Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Bài giảng công tác xã hội nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.32 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

CÔNG TÁC XÃ HỘI NÔNG THÔN
(Dành cho Hệ Cao đẳng Công tác xã hội)

Tác giả: Lê Thị Mai Hương

Năm 2013
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NÔNG THÔN…….3
1.1. Khái niệm công tác xã hội với nông thôn và các khái niệm liên quan ………..3
1.2. Đối tượng và chức năng của công tác xã hội nông thôn ……………………...3
1.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã hội nông thôn ……...8
1.4. Các kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội với nông thôn …………………...11
1.5. Các nguồn lực giúp phát triển nông thôn ……………………………………13
1.6. Một số đặc điểm của cộng đồng nông thôn Việt Nam ………………………14
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐANG
ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NÔNG THÔN HIỆN
NAY...…………………………………………………………………………….16
2.1. Các phương pháp nghiên cứu trong công tác xã hội với nông thôn …………16
2.2. Nghiên cứu các mô hình đang được áp dụng trong công tác xã hội nông thôn ở
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung …………………………………...25
CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NÔNG THÔN ……….37
3.1. Xác định các vấn đề ở nông thôn Việt Nam giai đoạn hiện nay …………….37


3.2. Các công cụ hỗ trợ giúp giải quyết các vấn đề ở nông thôn Việt Nam ……...39
3.3. Thực hành công tác xã hội với nông thôn……………………………………45
CÂU HỎI ÔN TẬP……………………………………………………………….50
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..51

1


Lời mở đầu
Công tác xã hội với nông thôn là một ngành khoa học mới được đưa vào trong
chương trình đào tạo hệ Cao đẳng chuyên ngành Công tác xã hội. Bài giảng Công tác xã
hội với nông thôn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản các phương pháp và các mô hình
công tác xã hội với nông thôn đang được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới, và các
bước trong thực hành công tác xã hội với nông thôn. Từ đó rèn luyện kỹ năng, tư duy,
phân tích các vấn đề đang gặp phải ở nông thôn hiện nay và một số cách thức nhằm giải
quyết các vấn đề đó. Sinh viên có thể vận dụng một số phương pháp và kỹ năng cơ bản
làm việc theo nhóm trong thực hành công tác xã hội nông thôn hướng đến phân tích, lựa
chọn giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của cộng đồng nông thôn.
Bài giảng Công tác xã hội với nông thôn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác xã hội với nông thôn
Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu và các mô hình đang được áp dụng
trong công tác xã hội với nông thôn hiện nay
Chương 3: Thực hành công tác xã hội với nông thôn
Trong quá trình biên soạn tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau
nhằm làm phong phú và thể hiện tính thực tế, cập nhật của giáo trình. Nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, mong đồng nghiệp và bạn đọc góp ý, bổ sung.
Lê Thị Mai Hương

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NÔNG THÔN
(15 tiết)
1.1. Khái niệm công tác xã hội với nông thôn và các khái niệm liên quan (3
tiết)
1.1.1. Công tác xã hội với nông thôn
Công tác xã hội nông thôn được biết đến từ năm 1908 tại Mỹ và đã có sự
phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn từ sau thế chiến thứ hai. Sự ra đời của công tác
xã hội nông thôn nhằm cung cấp các dịch vụ giúp đỡ ngườ dan sống trong điều
kiện hoàn cảnh ở khu vực nông thôn, nơi có sự cách biệt về sự phát triển só với
thành thị. Hay công tác xã hội với nông thôn được hiểu là tiến trình làm việc của
nhân viên công tác xã hội nhằm giúp cho nông thôn, các đối tượng dể bị tổn
thương các gia đình ở nông thôn nâng cao năng lực để tự lực trong việc giải quyết
các vấn đề khó khăn của họ. Từ đó, thúc đẩy sự thay đổi và tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế, xã hội ở nông thôn.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Tăng trưởng
Tăng trưởng là sự diễn tả động thái biến đổi (theo chiều hướng tích cực) về
mặt lượng của sự vật và hiện tượng.
1.2.2. Phát triển
Phát triển là quá trình tăng trưởng về lượng và chất của sự vật hiện tượng.
1.2.3. Cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định,
có cùng các giá trị, niềm tin, phương thức sống và tổ chức xã hội cơ bản.
1.2.4. Các đặc điểm của cộng đồng
Là những người sống cùng một khu vực địa lý: làng, xã, thị trấn hoặc các
khu vực thuộc thành phố
Có chung mối quan tâm/lựa chọn: những đặc điểm về văn hoá, kinh tế, tôn
giáo hay nhu cầu
Cộng đồng theo chức năng: Mọi người có chung mục đích, vấn đề

Truyền thống văn hóa: quan niệm về gia đình, bình đẳng giới, tập quán sinh hoạt,
lối sống
Các tổ chức và hoạt động: chính thức hoặc phi chính thức. Các hoạt động tự giúp
và trợ giúp từ các tổ chức này đối với gia đình và cá nhân
3


Sc khe, iu kin v sinh v dinh dng: Nc sch, cac loi bờnh tt, viờc
gi vờ sinh. Giao duc - iu kiờn trng lp, t lờ hc sinh c i hc, ao to va
hng nghiờp
Cỏc ngun lc v sc mnh: Ngun lc xa hụi & tớnh d tiờp cn, ngun lc t
nhiờn, vn thiờn tai, dch ha.
1.2.5. Khỏi nim nụng thụn
Nụng thụn la mụt khu vc lanh th cú gii hn, dõn c sụng chu yờu la nụng
nghiờp va nhng nganh ngh phu phuc vu cho nụng nghiờp hoc liờn quan ờn san
xut nụng nghiờp.
1.2.6. Phõn loi nụng thụn
Quan niệm mác-xít: Học thuyết này cho rằng xã hội nông thôn nằm trong
tổng thể xã hội, nó mang các đặc trng của các thời đại xã hội và tuân thủ các hình
thái kinh tế- xã hội. Theo lịch sử phát triển của xã hội loài ngời, tơng ứng có 5 loại
hình xã hội nông thôn: nông thôn nguyên thuỷ, nông thôn thời kỳ chiếm hữu nô lệ,
nông thôn chế độ phong kiến, nông thôn chế độ t bản và nông thôn chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Quan niệm theo thuyết Hậu công nghiệp: Quan niệm rằng xã hội loài ngời
phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh, không chịu sự
chi phối của các thể chế chính trị-xã hội. Trong thời đại cách mạng công nghệ và
cách mạng khoa học-kỹ thuất, tất cả các quốc gia đều liên tục phát triển và đến lúc
cùng hội tụ ở một thời đại Hậu công nghiệp. Họ cho rằng, trong lịch sử xã hội nông
thôn tơng ứng với thời kỳ phát triển nền sản xuất nông nghiệp.
Đây là trờng phái chủ trơng sự phát triển của nhân loại nằm ngoài các yếu tố

