Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TỔNG HỢP CHIỀN LƯỢC HỌC THI TOEIC FULL 7 Part

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.51 KB, 18 trang )

TỔNG HỢP CHIỀN LƯỢC HỌC & THI TOEIC FULL 7
Part
A. Cách chinh phục Part 1
Phần thi nghe đầu tiêu của TOEIC là miêu tả tranh. Với mỗi bức tranh, bạn sẽ được nghe
4 câu miêu tả và nhiệm vụ của bạn là chọn câu miêu tả đúng với bức tranh nhất. Part 1
được xem là dễ nhất trong 7 part của bài thi TOEIC. Các câu trả lời tương đối ngắn và dễ
nghe, tốc độ đọc cũng khá chậm. Tuy nhiên, ở New TOEIC số lượng câu hỏi giảm xuống
còn 10 câu và có thêm nhiều giọng đọc khác ngoài giọng Mỹ, nên độ khó cũng tăng lên.
- Hãy biết tận dụng 1 phút 35 giây


1 phút 35 giây là thời gian đọc phần hướng dẫn (Direction). Thời gian dành cho
phần hướng dẫn dài hơn 20 giây so với TOEIC cũ.



Trong khoảng thời gian đó, hãy quan sát kĩ bức tranh và cố gắng thầm đặt ra trong
đầu các câu miêu tả tranh bằng tiếng Anh. Ví dụ: “The man is getting in a car”, “The
child is playing on the ground”, “The color of the window is blue”,… Điều đó sẽ giúp
bạn sẵn sàng không rơi vào tình trạng bị động phải chạy theo câu hỏi.



Ngoài ra, nếu vẫn còn dư thời gian, bạn hãy tranh thủ đọc câu hỏi và các lựa chọn
trả lời cho sẵn của Part 3 và Part 4. Đây là 2 phần nghe dài và khó nhất.
- Tập trung chú ý, dù là chi tiết nhỏ nhất



Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý
đến trong bức tranh, vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức tranh một cách chính


xác đến từng chi tiết. Hãy nhớ, quan sát thật kỹ bức tranh và đừng bỏ quan bất cứ chi tiết
nhỏ nào.
- Cẩn thận “bẫy” phát âm



Ở part 1, bạn phải luôn tập trung chú ý vào phát âm vì thường có những câu hỏi
“bẫy” về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm khác nghĩa: copy/coffee,
duck/ dock, setting/sitting, plan/plant, plan/plane, working/walking …



Ngoài ra, bài thi TOEIC mới còn bổ sung những câu hỏi giọng Anh, Úc, New
Zealand…, dễ khiến các bạn cảm thấy không quen. Bạn có thể khắc phục điều này bằng
cách luyện nghe với nhiều giọng khác nhau để tránh bị bối rối và khó hiểu khi thi.
- Quyết định nhanh nhưng không vội vã




Khi bắt đầu nghe, hãy quyết định ngay sau mỗi câu bạn nghe thấy là hoàn toàn sai,
có thể đúng hay hoàn toàn đúng.



Bạn có thể dùng tay đánh dấu bằng một gạch ngang, dấu hỏi hay dấu cộng… trên
tờ đề thi để nhớ tốt hơn. Khi không chắc chắn lắm về đáp án của mình, bạn sẽ có xu
hướng đợi nghe xong cả 4 câu rồi cân nhắc xem câu nào đúng. Điều này khá tai hại vì nó
sẽ làm giảm sự tập trung của bạn và các câu hỏi sau. Vì vậy hãy quyết định nhanh chóng,
viết ra câu trả lời và chuyển sang quan sát bức ảnh của câu hỏi sau. Nếu bạn không chắc

chắn thì chỉ nên đặt một dấu hỏi mờ mờ đằng sau đáp án trong phiếu đáp án để bạn có thể
quay lại nghĩ về câu đó nếu cuối bài kiểm tra bạn còn dư chút thời gian. Nhưng nhớ xóa
hết tất cả các kí hiệu này trước khi nộp bài.



