Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐOÀN THỊ KIỀU DIỄM

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐOÀN THỊ KIỀU DIỄM

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đoàn Thị Kiều Diễm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài.................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BÒ THỊT............................................................................................... 8
1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT ...................... 8
1.1.1. Vai trò của chăn nuôi bò thịt............................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt ..................................................... 12
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT.............................. 14
1.2.1. Gia tăng quy mô sản lượng chăn nuôi bò thịt................................ 15
1.2.2. Nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt..................... 16
1.2.3. Gia tăng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực........................ 18
1.2.4. Tổ chức tốt chăn nuôi bò thịt......................................................... 21
1.2.5. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 22
1.2.6. Nâng cao kết quả kinh doanh và thu nhập của người chăn nuôi ... 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI BÒ THỊT .............................................................................................. 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 24
1.3.2. Sự phát triển của nền kinh tế và nông nghiệp................................ 26
1.3.3. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt ......................................... 28
1.3.4. Nguồn cung cấp giống và thức ăn cho bò thịt ............................... 30


1.3.5. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 31
1.3.6. Khả năng của hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật và thú y ......... 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH ...................... 35
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN PHÙ
CÁT ................................................................................................................. 35
2.1.1. Tình hình gia tăng quy mô và cơ cấu đàn bò thịt .......................... 35
2.1.2. Nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt ở huyện Phù
Cát .................................................................................................................. 37
2.1.3. Gia tăng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực .............. 40
2.1.4. Tình hình tổ chức chăn nuôi bò thịt............................................... 42
2.1.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của huyện Phù Cát ........................... 42
2.1.6. Nâng cao kết quả kinh doanh và thu nhập của người chăn nuôi ... 43
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN PHÙ CÁT ......................................................... 49
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 49
2.2.2. Sự phát triển của nền kinh tế và nông nghiệp................................ 51
2.2.3. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện........................ 53
2.2.4. Nguồn cung cấp giống và thức ăn cho bò thịt ............................... 56
2.2.5. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm của huyện Phù Cát ............................ 60
2.2.6. Khả năng của hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật và thú y .......... 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA HUYỆN PHÙ CÁT,


TỈNH BÌNH

ĐỊNH .............................................................................................................. 67
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ
THỊT Ở HUYỆN PHÙ CÁT THỜI GIAN TỚI ............................................. 67
3.1.1. Phương hướng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Phù Cát ....... 67


3.1.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Phù Cát................. 68
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN
PHÙ CÁT........................................................................................................ 69
3.2.1. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi ........ 69
3.2.2. Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đàn bò thịt ở huyện............ 73
3.2.3. Tổ chức lại sản xuất kinh doanh bò thịt......................................... 79
3.2.4. Giải quyết vấn đề vốn cho chăn nuôi ............................................ 85
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 89
3.2.6. Giải quyết vấn đề thức ăn cho bò thịt ............................................ 92
3.2.7. Giải quyết vấn đề thị trường sản phẩm.......................................... 94
3.2.8. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và thú y ............. 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH

: Công nghiệp hóa


GTSL

: Giá trị sản lượng

HTX

: Hợp tác xã

PTNT

: Phát triển nông thôn

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

TL

: Trọng lượng

TTĐT

: Thông tin điện tử

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Thành phần dinh dưỡng của thịt bò và một số vật nuôi khác

11

2.1.

Số lượng trâu,bò, lợn ở huyện Phù Cát từ 2009 - 2012

35

2.2.

Cơ cấu đàn bò phân bố theo các xã ở huyện Phù Cát

36

2.3.

Một số chỉ tiêu sản xuất của bò vàng Việt Nam và bò lai Zê
bu


38

2.4.

Giá trị sản xuất của các ngành qua 3 năm (2010 – 2012)

51

2.5.

Lượng thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp

58

3.1.

Số lượng đàn bò trong vùng chăn nuôi tập trung.

70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang


2.1.

Mối quan hệ giữa học vấn và giá bán bò thịt

41

2.2.

Cơ cấu quy mô chăn nuôi của hộ chăn nuôi

43

2.3.

Cơ cấu lao động

44

2.4.

Trọng lượng xuất chuồng của bò

45

2.5.

Giá bán bò hơi của các hộ chăn nuôi

46


2.6.

