Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tăng cường kiểm soát chi phí tại công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng - xây lắp Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.48 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TRINH

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - XÂY LẮP ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TRINH

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - XÂY LẮP ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HÀ TẤN


Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Kết cấu luận văn.................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP.......................................................................................8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................8
1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ............................................................ 8
1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ ......................................................... 9
1.1.3. Chức năng của kiểm soát nội bộ ..................................................... 9

1.2. Ý NGHĨA VÀ CÁC YẾU TỐ CẦU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ ......................................................................................10

1.2.1. Ý nghĩa của hệ thống KSNB......................................................... 10
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB .......................................... 10

1.3. KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP ......................16
1.3.1. Khái quát về chi phí trong doanh nghiệp...................................... 16
1.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của kiểm soát chi phí............................. 23
1.3.3. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí................................ 24
1.3.4 Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ........................................... 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................34


CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XI MĂNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG – XÂY LẮP ĐÀ NẴNG.35
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG XÂY LẮP
ĐÀ NẴNG .............................................................................................35
2.1.1. Sự hình thành và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty..................................................................................................... 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty cổ phần xi măng, XLXD – xây
lắp Đà Nẵng............................................................................................. 38
2.1.3. Tổ chức Kế toán của Công ty cổ phần xi măng, VLXD – xây lắp
Đà Nẵng .................................................................................................. 42
2.1.4. Một số nét cơ bản về môi trường kiếm soát ở Công ty: ............... 48

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XI MĂNG, VLXD – XÂY LẮP ĐÀ NẴNG ................51
2.2.1 Xây dựng dự toán chi phí ở Công ty.............................................. 51
2.2.2 Tổ chức thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi phí ở

Công ty xi măng, vật liệu xây dựng – xây lắp Đà Nẵng......................... 58
2.2.3 Thủ tục kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi măng, vật liệu xây
dựng – xây lắp Đà Nẵng .......................................................................... 65
2.2.4. Đánh giá công tác kiểm soát chi phí ở Công ty cổ phẩn xi măng,
vật liệu xây dựng – xây lắp Đà Nẵng...................................................... 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................74
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG –
XÂY LẮP ĐÀ NẴNG ..........................................................................75


3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG, VẬT LIỆU XÂY
DỰNG – XÂY LẮP ĐÀ NẴNG ...........................................................75
3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHỈ Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG – XÂY LẮP
ĐÀ NẴNG .............................................................................................76
3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát tại Công ty............................... 76
3.2.2. Hoàn thiện công tác lâp báo cáo phục vụ kiểm soát chi phí ở Công
ty.............................................................................................................. 78
3.2.3 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát chi phí tại Công ty .......................... 84
3.2.4. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí phục vụ kiểm soát chi phí
tại Công ty ............................................................................................... 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................96
KẾT LUẬN CHUNG...........................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

