Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bài giảng một số loại hình du lịch ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.42 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI


TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH
Ở VIỆT NAM
(Dành cho Sinh viên ngành Địa lý, Du lịch)

Quảng Bình


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. DU LỊCH SINH THÁI ..............................................................................1
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái .............................................................................1
1.1.1. Những vấn đề chung về du lịch sinh thái ................................................... 1
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái ............................................ 4
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của du lịch sinh thái ................................... 5
1.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới ..................................7
1.2.1. Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên
thế giới ................................................................................................................ 7
1.3. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ..................................................................11
1.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ...................................................... 11
1.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ................................... 18
1.3.3. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ................................ 24
1.3.4. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam ............................ 25
1.4. Quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái ..................................................................28
1.4.1. Khái niệm ................................................................................................ 28
1.4.2. Các bước cơ bản của quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái ................... 28


Bài tập ............................................................................................................................32
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ..................................................................................32
CHƯƠNG 2. DU LỊCH VĂN HÓA .............................................................................33
2.1. Một vài nét khái quát về du lịch văn hóa ...............................................................33
2.1.1. Quan niệm về du lịch văn hóa ................................................................. 33
2.1.2. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của du lịch văn hóa ................ 35
2.1.3. Sản phẩm du lịch văn hóa ........................................................................ 36
2.1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và Việt Nam .......... 37
2.2. Các kỹ năng nhận diện và khai thác các giá trị văn hóa .........................................45
2.2.1. Kỹ năng nhận diện................................................................................... 46
2.2.2. Kỹ năng khai thác .................................................................................... 46
2.3. Xây dựng, tổ chức, quản lý mô hình làng văn hóa du lịch .....................................47
2.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 48
2.3.2. Các yếu tố mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch .................................... 48
2.3.3. Các yêu cầu, giải pháp, biện pháp khi tổ chức quản lý, khai thác các làng,
các bản phục vụ du lịch ..................................................................................... 51
Bài tập ............................................................................................................................53
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ..................................................................................53


CHƯƠNG 3. DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ........................................................................54
3.1. Một vài nét khái quát về du lịch cộng đồng ...........................................................54
3.1.1. Lý thuyết về cộng đồng ........................................................................... 54
3.1.2. Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ....................................... 55
3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng ..................................................... 57
3.1.4. Tác dụng của Du lịch cộng đồng ............................................................. 58
3.2. Hướng dẫn quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng ..............................................59
3.2.1. Kiểm tra các điều kiện phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng .............. 59
3.2.2. Phát triển quy trình và cơ cấu quản lý du lịch cộng đồng ......................... 61
3.2.3. Phát triển năng lực địa phương nhằm xây dựng và duy trì Du lịch cộng

đồng bền vững................................................................................................... 61
3.2.4. Một số bài học kinh nghiệm tốt cho việc xây dựng năng lực bao gồm: .... 62
3.2.5. Phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch cộng đồng .................................... 63
3.2.6. Giám sát và đánh giá ............................................................................... 67
Bài tập ............................................................................................................................67
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ..................................................................................67
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁC ...............................................68
4.1. Du lịch làng nghề ....................................................................................................68
4.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 68
4.1.2. Tác động tương hỗ giữa du lịch và làng nghề truyền thống ...................... 69
4.2. Du lịch tín ngưỡng, tôn giáo ...................................................................................70
4.2.1. Khái niệm tôn giáo .................................................................................. 70
4.2.2. Giá trị văn hóa tôn giáo đối với việc khai thác và phát triển du lịch ........ 72
4.2.3. Văn hóa tâm linh và đặc điểm của loại hình du lịch văn hóa tâm linh ...... 73
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ..................................................................................74
CHƯƠNG 5. THỰC ĐỊA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH .......................................75
5.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................................75
5.2. Triển khai theo kế hoạch ........................................................................................75
5.3. Báo cáo tổng kết .....................................................................................................75
5.3.1. Yêu cầu viết báo cáo ............................................................................... 75
5.3.2. Báo cáo ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76


CHƯƠNG 1. DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
1.1.1. Những vấn đề chung về du lịch sinh thái
1.1.1.1. Quan niệm
Đã có nhiều tên gọi và cách hiểu khác nhau nhưng đa số cho rằng du lịch sinh thái
(DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và

được quản lý bền vững về mặt sinh thái.
Các tên gọi khác như:
- Du lịch thiên nhiên.

- Du lịch bản xứ.

- Du lịch dựa vào thiên nhiên.

- Du lịch có trách nhiệm.

- Du lịch môi trường.
- Du lịch đặc thù.

- Du lịch nhạy cảm.
- Du lịch nhà tranh.

- Du lịch xanh.
- Du lịch bền vững.
- Du lịch thám hiểm.
Qua các tên gọi có thể thấy rõ DLST là loại hình DL gắn với thiên nhiên, với văn
hóa bản địa và có ý thức bảo vệ môi trường cao hướng tới phát triển DL bền vững.
Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới
những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc
sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm
thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và
cộng đồng địa phương.
Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi
trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà
không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa
bản địa.

