Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH MTV Sông Thu - Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.43 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ SÁU

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
SÔNG THU – ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ SÁU

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
SÔNG THU – ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH

Đà Nẵng - Năm 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ SÁU


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU ......................7
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT … .................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí sản xuất ................................... 7
1.1.2. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất ............... 7

1.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH ĐÓNG TÀU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
SẢN XUẤT ............................................................................................8

1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành đóng tàu ..... 8
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ......................................... 9
1.2.3. Đặc điểm của ngành đóng tàu ảnh hưởng đến công tác kế toán quản
trị chi phí sản xuất ................................................................................... 12

1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
NGÀNH ĐÓNG TÀU ..........................................................................13
1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất trong ngành đóng tàu .......................... 13
1.3.2. Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .................... 15
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .................... 20


1.3.4. Kiểm soát chi phí sản xuất ............................................................ 25

1.4. TỔ CHỨC MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT … ............................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÔNG THU 30
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV SÔNG THU ............30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty ............................. 31
2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm, quy trình đóng tàu và tổ chức sản xuất .. 31
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty ......................................... 34
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty ......................................... 37

2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÔNG THU .........................39
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất ............................................................. 39

2.2.2. Thực trạng xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất ........ 41
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty ................. 49
2.2.4. Kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Sông Thu .. 56

2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY .................................................58
2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 58
2.3.2. Nhược điểm ................................................................................... 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV SÔNG THU .65


3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV SÔNG
THU ……..............................................................................................65
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản
xuất tại Công ty TNHH MTV Sông Thu ................................................ 65
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác KTQT chi phí sản xuất ........ 65

3.2. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH MTV SÔNG THU ..................................................66
3.2.1. Tổ chức mô hình kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí .......... 66
3.2.2. Phân loại chi phí phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất ................... 66
3.2.3. Xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất tại Công ty .......... 67
3.2.4. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ... 70
3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty ......... 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................97

KẾT LUẬN ..........................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

:

Kinh phí công đoàn


CCDC

:

Công cụ dụng cụ

CP SX

:

Chi phí sản xuất

CP NVL TT

:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP NC TT

:

Chi phí nhân công trực tiếp

CP SXC

:

Chi phí sản xuất chung


DN

:

Doanh nghiệp

KTTC

:

Kế toán tài chính

KTQT

:

Kế toán quản trị

HMCV

:

Hạng mục công việc

MMTB

:

Máy móc thiết bị


MTV

:

Một thành viên

NVL

:

Nguyên vật liệu

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TTB

:

Trang thiết bị


TT

:

Trực tiếp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Định mức gia công các cơ cấu ngang trên đáy và

43

mạn
2.2

Định mức lắp ráp và hàn các phân đoạn sống mũi,

43

đáy và mạn khu vực mũi tàu
2.3


Dự toán chi phí NVL TT Tàu HSV 6613

46

Hạng mục công việc: Phần vỏ
2.4

Dự toán chi phí NC TT phần gia công Tàu HSV 6613

47

Hạng mục công việc: Phần vỏ
2.5

Dự toán chi phí NC TT phần hàn Tàu HSV 6613

48

Hạng mục công việc: Phần vỏ
2.6

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung năm 2012

52

2.7

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm 2012

54


2.8

Thẻ tính giá thành Tàu HSV 6613 năm 2012

54

2.9

Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành năm 2012

55

2.10

Bảng tổng hợp kiểm soát chi phí NVL TT

56

2.11

Bảng tổng hợp kiểm soát chi phí NC TT 57

3.1

Bảng phân loại chi phí kiểm soát được theo cấp độ

67

quản lý

3.2

Hoàn thiện Phiếu xuất vật tư tại Công ty

71

3.3

Bảng hệ thống tài khoản chi phí sản xuất

73

3.4

Quy trình công nghệ đóng mới tàu

75

3.5

Tập hợp Chi phí SXC cần phân bổ – Năm 2012

77

3.6

Chi phí nhân viên phân xưởng (6271)

77


3.7

Chi phí NVL, CCDC (6272)

77

3.8

Chi phí sửa chữa thường xuyên (6273)

