Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông mekong giai đoạn 1990 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.22 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN NGỌC MINH

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG GIAI ĐOẠN 1990-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN NGỌC MINH

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG GIAI ĐOẠN 1990-2020

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Đình Chỉnh

Hà Nội - 2016


67


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 70
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 70
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 72
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 75
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ............................................................. 75
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 76
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 76
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 77
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 77
Chƣơng 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC
VÙNG LÃNH THỔ TRONG KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về tiểu vùng sông Mekong .. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên, xã hội ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Nguồn lực của các nước trong tiểu vùng sông Mekong ................. Error!
Bookmark not defined.
1.1.3. Sự hình thành và phát triển hợp tác tiểu vùng Mekong ................. Error!
Bookmark not defined.
1.2. Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong và hợp tác du lịch đa phƣơng
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Hợp tác du lịch tiểu vùng sông MekongError! Bookmark not defined.
1.2.2. Hợp tác du lịch đa phương- chìa khóa thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm
nghèo ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2 CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP TÁC DU LỊCH TIỂU VÙNG
SÔNG MEKONG .......................................... Error! Bookmark not defined.


68


2.1. Các tổ chức hợp tác du lịch tiểu vùng MekongError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Tổ chức du lịch thế giới ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình DươngError!

Bookmark

not

defined.
2.1.3. Diễn đàn du lịch ASEAN ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Văn phòng điều phối du lịch Mekong... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Diễn đàn du lịch Mekong ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các nội dung hợp tác du lịch ở tiểu vùng MekongError!

Bookmark

not defined.
2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịchError!

Bookmark

not

defined.
2.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch, nối tour, trao đổi đoàn khách............ Error!

Bookmark not defined.
2.2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Các hoạt động nổi bật trong hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Chương trình “Ba quốc gia - một điểm đến”Error!

Bookmark

not

defined.
2.3.2. Hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan ... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Dự án “Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong” ....... Error!
Bookmark not defined.
2.3.4. Hợp tác du lịch giữa Việt Nam, Thái Lan với Trung Quốc ........... Error!
Bookmark not defined.

69


Chƣơng 3. THÀNH TỰU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỢP TÁC
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG ........ Error!
Bookmark not defined.
3.1. Một số thành tựu chủ yếu của hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong
Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số định hƣớng phát triển ............... Error! Bookmark not defined.
3.3. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch tiểu vùngError! Bookmark not
defined.

3.4. Cơ hội cho ngành du lịch tiểu vùng sông MekongError!

Bookmark

not defined.
3.5. Khó khăn, thách thức cho du lịch tiểu vùng Mekong và hàm ý cho du lịch
Việt Nam. ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.6. Biện pháp khắc phục khó khăn, thách thứcError!

Bookmark

not

defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78

70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hội nhập khu vực và quốc tế là xu thế chung diễn ra trên
toàn thế giới, trong đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia đang ngày
càng gia tăng, nhất là những quốc gia trong cùng một khu vực địa lý, đã và
đang chia sẻ nhiều mục tiêu và lợi ích trong phát triển. Trong xu thế đó, các tổ
chức khu vực phát triển theo hướng không chỉ hướng nội mà còn hướng
ngoại. Chẳng hạn, như ở khu vực Đông Nam Á việc hợp tác phát triển đã có:
TTP, AEC, ASEAN+ 1, ASEAN + 3.... Kết quả là nhiều lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội đang được quan tâm phát triển trong nhiều tổ chức hợp

