Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.94 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài..........................................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.........................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.........................................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................7
7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................................7
8. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................7
3.1. Kết luận.............................................................................................................................50
3.2. Một số khuyến nghị chính sách.....................................................................................50
3.2.1. Căn cứ để đưa ra khuyến nghị...................................................................................50
Kế hoạch phát triển kinh tế 2016 - 2020.............................................................................50
3.2.2. Một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20162020...........................................................................................................................................55
3.2.3 Một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.....56

KẾT LUẬN........................................................................................................60
Tài liệu tham khảo............................................................................................62

1


DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC...........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài..........................................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.........................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.........................................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................7
7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................................7
8. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................7


3.1. Kết luận.............................................................................................................................50
3.2. Một số khuyến nghị chính sách.....................................................................................50
3.2.1. Căn cứ để đưa ra khuyến nghị...................................................................................50
Kế hoạch phát triển kinh tế 2016 - 2020.............................................................................50
3.2.2. Một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20162020...........................................................................................................................................55
3.2.3 Một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.....56

KẾT LUẬN........................................................................................................60
Tài liệu tham khảo............................................................................................62

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
MỤC LỤC...........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài..........................................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.........................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.........................................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................7
7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................................7
8. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................7
3.1. Kết luận.............................................................................................................................50
3.2. Một số khuyến nghị chính sách.....................................................................................50
3.2.1. Căn cứ để đưa ra khuyến nghị...................................................................................50
Kế hoạch phát triển kinh tế 2016 - 2020.............................................................................50
3.2.2. Một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20162020...........................................................................................................................................55
3.2.3 Một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.....56

KẾT LUẬN........................................................................................................60

Tài liệu tham khảo............................................................................................62

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với
kinh tế. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2015 khá cao, đạt
mức trung bình 6.2%. Tuy nhiên, Việt Nam đã không duy trì được đà tăng
trưởng cao trên 8% của những năm 1990. Nếu như giai đoạn 1996 – 1998, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức trên 8%. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ
ASEAN, Việt Nam dần suy giảm đà tăng trưởng, đạt mức trên 7% cho giai đoạn
2000 – 2007 và đạt mức trên 6% cho giai đoạn 2009 – 2015.
Hiện tượng suy giảm đà tăng trưởng đặt ra câu hỏi về chất của tăng trưởng kinh
tế Việt Nam. Tại sao tăng trưởng kinh tế Việt Nam lại suy giảm dần? Điều này
là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan? Câu hỏi này cần được tính toán
xem xét thực nghiệm và trả lời một cách nghiêm túc để tìm ra nguyên nhân suy
giảm đà tăng trưởng và đưa ra những kiến nghị giải pháp phù hợp cho nền kinh
tế.
2. Tổng quan nghiên cứu
Cả trên thế giới và trong nước đều đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề chất lượng
tăng trưởng kinh tế. Ở trên thế giới, có các nghiên cứu Jorgenson, Gollop và
Fraumeni (1988), Jorgenson và Fraumeni (1992), Lucas (1988) và Mankiw,
Romer và Weil (1992) chỉ ra đóng góp của vốn con người tới tăng trưởng là
mục tiêu chính của tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Robert J. Barro (2002) xác định chất lượng tăng trưởng kinh tế của các nước
đang phát triển. Tác giả sử dụng số liệu về kỳ vọng sống, sinh sản, điều kiện
môi trưởng, bất bình đẳng thu nhập và các khía cạnh về thể chế để đánh giá chất
lượng tăng trưởng của các nước này. Kết luận của tác giả đưa ra là biến số xã

hội và chính sách ảnh hưởng tới hành vi của quá trình phát triển. Bên cạnh đó
tác giả chỉ ra ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng tôn giáo tới giáo dục, tích lũy
và một số biến số vĩ mô khác.

4


Ramon E.Lopez (2008), Vinod Thomas và Yan Wang đã nghiên cứu “Chất
lượng của tăng trưởng: Các chính sách tài khóa để được kết quả tốt hơn”. Tác
giả cho rằng thế giới đang phải đối mặt với việc giảm nghèo và cải thiện phúc
lợi xã hội, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Các nhà hoạch định
chính sách đối mặt với thách thức duy trì tăng trưởng cũng như cải thiện chất
lượng tăng trưởng. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đối với vấn đề giảm nghèo,
mất cân bằng xã hội, cải thiện môi trường,…
Trong nước
Nguyễn Thị Tuệ Anh (và các cộng sự, 2005) đã thực hiện nghiên cứu “Chất
lượng tăng trưởng kinh tế, một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”.
Nguyễn Khắc Minh và Giang Thanh Long (2008) đã ước lượng thay đổi năng
suất, hiệu quả kỹ thuật và tiến bộ công nghệ các ngành kinh tế ở Việt Nam dựa
trên phương pháp hàm sản xuất cho giai đoạn 1985-2006. Tác giả chỉ ra khi
năng suất thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi về mặt công nghệ trong sản xuất.
Kết quả của tác giả cho thấy tiến bộ công nghệ đóng góp 19,7% vào tăng trưởng
kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả ước lượng TFP cho các ngành kinh tế và chỉ ra
rằng tăng trưởng năng suất là yếu tố quan trọng đối với ngành công nghiệp.
Trần Thọ Đạt (2011) thực hiện đánh giá tổng quan về chất lượng tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 trên tất cả các mặt: đóng góp của các
yếu tố nguồn gốc tăng trưởng, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh giá
hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao
thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội, thực
trạng tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguyễn Kế Tuấn (2011) thực hiện tìm hiểu chất lượng tăng trưởng và các cân
đối vĩ mô của Việt Nam.
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và khám phá nguồn gốc tăng trưởng của nền
kinh tế, từ đó đưa ra những đánh giá về chất lượng tăng trưởng của Việt Nam
trong giai đoạn từ 1995 – 2015. Đề tài này được thực hiện dựa trên hệ thống
phương pháp phân tích mô tả và phương pháp định lượng chặt chẽ, khoa học
5


