Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 3, 11,12 thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.13 KB, 11 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS
TAM LẬP
GIÁO VIÊN: BÙI PHÚ HƯNG

BÀI THU HOẠCH
Nội dung III năm học 2013 – 2014.

Câu hỏi:
Thầy, cô (Đồng chí) hãy trình bày kết quả thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng thường xuyên của cá nhân và vận dụng kiến thức kỹ năng đã
học tập bồi dưỡng thường xuyên nội dung III vào quá trình thực hiện
nhiệm vụ năm học.
Trả lời:
Kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân
tôi và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập bồi dưỡng thường
xuyên vào quá trình thực hiện năm học của tôi như sau :
Đối với module THCS 3.
Nội dung giáo dục học sinh cá biệt:
Để giáo dục được học sinh cá biệt người giáo viên cần phải nắm
được các yêu cầu cần thiết sau như:
- Đặc điểm tâm lý của học sinh cá biệt.
- Những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến học sinh, bạn
bè và môi trường sống như:
+ Ảnh hưởng của nhóm bạn.
Trang 1


+ Ảnh hưởng của gia đình.
+ Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác.
-


Những khó khăn về từng phương diện của học sinh.

-

Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng
học sinh.

- Tạo cho học sinh niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá
trị trong cuộc sống.
- Giáo viên phải nắm được khả năng nhận thức, động cơ học
tập của từng học sinh.
- Tính cách với những đặc điểm cơ bản, coi trọng để phát huy
nét tích cực và triệt tiêu nét tiêu cực của học sinh.
- Giáo viên phải hỗ trợ học sinh thay đổi thói quen chưa tốt và
các hành vi lệch lạc.
Để làm được các yêu cầu trên giáo viên phải có phương pháp thu
thập thông tin về học sinh cá biệt bằng các phương pháp sau:
- Tổ chức cho học sinh viết về những điều có ý nghĩa đối với
bản thân cà cuộc sống theo quan niệm của từng học sinh.
- Trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học. Ngoài ra giáo
viên còn có nhiều phương pháp để thu thập thông tin khác của
học sinh cá biệt như:
+ Quan sát trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động
với học sinh trong đó chúng ta cần lưu ý một số điểm để tránh
sai lệch trong quan sát như: tôn trọng những gì đang diễn ra tự
nhiên, không áp đặt, không định kiến…
Trang 2


+ Tìm hiểu học sinh thông qua nhóm bạn thân.

+ Tìm hiểu học sinh thông qua gia đình.
+ Tìm hiểu học sinh thông qua cán bộ lớp, người người xung
quanh trong lớp học.
+Tìm hiểu học sinh thông qua giáo viên khác và cán bộ đoàn.
+ Tìm hiểu học sinh thông qua hàng xóm của gia đình.
Sau khi thu thập nắm bắt được các yêu cầu cần thiết giáo viên đưa
ra các cách thức giáo dục học sinh cá biệt:
- Giáo viên tiếp cận cá nhân xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng,
thân thiện với học sinh cá biệt.
- Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu
của bản thân.
- Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu
cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
- Quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng
nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
- Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt hoàn thiện
nhân cách.
- Giáo viên cần tránh củng cố tiêu cực để học sinh không chán
nản, giận dữ, bất lực…
- Giáo viên phải biết sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả Logic.
- Giáo viên phải biết khơi dây hoài bão và ý thức tự giáo dục của
học sinh.
Trang 3


- Giáo viên áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả
tập thể lớp và học sinh cá biệt.
- Giáo viên phải thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi chặt chẽ
với cha mẹ học sinh.
Học sinh cá biệt thường xảy ra những bộc phát xung đột bốc

đồng, thiếu ý thức. Dựa vào những hành vi, thói xấu, trở thành những
động cơ, thành những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi sai
lệch chuẩn của học sinh, chúng ta không phân tích các nguyên nhân
bên trong dẫn đến biểu hiện hư, chưa ngoan, chúng ta tạm khái quát
chia học viên cá biệt thành 4 loại, để từ đó định hình các biện pháp
giáo dục phù hợp và hiệu quả:
(1)- Ăn tiêu quá mức:
- Loại học sinh này trọng nhu cầu vật chất, ăn uống tiêu pha bừa
bãi, có khi dẫn đến đua đòi, ham chơi,nghiện game... thường nhu cầu
của các em vượt quá khả năng cung cấp của gia đình, nên dẫn đến
trộm cắp, phạm pháp, lừa dối.
- Gia đình do nuông chìu, ít quan tâm giáo dục nên con họ dễ ảnh
hưởng những mối quan hệ xấu.
* Ta phải kết hợp gia đình, giám sát chặt chẽ, hướng các
em vào các hoạt động đóng góp có ý nghĩa.
(2)- Vô kỷ luật - Vô lễ:
- Loại học sinh này thường gặp nhất. Các em thường sống buông
thả, tự do, nói năng ứng xữ tuỳ tiện, ít suy nghĩ trước khi nói và hành
động. Phần lớn các em sống trong những gia đình không có nền nếp, ít
Trang 4