chính trị- xã hội, xoá bỏ ranh giới gai cấp- xã hội.
Thuyết làn sóng văn minh (mà tiêu biểu là nhà t-ơng lai học A. Toffer ) cho
rằng lịch sử loài ngời trải qua ba nền văn minh, văn minh hái lợm, văn minh nông
nghiệp và văn minh công nghiệp. Thuyết này cho rằng hiện nay, tuy công nghiệp,
khoa học- kỹ thuật phát triển, nh-ng nông thôn vẫn là hiện thân của nền văn minh
nông nghiệp. T-ơng lai tr-ớc mắt, nhân loại sẽ tiến vào nền văn minh hậu công
nghiệp, mà Toffer gọi là Làn sóng thứ 3 .
Nh vậy đến nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về phân loại nông
thôn theo sự phát triển lịch sử (lịch đại). Phân chia nông thôn theo quan điểm đồng
đại (cùng thời đại, thời đại ngày nay).
Việc phân loại nông thôn th-ờng dựa vào các yếu tố khu biệt theo nhu cầu
nghiên cứu hay là phát triển. Cụ thể nh- để phân biệt lịch sử và hiện tại có nông
thôn truyền thống và nông thôn hiện đại, theo trình độ phát triển có: nông thôn các
4


n-ớc phát triển và nông thôn các n-ớc đang phát triển (thế giới thứ ba); theo địa lý
có: nông thôn châu á, nông thôn châu Phi ở n-ớc ta, hiện th-ờng dùng các khái
niệm sau để chỉ sự khác biệt nông thôn theo địa lý: nông thôn miền Bắc, nông thôn
miền Nam; hoặc nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi, nông thôn ven biển.
1.2.7. Lch s nụng thụn
Lịch sử nông thôn theo quan điểm mác xít:
Về sự hình thành: Xã hội con ngời bắt đầu từ khi con ng-ời tách rời khỏi tự
nhiên. Nhờ vào lao động mà con ngời đã tự khẳng định mình, và trong hoạt động
lao động con ng-ời đã tổ chức lại cuộc sống của mình. Từ chỗ sống nhờ vào thiên
nhiên, con ng-ời chiếm hữu tự nhiên, khai thác tự nhiên. Qua hoạt động lao động,
nhu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất xuất hiện. Vì thế ngôn ngữ ra đời.
Nhờ có lao động và ngôn ngữ, trong quá trình hoạt động sống, con ng-ời đã sáng
tạo ra xã hội. Từ ph-ơng thức sống là hái lợm và sinh sống trong các hang động
dần bắt đầu biết thuần d-ỡng gia súc, trồng cấy một số loại cây để làm thức ăn. Từ

đó sản xuất nông nghiệp ra đời. Cùng với sản xuất nông nghiệp mà bắt đầu hình
thành thôn xóm, các cộng đồng xã hội nông thôn nguyên thuỷ ra đời.
Các đặc trng của nông thôn cổ đại: 1-Dân c tha thớt; 2-Các hình thức
quần c là các cộng đồng xã hội hình thành trên cơ sở các công xã thị tộc, công xã
gia đình; 3-Xuất hiện công xã gia đình cùng với chế độ phụ quyền (huyết tộc theo
dòng bố); 4-Nông thôn cổ đại phát triển cùng với sự phát triển của công cụ lao
động bằng đồ sắt, và sự hình thành của chế độ nhà n-ớc cùng với sự định hình của
các gia cấp xã hội; 5-T duy của ngời dân nông thôn cổ đại còn đơn giản; 6-Tín
ng-ỡng tôn giáo chủ yếu là thờ cúng những vật thiêng với đặc trng tôn giáo nổi bật
nhất là Tôtem giáo; 7-Từ công xã thị tộc dần xuất hiện loại hình tổ chức xã hội
kiểu mới: công xã nông thôn.
Nông thôn Việt Nam thời cổ đại: Các di tịch cổ và di chỉ khảo cổ học cho
biết từ xa đã có ng-ời nguyên thuỷ trên đất n-ớc ta.
Nhiều nhà sử học thiên về khuynh h-ớng cho rằng sự hình thành và ra đời
của nông thôn Việt Nam cổ đại gắn với quá trình di c- của ng-ời dân tiền sử tràn
xuống trung du, đồng bằng và hình thành các làng mạc và phát triển canh tác nông
nghiệp. Giai đoạn này t-ơng ứng với thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc (với di tích thành
Cổ Loa).
Xó hi nụng thụn thi chim hu nụ l
Xã hội nô lệ là chế độ bóc lột đầu tiên, là xã hội giai cấp đầu tiên trong lịch
sử loài ng-ời. Nó ra đời trên cơ sở sự giải thể công xã nông thôn cổ đại.
Sự ra đời: Quá trình phát triển của lực l-ợng sản xuất (chủ yếu là nông
nghiệp) làm cho nền sản xuất xã hội đạt đến sự tăng trởng nhất định. Đến khi có sự
5


chiếm đoạt của cải chung của cộng đồng thành của cải riêng của cá nhân thì chế độ
t- hữu ra đời. Từ đó hình thành một giai cấp xã hội mới- giai cấp bóc lột, và một bộ
phận bị lệ thuộc vào những ng-ời có của cải và quyền lực xã hội thành giai cấp bị
bóc lột.

Trong xã hội nô lệ, mối quan hệ xã hội cơ bản là quan hệ giai cấp Chủ nô và
Nô lệ.
Xã hội nông thôn chế độ nô lệ các yếu tố đô thị đã phát triển mạnh mẽ. Các
lĩnh vực kinh tế, khoa học đều có những b-ớc phát triển mới. Về khoa học tự nhiên
có thiên văn học phát minh cách tính lịch, tìm ra địa bàn, toán học có những tên
tuổi nh-: Acsimet, Pitagor, triết học có nền triết học Hi Lạp và Trung Quốc cổ đại.
Việt Nam: Cha có những cứ liêụ lịch sử đủ để chứng minh về thời kỳ nông
thôn chiếm hữu nô lệ.
Nụng thụn trong xó hi phong kin
Xã hội phong kiến là hệ thống xã hội phát triển trên cơ sở sự phân rã của chế
độ chiếm hữu nô lệ. Đây là thời kỳ mà nhà n-ớc phong kiến đã rất phát triển, để
hình thành giai tầng xã hội mới cũng là giai tầng lãnh đạo xã hội, đó là tầng lớp
quý tộc phong kiến. Trong xã hội nông thôn, có hai giai cấp: địa chủ (các chủ
ruộng đất) và những ng-ời nông nô.
Việt Nam: Chế độ phong kiến ra đời cùng với sự ra đời của nhà n-ớc phong
kiến. Nhiều sử liệu cho biết, nhà n-ớc phong kiến Việt Nam ra đời từ khoảng thế
kỷ II tr-ớc CN, gắn với sự xâm l-ớc của phong kiến ph-ơng Bắc. Nhà n-ớc phong
kiến VN độc lập đầu tiên do Ngô Quyền xây dựng, khoảng thế kỷ I sau CN, nh-ng
triều đại này không dài, sau đó bị phong kiến ph-ơng Bắc cai trị cho đến thế kỷ X.
Có 3 thời kỳ trong lịch sử chế độ phong kiến VN: 1- Từ thể kỷ II trớc CN
đến thế kỷ X, là thời kỳ cai trị của phong kiến ph-ơng Bắc; 2- Từ thế kỷ X kéo dài
cho đến khi thực dân Pháp xâm l-ợc (1858); 3- thời kỳ phong kiến-thực dân (triều
Nguyễn và thực dân Pháp) tức nửa sau thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tam
(1945).
Một số đặc trng của xã hội nông thôn phong kiến Việt Nam: 1-Sự hình
thành và phát triển của nông thôn VN luôn gắn liền với công cuộc di dân, mở mang
bờ cõi; 2-Sự quần của ng-ời Việt luôn gắn liền với sự cố kết thành những đặc thù
của xã hội nông thôn, đó là cộng đồng làng xã; 3- Lịch sử VN luôn gắn với ngoại
xâm và loạn lạc, vì vậy cộng đồng làng xã việt nam đã hình thành nh- một đơn vị
kinh tế- xã hội - quân sự, làng xã cổ truyền có thể ví nh- một pháo đài có thể

