Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.36 KB, 32 trang )

Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính tự học là một phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn quan trọng của con
người được hình thành trong các hoạt động sống ở mọi lứa tuổi của con người, đặc
biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tính tự học được phát huy tốt thì năng lực nhận
thức sẽ phát triển giúp cho con người lĩnh hội tri thức khoa học một cách nhanh
chóng và bền vững.
Một trong những mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay là bồi dưỡng
cho con người có tinh thần tự tìm tòi và khai phá, tự lực nghiên cứu để trở thành “bàn
tay nặn bột” trong học tập và nghiên cứu, thích ứng với sự biến đổi của xã hội. Vì
vậy giáo dục tính tự học cho học sinh là rất quan trọng.
Thực trạng là đa số học sinh tại trường THPT Lê Hồng Phong huyện Đăk Đoa
năng lực tự học còn yếu, điều này thể hiện rõ trong việc chuẩn bị bài học ở nhà, hoạt
động học tập của học sinh tại lớp. Trước tình hình học yếu kém của học sinh, giáo
viên cần giúp đỡ các em xác định đúng đắn thái độ và động cơ học tập: Học là để có
kiến thức, để chiếm lĩnh tri thức, biến kiến thức nhân loại thành kiến thức của riêng
mình.
Kiến thức phần “ Cơ chế di truyền và biến dị” là phần kiến thức mới đối với
học sinh lớp 12, nó giúp cho học sinh hình thành thế giới quan duy vật biện chứng,
đồng thời tiếp thu được những kiến thức căn bản hiện đại để vận dụng vào cuộc sống
và thực tiễn. Đặc biệt, trong các đề thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng, đề thi học
sinh giỏi các cấp, kiến thức di truyền và biến dị luôn chiếm một tỉ lệ nhất định .
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp góp phần
phát huy năng lực tự học của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học chương
“Cơ chế di truyền và biến dị- Lớp 12”.

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 1




Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Phần II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 12 trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
II. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12 (sách giáo khoa, sách bài tập)
- Các tài liệu tham khảo liên quan.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề tự học,
2. Thực trạng dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị tại trường phổ thông.
3. Những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học sinh cần đạt được khi học chương “
cơ chế di truyền và biến dị ” .
4. Đề xuất một số biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh, góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị- lớp 12, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 2


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Phần III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Tự học trong nhà trường phổ thông
1. Thế nào là tự học
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ ( quan sát,
so sánh , phân tích, tổng hợp …) và có khi cả cơ bắp ( chế tạo và phải biết sử dụng
công cụ để học tập và nghiên cứu ), rồi cả động cơ, tình cảm, cùng các phẩm chất
vốn có của bản thân, như: Trung thực, khách quan, cầu tiến, vượt khó, kiên trì nhẫn
nại, lòng say mê khoa học, ý muốn đỗ đạt trong các kỳ thi… để chiếm lĩnh và biến
kiến thức của nhân loại thành kiến thức của riêng mình.
Như vậy, cốt lõi của học là tự học, có học là có tự học, vì không ai có thể học
thay cho bản thân mình. Trước mỗi bài giảng của thầy thì mỗi học sinh có hoạt động
tự học thường khác nhau: có người thì chăm chú nhìn, nghe, hiểu và ghi chép theo ý
của mình một cách cẩn thận, có người thì lơ đãng, ghi chép qua loa, thậm chí còn
làm việc riêng…
Nền giáo dục hiện đại rất coi trọng mối quan hệ giữa thầy và trò, nghĩa là mối
quan hệ cộng hưởng giữa “ngoại lực” và “nội lực”. Tự học tốt sẽ phát huy tốt nội lực
của người học, để phát huy nội lực cần có sự định hướng của người thầy, việc dạy dỗ
của người thầy chính là ngoại lực tác động đến nội lực. Ngoại lực tác động đến nội
lực như thế nào là thước đo chất lượng dạy học, ai cũng phải tự học thì mới giỏi dần
lên được, muốn dạy giỏi người thầy cũng phải tự học để trau dồi kiến thức, kiến thức
ngày thêm phong phú, tư duy thêm sắc sảo thì bài giảng của thầy mới có chiều sâu và
sức hấp dẫn và có tác động tích cực đến học sinh. Dạy giỏi là biết kích thích tính hiếu
kỳ, tính tự học và sáng tạo của học sinh đúng theo quy luật của tâm lí vốn có ở từng
lứa tuổi, khiến cho năng lực tự học phát triển nhanh, nhờ vậy mà khả năng hiểu biết
của mỗi người ngày càng được uyên bác.
2. Đối tượng có khả năng tự học
Khả năng tự học tiềm ẩn trong mỗi con người, trừ những người bị khuyết tật ở
não bộ. Mọi học sinh đều có thể tự học tốt nếu ta tạo được động lực học tập cho các

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


Trang 3


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

em, không nên để học sinh học tập thụ động, có tư tưởng ỷ lại hay dựa dẫm vào
người khác. Khả năng tự học tiềm ẩn đó là một tài nguyên quý giá của mỗi người,
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
II. Thực trạng của việc dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị
1. Những mặt mạnh cơ bản
- Giáo viên giảng dạy chương cơ chế di truyền và biến dị đã cung cấp cho học sinh
đầy đủ những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải một số bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và
sách bài tập .
- Phần lớn học sinh trình bày được nội dung kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa,
nắm được một số công thức để ứng dụng giải bài tập.
2. Những tồn tại
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức lí
thuyết giải bài tập ở học sinh .
- Một bộ phận giáo viên sử dụng câu hỏi còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng
tạo, chưa yêu cầu học sinh phải động não, suy nghĩ hoặc sử dụng các năng lực trí tuệ
như quan sát, phân tích, so sánh …để trả lời được câu hỏi, thậm chí còn bỏ qua tiết
dạy thực hành.
-