Tuy nhiên, dù bạn chắc chắn đáp án A hay B là đúng, bạn cũng nên nghe một cách
cẩn thận các đáp án khác để chắc chắn là lựa chọn của bạn đã chính xác. Part 1 tuy là dễ
nhưng các câu hỏi thường có nhiều “bẫy”. Hãy cẩn thận để lấy trọn điểm phần này bạn
nhé.
- Sử dụng phương pháp loại suy



Khá nhiều câu hỏi trong bài thi TOEIC có đặc điểm là đáp án đúng thường là đáp
án khó nghe nhất. Vì vậy, khi gặp những câu hỏi như thế, nếu bạn đã xác định được 3 đáp
án không chính xác thì dù có thể không nghe rõ, bạn hãy tự tin chọn đáp án còn lại nhé.
- Giữ tâm lý thoải mái



Như đã nói, part 1 là phần dễ nhất trong bài thi TOEIC, bạn không nên quá căng
thẳng trong phần này vì sẽ ảnh hưởng đến những phần thi tiếp theo. Bạn sẽ phải nghe liên
tục trong 45 phút mà không có khoảng nghỉ. Vì thế, hãy cho phép mình thoải mái một
chút trong phần thi đầu và để dành “năng lượng” cho những phần khó hơn

B. Cách chinh phục Part 2
Vì Part 2 chỉ gồm các câu ngắn - hỏi và trả lời - nên nhiều người lầm tưởng rằng đây là
phần dễ nhất. Sự thật không phải như vậy. Phần này khó ở chỗ nó dựa hoàn toàn vào khả
năng nghe hiểu thật sự của chúng ta và hoàn toàn không có các thiết lập ngữ cảnh.

Trong những bài nghe dài hơn, nếu bạn bỏ lỡ một đoạn nào đó thì cũng không quá
nghiêm trọng; ngược lại, trong Part 2, nếu bạn lơ đễnh một chút thì lập tức bạn không trả
lời được câu hỏi. Như vậy, Part 2 không chỉ đòi hỏi khả năng tập trung cao độ mà cũng
đòi hỏi phản xạ nhanh của người nghe.


I- Nắm được loại câu hỏi và vị trí của từ khóa:
Loại câu hỏi là yếu tố then chốt, vì một khi đã biết loại câu hỏi, bạn dễ dàng biết được
loại câu trả lời thích hợp tương ứng. Từ khóa cũng quan trọng vì chính từ khóa giúp bạn
hiểu được ý chính của câu hỏi đó.
1. Câu hỏi WH:
What? / Who? / When? / Where? / Why? / How? / Which
What kind [sort] of? / what type of? / What time?
Why don’t you?
How much? / How many? / How long? / How often? / How soon?

Từ khóa: từ nghi vấn (who, what, why, when, where, how, which) và động từ chính.


Với loại câu hỏi này, câu trả lời không thể là Yes hay No, nên ta có thể loại ngay
câu trả lời có Yes hay No. Tuy nhiên, người ta ngày càng hạn chế câu trả lời có Yes hay
No, và do đó làm cho phần này khó hơn.

2. Câu hỏi Yes/No (có các trợ động từ như BE, DO, HAVE)
Từ khóa thứ nhất: động từ chính
Từ khóa thứ hai: cụm trạng từ hoặc danh từ theo sau động từ chính. Trong trường hợp có
một mệnh đề theo sau động từ chính thì từ khóa chính là chủ ngữ và động từ của mệnh đề
đó.



Câu trả lời có thể là Yes, No, hay Sure, Of course, ... Tuy nhiên câu trả lời cũng có
thể là những cụm từ rất đa dạng khác. Ví dụ:
Q: Do you know if the bus station is close by?
A: No. I’m new in town


Q: Can I have my shirts back by this evening?
A: Sure. You can pick up it anytime
Q: Do you what to go to the races with me tonight?
A: I’ll let you know after I check my calendar.

3. Những câu hỏi khác
a. Câu hỏi lựa chọn:
Would you like A or B?/Which do you prefer, A or B?/ Would you rather A or B?
Do(es) chủ ngữ + động từ 1 or động từ 2?
Từ khóa: phần “A or B”


Phần “A or B” có thể là cụm từ, cũng có thể là mệnh đề. Nếu phần này là cụm từ
thì việc phân biệt rất đơn giản vì mọi thứ rất rõ ràng. Nếu phần này là mệnh đề thì mọi
việc sẽ phức tạp hơn vì ta cần phải xác định từ khóa cho từng mệnh đề đó nữa.
Trong đa số các trường hợp, câu trả lời không phải là Yes hay No.