Hiệu quả kinh doanh bò thịt

46

2.7.

Cơ cấu chí phí sản xuất chăn nuôi bò thịt

47

2.8.

Tỷ lệ chi phí sản xuất của các nhóm hộ sản xuất

48

2.9.

% Tăng trưởng GTSX NN và các ngành trong nông nghiệp

52

2.10.

Cơ cấu trong nội bộ sản xuất nông nghiệp

53


2.11.

Tỷ trọng tiêu thụ thịt bò theo các kênh

60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến đáng kể
với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ. Tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng cao
trong tổng sản phẩm xã hội. Tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển vì
đây là ngành quyết định mức sống và thực trạng đời sống của người lao động.
Tỷ trọng của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng
sản phẩm xã hội. Hòa mình vào xu hướng chung của đất nước thì huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định từng bước phát triển đáng kể về kinh tế và chăn nuôi bò
thịt cũng là ngành đang được quan tâm.
Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển, huyện nông nghiệp của tỉnh
Bình Định, người dân Phù Cát sống chủ yếu bằng nghề nông, có nền kinh tế
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua kinh tế của Huyện
đã phát triển theo chiều hướng tích cực, tận dụng những tiềm năng và phát
huy lợi thế hiện có. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật
chất chủ yếu. Với hầu hết dân số sống ở nông thôn với một cơ cấu kinh tế
nông - lâm - ngư nghiệp là chính, nhưng giá trị tăng trưởng của ngành nông
nghiệp chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, đất
đai lại không được thiên nhiên ưu đãi, bạc màu, khô cằn, trình độ sản xuất lạc
hậu, năng suất lao động và thu nhập thấp, nhu cầu làm viêc cao nên mức sống

của người dân còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều.
Thực tế cho thấy, nghề chăn nuôi bò thịt đã mang lại nguồn thu nhập
đáng kể cho người nông dân, góp phần giải quyết việc làm ở khu vực nông
thôn. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Phù Cát cũng đã
bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính bền vững. Cụ thể là quy mô chăn nuôi còn
nhỏ, phân tán; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế; nông dân khó tiếp
cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển chăn nuôi; dịch bệnh gia súc thường


2

xuyên đe dọa; đầu ra sản phẩm không ổn định; hiệu quả kinh tế của đàn bò
thịt chưa tương xứng với tiềm năng…
Nên việc phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là bò thịt là khâu đột phá trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng tỷ trọng của ngành chăn nuôi
trong tổng sản lượng nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn, tạo công ăn việc làm ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương một cách bền vững.
Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò ở địa phương cũng đã nảy sinh ra
một số vấn đề:
Một là, đàn bò thịt với quy mô số lượng còn chưa xứng với tiềm năng,
chất lượng của con giống chưa cao dẫn tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi
thấp;
Hai là, Tổ chức quản lý vĩ mô còn mang tính hành chính chưa sát thực tế
thể hiện ở việc phát triển nhưng thiếu một quy hoạch chi tiết cụ thể, quá trình
điều hành hoạt động của các cơ quan chức năng chưa sát thực tế, chưa nhận
thức đúng vai trò của các Hợp tác xã trong vấn đề này và thiếu chính sách và
giải pháp hình thành và phát triển hệ thống Hợp tác xã kiểu mới - hệ thống
cung cấp các dịch vụ cho chăn nuôi bò;
Ba là, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý tại cơ sở của tỉnh còn thiếu và

mỏng, cơ chế chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài chưa có;
Bốn là, người sản xuất - các hộ gia đình và trang trại thiếu vốn để đầu tư
lâu dài hạn. Họ thiếu kiến thức về kỹ thuật, thú y và tổ chức sản xuất hàng
hóa lớn theo hướng thâm canh;
Năm là, hệ thống các hoạt động phụ trợ hoạt động chưa hiệu quả, chưa
hình thành hệ thống dịch vụ đảm bảo cho các hoạt động này, chưa đáp ứng
cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt ở địa phương trên quy mô hàng hóa lớn.
Để góp phần giải quyết những vấn đề đó, đóng góp cho sự phát triển