nhằm đánh giá lại chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 –
2015 và đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế Việt Nam cho giai đoạn 2016 – 2020.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
giai đoạn 1995-2015 và đưa ra các gợi ý chính sách để nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoan 2016-2020.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chất lượng tăng trưởng và các
phương pháp luận để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế;
- Đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 –
2015
- Đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng tặng trưởng kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phân tích và đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế
- Về không gian: Ở Việt Nam, có tham khảo các tài liệu liên quan của các nước

trên thế giới.
- Về thời gian: giai đoạn 1995 – 2020 (các số liệu năm 2015 sử dụng trong
nghiên cứu này là số liệu ước tính).

6


6. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,
mô tả, so sánh và tổng hợp.
+ Phân tích định lượng: Đề tài sử dụng các mô hình phân rã để xem xét, phân
tích và đánh giá chất lượng tăng trưởng của Việt Nam.
7. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam.
- Các phương pháp trong đề tài có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh
viên tại Học viện Chính sách và Phát triển;
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và
các nhà hoạch định chính sách.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 –
2015
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2020

7



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
a. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Vấn đề tăng trưởng kinh tế có thể coi là một trong những vấn đề đầu tiên được
quan tâm nghiên cứu trong kinh tế học. Ý niệm tăng trưởng kinh tế được đề cập
đầu tiên bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường phái trọng thương, với quan điểm
về sự tăng lên của của cải. Tuy nhiên, trường phái này đồng hóa của cải của một
quốc gia với vàng bạc thay vì vật chất của cuộc sống. Các nhà kinh tế sau đó, từ
Adam Smith đến thế hệ gần đây nhất như Michael Porter, Ricardo Hausman,…
đều thống nhất rằng sự giàu có của một quốc gia được đánh giá thông qua số
hàng hóa dịch vụ mà người dân quốc gia đó được hưởng. Khái niệm tăng trưởng
kinh tế cũng được thống nhất như sau:
Tăng trưởng kinh tế phản ánh quy mô giá trị sản phẩm tăng lên hay giảm đi của
nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ
trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc
độ tăng trưởng giá trị sản phẩm mà nền kinh tế đó sản xuất ra. Qui mô tăng
trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi của số tuyệt đối giá trị sản phẩm; còn
tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm giá trị sản phẩm của nền kinh tế giữa các năm hay các
thời kỳ.
b. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Hầu hết các nhà kinh tế cũng như các quốc gia trên thế giới đều lấy giá trị sản
phẩm làm thước đo tăng trưởng. Tuy nhiên, có nhiều thước đo giá trị sản phẩm
khác nhau. Một vài thước đo phổ biến thường sử dụng là: Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), Tổng thu nhập quốc dân (GNI), Thu nhập quốc dân (NI), các con số
bình quân đầu người tính từ các thước đo trên.

8



- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là tổng giá trị sản
phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi
lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
Cơ quan thống kê của các quốc gia thường đo lường GDP theo ba phương pháp:
+ GDP là tổng giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế.
+ GDP là tổng chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng (gồm chi tiêu của hộ gia đình,
chi tiêu của chính phủ, tích lũy tài sản, chi tiêu của người nước ngoài) có loại bỏ
giá trị hàng hóa nhập khẩu trong giá trị hàng hóa tiêu dùng đó.
+ GDP là tổng của các khoản thu nhập từ sản xuất của nền kinh tế (gồm tiền
lương, tiền cho thuê của người có tài sản cho thuê, tiền lãi của người có vốn cho
vay, lợi nhuận của người chủ sản xuất, khấu hao tài sản cố định).
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) là một cách tiếp cận
từ góc độ thu nhập từ sản xuất của người dân một quốc gia thay vì của một nền
kinh tế theo phạm vi lãnh thổ.
- Thu nhập quốc dân (NI – National income) là phần giá trị GNI sau khi đã trừ
đi khấu hao.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Trong ngắn hạn, kết quả sản lượng của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ được cho
là kết quả cân bằng tổng cung và tổng cầu trong thời kỳ đó. Vì vậy, các yếu tố
tác động làm thay đổi tổng cung và tổng cầu thì sẽ làm thay đổi sản lượng của
nền kinh tế trong mỗi thời đoạn của quá trình phát triển kinh tế.
Trong dài hạn, xu hướng thay đổi sản lượng của mỗi nền kinh tế được cho là kết
quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Các trường phái kinh tế khác nhau, trong
những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đưa ra các quan niệm khác nhau về các yếu
tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Cụ thể:
- Quan điểm truyền thống (đại diện là các nhà kinh tế như K.Marx, Solow,
Kuznet) cho rằng sản lượng của nền kinh tế phụ thuộc vào vốn vật chất (K), lao