phòng ngự và chiến đấu; 3- Cơ cấu xã hội phong kiến vẫn là 2 hệ đối lập: tầng lớp
quan lại, quý tộc thống trị và ng-ời dân- tầng lớp bị trị, với sự áp dụng học thuyết
Khổng gia với tam c-ơng, ngũ th-ờng, với 5 nhóm xã hội cụ thể (sĩ, nông, công,
6


th-ơng)- t-ởng đó cũng ăn sâu vào xã hội nông thôn; 4- Tính cố kết cộng đồng và
tự quản cộng đồng là đặc tr-ng nổi bật của làng xã phong kiến. 4- Đến thời Pháp
thuộc, làng xã VN có những biến đổi lớn nh-ng vẫn bảo tồn những đặc tr-ng
truyền thống.
Nụng thụn Vit Nam sau cỏch mng thỏng 8
Sau cách mạng tháng Tám cho đến thời kỳ đổi mới, trong khoảng 4 thập kỷ,
nông thôn VN có nhiều biến động lịch sử nên xã hội nông thôn VN thời kỳ này có
nhiều biến đổi phức tạp, đa dạng.
Phân đoạn lịch sử nông thôn VN thời kỳ này chia làm 4 giai đoạng: 1- từ
1945 đến 1954; 2- từ 1954 đến 1975; 3- từ 1975 đến thời kỳ đổi mới (1986); 4- Từ
thập kỷ 90 đến nay: nông thôn VN hiện nay (hiện đại).
Nông thôn VN từ 1945-1954: Là thời kỳ đầu của nhà n-ớc VN dân chủ cộng
hoà non trẻ, lại thách thức với nạn đói 1945, quân Pháp quay trở lại xâm l-ợc; có
vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, nhiều làng mạc tiêu thổ để kháng chiến, nhiều
làng mạc thành pháo đài, nhiều làng mạc xen kẽ giữa ta và địch.
Nông thôn VN từ 1954- 1975: sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất n-ớc bị chia cắt
bởi vĩ tuyến 17; phía nam là chính quyền Ngô Đình Diệm (sau đó là Nguyễn Văn
Thiệu) với sự thống trị của Mỹ, phía bắc là chính thể VNDCCH với sự lãnh đạo của
HCT và Đảng.
Nông thôn 2 miền có những b-ớc phát triển và phân hoá khác nhau. ở miền
Bắc là cải cách ruộng đất, tiến hành chủ tr-ơng ng-ời nghèo có ruộng, tiến lên tổ
đổi công, xây dng hợp tác xã nông nghiệp; nông thôn miền nam bị xáo trộn bởi
cuộc kháng chiến, có vùng chiến khu, vùng cách mạng, có vùng bị dồn ấp chiến lc.
2. i tng v chc nng ca cụng tỏc xó hi nụng thụn

2.1. i tng ca cụng tỏc xó hi nụng thụn
Cụng tac xa hụi vi nụng thụn la mụt chuyờn nganh cua cụng tac xa hụi. ụi
tng nghiờn cu cua cụng tac xa hụi nụng thụn la cac hiờn tng, cỏc quỏ trỡnh v
cac vn din ra va lam anh hng ờn ngi dõn va cuục sụng nụng thụn.
Nụng thụn la n v kinh tờ xa hụi, v phat trin kinh tờ, cac tp quan, lụi sụng va
cac truyn thụng cua cac cụng ng dõn c.
Nghiờn cu cụng tac xa hụi nụng thụn cn nghiờn cu cac chớnh sach, viờc
thc hiờn cac chớnh sach, cac mụ hinh ap dung cú hiờu qua trong nụng thụn Viờt
Nam núi riờng va thờ gii núi chung t ú cú cac giai phap thớch hp thỳc
y s phat trin kinh tờ va xa hụi nụng thụn.
2.2. Cỏc chc nng ca cụng tỏc xó hi nụng thụn
7


Thúc đẩy sự phát triển cộng đồng: Công tác xã hội nông thôn cần tạo ra các
điều kiện thiết yếu về kinh tế xã hội cho cộng đồng nông thôn, nhấn mạnh sự tham
gia của quần chúng và tin vào khả năng thay đổi của cộng đồng để từ đó tăng
quyền lực cho chính người dân tại các cộng đồng.
Huy động sự tham gia của người dân: Là yếu tố quan trọng tạo ra sự thay
đổi kinh tế - xã hội bền vững trong chính cộng đồng. Vì sự tham gia của người dân
được xem là một trong những phương tiện hữu hiệu để huy động nguồn tài nguyên
địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực, sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần
chúng vào hoạt động phát triển cộng đồng nông thôn. Sự tham gia của người dân
trong phát triển cộng đồng nói riêng và công tác xã hội với cộng đồng nói chung là
yếu tố then chốt quyết định sự thành công, tính bền vững để làm thay đổi bộ mặt
nông thôn.
Tăng quyền lực: Tăng quyền lực là một khái niệm cao hơn sự tham gia. Nó
bao hàm việc làm cho người dân hiểu được thực tế môi trường sống của họ, biết
suy nghĩ về những yếu tố tạo nên môi trường ấy và đề ra những biện pháp nhằm
thay đổi hoàn cảnh. Đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần tiến hành theo một tiến