Đa số giáo viên ít chú trọng đến bước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà,

thông thường giáo viên còn hướng dẫn chung chung và chưa mang tính cụ thể như:
Các em phải học bài cũ, phải chuẩn bị bài mới, phải giải các bài tập trong sách giáo

khoa và sách bài tập, phải sử dụng công cụ toán học nào để giải bài tập...Vì vậy mà
đa số học sinh còn thụ động trong giờ học do không chuẩn bị bài mới hoặc chuẩn bị
bài ở nhà còn sơ sài, không có hứng thú trong học tập nên phần lớn học sinh không
tự giải được các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa.
3. Nguyên nhân:
- Sách giáo khoa SH lớp12 không có những công thức cụ thể về toán di truyền như
các môn tự nhiên khác. Điều này gây khó khăn cho việc dạy và học toán di truyền .

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 4


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

- Dung lượng kiến thức trong mỗi tiết học của chương cơ chế di truyền và biến dị
lớn, thời gian giảng dạy lại có hạn mà số lượng bài tập trong sách giáo khoa và sách
bài tập thì khá nhiều, do đó chưa tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng hết các phương
pháp phát huy tính tích cực ở học sinh.
- Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học, một
số còn bận rộn với công việc gia đình nên còn thờ ơ với công việc dạy dỗ trên lớp,
thậm chí không có biện pháp giảng dạy với một số học sinh cá biệt, lười học…
III. Các phương pháp chủ yếu khi dạy chương cơ chế di truyền và biến dị
1. Phát huy trí lực học sinh, hướng dẫn giải các dạng bài tập di truyền
Chương cơ chế di truyền và biến dị không chỉ yêu cầu học sinh rèn luyện đơn
thuần về kiến thức lý thuyết mà còn rèn luyện về kĩ năng giải các bài tập về di truyền
và biến dị, đồng thời còn rèn luyện học sinh về thế giới quan, nhân sinh quan, khả
năng duy vật biện chứng.
Trong phương pháp giảng dạy và phát huy trí lực học sinh, học sinh đóng vai

trò chủ động, cùng giáo viên làm việc để đi đến các kiến thức mới của bài học.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, tư liệu liên quan và
những công thức cơ bản, những dạng bài tập mẫu điển hình để học sinh tự nắm kiến
thức mới, tự rút ra kết luận, nhận xét. Vì vậy, những phương pháp dạy học này là
công cụ để phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức mới của giáo viên. Và tất nhiên
việc củng cố kiến thức, hướng dẫn công việc thực hành hoặc làm bài tập ở nhà cũng
giữ vị trí quan trọng, giúp học sinh vận dụng kiến thức mới học, hệ thống hoá kiến
thức quan trọng của bài, của chương.
2. Phương pháp trực quan
Trong chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, đề cập đến cấu trúc của vật chất
di truyền ở cấp độ phân tử ( ADN, ARN), cấp độ tế bào (NST ), giáo viên nên sử
dụng phương pháp trực quan, sử dụng các phương tiện dạy học, từ đơn giản nhất như
tranh, ảnh, sơ đồ, đến các loại phức tạp như tiêu bản, mô hình, phim ảnh…Đây chính
là phương pháp quan trọng để kích thích khả năng tư duy, gợi mở cho học sinh bằng

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 5


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

các phương tiện dạy học, giúp học sinh lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn, đòi hỏi học sinh
hoạt động trí tuệ tích cực hơn.
IV. Các kiến thức cơ bản cần đạt khi dạy chương “Cơ chế di truyền và biến dị”,
1. Kiến thức lý thuyết
1.1. Cơ chế di truyền
1.1.1 Di truyền ở cấp độ phân tử.
Cấu trúc di truyền được phát hiện ở cấp độ phân tử là axit nuclêit, bao gồm AND

(gen) và ARN; trong đó ADN (gen) là vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền,
phần này học sinh đã học ở lớp 10 nhưng giáo viên cần tập trung làm rõ hai vấn đề
chính :
- Thứ nhất: Cấu trúc và đặc điểm của ADN (gen), ARN và mã di truyền, đơn vị
cấu tạo là các nuclêôtit.
- Thứ hai: Nguyên tắc cấu trúc bổ sung theo định luật Sacgap là nguyên lí mấu
chốt để đảm bảo bản chất di truyền ổn định của từng loài, không chỉ biểu hiện trong
cấu trúc ADN, ARN mà còn biểu hiện qua cơ chế tái bản, phiên mã và dịch mã.
+ Cơ chế tái bản AND: Dưới sự xúc tác của enzym ADN – polymêraza các
nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit của từng mạch
ADN tách ra cũng theo nguyên tắc bổ sung.
Ở đây, cần lưu ý về phương thức bán bảo toàn trong quá trình tái bản ADN :
trong mỗi chuỗi kép ADN “con” được hình thành, có một mạch đơn là của ADN
“mẹ”, còn mạch kia mới được tổng hợp là từ nuclêôtit tự do trong môi trường (tế bào
chất), liên kết với mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung. Từ đó, có thể rút ra nhận xét là
tổng số các nuclêôtit tự do tham gia các quá trình tái bản một phân tử ADN chính là
bằng tổng số các nuclêôtit trên hai mạch của phân tử ADN “mẹ”.
+ Cơ chế phiên mã: Để tổng hợp các loại ARN ( mARN, tARN, rARN) cũng
có sự xúc tác của enzym ARN - polymêraza.
ARN được tổng hợp, sao chép lại hoàn toàn mẫu cấu trúc di truyền của AND
(gen) trên cơ sở nguyên tắc bổ sung, các ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 6