9


động (L), trình độ của lao động hay còn gọi là vốn nhân lực (H), tài nguyên (N),
và hệ số công nghệ (gồm công nghệ kỹ thuật và trình độ quản lý).
Y = A.f(K, L, H, N)
Yếu tố công nghệ A được đặt bên ngoài hàm số sản xuất và được coi như một
biến ngoại sinh của hàm sản xuất.
Theo quan điểm truyền thống này, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tăng
trưởng năng suất lao động, và do đó phụ thuộc vào hệ số công nghệ, vốn vật
chất bình quân một công nhân (K/L), vốn nhân lực bình quân một công nhân
(H/L), lượng tài nguyên bình quân một công nhân (N/L).
Y/L = A. f(K/L, H/L, N/L)
- Quan điểm hiện đại (bắt đầu từ Samuelson, Kenneth J.Arrow, Paul M. Romer,
David Romer, Robert Lucas,…) cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
sản lượng của nền kinh tế gồm vốn vật chất K, lao động L, và năng suất nhân tố
tổng hợp TFP.
Y = f(K, L, TFP)
Năng suất nhân tố tổng hợp được hiểu là tổng hợp các yếu tố ngoài vốn và lao
động tác động tới sản lượng của nền kinh tế. Yếu tố này có được là do hiệu quả
sử dụng và phối hợp các đầu vào tốt hơn, tác động của công nghệ, khoa học kỹ
thuật và tác động của các yếu tố thuộc thể chế, chính sách, mức độ hội nhập
quốc tế, văn hóa và vốn nhân lực của nền kinh tế.
1.1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế
a. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về chất lượng tăng
trưởng kinh tế. Các nghiên cứu trên thế giới của Vinod et al (2000), Thomas et
al (2000), Barro. R.J (2002) Ramon el al (2008) và ở Việt Nam nổi lên là các
nghiên cứu của Tạ Đình Phùng (GSO, Bộ KH&ĐT), Nguyễn Thị Tuệ Anh và
Lê Xuân Bá (CIEM, Bộ KH&ĐT, 2005) đều thống nhất có 6 quan niệm cơ bản

về chất lượng tăng trưởng như sau:
10


Quan niệm thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả
Cơ cấu tăng trưởng được thể hiện thông qua đóng góp của các ngành, lĩnh vực,
khu vực thể chế kinh tế, thành phần kinh tế vào tổng sản phẩm của cả nền kinh
tế. Cơ cấu kinh tế cũng có thể được nhìn nhận theo cách tiếp cận đóng góp của
các yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng bao gồm vốn, lao động và năng suất
nhân tố tổng hợp (TFP). Ngoài ra, nói đến cơ cấu kinh tế, người ta còn đề cập
đến cơ cấu vốn, cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng và theo thành phần kinh
tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là việc thay đổi tỷ trọng giữa các cấu
phần của nền kinh tế. Đó có thể là thay đổi tỷ trọng giá trị sản lượng của các
ngành trong tổng giá trị sản lượng, thay đổi tỷ trọng nguồn lực sử dụng của các
ngành, tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào; hoặc những thay đổi về kết
cấu theo vùng, theo thành phần…của nền kinh tế.
Có nhiều cách hiểu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Cách hiểu đơn
giản nhất được hiểu là nâng cao tỷ trọng những ngành hiện đại, năng suất cao
như công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng những ngành lạc hậu hoặc không bền
vững như nông nghiệp, khai thác tài nguyên,…Cách hiểu này mới chỉ lột tả
được vỏ bên ngoài của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tiễn cho thấy, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả là phương thức chuyển dịch cơ cấu sao cho có
thể giúp tăng năng suất nhân tố của cả nền kinh tế một cách bền vững. Việc dịch
chuyển các yếu tố nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng
suất cao hơn thường kéo theo tăng năng suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tăng
năng suất do dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ không thể kéo dài nếu như không có
sự phát triển đủ lớn của những ngành tiếp nhận nguồn lực dịch chuyển từ khu
vực khác sang, bởi những nguyên nhân từ quy luật năng suất cận biên giảm dần.

Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu nguồn lực chỉ được coi là có hiệu quả khi nó có
đóng góp cả trực tiếp và gián tiếp (tạo ra sự phát triển cân đối và liên kết, góp
phần làm tăng năng suất nội ngành) vào việc nâng cao năng suất của cả nền
kinh tế.
11


Quan niệm thứ hai, chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả
Quan niệm này cho rằng, tăng trưởng được hình thành theo hai phương thức:
- Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là tăng trưởng có được nhờ sự tăng lên của
vốn, lao động và tăng cường khai thác tài nguyên;
- Tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện ở tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất, tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả áp
dụng khoa học công nghệ; hoàn thiện môi trường kinh doanh và môi trường
phát lý, v.v.
Chất lượng tăng trưởng được nâng cao theo phương thức thứ hai này.
Quan niệm thứ ba, chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc hàng hóa sản xuất trong nước.
Tăng trưởng đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trưởng có chất
lượng cao và ngược lại. Khái niệm năng lực cạnh tranh được nhiều học giả bàn
luận. Tựu chung lại, hầu hết các học giả đều quy tụ năng lực cạnh tranh (của
quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, hàng hóa) về khái niệm năng suất. Các mô
hình lý thuyết được xây dựng để đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng được đề cập theo các mức độ khác nhau. Cụ
thể, Michael Porter đề cập đến bốn yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh
trong mô hình kim cương gồm: nguồn lực đầu vào, các ngành phụ trợ, điều kiện
về cầu thị trường, và các yếu tố thuộc về thể chế và năng lực của doanh nghiệp
của quốc gia đó. Tư tưởng về mô hình kim cương với bốn yếu tố cơ bản của
Michael Porter sau đó được phát triển thành các mô hình khác như: Mô hình
chín yếu tố, mô hình nhân lực,…

Dựa trên các yếu tố của các mô hình được xây dựng, các cơ quan quốc tế như
Ngân hàng thế giới, ….đã thực hiện đo lường năng lực cạnh tranh của các quốc
gia. Từ đó, các quốc gia có năng lực cạnh tranh tăng dần lên theo kết quả đo
lường này sẽ được cho là các quốc gia có chất lượng tăng trưởng đi theo chiều
hướng tốt lên.

12


Quan niệm thứ tư, chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của
công dân và gắn liền với tăng trưởng với công bằng xã hội
Theo quan điểm này, thước đo của chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện
ở chỗ tăng trưởng kinh tế đáp ứng phúc lợi cho nhân dân như thế nào. Phúc lợi
không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người mà còn là chất lượng cuộc
sống, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập và chăm lo sức
khỏe,… Còn công bằng xã hội thể hiện ở khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp
và tỷ lệ người nghèo trong xã hội giảm bớt.
Quan niệm chất lượng tăng trưởng theo phúc lợi và công bằng xã hội được các
nhà kinh tế học của OXFAM đề cao. Các nghiên cứu cho thấy nếu quá quan tâm
đến tăng trưởng mà ít chú ý đến công bằng xã hội sẽ dẫn tới bất ổn và tăng
trưởng sẽ không bền vững. Ngược lại, nếu quá đề cao công bằng xã hội thì
không có động lực và tiềm lực vật chất để thúc đẩy tăng trưởng. Sự kết hợp hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng của tăng
trưởng kinh tế.
Quan niệm thứ năm, chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Đặc trưng của tăng trưởng kinh tế có chất lượng được biểu hiện qua việc phát
triển bền vững. Theo World Bank (Ngân hàng thế giới), thuật ngữ “phát triển
bền vững” là phát triển theo nguyên tắc “sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hôm
nay không làm tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Phát
triển bền vững phải bảo toàn và phát triển ba nguồn vốn: tài nguyên môi trường

(bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), vốn nhân lực (chất
lượng của người lao động) và vốn vật chất (cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh
tế). Trong đó, tài nguyên môi trường thiên nhiên hiện nay được quan tâm đặc
biệt, vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia thời gian qua thường dẫn
tới hủy hoại về môi trường. Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy,
mức độ ô nhiễm lúc đầu tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cho tới khi thu
nhập bình quân đầu người đạt tới 12000 USD/năm. Thu nhập bình quân đầu
người tiếp tục tăng thì chất lượng môi trường giai đoạn tiếp theo được cải thiện
rõ rệt.
13


Quan niệm thứ sáu, chất lượng tăng trưởng kinh tế là thể chế dân chủ trong
môi trường chính trị - xã hội của nền kinh tế
Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị từ
lâu đã được nhìn nhận là vừa có tính tích cực, lại vừa có tính trực tiếp. Các công
trình nghiên cứu của Huntington (1991), Rueschemeyer và Stephens (1992),…
cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa thu nhập đầu người và mức độ dân
chủ hóa của thể chế chính trị xã hội. Cụ thể hơn, tính minh bạch, ít tham nhũng
và sự tham gia của người dân vào quản lý kinh tế-xã hội sẽ tác động mạnh tới
tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Theo cách diễn giải của trường phái này, dân
chủ chính là biểu hiện mặt chất của tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, có thể cho rằng, chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá
trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở tính hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố
đầu vào trong việc đạt được chỉ tiêu tăng trưởng, cấu trúc tăng trưởng phù hợp
với tiềm năng, thế mạnh và trình độ phát triển của nền kinh tế và những ảnh
hưởng lan toả của nó tới các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế-xã hội.
b. Tiêu chí đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế
Đến nay, các tài liệu chính thống về kinh tế học phát triển đều chưa đưa ra được
thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế. Dựa trên một số tài liệu đã được công