trình và chính người dân cần xác định mình đang ở trong hoàn cảnh nào, họ muốn
thay đổi cái gì, triển khai và tổ chức thực hiện như thế nào để đạt được các mục
tiêu của họ trên cơ sở tự lực và biết chia sẽ.
3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã hội nông thôn
3.1. Tầm quan trọng của công tác xã hội ở nông thôn
Trong công cuộc phát triển xây dựng nông thôn mới hiện nay, cùng với việc
phát triển kinh tế nhanh chóng. Bộ mặt nông thôn Việt Nam đang từng bước thay
đổi, kèm theo đó là những vấn nạn chung như: sự chênh lệnh giàu nghèo; ô nhiêm
môi trường; thất nghiệp; trẻ lao động sớm...đã và đang ảnh hướng tới quá trình
phát triển chung của xã hội. Vì vậy, CTXH giúp giải quyết các vấn đề trên tạo
bước phát triển bền vững.
Để giải quyết được các vấn đề thì của nông thôn bằng phương pháp CTXH thì:
Nhân viên CTXH phải nắm chắc nội dung, tính chất các vấn đề của xã hội
và nhu cầu của nông thôn cần phải can thiệp. Những nhu cầu xã hội đó phải mang
tính chất phổ biến chung cho nhiều người, được mọi người ở nông thôn cùng quan
tâm.
Phân tích và lập những phương án hoạt động CTXH, đặc biệt chú ý tới năng
lực tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng nông thôn, khai thác, phát huy tối đa các nguồn
lực bên trong và bên ngoài cộng đồng, đặc biệt phải huy động được sự tham gia
của các thành viên thuộc mọi tầng lớp, mọi thành phần xã hội, bởi chính họ mới
tạo nên sức mạnh của cộng đồng.
8


Cần nhận thức đầy đủ về phương pháp phát triển cộng đồng như là một tiến
trình có sự liên hệ hữu cơ giữa cá thể và cộng đồng. Thấu hiểu năng lực của cá
nhân, nhóm trong cộng đồng, phát huy vai trò thủ lĩnh, điều tiết hợp lý hoạt động
của từng cá nhân, từng nhóm trong cộng đồng.
Thường xuyên theo dõi, đánh giá các tiến trình CTXH với phương pháp
PTCĐ nông thôn. Lượng giá các kết quả, kịp thời điều chỉnh các cách thức làm

việc với nhóm, với cộng đồng nông thôn, bổ sung kế hoạch và các biện pháp hành
động tùy theo từng mức độ tiến triển, phù hợp nhu cầu xã hội của cộng đồng nông
thôn.
Những yêu cầu cụ thể để tiến hành CTXH trong cộng đồng nông thôn:
Cần thu thập thông tin về cộng đồng thông qua tài liệu, qua khảo sát, điều
tra nghiên cứu khoa học (quá tình hình thành, những đặc điểm về dân cư...). Thiết
lập mối quan hệ tin cậy với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tại địa phương từ đó
xác định mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động của các dự án nâng cao năng
lực cộng đồng.
Tìm hiểu các vấn đề kinh tế: cơ cấu lao động, nghề nghiệp, mức thu nhập,
mạng lưới các dịch vụ, hoạt động thương mại, hiệu quả kinh tế, các tiềm năng lao
động, lực lượng lao động.
Các vấn đề về chính trị: cơ cấu, chức năng và vai trò hệ thống các tổ chức,
đoàn thể ở cộng đồng, sự đồng thuận chính trị giữa cá nhân và cộng đồng, sự tuân
thủ, sự chi phối của các luật, lệ, hương ước...
Các vấn đề giáo dục: mạng lưới trường học, đội ngũ thầy, trò, chất lượng,
thành tích dạy và học, mối quan tâm của cộng đồng đó với giáo dục...
Hệ thống văn hóa xã hội: mục đích, hoạt động và ảnh hưởng của các đoàn
thể, tổ chức tôn giáo, các thành phần văn hóa xã hội, dân tộc, tính đa dạng, sự bình
đẳng...
Các vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý xã hội của cộng đồng, tính tự chủ,
sự phụ thuộc, những thuận lợi và khó khăn, những mâu thuẫn, sự xung đột, cũng
nằm trong một tiến trình cần được phân tích vào trong quá trình nghiên cứu của
bất cứ một cộng đồng nông thôn nào.
Một số khó khăn trong quá trình thực hiện phương pháp CTXH với cộng đồng
nông thôn:
Những mâu thuẫn nảy sinh giữa các cá nhân, các nhóm xã hội về quyền lợi,
về nhu cầu, về sự hỗ trợ và bảo đảm xã hội.

9



Mỗi cá nhân có một mục tiêu riêng, những hoàn cảnh riêng vì vậy các nhu
cầu giúp đỡ cũng có những khác biệt, thậm chí không phù hợp với mục tiêu chung
của cộng đồng.
Thiếu vai trò lãnh đạo trong nhóm và cộng đồng, những nhân viên CTXH
không thể làm thay công việc của mỗi thành viên trong cộng đồng, khó tìm ra
những thủ lĩnh có thể làm nhiệm vụ dẫn dắt, lôi kéo phong trào...
3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội ở nông thôn hiện nay
3.2.1. Người xúc tác
Nối kết các nguồn lực trong cộng đồng
Tạo ra những chuyển biến quan trọng
Tác động để các nhóm và tổ chức của CĐ hoạt động tích cực hiệu quả hơn.
3.2.2. Người tạo thuận lợi
Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người dân để tăng khả năng bàn luận,
lựa chọn, lấy quyết định. Người tác viên quan tâm đến tiến trình giúp người dân tự
nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề, không áp đặt một kết quả trước
Hỗ trợ chứ không điều khiển
Không làm giùm, làm thay
3.2.3. Người nghiên cứu
- Cùng với nhóm nòng cốt tìm hiểu, khảo sát, phân tích cộng đồng
- Giúp cộng đồng chuyển những phân tích trên thành chương trình hành
động
3.2.4. Người lập kế hoạch
- Tham mưu, phối trí để cộng đồng xây dựng chương trình phát triển cộng
đồng
- Giúp cho người dân vạch ra kế hoạch
3.2.5. Người huấn luyện
- Tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nhóm nòng cốt của CĐ
- Là người huấn luyện song hành, theo phương pháp giáo dục chủ động chứ

không phải là thầy giáo.
3.2.6. Người biện hộ
- Giúp mọi người hiểu đúng hoàn cảnh và thực trạng của người dân
- Chuyển tiếng nói CĐ đến các cơ quan có liên quan
10


