Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.86 KB, 30 trang )

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng được đánh giá cao trong khu vực.
Mức tăng trưởng không ngừng được tăng lên trong suốt những năm vừa qua. Tốc độ tăng
GDP trung bình 7.9% thời kỳ 1990 – 1997 và 7.62% thời kỳ 2000 – 2007. Cùng với tăng
thu nhập bình quân đầu người và cải thiện về cuộc sống, tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể.

Nhưng theo một vài đánh giá gần đây thì chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn
thấp. Nghị quyết Hội nghị TW 9 khóa IX đã nhận định “ tăng trưởng kinh tế khá nhưng
chưa tương xứng với mức tăng đầu tư và tiềm năng của nền kinh tế.” Từ đó, có thể thấy
chất lượng tăng trưởng ngày càng được quan tâm nhiều hơn và nâng cao chất lượng tăng
trưởng là một mục tiêu quan trọng của chính sách tăng trưởng và chính sách phát triển ở
Việt Nam. Mặc dù kết quả tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua khá cao, song Việt
Nam vẫn là một nước đang phát triển lại trong quá trình chuyển đổi, thu nhập bình quân
đầu người tuy có xu hướng tăng nhưng về mức tuyệt đối vẫn còn rất thấp. Do đó, khía
cạnh chất lượng tăng trưởng lại càng cần được chú trọng hơn.
Trong khuôn khổ một bài báo cáo, bài viết này chỉ đề cập tới một số vấn đề về chất
lượng tăng trưởng, được trình bày theo trình tự như sau:
1. Một số vấn đề về chất lượng tăng trưởng kinh tế
2. Đánh giá chất lượng kinh tế Việt Nam những năm vừa qua
3. Một số đề xuất nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
1
1. Một số vấn đề về chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.1. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế
Trước tiên, để tìm hiểu về khái niệm chất lượng tăng trưởng, ta cần tìm hiểu khái
niệm về tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng,
tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng
được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng.
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong các báo cáo về phát triển con người,
UNDP đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau như tăng trưởng mất gốc, tăng trưởng không
có tương lai… nhằm cảnh báo về tăng trưởng không gắn với phân phối thành quả của tăng


trưởng, đồng thời cũng đưa ra khái niệm “tăng trưởng công bằng”. Điểm chung của các
khái niệm này là chỉ xoay quanh một ý, đó là tăng trưởng cần phải gắn với chất lượng. Qua
đó có thể thấy có rất nhiều khái niệm khác nhau về “chất lượng tăng trưởng”.
Theo cách hiểu rộng nhất thì chất lượng tăng trưởng có thể tiến tới nội hàm của
quan điểm phát triển bền vững, chú trọng tới tất cả 3 thành tố: kinh tế, xã hội và môi
trường. Theo cách hiểu hẹp, khái niệm chỉ được giới hạn ở một khía cạnh nào đó, ví dụ
như chất lượng đầu tư, chất lượng giáo dục, chất lượng dịch vụ công, quản lý đô thị…
Như vậy cho đến nay chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tăng trưởng,
nhưng có thể hiểu chất lượng tăng trưởng gắn liền với 2 khía cạnh là: (1) tốc độ tăng
trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn và (2) tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp
vào cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của phát
triển và xoá đói giảm nghèo.
1.2. Cơ sở phân tích và đánh giá chẩt lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Các nguồn lực tăng trưởng
2
Đây là cơ sở được sử dụng phổ biến nhẩt để đánh giá chất lượng tăng trưởng của
một nước. Tham gia vào quá trình tăng trưởng gồm nhiều yếu tố và các tác nhân, nhưng
tham gia trực tiếp là các nhân tố sản xuất gồm lao động, vốn vật chất, vốn con người, vốn
tài nguyên - môi trường và tiến bộ công nghệ.
1.2.2. Phân phối thu nhập và phân phối cơ hội
Khía cạnh tăng trưởng và phân phối thu nhập luôn là một chủ đề gây tranh cãi, bắt
đầu từ giả thuyết hình chữ U ngược về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập gắn với quá
trình tăng trưởng. Thế nhưng một khi xã hội đã phát triển tới một mức cao nhất định, mức
độ bất bình đẳng sẽ giảm đi, lúc đó thu nhập và phúc lợi có xu hướng được phân phối công
bằng hơn. Để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, người ta có thể dựa vào một số tiêu
chí như thu nhập bình quân đầu người, thuế thu nhập cá nhân, việc cung cấp các dịch vụ
giáo dục, y tế cho người dân, đặc biệt là những người nghèo, mức độ cơ hội để người
nghèo có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng là bao nhiêu... Tăng trưởng mà không tính
tới khía cạnh phân phối thu nhập và phân phối cơ hội cũng như không gắn với xoá đói
giảm nghèo bền vững sẽ khó duy trì được tăng trưởng trong dài hạn, cốt lõi của chất lượng