78

3.9

Chi phí khấu hao MMTB SX (6274)

78


3.10

Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277)

78

3.11

Bảng tổng hợp CP SXC cần phân bổ theo giai đoạn

79


chủ yếu – Năm 2012
3.12

Xác định tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung

80

3.13

Tiêu thức phân bổ Chi phí sản xuất chung – Năm

81

2012
3.14

Phân bổ Chi phí sản xuất chung theo giai đoạn –

82

Năm 2012
3.15

Phân bổ Chi phí sản xuất chung theo HMCV – Năm

83

2012
3.16


Phân bổ CP SXC phát sinh trực tiếp (CP bằng tiền

83

khác) theo HMCV cho từng tàu – Năm 2012
3.17

Phân bổ Chi phí sản xuất chung theo HMCV – Năm

84

2012
3.18

Bảng tổng hợp chi tiết chi phí NVL TT Tàu HSV 6613

86

Hạng mục công việc: Phần vỏ
3.19

Bảng tổng hợp chi tiết chi phí NC TT tàu HSV 6613

87

Hạng mục công việc: Phần vỏ
3.20

Bảng tính giá thành tàu HSV 6613 theo hạng mục


88

công việc
3.21

Báo cáo tình hình thực hiện khối lượng NVL theo

90

định mức Tàu HSV 6613
Hạng mục công việc: Phần vỏ
3.22

Báo cáo tình hình thực hiện dự toán và phân tích CP

92

NVL TT Tàu HSV 6613
3.23

Hạng mục Phần vỏ - Năm 2012
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán và phân tích chi
phí nhân công trực tiếp Tàu HSV 6613
Hạng mục Lắp thiết bị boong
Công việc: Đốc đà - Năm 2012

94



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Quy trình đóng tàu tổng quát

11

2.1

Quy trình đóng mới tàu

32

2.2

Sơ đồ bộ máy quản lý

34

2.3

Sơ đồ bộ máy kế toán

37



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở vị trí địa lý của nước ta với đường bờ biển kéo dài hàng nghìn kilômet,
ngành đóng tàu là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Hiệu quả, chất lượng của các sản phẩm thuộc ngành đóng tàu đã đóng
góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Công ty TNHH MTV Sông
Thu là một đơn vị quốc phòng chuyển sang làm kinh tế nên gặp phải sự cạnh
tranh mạnh mẽ của rất nhiều doanh nghiệp đóng tàu lớn trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh đó, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ, xâm nhập thị
trường…Và hơn bao giờ hết, yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý và chất
lượng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Sông Thu ngày càng trở nên
cấp thiết. Để đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi hệ thống kế toán quản trị tại
Công ty phải được chú trọng và quan tâm đúng mức. Công ty TNHH MTV
Sông Thu đã và đang tổ chức kế toán quản trị trong đó tập trung vào kế toán
quản trị chi phí sản xuất nhằm cung cấp thông tin chi phí phục vụ cho yêu cầu
sản xuất kinh doanh. Song thực tế kế toán quản trị nói chung và kế toán quản
trị chi phí sản xuất nói riêng chưa được tổ chức khoa học mà vẫn còn mang
nặng nội dung của kế toán tài chính. Hiện tại, nhu cầu sử dụng thông tin chi
phí sản xuất còn tự phát, các công việc của kế toán quản trị chi phí sản xuất
được thực hiện đan xen giữa nhiều bộ phận mà chưa có bộ phận chuyên trách.
Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty là
một yêu cầu rất thiết thực nhằm giúp Công ty hoàn thành nhiệm vụ và tạo thế
đứng vững vàng trên thị trường.
Xuất phát từ nhận thức mang tính khách quan cả về lý luận và thực tiễn,
tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công



