ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LƯU HÀNH TIỀN TỆ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ĐÔ THỊ PHÚ XUÂN
NGUYỄN ANH HUY
220, Chi Lăng - Huế
ĐT : 0914 193969
E.mail:
Sự hình thành đô thị Phú Xuân nói riêng hoặc các đô thị khác nói chung,
phải bắt đầu từ sự hội cư rồi phát triển dần các yếu tố liên quan đến cuộc sống, mà
sự phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sự
phát triển kinh tế đó, thông
qua sự phát triển thủ công nghiệp, phát triển thương mại... là những đề tài rộng
lớn, ở đây tôi chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ: ảnh hưởng của sự lưu hành các loại
tiền tệ đến quá trình phát triển kinh tế đô thị Phú Xuân - Huế.
Trước khi chúa Nguyễn vào nam, Thuận Hóa là một vùng đất xa xôi của
triều Mạc nên đã có lưu hành các loại tiề
n của triều Mạc cùng các loại tiền thời
trước. Thực tế, tôi đã gặp một lô tiền đào được, trong đó có các loại tiền Trung
Quốc thời Đường - Tống - Nguyên - Minh và tiền Việt Nam từ thời Lê - Thuận
Thiên (1428-1433) đến Mạc - Quảng Hoà (1541-1546) nhưng không có đồng tiền
nào của Lê trung hưng, như vậy lô tiền này được chôn rất gần sau năm 1541.
Đến khi Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thu
ận Hóa, đã cho
đúc các loại tiền Thái Bình thông bảo và Thái Bình phong bảo, đồng thời sử dụng
các loại tiền của Lê trung hưng cùng các loại tiền của Trung Quốc. Tôi cũng đã
gặp một lô tiền khác, phần lớn là tiền Trung Quốc thời Đường - Tống - Nguyên -
Minh, còn tiền Việt Nam chỉ có các loại Thái Bình của chúa Tiên cùng 3 đồng tiền
Nguyên Hòa thông bảo của Lê Trang Tông (1533-1548) và một đồng Gia Thái
thông bảo của Lê Thế Tông (1573-1577). Như vậy, tuy đóng
đô ở Trà Bát, nhưng
các đồng tiền của chúa Tiên và của Lê trung hưng cũng đã lăn đến vùng đất mà
Alexandre de Rhodes gọi là “kẻ Huế”, và chúng được chôn không xa vào những
năm sau 1573. Điều này ất phù hợp với sử ghi “Buổi quốc sơ thường đúc tiền
đồng nhỏ in hai chữ Thái Bình...” (Quốc sử 1962).
Vấn đề dúc tiền và sử dụng tiền ở giai đoạn quốc sơ này chỉ
ở hình thức
đơn giản như hóa tệ trung gian trao đổi, mỗi đồng tiền ăn 1 đồng, chưa có sự đột
biến về mệnh giá đồng tiền cũng như chưa có nhiều loại tiền tệ.
Mãi đến năm 1600, khi Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng bắt đầu thiết lập
mối ngoại giao với chính phủ Nhật Bản thì thương thuyền Nhật, Hà Lan... cập bến
nhiều
ở Đàng Trong. Và thương cảng Thanh Hà ra đời làm sự giao lưu hàng hóa
có phần phát triển... Rồi việc chúa Nghĩa dời thủ phủ từ Kim Long về Phú Xuân
làm một đô thị mới ra đời mà: “phía ngoài thành thì chợ búa liên tiếp, cây to um
tùm, thuyền chài, thuyền buôn đi lại như mắc cửi. Thực là một nơi đô hội lớn, văn
vật thanh danh lừng lẫy, đời trước chưa từng có” (Quốc sử 1960). Thủ
phủ mới
thành lập - trung tâm chính trị quân sự của một cõi biên thuỳ - nằm gần một
thương cảng lớn càng thúc dẩy quá trình giao lưu kinh tế hàng hóa. Có thể thấy
điều ấy qua mức độ thu thuế quy định “thể lệ như sau: thuyền Thượng Hải mới
đến nộp 3000 quan, khi về 300 quan; thuyền Quảng Đông mới đến nộp 3000 quan,
khi về 300 quan; thuyền Phúc Kiến mới đến nộp 2000 quan, khi về 200 quan;
thuyền H
ải Đông mới đến nộp 500 quan, khi về 50 quan; thuyền Tây Dương mới
đến nộp 8000 quan, khi về 800 quan; thuyền Mã Cao, Nhật Bản mới đến nộp 4000
quan, khi về 400 quan; thuyền Xiêm La, Lữ Tống mới đến nộp 2000 quan, khi về
200 quan... Thuyền nào giấu giếm hàng hóa thì có tội, tịch thu thuyền và hàng hóa
sung công. Thuyền không có hàng hóa thì không cho vào cửa biển. Đại ước hàng
năm số tiền thu thuế ít là không dưới 1 vạn quan, nhiều hơn là 3 vạn quan...”, và
các loại hàng hóa đã
được đem đến đây đều “bán được nhiều, không có ế đọng”
(Lê Quý Đôn 1977).