bố tại Việt Nam và trên thế giới 1, đặt trong bối cảnh của một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, đề tài này lựa chọn một tiêu chí đo lường chất lượng tăng
trưởng tổng quát nhất là khả năng của nền kinh tế trong việc duy trì tăng trưởng
cao và ổn định trong thời gian dài. Ba thước đo đại diện để đo lường tiêu chí
này là:
(1) Đóng góp của các yếu tố đầu vào của hàm sản xuất (K, L, TFP) vào tăng
trưởng kinh tế.
Theo cách tiếp cận này, tăng trưởng của một nền kinh tế nếu chỉ dựa vào sự mở
rộng quy mô của các yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) thì đó là nền
kinh tế có chất lượng tăng trưởng thấp. Ngược lại, nếu một nền kinh tế khai thác
1

Lê Huy Đức (2004), Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Trần Thọ Đạt (2006), Nguyễn Văn Nam
(2006); Mlachila và Sampawwende (2014); Vinod Thomas (2000).

14


tốt hơn, hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào thì đóng góp của TFP sẽ cao hơn và
được xem là nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng cao. Sở dĩ TFP là chỉ tiêu
được sử dụng để đo lường chất lượng tăng trưởng vì TFP phản ánh sự tiến bộ
của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ
thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào (phương thức truyền thống) mà
còn tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Theo nghĩa
đó, chất lượng tăng trưởng kinh tế được xem xét dựa trên tốc độ tăng đóng góp
của TFP vào tăng trưởng kinh tế. Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO),
nguồn tăng TFP chủ yếu dựa vào 5 yếu tố chính như sau:
Chất lượng lao động: trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp thu, ứng
dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ; Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề
của người lao động; Đào tạo chuyển giao công nghệ. Đầu tư vào nguồn nhân

lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra
các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố đóng góp rất quan trọng làm
tăng TFP.
Thay đổi cơ cấu vốn: tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ
thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại và tự động hoá. Yếu tố này thể
hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao
hiệu quả của cả nền kinh tế.
Thay đổi cơ cấu kinh tế: là việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế giữa
các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho
các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào
việc tăng TFP.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên
tiến ( hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến…). Yếu tố này bao hàm các hoạt động
như đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý,
hệ thống tổ chức… tác động làm nâng cao năng suất.

15


Thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ: tác động tới TFP thông qua việc tăng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu về sản phẩm, hàng hoá là cơ sở quan trọng để sử
dụng tối ưu các nguồn lực.
Như vậy, tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là chỉ số
phản ánh chân thực hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, là căn cứ quan trọng
đánh giá tính chất phát triển kinh tế bền vững, là cơ sở phân tích hiệu quả sản
xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý...
của mỗi ngành, mỗi địa phương hoặc mỗi quốc gia. TFP tăng đồng nghĩa với
việc chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Phương pháp tính toán TFP sẽ được
giới thiệu trong phần sau.

(2) Đóng góp của sự mở rộng yếu tố đầu vào (vốn và lao động), tăng trưởng của
năng suất yếu tố đầu vào (năng suất vốn, năng suất lao động), và thay đổi cơ cấu
các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng và thay đổi năng suất yếu tố, gồm: đóng
góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp của thay đổi năng suất lao động
hoặc năng suất vốn nội ngành, đóng góp của tương tác giữa chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và thay đổi năng suất lao động và năng suất vốn nội ngành. Chi tiết cách
tính toán và ý nghĩa của việc đóng góp của các yếu tố này tới chất lượng tăng
trưởng sẽ được trình bày trong phần dưới đây.
(3) Khả năng ổn định kinh tế vĩ mô nền kinh tế, thể hiện qua sự ổn định của
tăng trưởng GDP, ổn định lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp và sự ổn định của
một số biến số kinh tế vĩ mô khác như: bội chi ngân sách, nợ chính phủ,…
1.2. Phương pháp đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Phương pháp tính TFP2
Giả sử một nền kinh tế chỉ có hai yếu tố là tư bản (K) và lao động (L) tham gia
vào hoạt động sản xuất. Khi đó, hàm sản xuất có dạng:
Y = F(K,L)

(1)

Sự gia tăng của các yếu tố sản xuất trên đều có khả năng đóng góp vào sự gia
tăng sản lượng của nền kinh tế.
2

Có nhiều cách tiếp cận tính TFP. Với mục đích làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, đề tài này chỉ giới thiệu
cách tiếp cận đơn giản nhất mà sinh viên có thể làm được.

