Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Bài giảng các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.89 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
THỜI CẬN ĐẠI
(Dành cho Sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử)

Tác giả: ThS. Lại Thị Hương

Năm 2016

1


Tài liệu tham khảo
1. C.Mác, Nội chiến ở Pháp, NXB Sự thật, Hà Nội 1983.
2. C.Mác, Ph.ăngghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Sự thật,
Hà Nội 1963.
3. C.Mác, Ph.ăngghen, Tuyển tập, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội 1962.
4. Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Lịch
sử thế giới cận đại (1640-1870), quyển I, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1971.
5. Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870),
quyển I, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1971.
6. Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Lịch sử cận đại thế giới (1871-1918),
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992.
7. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử cận đại thế giới, quyển I
NXB ĐH và THCN, Hà Nội, 1986.
8. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử cận đại thế giới, quyển II


NXB ĐH và THCN, Hà Nội, 1987.
9. Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết, Lịch sử cận
đại thế giới, quyển III NXB ĐH và THCN, Hà Nội, 1987.
10. Đỗ Thanh Bình (cb), Một số vấn đề về lịch sử thế giới, Nxb Gi¸o
dục, 2002.
11. Chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại – Trung tâm đào
tạo từ xa, Đại học Huế.

2


CHƯƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ BÙNG NỔ CÁC CUỘC
CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI
KHÁI QUÁT CHUNG
* Lý luận chung về cách mạng và cách mạng tư sản
+ Khái niệm “cách mạng”: Cách mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc
trong thời kỳ tam đại (Hạ, Thương, Chu). Theo quan niệm, quân vương
được trời giao cho cái mệnh: nhân danh trời, làm con trời để ngự trị các
nước và toàn thiên hạ. Nếu cai trị có tài, đức và hợp với lòng tin yêu của trời
thì sẽ được tiếp tục thừa hành mệnh ấy lâu dài. Trái lại nếu như bạo ngược,
gian dâm, tham nhũng... bị dân oán ghét thì trời sẽ cách cái mệnh ấy giao
cho người khác.
Ở phương Tây sau đó, kể từ khi xã hội có sự phân hóa giai cấp thì các
cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị đã làm thay đổi hình thái kinh tế xã hội một cách đột biến. Trong tiếng Latinh, sự thay đổi ấy được gọi là
Revolutio. Tiếng Anh, Pháp đều gọi là Revolution.
Ngày nay, khái niệm “cách mạng” được hiểu dưới nhiều nghĩa khác
nhau. Người ta có thể xem “cách mạng” là sự thay đổi căn bản, là sự nhảy
vọt về chất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy (Theo
Từ điển bách khoa Việt Nam). Hoặc cách mạng được hiểu là một bước

ngoặt có tính quyết định… Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều
thể hiện một sự thay đổi có tính bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất.
+ Các loại hình cách mạng trong lịch sử: Loại hình cách mạng trong
lịch sử thể hiện rõ nhất bước tiến của nhân loại là các cuộc cách mạng xã
hội. Vậy, cách mạng xã hội là gì? Đó là sự chuyển biến sâu sắc, căn bản,
triệt để trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tinh thần từ hình thái
kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
Trong lịch sử, có các cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu như: cách mạng
cung tên, cách mạng đá mới (mài, cưa, khoan, đục), cách mạng tư sản, cách
mạng vô sản, cách mạng XHCN, cách mạng DTDCND, cách mạng GPDT,
cách mạng kỹ thuật, cách mạng văn hóa...
+ “Cách mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cách mạng”
nói chung. Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay
đổi bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình
thái kinh tế - xã hội. Trong tác phẩm “Một số vấn đề về lịch sử thế giới” của
3


Đỗ Thanh Bình chủ biên có viết: “Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ
hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội TBCN, nó
được thực hiện bằng một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền
giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ có sự
tham gia của quần chúng nhân dân”. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do
giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ TBCN,
mở đường cho CNTB phát triển. Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một
số trường hợp ngoại lệ mà vẫn được coi là cách mạng tư sản. Ví dụ như cải
cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành
theo con đường “từ trên xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản.
Trường hợp tương tự là Nhật Bản đã tiến hành cuộc Minh Trị duy tân - 1868,
ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp tư sản tham gia

lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá. Đó là tầng
lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm chung của
tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện
cho CNTB phát triển.
Vì định nghĩa hẹp còn loại ra ngoài nhiều trường hợp ngoại lệ nên
chúng ta cần có một định nghĩa theo nghĩa rộng. Cách mạng tư sản là một sự
kiện nhằm gạt bỏ những cản trở trên con đường phát triển của CNTB.
Cách mạng tư sản là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết hợp của
sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới - TBCN với quan hệ sản xuất lỗi thời
phong kiến; là cách giải quyết tự nhiên những mâu thuẫn đang gay gắt cao độ
giữa giai cấp tư sản đang lên với giai cấp quý tộc phong kiến đang suy tàn.
Như thế, cách mạng tư sản không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, vì
nguyên nhân là một yêu cầu khách quan của lịch sử - xã hội, mang tính tất
yếu, hợp quy luật.
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền, ở
cách mạng tư sản cũng vậy. Thậm chí, đối với giai cấp tư sản, sau khi giành
được chính quyền từ tay giai cấp phong kiến coi như cách mạng cơ bản đã
hoàn thành. Để giành được chính quyền từ tay giai cấp phong kiến, giai cấp tư
sản đã phải trải qua những cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và kéo dài gần hai
thế kỷ mới có thắng lợi bước đầu (tính từ Phong trào Văn hóa Phục hưng đến
cách mạng tư sản Hà Lan 1566).
* Khái niệm cách mạng dân chủ tư sản (Cách mạng DCTS kiểu cũ
và cách mạng DCTS kiểu mới)
4


Đối với khái niệm “Cách mạng tư sản” thì đã rõ, còn “Cách mạng dân
chủ tư sản” thì tính chất, nhiệm vụ và phạm trù của nó là tư sản nhưng động
lực, chỗ dựa chủ yếu của nó để làm nên thắng lợi là quần chúng nhân dân
(cụ thể và điển hình nhất là cách mạng tư sản Pháp), do đó cách mạng được

đẩy đi xa vượt quá giới hạn chật hẹp ban đầu mà giai cấp tư sản đưa ra trước
cuộc cách mạng.
Còn “Cách mạng DCTS kiểu mới” là cuộc cách mạng DCTS nhưng
do giai cấp vô sản lãnh đạo. Khi cách mạng thành công, nó không ngừng lại
mà tiếp tục phát triển lên cách mạng XHCN.
+ Cách mạng tư sản diễn ra dưới ba hình thức:
- Giải phóng dân tộc (Cách mạng Nê-đec-lan, Cách mạng tư sản Mỹ
lần 1).
- Nội chiến cách mạng (cách mạng tư sản Anh, Pháp, cách mạng Nga
1905 – 1907, cách mạng Tân Hợi 1911, cách mạng tư sản Mỹ lần 2).
- Thống nhất quốc gia: Đức, Ý.
* Một số vấn đề chủ yếu trong cách mạng tư sản
Những điều kiện của một cuộc CMTS – tiền đề và tình thế cách mạng
+ Tiền đề cách mạng: Trước khi một cuộc CMTS bùng nổ bao giờ
cũng chuẩn bị sẵn những tiền đề sau:
- Phương thức sản xuất TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến.
Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà phương thức sản xuất
TBCN ra đời ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau. Ở Anh vào thế kỷ XVII là
tình trạng rào đất cướp ruộng và các CTTC làm len dạ phát triển. Ở Bắc Mĩ
là các CTTC TBCN, song phát triển nhất là các đồn điền sử dụng lao động
nô lệ, đây là một biến tướng của phương thức sản xuất TBCN. Ở Pháp là
các CTTC TBCN phát triển.
- Giai cấp tư sản và các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất
TBCN xuất hiện.
Do phương thức sản xuất TBCN ra đời mang đặc điểm của hoàn cảnh
lịch sử mỗi nước, nên giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới đó
cũng có đặc điểm và tên gọi khác nhau: Ở Anh có giai cấp tư sản và quý tộc
mới; Mỹ có giai cấp tư sản và chủ nô; Đức có giai cấp tư sản và quý tộc
Iuncơ; Nhật có thương nhân và võ sĩ tư sản hóa.