tác đa phương. Trong các lĩnh vực ấy, du lịch là lĩnh vực kinh tế mang tính
chất mở và khá năng động. Vì vậy, hợp tác phát triển du lịch là một trong
những xu hướng và nhu cầu tất yếu giữa các quốc gia hiện nay, bởi đây cũng
là một ngành kinh tế mũi nhọn có tầm quan trọng đối với nhiều nước.
Sông Mekong là dòng sông có vai trò quan trọng, chảy qua địa phận
của sáu quốc gia: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt
Nam, đây là con sông Mẹ huyết mạch nuôi sống cư dân các nước dọc bờ sông
này. Dòng sông mang lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế, lợi ích từ dòng sông
không chỉ là lợi ích của một quốc gia mà còn là lợi ích của tất cả các nước
trong khu vực. Chính vì tầm quan trọng của dòng sông và sự tương đồng về
địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa nên đã hình thành nên tiểu vùng sông
Mekong có quan hệ mật thiết với nhau về nhiều mặt. Việc phát triển kinh tế
tiểu vùng có liên quan đến quyền lợi kinh tế mỗi nước thành viên nên cần
xem xét, điều chỉnh lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc sao cho phù hợp với lợi
ích và xu thế phát triển chung của cả tiểu vùng, chính điều này đặt ra vấn đề
hợp tác phát triển bền vững ngay trong bản thân mỗi nước trong tiểu vùng.
Nhận thức rõ điều đó, năm 1992, sáu quốc gia thuộc khu vực sông
Mekong đã tham gia vào chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng
71


(Greater Mekong Subregion - GMS). Mục tiêu của chương trình này là góp
phần phát triển cơ sở hạ tầng, tận dụng nguồn tài nguyên chung, xúc tiến đẩy
mạnh việc trao đổi hàng hoá cũng như nguồn lao động giữa các nước trong
Tiểu vùng, tiến tới xây dựng tiểu vùng sông Mekong trở thành một trong
những khu vực phát triển thịnh vượng trên thế giới. Hoạt động của GMS rất
phong phú, đa dạng, có nhiều sáng kiến bao gồm nhiều chương trình, nhưng
tập trung chủ yếu vào 9 lĩnh vực khác nhau, trong đó du lịch được xem là lĩnh
vực có lợi thế và nằm trong số 11 chương trình ưu tiên của tiểu vùng Mekong.
Hợp tác về du lịch đang được triển khai có hiệu quả ở các nước thành viên.

Nhiều chương trình liên kết ra đời là minh chứng cho xu thế hội nhập và hợp
tác giữa các nước láng giềng trong tiểu vùng, tạo điều kiện cho xu thế hợp tác
ngày càng sâu sắc và đạt hiệu quả hơn.
Việc hợp tác phát triển du lịch trong các nước tiểu vùng sông Mekong
đang được đặt ra một cách cấp bách trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu
hóa : vừa khai thác, hợp tác phát triển lại vừa bảo vệ môi trường. Với việc
dòng sông trải dài trên 06 nước nên việc khai thác nguồn lợi tài nguyên
Mekong phục vụ du lịch không chỉ liên quan đến lợi ích của từng quốc gia mà
là của cả khu vực. Từ đó đòi hỏi các nước trong tiểu vùng phải tham gia
thương lượng và điều chỉnh lợi ích quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững
và an sinh xã hội, từ vấn đề một dòng sông tiếp sau đó là vấn đề hợp tác
chung của cả tiểu vùng.
Tình hình thế giới: Năm 1990, tình hình thế giới có nhiều biến động,
với sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu, chiến tranh lạnh kết thúc tạo điều kiện
cho hợp tác các nước trong khu vực với nhau. Trong giai đoạn này, ngân hàng
phát triển châu Á- ADB đã có những bước thu thập điều tra các nước liên
quan đến tiểu vùng Sông Mekong, số liệu ghi lại từ những năm 1990, tạo tiền
đề cho sáng kiến hợp tác tiểu vùng Sông Mekong năm 1992.