16


- Xét trường hợp K tăng 1 đơn vị, khi đó, sản lượng tăng thêm ΔY có được do

tăng 1 đơn vị K chính là sản phẩm cận biên của tư bản (MPK):
MPK = F(K + 1, L) – F(K, L)
Khi K tăng một lượng ΔK đơn vị, sản lượng tăng thêm: ΔY = MPK * ΔK
- Tương tự với trường hợp L tăng một lượng ΔL đơn vị, khi đó sản lượng tăng
thêm sẽ là: ΔY = MPK * ΔL

17


Như vậy, khi cả K và L cùng thay đổi tương ứng với các đại lượng ΔK và ΔL,
sản lượng sẽ thay đổi một lượng:
ΔY = MPK*ΔK + MPL*ΔL
Phương trình này tương đương với:
∆Y MPKxK ∆K MPLxL ∆L
=
*
+
*
Y
Y
K
Y
L

Đặt

MPKxK
MPLxL
= α;
= β , thì α là tỷ trọng sản lượng của tư bản (tỷ lệ mà

Y
Y

người có tư bản thu về trong một đơn vị sản lượng làm ra của nền kinh tế), β là
tỷ trọng sản lượng của lao độn (phần sản lượng mà người lao động thu được
trong một đơn vị sản lượng làm ra của nền kinh tế). Ta có:
∆Y
∆K
∆L
=α *
+β*
Y
K
L

(2)

Phương trình này cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ sản lượng tăng thêm được với
tỷ lệ tăng thêm của các biến đầu vào.
Tuy nhiên, trong thực tế, ngoài chịu ảnh hưởng sự thay đổi của lượng các yếu tố
đầu vào, quá trình sản xuất còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thay đổi công
nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý, hiệu quả sản xuất, trình độ của người lao động,
và các yếu tố khác như văn hóa, thể chế, chính sách… Do việc định lượng riêng
biệt các yếu tố trên là tương đối khó, người ta coi ảnh hưởng tổng hợp của các
yếu tố này là một tham số. Hàm sản xuất trở thành:
Y = A.F(K, L)

(3)

Trong đó, tham số A đại diện cho hiệu quả sản xuất có được từ nâng cao hiệu

quả sử dụng tư bản và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý
hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, thể
chế, văn hóa, chính sách v.v…Hai nền kinh tế có cùng một lượng K và L như
nhau, nền kinh tế có A cao hơn sẽ có kết quả sản xuất tốt hơn. Theo cách nhìn
nhận này, A chính là tham số phản ánh năng suất nhân tố tổng hợp của nền kinh
tế.
Sự tham gia của A làm phương trình (2) trở thành:
18


∆Y
∆K
∆L ∆A
=α *
+β*
+
Y
K
L
A

(4)

Các thành phần của phương trình (4) có thể được hiểu như sau:
∆Y
là tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế, có thể được tính bằng tăng trưởng
Y

GDP của nền kinh tế trong một khoảng thời gian từ thời kỳ 0 tới thời kỳ t.
α*


∆K
là đóng góp của việc gia tăng yếu tố tư bản vào tăng trưởng sản lượng
K

của nền kinh tế, với

∆K
là tỷ lệ tăng trưởng tư bản trong nền kinh tế (thường đo
K

bằng tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t).
β*

∆L
là đóng góp của việc gia tăng yếu tố lao động vào tăng trưởng sản lượng
L

của nền kinh tế, với

∆L
là tỷ lệ tăng trưởng lao động trong nền kinh tế (thường
L

đo bằng tăng trưởng lượng lao động tham gia làm việc của nền kinh tế từ thời
kỳ 0 đến thời kỳ t).
∆A
là đóng góp của thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng sản
A


lượng của nền kinh tế.
Do không thể quan sát trực tiếp sự thay đổi của năng suất nhân tố tổng hợp,
người ta thường tính gián tiếp từ phương trình (4):
∆A ∆Y
∆K
∆L
=
−α *
−β*
A
Y
K
L

(5)

Vấn đề còn lại là tính các hệ số α và β. Các hệ số này có thể tính riêng từng thời
kỳ dựa vào bảng cân đối liên ngành trong đó α = tổng thu nhập từ vốn/GDP, β =
tổng thu nhập từ lao động/GDP. Ngoài ra, các hệ số này có thể tính theo trung
bình thời kỳ dựa vào phương pháp hồi quy tuyến tính như sau:
Giả sử K(t) là vốn cố định năm t, L(t) là số lượng lao động năm t, A(t) là năng
suất nhân tố tổng hợp năm t. Khi đó, mô hình tăng trưởng với hàm sản xuất
Cobb- Duglas có dạng:
19


GDP(t) = A(t)K(t)αL(t)β; α, β là hằng số

20



Lấy logarit cơ số tự nhiên hai vế của phương trình, ta được:
lnY(t) = LnA(t) + α.lnK(t) + β. lnL(t)

(6)