5


Những giai cấp mới này mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp phong kiến,
nguyện vọng của họ là muốn lật đổ chế độ thống trị của giai cấp phong kiến
để nắm lấy chính quyền.
- Sự xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản:
Trước mỗi cuộc cách mạng tư sản thường xuất hiện hệ tư tưởng
DCTS công kích vào hệ thống tư tưởng phong kiến để chuẩn bị cho một
cuộc cách mạng chính trị sắp tới.
Ở Anh hệ tư tưởng DCTS trước cách mạng 1640 được khoác ngoài
bộ áo tôn giáo, đó là Thanh giáo. Ở Pháp từ đầu thế kỷ XVIII đã xuất hiện
trào lưu Triết học ánh sáng với những nhân vật tiêu biểu như Vôn-te, Môngte-xki-ơ, Rút-xô... Ở Nhật Bản trước Minh Trị Duy Tân đã xuất hiện trào
lưu Hà Lan học, đề xướng tư tưởng trọng thương. Ở Trung Quốc trước cách
mạng Tân Hợi 1911 đã xuất hiện chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn...
Đó chính là ba tiền đề của các cuộc CMTS. Song có tiền đề cách
mạng rồi chưa chắc cách mạng đã bùng nổ. Một cuộc cách mạng chỉ có thể
bùng nổ được trong những hoàn cảnh cho phép. Hoàn cảnh đó chính là tình
thế cách mạng.
+ Tình thế cách mạng: Theo Lênin thì tình thế cách mạng có những
đặc trưng chính như sau:
- Giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa, nó đang ở
vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện.
- Giai cấp bị trị cũng không muốn sống như cũ nữa và đang nổi dậy
đấu tranh mạnh mẽ.
Lênin cũng từng nói rằng: Không thể có cách mạng nếu không có
cuộc khủng hoảng trong toàn quốc lay chuyển cả đám người bóc lột lẫn đám
người bị bóc lột. Sự khủng hoảng của giai cấp phong kiến thống trị thời cận
đại thường bắt đầu từ tài chính cạn kiệt, kinh tế suy thoái buộc phải gia tăng
thuế khóa. Do đó đã dẫn tới khủng hoảng về chính trị và cách mạng bùng

nổ.
* Động lực của CMTS
Động lực cách mạng là những giai cấp làm cách mạng bao gồm giai
cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng nhân dân tham gia.
Cách mạng tư sản có khả năng lôi kéo mọi tầng lớp nhân dân tham
gia như: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, binh lính… Bởi vì mục tiêu,
nhiệm vụ của cuộc cách mạng này nhằm tiêu diệt chế độ phong kiến vốn đã
6


trở thành kẻ thù của mọi tầng lớp nhân dân (chúng đã tỏ ra quá phản động).
Tuy nhiên sự đông đảo, đa dạng thành phần của quần chúng lại phụ thuộc
vào giai cấp lãnh đạo tiến bộ đến mức độ nào. Cách mạng Pháp lôi cuốn
được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, không trừ bất cứ một bộ phận nào nên
mới có thể lật đổ được thành trì kiên cố nhất của CNTB. Cải cách nông nô
mang tính tư sản ở Nga hay công cuộc thống nhất Đức lẽ ra phải là sự
nghiệp của quần chúng nhưng thực tế vai trò của họ ở đây hầu như không
có.
+ Giai cấp lãnh đạo CMTS thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do
hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau, mà lãnh đạo cách mạng ngoài giai
cấp tư sản còn có quý tộc mới (Anh), chủ nô (Mỹ), Iuncơ (Đức) và võ sĩ tư sản
hóa (Nhật Bản)... Ý thức chính trị, thái độ, mức độ trưởng thành của giai cấp
lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến, tính chất, kết quả của cuộc cách
mạng và sự tham gia của quần chúng. Nếu giai cấp lãnh đạo tiến bộ, chú ý đến
việc giải quyết nguyện vọng của quần chúng thì sẽ thu hút được đông đảo
quần chúng tham gia. Giai cấp lãnh đạo nếu là tư sản hoặc tiểu tư sản thì bao
giờ cũng đưa cách mạng đi tới tính chất triệt để hơn là các thành phần khác
phân hóa từ giai cấp phong kiến. Cuộc đại cách mạng Pháp 1789 là một ví dụ
điển hình về tính triệt để của cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.
+ Quần chúng nhân dân tham gia cách mạng tư sản, bao gồm nông dân

và bình dân thành thị (ở châu Mỹ còn có nô lệ da đen và người In-đi-an).
Trong bất kỳ cuộc cách mạng nào, và giai đoạn cách mạng nào nếu quần
chúng nhân dân tham gia càng đông thì tính bạo lực của cách mạng càng lớn
và cuộc cách mạng càng đi tới triệt để, điển hình là cách mạng Pháp.
Tuy vậy mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo với quần chúng nhân dân
trong quá trình cách mạng chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Giai cấp
lãnh đạo thường sử dụng bạo lực quần chúng để đạt mục đích của mình: lật đổ
chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được
mục đích họ không quan tâm tới lợi ích của quần chúng nhân dân nữa. Họ
quay lại đàn áp phong trào quần chúng mà họ cho là quá khích. Tình hình này
thường diễn ra trong hầu hết các cuộc CMTS.
Trong CMTS Anh 1640, sau khi giai cấp tư sản và quý tộc mới đã đạt
được mục đích, họ quay lại đàn áp phái San Bằng và pháo Đào Đất. Khiến cho
giai đoạn hai của cách mạng không còn có sự tham gia của quần chúng nhân
dân nữa.
7


Trong cuộc đại cách mạng Pháp 1789, trải qua bốn giai đoạn cách
mạng, hễ khi nào bộ phận tư sản lên cầm quyền đạt được mục đích là họ quay
lại đối phó với phong trào quần chúng.
Trong cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc cũng vậy, sau khi phái tư
sản lập hiến lên nắm chính quyền họ liền đi tới chỗ thỏa hiệp với Viên Thế
Khải, ngăn chặn phong trào cách mạng của nông dân. Trong “AQ chính
truyện” của Lỗ Tấn đã ám chỉ tình trạng này của nông dân Trung Quốc lúc
bấy giờ là “muốn làm cách mạng nhưng ông Tây giả không cho làm” (ý chỉ
phái tư sản lập hiến).
* Nhiệm vụ của CMTS (nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ)
Một cuộc CMTS thường phải làm hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ.
+ Nhiệm vụ dân tộc của cách mạng tư sản ở các nước khác nhau là khác

nhau. Với các nước phong kiến độc lập thì nhiệm vụ là phải thống nhất thị
trường quốc gia dân tộc. Cụ thể: phải xoá bỏ cát cứ phong kiến để hình thành
quốc gia tư sản dân tộc thống nhất, bao gồm đầy đủ bốn yếu tố (có chung lãnh
thổ, chung ngôn ngữ, chung một nền văn hóa và có một nền kinh tế chung).
Sở dĩ tư sản có yêu cầu tha thiết đối với một dân tộc quốc gia thống nhất, đặc
biệt là thị trường dân tộc thống nhất vì kinh tế tư bản rất phát triển: một nền
kinh tế hàng hoá có cạnh tranh, giao lưu rộng rãi. Đây là nền sản xuất lớn và
hiện đại hơn bất cứ chế độ xã hội nào trước đó. Làm ra khối lượng sản phẩm
lớn nên yêu cầu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng phải lớn. Do vậy, biên
giới sự cát cứ phong kiến thực sự là một cái áo quá chật với cơ thể cường
tráng của giai cấp tư sản. Chính nền kinh tế TBCN đã đặt ra yêu cầu thống
nhất thị trường quốc gia dân tộc.
Đây là nhiệm vụ mà mọi cuộc cách mạng tư sản đều phải thực hiện vì ở
đâu, dù nước độc lập hay thuộc địa, cũng đều là chế độ phong kiến. Tuy vậy,
do hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc cách mạng khác nhau mà biểu hiện của
nhiệm vụ dân tộc cũng khác nhau. Ví dụ: Đại cách mạng Pháp 1789, do nước
Pháp trước cách mạng không tồn tại tình trạng phong kiến chia cắt nên nhiệm
vụ dân tộc chỉ là xóa bỏ một số đặc quyền của bọn quý tộc địa phương. Trong
khi, nhiệm vụ dân tộc trong công cuộc thống nhất Đức và Ý – xóa bỏ phong
kiến cát cứ, là nhiệm vụ hàng đầu trong cuộc vận động mang tính chất cách
mạng này. Yêu cầu thống nhất nước Đức được đặt ra cấp thiết, đặc biệt là giữa
thế kỉ XIX. Nhu cầu ấy biến thành một cuộc cách mạng do Bismark chỉ đạo
đến thắng lợi. Nhiệm vụ dân tộc trong cuộc Minh Trị Duy Tân là phế bỏ các
8


phiên quốc và đặc quyền của các Đai-mi-ô, thống nhất Nhật Bản thành các
phủ huyện dưới sự thống trị của chính phủ Minh Trị. Cũng cuộc cách mạng tư
sản Mĩ I (1775 – 1783), ngoài nhiệm vụ giành độc lập còn phải thống nhất 13
bang thuộc địa thành một quốc gia thống nhất, lớn mạnh thì mới tiện cho phát