72


Từ những nội dung đề cập trên, tôi cho rằng đây là một đề tài chứa
đựng nhiều nội dung khoa học quan trọng, cần được nghiên cứu hệ thống và
toàn diện hơn. Từ nhận thức đó, tôi chọn đề tài „„ Hợp tác phát triển du lịch
tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020 ‟‟ làm đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình.
Luận văn này trước hết đề cập đến hoạt động hợp tác du lịch của các
quốc gia trong tiểu vùng song Mekong, những thành tựu đã đạt được cũng
như các chương trình, hoạt động mà Hiệp hội này đang xúc tiến để quảng bá

cho du lịch của cả tiểu vùng. Thêm vào đó, luận văn cũng tập trung nêu và
phân tích cụ thể những cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam trong
quá trình hội nhập khu vực. Việt Nam có cơ hội gì và phải đối mặt với những
khó khăn thách thức nào trong hợp tác du lịch song phương và đa phương với
các quốc gia trong Tiểu vùng Mekong mở rộng, nhất là khi tuyến đường
xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông Tây đã trở thành hiện thực, mở ra nhiều
cơ hội để hợp tác và phát triển với các quốc gia trong Tiểu vùng. Xác định rõ
vị trí của du lịch Việt Nam trong khu vực sẽ góp phần xây dựng chiến lược và
chính sách đúng đắn trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế nhằm phát
triển tài nguyên du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có
tầm cỡ và thương hiệu ghi đậm dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ đề nghiên cứu về tiểu vùng sông Mekong là một lĩnh vực khoa học
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay có nhiều nước trên thế giới có
sự quan tâm đặc biệt đến tiểu vùng sông Mekong, có thể kể đến là Nhật Bản,
Mỹ. Đây là 2 nước lớn đã đề ra những chiến lược, kế hoạch hoạch định tương
lai hợp tác và phát triển ở đây.
Hiện nay, các nước trong tiểu vùng cũng đã xây dựng cho mình những trung
tâm nghiên cứu về tiểu vùng sông Mekong: Bắc Kinh (Trung Quốc), Viên Chăn
(Lào), Băng Cốc (Thái Lan), Hà Nội (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia)….
73


hình thành nên những Học viện Mekong hay Ủy ban Mekong có tác dụng thiết thực
trong việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khá toàn diện về Mekong trên tất cả các
mặt. Trong số đó phải kể đến Thái Lan là quốc gia đi đầu về nghiên cứu Tiểu vùng
sông Mekong với trung tâm nghiên cứu Mekong của đại học Khon Kaen (Thái
Lan) cùng bộ sách về các nước tiểu vùng thông qua “Journal of Mekong Societies”.
Đặc biệt là tiến sĩ Thanyathip Sripana – một chuyên gia nghiên cứu của Viện
nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cũng có khá nhiều

công trình nghiên cứu về tiểu vùng này.
Nghiên cứu về GMS đã có diễn đàn " Cơ hội đầu tư vào các dự án ưu
tiên Tiểu vùng Mekong mở rộng" đã được tổ chức ở nhiều nước châu Á và
châu Âu như Bangkok (Thái Lan); Tokyo (Nhật Bản); Seoul (Hàn Quốc),
Born (Đức), Bruxen (Bỉ), Paris (Pháp), London (Anh), v.v... Năm 1998, khi
Đông Nam Á bị tàn phá vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu
vực, hoạt động hợp tác Tiểu vùng sông Mekong bị chững lại. Trong khi đó, ở
châu Âu vẫn diễn ra các hội thảo lớn về GMS, thu hút cả khu vực tư nhân,
chứng tỏ việc quan tâm nghiên cứu GMS ở nước ngoài phát triển khá liên tục
và chiếm vị trí chiến lược.
Tại Việt Nam một số nhà nghiên cứu về tiểu vùng có thể kể đến là G.S
Phạm Đức Dương với công trình :“ Có một vùng văn hóa Mekong- Does a
Mekong cultural area exist?”. Tương tự, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Quế Kiều Văn Trung với công trình“ Sông và tiểu vùng sông Mekong – tiềm năng và
hợp tác phát triển quốc tế”. Các nhà nghiên cứu khác như Đào Việt Hưng,
Nguyễn Quốc Nga, Trần Khánh, Phạm Đức Thành, Trương Duy Hòa … đã cho
đăng tải nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, các chuyên khảo về tiểu vùng
sông Mekong như : Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí kinh tế thế giới….
Các nghiên cứu chuyển biến dần từ văn hóa, xã hội song hành cùng nghiên cứu
về kinh tế, đặc biệt là sự hợp tác kinh tế, trong đó du lịch là một trong những
ngành được chú trọng quan tâm.
74


Hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng là sự kiện to lớn
trong khuôn khổ hợp tác đa phương của khu vực. Vì vậy, mối quan hệ hợp tác
này luôn nhận được sự hoan nghênh và kỳ vọng không những từ những nhà
lãnh đạo, từ các nhóm lợi ích mà cả sự quan tâm của báo chí, sự nghiên cứu
của các nhà khoa học, giới chuyên môn.
Rất nhiều kênh thông tin như truyền thanh, truyền hình, báo chí và
website thường đưa tin về các chương trình, dự án hợp tác song phương và đa

phương ở tiểu vùng Mekong, nhất là vấn đề hợp tác năng lượng, lương thực
và nguồn nước sông Mekong đang là vấn đề quan trọng thu hút được sự quan
tâm ở khu vực và trên thế giới. Gần đây, tháng 12/2011, Hội nghị thượng
đỉnh GMS lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô của Mianma và đưa ra Tuyên bố chung
“ Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác chiến lược
GMS” càng thu hút hơn sự quan tâm và bàn bạc về sự hợp tác trong GMS.
Năm 2005, tại đô thị cổ Hội An đã diễn ra hội thảo quốc tế “Hợp tác tiểu
vùng Mekong mở rộng: “ Các vấn đề nghiên cứu và mạng lưới hợp tác”. Trong
Hội thảo này, các tác giả đã tập trung thảo luận về các vấn đề như: cơ sở hợp
tác kinh tế của tiểu vùng Mekong, hợp tác về an ninh môi trường và khai thác
tài nguyên, cơ hội và thách thức của hợp tác tiểu vùng, tác động của hợp tác
đến kinh tế Việt Nam… Tuy nhiên, hợp tác về du lịch hầu như ít được nghiên
cứu chuyên sâu mà chỉ được đề cập đến như là một trong các nội dung của hợp
tác kinh tế.
Một trong những công trình có liên quan đến chủ đề nghiên cứu là luận
văn thạc sĩ có tiêu đề “Hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong, nhưng cơ hội và
thách thức cho du lịch Việt Nam, Luâ ̣n văn tha ̣c si,̃ ĐHKTQD, Hà Nội (2015).
Luận văn đã bước đầu đi vào khai thác những hoạt động du lịch tiểu vùng và
đặt ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Tiếp nối những thành tựu
nghiên cứu đó, luận văn này tiếp tục đi sâu vào những hoạt động hợp tác
trong hiện tại, những vấn đề chung của tiểu vùng dưới lợi ích chung trong
75


hoạt động du lịch các nước tiểu vùng. Ngoài ra, luận văn còn cập nhật thêm
những thành tựu mới trong hoạt động du lịch tiểu vùng Mekong.
Có thể thấy rằng ngoài sự hợp tác ASEAN thì các nước trong tiểu vùng
sông Mekong còn có sự hợp tác song phương, đa phương. Vì thế việc nghiên
cứu ngày càng quan trọng, tuy nhiên điều này lại chưa đáp ứng đủ những yêu
cầu về nghiên cứu toàn diện vì số lượng và chất lượng nghiên cứu chỉ dừng