tăng trưởng.
1.2.3. Năng lực bộ máy Nhà nước
Chất lượng tăng trưởng còn phụ thuộc vào năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước,
trước hết trong xây dựng thể chế và thực hiện vai trò quản lý của mình. Cụ thể là thông qua
4 tiêu chí: ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu lực của hệ thống pháp
luật. Ngày nay vai trò của Nhà nước đối với quá trình tăng trưởng cả về chất và về lượng
đã được đánh giá cao hơn bởi một sự phân bổ các nguồn lực đầu vào và đầu ra khó có thể
hiệu quả nếu như không có sự can thiệp của Nhà nước. Tăng trưởng sẽ duy trì trong tương
lai ở một mức cao và dài hạn sẽ dễ đạt được hơn đối với một nước có thể chế và quy định
minh bạch, rõ ràng, tính thực thi của hệ thống pháp luật cao, có bộ máy Nhà nước ít quan
lieu, tham nhũng đồng thời tạo cơ hội cho người dân thực hiện tốt các quyền của họ.
2. Đánh giá chất lượng kinh tế Việt Nam những năm vừa qua
2.1. Một số thành tựu đã đạt được
2.1.1. Thu nhập đầu người tăng
Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị
đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất
thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập
kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu
nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai
đoạn 1990 - 2002 đạt trung bình 5,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người
dân Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995, mức thu nhập bình quân đầu người
hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần.
3
GDP bình quân đầu người tính bằng VND và tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái
Năm GDP giá
thực tế
(tỉ VND)
Dân số
trung bình
(nghìn

người)
GDP bình
quân đầu
người
(nghìn
VND)
Tỷ giá
VND/USD
GDP tính
bằng USD
theo tỷ giá
hối đoái
(triệu USD)
GDP bình
quân đầu
người tính
bằng USD
1995 228.892 71.995,25 3.179,3 11.001 20.806,5 289,0
2000 441.646 77.635,4 5.688,7 14.148 31.216,1 402,1
2001 481.295 78.685,8 6.116,7 14.814 32.489,2 412,9
2002 535.762 79.727,4 6.719,9 15.272 35.081,3 440,0
2003 613.443 80.902,4 7.582,5 15.414 39.797,8 491,9
2004 715.307 82.031,7 8.719,7 15.770 45.368,7 552,9
2005 839.211 83.106,3 10.098,0 15.800 53.114,6 639,1
2006 973.790 84.155,8 11.571,3 15.958 61.022,1 725,1
2007 1.143.442 85.195,0 13.421,5 16.056 51.07 820
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 1996 ,1999, 2004,2006 phân theo địa
phương
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 1996 Năm 1999 Năm 2004 Năm 2006