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12


liên kết với nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của ADN (theo chiều 3’-5’) đúng
theo nguyên tắc bổ sung, ARN được hình thành theo chiều ngược lại (5’-3’)
+ Cơ chế dịch mã và sinh tổng hợp prôtêin: Từ bản mã gốc AND (gen), hình
thành bản mã sao trong mARN , từ đó liên kết với bộ ba đơn mã trong tARN và được
dịch mã thành trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit được tổng hợp, đây là cơ
chế giải mã di truyền trong quá trình sinh tổng hợp prôtein tại ribôxôm trong tế bào
chất.
Theo nguyên tắc bổ sung, từng bộ ba nuclêôtit trong AND (gen) làm thành một
codon ( triplet), được sao thành bộ ba ribônuclêôtit trong mARN, và ứng với một axit
amin tương ứng được vận chuyển vào ribôxôm, để tham gia hình thành chuỗi pôly
peptit.
Để học sinh hiểu rõ vai trò, vị trí của cấu trúc vật chất di truyền , chủ yếu là AND
(gen), trong việc quy định tính đặc thù của prôtêin được tổng hợp ở tế bào sống, giáo
viên nên giới thiệu về cấu trúc, chức năng prôtêin - chất sống cơ bản trong tế bào ,
trong cơ thể, để hình thành các tính trạng tương ứng đặc thù .
Quá trình sinh tổng hợp prôtêin, thực chất là quá trình truyền thông tin di truyền
từ AND (gen) trong nhân thông qua ARN, quy định sự hình thành các chuỗi
pôlypeptit tại ribôxôm trong tế bào chất, từ các axit amin đã được hoạt hoá trong tế
bào chất liên kết với các ARN tương ứng
- Thứ ba: Mọi hoạt động diễn ra đều được kiểm soát bởi cơ chế điều hòa hoạt
động gen dưới tác động của chất cảm ứng là lactozơ
1.1.2 Di truyền ở cấp độ tế bào.
Giáo viên cần xây dựng cho học sinh về cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi của
nhiễm săc thể, đơn vị cấu tạo và tính chất đặc trưng của nhiễm sắc thể, như:
+ Đơn vị cấu tạo nên nhiễm sắc thể là nuclêôxôm
+ Nhiễm sắc thể có tính chất đa dạng trong sinh giới, nhưng lại rất ổn định và đặc
trưng cho từng loài về số lượng, hình thái và thông qua cơ chế phân bào.

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


Trang 7


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

1.2. Cơ chế biến dị.
1.2.1. Biến dị ở cấp độ phân tử: Đột biến gen
- Khái niệm, nguyên nhân và cơ chế gây ra đột biến gen.
- Hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến gen (phổ biến là các dạng đột biến
điểm).
+ Đột biến mất và thêm cặp nuclêôtit gây ra đột biến dịch khung. Hậu quả của
đột biến phụ thuộc vào vị trí mất và thêm cặp nu trên gen.
+ Đột biến thay thế cặp nuclêôtit gây ra đột biến đồng nghĩa, nhầm nghĩa hoặc
vô nghĩa.
→Đa số đột biến gen là có hại cho người và động vật: giảm sức sống, ung thư
và gây chết , tuy nhiên đột biến gen cũng được xem là nguyên liệu của tiến hóa, vì:
+ Đột biến thường xảy ra ở gen lặn, ở trạng thái dị hợp tử chúng không biểu
hiện thành kiểu hình.
+ Trong tổ hợp gen này đột biến gen có hại, nhưng trong tổ hợp gen khác lại
có lợi, ngoài ra đột biến gen còn phụ thuộc vào môi trường sống.
1.2.2. Biến dị ở cấp độ tế bào: Đột biến nhiễm sắc thể
1.2.2.1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Khái niệm, nguyên nhân và cơ chế các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
+ Đột biến mất đoạn: Làm giảm số lượng gen, kích thước nhiễm sắc thể giảm,
các gen nhích lại gần nhau hơn, làm giảm sức sống hoặc gây chết ở sinh vật. Mất
đoạn nhỏ còn giúp loại bỏ gen xấu ra khỏi nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong chọn
giống. Mất đoạn còn là cơ sở để thiết lập bảng đồ gen ở người.
+ Đột biến đảo đoạn: Ảnh hưởng đến trật tự phân bố của các gen, các gen cách

xa nhau hơn, làm giảm khả năng sinh sản ở sinh vật. Đột biến làm thay đổi trật tự sắp
xếp của các gen góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
+ Đột biến lặp đoạn: Làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể, kích thước
nhiễm sắc thể tăng, các gen cách xa nhau hơn, làm tăng hoặc giảm cường độ biểu
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 8


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

hiện của các tính trạng, có thể gây hại cho thể đột biến. Lặp đoạn cũng tạo điều kiện
cho đột biến gen, tạo gen mới có ý nghĩa trong tiến hóa.
+ Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể:
. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể: không làm thay đổi số lượng gen và
kích thước nhiễm sắc thể, làm thay đổi trật tự sắp xếp của các gen,
. Chuyển đoạn trên hai nhiễm sắc thể (chuyển đoạn không tương hổ): Làm
thay đổi vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể, thay đổi kích thước nhiễm sắc thể, thay
đổi số nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc thể.
→Đột biến chuyển đoạn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản ở sinh
vật. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống, có thể còn có lợi cho sinh vật như
sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại cây
trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
1.2.2.2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
a. Đột biến lệch bội
- Khái niệm đột biến lệch bội
- Các dạng cơ bản: Thể không (2n-2); Thể một (2n-1); Thể ba nhiễm(2n+1);
Thể bốn nhiễm (2n+2); Thể một kép (2n-1-1); Thể ba kép (2n+1+1)…
- Cơ chế phát sinh: Do các tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình phân