Những đặc tính cơ bản của du lịch sinh thái:
- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa.
(Nghĩa là đến những nơi thật độc đáo về môi trường thiên nhiên, đặc sắc về văn hóa
bản địa; đó là điều kiện đầu tiên, tiên quyết để có thể thu hút du khách có nhu cầu
muốn đến tham quan, tìm hiểu thỏa mãn nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu.)
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái. (Hiểu là yêu cầu cần bắt buộc
phải đạt được khi phát triển du lịch tại đây.)
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường. (Hiểu như là một tiêu chí bắt buộc phải
có đối với DLST để có thể phân biệt với các loại hình DL khác-Cung cấp cho du
khách những hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường tại đây.)
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. (Hiểu là một
nhiệm vụ của DLST là một phần quan trọng thu nhập từ DL phải được dành cho công
1


tác bảo tồn tự nhiên và phát triển, gìn giữ văn hóa bản địa cũng như phát triển đời sống
cộng đồng địa phương như là điều kiện để phát triển DL bền vững ở địa phương.)
1.1.1.2. Định nghĩa
Từ năm 1987 đến nay, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST của
các nhà khoa học và của các quốc gia. Tiêu biểu như các định nghĩa của Hector
Ceballos-Lascurain (1987); Wood (1991); Allen (1993); Bukley (1994); định nghĩa
của Nêpan; Malaixia; Ôxtrâylia; Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và
môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau,
khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Định nghĩa về DLST ở Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo quốc gia về
“Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch du thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự

tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng
để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những
cảnh cũng là hình du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo
dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách
bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)
1.1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
- DLST bao gồm tất cả những hình thức DL dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích
chính của khách DL là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa
truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy
mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước
ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour
DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn
hóa - xã hội.
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý,
với mục đích bảo tồn các khu vực tự nhiên.
+ Tạo ra những cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
2


+ Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết
phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
1.1.1.4. Quy hoạch và quản lý DLST
- Việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển DLST ở các vùng tự nhiên chủ
yếu phải do cộng đồng địa phương đảm trách.
- Cần có được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo vệ

các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa.
- Cần có được những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát triển
hoạt động DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm đặc biệt về môi trường.
- Cần đảm bảo các quyền lợi truyền thống của cộng đồng và quyền lợi của địa
phương ở những khu vực thuận lợi cho phát triển DLST.
1.1.1.5. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
Du lịch sinh thái là loại hình DL dựa vào thiên nhiên nhưng có thêm chức năng tìm
hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương.
Nguồn gốc Các
loại
du lịch
Dựa

hình Mục
chung

vào -Nghỉ dưỡng

thiên nhiên -Tham quan
-Mạo hiểm
-Thể thao
-Thắng cảnh
-Vui chơi giải trí

Dựa

đích Mục đích DLST

Chủ yếu đưa -Giáo dục nâng cao nhận thức
con người về về thiên nhiên môi trường, văn

với
thiên hóa cộng đồng địa phương.
nhiên.
-Có trách nhiệm bảo tồn các giá
trị tự nhiên và văn hóa cộng
đồng.
-Tạo việc làm và lợi ích cho
người dân địa phương.

vào -Tham quan nghiên

văn hóa

cứu
-Hành hương lễ hội
-Vui chơi giải trí
-v.v..

Công vụ

-Hội nghị, hội thảo
-Hội chợ
-Tìm cơ hội đầu tư
-Quá cảnh

Công việc

-v.v..

3



1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động phát triển DL nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện trên
cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên DL tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo
các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình
thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích
cho XH.
Trước tiên đó là các lợi ích về KT-XH, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng
cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ DL, tạo điều
kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có
những hoạt động phát triển DL.
Sau nữa là những lợi ích đem lại cho khách DL trong việc hưởng thụ các cảnh quan
thiên nhiên mới lạ, độc đáo; các truyền thống văn hóa lịch sử; những đặc thù dân tộc
mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự vẹn toàn
của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh
nói chung.
DLST là một dạng của hoạt động DL, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc
trưng cơ bản của hoạt động DL nói chung, bao gồm:
- Tính đa ngành:
- Tính đa thành phần:
- Tính đa mục tiêu:
- Tính liên vùng:
- Tính mùa vụ:
- Tính chi phí:
- Tính xã hội hóa:
Bên cạnh đó DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
- Tính giáo dục cao về môi trường:
DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo
tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt

động DL gây nên những áp lực lớn đối với môi trường và DLST được coi là chiếc chìa
khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển DL với việc bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học:
Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn TNTN cũng như thúc đẩy các
hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn TNTN tại địa
phương mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có
4


giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có
sự tham gia của cộng đồng địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên
của mình.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du
khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao
hơn nữa nhận thác cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của du lịch sinh thái
1.1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Thị trường du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển mạnh so với các thị trường
khác. Song sự phát triển nhanh chóng này đe doạ tính bền vững của du lịch sinh thái
và mở rộng ra những cái có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững. Du lịch sinh thái
bản thân nó bị giới hạn phạm vi, mức độ phát triển. Nó không thể tiếp nhận một số
lượng lớn du khách mà không phải là nguyên nhân dần dần làm thay đổi dẫn đến sự
phá huỷ lý do mà nó tồn tại. Vì vậy vấn đề trọng tâm trong việc phát triển du lịch sinh
thái bền vững là sự kiểm soát hạn chế những nguyên tắc xử lý và thực hiện.
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó
không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt
cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của

du lịch .
“Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức
độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp
vụ lành nghề. Du lịch sinh thái chứa đựng mối tác động qua lậi lớn giữa con
người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính những
khách du lịch thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch
sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường,
đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và cần
chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”.
Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự:
- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường,
tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên .
- Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường,
những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài
nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong
của nó.
- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên
ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
5


- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi
người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận - Các nguyên tắc về môi trường
và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ
phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của
nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa
phương và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội
hay khoa học ).
- Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi

trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là
đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. - ở đây những
kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của
cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương,
chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong
và sau chuyến đi).
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự
hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng.
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất
quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các
tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn
khổ quốc tế cho ngành.
1.1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững
a. Cơ sở các nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi
trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa
phương, du lịch sinh thái lấy một số cơ sở sau để phát triển:
- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hóa.
- Giáo dục môi trường.
- Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường.
- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường.
b. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững
- Du lịch sinh thái nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng
đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát phát triển của du lịch.

