Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Cơ chế đảm bảo hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân huyện thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.89 KB, 33 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện đề tài “Cơ chế đảm bảo hoạt động của đại biểu Hội đồng
nhân dân qua thực tiễn hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ
Xuân” tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu tự vận dụng những kiến thức của mình
cũng như đã được học của giảng viên hướng dẫn để làm đề tài nghiên cứu
khoa học này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi.
Mọi thông tin, tư liệu được trình bày trong công trình khoa học này là
hoàn toàn trung thực.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được bài tiểu luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến giảng viên, TS. Tạ Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thiện được bài tiểu luận của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do thời gian, kiến thức và trình độ lý luận thực tiễn còn hạn chế
nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy
được. Tôi rất mong có được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bài tiểu luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


LỜI MỞ ĐẦU
Theo tài liệu Hỏi- đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại


biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 do Hội đồng Bầu cử
Quốc gia biên soạn thì Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; Có mối liên hệ hết sức chặt chẽ
với cử chi, chịu sự giám sát của cử chi, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với
cử chi về mọi hoạt động của mình và của Hội đồng Nhân dân, trả lời những
yêu cầu, kiến nghị của cử chi; Xem xét, đôn đốc việc giải quyết tố cáo, khiếu
nại của cử chi. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm vận động Nhân
dân thực thi Hiến pháp và Pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của
Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người gần gũi với nhân dân, giải đáp
mọi thắc mắc của nhân dân, góp phần tuyên truyền đường lối chính sách, chủ
trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân, giúp thúc đẩy các
đường lối chính sách đó đi vào thực tiễn đời sống một cách có hiệu quả nhất,
đồng thời Đại biểu Hội đồng nhân dân là người chỉnh đốn lại những suy nghĩ
sai, lệch lạc của người dân về Đảng và chính quyền, giúp xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới, xây dựng đất
nước.
Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, tuy nhiên trên thực tế Đại biểu
Hội đồng nhân dân vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình trong hoạt
động do còn có nhiều hạn chế trong trình độ chuyên môn, kỹ năng cũng như
các cơ chế hỗ trợ trong làm việc khiến các Đại biểu Hội đồng nhân dân gặp
nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động
của Ủy ban Nhân dân nói chung và đội ngũ Đại biểu hội đồng nhân dân nói
riêng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Ủy ban Nhân dân các cấp

4


đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các Đại biểu Hội đồng

nhân dân hoạt động có hiệu quả, giúp hoàn thành được các mục tiêu mà Ủy
ban Nhân dân giao phó, giúp nâng cao đời sống, nhận thức của nhân dân, đưa
chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào trong nhân dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các cơ chế nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân tôi đã lựa chọn
đề tài: Cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân qua thực
tiễn hoạt động của Đại biểu hội đồng nhân dân tại 1 đơn vị hành chính. Để
làm bài tiểu luận này.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:


Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về các cơ chế đảm bảo hoạt động

của Đại biểu Hội đồng nhân dân
• Chương II: Thực trạng về các cơ chế đảo đảm hoạt động của Đại biểu Hội
đồng nhân dân tại huyện Thọ Xuân.
• Chương III: Ý kiến đóng góp nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại
biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân.

5


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÁC CƠ CHẾ ĐẢM BẢO
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân
dân
1.1. Khái niệm, đặc điểm của Đại biểu Hội đồng nhân dân
Theo quy định tại Điều 115 Hiến pháp năm 2013, đại biểu Hội đồng
nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương;

liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp
xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và Hội đồng nhân dân, trả lời
những yêu cầu, kiến nghị của cử tri, xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực
hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
 Đặc điểm của Đại biểu Hội đồng nhân dân:
− Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
− Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của
đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa
phương.
1.2. Vị trí và vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân
Về vị trí, vai trò
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng
của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử

6


tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của
Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn
đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách
nhiệm vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của
Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia
quản lý nhà nước.
Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định

các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
1.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân:
Về quyền hạn
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành
viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân, Viện trưởng viện
kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị
chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có
quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu,
xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện hành,
đại biểu Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
− Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu

trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân
bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Hội đồng nhân dân.