3

chăn nuôi bò thịt của tỉnh Bình Định, tôi hình thành và chọn đề tài nghiên
cứu: “Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình
Định ” làm Đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu 3 mục tiêu cơ bản sau đây:
- Làm rõ được lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi bò thịt để hình
thành khung nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt;
- Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực cho phát
triển chăn nuôi bò thịt của địa phương;
- Kiến nghị được các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện
Phù Cát.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề chăn nuôi bò thịt ở huyện
Phù Cát tỉnh Bình Định.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò
thịt ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của chăn nuôi bò
thịt ở huyện Phù Cát giai đoạn 2008-2012
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích
thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, …theo nhiều
cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng được sử dụng trong việc khảo
cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát


4

triển chăn nuôi bò thịt.
Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận vĩ mô: Phân tích chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng
và Nhà nước;
+ Cách tiếp cận thực chứng: Tìm hiểu thực tế để thấy được nguyên nhân,
thực trạng, phát triển chăn nuôi bò thịt địa phương. Dự báo quy mô và năng
suất chăn nuôi bò thịt thời kỳ tới;
+ Tiếp cận hệ thống: Mối tương quan giữa phát triển kinh tế và phát
triển nông nghiệp; phát triển chăn nuôi bò thịt và công nghiệp, dịch vụ; mối
quan hệ giữa phát triển chăn nuôi bò thịt và phát triển nông thôn;
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
chăn nuôi bò thịt.
Qua đề tài nghiên cứu này mong rằng có thể giúp các nhà hoạch định
chính sách, đồng thời hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi bò thịt huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định có cái nhìn tổng thể về mình (điểm mạnh, điểm yếu) để phát huy
thế mạnh, hạn chế điểm bất lợi nhằm giúp các cơ sở sản xuất phát triển cả ở

thị trường trong và ngoài nước.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo…,Đề tài
nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bò thịt
Chương 2: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định


5

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chăn nuôi trong Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng không chỉ phải
với các nước Đang phát triển mà cả với các nước phát triển. Đã có nhiều
nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới mà ngày nay chúng ta vẫn có thể vận
dụng vào thực tiễn phát triển chăn nuôi của Việt Nam.
Quan điểm phát triển chăn nuôi thể hiện ngay từ thời David Ricacdo
(1772 – 1823). Nhà kinh tế học người Anh cho rằng phát triển nông nghiệp
phải chú trọng phát triển chăn nuôi qua đó sử dụng có hiệu quả tư liệu sản
xuất quan trọng nhất là đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản
xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất và thu nhập của nông dân.
Theo Lewis (1954) đại diện cho trường phái Tân cổ điền muốn phát triển
nông nghiệp thì phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp
hay những ngành có năng suất cao hơn [15]. Khu vực nông nghiệp, tồn tại
tình trạng dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần được chuyển
sang khu vực công nghiệp. Chính Lewis đã chỉ ra tầm quan trọng của sự phát
triển nông nghiệp trong quá trình này đã tạo ra sự tích lũy vốn cho sự phát
triển công nghiệp hay quá trình chuyển dịch sẽ giúp cho cả nông nghiệp

và công nghiệp cùng phát triển và do đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong
ngành nông nghiệp, khác với ngành trồng trọt ngành chăn nuôi có khả năng
phát triển sản xuất lớn theo hướng công nghiệp hóa và do đó sẽ thu hút lao
động dư thừa từ trồng trọt.
Torado (1990) cho rằng sự phát triển nông nghiệp là quá trình
chuyển đổi từ độc canh tới đa dạng hóa rồi chuyên môn hóa. Nếu xét trên
phương diện công nghệ quá trình này từ công cụ thô sơ tiến tới công cụ máy
móc cùng với đầu vào từ công nghiệp tiến tới giai đoạn cơ giới hóa nông
nghiệp. Đây cũng là quá trình chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ tiến dần tới
trang trại chăn nuôi được chuyên môn hóa cao tận dụng lợi thế quy mô để áp