CP

Chi phí

CCDC

Công cụ dụng cụ

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNV

Công nhân viên


DN

Doanh nghiệp

GVHB

Giá vốn hàng bán

HĐQT

Hội đồng quản trị

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NVL

Nguyên vật liệu

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

NL


Nhiên liệu

NCTT

Nhân công trực tiếp

PX

Phân xưởng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SP

Sản phẩm

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản


TSCĐ

Tài sản cố định

VLXD

Vật liệu xây dựng

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012

52

2.2


Dự toán doanh thu tiêu thụ gạch năm 2012

54

2.3

Dự toán tổng nguồn lương năm 2012

54

2.4

Bảng phân bổ lương cho các bộ phận năm 2012

55

2.5

Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2012

56

2.6

Bảng phân bổ dự toán chi phí sản xuất chung năm 2012

57

2.7


Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm

58

2012
2.8

Sổ chi tiết chi phí NVL – Tổ sợi

59

2.9

Tập hợp chi phí NVLTT – Tổ sợi tháng 9 năm 2012

60

2.10

Bảng tập hợp chi phí NVL TT tháng 9 năm 2012

60

2.11

Bảng tập hợp chi phí NCTT tháng 09 năm 2012

61

2.12


Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 9 năm 2012

62

2.13

Báo cáo tình hình sử dụng vật tư năm 2012

63

2.14

Bảng giá thành vỏ bao xi măng tháng 9 năm 2012

64

3.1

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NVL TT năm 2012

79

3.2

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NCTT năm 2012

80

3.3


Báo cáo tình hình thực hiện chi phí SXC năm 2012

81


Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.4

Báo cáo giá vốn hàng bán năm 2012

82

3.5

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng năm 2012

83

3.6

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí QLDN năm 2012

84


3.7

Bảng phân tích tình hình thực hiện CP NVLTT năm

88

2012
3.8

Bảng phân tích hình hình thực hiện CPNCTT năm 2012

89

3.9

Bảng phân tích hình hình thực hiện chi phí SXC năm

90

2012
3.10

Bảng phân tích tình hình thực hiện giá vốn hàng bán

92

năm 2012
3.11


Phân tích tình hình thực hiện chi phí bán hàng năm

93

2012
3.12

Phân tích tình hình thực hiện chi phí QLDN năm 2012

94


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Cơ cấu tổ chức quản lý

39

2.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


43

2.3

Tổ chức bộ máy kế toán tại các Xí nghiệp

46

2.4

Quá trình luân chuyển chứng từ

47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các
doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng
chứa đựng trong lòng nó nhiều thách thức. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và
thành công trong kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc áp dụng kỹ thuật công
nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm mà cần phải có
tầm nhìn và có một chiến lược kinh doanh phù hợp, phải phân bổ, quản lý và
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của mình như vốn, lao động, thiết bị... ,
đặc biệt đối với việc sủ dụng chi phí.
Khi đối mặt với một nền kinh tế không chắc chắn và mang nhiều rủi ro ,

các nhà quản lý cần quan tâm đến vấn đề làm thế nào để kiểm soát chi phí của
doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Việc kiểm soát tốt chi phí sẽ ngày càng
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Nhờ đó, tạo dựng cho doanh
nghiệp một uy tín, thương hiệu, … nhằm nâng cao được sức cạnh tranh.
Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng kinh
doanh các lĩnh vực: xi măng, sản xuất vỏ bao xi măng, gạch, xây dựng các
công trình dân dụng, kinh doanh thiết bị, vật liệu xây dựng. Là một công ty
với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh rộng ở khu vực miền Trung và Tây
Nguyên. Với một doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng lớn như vây thì
cần phải có hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty để kiểm soát chi phí hiệu
quả, tránh lãng phí và thất thoát chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công tác kiểm soát chi phí ở Công ty cổ phần xi măng, vật liệu xây
dựng, xây lắp Đà Nẵng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, việc lập dự toán
chi phí chưa được chú trọng, chưa thực hiện việc lập báo cáo phân tích chi


2
phí để thấy được những biến động chi phí thực tế so với kế hoạch; dẫn đến
lãng phí về chi phí. Để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát
chặt chẽ chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cần phải tập trung hoàn
thiện cho hoạt động kiểm soát chi phí. Đó là lý do của việc chọn đề tài:
“Tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi măng, vật liệu xây
dựng, xây lắp Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi
mặng, vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng tìm ra những mặt còn hạn chế, từ
đó đề xuất các giải pháp đảm bảo tính khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện
kiểm soát chặt chẽ chi phí tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi

măng, vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực kinh doanh xi măng và sản xuất vật liệu
xây dựng, vỏ bao xi măng tại công ty cổ phẩn xi măng, vật liệu xây dựng –
xây lắp Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thu thập thông tin, phân tích số liệu, tổng hợp, so sánh, thống
kê để phục vụ công tác nghiên cứu. Sử dụng số liệu sơ cấp tại Công ty kết hợp
với các dự toán chi phí và thực tế chi phí thực hiện tại các đơn vị trực thuộc và
văn phòng Công ty nhằm nắm bắt thực tế về công tác kiểm soát chi phí và các
vấn đề khác để tìm ra những hạn chế về kiểm soát chi phí tại công ty.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về kiểm soát
nội bộ chi phí trong doanh nghiệp
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những hạn chế về kiểm soát nội chi phí ở