6



- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất
của việc phát triển DLST bền vững.
- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để
nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loại thực vật, động vật, bản
sắc văn hóa dân tộc…)
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại
lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà nhằm tăng cường khả năng đáp
ứng các thị hiếu của du khách.
- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du
lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác
lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Nghiên cứu, hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin
đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường
tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của
du khách.
1.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
1.2.1. Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên
thế giới
1.2.1.1. Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos
a. Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng để Galapagos hấp dẫn khách du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Galapagos nằm trong quần đảo cùng tên thuộc chủ quyền của
Ecuador. Từ lâu đây đã nổi tiếng thế giới về sự độc đáo, khác lạ của thế giới hoang dã.
Các loài động, thực vật ở vườn quốc gia rất đa dạng và thể hiện tính đặc hữu ở mức độ

cao. Về động vật có kỳ đà biển, rùa biển, chim cánh cụt, hải cẩu, rùa Galapagos, chim
hải âu lớn, sư tử biển, cá mập... Chính sự độc đáo và bạo dạn của thế giới động vật
trong giao tiếp với con người đã làm cho Galapagos trở thành điểm thu hút khách du
lịch thiên nhiên hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, Galapagos còn có một số loài
thực vật đặc hữu như xương rồng khổng lồ, hướng dương... Đây là những giá trị rất
lớn giúp cho Galapagos có thể phát triển tốt loại hình du lịch sinh thái.
7


b. Những khó khăn và thách thức đối với tài nguyên, môi trường và du lịch ở Vườn
quốc gia Galapagos
Quá trình phát triển của Galapagos luôn gặp phải những mối đe dọa đến thiên
nhiên, môi trường, du lịch từ hoạt động của con người, cụ thể như sau:
Trên 200 năm trước, con người đã đến quần đảo Galapagos và dẫn đến việc du
nhập vào những loài sinh vật ngoại lai. Điều này đưa đến sự tuyệt chủng một số loài
đặc hữu trên đảo. Cùng với đó, sự khai thác nguồn lợi biển quá mức từ người dân trên
đảo đe dọa các loài hải sản, tôm hùm và cá mập.
Áp lực đối với Galapagos còn thể hiện qua sự gia tăng dân số quá nhanh, tốc độ gia
tăng dân số đạt trung bình khoảng 4 đến 5%/năm. Dân số đông gây sức ép lên tài
nguyên và môi trường trên đảo. Ngoài những tác động từ cư dân địa phương, Vườn
quốc gia Galapagos còn phải đối mặt với sự gia tăng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật do du khách gia tăng. Việc tăng số lượng khách sạn làm cho đất rừng bị thu
hẹp, nhiều loài thực vật phải bị triệt hạ, một số nơi tham quan trên đảo bị tắc nghẽn do
số lượng tàu thuyền lớn.
Tác động của cư dân địa phương đã làm giảm tính đa dạng sinh học ở vườn và từ
đó ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quản lý,
hướng dẫn nghiêm ngặt cũng đã ảnh hưởng đến thế giới hoang dã trên đảo.
1.2.1.2. Du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Tonle Sap (Campuchia)
Hồ Tonle Sap (Campuchia) là vùng đầm lầy hữu dụng nhất ở châu Á, cung cấp
nguồn lợi cơ bản cho nền kinh tế của đất nước và đời sống nông thôn. Năm 1997, hồ

Tonle Sap được công nhận là KDTSQ thế giới, từ đó việc bảo tồn ĐDSH đã trở thành
một phần không thể thiếu trong công tác quản lý của Campuchia. Vùng lõi Prek Toal
là điểm nóng ĐDSH quan trọng nhất của Tonle Sap, một số lượng lớn các loài động
vật hoang dã có ý nghĩa toàn cầu được tìm thấy tại đây. Chính vì giá trị toàn cầu và
cảnh quan văn hóa độc đáo, du lịch sinh thái là cơ hội lớn để phát triển kinh tế thân
thiện với môi trường. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và du lịch sinh thái vẫn còn nhiều khó
khăn và rủi ro, trong đó chủ yếu liên quan đến sự hạn chế về kiến thức và năng lực con
người cũng như thiếu sự tham gia từ các nhóm xã hội quan trọng. Trong bối cảnh này,
năm 2006 Quỹ Môi trường toàn cầu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tài
trợ một dự án du lịch sinh thái tập trung vào giáo dục và đào tạo cho cộng đồng địa
phương tại KDTSQ hồ Tonle Sap, chủ yếu là các kiến thức về hoạt động du lịch sinh
thái. Dự án đã đạt được thành công và góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều người
dân trong các cộng đồng đánh cá của Kompong Phluk.
1.2.1.3. Du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Madagascar
Trong số các quốc gia ở châu Phi, Madagascar là quốc gia nổi tiếng với vẻ đẹp
thiên nhiên tráng lệ và hùng vĩ và có nhiều hoạt động bảo tồn môi trường. Madagascar
8