Đồng bằng sông
Hồng
223.30 280.30 488.18
Đông Bắc và Tây
Bắc
173.80 210.00 322.77
Bắc Trung Bộ 174.10 212.40 317.90
Duyên hải Nam
Trung Bộ
194.70 252.80 414.86
Tây Nguyên 265.60 344.70 390.18
Đông Nam Bộ 378.10 527.80 832.97
Đồng bằng sông Cửu
Long
242.30 342.10 471.07
Cả nước 226.70 295.00 484.4 636
Nguồn :Tổng cục thống kê
Thu nhập bình quân một người một tháng theo giá thực tế đã tăng từ 295 nghìn
đồng/người/tháng năm 1999 lên 356.1 nghìn đồng/người/tháng năm 2001-2002 và 484.4 nghìn
đồng/người/tháng năm 2003-2004 và 636 nghìn đồng/người/tháng năm 2006. Tính ra. thu nhập
bình quân một người một tháng theo giá thực tế năm 2003-2004 đã tăng 64.2% so với năm
1999. Thu nhập tăng đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng cho đời sống và tăng tích luỹ. Chi tiêu
cho đời sống bình quân một người một tháng đã tăng từ 221.1 nghìn đồng năm 1999 lên
269.1 nghìn đồng năm 2001-2002 và 359.7 nghìn đồng năm 2003-2004 và 511 nghìn đồng năm
2006
4
Đáng chú ý là thu nhập cũng như chi tiêu đều tăng ở cả khu vực thành thị và nông
thôn. ở tất cả 8 vùng sinh thái và tất cả 5 nhóm thu nhập. Thu nhập bình quân một người một
tháng năm 2003-2004 của nhóm thu nhập thấp nhất đạt 141.8 nghìn đồng. tăng 3.1% so với
mức bình quân 2001-2002; nhóm thu nhập dưới trung bình đạt 240.7 nghìn đồng. tăng 35%;

nhóm thu nhập trung bình đạt 347 nghìn đồng. tăng 38.2%; nhóm thu nhập khá đạt 514.2
nghìn đồng. tăng 38.8%; nhóm thu nhập cao nhất đạt 1182.3 nghìn đồng. tăng 35.4%.
Thu nhập và chi tiêu bình quân một người một tháng
theo giá thực tế phân theo thành thị. nông thôn
Nghìn đồng
Chung
Chia ra
Thành thị Nông thôn
Thu nhập bình quân
1999 295.0 516.7 225.0
2001-2002 356.1 622.1 275.1
2003-2004 484.4 815.4 378.1
2006 636 1.058 506
Chi tiêu cho đời sống bình
quân
1999 221.1 373.4 175.0
2001-2002 269.1 460.8 211.1
2003-2004 359.7 595.4 283.5
2006 511 738 359
Nguồn :Tổng cục thống kê.
2.1.2. Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm
Nhờ tăng trưỏng GDP toàn nền kinh tế cao (bình quân 5 năm đạt 7.5%). tăng dần qua
các năm và trong tất cả các nhóm ngành kinh tế cơ bản nên tốc độ giảm nghèo là khá
nhanh.
-Theo tiêu chuẩn quốc tế. nếu năm 1998 tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam vẫn còn ở mức
37% và năm 2000 giảm còn 32%. thì năm 2002 còn 28.9% và năm 2004 còn 24.1%. Như
vậy. mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam đã được thể hiện rõ
nét trong những năm vừa qua.
-Theo chuẩn quốc gia. tỷ lệ nghèo chung cả nước trong 5 năm 2001 - 2005 đã giảm được
hơn một nửa. Nếu so với mục tiêu giảm 20% đã được ghi trong văn bản Chiến lược toàn