2
ty TNHH MTV Sông Thu – Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Về lý luận: Hệ thống hóa lí luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp sản xuất, trong đó chú trọng đến những đặc điểm
riêng biệt của các doanh nghiệp trong ngành đóng tàu.
- Về thực tiễn: Tìm hiểu và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí
sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu, nhằm tìm ra những mặt
còn tồn tại, từ đó mạnh dạn đề xuất các giải pháp cụ thể, khoa học nhằm hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận cũng như thực trạng kế toán
quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu từ đó
hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, trong đó hoạt động đóng mới tàu thủy là chủ yếu. Do đó,
giới hạn của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kế toán
quản trị chi phí sản xuất của sản phẩm đóng mới tàu thủy.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp: Mục đích để thu thập, phân
tích những thông tin liên quan đến thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất
tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác
giả tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng; thu thập số liệu từ Phòng Kế toán,
Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật. Dựa vào việc thu thập dữ liệu sơ cấp tác
giả có thể rút ra kết luận về thực trạng áp dụng kế toán quản trị chi phí sản
xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu.
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Các giáo trình, tạp chí kế
toán và các công trình nghiên cứu có liên quan.



3
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp sản xuất.
- Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty
TNHH một thành viên Sông Thu.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại
Công ty TNHH một thành viên Sông Thu.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cùng với sự đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường, khái niệm về kế
toán quản trị và kế toán quản trị chi phí xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những
năm 1990. Phương hướng ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn các doanh
nghiệp Việt Nam được bàn luận ngày càng nhiều, tuy nhiên thực tế áp dụng
kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông
tư hướng dẫn về thực hiện kế toán quản trị tại trường Đại học Kinh tế
TP.HCM. Có thể nói, đây là động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp
nhà nước đối với việc thực hiện kế toán quản trị tại Việt Nam.
Đến ngày 12/06/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính
hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra
đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện kế toán quản trị.
Việc nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí
nói riêng đã được rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu. PGS.TS. Trương Bá
Thanh (2008), “Giáo trình kế toán quản trị”. Giáo trình cung cấp đầy đủ hệ
thống lý thuyết về kế toán quản trị và dựa trên cơ sở lý thuyết của giáo trình
giúp nhà quản trị có thể đánh giá được thực trạng và từ đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi



4
phí nói riêng trong các doanh nghiệp. PGS.TS. Phạm Văn Dược – TS. Huỳnh
Lợi (2009) đã nghiên cứu về “Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị”.
Trong công trình này, tác giả đã xây dựng nội dung và tổ chức ứng dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp có quy mô lớn và nhỏ, tuy nhiên những
nghiên cứu này còn mang tính chất chung cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế toán quản trị lại rất cao, phụ thuộc vào
đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngành. Có một số tác giả nghiên cứu
ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các ngành nghề cụ thể. Tác giả
Nguyễn Thị Yến Nhi (2012) đã nghiên cứu “Kế toán quản trị chi phí sản xuất
tại Nhà máy bánh kẹo Biscafun thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi”Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà
Nẵng. Trong luận văn này, qua việc phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra
một số giải pháp để hoàn thiện công tác KTQT chi phí sản xuất tại Nhà máy
bánh kẹo Biscafun thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, các giải pháp
chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức theo dõi, phân loại chi phí theo cách ứng
xử, lập dự toán linh hoạt, tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, tổ
chức hệ thống báo cáo KTQT chi phí sản xuất, lập báo cáo phân tích chi phí
sản xuất, phân tích biến động chi phí để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng nhằm
tăng cường kiểm soát chi phí, nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán
phục vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu đi
vào đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, nên đưa ra các giải pháp
hoàn thiện công tác KTQT chi phí sản xuất xuất phát từ đặc thù kinh doanh
của đơn vị. Ngoài ra, còn có đề tài nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hoài Giang
(2012) nghiên cứu “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su
Quảng Trị”- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại
học Đà Nẵng. Trong luận văn này, tác giả đã đánh giá được thực trạng công
tác kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị và đưa