bào: làm cho một hoặc một số cặp NST không phân ly.
+ Sự không phân ly nhiễm sắc thể xảy ra trong giảm phân → các loại giao tử
không bình thường (thừa hay thiếu một vài chiếc nhiễm sắc thể ). Qua thụ tinh, các
loại giao tử này kết hợp với nhau hay kết hợp với giao tử bình thường tạo ra các thể
lệch bội.
+ Sự không phân ly ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể xảy ra trong hợp tử
tạo tế bào lệch bội. Xảy ra trong phôi ở giai đoạn từ 2-8 tế bào (tế bào xô ma) tạo thể
khảm.
- Hậu quả: Đột biến lệch bội làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen → thể lệch bội
hầu như không sống được, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 9


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

b. Đột biến đa bội
- Đột biến tự đa bội: Là đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài
và lớn hơn 2n. Bao gồm thể đa bội chẵn và đa bội lẻ
+ Cơ chế phát sinh: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của
toàn bộ các cặp NST
. Nếu sự không phân li này xảy ra trong giảm phân ở tế bào 2n → tạo ra các
giao tử không bình thường (chứa cả 2n NST). Sự kết hợp của giao tử không bình
thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ
tạo ra các đột biến đa bội.
VD:

Loài A

AA

x

g.tử A

Loài A
AA

Loài A
AA

AA

g.tử AA

Thụ tinh

x

Loài A
AA
AA

Thụ tinh

AAA
Thể tam bội (bất thụ)

AAAA

Thể tứ bội (hữu thụ)

. Nếu tất cả các cặp NST không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
2n sẽ tạo ra thể tự tứ bội.
. Nếu sự không phân li xảy ra ở tế bào sinh dưỡng tạo ra thể khảm.
- Đột biến dị đa bội: Là hiện tượng làm tăng lên 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội
của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào.
+ Cơ chế : + Lai xa → con lai khác loài thường bất thụ.
+ Nếu con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ
NST của 2 loài khác nhau thì tạo ra thể dị đa bội (thể song nhị bội).
VD:

Loài A
AA

x

Loài B
BB

g.tử A

B
Thụ tinh

Cônxisin

AB
Con lai lưỡng bội (bất thụ)
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


AABB
(Thể song nhị bội)
Có khả năng sinh sản
Trang 10


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

+ Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính .
- Thể đa bội có hàm lượng AND tăng gấp bội nên tế bào to, cơ quan sinh
dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
- Đột biến đa bội góp phần hình thành nên loài mới.
2. Kiến thức ứng dụng để nhận dạng và giải các bài tập di truyền và biến dị
2.1. Hình thành các công thức để giải các bài tập di truyền
2.1.1. Công thức tính chiều dài, số nucleôtít, số liên kết hydrô, liên kết hóa trị
trong phân tử ADN

N
x 3,4A 0.
2
Đơn vị thường dùng : 1 micrômet = 10 4 Ăngstron ( A0 )

a. Tính chiều dài (L) và số Nu của ADN ( gen) : L =

1 micrômet = 103 nanômet ( nm)
1 mm = 103 micrômet = 106 nm = 107A0
b. Tính số Nu mỗi loại của ADN ( gen): N = 2L/3,4A0

- Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X . Nhưng theo nguyên
tắc bổ sung (NTBS) A= T, G=X . Vì vậy, tổng số nu của ADN được tính là : N =

N
2
- Trong ADN, 2 mạch bổ sung nhau , nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau
2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2( A+ G) →A + G =
A1 + T1 + G1 + X1 = T2 + A2 + X2 + G2 =
A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2
- Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch :

N
2

A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
Chú ý :khi tính tỉ lệ %
%A + % T + %G + %X = 100 %
→ %A + %G =% T + %X = 50%
%A = % T = (%A1 + %A2)/2 = (%T1 + %T2)/2
%G = %X= (%G1 + % G2)/2 = (%X1 + %X2)/2
c. Tính số chu kì xoắn ( C ): Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu (20 nu). khi biết tổng số
nu ( N) của ADN : N = C . 20 → C = N/20

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 11


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu

quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

d. Tính khối lượng phân tử ADN (M) : Một nu có khối lượng trung bình 300 đvc. khi
biết tổng số nu suy ra → M = N x 300 đvc
e. Tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa Trị Đ – P
- Số liên kết Hiđrô ( H ): H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X
- Số liên kết hoá trị ( HT ):
+ HT hình thành trên 1 mạch của ADN (gen), giữa 2 nu kế tiếp có 1 liên kết hóa trị,
vậy:

HT1 = ( N/2) - 1

+ HT hình thành trên 2 mạch của ADN: HT/ADN = 2HT1 = 2((N/2) -1 ) = N-2
+ Trên mỗi Nu có 1 liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric, vậy tổng số liên
kết hóa trị trong ADN (gen) chính bằng số nu của ADN (gen) = N.
→ Tổng số liên kết hóa trị trong ADN (gen) là: HT = N + N-2 = 2(N-1)
2.1.2. Quá trình nhân đôi ADN: Goi k là số lần nhân đôi của phân tử ADN
a. Số ADN con tạo thành sau k là số lần nhân đôi của phân tử ADN là 2k
b. Tính nuclêôtit môi trường cung cấp cho k lần nhân đôi của ADN (gen)
NCC = Ngen (2k – 1)
ACC =TCC = Agen (2k – 1) ;
c. Số phân tử ADN con có 2 mạch hoàn toàn mới là (2k – 2)
d. Tổng số nu cung cấp có cho các phân tư ADN con hoàn toàn mới là N(2 k- 2)
e. Số nu mỗi loại có trong các phân tư ADN con hoàn toàn mới là :
Acc = Tcc = Agen( 2k -2)
Gcc = Xcc = Ggen( 2k -2)
2.1.3. Tính số nuclêôtit, khối lượng và liên kết hóa trị của ARN:
a. Só rNu của ARN : A, U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS . Vì
vậy số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN
rN = rA + rU + rG + rX = N/2

- Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết
phải bằng nhau . Sự bổ sung chỉ có giữa A, U , G, X của ARN lần lượt với T, A, X,
G của mạch gốc ADN . Vì vậy số nuclêôtit mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở
mạch gốc ADN .
rA = T gốc

; rU = A gốc;

rG = X gốc ;

rX = Ggốc

* Chú ý : Ngược lại , số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau :
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 12


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

+ Số lượng :

A = T = rA + rU ;

G = X = rG + rX

+ Tỉ lệ % : % A = %T = (%rA + %rU)/2;

%G = % X = (%rG + %rX)/2


b. Khối lượng ARN (MARN): MARN = rN x 300đvc = (N/2) x 300 đvc
c. Chiều dài : Lgen = LARN = rN x 3,4A0 = (N/2) x 3,4 A0
d. Số liên kết hoá trị được hình thành và tổng HT trên rARN giống như số liên kết
hoá trị được hình thành và tổng HT trên 1 mạch của AND.
2.1.4. Quá trình phiên mã
Gọi k là số lần phiên mã (sao mã) của ARN:
Mỗi lần phiên mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra bằng số lần
phiên mã của gen đó: Số phân tử ARN = Số lần phiên mã = k
+ Số ribônu cung cấp (tự do) cho k lần phiên mã của gen là: rNcc = k . rN
+ Suy luận tương tự, số ribônu mỗi loại cung cấp cho k lần phiên mã của gen là:
rAcc = k. rA = k . Tgốc;

rUcc = k. rU = k. Agốc

rGcc = k. rG = k . Xgốc;

rXcc = k. rX = k . Ggốc

2.1.5. Dịch mã, mối quan hệ ADN→ARN→Pro
+ Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã gốc, 3
ribônu kế tiếp của mạch ARN thông tin ( mARN) hợp thành 1 bộ ba mã sao. Vì số
ribônu của mARN bằng với số nu của mạch gốc, nên số bộ ba mã gốc trong gen
bằng số bộ ba mã sao trong mARN. Số bộ 3 mật mã = N/(2 x 3) = r/3
+ Trong mạch gốc của gen cũng như trong số mã sao của mARN thì có 1 bộ
ba mã kết thúc không mã hoá axit amin. Các bộ ba còn lại mã hoá a.amin
→ Số bộ ba mã hoá axit amin (trong chuỗi polipeptit)= [N/(2 x3)] -1 = (r/3) - 1
+ Ngoài mã kết thúc không mã hóa axit amin , mã mở đầu tuy có mã hóa axit
amin, nhưng axit amin này bị cắt bỏ không tham gia vào cấu trúc prôtêin
→Số a amin/ prôtêin = [N/(2 x3)] -2 = (r/3) - 2

+ Số aa cung cấp cho qua trình giải mã của gen là: aacc= [N/(2 x3)]-1= (r/3) - 1
+ Tính số liên kết peptit: Cứ hai axit amin kế tiếp nối nhau bằng 1 liên kết
péptit→Số liên kết peptit hình thành = số phân tử H2O tạo ra = aa -1
+ Tốc độ giải mã (V) = Số bộ 3 của mARN/thời gian (t)
+ Thời gian mỗi riboxom trượt qua hết mARN là t; khoảng thời gian riboxom
phía sau trượt chậm hơn riboxom phía trước là Δt
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 13


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Δt

n






3

Δt

2

1


Riboxom 1: t;
Riboxom 2: t + Δt.
Riboxom 3: t + 2 Δt.
Riboxom n: t + (n – 1) Δt.

+ Tổng thời gian tổng hợp pro của n Riboxom là: T = t +(n-1)Δt
2.2. Cách nhận dạng và hình thành các công thức để giải các bài tập biến dị.
2.2.1. Đột biến gen
a. Thay đổi liên kết hydro
- Đột biến mất cặp nuclêôtic:
+ Mất 1 ( A – T ) : Số liên kết hiđrô giảm 2 .
+ Mất 1 ( G – X ) : Số liên kết hiđrô giảm 3 .
- Thêm cặp nuclêôtic:
+ Thêm 1 ( A – T ) : Số liên kết hiđrô tăng2 .
+Thêm1 ( G – X ) : Số liên kết hiđrô tăng 3 .
- Thay cặp nuclêôtic:
+ Thay 1 ( A – T ) bằng 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 1 .
+ Thay 1 ( G – X ) bằng 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm1 .
 5- BU: Gây đột biến thay cặp A- T bằng cặp G-X
 EMS: Gây đột biến thay cặp G-X bằng cặp T- A hoặc X-G
b. Thay đổi chiều dài gen ( ADN).
- Chiều dài không thay đổi : Thay số cặp nucleotit bằng nhau .
- Chiều dài thay đổi :
+ Mất cặp nuclêôtic : Gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu .
+ Thêm cặp nuclêôtic : Gen đột biến dài hơn gen ban đầu
+ Thay cặp nucleotit không bằng nhau.
c. Liên quan đến phân tử Protein
- Mất hoặc thêm cặp nuclêôtic: Phân tử protein sẽ bị thay đổi từ axitamin có
nucleotit bị mất hoặc thêm .


Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 14


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

- Thay thế cặp nuclêôtic:
+ Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu cùng mã hóa 1 axitamin thì phân tử
protein sẽ không thay đổi .
+ Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu mã hóa aa khác nhau thì phân tử
protein có 1 aa thay đổi .
d. Phân loại đột biến điểm
+ Đột biến Câm (đột biến đồng nghĩa): Thay đổi bộ 3/gen nhưng aa/pro
không bị thay đổi
+ Đột biến dịch khung: Gen mất Nu khung đọc thay đổi tại vị trí mất Nu
+ Đột biến Vô nghĩa: Xuất hiện bộ 3 kết thúc
+ Đột biến nhầm nghĩa: Thay đổi bộ ba và làm xuất hiện bộ ba mới
2.2.2. Đột biến nhiễm sắc thể.
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Chuyển đoạn tương hỗ hay không tương hỗ làm thay đổi vị trí gen, kích
thước NST, nhóm gen liên kết.
- Chuyển đoạn trên 1 NST chỉ làm thay đổi vị trí gen không thay đổi kích
thước NST, nhóm gen liên kết.
- Đảo đoạn chỉ thay đổi trật tự phân bố gen không thay đổi kích thước NST,
nhóm gen liên kết.
- Lặp đoạn không làm thay đổi nhóm gen lien kết, làm tăng số lượng gen.
B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

- Đột biến lệch bội: + Số lượng NST trong tế bào lệch bội: thể không: 2n -2;
thể một: 2n-1; thể ba: 2n +1; thể bốn: 2n +2…; thể một kép : 2n-1-1…
+ Số loại giao tử lệch bội:
Không ply trong GPI: tạo ra 2 loạig.tử: (n+1) và (n-1)
Trong 1 tế bào, nếu
Số lượng g.tử: 4
chỉ có 1 cặp NST
không phân li
Không ply trong GPII: tạo ra 3 loại g.tử: n; (n+1) và (n-1)
Số lượng g.tử: 4
* Lưu ý: Cách phân biệt giao tử (n+1) trong GPI và GPII là:
- Trong GPI: Giao tử (n+1) mang cặp NST (cặp gen) dị hợp: Aa
- Trong GPII: Giao tử (n+1) mang cặp NST (cặp gen) đồng hợp: AA hoặc aa
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 15


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

+ Số dạng đột biến lệch bội.
 Số dạng lệch bội đơn khác nhau: Cn1 = n
 Số dạng lệch bội kép khác nhau: Cn2 = n(n – 1)/2!
 Có a thể lệch bội khác nhau: Ana = n!/(n –a)!
(n: số cặp NST tương đồng của tế bào)
- Đột biến đa bội . Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở đời con
+ Bước 1: Viết các loại giao tử của bố mẹ. (Bước cơ bản).
VD1: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân, Xác định số loại giao tử được sinh ra?
-


Dùng sơ đồ tứ giác:
A

A

a

a

→Có 3 loại giao tử: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa

VD2: Thể tứ bội có kiểu gen AAAa giảm phân, Xác định số loại giao tử được sinh
ra?
A

A

A

a

→Có 2loại giao tử: 3/6AA: 3/6Aa.

VD3: Thể tứ bội có kiểu gen Aaaa giảm phân, Xác định số loại giao tử được sinh ra?
A

a

a


a

→Có 2loại giao tử: 3/6Aa: 3/6aa.

Bước 2: Lập bảng tổ hợp giao tử hoặc lấy tích tỉ lệ các loại giao tử→ Tỉ lệ
kiểu gen, tỉ lẹ kiểu hình.
3. Câu hỏi và bài tập áp dụng để học sinh tự giải
3.1. Bài tập ADN, ARN, PRO.
Bài 1: Cho biết một phân tử ADN có số nucleotit loại A bằng 2000 (nu) chiếm 10%.
Tổng số nucleotit của ADN là
A. 2000.

B. 20000.

C. 30000.

D. 40000.

Bài 2. Dạng axit nuclêic nào là thành phần vật chất di truyền có ở cả 3 nhóm sinh
vật: virut, tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật.
A. ADN sợi đơn vòng.

B. ADN sợi kép vòng.

C. ADN sợi đơn thẳng.

D. ADN sợi kép thẳng.

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


Trang 16


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Bài 3. ADN là chữ viết tắt của:
A. Axit đêôxiribônuclêic (axit đêdôxiribônuclêic).

B. Axit nuclêic.

C. Axit đêôxiribônuclêôtit (axit đêdôxiribônuclêôtit).

D. Axit ribônuclêic.

Bài 4. ARN là chữ viết tắt của:
A. Axit nuclêic.

B. Axit ribônuclêic.

C. Axit ribônuclêôtit.

D.Axit Nclêôxiribônuclêic.

Bài 5. Bào quan nào sau đây không chứa axit nuclêic?
A. Ti thể.

B. Lạp thể.


C. Lưới nội chất hạt.

D. Lưới nội chất trơn.

Bài 6. Phân tử ADN được cấu tạo gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau có mặt ở thành
phần:
A. Trong nhiễm sắc thể của nhân tế bào.

B. Trong ti thể của tế bào chất.

C. Trong lạp thể của tế bào chất.

D. Trong plasmit của tế bào vi khuẩn.

Bài 7 (ĐH 2009). Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có
tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử
dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều
dài bằng chiều dài phân tửmARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần
phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 320, A = T = 280.

B. G = X = 280, A = T = 320.

C. G = X = 240, A = T = 360.

D. G = X = 360, A = T = 240.

Bài 8 (CĐ 2010). Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm
30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một
tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội

bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1800; G = X = 1200.