- Kêu gọi mọi người hưởng ứng tạo ra một chuyển biến
- Bênh vực quyền lợi chính đáng cho người bị thiệt thòi
3.3. Các kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội với nông thôn
Kỹ năng là cách làm, là phương pháp làm việc. Người có kỹ năng là người
thành thạo, khéo léo trong thực hiện công việc. Người có kỹ năng làm việc sẽ đem
lại kết quả tốt trong công việc. Kỹ năng có thể học được qua lý thuyết và qua thực
hành công việc một cách thường xuyên.
Vì sao nhân viên xã hội cần có những kỹ năng cơ bản?
Công tác xã hội là một nghề giúp đỡ mọi người có khó khăn, có vấn đề cần
giải quyết. Đề việc trợ giúp có hiệu quả, người làm công tác xã hội cần có những
cách làm phù hợp, có khả năng sử dụng những lý thuyết học được vào làm việc với
từng trường hợp để đem lại hiệu quả. Kỹ năng là một trong 3 bộ phận quan trọng
mà người cán bộ xã hội cần có: Đó là đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn
và kỹ năng làm việc.
3.3.1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin, cảm xúc, suy nghĩ...qua lại giữa
hai người hoặc nhiều người với nhau
Nhân viên CTXH phải có khả năng làm giảm bớt những khó khăn của
những người yếu thế, khơi dậy lòng tự trọng của họ, xác lập mối quan hệ thích ứng
với các đối tượng thân chủ, xây dựng những kỹ năng giao tiếp thân thiện làm thay
đổi các vị trí, vai trò vốn bị ngăn cách trước đó.
Trong quá trình giao tiếp nhân viên CTXH cần thực hiện có hiệu quả các
thông tin giao tiếp, trước hết là việc thu nhận các thông tin từ phía thân chủ một

cách chính xác, đầy đủ, sau đó là sự truyền đạt các thông tin.
3.3.2. Kỹ năng tham vấn
Tham vấn là một phương cách hỗ trợ. Thông qua sự tương tác giữa hai bên,
nhân viên xã hội giúp thân chủ lấy lại niềm tin và hy vọng, từ đó biết nhận lấy
trách nhiệm giải quyết vấn đề của chính họ. Khi thân chủ có vấn đề khó khăn và
đang bế tắc trong giải quyết vấn đề thì thường họ thụ động, cảm thấy bất lực, thiếu
khả năng hoặc chưa tận dụng hết khả năng của họ hoặc họ có cái nhìn lệch lạc về
chính họ, về người khác và về môi trường sống.
Mục đích của tham vấn là giúp thân chủ thay đổi hành vi, tăng sức khỏe tinh
thần, thêm năng lực giải quyết vấn đề, ngăn ngừa và làm giảm thiểu những tác hại
của vấn đề và biết lấy quyết định.

11


Kỹ thuật tham vấn: Khởi đầu cuộc phỏng vấn phải tạo ấn tượng ban đầu tốt
đẹp nơi thân chủ; Đánh giá các kinh nghiệm của lần gặp gỡ trước đây nếu có; Tìm
hiểu những mong đợi của thân chủ; Nhận diện các cảm giác và mối quan tâm của
thân chủ; Xác định mục tiêu và phương hướng tới; Giao việc cho thân chủ cần
phải thực hiện ở nhà; Kết thúc buổi tham vấn.
Các kỹ năng cần thiết trong tham vấn
Các kỹ năng chủ yếu trong tham vấn chính là các kỹ năng truyền đạt, bao
gồm:
- Biết nói và hỏi một cách hữu hiệu, biết khai thác các dữ kiện.
- Biết đáp ứng và khuyến khích thân chủ bộc lộ và bộc lộ rõ hơn, đưa ra
những hướng dẫn trực tiếp và kịp thời.
- Biết diễn đạt lại cảm nghĩ của thân chủ, chú ý đến hành vi không lời của
chính mình và của thân chủ.
- Lắng nghe và hiểu thân chủ mà không bị chi phối bởi những thành kiến
riêng tư của mình.

3.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch
Các bước lập kế hoạch (tùy vào tình hình thực tế của mỗi ca CTXH trong
phát triển nông thôn)
- Xác định nhu cầu của thân chủ, cộng đồng
- Xây dựng mục tiêu cụ thể dựa trên nhu cầu của thân chủ
- Các hoạt động nào cần làm để đạt được mục tiêu đề ra?
- Ai thực hiện hoạt động đó?
- Ai là người trợ giúp để hoạt động được thực hiện?
- Phương pháp nào được tiến hành?
- Các nguồn lực (tài chính, con người cần có)?
- Thời gian để thực hiện hoạt động
Kết thúc bước 2 là một kế hoạch được lập, trong đó có mục tiêu và các hoạt
động cụ thể.
3.3.4. Kỹ năng vấn đàm
Đây là kỹ năng mang tính đặc trưng của CTXH, nó không dừng lại ở việc
hỏi đáp theo cách các nhà xã hội học thường làm. Kỹ năng vấn đàm vừa thể hiện
kỹ năng của phỏng vấn, vừa thảo luận, bàn bạc, nhằm cùng giải quyết một vấn đề
12


xã hội mà người cán bộ làm CTXH rất tin tưởng, lạc quan, còn các thân chủ luôn
hy vọng những điều tốt đẹp đến với họ.
Để thực hiện tốt kỹ năng vấn đàm cán bộ CTXH phải luôn thể hiện một tính
cách cởi mở, luôn hướng thiện, dễ gần gũi, tỏ ra đáng tin cậy trong bất kỳ tình
huống nào của cuộc vấn đàm.
Tạo một không khí thoải mái, kích thích được tính tích cực trong đối thoại,
nội dung của câu hỏi được nêu ra trong quá trình vấn đàm đảm bảo thu nhận được
thông tin, tránh những câu hỏi tối nghĩa hoạc khó trả lời.
Kiên trì trao đổi, thảo luận, hướng tới sự thống nhất các quan điểm, những
kết luận chung mang tính xây dựng. Tránh các hành vi lệch lạc, những ý kiến vượt

qua ngoài phạm vi chủ thể mà cuộc vấn đàm hướng tới.
Cũng cần lưu ý: cuộc vấn đàm có thể bị phá vỡ, khi trong quá trình đối
thoại, người nói bị ngắt lời một cách thiếu tế nhị, hoặc có sự khích bác, chê bai lẫn
nhau, hoặc có những tranh cãi không cần thiết dễ dẫn đến căng thẳng, tự ái…
3. Các nguồn lực giúp phát triển nông thôn
3.1. Nguồn lực tự nhiên
Đất đai, không khí và nước
Khoáng sản (Mỏ kim loại lộ thiên hoặc dưới lòng đất)
Xăng dầu và dầu mỏ
Thực vật và cây cối
Động vật hoang dã
Những tiêu chuẩn, xây dựng luật và chính sách về những vấn đề trên
3.2. Nguồn lực con người
Sức khỏe gia đình và lối sống.
Phát triển các kỹ năng, giáo dục và đào tạo.
Hướng nghiệp và việc làm
Lương hưu và trợ cấp
Nhân quyền và những luật lao động
Những mô hình tuyển dụng hiệu quả và hợp pháp
3.3. Những nguồn lực tài chính
Quỹ và các nguồn tài trợ
Ngân hàng và các thể chế tài chính khác
13


Những quỹ tín dụng cộng đồng và sự cho vay quay vòng
Những dòng vốn và các khoản đầu tư
Những chính sách và hướng dẫn tài chính
Những hợp tác và các hình thức đầu tư khác
Những chính sách và hướng dẫn có liên quan tới đầu tư tài chính và báo