là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật bản địa quý, hiếm. Chính vì thế, nhiều nhà
khoa học đã gọi Madagascar là “lục địa thứ 8” và là điểm nóng của thế giới về ĐDSH.
Hưởng ứng chương trình MAB của UNESSCO và Hiến chương môi trường đầu tiên
của châu Phi (1980), Madagascar đã thông qua và đưa kế hoạch hành động vì môi
trường vào kế hoạch hoạt động của quốc gia. Kế hoạch có hiệu lực vào năm 1990 và
đã được thực hiện trong ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 5 năm, kết quả hoạt động
của kế hoạch gắn kết với sự công nhận các KDTSQ của Madagascar. Năm 1990,
KDTSQ thế giới đầu tiên của Masdagasca - Mananara Nord được UNESCO chính
thức công nhận, tiếp sau đó là các KDTSQ Sahamalaza-Iles Radama và Littoral de
Toliara. Công viên quốc gia Madagascar được giao nhiệm vụ bảo tồn các KDTSQ với
những quy phạm pháp luật và các phương tiện để hoạt động riêng biệt.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc
gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới
1.2.2.1. Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Galapagos
Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài sinh vật đặc hữu, sự tác động xấu
đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa cạn kiệt... dịch vụ công viên
quốc gia Galapagos đã quản lý du lịch từ những năm 1970 của thế kỷ XX vì thế có thể
cung cấp cái nhìn thấu đáo, hữu dụng về chương trình du lịch sinh thái thành công để
có thể vận dụng vào các địa bàn phát triển du lịch sinh thái. Cách quản lý du lịch sinh
thái ở Vườn quốc gia Galapagos như sau:
Tất cả các tàu chở khách tham quan bắt buộc phải có hướng dẫn viên được đào tạo
bài bản về sinh thái và được cấp giấy phép đi cùng làm công tác hướng dẫn.
Để hạn chế sự tác động của du khách lên tài nguyên, các tàu được thiết kế nhằm
phục vụ ăn uốn, tham quan của du khách, giảm sự phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo.
Một số đường mòn thiên nhiên trên đảo được thiết lập để phục vụ nhu cầu tham
quan của du khách nhưng có giới hạn rõ ràng phạm vi được phép tham quan.
Một số khẩu hiệu được thiết lập ở Vườn quốc gia như: không lấy gì ngoài bức ảnh
và những kỷ niệm đẹp, không để lại gì ngoài những dấu chân, không làm hại đến động
vật hoang dã...
Hạn chế khả năng tiếp cận để du khách không làm hoảng hốt, xua đuổi động vật
trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc làm tổ.
Du khách không được hút thuốc và sử dụng điện thoại di động trên đảo.
Các loại rác rười, chai lọ, chất dẻo phế thải từ thuyền du lịch không được vứt
xuống biển mà phải được sắp xếp ở nơi quy định.
Khuyến khích du khách không nên mua những hàng lưu niệm được làm từ các loài
sinh vật bản địa Galapagos.
9


Các tàu không được đưa du khách đến tham quan ở các đảo chưa bị xâm nhập bởi

sinh vật ngoại lai.
Vườn quốc gia có thu phí vào cổng, hoặc phí sử dụng theo hệ thống giá có sự phân
biệt giữa khách nội địa và khách quốc tế, giữa các lứa tuổi của du khách. Khách quốc
tế phải chi trả nhiều hơn đối với khách nội địa, khách là người lớn chi trả nhiều hơn
đối với khách là trẻ em. Đối tượng miễn giảm phí là trẻ em dưới 2 tuổi.
Vườn quốc gia cũng tuân thủ chặt chẽ sức chứa trong du lịch sinh thái.
Khách du lịch đến vườn quốc gia được quản lý bằng cách khai báo họ tên, tuổi,
quốc tịch...
Các tàu phải báo cáo số lượng du khách cho mỗi chuyến tham quan.
Hướng dẫn viên cũng phải báo cáo số lượng khách và các tuyến điểm tham quan,
thời gian tham quan để tiện cho việc quản lý khách cũng như hoạt động du lịch ở
Vườn quốc gia.
Cơ chế phân chia lợi nhuận từ du lịch cho các đối tượng khác nhau: 40% cho vườn
quốc gia , 20% cho Khu tự trị Galapagos, 10% cho chính quyền địa phương tỉnh
Galapagos, 10% cho Viện quốc gia Galapagos, 5% cho môi trường, 5% cho Hải quân
quốc gia, 5% cho Hệ thống Kiểm dịch và điều khiển, 5% cho Khu bảo tồn biển.
Ban quản lý du lịch nhận thức được rằng nếu người dân địa phương không được
tham gia vào các quyết định và quá trình quản lý, nếu họ không được hưởng lợi từ du
lịch, có thể họ sẽ tạo nguồn tài chính bằng cách chuyển sang các hoạt động gây hại cho
môi trường. Cho nên họ đã tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham gia vào
hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan, bán hàng lưu
niệm, làm hướng dẫn viên. Nhờ vậy đã làm giảm đáng kể các tác động xấu của cư dân
đến quần đảo.
Hiện tại, Vườn quốc gia Galapagos đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng
trên thế giới không chỉ về thế giới sinh vật độc đáo, hấp dẫn mà còn về cách làm du
lịch ở đây.
1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Nhằm thống nhất về quản lý các khu bảo tồn trên toàn đất nước, Madagasca đã
mạnh dạn áp dụng kế hoạch quản lý mạng lưới các khu bảo tồn của quốc gia (hay còn
gọi Kế hoạch Grap) vào công tác bảo tồn sinh quyển. Từ kế hoạch này, Madagasca lập

chiến lược quản lý cho từng khu vực được bảo vệ. Nội dung của kế hoạch được Công
viên quốc gia Madagascar đảm trách thông qua những cam kết về bảo tồn ĐDSH, giáo
dục môi trường, du lịch sinh thái và chia sẻ lợi ích công bằng với người dân địa
phương. Một trong những kết quả nổi bật của kế hoạch Grap là thiết lập thành công
các Ủy ban định hướng và hỗ trợ khu vực bảo vệ. Ngoài ra, các Ủy ban còn chịu trách
nhiệm về việc thực hiện các điều kiện “giao kèo” giữa các quản trị viên và cộng đồng
10