3
Công ty, luận văn đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường
kiểm soát chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi
măng, vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng.
Chương 3: Hoàn thiện kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi măng, vật
liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kiểm soát chi phí là thực hiện ngăn ngừa chống lãng phí, tiết kiệm chi
tiêu của đơn vị với mục tiêu sau cùng là tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí trong quá trình quản lý và điều hành hoạt đồng là yếu
tố cần thiết đối vời bất kỳ một đơn vị nào.
Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, đòi hỏi các tổ chức không
ngừng đổi mới cả về tư duy và hành động trong quản lý để nâng cao hiệu quả
hoạt động của Doanh Nghiệp. Trong các chức năng quản lý, chức năng kiểm
tra, kiểm soát trong quá trình hoạt đồng của tổ chức có vai trò quan trọng,
giúp tổ chức tồn tại và phát triển ngày càng tốt hơn.Vì vậy, các doanh nghiệp
đều phải xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo
các lợi ích cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, đã có rấ nhiều tác giả đã đưa ra
các ý tưởng, giải pháp và đề tài nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chi phí.
Bài báo của tác giả Nguyễn Khắc Hùng “ Kiểm soát chi phí trong các
doanh nghiệp xây lắp” đăng trên tạp chi kế toán và kiểm toán tháng 2/2011 ,
nêu ra những bất cập trong các quy định về chứng từ của Nhà nước nhằm tìm
ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống chứng từ phục vụ việc kiểm soát chi


4
phí, giảm thiểu các trường hợp gian lận trong việc thực hiện chi phí ở các
Doanh nghiệp.
Bài báo của tác giả Nguyễn Văn Phượng “ Kiểm soát nội bộ - công cụ
phòng, chống tham nhũng hữu hiệu” đăng trên tạp chí kế toán và kiểm toán
tháng 4/2012. Bài báo trình bày về sự ra đời của kiểm soát nội bộ, các yếu tố
cấu thành nên hệ thống kiếm soát nội bộ và một số đề xuất nhằm hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bài báo của tác giả Lại Thị Thu Thủy “ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội
bộ hướng đến quản lý rủi ro trong doanh nghiêp” đăng trên tạp chí kế toán và
kiểm toán tháng 5/2012. Bài viết trình bày sự cần thiết của việc xây dựng
HTKSNB gắn với quản lý rủi ro là một điều thiết yếu cần phải thực hiện.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, từ nội dung nghiên cứu của các
đề tài tham khảo, luận văn kế thừa những lý luận cơ bản một số đề tài nghiên

cứu cùng lĩnh vực liên quan, cụ thể như:
Sách kiểm toán, khoa kế toán - kiểm toán, Trường Đại Học Kinh Tế
TP. Hồ Chí Minh, Kiểm Toán. NXB Lao Động Xã Hội, 2007; Hệ thống
kiểm soát nội bộ của Đoàn Văn Hoạt 2007; Sách kế toán quản trị của Nguyễn
Tấn Bình ( 2003) NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Thị Tuyết
(2007), “ Tăng cường công tác kiểm soát chi phí tại nhà máy đóng tàu Đà
Nẵng”. Trong luận văn này, vấn đề đặt ra là việc sản xuất tại nhà máy đóng
tàu đi theo một quy trình kỹ thuật công nghệ khá phức tạp, nếu không có sự
phân công trách nhiệm rõ ràng và tổ chức quản lý tốt cũng như việc ban hành
các quy chế hoạt động và thiết kế quy trình tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học
thì sẽ gây nên sự lãng phí trong chi phí sản xuất và trong việc xây dựng hệ
thống định mức vẫn còn tồn tại, như bị động từ tính chất đơn chiếc của sản
phẩm qua mỗi lần đặt hàng của khách hàng, công tác lập dự toán chi phí sản