diện về tăng trưởng và giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005. thì chúng ta đã đạt được kết
quả hơn gấp đôi. Đó là một thành tựu lớn. Vùng giảm nghèo đói mạnh nhất là Đông Nam
Bộ. từ 8.88% xuống 1.7 %. tức là giảm tới 5.2 lần; các vùng còn lại giảm tương đối đồng
5
đều từ 50% đến 60%. Vùng còn có tỷ lệ nghèo trên 10% là Tây Bắc (12%). Tây Nguyên
(11%) và Bắc Trung Bộ (10.5%).
Song. để nhìn rõ hơn những thành tựu đã đạt được của giai đoạn 2001 - 2005. nhất là
trong việc phát huy những ưu điểm. cách làm tốt phục vụ cho sự phát triển những năm tới
chúng ta cũng cần tính toán trên cơ sở chuẩn mới (được áp dụng cho giai đoạn 2006 -
2010). Theo đó. cả nước có khoảng 3.9 triệu hộ nghèo. nghĩa là tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới
tính bình quân cả nước cao hơn tỷ lệ nghèo (theo chuẩn cũ) khoảng 15%. Bức tranh tổng
quát về tỷ lệ nghèo theo vùng. theo chuẩn nghèo mới như sau
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Đơn vị %
2004 2006 2007
Cả nước 18.10
15.47 14.75
Đồng bằng sông Hồng 12.90 10.12 9.62
Đông Bắc 23.20 22.22 21.13
Tây Bắc 46.10 39.40 37.45
Bắc Trung bộ 29.40 26.58 25.51
Duyên Hải Nam Trung bộ 21.30 17.18 16.26
Tây Nguyên 29.20 24.01 22.95
Đông Nam bộ 6.10 4.56 4.33
Đồng bằng sông Cửu Long 15.30 13.00 12.42
Chú ý
- Chuẩn nghèo LTTP năm 2004 là 124 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực
nông thôn
và 163 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.
- Chuẩn nghèo của Chính phủ thời kỳ 2006-2010 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng

đối với khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành
thị.
Nguồn :Tổng cục thống kê
Giảm diện nghèo về lương thực. thực phẩm: Tình trạng nghèo về lương thực. thực
phẩm đã được cải thiện rất đáng kể trong thời gian vừa qua. Số liệu của các đợt điều tra
mức sống dân cư cho thấy tỷ lệ nghèo lương thực. thực phẩm đã giảm từ 35.6% (giai đoạn
1998 - 1999) xuống còn 11.9% (giai đoạn 2002 - 2003). Đây là thành tựu rất quan trọng
đối với bộ phận nghèo trong xã hội hiện nay. vì chuẩn nghèo về lương thực. thực phẩm
luôn là mốc đầu tiên nói lên ranh giới giữa đói và nghèo. chứng tỏ chúng ta đã giảm được
cơ bản tình trạng đói (xóa đói).
Tăng thu nhập và chi tiêu của dân cư: Thành tựu xóa đói giảm nghèo còn thể hiện
qua sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình và tăng chi tiêu cho sinh hoạt của các hộ theo
khu vực. vùng. nhóm.
6
2.1.3. Chỉ số con người HDI tăng
Theo báo cáo phát triển hàng năm của UNDP. chỉ số HDI của Vịêt Nam tăng dần qua các
năm
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ 1992- 2007

7
Năm Gía trị chỉ số Xếp hạng
1992 0.514 116/173
1993 0.523 121/174
1994 0.557 121/175
1995 0.560 122/174
1997 0.664 110/174
1998 0.671 108/174
1999 0.682 101/162
2000 0.696 109/177
2001 0.688 109/175

2002 0.691 112/177
2003 0.704 108/177
2004 0.709 109/177
2007 0.733 105/177
Theo: Báo cáo phát
triển con người các năm UNDP