Cáo
4. Một số đặc điểm của cộng đồng nông thôn Việt Nam
Môi trường: gần gũi với tự nhiên, gắn bó với ruộng đất và cảnh quan nơi
mình sinh sống.
Kinh tế nông thôn: nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của xã hội nông thôn ,
sản xuất nhỏ với kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Hiện nay, kinh tế nông thôn nước
ta đang phát triển với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá
thu nhập, chuyển đổi dần sang hướng sản xuất hang hoá, các tổ hợp công nghiệp
nhỏ xuất hiện, giới tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành, tuy nhiên ngoài kinh tế
nông nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp mà đặc trưng là các làng nghề vẫn là chủ yếu.
Kinh tế nông thôn đang có xu hướng phát triển kinh tế hộ gia đình.
Chính trị nông thôn: là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng, lệ làng. Hiện
nay vai trò của chính quyền, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng đang là lực
lượng quyền lực chính trị chủ yếu trong xã hội nông thôn.
Văn hóa nông thôn: Cơ sở chủ yếu là văn hoa dân gian, có tình truyền
miệng. Đơn vị của văn hóa nông thôn là văn hóa làng xã. Đặc trưng của văn hóa
nông thôn là các phong tục tập quán và các lễ hội riêng của mỗi làng, mỗi vùng.
Trong thời kỳ đổi mới, văn hoá nông thôn cũng có những chuyển đổi quan trọng.
Có rất nhiều vấn đề đang đặt ra do sự giao thoa và thay thế văn hoá ở địa bàn này
(như sự chuyển đổi của hệ thống những chuẩn mực giá trị- nảy sinh nhiều vấn đề:
ly hôn, phục hồi dòng họ, tệ nạn, bạo lực gia đình…).
Con người nông thôn: chất phát, thật thà và tình cảm, quan hệ xóm làng sâu
nặng, trên cơ sở huyết thống, dòng họ, nhưng ít giao thiệp, nhận thức hạn chế.
Gia đình nông thôn: Chủ yếu là gia đình nhiều thế hệ, tỷ lệ gia đình hạt nhân
tuy có tăng nhiều nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đô thị; vai trò người đàn ông
vẫn được đề cao và sự coi trọng về giá trị đứa con trai.
Tôn giáo: Đang phát triển mạnh, tín ngưỡng đi kèm với mê tín dị đoan.
Về pháp luật: ở nông thôn lệ làng vẫn tồn tại song song với phép nước và pháp
luật.
14



Xã hội nông thông là một xã hội tập thể có tổ chức của những người cùng
sống với nhau ở nông thôn, hợp tác với nhau chân thành và với các đoàn thể để
thỏa mãn nhu cầu cơ bản; cùng nhau chia sẽ một nền văn hóa chung và hoạt động
như một đơn vị riêng biệt.
Ngoài những đặc điểm trên thì nông thôn Việt Nam còn có một số đặc điểm
riêng như:
+ Quan hệ thân tộc, huyết tộc rất sâu đậm
+ Quan hệ sỡ hữu công cộng về ruộng đất còn ảnh hưởng, tác động đến lối sống,
nếp sống hiện đại và có hai hướng tích cực và tiêu cực.

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC MÔ HÌNH
ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NÔNG THÔN
HIỆN NAY (10 tiết)
2.1. Các phương pháp nghiên cứu trong công tác xã hội với nông thôn (5 tiết)
15


2.1.1. Phương pháp chung
Danh từ “phương pháp” (Metod) theo nghĩa gốc của chữ Hy Lạp, nó là con
đường, phương tiện hay phương thức hành động để đạt đến mục đích nào đó. Dưới
dạng chung nhất, phương pháp được hiểu là phương thức giúp chúng ta tìm hiểu
sự vật, hiện tượng tức là nhận thức được đối tượng. Với ý nghĩa đó, trong hoạt
động thực tiển và nhận thức con người cần nắm lấy phương pháp tối ưu nhằm đạt
được hiệu quả nhanh nhất, đúng đắn nhất.
Bản thân công tác xã hội với tư cách là một ngành khoa học là sự tống hợp
về mặt lý thuyết những kiến thức khách quan về một thực tại nhất định - đó là môi
trường xã hội và sự hoạt động xã hội đặc thù. Sự hoạt động xã hội đặc thù này có
thể là sự hoạt động mang tính xã hội và chuyên nghiệp của các tổ chức nhà nước

của cộng đồng xã hội, của tư nhân, của các chuyên gia và của những người nhiệt
thành nhằm giải quyết các vấn đề xã hội của các cá nhân, của gia đình cũng như
của các nhóm và các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Khi nói công tác xã hội như một môn học, một khoa học là nói đến sự kết
hợp chặt chẽ về lý thuyết và thực tiễn, thể hiện thông qua sự thống nhất giữa kiến
thức và kỹ năng.
Trên thực tế, mỗi bộ môn khoa học đều có phương pháp nghiên cứu riêng,
bên cạnh đó các khoa học cụ thể còn phải sử dụng các phương pháp chung khác.
Công tác xã hội với tính cách là một khoa học, nó cũng là phương pháp nghiên cứu
mang tính đặc thù của bộ môn đồng thời nó phải sử dụng các phương pháp chung
khác.
Các phương pháp của công tác xã hội phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của
thân chủ mà sự hoạt động của nhân viên xã hội tác động đến. Mặt khác những
phương pháp này cũng được xác định bởi nghề nghiệp, tính chuyên ngành trong
môi trường, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống và cơ cấu các bộ phận phục
vụ xã hội khác nhau trong xã hội. Có nhiều phương pháp được sử dụng trong công
tác xã hội được coi là phương pháp liên bộ môn, bao gồm:
2.1.2. Phương pháp lịch sử
Con người và mọi hoạt động của họ, mối quan hệ giữa con người với con
người trong xã hội đều kết quả của một quá trình liên tục mang tính lịch sử. Bằng
cách tiếp cận lịch sử cho phép nhân viên xã hội tìm hiểu được quá trình hình thành
và phát triển của việc làm từ thiện đã diễn ra như thế nào trên thế giới, những mốc
thời gian nào đánh dấu những bước chuyển quan trọng trên con đường hình thành
một nghề nghiệp mới, nội dung, phương pháp công tác xã hội trong một thời kỳ
lịch sử ra sao…
2.1.2 Phương pháp so sánh
16