6

dụng kỹ thuật hiện đại nhờ đó sản lượng chăn nuôi tăng lên không ngừng
nhờ tăng năng suất.
Với cách tiếp cận mô hình hàm sản xuất Sung Sang Park (1992) cho rằng
phát triển nông nghiệp quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn:
sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển, sản lượng
nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Giai đoạn sơ khai, sự phát
triển nông nghiệp chỉ dựa vào khai thác yếu tố từ tự nhiên và lao động
(chủ yếu theo chiều rộng). Giai đoạn đang phát triển – sự phát triển dựa vào
ngoài các yếu tố ban đầu còn dựa vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu
vực công nghiệp (phân bón, thuốc hóa học). Giai đoạn phát triển nhờ sử dụng
các yếu tố sản xuất từ công nghiệp đặc biệt máy móc và kỹ thuật hiện đại
mà năng suất nông nghiệp tăng lên. Theo Park quá trình phát triển này cũng
là quá trình chuyển dịch mạnh lao động khỏi nông nghiệp nhằm giải quyết
tình trạng lao động dư thừa. Đây cững chính là mô hình phát triển chăn nuôi.
Phát triển nông nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu Việt Nam,
các nghiên cứu này cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện nhiều khía

cạnh khác nhau. Nội dung đầu tiên mà nhiều nghiên cứu như Nguyễn Sinh
Cúc (2003), Đặng Kim Sơn (2008) và Hoàng Thị Chính (2010) đã khẳng
định là sự gia tăng quy mô sản lượng trồng trọt và chăn nuôi thông qua
chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhưng nội dung này mới chỉ phản ánh
về mặt lượng, các nghiên cứu còn đi vào xem xét năng suất của các ngành,
các sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp. Không dừng ở đó các nghiên cứu
còn đề cập tới nội dung tới sự phát triển của các ngành trong nông nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Việc huy động và hiệu
quả sử dụng các yếu tố sản xuất được đề cập tới, Nguyễn Xuân Thảo (2004)
và Nguyễn Sinh Cúc đề nghị đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp, Đặng Kim
Sơn (2001, 2008) và Đào Thế Tuân (2008) khẳng định phải nâng cao trình độ


7

kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói
riêng. Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt Nam những
đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp đã trở thành cú hích phát triển.
Nguyễn Sinh Cúc, Trần Đức (1998) và Đặng Kim Sơn (2008), Bùi Quang
Bình (2006) khẳng định nên sử dụng mô hình kinh tế trang trại và thực hiện
dồn điền đổi thửa mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài ra thu nhập của các
hộ nông dân cũng được quan tâm nghiên cứu.
Riêng phát triển chăn nuôi bò thịt Bùi Quang Bình (2004) công bố
nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Bình Định trên các
khía cạnh phát triển về số lượng, quy mô, chất lượng, tổ chức sản xuất, giải
quyết các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ. Các giải pháp phát triển cũng
theo hướng hoàn thiện các nội dung này. Trong nghiên cứu năm 2005 Bùi
Quang Bình đã khẳng phát triển chăn nuôi bò thịt trên cơ sở khai thác các thế
mạnh về tự nhiên lao động và truyền thống chăn nuôi ở đây sẽ bảo đảm sự
phát triển bền vững nền kinh tế Đây là bài học hữu ích cho nhiều địa phương.



8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1.1.1. Vai trò của chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi bò thịt đóng góp vào gia tăng sản lượng và chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp
Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp và khu vực nông thôn đóng
một vị trí quan trọng. Vị trí này được thể hiện qua việc cung cấp sản phẩm
làm nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ, cung
cấp lao động cho các lĩnh vực kinh tế và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp và góp phần giải quyết vấn đề xã hội cho đất nước. Ở các nước đang
phát triển như Việt Nam, nông nghiệp là nguồn sống của đại đa số dân cư, do
vậy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là cơ sở để giải quyết nhiều
vấn đề của đất nước như: đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn tài nguyên, xóa đói giảm nghèo và ổn định kinh
tế xã hội.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt những
thành công nhất định, mức tăng trưởng bình quân từ 1991 đến 2009 là 5,5%
[24], nhưng tốc độ tăng giá trị gia tăng của nông nghiệp trong thời gian này
chỉ là 4,1%. Nhưng mức đóng góp của nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng
còn thấp, nếu năm 2000 mức đóng góp của nông nghiệp là 24% thì năm
2009 chỉ còn 16%. Như vậy, chất lượng của sự tăng trưởng trong nông
nghiệp chưa cao.
Trong cùng thời gian đó, với sự phát triển của các ngành công nghiệp,

dịch vụ, cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi: nông nghiệp tăng khá về giá trị