5
ra một số giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại đơn vị
như: phân loại chi phí, tổ chức hệ thống tài khoản phục vụ công tác kế toán
quản trị chi phí, xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính
giá thành, tổ chức mô hình kế toán phục vụ công tác KTQT chi phí, lập dự
toán và lập các báo cáo chi phí để kiểm soát chi phí.
Bên cạnh việc tham khảo nhiều công trình nghiên cứu về kế toán quản trị
nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng, luận văn còn tham khảo các
công trình nghiên cứu mang tính đặc trưng của ngành đóng tàu như công trình
nghiên cứu của tác giả Vũ Thu Hà (2011) với đề tài “Tổ chức thông tin phục
vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Sông Thu” - Luận văn
thạc sĩ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng. Trong
luận văn này, tác giả đã đánh giá được thực trạng tổ chức thông tin phục vụ
kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Sông Thu, từ đó luận văn
đã đưa ra được một số các giải pháp hoàn thiện như: tổ chức phân loại chi phí
phục vụ cho việc kiểm soát, tổ chức lại hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán,
tổ chức xử lý thông tin và lập báo cáo kiểm soát chi phí sản xuất. Tác giả
Phạm Vĩnh Trị (2006) “Các công đoạn sản xuất trong đóng tàu”, Tạp chí của
Tập đoàn kinh tế Vinashin, 9 – 2006. Bài báo đã phân tích những đặc điểm
sản xuất sản phẩm của ngành đóng tàu, trình bày quy trình tổng quát khi đóng
mới một con tàu gồm bao nhiêu giai đoạn và các công việc cụ thể trong mỗi
giai đoạn.
Từ những tài liệu nghiên cứu về đặc điểm sản xuất sản phẩm trong
ngành đóng tàu và kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp hiện nay
kết hợp với những khảo sát về thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản
xuất tại Công ty TNHH MTV Sông Thu, tác giả mong muốn tìm hiểu về kế
toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty từ các khâu phân loại chi phí, lập dự
toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra kiểm soát và ra quyết định sản xuất. Mục



6
đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng tổ chức kế toán quản trị
chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu, từ đó đưa ra
những nhận xét và đánh giá về thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại
Công ty. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn tổ chức kế toán quản trị chi phí sản
xuất tại Công ty, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí sản xuất
Kế toán quản trị chi phí sản xuất là một bộ phận của hệ thống kế toán
quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí sản xuất để mỗi tổ chức thực hiện
chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây
dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý.
1.1.2. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất
- Bản chất của kế toán quản trị chi phí sản xuất
Kế toán quản trị cung cấp thông tin thường xuyên và liên tục. Đối với
nhà quản trị thông tin cần thiết về quá khứ và hiện tại là dự toán cho tương
lai. Do đó, yêu cầu kế toán quản trị là phải xây dựng dự toán, thu nhận và xử
lý các thông tin về chi phí, giá thành, thu nhập và kết quả... của từng tổ, đội,
phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản
xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất. Tiến hành phân tích kịp thời các thông tin

làm căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp, quyết định đúng đắn để đối phó kịp
thời với những diễn biến của thị trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của
doanh nghiệp [9].
Kế toán quản trị không nhận thức chi phí theo quan điểm của kế toán tài
chính mà phải được nhận diện theo nhiều phương diện khác nhau để đáp ứng
nhu cầu thông tin trong hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết
định [9].


8
- Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất
+ Cung cấp thông tin hoạch định hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Cung cấp thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Cung cấp thông tin kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản trị của những nhà
quản trị trong nội bộ doanh nghiệp [4].
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH ĐÓNG TÀU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành đóng tàu
- Sản phẩm có tính đơn chiếc
Do sự khác biệt về mục đích và nhu cầu của người sử dụng dẫn đến mỗi
thiết kế (kiểu dáng, kích cỡ, các thông số kỹ thuật,...) và yêu cầu riêng về vật
tư (chủng loại, đặc tính của máy móc, trang bị,...) của từng con tàu là khác
nhau. Vì vậy, hai con tàu tuy có cùng trọng tải nhưng thiết kế khác nhau sẽ có
chi phí sản xuất khác nhau, hoặc hai tàu có thiết kế như nhau về kiểu vỏ,
cabin, ... nhưng có trọng tải khác nhau cũng sẽ có chi phí sản xuất khác
nhau,...
- Đa dạng, phong phú về chủng loại
Trong chủng loại tàu có các loại như tàu dầu, tàu chở hàng khô, tàu chở