5
xuất còn chưa linh hoạt. Vì vậy, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm tăng
cường cho công tác kiểm soát chi phí sản xuất, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản
xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của nhà máy.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Tô Đình Dân: “ Tăng cường kiểm soát chi
phí sản xuất tại công ty cổ phần Khoáng san Bình Định" Tác giả đề cập đến
tầm quan trọng của kiểm soát chi phí đối với các doanh nghiệp, phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện kiểm soát chi phí tại công ty như: hoàn thiện môi trường kiểm soát
về cơ cấu quản lý, thành lập phòng kiểm toán nội bộ; hoàn thiện thông tin kế
toán; các giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất.
Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng của tác giả
Trần Thị Diệp Thuý (Năm 2009), Đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
phí tại Công ty Cao su Kon Tum” với các giải pháp hoàn thiện môi trường

kiểm soát chi phí, hoàn thiện việc xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh
doanh, hoàn thiện các thủ tục kiểm soát chi phí và hoàn thiện công tác phân
tích chi phí sản xuất kinh doanh.
Luận văn thạc sỹ tác giả Nguyễn Thị Hoài “ Tăng cường kiểm soát nội
bộ về chi phí kinh doanh tại công ty Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam” viết
về những tồn tại trong hoạt động kiểm soát nội bộ chi phí kinh doanh của
Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí
kinh doanh tại Công ty.
Đề tài “Tăng cường kiểm soát chi phí xây lắp tại công ty TNHH tư vấn
xây dựng Xuân Quang” của tác giả Đoàn Thị Lệ Hà (Năm 2011) viết về đặc
điểm hoạt động kinh doanh xây lắp, cách tổ chức quản lý và công tác kiểm
soát chi phí xây lắp, tăng cường kiểm soát chi phí xây lắp bằng cách hoàn
thiện môi trường kiểm soát, phân tích chi phí xây lắp và hoàn thiện thủ tục
kiểm soát chi phí xây lắp.


6
Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ về chi phí ở công ty
điện lực 3” tác giả Hoàng Thị Thanh Hải ( Năm 2005), đề tài đi sâu vào vấn
đề tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ chi phí, các thủ tục kiểm soát
nội bộ chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Đề tài “Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần
Vinaconex 25” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy ( năm 2010), đưa ra
những giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí như: tăng cường kiểm soát chi
phí theo định hướng trung tâm chi phí, trong đó đội là trung tâm chi phí sản
xuất ; tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc hoàn thiện các thủ tục
kiểm soát chi phí đặc biệt việc kiểm soát vật tư nhập và sử dụng; tăng cường
kiểm soát thông qua việc hoàn thiện giao khoán giữa công ty với các đội xây
dựng.
Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành kế toán của tác giả Huỳnh Thị Loan

“Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại Tổng công ty cổ phần dệt may
Hoà Thọ”, đã viết về kiểm soát chi phí và đưa ra một số giải pháp tăng cường
kiểm soát chi phí sản xuất như sau: Tăng cường kiểm soát chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, đồng thời
tác giả cũng nêu ra công tác kiểm soát sự biến động của chi phí sản xuất chưa
được toàn diện. Do đó, cần lập dự toán chi phí sản xuất linh hoạt phục vụ
công tác kiểm soát chi phí sản xuất nhằm giúp cho nhà quản trị có thể so sánh
được chi phí thực tế ở các mức độ hoạt động khác nhau.
Nhìn chung, các đề tài trên đã đi vào vấn đề kiểm soát nội bộ về quản lý.
Do đó, tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu trên đều có chung mục tiêu đó
là làm thế nào để kiểm soát chi phí một cách hiệu quả nhất, bởi vì lợi nhuận
thu lại nhiều hay ít đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những chi phí đã chi ra.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Kiểm soát
chi phí tại Công ty cổ phần xi măng, vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng”.