chú ý giáo dục con cái, thường cha mẹ ly dị hoặc chết, các em sống
với người thân.
* Đối với các trường hợp này ta phải nghiêm khắc, buộc đi
vào khuôn khổ, kết hợp phương pháp thuyết phục.
(3)- Hay gây gổ:
- Các em thường coi trọng bản thân ( nhiều khi lố bịt kệch cỡm).
Thích được đề cao sức mạnh và khẳng định sức mạnh của mình trước
người khác. Phần lớn các em chịu ảnh hưởng phim truyện, Internet,

game…, hành động hoặc có quan hệ dân xã hội đen, cũng có khi ảnh
hưởng tiêu cực của gia đình.
* Đối với các học sinh này ta phải hướng tính can đảm vào
các hành động có ý nghĩa đạo đức để giáo dục.
(4)- Lười biếng, ích kỷ:
- Học sinh loại này thường ngại khó, sợ khổ, không có lòng kiên
trì, thiếu bản lĩnh tự ti, không quyết đoán, ngại lao động và học tập.
những em này thường là những nguyên nhân của những cuộc ganh
đua bè phái, thiếu lành mạnh trong lớp, hay gian lận trong kiểm tra thi
cử. các em thường được nuông chìêu, ít được quan tâm, đôn đốc học
tập.
* Đối với các học sinh này ta phải động viên tham gia các
hoạt động phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, hoạt động ngoại
khoá, để lôi cuốn đồng thời động viên những tiến bộ dù nhỏ để xây
dựng lòng tin vào bản thân.

Trang 5


Những biểu hiện phân loại nói trên chỉ là tương đối. Thực tế
còn nhiều biểu hiện và có thể phân loại thêm một số dạng khác.
Để giáo dục được học sinh cá biệt người giáo viên những người
làm nghề giáo dục cần phải
- Góp phần nâng cao nhận thức cho cho học sinh để học sinh tự
điều chỉnh bản thân, hoà nhập với tập thể phát huy năng lực,
năng khiếu tiềm ẩn của mình
- Việc giáo dục một học sinh cá biệt chắc chắn không phải một
sớm một chiều mà đạt hiệu qủa theo như ý muốn được và
cũng không chỉ có thực hiện một trong những biện pháp mà
phải biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp trên, và có

sự đồng thuận, đồng bộ và thống nhất giữa các đối tượng có
liên quan : Giữa BGH với Giáo viên, giữa giáo viên với học
sinh và những người liên quan như cha mẹ, người thân, chính
quyền địa phương, Ban ngành đoàn thể, bạn bè…

Đối với module THCS 11.
Nội dung chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc
thiểu số trong trường THCS:
Để sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số người
giáo viên cần phải phải nắm được đặc trưng cơ bản của học sinh
THCS.
a. Hỗ trợ tâm lý học sinh nữ :
- Giáo viên phải có kiến thức về điều kiện phát triển tâm lý
như:
Trang 6


+ Sự biến đổi về thể chất.
+ Sự thay đổi của điều kiện sống.
-

Giáo viên phải có kiến thức về đặc điểm tâm lý.

Qua đó giáo viên có thể chăm sóc hỗ trợ về tâm lí đối với học
sinh khi học sinh gặp các trường hợp sau:
- Học sinh gặp sự căng thẳng
- Học sinh gặp rào cản về giới.
Giáo viên phải làm cho học sinh cảm thấy an toàn, cảm thấy được yêu
thương, nhận thấy được hiểu, được thông cảm, được tôn trọng, học
sinh cảm thấy được có giá trị.