Bằng phương pháp so sánh nhân viên xã hội thu thập được những điểm khác

biệt trong hoạt động công tác xã hội ở từng vùng, từng quốc gia, châu lục và thậm
chí giữa các vùng, miền, các dân tộc trong một quồc gia. Tuy nhiên cũng có sự
khác biệt về các chế độ xã hội, hoàn cảnh địa lý, kinh tế xã hội, nhu cầu đa dạng
phong phú của con người…Từ đó rút ra được kinh nghiệm trong quá trình công tác
của mình giúp ta nghiên cứu và thực hành công tác xã hội hiệu quả hơn.
2.1.3. Phương pháp định tính và định lượng
Phương pháp định tính và định lượng là phương pháp rất quan trọng trong
xã hội học, tâm lý học và công tác xã hội. Phương pháp định tính thu thập thông
tin chủ yếu thông qua phỏng vấn, phân tích tài liệu, thảo luận nhóm… Phương
pháp định lượng thu thập thông tin qua kết quả, số liệu từ các bảng hỏi, từ kết quả
điều tra chọn mẫu… Kết quả nghiên cứu của phương pháp này giúp cho nhân viên
xã hội có điều chỉnh kế hoạch, phương pháp tác động của mình phù hợp với từng
giai đoạn cụ thể.
Các nhân viên công tác xã hội cần hiểu rõ và vận dụng thành thạo các
phương pháp trong từng môi trường, từng hoàn cảnh xã hội khác nhau, và trên hết
phải hiểu sâu sắc các vấn đề xã hội mà mình cần giải quyết trong quá trình làm
việc với thân chủ.
Ngoài ra còn sử dụng các hình thức khác như hội nghị quốc tế, các buổi toạ
đàm, tập huấn chuyên nghành, cử nhân viên đi học ở nước ngoài, xuất bản các ấn
phẩm, sách giáo khoa, các tài liệu học tập…
Những phương pháp nêu trên là rất quan trọng đối với ngành công tác xã
hội. Bên cạnh đó công tác xã hội còn sử dụng những phương pháp tiếp cận mang
tính truyền thống và đặc thù nghề nghiệp.
2.1.4. Phương pháp thu thập thông tin thường được dùng trong công tác xã
hội nông thôn
2.1.4.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Trong phương pháp công tác xã hội với nông thôn, nhân viên công tác xã
hội cần nghiên cứu các tài liệu thứ cấp khi:
- Khi tìm kiếm những thông tin chung về cộng đồng: kinh tế, xã hội, dân số,
y tế…

- Những thông tin từ báo cáo, nghiên cứu, đánh giá
- Khi cần những thông tin khoa học về thảm họa, thiên tai hay các mối đe
dọa.
- Và để nghiên cứu được tài liệu thứ cấp đòi hỏi nhân viên công tác xã hội
cần có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn thông tin, bao gồm:
17


- Nguồn thông tin trên mạng
- Liên hệ với chính quyền và các ngành, tổ chức liên quan
- Những vật dụng để ghi chép, chụp, in sao
- Dựa trên cơ sở đó để tiến hành thành lập nhóm nghiên cứu các vấn đề
nông thôn theo chủ đề hoặc cùng chủ đề rồi phân tích và xử lý các số liệu có liên
quan.
Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội cần lưu ý:
- Tránh chủ quan
- Nguồn tài liệu chính thức và tin cậy
Trên thực tế khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, cũng cần chú
ý những ưu và nhược điểm:
Ưu điểm
Thông tin phong phú, đa dạng và tập trung
Những thông tin thu được nhiều khi người dân không biết hoặc không rõ
Cho phép kiểm tra và so sánh
Ít tốn thòi gian
Dễ tổng hợp và phân tích
Nhược điểm
Một số thông tin thiếu chính xác và chủ quan
Khó thấy được những điểm yếu và nguy cơ
Thông tin một chiều
Không có sự tham gia của người dân

Cần có thêm thông tin để kiểm chứng
2.1.4.2. Quan sát
Trong phương pháp công tác xã hội với nông thôn, nhân viên công tác xã
hội quan sát khi:
Khi cần thông tin về một hoạt động, hiện tượng hay thói quen nào đó
Khi cần kiểm chứng những thông tin đã thu thập được
Muốn thực hiện tốt phương pháp quan sát nhân viên công tác xã hội cần
chuẩn bị:
- Bảng quan sát
18


- Theo thời gian
- Theo hoạt động
- Theo hiện tượng
- Người quan sát
- Vật dụng để ghi chép
- Máy ảnh
Trên cơ sở đó tiến hành: Quan sát và ghi lại thông tin và những nhận xét.
Nhưng nhân viên công tác xã hội cũng cần lưu ý:
Cân nhắc giữa hai hình thức quan sát tham dự và quan sát không tham dự
Đối với phương pháp này, cần chú ý một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Có thể nắm bắt được những cử chỉ, điệu bộ, điều kiện thể chất
Có thể tìm hiều các tác động qua lại
Năng động
Có thể thu thập được những thông tin đặc biệt
Nhược điểm
Chủ quan
Tốn thời gian và tiền

Cần có chuyên môn
Không biết những gì người ta nghĩ
Chỉ quan sát được ít người
Khó ghi lại kết quả
Người được quan sát có thể thay đổi thái độ hành vi khi có người quan
sát tham dự
2.1.4.3. Phương pháp phỏng vấn cá nhân
Phương pháp này được sử dụng trong công tác xã hội nông thôn khi:
Khi bạn cần những thông tin thể hiện quan điểm của cá nhân hoặc đại diện
(đặc biệt nhóm dễ bị tổn thương)
Khi cần những thông tin nhậy cảm
Và để thực hiện phương pháp phỏng vấn cá nhân, cần chuẩn bị:
Nội dung/chủ đề phỏng vấn
19


Hẹn người được phỏng vấn về thời gian, địa điểm
Những vật dụng cần thiết: sổ, bút, máy ghi âm
Cách tiến hành:
Đặt những câu hỏi mở và đóng
Ghi chép, ghi âm
Động viên, khuyến khích người được phỏng vấn đưa ra ý kiến của bản than
Đây là một phương pháp giúp nhân viên xã hội có được nhiề thông tin để
giúp cộng đồng giải quyết vấn đề nhưng phương pháp này là một nghề thuật chính
vì thế đòi hỏi cần chuẩn bị một cách chu đáo và công phu để mang lại hiệu quả cao
trong phỏng vấn cần lưu ý:
Tránh dồn ép người được phỏng vấn
Hỏi những câu hỏi quá riêng tư
Tôn trọng ý kiến của người được phỏng vấn
Chỉ ghi âm khi người được phỏng vấn cho phép

Tránh những câu hỏi kiểu tra hỏi
Nhưng phương pháp này cũng có một số những ưu và nhược như các
phương pháp thu thập thông tin khác, trong đó:
Ưu điểm
Có thể sử dụng với những người không biết đọc và viết
Đem lại cho người phỏng vấn cơ hội thu thập đầy đủ thông tin
Đưa ra những thông tin khác thường
Năng động, có thể điều chỉnh theo cá nhân
Có cơ hội để làm rõ các hiểu lầm
Nhược điểm
Có thể lựa chọn các câu hỏi
Cần có thời gian và tiền
Cần chuyên môn về phỏng vấn
Chỉ hỏi được một số người
Có thể trả lời theo ý của người phỏng vấn
Tiết lộ danh tính
2.1.4.4. Thảo luận nhóm
20