7


− Có trách nhiệm thực hiện quy định về sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp;

không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dung các phiên họp kín của Hội
đồng nhân dân.
− Phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát

của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện
vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực

hiện chế độ tiếp xúc cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân
nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Sau mỗi kỳ
họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo
với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
− Có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được

khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có
trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết
và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và
giám sát việc giải quyết. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền
gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu
xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó
giải quyết.
− Có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân,

Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân, Viện trưởng viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại
biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.

8


− Có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ

chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp
kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu
thấy cần thiết. Có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện

pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của
Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
− Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân
dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp
cần thiết kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
− Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân

có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại
biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
− Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi

ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của
Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không
có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội
đồng nhân dân bị tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc
Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi
làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng chế độ để biết hỗ trợ cho hoạt
động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong

9


năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời
gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không

chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời
gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và
được đảm bảo trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị
đó đại thọ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có
trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng
nhân dân làm nhiệm vụ.
Về trách nhiệm
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ
họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn
đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng
nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo
trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân
dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì
Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi
nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị
bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và
phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi
năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân
dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có
trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích

10


các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực
hiện các nghị quyết đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy

định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân,
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến
người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm
quyền giải quyết phải thông báo cho Đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp
luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị không đúng pháp luật, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem
xét lại; khi cần thiết, Đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải
quyết.
2. Cơ sở pháp lý về cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội
đồng nhân dân
Tại Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1206/2016/NQUBTVQH13 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt
động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu một số điểm của nghị quyết:
Uy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ vào luật Tổ chức chính quyền đại phương số
77/2015/QH13; Xét đề nghị của Chính phủ tại tờ trình số 112/TTr-CP ngày
21 tháng 4 năm 2016 và Báo cáo thẩm tra số 3365/BC-UBTCNS 13 ngày 20

11


tháng 4 năm 2016 của Ủy ban Tài chính- Ngân hàng của Quốc hội.
Quyết định:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo

đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu tại Điều 1 Nghị quyết này, bao gồm:
Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách và đại biểu Hội đồng
nhân dân hoạt động không chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến việc thực hiện chế
độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp.
Điều 3. Chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
Về tiền lương
a Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của
cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được
trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
b Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở
cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo
đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103
của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
c Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là
người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng
tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế

12


độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng
nhân dân:

d Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;
e Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;
f Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
g Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia
các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động
của Hội đồng nhân dân.
Về hoạt động phí
Đại biểu Hội đồng nhân dân (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên
trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng
như sau:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: Hệ số 0,4 mức lương cơ sở;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
Các chế độ, chính sách khác
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu từ trần mà người lo mai táng không
đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc không
thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng từ ngân sách nhà nước thì được
hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do Hội đồng
nhân dân cấp đó chi trả từ ngân sách nhà nước;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét
khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 4. Các điều kiện bảo đảm hoạt động:
Ngoài các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân
dân quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật tổ chức chính
quyền địa phương, đại biểu Hội đồng nhân dân được bảo đảm hoạt động như

13



sau:
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bảo đảm
chỗ làm việc, trang thiết bị văn phòng đối với cán bộ, công chức trong các cơ
quan nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân được cung cấp báo cáo của Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các tài liệu khác liên
quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Việc cung cấp báo chí và thông tin cần thiết khác cho đại biểu Hội đồng
nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân được cấp kinh phí hoạt động tiếp xúc
cử tri, giám sát; hỗ trợ công tác phí; khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ; may lễ
phục; nghiên cứu; học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đại biểu do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Các khoản chi (bao gồm các chế độ, chính sách được quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này) do ngân sách nhà nước bảo đảm
đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì được bố trí trong dự toán ngân
sách nhà nước của Hội đồng nhân dân cấp đó.
2. Các khoản chi tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác
đối với đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách không do
ngân sách bảo đảm thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc chi trả.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm
2016.
2. Nghị quyết này thay thế quy định tại Điều 75 và Điều 77 Nghị
quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Hội


14


đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
giám sát thực hiện Nghị quyết này.
2. Chính phủ quy định mức chi đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật.
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ CÁC CƠ CHẾ ĐẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI
BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TẠI HUYỆN THỌ XUÂN
1. Khái quát về huyện Thọ Xuân
1.1. Đặc điểm chung:
 Vị trí địa lý:

Thọ Xuân là một huyện của tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở phía tây tỉnh
Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất "địa linh nhân kiệt" có vị thế chiến lược
trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.Huyện Thọ Xuân
- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - cách thành phố Thanh Hoá (đi theo
quốc lộ 47) 36 km về phía tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu - con
sông lớn thứ hai của Thanh Hoá, hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử,
văn hoá...
Huyện Thọ Xuân có diện tích tự nhiên 295,885 km, dân số năm 2009 là
233.752 người.