Ví dụ:
Q: Would you rather discuss this before he arrives, or during lunch?
A: Let’s talk about it now.
Q: Does the car need gas or did you already fill it up?
A: No, I filled it yesterday

Q: Yes. That’s it. b. Câu hỏi đuôi:
You are, aren’t you? / he is, isn’t he? / She is, isn’t she?
You, don’t you? / You, didn’t you? / He, doesn’t he? / She, doesn’t she?


You’ve +p.p, haven’t you?

You can, can’t you?/ I can, can’t I?
Từ khóa: động từ


Câu hỏi đuôi thường được dùng để tìm sự đồng thuận của người nghe về một vấn
đề nào đó. Do đó, điều mấu chốt là bạn phải nắm được động từ trong mệnh đề chính và
các động từ liên quan đến độngt ừ này.
Ví dụ:
Q: Ican cash a traveller’s check here, can’t I?
A: Yes. We can cash one for you c/ Câu hỏi phủ định
Aren’t you? / Isn’t he? / Isn’t she? / Isn’t there?
Don’t you? / Didn’t you?
Haven’t you?
Won’t you?
Do you mind? /Would you mind?

Từ khóa: động từ


Cách trả lời câu hỏi phủ định trong tiếng Anh rất khác với caau trả lời phủ định
trong tiếng Việt. Do đó bạn nên chú ý: bạn cứ xem câu hỏi phủ định trong tiếng Anh
giống như câu hỏi khẳng định trong tiếng Anh, nếu đồng ý thì dùng Yes, nếu không thì
dùng No. Chỉ đơn giản như vậy.

Ví dụ:
Q: Didn’t Anna quit last month?
A: No, she didn’t. I saw her at her desk this morning.


Thường thì các lựa chọn trả lời cho sẵn không có cụm từ “she didn’t” như ở ví dụ trên,
mà thường như sau:
A : No. I saw her at her desk this morning d. Câu hỏi gián tiếp:
Do you know từ nghi vấn + chủ ngữ + động từ ~ ?
Từ khóa: từ nghi vấn đứng giữa câu, củ ngữ và động từ của mệnh đề theo sau từ nghi vấn
đó.
Ví dụ:
Q: Do you know when the report is due?
A: No. I don’t know either.
4. Câu khẳng định có chức năng hỏi
You + động từ?
I wonder if/ từ nghi vấn + chủ ngữ + động từ?
Từ khóa: động từ hoặc nghi vấn.
Ví dụ:
Q: I wonder why Peter parked so far away.
A: He said the parking lot was completely filled.
II - Cấu tạo của câu trả lời cho sẵn:
Đa số các câu trả lời cho sẵn có thể được phân thành 2 loại chính sau:
1. Trường hợp có cách phát âm dễ nhầm lẫn
Đây là trường hợp hai câu trả lời cho sẵn có những âm dễ nhầm lẫn với nhau hoặc dễ
nhầm với các âm
trong câu hỏi. Với trường hợp này thì câu trả lời đúng là những lựa chọn còn lại.
2. Trường hợp có cả cách phát âm và ý nghĩa dễ nhầm lẫn



Trường hợp này khó hơn trường hợp trên vì cả phát âm và ý nghĩa đều dễ nhầm lẫn.
Trong trường hợp này, cách diễn đạt trong các lựa chọn có thể rất giống nhau hoặc rất
giống với cách diễn đạt trong câu hỏi