Các hệ số α và β ở phương trình (6) có ý nghĩa giống như các hệ số này trong
phương trình (4). Hệ số α cho biết khi K thay đổi 1% thì Y thay đổi α%. Hệ số β
cho biết khi L thay đổi 1% thì Y thay đổi β%.
Như vậy, để tính α và β, có thể thực hiện phương trình hồi quy bội lnY(t) theo
lnK(t) và LnL(t). Nếu các kiểm định cần thiết cho thấy phương trình hồi quy là
có ý nghĩa và giữa các biến có quan hệ dài hạn thực sự thì có thể chấp nhận các
hệ số α và β tính được để thay vào công thức (5) và tính đóng góp của tăng
trưởng năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế.
Cách làm này có ưu điểm là đơn giản dễ sử dụng, nhưng có nhược điểm là các
giá trị α và β được tính trung bình trong một thời kỳ dài, sau đó áp dụng cho
từng năm riêng lẻ. Trên thực tế, các hệ số này (phản ánh phần sản lượng của
những nhóm sở hữu các nhân tố sản xuất khác nhau thu được trong tổng sản
lượng) thay đổi khá nhanh ở nhiều quốc gia phát triển. Ngoài ra, không phải
trường hợp nào cũng cho mô hình hồi quy có ý nghĩa giữa các biến số kể trên.
Đề tài này sử dụng cách tính các hệ số α và β lấy từ bảng cân đối liên ngành, với
giả định hàm sản xuất không đổi theo quy mô (α + β = 1). Đây là phương pháp
hiện đang được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu phân tích hạch toán tăng
trưởng của Việt Nam.
1.2.2. Phương pháp phân rã xác định các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế

21



Trong phần này, đề tài sẽ giới thiệu phương pháp phân rã cộng và phương
phương pháp phân rã nhân. Phương pháp phân rã cộng cho phép xác định đóng
góp của các yếu tố thay đổi năng suất đầu vào theo ngành và chuyển dịch cơ cấu
đầu vào theo ngành tới thay đổi năng suất đầu vào chung của cả nền kinh tế.
Phương pháp phân rã nhân cho phép xác định đóng góp của các yếu tố: quy mô
đầu vào, chuyển dịch cơ cấu đầu vào theo ngành, năng suất đầu vào theo ngành
tới thay đổi sản lượng của nền kinh tế. Trong phần tính toán thực nghiệm, đề tài
sẽ thực hiện tính toán cho hai trường hợp biến số đầu vào là vốn đầu tư và lao
động của Việt Nam. Mục tiêu là để trả lời các câu hỏi: thay đổi sản lượng của
Việt Nam qua từng thời kỳ là do sự đóng góp của những yếu tố nào? sự đóng
góp đó có bền vững hay không? Việc phân bổ và dịch chuyển các yếu tố đầu
vào sản xuất của Việt Nam có hợp lý không?
- Phân rã cộng:
Giả sử nhân tố đầu vào của sản xuất của ngành i là X i, sản lượng của ngành i là
Yi. Tổng nhân tố đầu vào của cả nền kinh tế là X và tổng sản lượng của cả nền
kinh tế là Y. Ta có:
W=

Y
X

n

=∑
i =1

n
X i Yi
*
= ∑ Si * Wi

X X i i =1

Trong đó W là năng suất nhân tố bình quân của cả nền kinh tế, Si =
Y

i
nhân tố X của ngành i; Wi = X là năng suất nhân tố X của ngành i.
i

Từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t, giá trị sản lượng tương ứng là W0 và Wt.
Ta có:
n

n

n

i =1

i =1

i =1

W t − W 0 = ∑ Sit (Wi t − Wi 0 ) + ∑ ( Si0 − Sit )Wi 0 + ∑ (Sit − Si0 )(Wi t − Wi 0 )

22

(7)

Xi

là tỷ trọng
X


Cấu phần thứ nhất của tổng bên vế phải của công thức (7) cho biết thay đổi của
năng suất nhân tố nội ngành ảnh hưởng thế nào đến thay đổi năng suất nhân tố
bình quân của cả nền kinh tế (Sau đây gọi là hiệu ứng nội ngành). Cấu phần thứ
hai của tổng bên vế phải phương trình (7) cho biết chuyển dịch cơ cấu nhân tố
đầu vào giữa các ngành ảnh hưởng thế nào đến thay đổi năng suất nhân tố của
cả nền kinh tế (Sau đây gọi là hiệu ứng cơ cấu). Cấu phần còn lại cho biết ảnh
hưởng kết hợp của thay đổi năng suất nhân tố nội ngành và chuyển dịch cơ cấu
phân bổ nhân tố sản xuất giữa các ngành tới thay đổi năng suất bình quân của cả
nền kinh tế (Sau đây gọi là hiệu ứng kết hợp).
Nếu hiệu ứng nội ngành dương thì việc tăng năng suất nội ngành có đóng góp
tích cực cho tăng năng suất nhân tố của nền kinh tế và ngược lại. Nếu hiệu ứng
cơ cấu dương thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đóng góp tích cực vào tăng
năng suất nhân tố. Nếu hiệu ứng kết hợp dương thì hầu hết các ngành có tỷ
trọng nguồn lực tăng thì đều có năng suất nhân tố tăng, hay nói cách khác, gia
tăng nguồn lực sản xuất vào ngành không làm cho năng suất nội ngành giảm
xuống.