7
Tác giả thực hiện luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng công tác
kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xi măng, vât liệu xây dựng và xây lắp
Đà Nẵng và đưa ra những giải pháp tăng cường kiểm soát về bảo vệ tài sản,
chống thất những chi phí trong doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ
Theo báo cáo của COSO, Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối
bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được
thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo họp lý nhằm đạt được các mục tiêu:
- Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
- Sự tin cậy của báo cáo tài chính
- Sự tuân thủ pháp luật và các quy định
Khái niệm trên nhấn mạnh đến 3 vấn đề sau:
Một là, mọi người thuộc mọi cấp bậc trong tổ chức đề tác động đến kiểm
soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ, theo 1 mức độ nào đó, là trách nhiệm
của mọi người. Các nhà quản lý được coi là chủ sở hữu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong phạm vi trách nhiệm của họ. Mỗi nhân viên đóng một vai trò
nhất định trong hệ thống kiểm soát nội bộ
Hai là, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt
được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và sự tuân thủ. Hệ thống
kiểm soát nội bộ là một bộ phận cấu thành của cả một quy trình quản lý. Nó
giữ cho một tổ chức luôn hoạt động hướng về các mục tiêu hoàn thành nhiệm
vụ và tối thiểu hóa các yếu tố không mong đợt trong quá trình hoạt động.
Ba là, kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các
nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm
bảo tuyệt đối [6, Tr 3]. Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp doanh nghiệp
đạt được các mục tiêu chứ không có nghĩa là đảm bảo sự thành công của
doanh nghiêp.


9
1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Trong doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách,
các biện pháp kiểm soát và thủ tục kiểm soát được xây dựng để thực hiện các
mục tiêu:

- Bảo vệ tài sản của đơn vị, hạn chế mất cắp, hư hại và sử dụng không
đúng mục đích
- Các thông tin kế toán được cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, chính
xác và tin cậy về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
- Bảo đảm hiệu quả và năng lực quản lý.
- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách của doanh nghiệp [13]
1.1.3. Chức năng của kiểm soát nội bộ
Kiềm soát nội bộ có chức năng đảm bảo giám sát mức độ hiệu năng, hiệu
quả của các quyết định trong quá trình thực thi, bảo đảm tuân thủ đúng quy
định và thể thức đã thực hiện.
Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm và gian lận trong kinh doanh, vấn đề
sai phạm và gian lận là không thể tránh khỏi nhưng cần phải kiếm soát chặt
chẽ, hữu hiệu nhằm ngăn chặn sai phạm và gian lận xảy ra.
Đảm bảo ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các
nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận các hoạt động sản xuất
kinh doanh thông qua công tác kế toán không phải lúc nào cũng đầy đủ và
minh bạch. Bằng việc thiết lập các quy trình kiểm soát sẽ giúp cho việc ghi
chép kế toán tuân thủ theo quy định.
Đảm bảo các báo cáo tài chính được lập kịp thời, hợp lệ và tuân thủ các
yêu cầu có liên quan.
Bảo vệ các tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục
đích, bị thât thoát, mất cắp…Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, yếu tố tài
sản và thông tin là những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại


10
của đơn vị. [13]
1.2. Ý NGHĨA VÀ CÁC YẾU TỐ CẦU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
1.2.1. Ý nghĩa của hệ thống KSNB

Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại
song hành. Nếu không có hệ thống KSNB, làm thế nào để người lao động
không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích
chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao quản lý được
các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền, uỷ nhiệm, giao việc cho cấp dưới
một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm
tính?
Một hệ thống KSNB vững mạnh có ý nghĩa như sau:
- Giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị hiệu quả, giảm
bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD.
- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, sử dụng sai
mục đích. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các số liệu, báo cáo kế toán.
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động
của tổ chức cũng như các quy định của pháp luật.
- Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu và đạt được mục
tiêu đề ra.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
Dù có sự khác biệt đáng kể về việc tổ chức và xây dựng hệ thống kiểm
soát nội bộ giữa các đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính
chất, hoạt động, mục tiêu… Tuy nhiên, bất kỳ một hệ thống kiểm soát nội bộ
nào cũng bao gồm 5 yếu tố:
- Môi trường kiểm soát