khách, tàu quân sự, tàu đánh cá, tàu du lịch, ... Trong mỗi chủng loại lại khác
nhau về thiết kế, quy mô, kích cỡ như chủng loại tàu với các trọng tải: dưới
100 tấn, trên 100 tấn, loại 200 tấn, 400 tấn, 500 tấn, 1.000 tấn, ...
- Mỗi sản phẩm có chu kỳ sản xuất khác nhau
Trong điều kiện sản xuất bình thường, tàu có trọng tải từ 1.000 tấn trở
lên có chu kỳ sản xuất khoảng 5 tháng, tàu 2.000 tấn, 3.000 tấn có chu kỳ sản
xuất từ 5 tháng đến 1 năm,...


9
- Đặc tính về hạng mục công việc (HMCV)
Để sản xuất một con tàu phải chia con tàu ra làm nhiều tổng đoạn, trong
mỗi tổng đoạn được chia làm nhiều phân đoạn, trong mỗi phân đoạn chia ra
nhiều HMCV chi tiết, trong mỗi HMCV chi tiết chia ra làm nhiều bước công
việc.
Các phân đoạn sau khi sản xuất xong được đấu ghép vào nhau gọi là đấu
các phân đoạn thành các tổng đoạn và sau đó là đấu các tổng đoạn thành toàn
bộ con tàu. Sau khi đấu ráp thành một con tàu, tiến hành hoàn thiện các hệ
thống điện, nước, trang trí, hệ thống hút khô, bơm nước, hệ thống xả, hệ
thống phòng cháy chữa cháy, ... để hoàn thiện con tàu [11].
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Theo tạp chí của Tập đoàn kinh tế Vinashin tháng 9 năm 2006, quy trình
tổng quát khi đóng mới một con tàu hiện nay tại các doanh nghiệp thường trải
qua 10 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế
Ở giai đoạn này, người ta thực hiện các bản vẽ thiết kế hình dáng vỏ tàu,
chân vịt đồng thời tiến hành chế tạo và thử mô hình ngay sau khi kí hợp đồng.
Giai đoạn 2: Cắt tôn
Đầu tiên các tấm tôn được sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng
cắt. Mỗi tấm tôn khi được cắt ra sẽ có kí hiệu riêng và sau đó chúng được

chuyển sang phân xưởng lắp ráp.
Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn
Trong quá trình lắp ráp, các tấm tôn riêng biệt được hàn vào với nhau
thành các phân, tổng đoạn. Công việc lắp ráp được thực hiện theo quy trình,
các tấm tôn phẳng như khung dọc, khung ngang được lắp trước, sau đó mới
nối với các phần cong.


10
Giai đoạn 4: Sơ bộ lắp ráp các khí cụ, giá đỡ
Rất nhiều thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn
tàu. Các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời
trong phân, tổng đoạn. Các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường
ống, dây điện cũng được lắp sơ bộ.
Giai đoạn 5: Sơn
Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng sơn.
Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch và sau đó sơn từ 3 đến 6 lớp
sơn. Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được sơn kỹ hơn sau khi
các tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà.
Giai đoạn 6: Đấu tổng đoạn trên đà
Sau khi sơn xong ở bãi lắp ráp ngoài trời gần đà, các phân đoạn nhỏ
được hàn với nhau để thành các tổng đoạn lớn. Các tổng đoạn lớn được đưa
lên đà để hàn đấu với nhau thành con tàu
Giai đoạn 7: Hạ thủy
Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần mũi, lái, ... tàu được hạ thủy
xuống nước và đưa ra cầu tàu để tiếp tục lắp phần ca bin thượng tầng và các
thiết bị khác.
Giai đoạn 8: Lắp hoàn chỉnh thiết bị
Trên những bệ, giá đã được lắp đặt sẵn ở giai đoạn trước trên tàu, các
thiết bị như máy chính, thiết bị điện,... được tiến hành lắp và hoàn thiện trong

buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu.
Giai đoạn 9: Thử đường dài
Trong quá trình thử đường dài, tất cả chức năng của các hệ thống trên
tàu sẽ được kiểm nghiệm và hoạt động như khi hành trình thật. Máy chính,
trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị để tiến
hành thử các hệ thống.