9

tuyệt đối, song tỷ trọng trong GDP giảm từ 40,49% năm 1991 xuống còn 24,3
% vào năm 2000 và gần 20,5% năm 2009, cũng trong thời gian đó công
nghiệp tăng từ 23,79% lên 36,61% và 40 % còn dịch vụ là 35,72% lên
39,09% và 41%. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có sự thay đổi
nhưng không khả quan lắm, lao động trong nông nghiệp giảm từ 72,6%
(1991) tổng số lao động cả nước xuống còn 62,61% năm 2000 và khoảng
52% năm 2009. Lao động trong công nghiệp tăng không đáng kể, nếu năm
1991 chiếm 13,6% thì năm 2009 là 13,5%. Sự chuyển dịch lao động chủ yếu
từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, năm 1991 tỷ trọng lao động trong các
ngành dịch vụ là 13,8% thì năm 2009 là 34%. Mặc dù kinh tế đã có sự chuyển
dịch và thể hiện được xu hướng tiến bộ (tăng tỷ trọng của nông nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP) nhưng cơ cấu còn chuyển
dịch chậm đặc biệt là cơ cấu lao động.
Muốn phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thực hiện công
nghiệp hóa cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn. Trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp có hai ngành lớn là trồng trọt và chăn
nuôi, ngoài ra còn có thể kể tới một số ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ nông nghiệp. Trong điều kiện của nước ta, việc phát triển ngành chăn nuôi
vừa đáp ứng với điều kiện thực tế, vừa phù hợp xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế - tăng tỷ trọng của chăn nuôi trong giá trị sản lượng ngành nông
nghiệp và tập trung vào phát triển đại gia súc.
Từ năm 1991 trở lại đây, nhìn chung chăn nuôi có tốc độ phát triển
nhanh hơn đặc biệt là những năm gần đây. Tuy nhiên vì quy mô của chăn
nuôi vẫn còn nhỏ, nên tốc độ của nó chưa thể thúc đẩy sự phát triển của toàn
ngành. Nếu năm 1996 trong 1% tăng trưởng của ngành nông nghiệp, ngành

trồng trọt đóng góp 86%, chăn nuôi chỉ đóng góp 13,4%, đến năm 2009
tỷ trọng có sự thay đổi trong đó trồng trọt tuy có giảm nhưng vẫn còn cao


10

khoảng 63,5%, chăn nuôi tăng lên 35% [25]. Như vậy, với những ưu thế của
mình muốn cho nông nghiệp phát triển ta cần phải phát triển chăn nuôi và
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.
Chăn nuôi bò thịt đảm bảo cho nền kinh tế nhiều loại sản phẩm
Từ ngàn đời nay con người đã thuần hoá và nuôi bò để phục vụ cho các
lợi ích khác nhau. Cũng giống một số loài nhai lại khác như dê, cừu,
trâu… bò có khả năng sử dụng và chuyển hoá các loại thức ăn thô xanh (các
loại rau, cỏ tự nhiên, cỏ trồng...), các phế phụ phẩm công - nông nghiệp (rơm
lúa, bã sắn, ngọn mía, bẹ và lá ngô, dây khoai lang…) có giá trị hàng hoá rất
thấp hoặc thậm chí không có giá trị hàng hoá thành năng lượng sức kéo, thành
thịt, sữa - những nguồn dinh dưỡng quí giá cho con người. Bò có khả năng
sử dụng, đồng hoá các chất chứa nitơ phi prôtein như urê, amôniac…và biến
chúng thành prôtein của cơ thể. Sở dĩ bò có được khả năng này là nhờ cấu tạo
dạ dày bốn túi, trong đó có dạ cỏ rất phát triển với hệ vi sinh vật vô cùng
phong phú.
Chăn nuôi bò thịt giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên
(đồng bãi chăn thả) và nguồn lợi con người (lao động phụ, dư thừa) trong một
khu vực hay một vùng nào đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thiết thực.
Bò có hệ thống thần kinh phát triển cho nên chúng có khả năng thích
ứng rộng và chống chịu tốt với những điều kiện sống khó khăn, với bệnh
tật. Khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác chúng thích nghi dễ dàng
hơn so với các loài gia súc khác.
Bò thịt cung cấp thịt cho nhu cầu của con người
Thịt bò được xếp vào nhóm “thịt đỏ”, có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt

bò người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon bổ. Chính vì vậy, trên
thị trường thịt bò luôn luôn đắt hơn thịt các loại gia súc khác và đắt hơn
cả thịt gia cầm (là loại thịt trắng).