23


Chất lượng tăng trưởng kinh tế, nếu nhìn nhận dưới góc độ thay đổi năng suất
nhân tố, sẽ được coi là tốt nếu có thể nhìn nhận được tính bền vững của ba cấu
phần trên. Cụ thể, dấu của các cấu phần là dương theo thời gian sẽ hàm ý có sự
bền vững trong sự phát triển của các ngành, sự hợp lý của chuyển dịch cơ cấu
nguồn lực và phân bổ nguồn lực. Về tỷ trọng giữa các cấu phần, các tính toán
thường cho thấy, hiệu ứng kết hợp thường có giá trị nhỏ không đáng kể, do vậy,

tương quan tỷ trọng của hiệu ứng nội ngành và hiệu ứng cơ cấu sẽ là chỉ báo
cho khả năng tăng năng suất bền vững của nền kinh tế. Nếu tỷ trọng của hiệu
ứng cơ cấu cao hơn tỷ trọng của hiệu ứng nội ngành trong nhiều năm, điều này
hàm ý tăng năng suất của nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc dịch chuyển nguồn
lực của nền kinh tế từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao mà
không kèm theo mức tăng năng suất nội ngành tương xứng để hấp thụ lượng
nguồn lực dịch chuyển sang. Phương thức tăng năng suất của nền kinh tế theo
cách này thường không thể tồn tại lâu, bởi việc dịch chuyển của nguồn lực giữa
các ngành thường chỉ diễn ra mạnh mẽ vào thời kỳ ban đầu của một công cuộc
đổi mới nào đó, sau đó, sẽ tương đối ổn định, và do đó ảnh hưởng của nó tới
thay đổi của nền kinh tế chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Nếu các ngành
tiếp nhận nguồn lực phát triển không đủ mạnh sẽ dẫn đến sụt giảm năng suất
trong những ngành đó và do vậy kéo lùi khả năng tăng năng suất chung của cả
nền kinh tế.
Tóm lại, chất lượng tăng trưởng kinh tế được coi là tốt nếu các cấu phần phân rã
có giá trị dương trong nhiều năm và tỷ trọng của hiệu ứng nội ngành là cao hơn
so với hiệu ứng cơ cấu trong dài hạn.
- Phân rã nhân:
Ta có:
Yi = X *

X i Yi
*
X Xi

n

n

i =1


i =1

Y = ∑ Yi = ∑ X * Si * Wi

24


Từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t, giá trị sản lượng tương ứng là Y 0 và Yt. Áp dụng
phương pháp chỉ số của Laspeyres, ta có:
n

Yt
=
Y0

∑ X t Si0Wi 0
i =1
n

∑X
i =1

0

0
i

S Wi


0

n

*

∑ X 0 SitWi 0
i =1
n

∑X
i =1

0

0
i

S Wi

0

n

*

∑X
i =1
n


∑X
i =1

0

0

Si0Wi t
0
i

S Wi

(8)

0

Thành phần đầu tiên của công thức (8) cho biết đóng góp của tỷ lệ thay đổi quy
mô nhân tố X vào tỷ lệ thay đổi sản lượng từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t; Thành
phần thứ hai của công thức (8) cho biết đóng góp của thay đổi cơ cấu phân bổ
nhân tố X giữa các ngành tới tỷ lệ thay đổi sản lượng từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t;
Thành phần thứ ba của công thức (8) cho biết đóng góp của thay đổi năng suất
nhân tố X của các ngành tới tỷ lệ thay đổi sản lượng từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t.
Mỗi thành phần trên, nếu nhận giá trị lớn hơn 1, là biểu hiện của việc có góp
phần làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế; Ngược lại, nếu nhận giá trị nhỏ
hơn 1, các thành phần này đã làm giảm sản lượng của nền kinh tế. Nền kinh tế
tăng trưởng có chất lượng cao là nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và có khả
năng ổn định lâu dài. Với cách tiếp cận phân rã nhân, chất lượng tăng trưởng
kinh tế được gọi là tốt nếu có hai dấu hiệu chủ yếu: giá trị của các cấu phần là
lớn hơn 1, cấu phần thứ ba (phản ánh đóng góp của tăng trưởng của năng suất

nội ngành tới tăng trưởng sản lượng) chiếm phần lớn và ổn định. Việc đưa ra
dấu hiệu thứ hai có thể giải thích như sau: Nếu một nền kinh tế dựa chủ yếu vào
mở rộng quy mô yếu tố sản xuất (cấu phần 1 của công thức (8)) thì đó là nền
kinh tế phát triển theo chiều rộng, và khả năng mở rộng quy mô các yếu tố sản
xuất như lao động, vốn sẽ không kéo dài mãi được, do vậy, sẽ không thể tăng
trưởng cao trong thời kỳ dài. Nếu một nền kinh tế dựa chủ yếu vào chuyển dịch
cơ cấu nguồn lực (cấu phần 2 của công thức (8)) thì, như trên đã nói, cơ cấu
nguồn lực của nền kinh tế sẽ đi vào trạng thái ổn định nếu các ngành không phát
triển tương xứng với tỷ lệ gia tăng nguồn lực mà nó nhận được. Do vậy, nền
kinh tế chỉ có thể tăng trưởng cao và ổn định dựa trên sự tăng lên không ngừng
của năng suất nội ngành. Cũng vì lẽ đó, thành phần thứ 3 của công thức (8) sẽ là
dấu hiệu quan trọng nhận biết chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
25


×