Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Thuyết trình rủi ro của tín dụng đen có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.78 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI
RỦI RO CỦA TÍN DỤNG ĐEN CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ CỦA VIỆT NAM. TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ CẦN THIẾT

Thực hiện: Nhóm 3


NỘI DUNG
PHẦN I:
RỦI RO CỦA TÍN DỤNG ĐEN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
PHẦN II:
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐEN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


PHẦN I: RỦI RO CỦA TÍN DỤNG ĐEN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

1. Tổng quan về tín dụng đen
1.1. “Tín dụng đen” là gì?
“Tín dụng đen” được dùng để chỉ các hoạt động cho vay dân sự giữa các cá nhân, tổ chức không
qua hệ thống tín dụng chính thức, với mức lãi suất cao, diễn ra như những hoạt động ngầm.


1.2. Các chủ thể tham gia tín dụng đen

Bên cung ứng vốn

Bên cung ứng tín dụng đen

Người có tiền nhàn rỗi, có


Những cá nhân bất hảo vì

ham muốn cho người khác

động cơ siêu lợi nhuận

vay với lãi suất cao

Bên đi vay tín dụng đen

-

Doanh nghiệp, hộ gia đình,
cá nhân làm ăn chính đáng.

-

Các tổ chức, cá nhân kinh
doanh phi pháp.


1.3. Đặc điểm của tín dụng đen






Lãi suất cao và thường được thỏa thuận bằng miệng hoặc ghi sổ, giấy tờ không công chứng.
Thời gian huy động và cho vay ngắn.

Hình thức vay nhanh gọn.
Lãi cho vay “tín dụng đen” được tính vào gốc và ghi ngay vào giấy nhận nợ ở thời điểm nhận
tiền vay.


1.4. Nguyên nhân dẫn đến tín dụng đen



Nhóm khách hàng làm ăn chính đáng: Thiếu vốn tạm thời nhưng tín dụng chính thống thủ tục vay
vốn phức tạp, thời gian xử lý lâu; trong khi tín dụng đen thủ tục vay đơn giản và rất nhanh



Nhóm khách hàng có hành vi phi pháp: các tổ chức cá nhân này không thể tiếp cận kênh tín
dụng chính thống nên cần tìm đến tín dụng đen để có vốn hoạt động.


2. Ảnh hưởng của tín dụng đen tới hệ thống tài chính của Việt Nam

2.1. Ảnh hưởng của Tín dụng đen tới Thị trường tài chính

-

Tại “thế giới ngầm tín dụng đen”, dù lãi suất cao gấp nhiều lần so với hệ thống NHTM nhưng nhiều
người dân vẫn chấp nhận với mức lãi suất cho vay phổ biến ở mức 5.000-6.000 đồng/triệu/ngày,
tương đương 15-18%/tháng và khoảng 200%/năm.

-


Trong khi đó, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay tại hệ thống NHTM hiện nay
phổ biến từ 9 – 11%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 8 –
9%/năm.

Như vậy, nếu làm phép so sánh có thể thấy lãi suất cho vay tín dụng đen đang cao tới 20 lần lãi suất
ngân hàng. Và dù có khập khiễng “một trời một vực”, “tín dụng đen” vẫn có đất sống?






Sự linh hoạt nhanh chóng của tín dụng đen nên ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tài chính:
Ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Đặc biệt là thị trường tiền tệ.
Làm cho lãi suất trên thị trường biến động, khó kiểm soát.
Tạo sự cạnh tranh trên thị trường tài chính giữa “tín dụng đen” và “tín dụng trắng”.


2.2. Ảnh hưởng của tín dụng đen tới các tổ chức tài chính trung gian

-

Tín dụng đen có tác động xấu tới hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Làm giảm nguồn huy động vốn của ngân hàng. Một số người cho vay vì lợi nhuận từ lãi suất cao sẽ
không lựa chọn ngân hàng là nơi gửi tiền mà sẽ là người cung cấp vốn trên thị trường tín dụng đen.

-

Làm giảm đối tượng người đi vay: Do không thể tiếp cận được nguồn vốn của cá tổ chức tài chính
hoặc do nhu cầu vay nhanh mà họ sẽ chọn vay trên thị trường tín dụng đen.


-

Do lợi nhuận từ tín dụng đen những người có hành vi kinh doanh “tín dụng đen” luôn có xu hướng
móc nối với cán bộ ngân hàng để thực hiện hành vi trục lợi.


Một số nhận định:



Nhu cầu về “tín dụng đen” là có thật.



Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu chi tiêu tiêu dùng, nhu cầu vốn khởi nghiệp,
nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh là rất lơn.



Tuy nhiên việc tiếp cận các hình thức vay chính thống lại rất khó khăn. Từ thủ tục vay
vốn cho tới thời gian giải ngân đều mất rất nhiều thời gian.

Người dân tìm đến với “tín dụng đen”, cho dù mức lãi suất cao gấp nhiều lần với hình
thức vay chính thống nhưng họ vẫn chấp nhận.

Thực tế cho thấy, khi hệ thống NH hoạt động tốt, thì “tín dụng đen” bị kiềm chế; khi hệ
thống NH mà thiếu vốn hoặc vì lý do nào đó khó thỏa mãn điều kiện để cho vay, thì “tín
dụng đen” có điều kiện nổi lên và gây hậu quả xấu cho xã hội.



3. Các quy định hiện hành của pháp luật về cấm hoạt động tín dụng đen






Điều 463 – Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 468 – Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 471 – Bộ luật Dân sự năm 2015
Nghị định số 144/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 17/11/2006


4. Thực trạng và hậu quả của tín dụng đen

- Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã có
hơn 4.900 vụ việc liên quan đến tội phạm “tín dụng đen”.