2.1.3.1. Giáo dục đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những mặt tiến bộ. Đến cuối năm 2005 đã cơ bản
hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học. lớp học. Tỷ lệ trẻ em từ 3-5 tuổi đi học
mẫu giáo năm 2005 đạt 58.9%. vượt mục tiêu đề ra là đạt 58%; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi
cấp tiểu học tăng từ 92.7% năm học 2000-2001 lên 93.9% năm học 2004-2005. trung học cơ
sở tăng từ 71.2% lên 77.7% và trung học phổ thông tăng từ 33.6% lên 40%. Đến nay tất cả 64
tỉnh. thành phố trực thuộc trung ương đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. trong đó 24
địa phương đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 26 địa phương đạt chuẩn phổ
cập trung học cơ sở. Đào tạo đại học. cao đẳng. trung học chuyên nghiệp và nhất là dạy nghề
được củng cố và có bước phát triển nhất định. Năm học 2006-2007 cả nước có 299 trường
đại học và cao đẳng. Trong Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu năm 2005. UNESCO
đánh giá về tiến độ thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho tất cả đến năm 2015” do Liên Hợp
quốc đề ra. Chỉ số giáo dục cho tất cả của nước ta được xếp vị trí 64/127. đứng trên một số
nước trong khu vực như In-đô-nê-xi-a. Phi-li-pin. Ấn Độ...
Số trường và số học sinh từ 2000-2008
2000-2001 2005-2006 2006-2007 2007-2008
I.Mẫu giáo
Số trường 8.9993 10.927 11.582
Số học
sinh(nghìn)
2212 2426.9 2524.3
II.Phổ thông
Số trường 24.692 27.227 27.593 28.637

Số học sinh
(nghìn)
17.776.1 16.650.6 16.256.6 15.828.0
8
III.Trung cấp
chuyên nghiệp
Số trường 253 284 269
Số học sinh 255.4 500.3 468.8
IV.Cac đẳng
đại học
Số trường 178 255 299
Số học sinh
(nghìn)
899.5 1.387.1 1.666.2
2.1.3.2. Chăm sóc sức khoẻ. y tế
Công tác y tế và chăm lo sức khoẻ cộng đồng không ngừng mở rộng mạng lưới
phục vụ. Đến hết năm 2004 cả nước đã có 97.6% số xã. phường và thị trấn có trạm y tế. Số
bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập năm 2004 tăng 27.8% so với năm 2000. bình
quân 1 vạn dân 6.1 bác sĩ. tăng 1.1 bác sĩ so với mức bình quân năm 2000. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng đã giảm từ 33.1% năm 2000 xuống 26.6% năm
2004 và 25.2% năm 2005. Đáng chú ý là năm 2003 nước ta đã khống chế được dịch viêm
đường hô hấp cấp (SARS). được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là quốc gia đầu tiên
khống chế thành công dịch bệnh này. Những năm 2004-2005 cũng đã khống chế được sự
lây lan của dịch cúm gia cầm H5N1. Hoạt động của ngành Y tế những năm vừa qua đã góp
phần đưa tuổi thọ bình quân của dân số nước ta tăng từ 67.8 tuổi trong năm 2000 lên 69.0
tuổi năm 2002; 70.5 tuổi năm 2003 và 71.5 tuổi năm 2005
Chỉ số y tế 2000-2006
2000 2005 2006
1.Số cơ sở khám.
chữa bệnh(công lập)

13.117 13.243 13.232
2. Số giường
bệnh(nghìn giường)
192.0 197.2 198.4
Bình quân 1 vạn dân
(giường)
24.7 23.7 23.6
3. Số bác sĩ/1 vạn
dân
5.0 6.2 6.3
4. Tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng(%)
33.1 25.2 24
3.Tuổi thọ BQ 67.8 71.5 72
2.1.4. Đời sống kinh tế được cải thiện
Những hộ có thu nhập tương đối cao ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn có
tích luỹ xây dựng nhà ở. mua sắm đồ dùng lâu bền. sử dụng điện. nước máy và chi các
khoản khác. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đời sống của các tầng lớp dân cư
trong những năm gần đây được cải thiện rõ rệt thể hiện qua điều kiện nhà ở. Tỷ lệ hộ có
nhà ở kiên cố tăng từ 12.7% năm 2002 lên 20.8 năm 2004 và 23.7% năm 2006; tỷ lệ hộ có
nhà tạm và nhà khác giảm nhanh. từ 24.6% năm 2002. 20.4% năm 2004 xuống còn 16.4%
9
năm 2006.Tỷ lệ hộ có điện lưới thắp sáng tăng từ 86.5% năm 2002 lên 96% năm 2006.
trong đó khu vực nông thôn tăng mạnh. từ 83% lên 95%.Tuy nhiên số hộ có đồ dùng lâu
bền ở thành thị vẫn cao hơn nhiều so với hộ ở nông thôn. ví dụ có 72% số hộ thành thị có
xe máy trong khi chỉ có 46% số hộ nông thôn có xe máy; tương ứng 67% và 21% đối với
điện thoại; 53% và 11% đối với tủ lạnh; 92% và 73% đối với máy thu hình; 20% và 3%
đối với máy vi tính.
Tỷ lệ hộ có một số đồ dùng lâu bền
năm 2001-2002 và 2003-2004