triển CNTB và bảo vệ được nền độc lập giành được.
→ Tóm lại, nhiệm vụ dân tộc trong các cuộc CMTS thời cận đại chung
quy đều nhằm thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển.
+ Thứ hai là nhiệm vụ dân chủ. Đây là nhiệm vụ trước tiên cần đạt tới
của mọi cuộc cách mạng tư sản, thể hiện bản chất của nó phân biệt với các
cuộc cách mạng xã hội khác. Nhiệm vụ này còn được thể hiện trong tên gọi:
“cách mạng tư sản”, tức là phải phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. Nói đến
quyền lợi giai cấp tức là nói đến nhiệm vụ dân chủ vậy.
Nhiệm vụ dân chủ tức là xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế và thiết
lập được nền dân chủ tư sản có quốc hội và hiến pháp; mỗi người dân có
quyền tự do chính trị, kinh doanh và có quyền tư hữu. Nền dân chủ tư sản là
một hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương
ứng. Cơ sở hạ tầng gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mang tính
TBCN. Lực lượng sản xuất TBCN đã được xác lập, phát triển từ trước cách
mạng rất lâu (thế kỉ XV). Nói một cách chính xác: nó là mầm, là nguyên nhân
bùng nổ cách mạng tư sản. Trong quan hệ sản xuất thì quan trọng là phải đề
cao quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất được coi là đặc trưng của CNTB. Thực tế
mọi cuộc cách mạng tư sản đều chú ý đặc biệt đến việc xác lập quyền tư hữu.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này còn phải bảo vệ chế độ lao động làm thuê
của công nhân - quan hệ tổ chức, quản lí sản xuất, bảo vệ quan hệ phân phối
có lợi cho giai cấp tư sản.
Nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định của cách mạng tư sản là phải
lập nên kiến trúc thượng tầng của CNTB. Mục tiêu của mọi cuộc cách mạng
xã hội là vấn đề chính quyền nên trước hết CMTS phải lật đổ chính quyền
phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản. Nhà nước ấy thường được tổ chức theo
nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Dù chính quyền được tổ chức ra sao cũng
đều phải đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, tạo điều kiện cho CNTB
phát triển. Chính quyền ấy phải thể hiện tư tưởng của mình qua những tuyên
ngôn hay hiến pháp tư sản. Ngoài ra để thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với
phong kiến, cách mạng phải xác lập những quyền công dân như: tự do, bình

đẳng, tư hữu…
9


Nhiệm vụ dân chủ được nêu đầy đủ qua các bản tuyên ngôn, hiến pháp
của các cuộc cách mạng tư sản, như: Bản “Tuyên ngôn về quyền hành của
nước Anh” được quốc hội Anh thông qua ngày 22 – 2 – 1689; bản “Tuyên
ngôn độc lập” của nước Mỹ công bố ngày 4 – 7 – 1776; bản “Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền” của nước Pháp thông qua ngày 27 – 8 – 1789; Bộ
luật Na-pô-lê-ông với 2881 điều gồm ba phần dân luật, hình luật và thương
luật. Luật Na-pô-lê-ông là bản mẫu của nền lập pháp các quốc gia tư sản trên
thế giới thời cận đại. Ăngghen đã nhận xét: “Đó là bộ luật xã hội tư sản điển
hình”. Hay “Năm lời thề của Thiên hoàng Minh Trị” (1868); Chủ nghĩa dân
quyền của Tôn Trung Sơn
Trong thực hiện nhiệm vụ này, dưới áp lực của quần chúng, giai cấp tư
sản nhiều khi đã thực hiện những quyền tự do dân chủ vượt khỏi phạm trù
cách mạng tư sản. Ví như việc chia ruộng đất cho công dân trong cách mạng
Pháp.
1.1. Sự phát triển của sản xuất, sự xuất hiện các trung tâm thương
mại (tiền đề kinh tế)
Ở hầu hết các nước châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản nền sản xuất
TBCN ra đời và phát triển trong lòng của xã hội phong kiến; sản xuất hàng
hóa dần phát triển, thủ công nghiệp thành thị ngày càng mở rộng, sản phẩm
kinh tế nông nghiệp cũng bị lôi cuốn vào việc trao đổi hàng hóa. Song tùy
theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà sắc thái xâm nhập của những yếu tố
kinh tế TBCN đã để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau trên mọi lĩnh vực
kinh tế.
+ Nê-đec-lan là nước có nền kinh tế phát triển tương đối sớm so với
các nước khác ở Tây Âu. Từ thế kỷ XIII – XIV, nghề len dạ ở miền Nam
Nê-đec-lan đã nổi tiếng không những trên lĩnh vực kỹ thuật mà cả về quy

mô sản xuất. Cùng với len dạ, các nghề dệt bông, vải gai, dệt thảm, làm đồ
da, đồ kim loại, đóng thuyền cũng có điều kiện phát triển nhanh chóng.
Trong lĩnh vực thương nghiệp và ngoại thương cũng có những bước
tiến mới. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa Nê-đec-lan với các nước ngoài
như Anh, Tây Ban Nha, Nga, các nước ven biển Ban Tích và thuộc địa của
nước này ở châu Mỹ đã đưa đến sự hình thành các trung tâm hoạt động mậu
dịch và tài chính quan trọng như Am-xtec-đam, Bra-băng, An-véc-pen...
Trong đó, An-véc-pen trở thành một thành phố thương nghiệp và tín dụng

10


có tính chất quốc tế, An-véc-pen có một bến cảng được xây dựng hoàn thiện
có thể đậu một lúc 25.000 thuyền buôn đến từ các nơi trên thế giới.
Trên cơ sở của sự phát triển công thương nghiệp, quan hệ sản xuất
phong kiến theo kiểu tổ chức phường hội ngày càng tan rã. Và đồng thời với
quá trình đó là sự hình thành một mối quan hệ mới – quan hệ sản xuất
TBCN theo kiểu CTTC. Đến nửa đầu thế kỷ XVI, Nê-đec-lan bước vào thời
kỳ phồn thịnh kinh tế và trở thành một nước có nhiều thành phố (300 thành
phố lớn nhỏ trên mật độ dân số 3 triệu người).
Trong nông nghiệp, ở những tỉnh có nền kinh tế phát triển như Flăngđrơ, Bra-băng ở miền Nam Hô-lan và Dê-lan ở miền Bắc đã xuất hiện tình
trạng một số lãnh chúa phong kiến hoặc đem ruộng đất cho thuê hoặc kinh
doanh theo kiểu TBCN. Các thị trấn giàu có, các trại chủ mua ruộng đất của
quý tộc, thuê người làm hoặc đầu tư vốn vào việc đắp đê biến những vùng
đất trồng thành bãi cỏ để chăn nuôi súc vật nhằm cung cấp cho thị trường.
Nhiều đầm lầy bị tháo nước để biến thành những nông trường chăn nuôi
cừu.
Rõ ràng, đến thế kỷ XVI, nền kinh tế ở Nê-đec-lan đã có những bước
phát triển nhất định và quan hệ sản xuất TBCN đã thực sự thâm nhập vào tất
cả các lĩnh vực kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình ấy, ở Nêđec-lan đã hình thành hai miền kinh tế với hai trung tâm riêng biệt là Amxtec-đam ở miền Bắc và An-véc-pen ở miền Nam. Trong hai miền ấy, sự

phát triển CNTB ở miền Bắc tỏ ra thuận lợi hơn so với miền Nam. Trong
khi miền Bắc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài và nông thôn bị lôi
cuốn vào nền kinh tế hàng hóa thì miền Nam lại bị lệ thuộc vào Tây Ban
Nha, đặc biệt là dựa vào Tây Ban Nha để được cung cấp lông cừu cho nghề
len dạ. Quan hệ phong kiến trong nông nghiệp vẫn còn tồn tại đậm nét. Bọn
phong kiến quý tộc vẫn cố duy trì quyền lợi trong một chừng mực nhất định.
Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, miền Nam Nê-đec-lan dần phát
triển chậm lại. Điển hình là An-véc-pen bị Am-xtec-đam cạnh tranh và Amxtec-đam trở thành trung tâm chính trị ở miền Bắc.
+ Nếu những yếu tố kinh tế TBCN nảy sinh ở Nê-đec-lan chủ yếu
trên lĩnh vực thương nghiệp và ngoại thương thì ở nước Anh, một đặc điểm
lớn của sự phát triển kinh tế là hình thái sản xuất TBCN đã đạt được những
thành tựu lớn trong việc thâm nhập vào nông nghiệp. Thế kỷ XV – XVI, nền
kinh tế ở nông thôn Anh vào guồng máy sản xuất TBCN. Thời kỳ này xuất
11