11
Giai đoạn 10: Bàn giao
Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu. Sau khi
bàn giao, tàu được phép chính thức vận hành.
Tóm lại, quy trình tổng quát khi đóng mới một con tàu được thể hiện ở
Sơ đồ 1.1:
GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ
GIAI ĐOẠN 2: CẮT TÔN
GIAI ĐOẠN 3:
LẮP RÁP PHÂN, TỔNG ĐOẠN
GIAI ĐOẠN 4:
SƠ BỘ LẮP RÁP CÁC KHÍ CỤ, GIÁ ĐỠ
GIAI ĐOẠN 5: SƠN
GIAI ĐOẠN 6:
ĐẤU TỔNG ĐOẠN TRÊN ĐÀ
GIAI ĐOẠN 7: HẠ THỦY
GIAI ĐOẠN 8:
LẮP HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ
GIAI ĐOẠN 9: THỬ ĐƯỜNG DÀI
GIAI ĐOẠN 10: BÀN GIAO

Sơ đồ 1.1. Quy trình đóng tàu tổng quát [11]



12
1.2.3. Đặc điểm của ngành đóng tàu ảnh hưởng đến công tác kế toán
quản trị chi phí sản xuất
- Ảnh hưởng đến công tác xây dựng định mức và dự toán chi phí sản
xuất
Sản phẩm trong ngành đóng tàu có đặc điểm là đa dạng về chủng loại và
có tính đơn chiếc, được sản xuất trong nhiều chu kỳ, chia ra nhiều phân đoạn,
hạng mục công việc nên công tác xây dựng định mức và dự toán chi phí sản
xuất trong các doanh nghiệp đóng tàu có những điểm khác biệt. Cụ thể:
+ Không có một dự toán chung cho các sản phẩm đóng tàu mà được lập
một cách riêng biệt, theo từng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và
phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng của khách hàng.
+ Việc sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp đóng tàu diễn ra trong
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy cần phải xây
dựng bằng dự toán tiến độ sản xuất sản phẩm theo từng khoảng thời gian có
kèm theo dự toán chi phí sản xuất của từng khoảng thời gian đó.
- Ảnh hưởng đến công tác xác định và phân loại chi phí sản xuất
+ Việc sản xuất sản phẩm được phân chia thành nhiều tổng đoạn, nhiều
HMCV, tính chất công việc khác nhau đòi hỏi việc xác định và phân loại chi
phí sản xuất cũng cần được chi tiết, rõ ràng đến từng nội dung cụ thể. Có như
vậy, việc phân loại, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng HMCV, từng tính
chất công việc và từng sản phẩm mới trở nên đơn giản, dễ dàng, phục vụ tốt
cho công tác kiểm soát chi phí về sau.
+ Sản phẩm được sản xuất không mang tính chất hàng loại như một số
ngành khác mà có tính riêng biệt đặc thù dẫn đến việc tách chi phí sản xuất
chung thành định phí và biến phí trên đơn vị sản phẩm trở nên mất ý nghĩa.
Do vậy việc theo dõi, kiểm soát chi phí sản xuất chung theo biến phí và định
phí trên mỗi đơn vị sản phẩm là không cần thiết.



13
- Ảnh hưởng đến công tác lập các báo cáo phục vụ kiểm soát chi phí
sản xuất
+ Việc sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp đóng tàu diễn ra trong
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến việc doanh
nghiệp không thể chờ đến khi sản phẩm đóng tàu hoàn thành mới tiến hành
lập các báo cáo cần thiết. Sau mỗi khoảng thời gian nhất định (tháng, quý,
năm) doanh nghiệp phải tiến hành nghiệm thu sơ bộ, đánh giá mức độ hoàn
thành công việc. Việc nghiệm thu phải được tiến hành theo từng công đoạn,
HMCV chi tiết,... theo tính chất HMCV của từng con tàu.
1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
NGÀNH ĐÓNG TÀU
1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất trong ngành đóng tàu
a. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí dùng trực tiếp cho việc đóng
mới một con tàu, bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và
nhiên liệu. Cụ thể:
+ Nguyên vật liệu chính dùng để tạo thành các bộ phận chính cho con
tàu như thép tấm (từ 0,5 mm đến 30 mm, ...), thép hình (V30x4, V50x7,
V63x6,...), các loại máy thủy chính và phụ, hệ trục chân vịt,...
+ Nguyên vật liệu phụ dùng để hoàn thiện, trang trí thêm cho con tàu
như que hàn, dây hàn, máy nổ phát điện, máy ra đa, máy định vị, gương cửa
tàu, hệ thống điện, hệ thống cứu hỏa, ống nhòm, la bàn,...
+ Nhiên liệu sử dụng cho việc chạy, bôi trơn hoặc năng lượng nhiệt để
hoạt động máy móc trong quá trình đóng tàu như: nhớt, mỡ đặc, gas, oxy,
CO2 , ....