11

Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu là nguồn prôtein. Đó là loại prôtein
hoàn thiện, chứa tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể. Thịt cũng chứa các
thành phần khác, trong đó có mỡ [12] . Chính mỡ trong thịt làm cho nó vừa
có giá trị năng lượng cao vừa góp phần tăng hương vị thơm ngon của thịt.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của thịt bò và một số vật nuôi khác
Loại thịt

Thành phần hoá học (g/100g)
Nước

Protein

Mỡ

Khoáng

Calo

Thịt bò

70,5

18


10,5

1

171

Trâu bắp

72,3

21,9

4,9

0,9

118

Lợn (1/2 nạc)

60,9

16,5

21,5

1,1

268


Thịt gà

69,2

22,4

7,5

0,9

162

(Nguồn: Nuôi trâu bò ở nông thôn và trang trại - TS. Phùng Quốc Quảng)
Cung cấp phân bón cho cây trồng
Phân bò là loại phân hữu cơ có khối lượng và giá trị đáng kể. Hàng ngày,
mỗi con bò trưởng thành thải ra 10-20kg phân, một năm thải ra 3-5 tấn phân
nguyên chất. Ở nước ta, phân bò được sử dụng làm phân bón cho trồng trọt
rất phổ biến, đáp ứng 50-70% nhu cầu phân hữu cơ trong nông nghiệp.
Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển
Ở nước ta, nghề nuôi bò gắn liền với nghề trồng lúa nước. Ngày nay
chúng ta đang từng bước cơ giới hoá nông nghiệp, nhưng vai trò của bò trong
khâu làm đất (cày, bừa) và trong nông nghiệp nói chung vẫn rất quan trọng.
Công việc nặng nhọc này thu hút khoảng 70% số bò. Theo số liệu của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2000 mức độ cơ giới hoá trong
khâu làm đất tính chung cho cả nước mới đạt 34-35% (năm 1995 đạt 29%),
trong đó đồng bằng sông Cửu Long mức độ cơ giới hoá bằng 66%, đồng bằng
sông Hồng bằng 29% [23].
Tuy nhiên, bò cũng chưa phải là vật nuôi cung cấp sức kéo cho nông



12

nghiệp chính như trâu.
Cung cấp các phụ phẩm giết mổ cho nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ
Da bò là một mặt hàng rất quan trọng để xuất khẩu cũng như để cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp địa phương.
Người ta dùng da để sản xuất đế giầy, thắt lưng, yên xe, các loại đai da…
Da có thể được tách thành 3 lớp: lớp ngoài cùng để sản xuất những mặt hàng
cao cấp, làm áo khoác ngoài; lớp giữa làm vali và làm túi đựng áo quần, còn
có dính thịt ở trong cùng để sản xuất các sản phẩm da mịn, các lớp lót trong.
Da bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da. Đáng
tiếc là ở nước ta chưa có những cơ chế và biện pháp thích hợp để thu thập
nguồn nguyên liệu này. Nhiều vùng nông thôn sử dụng lãng phí da bò, dùng
da bò làm thực phẩm.
Lông bò rất thích hợp để sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau một số máy
móc quang học.
Sừng bò có nhiều hình dạng khác nhau. Màu sắc cũng thay đổi. Nếu
hơ nóng trên ngọn lửa, sừng bò trở nên dễ uốn theo các hình dạng khác nhau
và cuối cùng được cố định trong nước lạnh. Sừng bò được gia công chế biến
cẩn thận có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị. Là nguyên liệu rất quan
trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ. Từ sừng bò có thể sản xuất ra trâm cài,
lược, cúc áo, các đồ trang trí, kim đan, móc áo.
1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi bò thịt là một trong những ngành sản xuất của sản xuất nông
nghiệp song có những khác biệt so với sản xuất của ngành trồng trọt, nên bên
cạnh những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp thì còn có những đặc
điểm riêng mà cần chú ý.
Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn nuôi bò thịt là các cơ
thể sống - bò thịt. Để tồn tại bò thịt luôn cần một lượng tiêu tốn thức ăn tối