khẩu len dạ chiếm 4/5 toàn bộ xuất khẩu của Anh. Sản xuất len dạ ngày
càng nhiều thì nhu cầu về lông cừu ngày càng lớn. Do đó nghề nuôi cừu trở
nên đặc biệt có lợi. Một bộ phận quý tộc phong kiến do không thỏa mãn với
số thu nhập địa tô cố định trong khi nghề nuôi cừu đem lại nhiều lợi nhuận
cho nên đã chuyển hướng kinh doanh. Nhiều lãnh chúa lớn chiếm đoạt đất
đai công cộng của công xã, xua đuổi nông dân và tiến hành khoanh ruộng
đất của mình với đất của công xã bằng một hàng rào chung.
Bộ phận này đã biến ruộng đất bị khoanh thành đồng cỏ chăn nuôi
cừu riêng để tự mình kinh doanh hoặc đem cho những chủ nuôi cừu thuê.
Thậm chí cả ruộng đất của nông dân cũng bị chiếm đoạt. Sự tác động trên đã
phá vỡ tính chất đóng kín của nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, tạo nên sự
biến đổi quan trọng trong nền kinh tế của nước Anh. Trên thực tế, kinh tế
nông nghiệp phong kiến ở Anh đã chuyển biến thành kinh tế nông nghiệp
TBCN. Trong lĩnh vực công nghiệp ở Anh có hai ngành công nghiệp truyền

thống là công nghiệp len dạ và công nghiệp dệt vải. Công nghiệp len dạ phát
triển sớm ở miền Tây Nam là nơi có nhiều đồng cỏ chăn nuôi cừu. Còn công
nghiệp dệt vải chủ yếu ở vùng Man-chet-tơ và dựa vào nguồn nguyên liệu là
bông nhập khẩu từ các nước miền Đông Địa Trung Hải. Tổ chức sản xuất
len dạ và dệt vải được tiến hành trên cơ sở các CTTC tương đối lớn đã áp
đảo sản xuất thủ công nghiệp phường hội.
Các ngành công nghiệp sắt và khai thác than đá có những bước tiến
bộ đáng kể. Cùng với sự sản xuất trên quy mô lớn và việc các thợ thủ công
cũng tiến hành lao động làm thuê đã phản ánh một bước chuyển biến về căn
bản từ nền sản xuất phong kiến sang nền sản xuất TBCN.
+ Ở Mỹ, những yếu tố kinh tế TBCN nảy sinh mang sắc thái phức tạp
và đa dạng. Trước khi thực dân Anh áp đặt ách thống trị và thiết lập nên
Liên bang thuộc địa, thì vùng đất Bắc Mĩ thuộc về cư dân Inđian. Hậu quả
của chính sách “rào đất” hay hiện tượng đuổi người nông dân ra khỏi ruộng
đất đã đưa đến tình trạng một bộ phận nông dân Anh rời bỏ quê hương sang
sinh sống tại Bắc Mĩ. Đồng thời với quá trình đó, thực dân Anh cử quan lại
phong kiến sang cai trị và thực thi chính sách bóc lột đối với nhân dân Bắc
Mĩ. Tại đây, bọn quan lại địa chủ muốn áp đặt ách thống trị phong kiến đối
với nhân dân Bắc Mĩ. Nhưng Bắc Mĩ là một vùng đất rộng lớn nên nông dân
tự khai khẩn đất hoang và thiết lập nên những trang trại của mình. Đến thế
kỷ XVIII, ở Bắc Mĩ đã hình thành những trang trại lớn của đại địa chủ và
12


quan lại (miền Trung), chế độ tư hữu nhỏ kiểu TBCN ở miền Bắc và sau đó
là miền Tây. Khuynh hướng phát triển CNTB trong nông nghiệp theo hướng
trên được Lênin gọi là “con đường kiểu Mỹ”. Trong khi đó ở miền Nam,
chế độ sở hữu ruộng đất lớn chiếm địa vị thống trị, dưới hình thức những
đồn điền với sự lao động của nô lệ da đen.
Kinh tế đồn điền ở miền Nam dựa vào lao động của nô lệ gắn với

CNTB. Các đồn điền miền Nam cung cấp thuốc lá và một số cây công
nghiệp cho châu Âu. Trong điều kiện lịch sử như vậy, nhà tư bản và địa chủ
thống nhất thành một nhân vật duy nhất là chủ nô.
+ Ở Pháp, quá trình xâp nhập kinh tế TBCN mặc dù không gây ra
những biến đổi lớn về mặt kỹ thuật nhưng nền kinh tế Pháp phát triển khá
nhanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp. Những thành tựu
của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã được áp dụng rộng rãi ở Pháp. Các
xí nghiệp công nghiệp ra đời đã phá vỡ dần các tổ chức phường hội mang tính
chất phong kiến. Nổi bật nhất là việc sử dụng các loại máy dệt, máy bơm, máy
hơi nước trong công nghiệp khai khoáng và sự có mặt của một số xí nghiệp
tập trung hàng nghìn công nhân. Công ty khai khoáng mỏ than Ang – danh
vùng Đông Bắc Pháp sử dụng 4000 thợ, 600 ngựa, 12 thợ máy hơi nước.
Những CTTC tập trung và phân tán ra đời, trong đó có những CTTC tập
trung nổi tiếng ở Pháp như hãng Lê-gô-bơ- lanh sản xuất thảm hoa và các
công trường làm xà phòng, làm đồ mộc nổi tiếng châu Âu. Tuy nhiên CTTC
phân tán là hình thức phổ biến nhất trong những tổ chức sản xuất công nghiệp
thế kỷ XVIII ở Pháp. Hình thức này được thực hiện bằng cách những người
chủ bao mua, thương nhân không lập xưởng thợ mà chỉ đặt hàng, quy định giá
mua sản phẩm và có khi cung cấp cả nguyên liệu. Những người sản xuất là các
chủ xưởng nhỏ hoặc thợ thủ công làm việc tại nhà và phụ thuộc vào tầng lớp
thương nhân hay chủ mua bao.
Ngoài ra ở Pháp, thương nghiệp là ngành có những tiến bộ lớn nhất
trong thế kỷ XVIII. Các trung tâm buôn bán ra đời (Uông và Pari) đã mở rộng
phạm vi hoạt động ra bên ngoài. Hải cảng Mác-xây xuất cảng thành phẩm
công nghiệp của Pháp sang Cận Đông và nhập những sản phẩm của Cận
Đông. Các cảng ở Đại Tây Dương nhất là Năng-tơ và Boóc-đô làm cho ngành
buôn bán hàng hải phát triển mạnh mẽ và đưa lại những món lãi kếch xù. Sự
phát triển đặc biệt của ngành hàng hải đã làm cho các hải cảng trở thành
những thành phố chính của nước Pháp thế kỷ XVIII. Trong khi nông nghiệp 13



nền tảng của nền kinh tế Pháp vẫn không có một sự thay đổi lớn lao nào, thậm
chí còn ở trong tình trạng lạc hậu. Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về giai cấp
phong kiến cùng với đặc quyền quý tộc đã làm cho những yếu tố kinh tế
TBCN xâm nhập vào nông thôn Pháp một cách yếu ớt và để lại những dấu ấn
hết sức mờ nhạt.
Quá trình xâm nhập kinh tế TBCN vào các nước Đức, Italia và Nhật
Bản diễn ra muộn hơn so với các nước Nê-đec-lan, Anh, Mỹ, Pháp. Chính vì
vậy, ở các nước này đã bị tác động bởi các cuộc cách mạng tư bản, đặc biệt là
các cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và Pháp.
Trước tác động của cách mạng tư sản Pháp và đặc biệt là sau chiến
tranh Na-pô-lê-ông (1815), nền kinh tế của nước Đức bị phân chia thành nhiều
vùng: vùng kinh tế công thương nghiệp phát triển ở các vương quốc Tây Nam
và vùng Đông Bắc vẫn duy trì tình trạng kinh tế phong kiến. Tại các vương
quốc Tây – Nam đã hình thành nên những khu công nghiệp nặng như khu
sông Ranh với sự xuất hiện của các công xưởng lớn tập trung hàng nghìn công
nhân. Các ngành luyện kim khai thác, chế tạo máy ra đời kéo theo những biến
đổi lớn trong nền kinh tế của nước Đức.
Các vương quốc Đông- Bắc Đức dần dần bị lôi cuốn vào guồng máy
sản xuất kinh tế TBCN. Trong khoảng thời gian từ năm 1807 cho đến năm
1821, giai cấp phong kiến quý tộc Đức đã ban hành 3 sắc lệnh về ruộng đất
trong đó cho phép tầng lớp địa chủ quý tộc ở Đức có quyền sát nhập các vùng
đất xung quanh vào lãnh địa của mình. Các chúa đất có quyền sử dụng đất
công cộng rừng rú, ao hồ, đầm lầy để kinh doanh theo kiểu TBCN.
Trên văn bản nông nô được tuyên bố xóa bỏ sự lệ thuộc vào chúa đất và
đối với nông nô có súc vật kéo được quyền làm chủ mảnh đất của mình. Việc
ban hành các sắc lệnh trên là nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật
mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp hướng nông nghiệp phát triển theo con
đường TBCN. Tuy nhiên đồng thời với việc sử dụng máy móc trong nông
nghiệp để kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN thì giai cấp phong

kiến quý tộc vẫn bắt nông dân nộp tô thuế thậm chí còn bị đánh đập. Hiện
tượng một bộ phận trong giai cấp phong kiến quý tộc áp dụng kỹ thuật mới
trong nông nghiệp nhưng lại duy trì đậm nét tàn dư của chế độ phong kiến
được Lê nin gọi là “con đường kiểu Phổ” (tức là con đường phát triển nông
nghiệp theo hướng TBCN nhưng duy trì các tàn dư của chế độ phong kiến).