11
- Đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Thông tin và truyền thông
- Giám sát
a. Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động
đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác
trong hệ thống kiểm soát nội bộ. [6, Tr 56]. Môi trường kiểm soát bao gồm
toàn bộ các nhân tố (bên trong và bên ngoài của đơn vị) có ảnh hưởng đến
quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hữu hiệu của KSNB. Các nhân tố chính
của môi trường kiểm soát bao gồm:
Đặc thù về quản lý
Đặc thù về quản lý trước hết chỉ quan điểm khác nhau của người quản lý
đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
được đặt dưới sự điều hành của các nhà quản trị. Bởi vậy quan điểm, đường
lối cũng như tư cách của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB.
Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB còn phụ thuộc vào tính chính trực và
việc tôn trọng các giá trị đạo đức của toàn thể nhân viên trong đơn vị.
Đặc thù về quản lý còn được thể hiện ở cơ cấu quyền lực trong đơn vị.
Nếu quyền lực được tập trung vào người quản lý cao nhất thì môi trường
kiểm soát phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm, phong cách điều hành của người
này; còn nếu quyền lực được phân tán cho nhiều người thì vấn đề kiểm tra,
giám sát việc sử dụng quyền lực đã phân quyền nhằm tránh tình trạng sử dụng
không hết quyền hạn được giao hay lạm quyền.
Đồng thời để nâng cao tính hữu hiệu của KSNB, nhà quản trị cần phải
loại trừ hoặc giảm thiểu những sức ép hay điều kiện có thể dẫn đến nhân viên


12
có những hành vi thiếu trung thực.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức cung cấp khuôn khổ mà trong đó các hoạt động của
doanh nghiệp được thiết lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám sát. Cơ
cấu tổ chức thực chất là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ

phận, giữa các thành viên trong đơn vị. Một cơ cấu tổ chức hợp lý giúp cho
quá trình thực hiện sự phân công phân nhiệm, sự uỷ quyền, quá trình xử lý
nghiệp vụ và ghi chép sổ sách cũng được kiểm soát từ đó ngăn ngừa được
phần nào các sai sót, gian lận. Để thực hiện được điều này, cơ cấu tổ chức đơn
vị phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của
đơn vị, không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có chồng chéo lên nhau
giữa các bộ phận.
Thực hiện sự phân chia ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ
sách và bảo quản tài sản. Sự phân chia này tạo điều kiện kiểm soát lẫn nhau
giữa các bộ phận.
Bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.
Chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự là thông điệp của doanh nghiệp về yêu cầu đối với
tính trung thực, hành vị đạo đức và năng lực mà doanh nghiệp mong đợi từ
nhân viên. Chính sách này biểu hiện trong thực tế thông qua việc tuyển dụng,
hướng nghiệp, đào tạo, đánh giá, tư vấn, động viên, khen thưởng và kỷ luật
[6, Tr 63]. Vì vậy, một chính sách nhân sự đúng đắn có thể bổ sung cho sự
yếu kém của môi trường kiểm soát.
Khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ hệ thống kiểm soát nào cũng là con
người. Nếu đơn vị có đội ngũ nhân viên có năng lực và đáng tin cậy thì nhiều
quá trình kiểm soát có thể không cần thiết mà vẫn có các báo cáo tài chính


13
đáng tin cậy. Ngược lại, con người không có năng lực và không trung thực có
thể làm cho công việc trở nên hỗn độn cho dù có rất nhiều quá trình kiểm soát
hỗ trợ.
Công tác kế hoạch tại doanh nghiệp
Công tác kế hoạch ở đây được hiểu là việc lập các kế hoạch và dự toán,

đồng thời là việc theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch, các dự
toán đó. Các kế hoạch và dự toán này bao gồm kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch
sản xuất, kế hoạch thu mua NVL và dự toán NVL, kế hoạch chi phí và dự
toán chi phí,… Nếu việc lập và thực hiện các kế hoạch được tiến hành một
cách khoa học và nghiêm túc thì nó sẽ trở thành một công cụ kiểm soát rất
hữu hiệu.
Bộ phận kiểm toán nội bộ
Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện giám sát và đánh giá thường xuyên
về toàn bộ hoạt động của đơn vị, kể cả đối với hệ thống KSNB. Vì vậy kiểm
toán nội bộ là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường kiểm soát
Về tổ chức, bộ phận kiểm toán nội bộ phải thuộc cấp quản lý cao nhất để
không bị giới hạn hoạt động, đồng thời phải được giao quyền hạn tương đối
rộng rãi.
Về nhân sự, bộ phận kiểm toán nội bộ phải có các nhân viên có đủ năng
lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các nhân tố bên ngoài
Ngoài các nhân tố bên trong thuộc tầm kiểm soát của đơn vị còn có một
số nhân tố khác không thuộc tầm kiểm soát của đơn vị nhưng có ảnh hưởng
rất lớn đến đơn vị như : Sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước, ảnh hường
của các chủ nợ, nhà đầu tư, nhà cung cấp, môi trường pháp lý, đường lối phát
triển của đất nước, …
Thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành, sự ban hành của