III. Tip các cách “Chinh Phục” NEW TOEIC – Part 2
Tip1:
Đừng bao giờ bỏ qua phần đầu câu hỏi.
Để nắm được thông tin tối thiểu trong câu hỏi thì bạn không được bỏ qua phần đầu câu
hỏi.
Đặc biệt, phần đầu của câu hỏi càng quan trọng nếu câu hỏi đó bắt đầu bằng những từ
nghi vấn như Who, What, Why, When, How, và Which.
Tip 2:
Rèn luyện kĩ năng tìm ra từ khóa thật nhanh.
Bạn cần hiểu rằng: vị trí của từ khóa rất khắc nhau trong các loại câu hỏi khác nhau.
Do đó, mỗi khi luyện tập Part 2, điều đầu tiên bạn cần làm là xác dịnh từ khóa của câu
hỏi.
Tip 3:
Liên hệ từ khóa cần tìm được trong câu hỏi với các câu trả lời cho sẵn, từ đó tìm ra đáp
án tốt nhất.
Không phải nghe được câu hỏi là chắc chắn bạn chọn câu trả lời đúng.
Bạn cần phải nhạy bén để nhận ra sự liên hệ giữa câu hỏi và câu trả lời cho sẵn.
Bạn cũng cần nắm thật nhanh các câu trả lời cho sẵn này.
Tip 4:
Thường thì các câu trả lời cho sẵn có cách phát âm giống nhau hoặc giống với cách phát
âm trong câu hỏi không phải là lựa chọn đúng.


Người soạn câu hỏi thường đặt ra các câu trả lời cho sẵn có cách phát âm giống nhau
hoặc giống với cách phát âm trong câu hỏi là nhằm thử thách các bạn.
Tỉ lệ lựa chọn loại này được dùng làm lựa chọn đúng là rất thấp.

Tip 5:
Bạn nên nhớ rằng một dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời khác nhau.
Ví dụ câu hỏi bắt đầu bằng “What time…” nhưng chưa chắc trả lời là một cụm từ chỉ thời
gian.
Tip 6:
Bạn nên ghi nhớ toàn bộ câu hỏi.
Mục đích cuối cùng của TOEIC Listening Comprehension là kiểm tra khả năng nghe cần
thiết cho quá trình trao đổi thông tin bằng tiếng Anh.
Do đó, khi học Part 2, bạn nên rèn luyện khả năng thật sự để có thể hiểu và ghi nhớ toàn
bộ câu hỏi một cách trọn vẹn.

C. Cách chinh phục Part 3
Part 3 là phần khó nhất trong phần Nghe Hiểu (Listening Comprehension, viết tắt là L/C)
vì Part 3 đòi hỏi các bạn phải thực sự nghe tốt. Nếu trong Part 1 và 2 các bạn phần nào có
thể dựa vào các thủ thuật để tìm ra các đáp án đúng thì Part 3 hoàn toàn dựa vào nội dung
mà các bạn thật sự hiểu từ bài đối thoại. Trên thực tế, câu hỏi của Part 3 có rất nhiều
"bẫy", nhằm kiểm tra khả năng nghe thật sự của các bạn.
Các câu trả lời cho sẵn thường có những từ hay cụm từ giống như trong bài nghe, hoặc có
những ý tương tự nhưng không hoàn toàn chính xác,vv... Part 3 cũng là phần có nhiều
thay đổi nhất trong phiên bản TOEIC mới. Mỗi bài đối thoại được tăng lên thành 4 lượt
nói, bình thường ngày trước chỉ có 3 lượt: Nam – Nữ - Nam hoặc Nữ - Nam – Nữ nhưng
bây giờ có 4 lượt (Man - Woman - M – W hoặc ngược lại) và có 3 câu hỏi đi kèm theo
mỗi đoạn hội thoại, trả lời được câu nào tính điểm câu đó(câu sai ko bị trừ điểm, giả sử
sai câu đầu mà hai câu sau đúng vẫn có điểm như bình thường).
I. Thể loại câu hỏi trong Part 3


Câu hỏi của Part 3 có thể phân biệt ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc phân biệt
các câu hỏi theo hai hướng sau đây là hợp lí nhất:


1. Phân biệt nội dung - Câu hỏi suy luận (inference): Các cách diễn đạt lại nội dung bằng
cách khác (paraphrasing) được dùng trong đáp án
- Câu hỏi nội dung trong bài: Các cách diễn đạt trong bài nghe được dùng trong đáp án.

2. Phân biệt câu hỏi - Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi
Ví Dụ: What does the man[woman, they] mean?
Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi nhưng đó là nhân vật thứ ba được đề cập
đến trong bài đối thoại.