14


Ở Italia, quá trình xâm nhập kinh tế TBCN chủ yếu diễn ra ở phía Bắc.
Miền Trung và miền Nam duy trì đậm nét nền kinh tế đại điền trang của giai
cấp địa chủ phong kiến. Ở miền Bắc Italia các ngành kinh tế công thương
nghiệp phát triển mạnh nhất là ở Pi-ê-mông và Lông-bác-đia. Trong lĩnh vực
công nghiệp, thì công nghiệp dệt lụa khá phát triển. Ở Milanô năm 1840 đã có
35 nhà máy dệt bông với gần 4000 công nhân. Milanô trở thành một trong
những trung tâm công nghiệp của Bắc Italia. Đến những năm 40 của thế kỷ
XIX những nhà máy luyện kim và cơ khí lớn được xây dựng, đường sắt bắt
đầu hoạt động nối liền một số thành phố lớn của Bắc Italia.
Trong nông nghiệp, CNTB đã thâm nhập khá rộng rãi. Yêu cầu càng
lớn về nguyên liệu và lương thực cũng như sự phát triển của mậu dịch trong
nước đã thúc đẩy một bộ phận quý tộc chủ yếu ở Pi-ê-mông và Lông-bác-đia
chuyển sang kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN. Việc áp dụng các
kỹ thuật mới trong nông nghiệp đã đem lại một lợi nhuận lớn cho tầng lớp quý
tộc tư sản hóa Bắc Italia.
Như vậy, đến những năm 30-40 của thế kỷ XIX, những yếu tố mới của
nền kinh tế TBCN đã nảy sinh ở Italia và đã có những bước tiến bộ đáng kể.
Ở Nhật Bản từ nửa sau thế kỷ XVIII, nền kinh tế hàng hóa đã phát triển
mạnh mẽ và xâm nhập vào nông thôn. Sự bóc lột của địa chủ phong kiến đã
đem lại một số thay đổi trong nông nghiệp. Diện tích trồng cây công nghiệp
được mở rộng (dâu, bông, chè, thuốc lá) sản xuất tơ tằm vào đầu thế kỷ XVIII

tăng gấp đôi so với sản xuất vào đầu thế kỷ XVII. Còn diện tích trồng bông và
các cây công nghiệp khác ở những vùng gần các thành phố lớn đến đầu nửa
thế kỷ XIX đã vượt quá diện tích trồng lúa. Do tác động của quan hệ hàng hóa
– tiền tệ nên ở nông thôn Nhật Bản đã xuất hiện hiện tượng sử dụng lao động
làm thuê. Trên cơ sở đó, quan hệ sản xuất TBCN ra đời và phát triển.
Trong lĩnh vực công thương nghiệp, do tác động của kinh tế hàng hóa,
nền thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển. Các công trường thủ công
tập trung và phân tán ra đời. Sản phẩm thủ công nghiệp của Nhật Bản nổi
tiếng với các mặt hàng tơ, vải, lụa. Những trung tâm dệt phát triển mạnh mẽ,
như khu dệt lụa ở Kiru, dệt vải ở Axicaga Cu-ru-mê. Đến thế kỷ XIX ở Kiru
có 200 công trường dệt. Có nhiều vùng nông thôn được chuyên môn hóa, sản
xuất có sự phân công lao động trong từng khâu rõ rệt. Tuy nhiên chủ công
trường thủ công là thương nhân hay phú nông có xu hướng dồn tiền vốn cho
công nghiệp. Trong phương thức kinh doanh các công trường thủ công vẫn
15


còn nhiều yếu tố phong kiến. Tuy vậy, sự xuất hiện và phát triển các công
trường thủ công cùng với các mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ trên mức độ nhất
định đã làm rạn nứt nền tảng của chế độ phong kiến, dựa trên sự hình thành
các phần tử TBCN và sự xuất hiện tầng lớp tư bản thương nghiệp.
Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho ra đời và
phát triển các thành thị Nhật. Vào khoảng cuối thể kỷ XIX, ở Nhật Bản có
khoảng 200 thành phố lớn nhỏ -t.rong đó có những thành phố lớn như Lê-đô
(1 triệu dân), Ki-ô-tô, Ô-xa-ca (500.000 người) là những trung tâm sản xuất
thủ công nghiệp và buôn bán.
1.2. Sự hình thành các giai cấp mới và mâu thuẫn xã hội (tiền đề
xã hội – chính trị)
1.2.1. Sự hình thành giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới ở các
nước châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản

+ Quá trình hình thành giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản ra đời vào thời
hậu kỳ trung đại (cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI), ra đời gần như đồng
thời với sự xuất hiện của các CTTC ở các thành thị Tây Âu và các hình thức
sản xuất mang tính chất TBCN ở nông thôn.
Cùng với quá trình xâm nhập những yếu tố kinh tế TBCN vào các nước
châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản, cơ cấu giai cấp phong kiến trong xã hội có sự
thay đổi và phân hóa sâu sắc. Ngoài bộ phận phong kiến duy trì hình thức bóc
lột cũ thì ở một số nước như ở Nê-đec-lan, Anh, Đức, Italia và Nhật Bản có
một bộ phận trong giai cấp quý tộc phong kiến đã thay đổi phương thức kinh
doanh ruộng đất theo kiểu TBCN. Tùy theo đặc điểm điều kiện lịch sử ở mỗi
nước, mỗi lúc, mỗi nơi mà quá trình chuyển biến diển ra mạnh mẽ hay yếu ớt,
nhanh chóng hay chậm chạp.
Ở Nê-đec-lan, trừ vùng Tây – Nam và vùng Đông – Bắc là những nơi
có nền kinh tế lạc hậu, còn lại các nơi khác trong toàn quốc bộ phận phong
kiến quý tộc đã thực hiện chính sách cho thuê hoặc đầu tư vốn để phát triển
chăn nuôi gia súc nhằm cung cấp cho thị trường nên đã trở thành tầng lớp quý
tộc mới hay quý tộc tư sản hóa.
Ở Anh, quá trình này diễn ra một cách ồ ạt. Ngoài bọn quý tộc lớp trên,
quý tộc miền Tây và miền Bắc sống chủ yếu bằng cách thu địa tô phong kiến
thì một phần quý tộc chủ yếu là trung và tiểu quý tộc chuyển sang kinh doanh
theo phương thức sản xuất TBCN. Ruộng đất của bọn này không chỉ thu theo
địa tô phong kiến mà còn để khai thác lợi nhuận TBCN. Do vậy tầng lớp này
16


là kẻ hung hăng nhất trong các vụ rào đất đuổi nông dân và biến đồng lúa
thành đồng cỏ, đó là khẩu hiệu chiến đấu của tầng lớp quý tộc mới. Để tăng
thêm lợi nhuận, quý tộc còn tham gia cả vào những công việc kinh doanh khác
như buôn bán len dạ, hoặc pho mát, nấu rượu hoặc luyện kim… Ngược lại,
những thương nhân giàu có hay những nhà tài chính, công nghiệp cũng có thể