Một khi nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ như vậy, rõ ràng việc lưu
hành, sử dụng các chủng loại tiền tệ cũng phát triển theo và trở thành nhu cầu cần
thiết:
1, Năm Khang Hy thứ 27 (1688), chúa Nguyễn Phúc Thái từng phó thác
cho một chủ thuyền người Trung Hoa tên Hoàng Khoan Quan đem hàng hoá qua
Nagasaki (Trường Kỳ, Nhật Bản) mua bán và khiến y mang mộ
t phong thư trình
Mạc Phủ Đức Xuyên thỉnh cầu đúc tiền đồng viện trợ (ChengChingHo 1994).
Các loại tiền mậu dịch của Nhật Bản này, mang các niên hiệu hoặc các hiệu
tiền Trung Quốc như Nguyên Phong, Tường Phù, Hồng Vũ... nhưng lại có đặc
điểm thư pháp tiền Nhật Bản mà ngày nay thỉnh thoảng còn thấy ở các di chỉ thế
kỷ XVII-XVIII.
2, “Ất Tỵ (1725), tháng 4, mùa hạ... đúc thêm ti
ền đồng... lại có tiền cũ và
tiền Khang Hy nhà Thanh, dân gian vẫn thông dụng. Bấy giờ có người huỷ tiền để
đúc đồ dùng, số tiền cũ ngày một hao cho nên có lệnh đúc thêm”. Nhưng “hai xứ
Quảng Nam và Thuận Hóa không có mỏ đồng, nước Nhật Bản xuất đồng đỏ, mỗi
năm thuyền họ đến thì khiến thu mua mỗi 100 cân giá tiền 45 quan. Còn như các
tàu Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng
Đông có chở đồng đỏ sang thì cũng phải khai
báo để theo giá mà mua, sau khi nhà nước mua mới cho các tàu mua bán” (Lê
Quý Đôn 1977).
“Năm 1733, thấy việc đúc tiền có lợi, công ty Đông Ấn - Hà Lan nhận với
chúa đúc tiền đồng với trị giá 800.000 florins (1 florin = 27g bạc). Được một năm,
thấy không có lãi mấy, công ty thôi” (Thành Thế Vỹ 1961).
Các loại tiền bằng đồng đỏ do Đỉnh Quốc Công Nguyễn Phúc Trú đúc này
cũng mang các hiệu tiền của Trung Qu
ốc hoặc các hiệu lạ nhưng có thư pháp và
kỹ thuật đúc của tiền Việt Nam đương thời, thỉnh thoảng hay gặp ở các di chỉ thế
kỷ 18. Đến nay tôi đã phát hiện được 21 hiệu tiền (Nguyễn Anh Huy 2003).
3, ”Mùa xuân năm Bính Thìn, Túc Tông hoàng đế thứ 11 (1736), lấy Thiên
Tứ làm Đô đốc trấn Hà Tiên, ban cho 3 chiếc thuyền long bài, miễn cho thuế má.
Lại sai mở cục đúc tiền để tiện việ
c buôn bán...” (Quốc sử 1995). Và “Họ Mạc
đúc tiền cỡ nhỏ, hiệu Thái Bình - An Pháp, được lưu hành vào xứ Thuận Hóa”.
Các loại tiền do Mạc Thiên Tứ đúc, ngày nay rất dễ tìm thấy trong các di
chỉ khảo cổ thế kỷ 18. Tôi thống kê được khoảng 45 hiệu tiền (Nguyễn Anh Huy
2001).