Ví Dụ: How will Mary go to the airport?
Ví Dụ: What is the problem?
II. Đặc trưng của Part 3
- Tốc độ nói nhanh dần.
- Độ dài của đoạn đối thoại là 4 lượt nói.
- Có nhiều bẫy nhất trong 4 phần của L/C.
- Ngày càng có nhiều câu hỏi yêu cầu các bạn phải hiểu mạch diễn đạt và toàn bộ bài đối
thoại; chỉ hiểu những từ hoặc cụm từ riêng lẻ là không đủ.
- Đáp án sai cũng có những từ hoặc cụm từ các bạn đã nghe trong bài đối thoại.
III. Các cách chinh phục nhanh Part 3

Tip 1. Nên đọc câu hỏi trước khi nghe.


- Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài đối thoại có 3 câu hỏi và
mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy
nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
- Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lại Part 2 và thời gian đọc phần hướng dẫn
(directions) để xem trước câu hỏi.
- Hai câu hỏi được đọc cách nhau 8 giây. Trong 8 giây này, bạn phải chọn câu trả lời. Nếu
vẫn còn thời gian sau khi đã chọn xong, bạn nên xem trước câu hỏi tiếp theo.

- Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 3. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi
nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn.
- Bạn nên xem xét thật kỹ câu hỏi. Không có phần nào trong câu hỏi là không quan trọng.
- Bạn nên đặc biệt chú ý đến đối tượng được hỏi: là nam hay nữ, là một trong hai người
nói hay là nhân vật thứ ba. Khi chú ý phần này, bạn sẽ nghe có trọng tâm hơn.
Tip 2: Nếu có thể, nên đọc các đáp án cho sẵn trước khi nghe
Bạn nên đọc các đáp án cho sẵn, ưu tiên cho các đáp án dài, nếu cả 4 đáp án đều dài thì
ưu tiên cho các câu (C) và (D) vì xác suất (C) hoặc (D) được chọn làm đáp án đúng cao
hơn (A) và (B).
Tip 3: Nên vừa nghe vừa giải quyết câu hỏi
Khi làm Part 3, bạn nên theo trình tự sau:
(1) Đọc trước câu hỏi
(2) Nghe đoạn đối thoại
(3) Đánh đấu chọn câu trả lời đúng nhất vào phiếu bài làm
(4) Đọc trước câu hỏi của đoạn tiếp theo. Nếu bạn chờ đến khi nghe xong mọi thứ mới
chọn câu trả lời thì bạn sẽ không có thời gian để xem các câu hỏi tiếp theo.
Tip 4: Nắm rõ thứ tự câu hỏi
Các câu hỏi thường được đặt theo thứ tự nội dung của bài đối thoại. Tuy nhiên, cũng có
trường hợp không phải như vậy.
Tip 5: Nghe kỹ phần nội dung sau các từ/cụm từ nối


Phần nội dung trọng tâm thường được đặt làm câu hỏi là phần theo sau những từ hay cụm
từ nối như: but, however, actually, in fact, as a matter of fact, in that case, so, then, well,
v.v.
Tip 6: Không nên mải suy nghĩ về các câu hỏi đã qua. Bạn nên bỏ tâm lý mải suy nghĩ về
những câu hỏi mình đã không làm được tốt lắm trong những bài đối thoại đã qua. Những
câu hỏi hiện tại phải được xem là quan trọng nhất bởi vì dù bạn có lo lắng đến mức nào đi
nữa, bạn cũng không thể nghe lại những câu hỏi trước.


D. Cách chinh phục Part 4
Phần nội dung nghe ở Part 4 tương đối khó hơn so với Part 3, nhưng câu hỏi ở Part 4
không có nhiều “bẫy” như ở Part 3. Ở Part 4, có nhiều trường hợp bạn chọn đúngđáp án
dù không hiểu được bài nói một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng giống như ở Part 3, bạn
cần đọc được câu hỏi và các đáp án cho sẵn để có được trọng tâm khi bắt đầu nghe.
1. Đọc trước câu hỏi và các đáp án cho sẵn
2. Chú ý mối quan hệ giữa câu hỏi và nội dung bài nói
3. Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ mà bạn nghe được nhất

I. Các loại câu hỏi thường gặp
1. Hỏi về cái gì? Trong 3 câu hỏi của mỗi bài nói ngắn thì có 1 câu hỏi là về nội dung
chính và 2 câu còn lại là về nội dung chi tiết. Để tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi và các
đáp án cho sẵn, bạn nên ghi nhớ từng loại câu hỏi thường gặp.
2. Hỏi như thế nào? Câu hỏi có khi về suy luận (inference), có khi tập trung vào tính
chính xác của thông tin được đề cập trong bài. Nếu câu hỏi là về suy luận thì những cách
diễn đạt khác (paraphrasing) thường được sử dụng; nếu câu hỏi nghiêng về tính chính xác
của thông tin thì từ hay câu đã được trình bày trong bài nói sẽ được giữ nguyên trong đáp
án.