b. học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh là người dân tộc thiểu số thường có độ nhạy cảm về
thính giác và thị giác do đặc thù của tập tục sinh sống đây là điều kiện
thuận lợi cho quá trình học tâp tuy nhiên các em còn gặp khó khăn
trong lĩnh vực tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ vì đối với học sinh THCS vốn
tiếng phổ thông của các em còn nghèo nàn đây là thiệt thòi lớn đối với
các em.
Trong quá trình giao tiếp xã hội các em gặp nhiều khó khăn các
em muốn thể hiện tình cảm nhưng khó nói thành lời dẫn đến các em
thường hay xấu hổ, không mạnh dạn làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu
kiến thức ở lớp cũng như tự học ở nhà.
Để giải quyết được những khó khăn trên người giáo viên phải biết
tư vấn tâm lý cho học sinh về các mặt như giáo dục giới tính, hỗ trợ
cho học sinh vượt qua rào cản về tâm lý và những khó khăn gặp phải
như:
- Khuyến khích các em học tập bằng những tác động tích cực.
Trang 7


- Giúp học sinh tự ý thức về năng lực và khả năng tự học tập
của mình.
- Tạo cơ hội cho học sinh chủ động, bình đẳng với các học sinh
khác trong học tập.
- Tạo cho học sinh có sự gắn bó với tập thể lớp trong quá trình
học tập.
- Giáo viên cần bộc lộ sự quan tâm và kỳ vọng cao đối với các
em để học sinh mạnh dạn trong học tập và trong quan hệ với
bạn bè.
Đối với module THCS 12.
Nội dung khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của

học sinh THCS.
Để khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh
THCS hay Stress thì chúng ta phải hiểu được khái niệm Stress và
nguồn gốc gây ra Stress:
Khái niệm cơ bản về Stress.
Stress trong tiếng anh có nghĩa là nhấn mạnh, thuật ngữ này còn
được dùng trong Vật lí học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Hans
Selye người Canada nghiên cứu và mô tả Stress có hai loại Stress khác
nhau, đối lập nhau Stress bình thường khoả mạnh là euStresss, Stress
độc hại hay còn gọi là Stress tiêu cực là diStresss.
Tác giả Tô Như Khê cho rằng “Stress tâm lý chính là phản ứng
không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về
tâm lý xuất hiệt trong tình huống mà con người chủ quan thấy là bất

Trang 8


lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân
kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về các nhân tố đó ”
Nguồn gốc gây ra Stress có các nguồn gốc từ môi trường bên
ngoài và nguồn gốc từ bản thân.
- Nguồn gốc từ từ môi trường bên ngoài:
+ Tác động từ cuộc sống gia đình.
+ Tác động từ môi trường xã hội.
+ Tác động từ môi trường tự nhiên.
- Nguồn gốc từ bản thân:
+ Do yế tố về sức khoẻ.
+ Do yếu tố về tâm lý.
Stress trong học tập đối với học sinh THCS đây là “thời kỳ
quá độ” độ tuổi khủng hoảng “Già trẻ con non người lớn”… đây

là thời kỳ chuyển từ tuo63u thơ sang tuổi trưởng thành nên các
em thường có một số đặc điểm về tâm lý như sau:
- Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng.
- Sự phát triển về mặt sinh lý cũng như sự biến đổi căn bản
về cơ thể.
- Sự thay đổi về điều kiện sống.
- Xu hướng vươn lên làm người lớn có ảnh hưởng tới tất cả
các hoạt động tâm lí.
- Nhu cầu mở rộng mối quan hệ với người lớn nuốn người
lớn nhìn nhận mình một cách bình đẳng.
Trang 9


- Dễ bị xúc động, dễ bị kích động. vui buồn chuyển hoá dễ
dàng dẫn đến tình cảm còn mang tính bồng bột.
Từ những nguồn gốc trên đã dẫn đến trạng thái Stress và
Stress cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với việc học tập của
học sinh THCS chính vì đó chúng ta cần phải truyền thụ cho các
em có các phương pháp và kỹ năng ứng phó với Stress trong
học học tập, các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh để các
em có thể phát hiện và ứng phó với Stress trong học tập đó là:
- Các em có thể quản lí được căng thẳng của bản thân bằng
việc các em nhận diện được các biểu hiện của Stress.
- Các em có thể giảm mức độ của Stress để có một sức khoẻ tốt
trong học tập và thi cử như:
+ Có chế độ ăn đầy dủ và cân bằng dưỡng chất.
+ Các em có thể uống cafê hoặc trà đậm vào buổi sáng để
kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho tỉnh táo vì Café và
trà đậm có chứa chất cafein.
- Hứng dẫn cho các em các liệu pháp để giảm Stress có hại

như:
- Ngâm tắm, ca hát, chơi đùa với thú nuôi, thư giãn,
cười,thưởng thức nghệ thuật, Massage, tập thể dục buổi sáng,
ngồi thiền – Yoga….

Tam Lập, ngày 15 tháng 01 năm
2014
Trang 10


Giáo viên viết thu hoạch

Bùi Phú Hưng

Trang 11



×