13

thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng các đối tượng này nằm trong
quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất hai
vấn đề:
Bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn bò phải đồng thời tính tới phần đầu
tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển của đàn bò. Nếu cơ cấu
đầu tư giữa 2 phần này không cân đối thì dẫn tới tình trạng dư thừa lãng phí
hay sẽ làm chậm sự phát triển thậm chí phá hủy cả đàn bò.
Phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý
trên cơ sở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi
phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa chọn thời điểm đào thải,
lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi.
Thứ hai, chăn nuôi bò thịt có thể phát triển tỉnh tại tập trung mang
tính chất như sản xuất công nghiệp hay di động phân tán mang tính chất
như sản xuất nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất
hiện ba phương thức chăn nuôi bò thịt khác nhau như chăn nuôi tự nhiên,
chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi sinh thái.
Chăn nuôi bò thịt theo phương thức tự nhiên là phương thức xuất hiện
sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cơ sở để thực hiện
phương thức này là dựa vào các nguồn thức ăn sẵn có ở trong tự nhiên tạo ra.
Trong phương thức này, người ta sử dụng các giống bò địa phương bản địa
vốn đã thích ứng với môi trường sống và điều kiện thức ăn ở đó. Phương thức
này thường yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về kỹ thuật song năng
suất thịt cũng thấp, chất lượng sản phẩm thường mang đặc tính tự nhiên nên
thường được ưa chuộng cao. Nên phương thức này mang lại cho người chăn
nuôi bò thịt hiệu quả khác cao và dễ tiêu thụ.
Phương thức chăn nuôi bò công nghiệp là phương thức hoàn toàn đối lập

với phương thức chăn nuôi bò tự nhiên. Phương châm cơ bản của phương


14

thức này là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn của bò nuôi và giảm thiểu
quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm tăng khối lượng thịt
và năng suất thịt. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn
theo phương thức công nghiệp và sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để
bò nuôi có thể cho năng suất thịt cao nhất. Phương thức chăn nuôi bò công
nghiệp đòi hỏi phải đầu tư thâm canh rất lớn, không phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên nên năng suất thịt khá cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản
phẩm chăn nuôi bò công nghiệp thường khác xa với sản phẩm tự nhiên
kể cả giá trị dinh dưỡng, hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhưng dù sao phương thức chăn nuôi bò công nghiệp này vẫn được chấp
nhận và thực hiện rộng rãi trên thế giới.
Phương thức chăn nuôi bò thịt sinh thái là phương thức chăn nuôi tiên
tiến nhất, nó kế thừa cả những ưu điểm của hai phương thức trên đồng thời
hạn chế và khắc phục những mặt yếu kém và tồn tại của cả hai phương thức
chăn nuôi bò trên. Phương thức chăn nuôi này tạo ra các điều kiện và ngoại
cảnh để bò thịt được phát triển trong môi trường tự nhiên trên cơ sở nguồn
các nguồn thức ăn dinh dưỡng mang tính tự nhiên nhưng do con người
chủ động hình thành nên luôn bảo đảm tính cân đối và đầy đủ dinh dưỡng.
Thứ ba, chăn nuôi bò thịt là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản
phẩm. Do vậy, tùy theo mục đích sản xuất để quy định là sản phẩm chính hay
sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư. Chẳng hạn chăn nuôi bò thịt
thì thịt là sản phẩm chính, nhưng bò thịt còn sinh bê con và nguồn phân bón
cho ngành trồng trọt. Vì có nhiều sản phẩm đồng thời mà nhiều khi giá trị của
sản phẩm phụ không kém gì sản phẩm chính. Vì vậy mà trong chăn nuôi bò thịt
phải biết tận dụng tất cả các loại sản phẩm để bảo đảm hiệu quả kinh doanh.