II.Nội dung thường gặp


Có 7 nhóm nội dung thường được dùng trong Part 4, và mỗi nhóm sẽ có nhữngdạng câu
hỏi đặc trưng riêng. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ ghi nhớ những dạngcâu hỏi này
trong phần (Stage 2: Khám phá thể loại.)
Announcement (hướng dẫn, thông báo)
Advertisement (quảng cáo)
Report (báo cáo, tường thuật)
Recorded message (tin nhắn ghi âm)
Flight and Airport Announcement (thông báo ở sân bay/ trên máy bay)

Broadcast (chương trình phát thanh/ truyền hình)
Talk (diễn thuyết, tọa đàm)

III. Tip cách chinh phục nhanh Part 4

Tip 1: Đọc thật nhanh câu hỏi và đáp án cho sẵn.
Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài nói có 3 câu hỏi và mỗi câu
hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước như thế này sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe.
Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lỗi và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để
xem trước câu hỏi.
Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 4. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi
nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp các bạn nghe rất
tốt nhưng do không hiểu đúng câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai.
Ví dụ: Who is the speaker addressing?
Câu này hiểu đúng là Người nói đang nói với ai?.
Nếu bạn hiểu câu này là Ai đang nói chuyện thì chắc chắn bạn sẽ chọn đáp án sai.


Tip 2: Tập trung nghe phần có thông tin cần thiết
Thứ tự của câu hỏi không giống với thứ tự của nội dung được nói đến trong bài. Do đó,
khi bắt đầu nghe bạn nên đảo mắt qua các câu hỏi thật nhanh để xem phần đang nghe
tương ứng với câu hỏi nào.
Chính những từ ngữ trong câu hỏi là những gợi ý giúp bạn nghe bài nói tốt hơn. Trong rất
nhiều trường hợp, từ, cụm từ và cách diễn đạt trong câu hỏi lại được dùng trong bài nói.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người ta dùng từ và cách diễn đạt khác nhưng có
cùng ý nghĩa với những gì được trình bày trong bài nói.

Tip 3: Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ bạn nghe được nhất
Đây chỉ là xu hướng chung trong cách ra câu hỏi của Part 4. Dĩ nhiên, xu hướng này

không đúng trong mọi trường hợp, do đó bạn nên hết sức cẩn thận.

Tip 4: Cách chinh phục từng dạng bài
Nghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần, số tiềm... Bạn
nên nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi thành một dạng khác ở đáp án.
Đa số các câu hỏi về nội dung chính đều có một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của
bài nói.

E. Cách chinh phục Part 5
1. Không có thay đổi gì
So với bài thi TOEIC cũ, Part 5 của New TOEIC hoàn toàn không có gì thay đổi. Ở phần
này, bạn chỉ nên cố gắng luyện tập để đạt hiểu quả tốt nhất và giảm bớt thời gian trả lời
câu hỏi.

2. Chỉ dành 5 giây cho câu hỏi về vị trí từ loại
Khi trả lời câu hỏi ở Part 5, bạn nên học các lựa chọn trả lời trước khi dịch nghĩa câu hỏi.
Nếu lựa chọn trả lời là các hình thái khác nhau của cùng một từ (Ví dụ: (A) proposed (B)
propose (C) proposal (D) proposing) thì đây chính là câu hỏi về vị trí từ loại. Với loại câu


hỏi này, bạn không cần phải dịch nghĩa, mà chỉ cần nhớ rằng: sau giới từ là danh từ. trước
danh từ là tính từ, trước tính từ là trạng từ, giữa be và p.p/ V-ing là trạng từ, trước động từ
là trạng từ. Những quy tắc này sẽ giúp bạn giảm thời gian trả lời câu hỏi và tăng thời gian
để bạn làm phần Double Pasage ở Part 7.
3. Từ một câu hỏi có thể suy luận thêm nhiều câu hỏi khác