Phía đông giáp huyện Thiệu Hóa.




phía đông nam và phía nam giáp huyện Triệu Sơn.



phía tây nam giáp huyện Thường Xuân.

15




phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc.



phía đông bắc giáp huyện Yên Định.
Thọ Xuân là một huyện bán sơn địa, trên địa bàn huyện có sông
Chu chảy theo hướng từ tây sang đông.

 Hành chính:

Huyện có 3 thị trấn là thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng,
thị trấn Lam Sơn, cùng với 38 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú
Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ
Lộc, Thọ Minh, Thọ Nguyên, Thọ Thắng, Thọ Trường, Thọ Xương, Xuân
Bái,Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân
Lai, Xuân Lam, Xuân Lập,Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân

Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành,Xuân Thiên, Xuân
Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh, Xuân Yên.
 Kinh tế:

Nông nghiệp, ngoài cây lúa, huyện còn là một vùng sản xuất cây công
nghiệp mía đường. Trên địa bàn huyện có nhà máy đường Lam Sơn, nơi dẫn
đầu phong trào mía đường những năm 90 thế kỷ 20.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 11,1%/năm
− Thu nhập bình quân đầu người: 371,5 USD/năm
− Bình quân lương thực: 495 kg/người/năm.

Thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo, Ðảng
bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đã đạt nhiều thành tựu quan

16


trọng và tương đối toàn diện từ kinh tế - xã hội đến quốc phòng - an ninh.
Thành tựu đó được thể hiện rõ nét ở mức tăng trưởng kinh tế hàng năm gắn
với kết quả giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Những tiến bộ về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; những công trình kiến trúc hạ
tầng cơ sở được xây dựng mới và nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao. Những thành quả đó đã tạo tiền đề để
Thọ Xuân vững tiến vào tương lai.
1.2. Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân
 Vị trí, vai trò:

Cũng giống như vai trò, vị trí chung Đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 do Hội đồng bầu cử Quốc gia biên soạn thì Đại biểu
hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có vị trí vai trò:

− Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân là người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân. Do nhân dân bầu ra, giúp truyền tải những nhu
cầu, mong muốn của người dân trong huyện đến với chính quyền địa phương,
từ đó giải quyết các nhu cầu của người dân.
− Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có mối liên hệ hết sức chặt chẽ
với người dân. Các đại biểu HĐND xuất phát từ quần chúng nhân dân, nhận
được sự tín nhiệm, ủng hộ của người dân mà được người dân bầu lên nắm giữ
vị trí trong UBND.
− Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân chịu sự giám sát của nhân dân,
là người tiếp xúc trực tiếp với người dân, báo cáo với nhân dân về nhưng hoạt
động của mình và của Hội đồng Nhân dân, trả lời những băn khoăn, kiến nghị
của nhân dân.
− Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân xem xét, đôn đốc việc giải quyết
khiếu nại tố cáo của nhân dân, giúp người dân nhanh chóng gỡ bỏ những khúc
mắc, hiểu lầm đối với chính quyền, các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước.

17


− Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân vận động nhân dân thực hiện

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước.
Cũng nhờ vào vị trí, vai trò này đã giúp trong những năm qua, nhờ sự tố giác
của người dân mà huyện Thọ Xuân đã phá được nhiều vụ án trộm cướp, các
hoạt động tham nhũng,… Giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như
môi trường xã hôi trong sạch, văn minh cho huyện Thọ Xuân.
Bên cạnh những vị trí, vai trò chung như trên, Đại biểu hội đồng nhân
dân huyện Thọ Xuân còn có một số vai trò quan trọng khác như:

− Do nằm trong địa bàn trọng yếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất

nước, Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân còn có nhiệm vụ cung cấp
cho người dân những thông tin, những hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng để người
dân phát triển kinh tế như: trông mía đường, phát triển du lịch… do những
Đại biểu Hội đồng nhân dân là những người có kiến thức, nắm rõ tình hình
của địa phương, biết đâu là thế mạnh của địa phương mình, từ đó có những tư
vấn, hỗ trợ người dân về phát triển kinh tế nuôi con gì , trồng cây gì mang lại
hiệu quả kinh tế cao, giúp ổn định và nâng cao đời sống của người dân.
− Trên địa bàn huyền, người dân không chỉ là dân tộc kinh, mà còn có các dân
tộc khác như dân tộc Thái,… trình độ của người dân không đồng đều đặc biệt
là những người dân dân tộc vì vậy người dân ở đây rất dễ bị các thế lực thù
địch lôi kéo, kích động chống phá chính quyền. Vì vậy, một nhiệm vụ quan
trọng của Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân đó là tuyên truyền cho
người dân hiểu về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của
Nhà nước từ đó xây dựng niềm tin của nười dân vào chính quyền, xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc. Do những người dân dân tộc có trình độ dân trí
thấp, rất dễ tin vào những lời dụ dỗ, lôi kéo, kích động của những thế lực thù
địch, khiến nhân dân hiểu sai, lệch lạc về đường lối, chính sách của Đảng,

18


pháp luật của Nhà nước, gây mất đoàn kết, niềm tin của người dân vào chính
quyền, vào Đảng và Nhà nước
− Ngoài ra, do nằm ở khu vực khá nhạy cảm, tệ nạn xã hội rất nhiều như:
nghiện hút, trộm cắp, mại dâm… vì vậy công tác tuyên truyền cho người dân
về việc phòng chống các tệ nạn xã hội cũng là một nhiệm vụ quan trọng của
Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân, giúp ổn định đời sống xã hội,
tạo nền tảng cho việc phát triển nâng cao đời sống cho người dân.

1.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân
huyện Thọ Xuân
 Quyền hạn:
− Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy

ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân,
Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân
dân chất vấn. Quyền hạn này giúp các Đại biểu có thể bảo vệ được lợi ích
của người dân, chống lại các hiện tượng tiêu cực trong chính quyền địa
phương.
− Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền kiến nghị Hội đồng
nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng
nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Hội đồng
nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết. Điều
này sẽ giúp Đạ biểu có thể tiêu trừ những hiện tượng cậy quyền cấp thế, "Con
ông cháu cha"… Giúp xây dựng một hệ thống UBND vững mạnh.
− Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền kiến nghị các cơ
quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp,
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Trên địa bàn huyện đã từng xãy ra tình trạng
ăn chặn số gạo cứu trợ từ Nhà nước đến với người dân bằng cách giảm bớt số

19


lượng gạo trên đầu người chủa người dân, điều nay gây nên sự bức xúc và
phản đối của người dân đối với chính quyền địa phượng. Điều này làm xấu đi
hình ảnh của chính quyền địa phương, đại diện của người dân. Với quyền hạn
trên, Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ góp phần vào việc hạn chế các hiện

tượng tiêu cực trong chính quyền huyện Thọ Xuân, đồng thời bảo vệ lợi ích
vốn có của người dân, gây dựng lại niềm tin đã mất của người dân đối với
chính quyền địa phương cũng như cán bộ, đảng viên.
− Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành
vi vi phạm pháp luật khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại
biểu Hội đồng nhân dân. Các cơ quan, dựa vào chức năng nhiệm vụ của mình
gây nên sự tổn thất về vật chất hoặc hình ảnh của chính quyền, các tổ chức và
người dân, gây nên sự phản đối vô cùng gay gắt trong quần chúng nhân dân.
Với quyền hạn này, Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ góp phần ngăn chặn
những hoạt động tiêu cực đó từ trong mầm mống.
− Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân
có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Việc cung
cấp các thông tin hữu ích, có liên quan đến hoạt động của Đại biểu Hội đồng
nhân dân huyện Thọ Xuân sẽ khiến hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân
dân diễn ra thuận lợi, có hiệu quả. Những tổ chức, cơ quan cản trở, không
cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng sự thật cho Đại biểu
Hội đồng nhân dân sẽ bị sử phạt theo quy định của pháp luật.
 Trách nhiệm:
− Thứ nhất, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ
họp, phiên họp Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân tổ chức, tham gia thảo
luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân

20


dân huyện Thọ Xuân.
Trong trường hợp Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ

họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng
nhân dân huyện Thọ Xuân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không
tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực
Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi
nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
− Thứ 2, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị

bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và
phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cử tri.
Thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo
với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại
biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
− Thứ 3, sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có

trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực
hiện các nghị quyết đó. Trách nhiệm này xuất phát từ vị trí vai trò của Đại
biểu Hội đồng nhân dân, là người đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của
nhân dân, có xuất thân từ quần chúng nhân dân vì vậy, việc báo cáo với nhân
dân là là việc làm đương nhiên
− Thứ 4, Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có trách nhiệm tiếp công
dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
của công dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có trách nhiệm
nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo
cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc
giải quyết. Trách nhiệm này có vai trò vô cùng quan trọng, thực hiện tốt

21



nhiệm vụ này sẽ giúp xây dựng lòng tin với nhân dân, giúp giải tỏa những
khúc mắc, băn khoăn của người dân với đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước.
2. Các cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân
dân huyện Thọ xuân
2.1. Những kết quả đã đạt được:
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo
hoạt động cho các Đại biểu hội đồng nhân dân, huyện Thọ Xuân đã có được
những kết quả:
− Thứ nhất, HĐND huyện Thọ Xuân đã đầu tư ngân sách,xây dựng và bố trí nơi

làm việc cho các Đại biểu HĐND một cách phù hợp, tạo môi trường làm việc
tiện lợi, thoải mái nhất. Giúp Đại biểu HĐND co điều kiện hoàn thành tốt
những nhiệm vụ đã được giao. Một môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi,
thoải mái sẽ giúp Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có tinh thần
hăng hái trong công việc, giúp năng suất công việc tăng lên.
− Thứ 2, HĐND huyện Thọ Xuân đảm bảo việc chi trả lương đúng thời hạn và
mức lương và phụ cấp theo luật định. Ngoài ra, HĐND huyện Thọ Xuân còn
có những hỗ trợ về mặt kinh tế thêm cho những Đại biểu có hoạt động tốt.
Mặc dù Đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng cũng là con người, có gia đình và
người thân, cũng có nhu cầu về ăn uống, mặc, ở… việc đảm bảo về lương
hàng tháng sẽ là nền tảng để Đại biểu Hội đồng nhân dân yên tâm công tác.
− Thứ 3, HĐND huyện Thọ Xuân tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp các
Đại biểu HĐND huyện có thể hoàn thành các nhiệm vụ của mình như hỗ trợ
tiền đi lại, cung cấp các thông tin càn thiết phục vụ cho công việc, trả lời
những thắc mắc của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
− Thứ 4, các cơ quan trong HĐND huyện Thọ Xuân tạo điều kiện thuận lợi nhất
giúp Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân tiếp xúc cử chi, thu thập
những thông tin, ý chí, yêu cầu, nguyện vọng của người dân. Giúp các đại


22


biểu hoàn thành được nhiệm vụ là người đại diện của nhân dân, bảo vệ lợi ích
cho nhân dân
− Thứ 5, HĐND huyện Thọ Xuân hỗ trợ chi phí cho các hoạt động theo tháng
của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, giúp các đại biểu hoàn thành tốt nhất
nhiệm vụ của mình.
− Thứ 6, HĐND huyện Thọ Xuân đã tiến hành mở cac lớp học, tập huấn giúp
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện. Một đội
ngũ Đại biểu Hội đồng nhân dân có kiến thức, chuyên môn sẽ góp phần vào
việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đượ cấp trên giao phó một cách hiệu
quả nhất.
− Thứ 7, Chất lượng đại biểu HĐND đã được nâng lên, đa số các đại biểu
HĐND đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được nhân dân tin
cậy. Nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện
của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc,
không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn được giao. Đã tham gia vào việc cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy, ra
quyết định đúng đắn về quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương
− Thứ 8, Đại biểu HĐND cũng đã phát huy vai trò tích cực của mình trong hoạt
động giám sát, tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu đã phát hiện những vấn đề nổi
cộm, bức xúc ở địa phương, từ đó có ý kiến chất vấn với các cơ quan liên
quan hoặc kiến nghị với Thường trực HĐND, các ban HĐND để tổ chức các
đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục.
− Thứ 9, Nhiều đại biểu đã kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến
khi có kết quả, thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử. Trong đó,
các đại biểu là Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND hoạt động chuyên
trách, Tổ trưởng Tổ đại biểu và các đại biểu là Trưởng, Phó, thành viên các

ban HĐND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực cho hoạt
động của HĐND. Cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND, bởi cơ quan dân cử,