4, “Hiểu Quốc Công Nguyễn Phúc Khoát nghe lời người khách nước
Thanh họ Hoàng, mới mua kẽm của nước Hòa Lan để đúc tiền, mở trường đúc ở
xã Lương Quán... vành và nét chữ theo dáng tiền Tường Phù nhà Tống... Lại
nghiêm cấm đúc riêng nên tiền ít khi mỏ
ng quá, việc công việc tư đều tiện tiêu
dùng... Thế rồi người ta cất chứa tiền đồng không cho phát ra. Lâu dần người quý
thế tranh nhau xin đúc thên đến hơn trăm lò, gọi là tiền Thiên Minh thông bảo...”
(Lê Quý Đôn 1977).
Việc đúc tiền kẽm này quá phát triển tạo nên cơn sốt kẽm (toutenague) mà
chỉ “mới 2 năm nay, nước Mã Cao đem kẽm đến bán, không kém 15 vạn cân, tuyệt
không cấm đoán”, làm thương gia Pièrre Poivre của Pháp cũ
ng sốt sắng xin chúa
đúc giúp tiền kẽm. Và rồi “năm 1755, Công ty Hà Lan thoả thuận với Võ Vương
là hàng năm sẽ nhận một số tiền đúc trị giá 600.000 florins và điều kiện nộp cho
chúa 12% và cho cai bạ 2%...”...
Ngày nay, các loại tiền kẽm này thường rất dễ tìm thấy trong các di chỉ
khảo cổ thế kỷ 18, tôi đã thống kê được 85 hiệu tiền (Nguyễn Anh Huy 1998).
Riêng tại Lương Quán, trong một chuyến đ
i điền dã, tôi được nghe già làng trưởng
tộc kể về việc đào móng làm nhà đã phát hiện hai hũ tiền kẽm, mà tôi cho là tin
tức rất đáng tin cậy: Khi nghe cụ già đào được 2 hũ tiền kẽm, tôi ngạc nhiên hỏi vì
sao biết đó là tiền kẽm thì cụ giải thích: lấy ra phần lớn là tiền đa mục nát màu
xám tro, bóp thì vụn thành bột trắng, có đồng đọc được là Thiên Minh và Phúc
Nguyên, hoàn toàn không có tiền đồng lẫn vào ho
ặc các tiền kẽm triều Nguyễn (4
đời đầu) xen vào. Về đồng tiền Phúc Nguyên, cụ già đọc 2 chữ trên dưới, theo tôi,
rất có thể là tiền Phúc Bình nguyên bảo, vì chúa Nguyễn Phúc Chu có đúc tiền
đồng đỏ hiệu Phúc Bình nguyên bảo (đọc tròn), rất có thể tiền kẽm đã đúc lại hiệu
này.
Những công việc kể trên, rõ ràng chúa đã mở cửa làm kinh tế hàng hóa phát
triển mạnh, các tàu thuyền nước ngoài đến nhiều. Ngoài các hàng hóa tiêu thụ cho
nhu c
ầu cuộc sống bình thường, ngay chính các nguyên liệu để đúc tiền như đồng
đỏ, kẽm... cũng là một loại hàng hóa để các nước đem đến bán. Từ lúc mới dời thủ
phủ từ Kim Long về Phú Xuân năm 1687, chúa đã quan tâm đến vấn đề sử dụng
tiền tệ, nên năm sau đã nhờ chính quyền ở Nhật Bản đúc giúp. Về sau, khi công
nghệ đúc tiền ở nước ta có phát tri
ển, thì chúa lại nhờ các công ty hoặc các chuyên
gia nước ngoài giúp về mặt kỹ thuật. Vấn đề đúc tiền được chúa quan tâm như vậy
nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu: ”Triều đình sai đúc tiền đồng mới là
muốn dần tiêu hết tiền kẽm cũ đi, nhưng được đồng thì rất nhiều mà đúc tiền mới
không mấy, nếu có đem dùng thì đều theo thuyền buôn Thanh Ngh
ệ và Sơn Nam
mà chạy ra hết. Vả lại, hai xứ Quảng Nam - Thuận Hóa không có tiền đồng, dân
tiêu tiền kẽm 1 đồng ăn 1 đồng, không nề xấu mẻ...”. Do vậy, các loại tiền cũ của
Trung Quốc cũng chính là một loại hàng hóa để thuyền buôn các nước đem đến
bán: ”Tiền Khai Nguyên nhà Đường và tiền Thuần Hóa, Tường Phù nhà Tống,
luyện đồng rất tốt, chôn xuống đất không nát. Chữ ở tiền nhà Tống phần nhiều là
chữ vua viết... Năm Giáp Ngọ, quân nhà vua vào Thuận Hóa, biên kho tàng, thấy
hơn 30 vạn quan xâu bằng mây, đều là tiền tốt, một đồng không lẫn, mới biết từ
trước đều do thuyền buôn chở vào đấy...”.