bước vào hàng ngũ quý tộc mới bằng con đường mua ruộng đất để kinh
doanh. Đúng như Mác nhận định: “Lớp quý tộc mới con đẻ của thời đại của
nó, coi tiền bạc là quyền lực lớn nhất trong tất cả các quyền lực khác”. Thế lực
kinh tế của quý tộc mới ở Anh rất lớn. Năm 1600, tổng thu nhập của tầng lớp
này nhiều hơn tổng thu nhập của quý tộc và giáo chủ cộng lại.
Trong khoảng từ 1561 – 1640, khi ruộng đất của nhà vua giảm xuống
75% thì trái lại, ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu của quý tộc mới tăng 20%.
Như vậy, ưu thế về kinh tế của quý tộc mới là hậu quả trực tiếp của
chiều hướng sản xuất TBCN trong nông thôn nước Anh.
Ở Đức do ảnh hưởng của sự du nhập kỹ thuật vào nông thôn, một bộ
phận ruộng đất được chuyển sang kinh doanh TBCN. Trong những ấp trại này,
người ta sử dụng các loại máy nông nghiệp, phân bón hóa học và tuyển nhân
công làm thuê. Trong khi đó một hình thức bóc lột phong kiến vẫn không bị
xóa bỏ.
Ở Đức, nhiều địa chủ ở vùng Đông – Bắc thuộc vương triều Phổ đã có
cối xay gió chạy bằng hơi nước, nhà máy rượu… Một vài địa chủ còn làm chủ
lò luyện kim, lò đúc gang. Trong khi đó có một số địa chủ khác lại mở đồn
điền trồng cây công nghiệp, chăn nuôi hoặc sản xuất lương thực cung cấp cho
thị trường và xây dựng những xí nghiệp chết biến thực phẩm. Với phương
thức đó, kinh tế quý tộc dần dần thích ứng với chủ nghĩa tư bản. Và tầng lớp
quý tộc kinh doanh theo hướng trên được coi là tầng lớp quý tộc tư sản hóa
hay quý tộc Joong-ke.
Ở Italia, do nhu cầu ngày càng lớn về nguyên liệu và lương thực cũng
như sự phát triển của mậu dịch trong nước đã thúc đẩy một phần khá đông quý
tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối TBCN. Giống như ở nước Anh trước
kia, giai cấp phong kiến quý tộc ở Italia đuổi nông dân ra khỏi đất đai và sử
dụng nhân công làm thuê. Nhờ áp dụng kỹ thuật mới, tầng lớp quý tộc Bắc
Italia đã thu được mối lợi lớn ở các đồn điền trồng lúa. Giai cấp quý tộc Italia
trước hết là ở Plê-mông và Lông-bác-đia – Vê-nê-xia dần dần tư sản hóa và


17


kinh tế ngày càng gắn chặt với phương thức sản xuất mới – phương thức sản
xuất TBCN.
Riêng ở Nhật Bản, quá trình tư sản hóa diễn ra đối với tầng lớp võ sĩ lớp
dưới. Đây là tầng lớp quý tộc chuyên sống bằng nghề cung kiếm phục vụ cho
các chúa phong kiến lớp trên. Số Xamurai (võ sĩ) có tới 40 vạn người, kể cả
giai đình của họ là 1 triệu 80 vạn. Họ sống nhờ vào lương bổng do các chúa
phong kiến ban cấp. Nhưng trong suốt 200 năm không có chiến tranh nên các
quý tộc Xamurai thường xuyên thất nghiệp trở thành gánh nặng cho các chúa
phong kiến. Do khủng hoảng về tài chính nên mức lương của họ không đủ
thỏa mãn nhu cầu của họ và gia đình. Nhiều võ sĩ đã từ bỏ địa vị cao sang của
mình đi làm con nuôi cho các phú thương hoặc đi làm nghề mà trước kia họ
khinh miệt như buôn bán, thủ công… Tước hiệu võ sĩ được định giá, nhiều
phú thương có thể dùng tiền mua được. Do vậy nhiều phú thương đã có được
địa vị của đẳng cấp võ sĩ.
Đến thế kỷ XIX tầng lớp Xamurai lớp dưới ở Nhật Bản đã trở thành
một thế lực lớn mạnh. Họ là những người quản lý nông dân ở nông thôn hoặc
kinh doanh thương nghiệp ở thành thị. Đây là tầng lớp có nhiều mối liên hệ
với tầng lớp địa chủ và thương nhân mới ở Nhật. Cho nên trong cách mạng tư
sản Nhật, tầng lớp này đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.
Bên cạnh sự xuất hiện một bộ phận quý tộc tư sản hóa ở Nê-đec-lan,
Anh, Đức, Italia và Nhật Bản thì ở hầu hết ở các nước châu Âu, Bắc Mĩ và
Nhật Bản đã hình thành một giai cấp mới – giai cấp tư sản.
Vào thế kỷ XVI ở Nê-đec-lan, giai cấp tư sản chủ yếu là tư sản thương
nghiệp và cho vay lãi đang trên đường hình thành nên còn mang nhiều tính
chất của tầng lớp thị dân thời trung cổ. Vì thế giai cấp tư sản Nê-đec-lan còn
yếu ớt về kinh tế và chính trị.
Ở Anh, giai cấp tư sản bao gồm các chủ CTTC, thương nhân đại diện

cho phương thức sản xuất mới nhưng bao gồm nhiều tầng lớp có quyền lợi
khác nhau.
Tầng lớp trên bao gồm hàng trăm nhà đại công thương nghiệp nắm
những công ty độc quyền lớn được tự do kinh doanh. Bọn này trở thành chủ
nợ của nhà vua và quý tộc phong kiến có nhiều đặc quyền đặc lợi. Tầng lớp
này gắn chặt quyền lợi với giai cấp phong kiến quý tộc nên chủ trương duy trì
nhà vua và chế độ phong kiến. Nguyện vọng của họ chỉ đòi hỏi ở một vài cải
cách để tăng thêm quyền lực chính trị và ưu thế kinh tế.
18


Tầng lớp đông đảo trong giai cấp tư sản Anh là thương nhân loại trung
và những người thợ cả lớp trên giàu có. Những thợ cả này mâu thuẫn với chế
độ phong kiến, nhưng mặt khác lại coi nhà vua là chỗ dựa để duy trì chế độ
phường hội bóc lột sức lao động của thợ bạn và thợ học việc. Cho nên tính
chất của tầng lớp này hay dao dộng không kiên quyết. Bộ phận còn lại là
những thương nhân chủ các CTTC có quyền lội mâu thuẫn với nhà vua nên trở
thành tầng lớp tư sản tích cực trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Ở Bắc Mĩ sự hình thành giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc
và giai cấp tư sản đồn điền miền Nam là kết quả của cả quá trình lịch sử hình
thành dân tộc Bắc Mĩ.
Dân di cư các nước (chủ yếu là Anh) khi đặt chân đến Bắc Mĩ để lập đất
nước thực dân đã mang theo những quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Hà
Lan và Anh. Từ thế kỷ XVI, những quan hệ này chiếm địa vị thống trị trong
nền kinh tế của Bắc Mĩ trộn lẫn với những hình thức bóc lột tiền TBCN
(những yếu tố của tính phức tạp của cơ cấu kinh tế giải thích sự đa dạng của
thành phần các giai cấp xã hội ở Bắc Mĩ). Bên cạnh chủ công trường thủ công
và chủ xưởng, thương nhân miền Bắc và miền Trung là đại địa chủ miền
Trung, là tầng lớp chủ nô khai khẩn những đồn điền rộng lớn ở miền Nam
bằng công nhân nô lệ.

Quá trình hình thành dân tộc Bắc Mĩ là quá trình lớn lên không ngừng
của giai cấp tư sản công thương nghiệp ở miền Bắc và giai cấp tư sản đồn điền
ở miền Nam sẽ trở thành lực lượng lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập.
Ở Pháp, giai cấp tư sản ra đời trên cơ sở của sự phát triển công thương
nghiệp. Đến cuối thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản Pháp trở thành một giai cấp
giàu có và có tiềm lực kinh tế. Giai cấp tư sản Pháp nắm trong tay một số vốn
kếch xù, những xí nghiệp công thương nghiệp, các ngành nội – ngoại thương
và cũng kinh doanh một số ruộng đất nhất định. Thời đó ở Boóc-đô có nhà tư
sản Bô-na-phê đã có 30 chiếc tàu thủy và một số vốn chừng 16 triệu Livre.
Giai cấp tư sản Pháp bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau. Đại tư sản tài
chính nắm giữ trong tay nhiều của cải. Quyền lợi của tầng lớp này rất gần gũi
với chế độ phong kiến. Cho nên họ chỉ đòi cải tổ chính trị, kinh tế cho phù hợp
với quyền lợi của họ. Trong khi đó đại tư sản công thương nghiệp có thế lực
kinh tế nhưng bị chính quyền phong kiến cản trở công việc kinh doanh nên có
yêu cầu cách mạng rõ rệt hơn.