B. A = T = 899; G = X = 600.

C. A = T = 1799; G = X = 1200.

D. A = T = 1199; G = X = 1800.

Bài 9 (CĐ 2010). Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng
nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1798.

B. 2250.

C. 3060.

D. 1125.

Bài 10 . ADN là loại đại phân tử, có phân tử lượng:

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 17


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

A. Trên 10 triệu đơn vị cacbon.


B. Dưới 10 triệu đơn vị cacbon.

C. Trên, dưới 10 triệu đơn vị cacbon.

D. 10 triệu đơn vị cacbon.

Bài 11 (ĐH 2010). Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có (T + X)/ (A + G)=
0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài
bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do
cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 20%; T + X = 80%.

B. A + G = 25%; T + X = 75%.

C. A + G = 80%; T + X = 20%.

D. A + G = 75%; T + X = 25%.

Bài 12 (ĐH 2011). Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900
nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số
nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở
mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150

B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150

C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150

D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750


Bài 13 (CĐ 2011). Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T
= 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là
A. A = T = 300; G = X = 1200.

B. A = T = 1200; G = X = 300.

C. A = T = 900; G = X = 600.

D. A = T = 600; G = X = 900.

Bài 14 (CĐ 2013). Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một
mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại
X mà môi trường cung cấp là
A. 190.

B. 90.

C. 100.

D. 180.

3.2. Bài tập về đột biến gen
Bài 1. Trong các trường hợp đột biến mất cặp nuclêôtit sau đây, trường hợp nào ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất tới sự thay đổi cấu trúc prôtêin?
A. Mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp nhau ở vị trí giữa của gen.
B. Mất 2 cặp nuclêôtit bất kì ở vị trí giữa của gen.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí đầu của gen.
D. Mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí giữa của gen.


Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 18


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Bài 2. Một đột biến xảy ra làm mất 2 cặp nuclêôtit của gen thì số liên kết hiđrô của
gen đột biến ít hơn của gen bình thường là
A. 3 hoặc 4 hoặc 5.

B. 3 hoặc 5 hoặc 6.

C. 3 hoặc 4 hoặc 6

D. 4 hoặc 5 hoặc 6

Bài 3. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit.

B. Thay thế 1 cặp khác loại.

C. Thêm 1 cặp nuclêôtit.

D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại.

Bài 4 (ĐH 2011). Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin
nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a
có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:

A. A = T = 799; G = X = 401.

B. A = T = 801; G = X = 400.

C. A = T = 800; G = X = 399.

D. A = T = 799; G = X = 400

Bài 5. Gen A dài 4080 Ao bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 1 lần, môi
trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêotit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 2 cặp nuclêôtit.

B. mất 1 cặp nuclêôtit.

C. thêm 1 cặp nuclêotit.

D. mất 2 cặp nu

Bài 6 (ĐH 2013). So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên
liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì
A. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh
chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường
sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên
tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua
các thế hệ.
D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự
sinh sản của cơ thể sinh vật.
Bài 7. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thành

gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô và chiều dài không đổi. Tính số
nuclêôtit mỗi loại của gen b.
A. A = T = 249; G = X = 391.
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

B. A = T = 391; G = X = 249
Trang 19


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

C. A = T = 250; G = X = 391

D. A = T = 251; G = X = 389

Bài 8. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng
số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có
cặp gen Dd nguyên phân một lần. Xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội
bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.
A. Acc = Tcc= 1800; Gcc = Xcc = 1200.

B. Acc = Tcc= 1800; Gcc = Xcc = 1201

C. Acc = Tcc= 1799; Gcc = Xcc = 1200

D. Acc = Tcc= 1199; Gcc = Xcc = 800

Bài 9. Gen D có khối lượng 45.104 đvC, hiệu số giữa nuclêôtit loại X với nuclêôtit
không bổ sung bằng 20% số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến thành gen d, gen d

có tổng số liên kết hydrô là 2026 liên kết. Gen D đã xảy ra đột biến
A. mất cặp nu loại A-T.

B. mất cặp nu loại G-X.

C. thay cặp nu loại A-T bằng cặp G-X. D. thay cặp nu loại G-X bằng cặpA-T.
Bài 10 (ĐH 2012). Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng
như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường
làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm
thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Bài 11 (TN. THPT 2013). Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và
có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần sốnuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến
điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi
nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Sốlượng từng loại nuclêôtit của alen b
là:
A. A = T = 899; G = X = 301

B. A = T = 299; G = X = 901.

C. A = T = 901; G = X = 299.

D. A = T = 301; G = X = 899

Bài 12 (TN.THPT 2014). Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200
liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số
nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là:

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 20


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

A. T = 801; G = 399.

B. T = 799; G = 401.

C. T = 399; G = 801.

D. T = 401; G = 799.

Bài 13 (ĐH 2014). Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến
thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường,
môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689
nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B
là.
A. mất một cặp A - T.

B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.

C. mất một cặp G - X.

D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T

Bài 14 (tự luận). Hãy tìm các dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen trong từng

trường hợp sau :
a. Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết.
b. Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 2 liên kết.
c. Chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen tăng lên 2 liên
kết
d. Chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen giảm đi 2 liên
kết.
3.3. Bài tập về đột biến nhiễm sắ thể
Bài 1. Trong chọn giống việc loại ra những gen không mong muốn là ứng dụng của
dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây ?
A. Lặp đoạn.

B. Mất đoạn nhỏ.

C. Đảo đoạn.

D. Chuyển đoạn NST.

Bài 2. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả nào sau đây?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B.Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật.
D.Thể mang đột biến bị chết ngay từ giai đoạn hợp tử.
Bài 3 (Đại học 2013). Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không
đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể
giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


Trang 21


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm
sắc thể không thể phân li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
Bài 4. Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa
các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM.
Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. ABCD .