14
- Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương của công nhân sản xuất
trực tiếp được tính theo định mức khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp hoặc
định mức giờ công lao động, các khoản trích theo lương theo quy định, tiền ăn
ca, tiền thưởng, tiền tăng giờ,...
- Chi phí sản xuất chung
+ Chi phí sản xuất chung phát sinh theo hạng mục công việc liên quan
trực tiếp đến từng sản phẩm, bao gồm:
• Chi phí nhân công phục vụ sản xuất liên quan trực tiếp cho từng
sản phẩm như: dọn vệ sinh ca bin tàu, dọn vệ sinh hầm nước, két nước, lắp
đặt giàn hạ liệu cho mỗi tàu, ...
• Nguyên vật liệu, nhiêu liệu: dầu dùng cho việc thử nổ máy tàu và
thử chạy đường dài, nhớt, mỡ bôi trơn máy tàu, ga, ...
• Công cụ, dụng cụ dùng trực tiếp cho từng sản phẩm: mũi tiện,
mũi khoan để tiện các chi tiết của tàu hoặc khoan các lỗ bắt bu lon trên tàu,
các loại đá mài để mài các đường hàn, ...
+ Chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều sản phẩm
• Tiền lương của nhân viên các phân xưởng, các tổ, ban, đội phục
vụ sản xuất và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca, ...
• Nhiên liệu như xăng, dầu chạy các loại máy, các loại xe phục vụ
sản xuất, tiền điện thắp sáng, điện dùng cho hoạt động của các loại máy phục
vụ sản xuất, tiền thuê TSCĐ, CCDC, thuê nhà thầu phụ,...
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành đóng
mới của một con tàu từ 80% - 85% trở lên, chi phí nhân công trực tiếp khoảng
từ 10% – 15%, chi phí sản xuất chung khoảng từ 2% - 5%.


15

b. Phân loại chi phí sản xuất sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
+ Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan trực tiếp đến
từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm như các loại thép dùng trong đóng tàu, các
loại que hàn, bulon, kẽm chống ăn mòn, các loại sơn tàu, gas, oxy, CO2 để
cắt, hàn làn giàn liệu, ...
+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất chung liên quan đến
nhiều đơn đặt hàng, nhiều sản phẩm như: CCDC xuất dùng phục vụ sản xuất,
đồng hồ đo áp suất, dây cáp hàn, dây điện, đồ bảo hộ lao động, mặt nạ hàn,
gương hàn, tiền điện thắp sáng, điện dùng cho các hoạt động của các loại
máy, nước phục vụ sản xuất, ...
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
+ Chi phí kiểm soát được: Là khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào
đó có quyền ra quyết định để chi phối.
+ Chi phí không kiểm soát được: Là khoản chi phí vượt quá tầm kiểm
soát, quyết định của nhà quản trị. Đối với ngành đóng tàu, chi phí không kiểm
soát được bao gồm:
• Chi phí thuê ngoài sản xuất như: gia công, cắt, cẩu các chi tiết
của tàu do máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phải thuê ngoài để đáp ứng kịp
tiến độ hợp đồng trong thời gian đóng mới.
• Chi phí nhân công, vật tư phát sinh ngoài dự toán chi tiết đã lập.
1.3.2. Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
a. Lập dự toán chi phí sản xuất
- Xây dựng định mức chi phí sản xuất
+ Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Định mức về lượng: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần



×