Câu hỏi trong bài thi TOEIC thường có cấu trúc ngữ pháp chặt chẽ và ý nghĩa thực
tế, súc tích. Để luyện tập, bạn nên suy luận thêm các câu hỏi khác nhau từ một câu có

sẵn. Xem ví dụ dưới đây.
Ví dụ 1. The diversity of customer' s tastes has led to a __________ demand for a
number of diffrent clothing styles.
(A) greater (B) greatest
(C) greatly (D) greatness



Ở câu này, chỗ trống đứng trước danh từ chắc chắn cần một tính từ để hoàn chỉnh
câu. Trong số 4 lựa chọn trả lời, (A) và (B) đều là tính từ nhưng (A) là lựa chọn đúng vì
đây là cách dùng so sánh thích hợp và ý nghĩa của toàn bộ câu. Học viên bình thường chỉ
có thể hiểu được cách chọn câu trả lời như vậy, nhưng học viên có kiến thức sâu hơn sẽ
tạo ra ít nhất 3 - 4 câu hỏi từ câu hỏi này.
Ví dụ 2. The __________ of customer' s tastes has led to a greater demand for a number
of different clothing styles.
(A) diverse (B) diversely
(C) diversity (D) diversed
Ngay sau mạo từ The là chỗ trống, vì vậy lựa chọn trả lời đúng phải là (C), danh



từ.
Ví dụ 3. The deversity of customer' s tastes has led to a greater __________ for a
number of different clothing styles.
(A) technology (B) demand
(C) elevation (D) election





Câu hỏi này yêu cầu bạn chọn từ phù hợp về mặt nghĩa với toàn bộ câu. Xét về ý
nghĩa, lựa chọn (B) là lựa chọn phù hợp nhất.

F. Cách chinh phục Part 6
1. Có quá nhiều thay đổi
Không có phần Error Recognition như ở Part 6 trong bài thi TOEIC cũ; đây có lẽ là một
tin vui đối với các các bạn thường không đạt kết quả tốt lắm ở Part 6. Nói một cách đơn
giản, bạn có thể xem 12 câu hỏi ở Part 6, New TOEIC như là phần bổ sung ở Part 5.
Ngoài ra, số lượng câu hỏi giảm từ 20 xuống còn 12 câu cũng giúp bạn tiết kiệm được
nhiều thời gian.

2. Tại sao bài đọc lại dài như vậy? Bạn có cần phải đọc hết cả bài hay không?
Bài đọc ở Part 6 có độ dài tương tự với độ dài của bài đọc dạng Single Passage ở Part 7
và có thể loại đa dạng: thư tín, memo, fax, quảng cáo, báo cáo hoặc bài báo, v.v. Tuy vậy,
bạn có cần phải đọc hết cả bài hay không? Theo phân tích từ các bài mẫu của ETS và các
bài thi gần đây, bạn có thể trả lời câu hỏi một các hiểu quả mà không cần phải đọc hết cả
bài. Có những câu hỏi bạn chỉ cần nắm được nội dung trước và sau chỗ trống là có thể trả
lời được. Ngoài ra, với các câu hỏi từ vựng, bạn cũng không cần phải hiểu hết cả bài, mà
chỉ cần hiểu đoạn văn chung quanh chỗ trống là có thể trả lời được.

3. Giải quyết Part 5 một cách hiểu quả thì sẽ làm tốt Part 6
Không có cách nào cụ thể để chuẩn bị cho Part 6. Tuy vậy, nếu bạn làm tốt Part 5, bạn
cũng sẽ đạt hiểu quả cao ở Part 6 vì yêu cầu và dạng câu hỏi của 2 phần này có nhiều
điểm tương đồng với nhau.

4. Chú ý đến câu hỏi từ vựng
Như bạn có thể thấy trong bảng so sánh được đề cập trên đây, ở Part 6 trong bài thi
TOEIC cũ, hầu như không có câu hỏi từ vựng, nhưng trong New TOEIC, số lượng câu
hỏi từ vựng đã tăng lên đến 70 - 80%. Để chuẩn bị tốt cho dạng câu hỏi này, bạn nên đọc
nhiều, ghi nhớ các lựa chọn trả lời và từ vựng thường xuyên xuất hiện nhằm tích lũy cho



bản thân vốn từ vựng để có thể đạt hiểu quả cao nhất khi gặp dạng câu hỏi này trong bài
thi TOEIC thực tế.

