .
I/ Thực trạng và những mâu thuẩn.
Trường THPT Trần Phú

Tổ Lý-CN



GV:Lê Thị Mỹ


2
Thực tế cho thấy, sau mỗi một bài học hay sau một chương, GV kiểm tra lại khả năng
nhớ bài và khả năng trình bày lại các ý trong bài thì học sinh thể hiện rất máy móc, gò
bó. Do đó hiểu nội dung bài học, bản chất vấn đề và ứng dụng lý thuyết vào thực tế đời
sống. Cũng chính vì vậy mà học sinh không hoàn thành được mục tiêu kiến thức kỷ năng
mà giáo viên đã đặt ra.
II/ Các biện pháp giải quyết vấn đề.
1. Bản chất phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
- Về mục tiêu dạy học
+ Mục tiêu kiến thức: vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với
thực tế.
+ Mục tiêu về kỹ năng: Phát triển kỹ năng thực hiện các hoạt động đa dạng thông qua các
hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học:
+ Tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn
(7 kiểu tổ chức dạy học phát triển năng lực).
- Về nội dung dạy học:
+ Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn
- Về kiểm tra, đánh giá
+ Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh dựa
vào chuẩn năng lực.
- Trong chuẩn năng lực có những nhóm năng lực chung
- Từ năng lực chung cụ thể hóa thành các năng lực chuyên biệt
- Từ năng lực chuyên biệt cụ thể hóa thành các năng lực thành phần
- Các năng lực thành phần cụ thể hóa thành các thành tố liên quan đến kiến thức kỹ
năng… để định hướng quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá của GV

2 .Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy
môn Vật lí:
Để áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực,trước hết giáo
viên có thể chủ động xác định năng lực chung và chuyên biệt môn Vật lý cấp THPT
a) Cách xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Nhóm năng lực công cụ : năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
tính toán
b) Cách xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
- Chia nhỏ các năng lực: năng lực giải quyết, năng lực hợp tác vấn đề, năng lực thực
Trường THPT Trần Phú

Tổ Lý-CN

GV:Lê Thị Mỹ


3
nghiệm, năng lực quan sát,năng lực tự học,năng lực sáng tạo… thành các năng lực thành
phần
- Chỉ ra các thao tác liên quan đến từng năng lực thành phần, mà các thao tác này có thể
nhận biết được và đưa ra chỉ báo rõ ràng về mức độ chất lượng của từng thao tác.
C) Kinh nghiệm bản thân
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng muốn áp dụng Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực một cách hiệu quả vào dạy học tích cực, trước tiên
người thầy phải chịu khó tìm hiểu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ tin học, thiết bị dạy học, thí nghiệm vật lý đồng thời phải biết sáng tạo
trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh.

Từ cơ sở lý thuyết, học sinh hiểu, vận dụng, vân dụng cao. Để làm được điều đó, trong
quá trình giảng dạy cần lòng ghép lý thuyết với thực tiễn, luôn đặt câu hỏi vì sao để dẫn
dắt vấn đề, đưa ra vấn đề cho học sinh tự giải quyết trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên,
chỉ ra tài liệu sách tham khảo,qua nguồn internet để giải quyết vấn đề, sau đó yêu cầu
học sinh trình bày nội dung theo cách hiểu của mình....
Để có thể thực hiện được ” Dạy học theo định hướng phát triển năng lực” một cách
thuận lợi sau đây tôi xin phép mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau:
-Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ” Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực”
-Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH, kỹ năng thực hành.
-Cần trang bị TBDH, dụng cụ thí nghiệm nhiều hơn.
-GV nên tham gia các cuộc thi sáng tạo đồ dung dạy học, HS tham gia cuộc thi
sáng tạo KHKT cấp nhà trường,cấp huyện,tỉnh có sự hướng dẫn của GV.
-Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng
TBDH, CNTT
- đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học. Để mỗi giáo viên qua áp dụng
thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụngTBDH, CNTT trong giảng dạy,sử
Trường THPT Trần Phú

Tổ Lý-CN

GV:Lê Thị Mỹ


4
dụng kênh hình,thí nghiệm ảo,các video liên quan bài học để HS hiểu sâu nội dung bài
học, vận dụng vào thực tế đời sống.
- Bố trí phòng Hội đồng, phòng thư viện đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo
viên được truy cập Internet thường xuyên với tốc độ cao;
-Lắp đặt thêm phòng học chức năng trang bị đầy đủ máy chiếu ti vi để giáo viên dễ

dàng trong việc đăng kí và sử dụng, tránh tình trạng đổi tiết đổi phòng lộn xộn.
- Nhà trường tạo cơ sở vật chất: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thư việc để
học sinh có thể tự học sau các buổi học chính khoá.
PHẦN C :KẾT LUẬN
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Để làm
được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật
nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo và thái độ chứ không phải là“ cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động..
Tuy nhiên để áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn
gặp nhiều khó khăn do một chủ đề thường thực hiện trong thời gian từ 2 đến 3 giờ hoặc
hơn. Mặt khác, sách giáo khoa hiện nay cũng không phù hợp với từng chủ đề. Trong quá
trình nghiên cứu chuyên đề, vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên chuyên đề này
còn những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong quý thầy cô góp ý xây dựng,
bổ sung để chuyên đề hoàn thiện hơn, nhằm áp dụng có hiệu quả hơn vào các tiết dạy.
Cuối cùng, xin cảm ơn quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo đã lắng nghe. Kính chúc
sức khỏe quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, chúc Hội nghị thành công rực rỡ.Xin chân
thành cảm ơn!

Trường THPT Trần Phú

Tổ Lý-CN

GV:Lê Thị Mỹ


5

Trường THPT Trần Phú


Tổ Lý-CN

GV:Lê Thị Mỹ



×