Thảo luận nhóm là một phương pháp thường được sử dụng trong phương
pháp phát triển cộng đồng nói chung và phương pháp công tác xã hội với nông
thôn, nó có tác dụng to lớn trong việc giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng
và giúp cho cộng đồng phát huy hết tiềm năng của mình và quan trọng hơn giúp
huy động sức mạnh của cá nhân trong nhóm. Vậy sử dụng thảo luận nhóm khi
nào?
Thảo luận nhóm được sử dụng để thảo luận chi tiết các chủ đề cụ thể theo
những nhóm nhỏ từ 2-5 người. Tốt nhất là nhóm có cùng điều kiện, hoàn cảnh hay
lứa tuổi, giới như nhau.
Khác phương pháp trên, phương pháp thảo luận nhóm cần chuẩn bị:

Các chủ đề chính
Chọn người dẫn dắt thảo luận
Chọn nhóm và thời điểm tiến hành
Các vật dụng cần thiết: bút mầu, giấy to, kéo, băng dính, máy ảnh, máy ghi
âm…
Khi nhân viên xã hội đã chuẩn bị chu đáo, thì tiến hành như sau:
Đưa ra các câu hỏi mở (cái gì, ai, khi nào, như thế nào, bạn muốn nói điều
gì, còn điều gì nữa không?
Khuyến khích tất cả mọi người cùng tham gia
Đưa ra các câu hỏi nảy sinh từ câu trả lời
Ghi chép, ghi âm, chụp ảnh
Nhưng khi tiến hành cần lưu ý:
Không khí nhóm cởi mở
Tránh để một vài người nói quá nhiều
Tôn trọng ý kiến của mọi người
Tránh bình luận về các ý kiến đưa ra
Tránh tranh cãi về một vấn đề không quan trọng
Kết thúc khi thông tin bão hòa
Đối với phương pháp này, thường có những ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
Khuyến khích tinh thần của cả nhóm khi vấn đề quan tâm chung được xác
định
21


Tạo điều kiện giao tiếp hai chiều
Có thời gian để thảo luận kỹ và tiếp tục thảo luận những câu trả lời chưa rõ
Có thể phản hồi ngay những thông tin mới
Nhược điểm
Không dấu được tên chỉ tốt khi thành viê trong nhóm tin tưởng nhau

Có thể lệch trọng tâm
Khó kiểm soát được xem ai đang nói gì
Những nhóm có quan tâm hứng thú có thể có dịp tập trung vào một vài vấn
đền nhất định
2.1.4.5. Trò chuyện ngẫu nhiên
Được thực hiện khi:
Khi vấn đề phát sinh trong quá trình xuống cộng đồng nông thôn mà bạn
nghe được hay quan sát được các vấn đề mới về cộng đồng đang tìm hiểu.
Khi người dân làm việc gì đó có liên quan tới vấn đề của cộng đồng
Khác với các phương pháp khác do phương pháp này là trò chuyện ngẫu
nhiên nên phương pháp này không hề được chuẩn bị trước và muốn trò chuyện với
người dân chỉ cần xin phép và được sự đồng ý của người dân.
Và cần tiến hành:
Đặt các câu hỏi mở về vấn đề mới
Tiếp tục các câu hỏi theo kiểu vết dầu loang
Khi thông tin bão hòa thì dừng lại
Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
Tránh hỏi dồn dập
Cần có thời gian để người dân quen với câu hỏi
Sử dụng ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu
So với các phương pháp trên thì phương pháp này có ưu điểm, nhược điểm là:
Ưu điểm
Linh hoạt
Thông tin chính xác
Không bị sức ép
Không tiết lộ danh tính
22


Nhược điểm

Khó bắt đầu khi giải thích cho người dân về mục đích của trò chuyện
Thông tin không có tầm bao quát
Có thể người được trò chuyện không biết về vấn đề cần hỏi
2.1.4.6. Phỏng vấn nhóm
Được thực hiện khi:
Khi cần thông tin quan điểm của nhóm với nhiều thành phần hay nhóm đặc
thù
Khi thảo luận nhóm không đạt kết quả như mong đợi
Nhân viên xã hội cần chuẩn bị:
Nội dung phỏng vấn bằng các câu hỏi
Nhóm phỏng vấn, địa điểm và thời gian
Những vật dụng để ghi chép, ghi âm, chụp ảnh…
Hậu cần: bánh, kẹo, nước....
Chọn người ghi chép và quan sát
Chọn địa điểm PVN, cách ngồi.
Cách tiến hành:
Đánh số theo vòng tròn số người tham gia phỏng vấn
Với mỗi câu, cần lần lượt hỏi từng người trong nhóm
Khuyến khích những người ít nói
Ghi chép thông tin
Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn nhóm:
Ưu điểm
Mọi người đều có cơ hội được nói
Thông tin thống nhất và kiểm soát được
Có được thông tin theo cá nhân
Cho phép trao đổi về cảm xúc và tri thức
Nhược điểm
Một số người có thể bị căng thẳng
Không dấu được tên
23



Thông tin có thể bị lặp lại
Không khuyến khích được mọi thành viên động não
Ít có cơ hội trao đổi thông tin mới
2.4.1.7. Vẽ bản đồ cộng đồng
Phương pháp này được sử dụng khi: Khi bạn cần một bản đồ tổng thể về các
đặc điểm chính của cộng đồng nông thôn mà bản đang nghiên cứu.
Và công tác chuẩn bị bao gồm: Tìm kiếm những người am hiểu về cộng đồng
(người cao tuổi, lãnh đạo cộng đồng, cán bộ địa chính…)
Giấy to, bút mầu
Sau khi chuẩn bị xong các công cụ cần thiết, nhân viên công tác xã hội tiến hành
vẽ bản đồ cộng đồng theo trình tự:
Quyết định xem vẽ loại bản đồ nào
Phân bố nhà cửa, đồng ruộng, đường xá, sông ngòi hay sử dụng đất
Bản đồ hiểm họa, các yếu tố rủi ro, những khu vực an toàn
Bản đồ nguồn lực: chỉ ra khẳ năng của địa phương
Sơ đồ di chuyển
Chọn nơi phù hợp: mặt đất, nền nhà
Cùng mọi người xác đinh và quy ước những thông tin, ký hiệu cần thể hiện
trên bản đồ
Nhưng trong phương này cũng cần lưu ý là:
Mọi người cần phải hiểu cách thức tiến hành như nhau
Cùng nhau làm rõ những điểm chưa thống nhất
Tin là người dân có khả năng vẽ bản đồ
Đối với phương pháp vẽ bản đồ cần chú ý các ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Có sự tham gia của người dân
Thông tin thu được tỉ mỉ
Người dân cảm thấy thoải mái khi nói ra những thông tin cần thiết

Nhược điểm
Có thể có những tranh cãi không cần thiết
Tốn thời gian
24


×