- Từ cuối năm 2013, cơn bão đỗ bể "tín dụng đen" bùng phát với sức quét khủng khiếp. Một con số
thống kê (không chính thức) cho rằng, nguồn tín dụng đen vào thời điểm cuối năm 2013 chiếm xấp xỉ
30% tín dụng ngân hàng, với quy mô khoảng 50 tỉ USD.

- Năm 2014, cả nước đã xảy ra 141 vụ lừa đảo, 125 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên
quan đến “tín dụng đen”. Tội phạm từ “tín dụng đen” có 05 vụ giết người, 31 vụ cướp tài sản, 92 vụ
cưỡng đoạt tài sản.


o


Cuối tháng 7/2013, người dân ở TP Lạng Sơn bàng hoàng khi cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung - Tô Thị Bích
Liên bỏ trốn, ôm theo món nợ 390 tỷ đồng của hàng chục người trên địa bàn tỉnh.

o

Cuối tháng 8/2013, hàng chục người đã tụ tập, vây quanh Trường THPT dân lập Phương Nam (Hà Nội) để đòi bà
Trương Thị Hải Yến, Chủ tịch HĐQT, Phó hiệu trưởng trường trả nợ số tiền 268 tỷ đồng và 16 quyển sổ đỏ.

o

Cũng trong thời điểm này thì tại Hải Dương, nhiều người dân ở huyện Nam Sách khóc dở mếu dở bởi sự tuyên
bố "vỡ nợ" của bà Lê Thị Thúy, Giám đốc Công ty TNHH Hạnh Thúy, đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương. Theo lời
bà tuyên bố với các chủ nợ thì số tiền bà này nợ dân lên đến 160 tỷ đồng.

o

Trong hai ngày 7 và 8/1/2014, Tòa án nhân dân TP HCM đã xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm
đoạt số tiền gần 5000 tỷ đồng. Cách để Huyền Như - một nhân viên tín dụng Ngân hàng Vietinbank huy động
được vốn chính là phương thức vay và cho vay nặng lãi (hay còn gọi là “tín dụng đen”).


Hậu quả của “tín dụng đen” đổ vỡ tác động đảo lộn cuộc sống nhiều người dân, gây bất ổn xã
hội, xâm hại tới trật tự xã hội, kìm hãm sản xuất, tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của
một số tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và ảnh hưởng tới những vấn đề xã hội khác.


PHẦN II: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐEN ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1. Tăng cường các chế tài pháp luật đủ mạnh để nhận diện và trừng phạt hoạt động tín dụng đen:

- Có phối hợp giữa Lực lượng công an, Viện Kiểm soát, Tòa án để bàn bạc, xem xét phương án xử lý
cho phù hợp các trường hợp cho vay tín dụng đen; rà soát, đánh giá lại hoạt động của các công ty đòi nợ
thuê.


- Rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt là Luật Ngân hàng, Luật Các tổ
chức tín dụng, nhằm từng bước hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho việc quản lý, ngăn chặn và xử lý các hệ quả
nguy hiểm của tín dụng đen, ngăn không cho xâm nhập, thao túng khu vực tài chính chính thức cũng như tạo
hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
- Cần nghiên cứu hoàn thiện qui định trong Bộ luật Hình sự hiện hành đối với các hành vi có liên quan đến
“tín dụng đen”. Hiện nay vẫn có lỗ hổng trong quy định, do đó rất khó có thể đưa ra kết luận đủ mang tính răn
đe, nghiêm khắc đối với các trường học vi phạm.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong đề xuất tái cấu trúc hệ thống tín dụng của ngân hàng.


2. Nâng cao trình độ nhận thức về tài chính ngân hàng, tín đụng đen:
- Tăng cường ý thức phân biệt hay cảnh giác rủi ro mắc “bẫy” lãi suất/lợi nhuận cao cho xã hội sẽ tránh
được sự cuốn hút của dân chúng vào các dây chuyền tín dụng đen.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân về nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác trước hoạt động tín
dụng kể cả người cho vay, người vay.
- Vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hoạt động tín dụng đen, nhất là thị trường cho
vay lãi nặng, các hiện tượng huy động vốn của nhiều người với số lượng lớn. Tổ chức điều tra, xác minh các
dấu hiệu của tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, rửa tiền cũng như phối hợp với các ngành, các đoàn thể
giải quyết, xử lý, ổn định tình hình ANTT ở các địa bàn để xảy ra các vụ vỡ nợ.


3.Tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng:

-


Cần có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn thị trường tài chính tín dụng về tổ chức, chủng loại, quy
mô, thủ tục và chất lượng sản phẩm tín dụng để ngày càng bao quát, đáp ứng các nhu cầu tín dụng chính
đáng của người dân và doanh nghiệp, không để cho tín dụng đen có cơ hội tồn tại và phát triển.

-

Thị trường tài chính tín dụng cần được phát triển nhiều hơn nữa, đặc biệt là ở khu vực nông thôn để
tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân


4. Lực lượng Công an cần tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường khả năng phát
hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi kinh doanh phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa
tiền,

kinh

doanh

hàng

quốc

cấm…

5. Kiểm soát tốt hoạt động của hệ thống tài chính, kể cả hệ thống tài chính ngầm. Tăng cường trách nhiệm
từng TCTD trong việc xử lý nghiêm những cán bộ tiếp tay cho “tín dụng đen”.





×