lại ở mức hạn chế.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng
sông Mekong được xem như là một bộ phận quan trọng trong hợp tác kinh tế,
có ý nghĩa to lớn trong mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống cho người dân trong tiểu vùng.
Tham gia hợp tác du lịch tiểu vùng, du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều
kiện thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Vì
vậy, luận văn thực hiện với mong muốn đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong hợp tác và phát triển, từ đó sẽ đưa ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn
thách thức, tận dụng tốt những thuận lợi, giảm bớt khó khăn, đưa ngành du
lịch nước ta hội nhập khu vực và thế giới.
Luận văn còn giúp cho người đọc những nét đặc trưng về tiểu vùng
sông Mekong, phân tích những cơ sở để phát triển kinh tế du lịch, tìm hiểu rõ
hơn về GMS những tiềm năng và thực trạng, nêu ra phương hướng hợp tác
phát triển kinh tế du lịch bền vững.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Về mặt khoa học, luận văn trình bày các luận điểm khoa học về hợp tác
du lịch tiểu vùng, một bộ phận quan trọng trong nội dung của hợp tác kinh tế.
Xét trên lĩnh vực du lịch, luận văn đưa ra những phân tích về các nội dung,
chương trình hợp tác, những tác động của nó đến các nước thành viên, trong
đó Việt Nam là một thành viên tích cực trong nhiều dự án hợp tác. Đây chính
76


là sự đóng góp trong nghiên cứu về hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong và
cũng là đóng góp trong nghiên cứu về các mối quan hệ khu vực và quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong
học tập đối với sinh viên và cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các quý
công ty, tổ chức du lịch nhằm hướng đến sự tăng cường hợp tác trong du lịch

giữa các quốc gia tiểu vùng Mekong.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong giai
đoạn 1990-2020 .
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Gồm 6 nước trong tiểu vùng sông Mekong
- Về thời gian: Nghiên cứu hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông
Mekong giai đoạn 1990-2020
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khu vực học: Đây là phương pháp chủ đạo mà
luận văn sử dụng, theo đó luận văn tập trung nêu và phân tích về các điều kiện
tự nhiên và xã hội, văn hóa của khu vực tiểu vùng sông Mekong và coi đó là
tiền đề điều kiện quan trọng để nghiên cứu sự hợp tác và phát triển bền vững
về du lịch trong tiểu vùng.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic: Vận dụng quan điểm lịch sử cụ
thể để nêu rõ thời đoạn phát triển của khu vực tiểu vùng Mekong, những
thành tựu, khó khăn, thuận lợi trong hợp tác và phát triển và những vấn đề dự
báo của tiểu vùng trong tương lai.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: trong đó chú trọng việc thu
thập, thống kê và hệ thống hóa thông tin về hợp tác du lịch tiểu vùng sông
Mekong, đưa ra những đánh giá về kết quả đã đạt được của các chương trình
hợp tác này.
77


Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê: nhằm lựa chọn, sắp
xếp các dữ liệu,thông tin từ các nguồn, tổng hợp thành các nhận định, báo
cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được chia
làm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Hợp tác du lịch đa phương - một bộ phận quan trọng của hợp
tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong;
Chƣơng 2: Các chương trình hợp tác xúc tiến du lịch tiểu vùng sông Mekong;
Chƣơng 3: Thành tựu, cơ hội và thách thức của hợp tác và phát triển du lịch tiểu
vùng sông Mekong.

78


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngọc Anh (2009), “Hội nghị bộ trưởng du lịch Tiểu vùng sông Mekong
mở rộng thông qua tuyên bố chung về hợp tác du lịch”,
www.monre.gov.vn/MONRENET/default.aspx?tabid=213&ItemID=581
89
2. Nguyễn Mạnh Cầm (2000), “Hợp tác phát triển du lịch Tiểu vùng sông
Mekong: Cơ hội và thách thức”, Vòng quanh Đông Nam Á, số 3/2000.
3. Phạm Đức Dương (2004), “Mekong-sông Mẹ-Dòng sông khoan dung”,
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2004.
4. Phạm Đức Dương (2004), Hợp tác nghiên cứu lối sống-văn hóa trong
tiểu vùng Mekong mở rộng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.
5. Đại học kinh tế quốc dân (2005), Hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong,
nhưng cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam, Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ ,
ĐHKTQD, Hà Nội.
6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du
lịch, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.