19


Tuy chia thành nhiều tầng lớp có quyền lợi khác nhau nhưng giai cấp tư
sản Pháp lại thống nhất trong việc chống đặc quyền phong kiến nên giai cấp tư
sản Pháp sẽ là giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản.
Riêng ở Đức và Italia do CNTB ra đời chậm hơn so với các nước Tây
Âu cùng với tình trạng đất nước bị chia cắt, chế độ phong kiến phục hồi nên
gây ra một phong trào dân tộc – dân chủ khá mạnh mẽ ở hai nước. Cho nên
trong cuộc đấu tranh chống phong kiến giai cấp tư sản Đức và Italia đã không
có dũng khí đấu tranh quyết liệt chống chế độ phong kiến như giai cấp tư sản
ở Pháp và Anh đã làm trong thời kỳ cách mạng của họ. Giai cấp tư sản ở Đức
và Italia đã không đủ sức một mình đứng đầu phong trào cách mạng nên phải
bắt tay với giai cấp quý tộc tư sản hóa. Trong khi đó giai cấp vô sản mới ra đời

còn non trẻ chưa trưởng thành đế có thể thực hiện nhiệm vụ ấy.
Còn riêng Nhật Bản giai cấp tư sản cũng được hình thành trên cơ sở của
sự phát triển kinh tế công thương nghiệp. Tuy nhiên giai cấp tư sản Nhật còn
nhỏ bé nên chưa đủ lấy nắm quyền lãnh đạo cách mạng tư sản. Lãnh đạo cách
mạng là những võ sĩ có xu hướng tư sản hóa còn nhiều liên hệ với giai cấp
phong kiến.
Trên cơ sở của sự nảy sinh những yếu tố kinh tế TBCN và sự ra đời của
giai cấp tư bản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa ở châu Âu, Bắc Mĩ, và Nhật Bản
yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nước này là phải xóa bỏ những cản trở trên
con đường phát triển TBCN xác lập địa vị thống trị của giai cấp tư sản và tầng
lớp quý tộc tư sản hóa.
1.2.2. Những cuộc đấu tranh giai cấp đầu tiên
Vào thế kỷ XI trở đi, thành thị ở Tây Âu xuất hiện ngày càng nhiều.
Thành thị xuất hiện là dấu hiệu của văn minh, là sự đối lập với chế độ phong
kiến. Thành thị ngày càng phát triển, tầng lớp thị dân ngày càng lớn mạnh
cùng với những hoạt động công thương nghiệp, điều đó đóng vai trò rất
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu. Nó góp phần phá vỡ nền
kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng
hóa phát triển. Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa, tiền tệ vào nông thôn đã
làm thay đổi hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân: địa
tô hiện vật, rồi địa tô tiền thay thế cho địa tô lao dịch. Vào thế kỷ XV-XVI,
do nhu cầu phát triển kinh tế, Tây Âu đã tiến hành hàng loạt cuộc phát kiến
địa lý. Đáng chú ý nhất là cuộc phát kiến địa lý của Vascô Đơ Gama (1498),
Cô-lôm-bô (1492), Ma-gien-lăng (1519).
20


Các cuộc phát kiến địa lý được coi như một “cuộc cách mạng thực
sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức. Nhưng điều quan trọng hơn cả là
nó đã đem về châu Âu, cho giai cấp tư sản nguồn hương liệu, gia vị, đá quý

dồi dào, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ làm nguồn vốn đầu tiên
cho quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy; những vùng đất mênh mông mà
họ đã biến thành thuộc địa – bước khởi đầu của chủ nghĩa thực dân.
Các cuộc PKĐL đã thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, làm
cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh. Việc buôn bán
không chỉ dừng lại trong nội bộ khu vực châu Âu mà nó diễn ra giữa châu
Âu với các lục địa khác nữa, tạo ra cho các thương nhân và tư sản sự giàu có
vô cùng.
Các cuộc PKĐL và đi liền với nó là sự cướp bóc thuộc địa và các vụ
cướp biển đã đem về cho châu Âu một khối lượng lớn vàng bạc và hàng
hóa. Chỉ trong khoảng nửa thế kỷ, Bồ Đào Nha đã lấy đi của châu Phi
276.00 kg vàng. Hàng hóa vàng bạc đổ dồn về châu Âu. Đó là những nguồn
vốn đầu tiên của quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
Tích lũy tư bản nguyên thủy không chỉ cần có vốn mà phải có lao
động làm thuê. Để có nguồn nhân công rẻ mạt, bọn quý tộc mới và giai cấp
tư sản đã dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, biến họ thành
những người lang thang. Ở Anh đã diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”,
nông dân bị đuổi đi còn ruộng đất của họ chủ yếu bị biến thành đồng cỏ
chăn nuôi cừu, một phần nào đó được trồng trọt theo hướng sản xuất TBCN
(đây cũng là một nguồn để tăng tích lũy ban đầu cho nhà tư bản). Những
người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của mình đi lang thang ra các
thành thị và các khu công nghiệp, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí
nghiệp của nhà tư bản. Nguồn nhân công rẻ mạt cung cấp cho các đồn điền,
hâm mỏ - nhất là ở Nam Mỹ - phần lớn còn từ nô lệ da đen được buôn từ
châu Phi sang. Có thể nói, PKĐL đã mở ra cho thương nhân và tư sản châu
Âu một nghề buôn mới: buôn “gỗ mun”, nghề này đã cung cấp nguồn nhân
công rẻ mạt cho nhà tư bản.
Nhờ có quá trình tích lũy nguyên thủy nói trên, ở châu Âu và một số
thuộc địa đã xuất hiện hình thức kinh doanh TBCN.
Trong ngành công nghiệp, CNTB xây dựng nhiều CTTC thay thế cho

phường hội trước kia. Đó thực chất là những xưởng sản xuất, mặc dù vẫn

21


còn thủ công, nhưng đã theo dây chuyền. Do đó, năng suất lao động tăng,
sản phẩm làm ra nhiều hơn, nhanh hơn, giá lại hạ hơn.
Trong ngành thương nghiệp cũng xuất hiện các công ty thương mại
lớn thay cho các thương hội thời trung đại (các công ty Đông Ấn của Hà
Lan, của Anh hay của Pháp).
Ở nông thôn, sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị loại bỏ và được
thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại, sản xuất theo quy mô lớn để
cung cấp cho thị trường.
Trong các xí nghiệp, đồn điền hay hầm mỏ, quan hệ giữa công nhân
với người quản lý là quan hệ thợ và chủ. Chủ xưởng kiếm được lợi nhuận,
còn thợ thì bị bóc lột, phải bán sức lao động theo chế độ làm công ăn lương.
Thế là trong xã hội Tây Âu đã có sự biến đổi, các giai cấp mới được
hình thành. Chủ xưởng và thương nhân giàu có làm thành giai cấp tư sản,
những người làm thuê tạo thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất TBCN
được hình thành.
Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, có thế lực về kinh tế, song lại
chưa có địa vị xã hội tương xứng. Thực chất giai cấp tư sản lúc này vẫn là
giai cấp bị trị. Giai cấp phong kiến vẫn nắm chính quyền và tìm mọi cách
kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản. Vì thế, giai cấp tư sản đứng lên
đấu tranh chống lại giai cấp quý tộc phong kiến để giành quyền thống trị xã
hội về tay mình. Cuộc đấu tranh đó thể hiện trước hết qua các phong trào
văn hóa Phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân
Đức.
Muốn chống lại giai cấp phong kiến, trước hết giai cấp tư sản phải
chống lại hệ tư tưởng và văn hóa phong kiến, xây dựng một nền văn hóa

mới của riêng mình. Giai cấp tư sản Tây Âu đã tìm thấy trong nền văn hóa
của Hy Lạp và Rôma cổ đại những nét gần gũi với nền văn hóa phong kiến.
Vì thế họ đã khôi phục lại nền văn hóa Hy Lạp và Rôma cổ đại để vừa dùng
nó làm phương tiện đấu tranh chống văn hóa phong kiến, vừa góp phần xây
dựng nền văn hóa mới dựa trên nhân bản và tự do.
Nền tảng tư tưởng của văn hóa Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn,
nhưng việc đề cao con người ở đây không phải là con người chung chung
mà là con người tư sản, chống lại mọi hủ bại của nhà thờ Thiên chúa giáo và
bọn quý tộc phong kiến. Giai cấp tư sản đòi quyền tự do cho con người, đòi