được hưởng lợi; giám sát việc thực hiện của các dự án nhỏ và tham gia công tác đánh
giá các chỉ số sức khỏe ĐDSH của KDTSQ, tập trung vào các hoạt động bảo tồn và
phát triển mục tiêu tác động tích cực đến cộng đồng.
1.3. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
1.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Với 107 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.381.791 ha, trong đó có 31 Vườn
quốc gia (8/2015), 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử nên Việt
Nam có lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái.
1.3.1.1. Các hệ sinh thái điển hình
a. Đặc điểm hình thành các hệ sinh thái ở Việt Nam
Lịch sử hình thành và vị trí ĐL có vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc
điểm môi trường cho sự tồn tại và phát triển (điều kiện sinh thái) của các loài sinh vật.
Về mặt VT ĐL thì VN nằm ở vị trí chuyển tiếp về mặt tự nhiên: lục địa-đại dương,
địa chất-địa hình, khí hậu và đặc biệt là nơi giao tiếp của các luồng sinh vật. Về lịch sử
hình thành lãnh thổ thì với lịch sử lâu dài nhưng có tính kế thừa, tức là cấu trúc lãnh
thổ vẫn còn lưu giữ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Điều này đã tạo nên sự đa dạng về các điều kiện địa lí là cơ sở tạo ra sự phong phú
đa dạng và có tính pha trộn của các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao ở VN.
Đây chính là đặc điểm tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc, đảm bảo cho phát triển
DLST ở nước ta.
b. Các hệ sinh thái điển hình

- HST rừng nhiệt đới
+ HST rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (HST rừng ẩm nhiệt đới)
+ HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi (HST karst)
+ HST xavan nội chí tuyến gió mùa khô (HST rừng xavan)
+ HST rừng khô hạn
+ HST núi cao
+ HST đất ngập nước
+ HST rừng ngập mặn ven biển
+ HST đầm lầy nội địa
+ HST sông, hồ
+ HST đầm phá
- HST san hô, cỏ biển
- HST vùng cát ven biển
- HST biển - đảo
- HST nông nghiệp
1.3.1.2. Đa dạng sinh học
11


Theo số liệu điều tra thì hiện ở VN đã phát hiện được 14.624 loài thực vật (9.949
loài sống ở đai rừng nội chí tuyến chân núi và 4.675 loài sống tại các đai rừng á nhiệt
đới và ôn đới trên núi) thuộc gần 300 họ trong đó có khoảng 1.200 loài đặc hữu.
Có 15.575 loài động vật, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú,
349 loài bò sát lưỡng cư, 2.000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và nghìn loài
nhuyễn thể, thủy sinh vật khác. Trong số các loài động vật đã được phát hiện có tới
172 loài đặc hữu với 14 loài thú.
Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quí hiếm, đặc hữu của VN
nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên.
VN là nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước
trong khu vực. Đặc biệt trong thập kỉ 90 VN phát hiện được 5 loài thú lớn mới trên thế

giới: sao la 1992, mang lớn 1994, bò sừng xoắn 1994, mang nhỏ 1996, mang Pù Hoạt
1997, gà lừng.
VN còn được biết đến như một trong những cái nôi của cây nông nghiệp. Trong số
8 trung âm của thế giới thì có 3 trung tâm ở khu vực ĐNA, VN nằm ở nơi giao nhau
của 2 trung tâm với khoảng 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng của
trung tâm Nam Trung Hoa-Hymalaya, 70% cây trồng của trung tâm ấn Độ-Miến Điện.
1.3.1.3. Hệ thống rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng hay còn được gọi là Khu bảo tồn, Khu bảo vệ, Khu bảo tồn thiên
nhiên… là loại rừng được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST rừng của
quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch
sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với phòng hộ
bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng được phân thành 3 loại là: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên
(gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài) và Khu rừng Văn hóa-Lịch sử-Môi
trường.
a. Vườn quốc gia
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01
năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thỡ vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng,
được xác định trên các tiêu chí sau:
Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải
đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng
hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài
sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ
sinh thỏi rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thỏi.
12


Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc

trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện
tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công
nhận chính thức thông qua các Nghị định, được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân của các tỉnh sở tại.
Bảng 1.1. Danh sách vườn quốc gia Việt Nam
Năm

Diện

thành

tích

lập

(ha)

Hồng Lĩnh

1996

38.724

Lào Cai

Ba Bể

1992


7.610

Bắc Kạn

Trung du và miền Bái Tử Long

2001

15.783

Quảng Ninh

núi phía Bắc

Xuân Sơn

2002

15.048

Phú Thọ

Tam Đảo

1986

36.883

Tên vườn


Vùng

Du Già Cao nguyên
đá Đồng Văn

Đồng
Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

bằng

Địa điểm

Vĩnh

Phúc,

Thái

Nguyên, Tuyên Quang
Hà Giang

Ba Vì

1991


6.986

Hà Nội

Cỏt B

1986

15.200

Hải Phòng

Cúc Phương

1966

20.000

Ninh Bình, Thanh Hóa,
Hòa Bình

Xuân Thủy

2003

7.100

Nam Định

Bến En


1992

16.634

Thanh Hóa

Pù Mát

2001

91.113

Nghệ An

Vũ Quang

2002

55.029

Hà Tĩnh

Phong Nha-Kẻ Bàng 2001

200.000 Quảng Bình

Bạch Mã

1991


22.030

Thừa Thiên-Huế

Phước Bửu

2006

19.814

Ninh Thuận

Núi Chùa

2003

29.865

Ninh Thuận

Chư Mom Ray

2002

56.621

Kon Tum

13



Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Kon Ka Kinh

2002

41.780

Gia Lai

Yok Đôn

1991

115.545 Đăk Lăk

Chư Yang Sin

2002

58.947

Đăk Lăk

Bidoup Núi Bà


2004

64.800

Lâm Đồng

Cát Tiên

1992

73.878

Bự Gia Mập

2002

26.032

Bình Phước

Côn Đảo

1993

15.043

Bà Rịa-Vũng Tu

Lò Gò Xa Mót


2002

18.765

Tây Ninh

Tràm Chim

1994

7.588

Đồng Tháp

U Minh Thượng

2002

8.053

Kiên Giang

Mũi Cà Mau

2003

41.862

Cà Mau


U Minh Hạ

2006

8.286

Cà Mau

Phú Quốc

2001

31.422

Kiên Giang

Đồng Nai, Lâm Đồng,
Bình Phước

b. Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên cũng gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh
cảnh, là vựng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và
đáp ứng các yêu cầu sau:
Vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyờn thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao.
Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch.
Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài
động vật hoang dó quý hiếm.
Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trờn 70%.
Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ở
Việt Nam sẽ được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu. Không gian du lịch sinh thái vùng