8. Minh Hạnh (2008), “Hành lang kinh tế Đông Tây - Liên kết phát triển
du lịch”, Du lịch Việt Nam, số 9/2008, 44-46.
9. Phạm Đình Hùng (2008), “Hợp tác Tiểu vùng về an ninh môi trường
sinh thái và khai thác nguồn lợi từ sông Mekong”, Những vấn đề kinh tế
thế giới, số 4/2008, 16-22.
10. Bùi Thị Mai Ngân (2002), Hợp tác kinh tế tiểu vùng ở Đông Nam Á,
Khóa luận tốt nghiệp, ĐHQGHN, Hà Nội.

79


11. Nguyễn Hồng Nhung (2006), “Một số giải pháp trong lĩnh vực hợp tác
GMS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế cho phát triển
kinh tế”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11/2006, 32-38.
12. Nguyễn Hồng Nhung (2007), “Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng sông
Mekong mở rộng”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5/2007.
13. Trần Cao Thành (1999), “Các chương trình hợp tác quốc tế phát triển
kinh tế Tiểu vùng sông Mekong”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1999.
14. Trần Cao Thành, (2004), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở
rộng và tác động đến hợp tác liên kết khu vực, Viên khoa học xã hội, Hà
Nội.
15. Trần Cao Thành (2004), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở
rộng và tác động đến hội nhập phát triển, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
Hà Nội.
16. Trần Cao Thành (2008), “Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở
rộng và vai trò tác động xây dựng cộng đồng ASEAN”, Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 6/2008.
17. Trần Điệp Thành (2003), Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và sự
tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, NXB ĐHQGHN, Hà
Nội.

18. Phạm Đức Thành (2005), “GMS: Hiện trạng và một số vấn đề hợp tác
nghiên cứu”, Viên Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Phạm Đức Thành, Trần Khánh (2006), Việt Nam trong ASEAN: Nhìn
lại và hướng tới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Hoài Thu (2006), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế trong du lịch ở Việt Nam thời gian tới, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Thương Mại Hà Nội.
21. Tổng cục du lịch (2006), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
80


22. Tổng cục du lịch (2008), Báo cáo tình hình thực hiện Hiệp định hợp
tác du lịch song phương, Hà Nội.
23. Nguyễn Trần Quế, (1998), “ Một số vấn đề về hợp tác phát triển kinh
tế Tiểu vùng Mekong”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/1998.
24. Phạm Thái Quốc, Trần Văn Duy, (2007), “Hợp tác Tiểu vùng Mekong
mở rộng và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, Những vấn đề kinh tế chính
trị thế giới, số 8/2007.
25. Hoàng Văn Việt, (2006), Việt nam tham gia hợp tác phát triển kinh tế
lưu vực sông Mekong, ĐHQG TP.HCM, TP.HCM.
Tiếng Anh
26. Zhu Zhen Ming, (2005), Some thinking and suggestions on
Development of the GMS, Viện KHXH, Hà Nội.
27. Phạm Đức Thành, (2005), GMS: Stuation and issues of Reseach
Cooperation, Viện KHXH, Hà Nội.
28. C. Hart Schaaf , (2009) The lower Mekong : Challenge to Cooperation
in Southeast Asia /, Russell H. Fifield. - Printon (N.J).
29. A.F.Poulsen, K.G.Hortle, J. Valbo-Jorgensen (2002)


Istribution and

ecology of some important river fish species of the Mekong River Basin
(NK).
Tiếng Thái
30. Journal of Mekong Soccieties (วารสารสังคมกลุม่ แม่น ้าโขง ) (2008) (Vol.1Vol 18) (Khon Kaen university ).
Website
31. www.exploremekong.org
32. mekongtourism.org/
33. />34. />
81


35. />36. />37. />38. www.vietnamtourism.gov.vn/
39. />40.
41. />42.
43. www.mekonginstitute.org
44. www.mrcmekong.org/news-and-events/news/?start=90
45. www.worldbank.org

82



×