23


các đại biểu dân cử đã nói lên tiếng nói của người dân, lấy lợi ích của nhân
dân làm cơ sở để ban hành các quyết sách. Từ đó mà vai trò, vị thế của
HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được khẳng định và
tăng cường.
Từ những cơ chế hỗ trợ trên, trong năm vừa qua Đại biểu Hội đồng
nhân dân đã hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng, đóng góp vào sự phát
triển chung của cả huyện như:
− Xây dựng được bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, thống nhất. Hoạt

động nhịp nhàng, đồng bộ với nhau. Điều này rất có ích trong quá trình hoạt
động, giúp các Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân nói riêng và
HĐND huyện Thọ Xuân nói chung hoàn thành xuất sắc những công việc đã
được giao.
− Xây dựng được niềm tin của người dân vào chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước. Đây là yếu tố tiên quyết cho mọi thắng lợi trong công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Dân là nước, Đảng, Nhà nước là thuyền,
nước có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền, vì vậy có được niềm tin
của người dân là vô cùng quan trọng, giúp cả đất nước thống nhất, đoàn kết
trong một thể thống nhất chung, từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước.
− Tuyên truyền được các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân.
Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách đó vào cuộc sống của người dân.
Công tác tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước đến với người dân là một công tác vô cùng khó khăn do khó

khăn về trình độ người dân không đồng đều, về vị trí địa lý… thực hiện được
công tác này sẽ giúp người dân hiểu được chính sách, pháp luật từ đó thúc đẩy
việc thực hiện chính sách, phát luật đó trong nhân dân một cách hiệu quả
nhất.
− Hạn chế việc người dân nghe theo sự sai khiến, kích động của thế lực thù

24


địch, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
− Giảm thiểu tỷ lệ tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện
2.2. Những tồn tại và hạn chế.
Bên cạnh những mặt hiệu quả, công tác hỗ trợ Đại biểu Hội đồng nhân
dân trong hoạt động còn có những hạn chế:
− Thứ nhất, hiệu quả làm việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân còn thấp.
− Thứ 2, trình độ, kỹ năng, kiến thức của Đại biểu Hội đồng nhân dân còn thấp,

chưa đáp ứng được với những thay đổi trog xã hội của huyện.
− Thứ 3, mới có một bộ phận Đại biểu Hội đồng nhân dân được bố trí nơi làm
việc cũng như việc trả lương đúng thời hạn. Vì vậy, gây nên sự chán nản,
không có hứng thú làm việc cho các đại biểu.
− Thứ 4, Số lượng đại biểu HĐND chuyên trách chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn so
với tổng số đại biểu; phần lớn đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, áp lực công
việc nhiều nên không thể dành nhiều thời gian cho hoạt động của cơ quan dân
cử. Hơn nữa, một số đại biểu còn giữ cương vị lãnh đạo trong hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương, do vậy khi thực thi trách nhiệm của đại
biểu đôi lúc không tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
− Thứ 5, Chất lượng hoạt động của đại biểu chưa đồng đều; một số ít đại biểu
trình độ năng lực còn hạn chế; một số đại biểu chưa thật sự tích cực tham gia
các hoạt động của HĐND; có đại biểu chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò

của HĐND và của cá nhân đại biểu, e ngại, thiếu tự tin, ngại va chạm trên
diễn đàn trong hoạt động giám sát, chất vấn, cũng như trong tiếp xúc cử tri…
Từ đó, dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND bị hạn chế, còn
hình thức và chưa thực chất.
− Ngoài ra, một số hạn chế thuộc về cơ chế, chính sách cũng ảnh hưởng đến
chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu và của HĐND như: chưa có quy
định cụ thể đại biểu HĐND phải dành bao nhiêu thời gian trong tháng/quý
cho hoạt động đại biểu dân cử; không có chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét
đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND...

25


×