nỳi và ven biều Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển hình và có giá trị cao được chọn khu vực này là
khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên ( Lạng Sơn), rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó,
Trùng Khánh( Cao Bằng), Vườn quốc gia Ba Bể ( Bắc Cạn). Hồ núi Cốc( Bắc Thái)
và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hải Phòng.
Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và Hoàng
Liên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng
14


sinh thái núi cao Sapa-Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé- nơi đang tồn tại 38
loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sói đỏ...
Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà
Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khu bảo tồn thiên
nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Xuân
Thuỷ ( khu bảo vệ vùng đất ngập nước (Ramsa) đầu tiên ở Việt Nam)
Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía Tây
Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông Nam Thừa
Thiên Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam á, đay là địa bàn được
đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiên
Phong Nha-Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giói và nhiều khu rừng
nguyên sinh có giá trị Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo
dài đến tỉnh Khánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên. các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khộp ở
Yok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup-Núi Bà; hệ sinh thái
san hô Nha Trang.
Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ xuống
đồng bằng Nam Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn
quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng-Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình
Châu-Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển Lạc-Núi Ông (Bình Thuận)

Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh dọc
sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùng này sẽ
tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, Cù lao sông
Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.
Khu dự trữ sinh quyển
Dưới đây là danh sách các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam:
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000
Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, 2001
Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, 2004
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006
Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009
c. Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường

15


Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường: Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh
quan cú giỏ trị thẩm mỹ tiờu biểu cú giỏ trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt
động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:
Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đó được xếp hạng.
Ví dụ: Đền Hùng, Hương Sơn, Pắc Bó, Côn Sơn, Đà Lạt…
Quy định khu du lịch quốc gia
Theo quy định của luật du lịch, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du
lịch quốc gia khi một khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có
khả năng thu hút nhiều khỏch du lịch.

2. Cú diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.
3. Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.
4. Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ
ngơi, giải trí trong khu du lịch.
6. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
7. Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng
bộ khác.
21 khu du lịch quốc gia Việt Nam
Khu du lịch văn hóa Cổ Loa (Hà Nội)
Khu du lịch Hạ Long - Cỏt Bà (Quảng Ninh)
Khu du lịch sinh thỏi hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
Khu du lịch thắng cảnh, nghỉ dưỡng Ba Vì (Hà Nội)
Khu du lịch văn hóa, thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội)
Khu du lịch nghỉ dưỡng vùng núi Sa Pa (Lào Cai)
Khu du lịch thắng cảnh, văn hoá Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)
Khu du lịch lịch sử, văn hoá Kim Liên (Nghệ An)
Khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bỡnh)
Khu du lịch lịch sử cách mạng gắn với đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị)
Cụm du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân - Non Nước
Khu du lịch văn hoá Hội An (Quảng Nam)
Khu du lịch Văn Phong –Đại Lãnh
Khu du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né (Bình Thuận)
Khu du lịch Đankia - Suối Vàng
Khu du lịch sinh thái hồ Tuyền Lõm (Lâm Đồng)
16


Khu du lịch sinh thái Cần Giờ (TP. Hồ Chớ Minh)

Khu du lịch sinh thái - lịch sử Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Khu du lịch biển Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Khu du lịch sinh thỏi Cà Mau
1.3.1.4. Tiềm năng du lịch sinh thái biển
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng trong giao lưu
quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm
chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc gia có biển, kết hợp
vói phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thành chiến lược lâu dài
của đất nước ta.
Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành, vì vậy, sự
phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quan hệ
tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốc gia và
cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển,
đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọc vùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh,
thành phố, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Thu
hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, hiện nay trên thế giới có
157 quốc gia có biển và ở các mức đọ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng
ven biển là một khó khăn không nhỏ ở nước ta hiện nay. Bởi nếu số người chưa có
việc làm quá lớn ở khu vực địa lý chính trị có tính nhạy cảm cao này sẽ dẫm đến
những vấn đề xã hội, hình htành nhân tố không ổn định đối với sự phát triển kinh tế
nói chung và an ninh quốc phòng. Vì thế, giải quyết việc làm cho người dân
vùng ven biển là một việc rất quan trọng đối với chính phủ. Du lịch nói chung
và du lịch biển nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao, có khả
năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy,
việc phát triển du lịch biển có ý nghia khá quan trọng trong việc giải quyết vấn
đề nói trên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi số lao động cần ố trí việc làm ở
vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng 10 triệu người (chiếm khoảng 84% dân

số trong đọ tuổi lao động ở 29 tỉnh, thành ven biển).
1.3.1.5. Các tiềm năng khác
a. Các sân chim:
Sân chim là những tài nguyên DLST đặc biệt có thể khai thác để tạo ra các sản
phẩm DL hấp dẫn của vùng nhiệt đới, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và
ngoài nước.
17


