Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quan hệ pháp luật, đặc điểm, phân loại?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.68 KB, 3 trang )

Câu 21 : Quan hệ pháp luật là gì ? Hãy trình bày đặc điểm , phân loại quan hệ
pháp luật ?.
Trả lời

21.1/ Quan hệ pháp luật là quan những quan hệxã hội được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh. Ngoài ra, cũng có thể hiểu rằng : Quan hệ pháp luật là những
quan hệ xã hội phản ánh mối liên hệ giữa con người với con người trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội.
21.2/ Đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật .
a) Đặc điểm của quan hệ pháp luật:






Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí :
Tính ý chí trong quan hệ pháp luật là ý chí của nhà nước được thể hiện
trong các quy phạm pháp luật.
- Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
phải xử sự theo cách thức được nhà nước đặt ra.
Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể nhất định:
- Thông thường các quan hệ xã hội không có cơ cấu chủ thể cụ thể để kết
hạn.
- Các chủ thể : Hoàn toàn tự do trong việc xác lập các quan hệ xã hội
theo ý chí của họ. Nhưng trong quan hệ pháp luật, dưới sự tác động
của quy phạm pháp luật , mỗi loại quan hệ pháp luật lại có cơ cấu chủ
thể nhất định.
- Mỗi loại chủ thể trong quan hệ pháp luật khấc nhau lại phải đáp ứng
những điều kiện mà pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật đó.
- Việc xác định cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật không chỉ nhằm


tạo ra trật tự cần thiết để vận hành quan hệ xã hội mà còn đảm bảo lợi
ích của các bên khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đó.
Quan hệ phấp luật có nội dung ( Là quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ
thể ).
- Trong quan hệ xã hội , giữa các chủ thể tham gia cũng hình thành
quyền và nghĩa vụ, mặc dù không cụ thể, không rõ ràng. Việc thực hiện


các quyền và nghĩa vụ đó như thế nào phụ thuộc vào nhận thức, điều
kiện và môi trường sống của các chủ thể.
- Chủ thể phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật nên
các quyền và nghĩa vụ đều mang tính pháp lí. Các quyền và nghĩa vụ
chủ thể trong quan hệ pháp luật được xác định cụ thể, rõ ràng trên cơ
sở pháp luật sẽ tránh được sự tùy tiện lạm dụng quyền hoặc bỏ mặc
nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ pháp
luật & tăng cường khả năng giám sát của nhà nước đối với xã hội. Nhà
nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế buộc các chủ thể phải
thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra quan hệ pháp luật còn được nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Đối với các quan hệ xã hội , sự hình thành, vận động của chúng chịu sự
giám sát bởi dư luận xã hội dựa trên những quan niệm đạo đức, phong
tục tập quán.
- Đối với quan hệ pháp luật được hình thành, vận động theo quy định
của pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước ,nên các quan hệ pháp luật
ngoài việc chịu sự kiểm soát của dư luận xã hội còn chịu sự kiểm soát
của nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
+) Tuy nhiên : Do tính chất của các quan hệ pháp luật khác nhau nên
sự bảo đảm thực hiện của nhà nước cũng có những hình thức, biện
pháp khác nhau. Có thể là sự đảm bảo về pháp lí, vật chất , tổ chức , kĩ
thuật… các biện pháp tuyên truyền , giáo dục hoặc cưỡng chế khi cần

thiết.



b) Phân loại quan hệ pháp luật.


Căn cứ vào tiêu chí phân chia các ngành luật :
Quan hệ pháp luật được phân thành:
- Quan hệ pháp luật hình sự.
- Quan hệ pháp luật dân sự.
- Quan hệ pháp luật hành chính.
- ……….




Căn cứ vào nội dung:
Quan hệ pháp luật được phân thành :
- Quan hệ pháp luật nội dung.
- Quan hệ pháp luật hình thức.



×