B. CABD .

C. BACD .

D. DABC

Bài 5 (Đại học 2012). Câu 24: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác
nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có
thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Bài 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa
đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần
hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật
Bài 7. Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa lai với nhau. Trong lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử được tạo ra từ phép lai trên đã xảy ra đột biến tứ bội hóa.
Kiểu gen của thể tứ bội này là
A. AAAA

B. AAAa

C. AAaa

D. Aaaa.

Bài 8. Ở cà chua (2n= 24), số NST ở thể tam bội là
A. 25.

B. 48.

C. 27.

D. 36.

Bài 9. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một NST của cặp
số 3 và một NST của cặp số 6 không phân li, các NST khác phân li bình thường. Kết
quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 -1.


Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 22


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

B. 2n + 1 -1 và 2n – 2 -1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.
C. 2n + 1 +1 và 2n – 1 -1 hoặc 2n + 1 -1 và 2n – 1 + 1.
D. 2n + 1 +1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n -1 -1.
Bài 10 (ĐH 2013). Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb .
Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình
thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa
các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử
lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
A. 9 và 6

B. 12 và 4

C. 9 và 12

D. 4 và 12

Bài 11 (CĐ 2013). Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Tế bào
sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 18.

B. 12.


C. 11.

D. 9.

Bài 12 (CĐ 2013). Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD × ♀aaBbdd.Trong
quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen
Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ thể đực
giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về
các gen trên?
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Bài 13 (CĐ 2013). Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc
thểcó trong tế bào sinh dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là
A. 19 và 21.

B. 18 và 19.

C. 9 và 11.

D. 19 và 20.

Bài 14 (ĐH 2014). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp
nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng

thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108.

B. 36.

C. 64.

D. 144.

Bài 15 (tự luận)

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương

Trang 23


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

Cho biết bộ NST lưỡng bội của một loài 2n=14 (NST). Có bao nhiêu NST được dự
đoán ở :
1. Thể không (2n-2).
4. Thể bốn (2n +2).

2. Thể một (2n-1).
5- Thể một kép (2n-1-1).

3. Thể ba (2n+1).
6 -Thể tam bội ( 3n).


Bài 15 (tự luận). Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định:
a. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
b. Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
c. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?

ĐÁP ÁN:
1. Phần ADN, ARN, Pro
1B, 2D,3A, 4B, 5D, 6A, 7C, 8C, 9B, 10C, 11A, 12D, 13D, 14A.
2. Bài tập đột biến gen:
- Trắc nghiệm: 1C, 2D, 3D, 4D, 5B, 6D, 7A, 8C, 9C, 10C, 11C, 12C, 13D.
- Tự luận: câu 11. Dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen:
a. Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết.
- Trường hợp 1: Dạng đột biến thay thế 2 cặp A- T bằng 2 cặp G-X.
- Trường hợp 2: Dạng đột biến thêm 1 cặp A- T.
b. Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 2 liên kết.
- Trường hợp 1: Dạng đột biến thay thế 2 cặp G- X bằng 2 cặp A-T.
- Trường hợp 2: Dạng đột biến mất 1 cặp A- T.
c. Chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen tăng lên 2
liên kết: Dạng đột biến thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X.
d. Chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen giảm đi 2
liên kết: Dạng đột biến thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
3. Bài tập đột biến nhiễm sắc thể:
- Trắc nghiệm: 1B, 2A, 3A, 4D, 5C, 6B, 7C, 8D, 9C, 10C, 11D, 12A, 13A,
14A.
- Tự luận:
Bài 14. Bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 14 (NST).

Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


Trang 24


Một số biện pháp góp phần phát huy năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học chương cơ chế di truyền và biến dị lớp 12

1.Thể không (2n - 2) =12. 2.Thể một(2n- 1) =13. 3. hể ba(2n + 1) = 15.
4.Thể bốn(2n+ 2)=16. 5.Thể một kép(2n-1-1) = 12. 6.Thể tam bội (3n) = 21.
Bài 15. 2n= 24 NST
a. Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 24→ n = 12→ Cn1 = n = 12
b. Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra: Cn2 = n(n – 1)/2 = 12.11/2 = 66
c. Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:
Ana = n!/(n –a)! = 12!/(12 – 3)! = 12.11.10= 1320
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan
1. Đề kiểm tra 15’- Đề số 01:
Câu 1. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch
được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
Câu 2. Bộ ba nào mã hóa axit amin mêthiônin
A. 3’AUG5’.

B. 3’ GUA5’.

C. 5’AUG3’

D. 5’ GUA3’


Câu 3 Enzim thực hiện tháo xoắn trong quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza.

B. ARN-polimeraza.

C. ligaza

D. restrictaza.

Câu 4. Một gen có chiều dài 0,51micrômét, số nucleôtít của gen đó là:
A. 2000

B. 3000

C. 4000

D. 5000

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen?
A. Đột biến gen là biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp
nuclêôtit.
B. Đột biến gen phát sinh do tác nhân lí-hóa hay sinh học.
C. Đột biến gen có lợi nên là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
D. Đột biến gen có lợi hay có hại tùy thuộc vào môi trường hay tổ hợp gen
Câu 6. Gen A có 1500 nuclêôtit, trong đó có 500 ađênin. Gen A bị đột biến thành
gen a có 1747 liên kết hidrô, Như vậy gen A bị đột biến dạng
A. thêm 1 cặp A-T. B. mất 1 cặp A-T.
C. thêm cặp G-X. D. mất một cặp G-X
Giáo viên thực hiện : Đỗ Thị Xuân Hương


Trang 25


×