Sân chim thường được hình thành ở những bãi bồi cửa sông, ở nhưngc khu vực có
hệ thực vật ngập nước phát triển, nơi có các điều kiện thích hợp để chim cư trú theo
mùa hoặc làm tổ sinh sống lâu dài. Trong khu vực sân chim thường có các diện tích
mặt nước, vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nguồn cung cấp thức ăn cho chim. Các
sân chim ở VN tập trung tới 50% ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.
b. Các cảnh quan đặc biệt:
- Các di tích tự nhiên: Trên bề mặt địa hình có rất nhiều vật thể với dáng hình tự
nhiên song rất gần gũi với đời thường, có giá trị thẩm mĩ và gợi cảm, lại mang tải các
sự tích và truyền thuyết như hòn Phụ Tử, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, hố sụt vùng
núi đá vôi như hồ Ba Bể, các hồ nước miệng núi lửa như hồ Tơ Nưng, hồ Lăk ở Tây
Nguyên…
- Các cảnh quan du lịch tự nhiên: là các thể tổng hợp tự nhiên là nơi có sự phối hợp
của những thành phần tự nhiên, đặc biệt là địa hình, lớp phủ thực vật và hệ thống sông
suối để tạo thành dạng tài nguyên đặc biệt, có khả năng thu hút khách du lịch.
c. Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa bản địa)
Văn hóa bản địa được hiểu bao gồm cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền
thống của họ (như tập tục, tín ngưỡng, tập quán canh tác, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn
hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật, các sản vật và văn hóa ẩm thực…).
1.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
1.3.2.1. Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long - di sản của
thế giới, Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới, một số VQG có hệ sinh thái đa
dạng nuôi dưỡng biết bao loài động, thực vật quý hiếm với không gian thoáng đãng
rừng xanh ngút ngàn, biển cả êm đềm...
Bên cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có những nét tín ngưỡng đặc sắc, những di tích
khảo cổ, di tích văn hoá lịch sử... khêu gợi tính tò mò ham hiểu biết của con người. Tất
cả tạo nên một nước Việt Nam xinh đẹp rất gần gũi nhưng tinh khôi, rất độc đáo lại
hiền hoà, duyên dáng... là điểm DLST đầy hấp dẫn, quyến rũ du khách trong và ngoài
nước. Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ thích hợp cho từng loại hình DLST, du khách có thể đến
tham quan, nghiên cứu, học tập, hội họp, giải trí...
Một số loại hình DLST phổ biến ở Việt Nam như:
a. Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ
Đây là loại hình du lịch phục vụ khách du lịch thuần tuý chỉ đơn giản là tìm về với
thiên nhiên có không khí trong lành tươi mát, để được hoà mình với thiên nhiên hoang
dã, rừng xanh suối mát, bãi biển mênh mông, tha hồ đùa giỡn với sóng nước, thư giãn
tâm hồn sau những ngày học tập và làm việc vất vả, căng thẳng. Loại hình du lịch này
18


có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước và thường đến
những khu BTTN, các khu vui chơi giải trí... có cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự
để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
b. Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên ngơi, tĩnh dưỡng đề sinh thái, lịch sử,
khảo cổ, văn hóa
Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên, học
sinh yêu thích tìm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học, các
vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài động thưc vật...
của vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển... Du khách tham gia loại hình du lịch
này thường đến các khu BTTN có hệ sinh thái đặc biệt, có loài động, thực vật quí hiếm
hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn hóa thế giới... (Nam Cát Tiên, Cát Bà,

Cần Giờ, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc...).
c. Du lịch hội nghị, hội thảo
Một số khu BTTN có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt, có các loài thú quí hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng, một số di sản văn hóa, lịch sử thu hút các nhà đầu tư thế giới
hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động vật... đến để bàn luận về các vấn đề
mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong qui hoạch, bảo vệ những di
sản thế giới. (Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Phú Quốc...).
d. Du lịch về thăm chiến trường xưa
Loại hình du lịch này dành cho du khách là những chiến sĩ trong và ngoài nước đã
từng sống, chiến đấu ở các vùng rừng, núi, hải đảo trong chiến tranh. Sau thời gian
chuyển công tác hoặc về quê hương ở nơi khác muốn trở về nơi xưa để ôn lại những
kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu của dân tộc, hay sinh
viên, học sinh đến đây để nghe thuyết minh viên địa phương kể về những cuộc chiến
đấu và các chiến công hiển hách của quân dân ta. Du khách thường đến những khu
BTTN có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử (Phú Quốc, Bạch Mã, Nam Cát
Tiên...).
e. DLST rạn san hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức du lịch khá mới mẻ, có
tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận. Việc tận dụng các rạn sinh thái san hô
cho phát triển DLST là hình thức bảo tồn không chỉ cho các tảng đá san hô mà cho cả
những sinh vật biển sống nhờ các bãi đá này (theo ước tính 1/3 cá ven biển liên kết với
những tảng san hô). Hệ sinh thái san hô là hệ sinh thái phong phú nhất trên trái đất, nó
được ví như những khu rừng nhiệt đới về sự đa dạng và mức độ sinh sản.
Các bãi đá san hô được hình thành và phát triển ở những vùng nước trong, ấm hoặc
nóng và nghèo chất dinh dưỡng, điển hình là vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Những tảng san hô này gồm những lớp đá vôi tạo nên bộ xương ngoài có sự đan kết
19


chặt và có tầng vôi của san hô. Những tảo đỏ canxi kết hợp với những sinh vật khác