Đơn vị: %
2001-200
2
2003-200
4
2006
Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền 96.86 98.49
Ô tô 0.05 0.09
Xe máy 32.33 44.22
Điện thoại 10.68 27.27
Ti vi 67.10 77.10
Máy vi tính 2.44 5.01
Máy điều hoà nhiệt độ 1.13 1.98
Máy giặt. sấy quần áo 3.79 6.21
Nguồn :Tổng cục thống kê
Năm 2000 chỉ có khoảng 200.000 người dân trong nước truy cập mạng thông tin toàn cầu.
nhưng chưa đầy một thập kỷ sau. con số này đã tăng lên 20.2 triệu. chiếm 23.4% dân số.
Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam vẫn đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Theo
số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC). tính đến tháng 6/2007. số người sử
dụng Internet ở Việt Nam là 16.511.849 người.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats. Việt Nam hiện đứng thứ
6 ở châu Á về số người kết nối Internet. Quốc gia này cũng giữ ngôi vị á quân tại Đông
Nam Á. sau Indonesia (25 triệu). còn xét về tốc độ tăng trưởng. Việt Nam chỉ thua Pakistan
(133.900 người dùng năm 2000 và hiện là 17.5 triệu).
10
10 quốc gia có số người sử dụng Internet đông nhất châu Á. Nguồn: IWS.
Trong cuộc điều tra mức sống dân cư năm 2003-2004. Tổng cục Thống kê đã lấy ý kiến tự
đánh giá của các hộ về mức sống năm 2003-2004 so với mức năm 1999 và kết quả cho thấy
có tới 84% số hộ cho rằng đời sống đã được nâng lên; 11.2% cho rằng đời sống vẫn như cũ
và chỉ có 4.8% cho rằng đời sống bị giảm sút. Trong các Báo cáo những năm gần đây.

UNDP cũng đã xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia dẫn đầu các nước đang phát
triển về thành tích giảm nghèo và tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển đã đạt được
sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển các chính sách xã hội vì con người
Văn hoá-thể thao
Công tác xuất bản. phát thanh truyền hình. hoạt động thể dục thể thao cũng có những
kết quả tích cực. Năm 2005 đã xuất bản 17.1 nghìn cuốn sách với 240.2 triệu bản. tăng
79.8% về số đầu sách và tăng 35.2% về số bản in so với năm 2000. Việc phủ sóng phát
thanh và truyền hình tiếp tục được triển khai đến vùng sâu. vùng xa nên đã có 95% số hộ
gia đình trên phạm vi cả nước được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và 90% số hộ được xem
các chương trình của Truyền hình Trung ương. Tỷ lệ dân số luyện tập thể dục thể thao tăng
từ 16.4% năm 2002 lên 17.6% năm 2003 và 18.7% năm 2004. Thể thao thành tích cao tiếp
tục xác lập được vị thế trên đấu trường quốc tế và khu vực. SEA Games 22 (2003) giành
được 343 huy chương. gấp trên 5 lần SEA Games 20 (1999) và tại SEA Games 23 (2005)
giành vị trí thứ 3 toàn đoàn với 228 huy chương các loại.
Tình hình văn hoá-thể thao
2000 2005 2006
1. Số thư viện 642 675 679
2. Số sách-đầu sách 9.487 17.800 20.149
3.Số đơn vị nghệ 132 172 178
11

×