22


thoát khỏi mọi ràng buộc, giáo điều và quy tắc phong kiến. Con người được
tự do sáng tạo...
Phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên
của giai cấp tư sản đang lên với giai cấp phong kiến đang suy tàn. Đây là
đòn đầu tiên mà giai cấp tư sản đánh vào chế độ phong kiến trong lĩnh vực
tư tưởng.
Phong trào cải cách tôn giáo là đòn thứ hai mà giai cấp tư sản đánh
trực diện vào hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Cơ đốc giáo là hệ tư
tưởng của chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị và chi phối toàn bộ đời
sống chính trị Tây Âu trong nhiều thế kỷ. Giáo hội Cơ đốc giáo không
những là lực lượng bảo thủ, phản động mà còn duy trì chính sách ngu dân và
trực tiếp bóc lột các tầng lớp nhân dân. Giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội
là sự cản trở bước tiến của họ. Vì thế cuộc đầu tiên chống phong kiến của
giai cấp tư sản đã diễn ra gay gắt trong lĩnh vực tôn giáo và làm bùng lên
ngọn lửa của phong trào cải cách tôn giáo. Người khởi xướng phong trào là
mục sư Lu-thơ (Đức), tư tưởng của Lu-thơ được truyền bá rộng rãi. Tiếp đó
phong trào cải cách tôn giáo diễn ra rầm rộ tại Thụy Sỹ và các nước châu

Âu khác. Ở Thụy Sỹ, Can-vanh đã phát triển thêm những tư tưởng của Luthơ. Nội dung của phong trào không nhằm thủ tiêu tôn giáo, mà chỉ đòi thủ
tiêu vai trò của giáo hội, giáo hoàng, bãi bỏ những thủ tục lễ nghi phiền hà,
xây dựng tôn giáo “rẻ tiền” trong đó không có đẳng cấp tăng lữ mà chỉ có
những mục sư làm công việc truyền giáo... Ăngghen gọi loại tôn giáo mới
này là “một cái áo may rất vừa khổ người của giai cấp tư sản”.
Phong trào cải cách tôn giáo không những làm cho đạo Cơ đốc giáo
bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo (đạo Tin lành) và Cựu giáo (đạo
Ki-tô) mà còn châm ngòi cho một cuộc nổi dậy của nông dân, tạo thành một
cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại ở Đức. Cuộc chiến tranh này được giai cấp
tư sản hướng đạo (người lãnh đạo là Tô-mat Muyn-xơ, chịu ảnh hưởng của
chủ nghĩa nhân văn).
Nếu như phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn
giáo là hai đòn liên tiếp đánh vào chế độ phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng,
văn hóa để dọn đường cho cuộc cách mạng sắp tới, thì cuộc chiến tranh
nông dân Đức là đòn vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản đánh vào chế độ
phong kiến, mở màn cho cuộc đấu tranh quyết liệt của giai cấp này chống
phong kiến – các cuộc cách mạng tư sản.
23


1.3. Sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng mới (tiền đề tư tưởng)
+ Hà Lan: Do sự nô dịch về chính trị, sự đàn áp về tôn giáo và sự kìm
hãm về kinh tế đã làm tăng sự bất mãn của các tầng lớp trong xã hội Nê-đéclan với thực dân Tây Ban Nha. Các giai cấp và tầng lớp mới ở Nê-đec-lan đều
mong muốn có mọt sự thay đổi về chính trị, do vậy về mặt ý thức hệ, họ đã
tiếp thu những hình thức tôn giáo mới. Tầng lớp quý tộc mới thì chọn loại tôn
giáo ôn hoà nhất là đạo Lu-thơ, giai cấp tư sản và phú nông thì theo Tân giáo
Can-vanh, còn những người bình dân thành thị và nông dân thì hoặc là theo
đạo Can vanh hoặc là theo phái Rửa tội lại.
+ Anh: Đến thế kỷ XVII, sự tồn tại của nhà nước phong kiến Anh là
một cản trở rất lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế TBCN của giai cấp tư sản

và tầng lớp quý tộc mới. Vua Anh lúc bấy giờ là Sác-lơ I (1600-1649) thuộc
dòng họ Xchiua, bất chấp mọi khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh
doanh, đã thi hành chế độ phong kiến kiểm soát quyền chiếm hữu đất đai của
tầng lớp này và bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của giai cấp quý tộc và giáo hội. Do
vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới với chế độ chuyên
chế phong kiến Anh là mâu thuẫn chủ yếu dẫn dến sự bùng nổ của cuộc Cách
mạng tư sản Anh.
Để chống lại giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản Anh đã sử dụng ngọn
cờ tư tưởng của mình. Thế nhưng, ở Anh hệ tư tưởng tư sản lại được nguỵ
trang dưới áo khoác tôn giáo là Thanh giáo. Sỡ dĩ như vậy là vì vào thế kỷ
XVII, ở nước Anh, Anh giáo chiếm địa vị thống trị độc tôn trong toàn quốc và
nhà vua được trao quyền hành tuyệt đối cả trên lĩnh vực vương quyền lẫn thần
quyền. Giáo hội Anh lúc bấy giờ trở thành công cụ đắc lực cho sự tồn tại của
nhà nước phong kiến và trụ cột của chế độ chuyên chế. Giáo hội Anh lúc bấy
giờ trở thành công cụ đắc lực cho sự tồn tại của nhà nước phong kiến và trụ
cột của chế độ chuyên chế. Giai cấp phong kiến Anh đã sử dụng Anh giáo làm
công cụ thống trị về mặt tinh thần và nhân dân Anh lại được nuôi dưỡng, bao
bọc trong bức màn tình cảm tôn giáo huyền bí. Trong tình hình đó, giai cấp tư
sản không thể công khai kêu gọi quần chúng nhân dân lật đổ sự thống trị của
giai cấp phong kiến nên đã đưa ra một tôn giáo mới, đó là Thanh giáo
(Punritanism) – tức là giáo lý trong sạch. Do vậy, thực chất của cuộc đấu tranh
tôn giáo ở Anh là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp
phong kiến.

24


+ Pháp: Khác với Anh, giai cấp tư sản Pháp ra đời vào thời điểm mà
khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển nhất định, trình độ nhận thức
của nhân dân Pháp được nâng cao, cho nên giai cấp tư sản Pháp không cần

phải nguỵ trang bằng áo khoác tôn giáo mà công khai thực hiện tấn công vào
chế độ phong kiến qua ngọn cờ tư tưởng của trào lưu triết học Ánh sáng.
Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng là các nhà tư tưởng nổi tiếng
của Pháp như Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Mê-li-ê... Trong số các nhà tư
tưởng nói trên thì quan điểm của Mông-te-xki-ơ, Jăng Jắc Rút-xô có ảnh
hưởng lớn đến tiến trình phát triển của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
Mông-te-xki-ơ (1689-1755) xuất thân từ quý tộc áo dài. Tư tưởng của
ông được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”. Theo Mông-texki-ơ thì trong ba loại hình nhà nước: độc tài, quân chủ lập hiến và cộng hoà
thì chế độ cộng hoà là tốt đẹp nhất, nhưng trong thực tế không thực hiện được.
Do vậy, ông chủ trương chính thể nhà nước ở Pháp là nhà nước quân chủ lập
hiến kiểu Anh. Tuy nhiên, để hạn chế quyền hành của nhà vua, Mông-te-xki-ơ
phân chia ba thứ quyền lực khác nhau: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
không phụ thuộc vào nhau nhưng kiểm soát lẫn nhau. Nhà vua giữ quyền hành
pháp, nghị viện nắm quyền lập pháp và các quan toà nắm quyền tư pháp độc
lập với vua và nghị viện.
Jăng Jắc Rút-xô là đại biểu lỗi lạc cách mạng nhất của hệ tư tưởng dân
chủ tiên tiến thế kỷ XVIIII. Xuất thân trong một gia đình thợ sữa chữa đồng
hồ ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Rút-xô đã chịu cực khổ từ tấm bé. Do đi nhiều nơi,
tiếp xúc với nhiều hạng người, Ru xô đã hiểu rõ được sự đối lập trong xã hội
giữa người giàu và người nghèo, cũng như sự bất bình đẳng trong xã hội là do
sự tồn tại của chế độ tư hữu. Trong luận văn "Bàn về những cơ sở nguồn gốc
của sự bất bình đẳng giữa loài người" (1735) và trong "Khế ước xã hội"
(1762) J.J Ru xô chủ trương xoá bỏ chế độ đại sở hữu phong kiến thiết lập chế
độ sở hữu tiểu nông thích ứng với nền cộng hoà tư sản.
Những tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng nói chung và của Môngte-xki-ơ và Jăng Iắc Rút-xô nói riêng đã có tác dụng rất to lớn cho sự bùng nổ
cuộc Cách mạng tư sản Pháp cũng như để lại những dấu ấn sâu đậm trong quá
trình phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII.
Câu hỏi hướng dẫn học tập
1. Trình bày quá trình xâm nhập kinh tế TBCN ở Nê-đec-lan và Bắc Mĩ.
2. Sự xuất hiện yếu tố kinh tế TBCN ở Anh, Pháp?

25


×