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Chăn nuôi trong nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng không phải chỉ


15

với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển. Đã có nhiều
nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới mà ngày nay chúng ta vẫn có thể vận
dụng vào thực tiễn phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam trong đó đều
khẳng định phát triển là sự vận động đi lên theo hướng hoàn thiện hơn cả về
quy mô, chất lượng của chăn nuôi bò thịt cùng với cải thiện phương thức tổ
chức chăn nuôi và bảm đảm lợi ích cho người sản xuất . Nội dung của phát
triển chăn nuôi bò thịt được bao hàm các nội dung sau:
1.2.1. Gia tăng quy mô sản lượng chăn nuôi bò thịt
Phát triển nông nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu Việt Nam,
các nghiên cứu này cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện nhiều khía
cạnh khác nhau. Nội dung đầu tiên mà nhiều nghiên cứu như Nguyễn Sinh
Cúc (2003) [6], Đặng Kim Sơn (2008) [9] và Hoàng Thị Chính (2010) [5] đã
khẳng định là sự gia tăng quy mô sản lượng chăn nuôi.
Trước hết quy mô của ngành chăn nuôi bò thịt thể hiện qua quy mô đàn
bò – số lượng đàn bò. Sau chu kỳ chăn nuôi bò thịt người ta sẽ tái đàn song
song với quá trình thu hoạch. Do đó quy mô chăn nuôi bò thịt còn được phản
ánh bằng tổng sản lượng thịt bò mà các ngành sản xuất này tạo ra trong một
thời gian nhất định thường là tổng trọng lượng bò thịt xuất chuồng trong kỳ.
Ngoài ra người ta sử dụng giá trị sản lượng để phản ảnh. Điều này cũng thuận
lợi nhiều hơn cho tính toán và so sánh.
Tuy nhiên sự gia tăng sản lượng chăn nuôi bọ thịt này còn phải được duy
trì ổn định trong thời gian dài. Nghĩa là trước những biến động từ nhiều nhân
tố như điều kiện thời tiết khí hậu, biến động từ thị trường hay từ dịch bệnh…
sản lượng nông nghiệp vẫn được đảm bảo gia tăng.

Quy mô sản lượng chăn nuôi bò thịt phán ảnh kết quả hoạt động của các
cơ sở các tổ chức sản xuất. Sản lượng lượng thịt đạt được nhờ sự phân bổ và
kết hợp sử dụng các nguồn lực trong chăn nuôi. Sản lượng cao hay thấp thể


16

hiện thể hiện quy mô lớn hay bé của ngành sản xuất. Rõ ràng sản lượng chăn
nuôi bò thịt gia tăng nhờ mở rộng sử dụng các nguồn lực – phát triển theo chiều
rộng và nâng cao hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực – phát triển theo
chiều sâu. Các mô hình lý thuyết nên ở mục trên đều khẳng định điều này.
Tiêu chí:
- Tăng trưởng quy mô đàn bò
+ Số lượng bò thịt;
+ Số lượng bò thịt tăng thêm hàng năm.
- Tăng trưởng giá trị chăn nuôi bò thịt.
Giá trị sản lượng bò thịt (GO) là toàn bộ giá trị của số lượng bò do hộ gia
đình và người sản xuất bán ra thị trường trong một thời kỳ nhất định (thường
là 1 năm).
Giá trị sản xuất chăn nuôi bò thịt được tính theo phương pháp chu
chuyển nghĩa là cho phép tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nội bộ
ngành:
Giá trị sản
xuất của
chăn nuôi

=

Giá trị trọng


Giá trị sản

Giá trị

lượng thịt hơi

phẩm chăn nuôi

sản phẩm

tăng thêm
trong năm

+

không qua giết
thịt

+

chăn nuôi
khác

chênh lệch
+ giá trị chăn
nuôi dở dang

- Mức và tốc độ tăng trưởng giá trị trị sản lượng bò thịt
1.2.2. Nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt
Chất lượng sản phẩm và năng suất chăn nuôi bò thịt có vai trò lớn trong

quyết định sự phát triển của ngành. Những giống bò có năng suất thịt cao vừa
bảo đảm hiệu quả cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thịt bò của thị trường
ngày càng cao vừa làm tăng nhanh sản lượng thịt bò tạo ra sự phát triển của
ngành. Năng suất cao còn quyết định tới thu nhập và khả năng tái sản xuất mở
rộng ngành sản xuất này vốn là một ngành đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn.


×