14
một đạo luật hay chính sách mới ảnh hưởng đền hoạt động của tổ chức.
b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh
hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro [6,Tr 65].
Để quản lý các hoạt động một cách đúng đắn, các nhà quản lý cần xác

định mức độ rủi ro về hoạt đông, tài chính và sự tuân thủ mà họ sẵn sàng chấp
nhận. Đánh giá rủi ro là một trong những trách nhiệm của nhà quản lý và cho
phép họ hành động để giảm những sự việc bất ngờ, không mong đợi. Sự thất
bại trong quản lý những rủi ro này có thể dẫn đến việc các mục tiêu hoạt
động, báo cáo tài chính và sự tuân thủ không đạt được. Đánh giá rủi ro căn cứ
vào các yếu tố:
Nhận diện rủi ro sau khi xác định được mục tiêu:
Hoạt động của đơn vị có thể gặp rủi ro do sự xuất hiện những nhân tố
bên trong và bên ngoài. Những nhân tố này ảnh hưởng đến việc đạt được mục
tiêu. Khi nhận diện rủi ro cần bao quát cả rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài.
Các nhà quản lý có thể đặt ra hàng loạt câu hỏi để nhận diện các rủi ro, ví dụ
như: Có thể xảy ra những sai phạm nào? Những yếu kém của chúng ta là ở
đâu? …
Phân tích rủi ro:
Là sự sắp xếp thứ tự các rủi ro sau khi đã nhận diện nó. Để sắp xếp thứ
tự các rủi ro, trước hết cần xem xét mức độ thường xuyên xảy ra của các rủi
ro. Sau đó tiến hành định tính và định lượng tổn thất khi rủi ro xảy ra. Từ đó
xác định hành động nào là cần thiết để quản lý rủi ro.
c. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là các hành động được cụ thể hóa từ các chính sách
và thủ tục mà khi được thực hiện thích hợp và đúng lúc sẽ giúp quản lý hoặc
giảm thiếu các rủi ro đã được nhận diện


15
Một khi các nhà quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc nhận diện rủi
ra đối với các hoạt động của doanh nghiệp, họ cũng chính là người có trách
nhiệm chính trong việc thiết kế, triển khai và giám sát các hoạt động kiểm
soát để ngăn chặn hoặc giảm các rủi ro đó
* Các yếu tố của hoạt động kiểm soát gốm:

- Quy trình phê chuẩn, ủy quyền: Đây là một hoạt động kiểm soát quan
trọng. Phê chuẩn, ủy quyền là việc cấp quản lý cho phép nhân viên thực hiện
các hoạt động nhất định nào đó.
- Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: Để thông tin đáng tin cậy thì cần
thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và
việc phê chuẩn các nghiệp vụ.
- Bảo vệ tài sản (kiểm soát vật chất): Việc so sánh, đối chiều giữa số
sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải được thực hiện định
kỳ.
- Phân tích rà soát: xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách
so sánh số thực tế với số kế hoạch, dự toán, kỳ trước.
d. Thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin của một đơn vị có thể được xử lý trên máy tính, qua
hệ thống thủ công hoặc kết hợp cả hai, miễn là bảo đảm các yêu cầu chất
lượng của thông tin là thích hợp, cập nhật, chính xác và truy cập thuận tiện.
Trong đó, cần chú ý các khía cạnh sau:
- Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận
đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành
viên khác và sử dụng được những phương tiện truyền thông trong đơn vị.
- Các thông tin từ bên ngoài cũng phải được tiếp nhận và ghi nhận trung
thực, đầy đủ, để đơn vị có những phản ứng kịp thời.


×