Ngoài việc sử dụng các loại tiền đồng, kẽm mới đúc hoặc các loại tiền
Trung Qu
ốc - Nhật Bản - Triều Tiên, chúa Nguyễn còn sử dụng cả bạc nén
(5)
là
một loại dữ tệ trước đây chưa thấy dùng, và cả các loại tiền bằng bạc của Tây
phương như một thứ ngoại tệ. Năm 1749, Pièrre Poivre đến Thuận Hóa xin chúa
“cho thông dụng đồng quan Pháp đóng thêm dấu “thông bảo” và ăn ngang 1 quan
3 tiền ta”. Mặc dù tiền bằng bạc của phương Tây là các loại tiền lạ, dân gian chưa
thật tin cậy như trong nhật ký của P.Poivre đã nói: ”Ở x
ứ này, họ không biết giá
trị đồng piastre của chúng ta” (Litana 1999), nhưng thực tế cho thấy các loại tiền
châu Âu vẫn được sử dụng: Năm 1993, anh Trần Tiễn Tâm ngụ cư ở Thanh Hà
(Minh Hương, Thừa Thiên - Huế), trong công việc đồng áng đã đào được nhiều
loại tiền bằng bạc của Tây phương cùng nhiều nén bạc thời chúa Nguyễn. Tôi có
đến xem thấy phần lớn là tiền Hispan (Tây Ban Nha) và Belg (Bỉ), đồ
ng xưa nhất
là năm 1741 và mới nhất là 1759.
•
Qua sự lưu hành các loại tiền kể trên, có thể thấy trước và ngay sau khi
Thái tổ Nguyễn Hoàng vào nam, giai đoạn quốc sơ chỉ mới sử dụng một hình thức
tiền tệ rất đơn giản; nhưng khi đô thành Phú Xuân là nơi để cai trị ra đời rồi dần
biến thành đô thị để buôn bán, thì hàng loạt tiền được đúc, nhiều chủng loại tiền
xuất hiện và lư
u hành song song. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa, giao lưu buôn
bán với nước ngoài đã đẩy mạnh vai trò tích cực của tiền tệ, và rõ ràng sự phát
triển của tiền tệ (qua số hiệu tiền tăng dần theo các chủng loại) cũng đẩy mạnh quá
trình phát triển kinh tế để đô thị hóa. Có thể chứng minh cho nhận định này qua sự
so sánh: trước khi Đoan Quận Công vào trấn thủ Thuận Hóa, theo Ô Châu Cận
Lục củ
a Dương Văn An viết năm 1555 thì thống kê chỉ có 22 làng nghề thủ công;
nhưng đến năm 1776, khi Lê Quý Đôn viết Phủ Biên Tạp Lục thì ở Phú Xuân đã
phát triển đến 48 làng nghề, trong đó có làng đúc tiền Lương Quán nổi tiếng...
TÀI LIỆU DẪN
:
- Nguyễn Anh Huy 2003. Những phát hiện mới về tiền đồng đỏ thời chúa Nguyễn.
Khảo cổ học, số 2: 79-86.
- Nguyễn Anh Huy 2001. Những phát hiện mới về họ Mạc đúc tiền ??. Khảo cổ
học, số 3: 51-62.
- Nguyễn Anh Huy 1998. Những phát hiện mới về tiền kẽm thời chúa Nguyễn.
Khảo cổ học, số 1: 97-103.
- Lê Quý Đôn 1977. Phủ biên tạp lục
. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Quốc sử quán triều Nguyễn 1962. Đại Nam thực lục tiền biên. Nxb. Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
- Quốc sử quán triều Nguyễn 1960. Đại Nam nhất thống chí. Sai Gòn.
- Quốc sử quán triều Nguyễn 1995. Đại Nam liệt truyện tiền biên. Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
- ChengChingHo 1994. Làng Minh Hương và phố Thanh Hà. Huế Xưa và Nay, số
13-14.
- Thành Thế Vỹ 1961. Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ17-18 và đầu 19. Nxb. Sử
học, Hà Nội.
- Litana 1999. Xứ Đàng Trong, lịch sư í- kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18.
NXB Trẻ.