5. Câu hỏi ngữ pháp tập trung ở các điểm ngữ pháp cơ bản
Tỷ lệ câu hỏi ngữ pháp của New TOEIC giảm đáng kể so với ở bài thi TOEIC cũ. Ngoải
ra, câu hỏi ngữ pháp mới chỉ tập trung vào các điểm ngữ pháp cơ bản, chứ không tập
trung nhiều vào các điểm ngữ pháp chi tiết như trước đây. Câu hỏi ngữ pháp về động từ
chiếm tỷ lệ cao nhất. Để làm tốt câu hỏi này, bạn phải hiểu chính xác cách dùng thì, sự
phù hợp về số và hình thái. Khi trả lời câu hỏi, bạn nên sử dụng phương pháp loại suy để
tiết kiệm thời gian và đạt được độ chính xác cao.

G. Cách chinh phục Part 7
1. Không có đủ thời gian

Số lượng câu hỏi ở Part 7 trong New TOEIC đã tăng thêm 8 câu và số bài đọc cũng tăng
thêm thông qua dạng double passage. Vì vậy, cách duy nhất để bạn có thể mở rộng thời
gian dành cho việc đọc hiểu ở phần này là luyện tập trả lời mỗi câu hỏi ở Part 5 và Part 6
trong 30 giây. Điều đó có nghĩa là bạn dành 26 phút để giải quyết tổng số 52 câu hỏi ở
Part 5 và Part 6 và dành 49 phút còn lại cho 48 câu hỏi ở Part 7.

2. Có thể làm Part 7 trước hay không?
Ở phần Reading Comprehension, khả năng tập trung của các bạn thường bị giảm rất
nhiều khi đến part 7. Vào lúc này, các bạn rất dễ bỏ sót hoặc chọn câu trả lời sai hoặc đôi
khi không có đủ thời gian vì đã dành quá nhiều thời gian cho Part 5 và Part 6. Nếu làm
Part 7 với tâm trạng phấn chấn và bình tĩnh thì ngược lại các bạn có thể làm tiếp Part 5 và
Part 6 một cách dễ dàng. Vậy các bạn hãy suy nghĩ xem có nên làm Part 7 trước hay
không? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người.


8. Có nhiều tình huống khác nhau trong Double passage


Số lượng bài đọc tăng lên do các bạn phải đọc Double Passage. Tuy vậy, nếu biết được
các tình huống khác nhau thường xuất hiện ở phần này, bạn có thể hiểu được nội dung
của bài đọc một cách dễ dàng và trả lời câu hỏi đọc hiểu chính xác và hiểu quả hơn.
(1) Dạng bài đọc liên quan đến thư tín
a) Thư tín + thư tín
b) Thư tín + thông báo
c) Thư tín + bài báo
d) Thư tín + quảng cáo
e) Thư + đơn đặt hàng
(2) Dạng bài đọc liên quan đến thông báo
a) Thông báo + thông báo
b) Thông báo + bài báo
c) Thông báo + quảng cáo
(3) Dạng bài đọc liên quan đến bài báo
a) Bài báo + bài báo
b) Bài báo + quảng cáo
(4) Dạng bài đọc liên quan đến bài báo
a) Quảng cáo + quảng cáo
b) Quảng cáo + email
c) Quảng cáo + những thứ khác

Đây là một số kinh nghiệm xin tổng hợp lại và chia sẻ với các em K59, chúc các em ôn
tập TOEIC tốt và thi đạt đểm cao như mong muốn! A thề là ai đọc kỹ những lưu ý và các
TIP cho từng Part ở trên thì tăng ít nhất 100 điểm đối với người gà và tăng từ 150 - 200
đểm đối với người đã học được TA vì ngày xưa, chả ai nói cho biết TOEIC là gì cho đến



khi bị "tạch" cả, quan trọng là phải hiểu nó như thế nào. Biết người, biết ta trăm trận trăm
thắng :p



×