tạo nên cấu trúc sơ cấp của rạn san hô. Những tảng san hô có nhiều hình dạng khác
nhau, chủ yếu có tua. Chúng là những hệ sinh thái chưa hoàn chỉnh và rất nhạy cảm
nên việc dự đoán và quản lí là rất khó khăn.
Trong những năm gần đây do sự nóng lên của toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường từ
các hoạt động ven biển và sự khai thác quá mức của con người đã làm suy thoái và
biến mất nhiều rạn san hô có tầm quan trọng và với quy mô không nhỏ. Điển hình là
năm 1998, ở Ấn Độ Dương, phía Tây Thái Bình Dương gần Philippines và Indonesia,
phía Đông Thái Bình Dương xung quanh các đảo Galapagos, phần lớn san hô đã chết
do nhiệt độ tăng thêm 2,40C so với bình thường. Hiện có khoảng 300 rạn san hô ở 65
quốc gia (thuộc các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới) đang được bảo vệ ở những công
viên ven biển. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là cơ sở cho các khu DLST rạn san hô
ra đời.
Ở Việt Nam nguồn tài nguyên này phân bố rải rác ở một số vùng ven biển phía Bắc
(95 loài, thuộc 35 giống, 13 họ) và phía Nam – miền Trung và vịnh Thái Lan (255 loài
thuộc 69 giống). Như vậy, số lượng các loài san hô ở Việt Nam cũng khá giàu. Ngoài
ra, cấu trúc hệ sinh thái san hô của nước ta khá đa dạng, điển hình nhất là các kiểu rạn
riềm hở, kín và nửa kín ở ven biển miền Trung; kiểu rạn đáy cứng, đáy xốp ở vùng
vịnh Thái Lan; kiểu rạn nền và kiểu đảo san hô ở vùng khơi. Sự phân bố các hệ sinh
thái san hô ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng biển phía Bắc và vùng biển
phía Nam. San hô ở vùng biển phía Bắc kém phát triển hơn, nghèo về thành phần loài,
kém đa dạng về cấu trúc rạn, về độ lớn và độ phủ của các rạn.
Mặc dù vậy, cho tới nay những nghiên cứu về quần xã sinh vật rạn san hô ven biển
Việt Nam chưa toàn diện và đầy đủ, đặc biệt là đánh giá sinh vật lượng các hệ sinh
thái. Do vậy, để tổ chức các điểm DLST thủy cung cũng như DLST rạn san hô cần có
nghiên cứu chi tiết một số điểm trên một vùng với sự tham gia của nhiều ban ngành để
tìm ra các điểm tham quan tiêu biểu, đặc sắc và hấp dẫn của mỗi vùng sinh thái. Từ đó,
có thể khai thác, tận dụng tốt nét đặc trưng của các vùng sinh thái khác nhau cho hoạt
động phát triển DLST rạn san hô. Để làm được điều này, cần phải có những quy định,
chính sách ưu tiên nhiều hơn nữa cho vấn đề bảo vệ, duy trì và phát triển các hệ sinh
thái này. Hiện nay, có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát triển DLST rạn

san hô là:
- Đảo Cát Bà (Hải Phòng).
- Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).
- Vùng vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hòa).
- Các quần đảo miền Trung.
- Đảo Phú Quốc.
20


1.3.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
a. Thực trạng du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung
và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát
triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng
phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công
nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp
các nghành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ.
Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800
loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2470 loài cá và hơn
5500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở
các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú,
10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình
trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn
phá rừng.
Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều và không
phải là không khó nhận ra ở Việt nam. Một ví dụ cho thấy việc buôn bán thịt thú rừng
phát triển mạnh. Con chim, bán được 550.000 đ/kg, lợn rừng 40.000 đ/kg . ở Đắc lắc,
có một quán ăn đặc biệt với món thịt hổ. Những thú vật nhồi bông cũng có sẵn để
bán ở các cửa hàng ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một con hổ nhồi bông
giá khoảng 15 triệu đồng, một con gấu trúc khoảng 10 triệu đồng, gấu mặt trời 8

triệu …Với những giá đó những người dân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà
không cần biết hậu quả sẽ ra sao.
Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực
tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên.
Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du
lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai nhiều do vườn chưa
quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này.
Cụ thể là trên các tuyến thăm quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ
dẫn, chỉ báo. Một số vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung
thông tin, thông tin quá nghèo nàn, sơ sài. Một số biển chỉ dẫn làm bằng sắt
tây, giấy ép plastic nên dễ bị thiên nhiên phá huỷ. Hầu hết các hướng dẫn viên
mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ
quan trọng, chủ yếu nhất của mình là giáo dục và diễn giải môi trường.
b. Thực trạng du lịch sinh thái biển ở Việt Nam
Môi trường ven biển và vùng ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có hoạt đọng công
21


nghiệp, cảng biển, phát triển đụ thị tập trung, các vùng cửa sông - nơi các chất thải
công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng lưu theo các dong sông đổ ra
biển... là những nguồn gây ô nhiễm làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng
đén hoạt đọng và sự phát triển bền vững.
Tình trạng xói lở đường bờ biển: Xói lở đường bờ biển có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tồn tại của các khu du lịch ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điển hình là
khu du lịch Thuận An( Thừa Thiên Huế), khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né ( Bình
Thuận),... và trên một số đảo ven bờ như Phú Quốc... ðã và đang chịu ảnh hưởng của tình
trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh
hưởng tới hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.
Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về suy

giảm rừng, ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam , tài nguyên sinh vật
trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng
sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống của
người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài
nguyên sinh vật, ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ
sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển , hệ sinh thái rừng ngập
mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo... bị ảnh hưởng.
Tình trạng xói lở đường bờ biển: Xói lở đường bờ biển có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tồn tại của các khu du lịch ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điển hình là
khu du lịch Thuận An( Thừa Thiên Huế), khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né ( Bình
Thuận),... và trên một số đảo ven bờ như Phú Quốc... dã và đang chịu ảnh hưởng của tình
trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh
hưởng tới hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.
Có thể khẳng định rằng: môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt
Nam đã có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch
như Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Huế - Đà Nẵng; Vũng Tàu... ảnh hưởng
đến phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam. ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên:
Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh
quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vung ven biển, hải đảo và ở các
khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia bị thay đỏi hoặc suy giảm cùng với việc phát
triển các khu du lịch mới. Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu
du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng Thắng, đảo Tuần Châu ( Hạ Long)
Đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh
vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ
lưu niệm, buôn bán mẫu vật... của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống ( di trú, kiếm
22


×