Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Quy trình các bước lắp ráp - cài đặt máy tính (PC) & các lỗi thường xảy ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 37 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - SINGAPORE

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Chuyên ngành: Sửa Chữa Máy Tính
Chuyên đề tự chọn :
QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LẮP RÁP-CÀI ĐẶT MÁY TÍNH (PC) VÀ CÁC
LỖI THƯỜNG XẢY RA

Giáo viên hướng dẫn: LÊ ĐÌNH NINH


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - SINGAPORE
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Học sinh thực hiện: Đặng Khắc Dương

Chuyên đề thực tự chọn : Quy trình các bước lắp ráp - cài đặt máy tính
(PC) & các lỗi thường xảy ra

Xác nhận của GVHD
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

….…………………..
………………………


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................
........................................................................................................................


........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

LỜI NÓI ĐẦU
Điều tuyệt vời nhất của việc làm chủ của một máy tính là tự khả năng
mình lắp ráp một bộ máy tính hoàn thiện với một lô thiết bị đủ loại. Đống thiết bị
này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu của mình , trên thị trường hiện nay có đủ
loại phần cứng tốc độ cao với giá cả phải chăng, vì thế bạn có thể dễ dàng tự chọn
linh kiện phù hợp với nhau để lắp ráp cho mình 1 bộ máy tính để bàn ưng ý . Việc
lắp ráp và cài đặt máy tính có thể rất khó khăn với những người mới bắt đầu. Vì
thế tôi đã tổng hợp cho bạn một bản hướng dẫn tương đối đầy đủ , miêu tả rõ
ràng từng bước những công việc cơ bản nhất trong quá trình lắp ráp. Bản hướng
dẫn được trình bày tương đối đầy đủ nhưng chắc chắc không tránh được sự thiếu
sót mong giáo viên và bạn đọc góp ý thêm để bản hướng dẫn này hoàn thiện hơn .

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


MỤC LỤC
Phần I: Mở Đầu Đề Tài.....................................................................5
1.Lý do chọn đề tài:..........................................................................................................5

2.Mục tiêu..........................................................................................................................6

Phần I: Mở Đầu Đề Tài
1.Lý do chọn đề tài:
Trong thời buổi đất nước , kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển thì công
nghệ thông tin đóng góp 1 vai trò khá quan trọng trong việc phát triển này ,do đó đề
tài tôi chọn hôm nay là về việc : “Quy trình các bước lắp ráp - cài đặt máy tính (PC)
& các lỗi thường xảy ra” . Tuy thời đại công nghệ ngày nay đa số người dùng điều sử
dụng Laptop (máy tính xách tay) Nhưng máy để bàn vẫn là cốt lõi của 1 bộ máy vi
tính nó là 1 bàn đạp đề công nghệ thông tin ngày càng phát triển
Ở thời đại mà công nghệ thông tin và Internet đóng một vai trò thiết yếu, len
lỏi hết mọi ngóc ngách trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi buổi sáng thức
dậy, bạn không còn phải chạy hối hả vì sợ có ai đó mua hết mấy quyển tạp chí yêu
thích mà hàng tháng chỉ ra một số. Thay vào đó bạn chỉ cần vói tay mở chiếc


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

smartphone hay chiếc máy tính yêu quý của mình lên, là có thể tha hồ vừa nhâm nhi
cà phê vừa ăn sáng, lại vừa có thể cập nhật những tin tức, những thông tin nóng hổi
cập nhật liên tục qua các trang web.
2.Mục tiêu.
Chuyên đề tôi chọn ngày hôm nay giúp cho những người chập chững về phần
cứng máy tính hiểu biết những bước cơ bản của việc lắp ráp để hình thành 1 máy vi
tính và tiến hành cài đặt các phầm mềm cơ bản để máy tính hoạt động và xử lý các
chương trình đơn giản như : Windows , Drive , Office , duyệt Web …
 Đề tài này giúp tôi vững thêm về việc lắp ráp cài đặt & xử lý các lỗi thường
xảy ra khi mày hoạt động trong thời gian dài như : máy hoạt động chậm , không khởi
động được ….
Việc lắp ráp máy tính có thể rất khó khăn với những người mới bắt đầu. Vì

thế tôi đã tổng hợp một bản hướng dẫn tương đối đầy đủ , miêu tả rõ ràng từng bước
những công việc cơ bản nhất trong quá trình lắp ráp.
3.Lời Cám Ơn
Lời đầu tiên em xin cám ơn tất cả các thầy cô đã bỏ thời gian ra để đọc hết
chuyên đề tự chọn này của em, đây cũng là lần đầu tiên em làm chuyên đề như thế
này. Vì vậy có điều gì sơ sót mong các thầy cô góp ý, hướng dẫn để cho chuyên đề
này của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin cám ơn thầy Lê Đình Ninh là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em
làm chuyên đề này, cám ơn thầy đã bỏ công sức và thời gian để xem xét và giúp đỡ
em hoàn thành đề tài.

Phần II : Nội Dung Nghiên Cứu
Chương I : Khởi động
Trước khi bắt đầu công việc, bạn cần chuẩn bị công cụ và tìm một không gian
thật rộng rãi , sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng để tiến hành lắp ráp. Tất cả những đồ nghề
bạn cần là một chiếc tua vít 4 cạnh có đầu nam châm . Còn lại là những thiết bị phần
cứng cần thiết để lắp ráp thành bộ máy tính để bàn của bạn…
Trước khi gỡ bất kỳ thiết bị nào ra khỏi vỏ, bạn cần chú ý tự nối đất bằng
cách chạm vào một vật kim loại lớn như chân bàn, tủ hồ sơ, hoặc case PC -- bất cứ
thứ gì ở gần bạn -- để trung hoà bất kỳ nguồn điện tĩnh nào có thể chứa trong người.
GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Điện tính có thể gây hại cho thiết bị máy tính . Một số người còn thích sử dụng bao
cổ tay chống điện đĩnh để tự nối đất.

Chương II : Các bước ráp máy tính (PC)
1/ Lắp ráp CPU :
CPU được coi là não bộ của mọi máy tính , vì thế hãy chuẩn bị một vị trí thích
hợp để bắt đầu lắp ráp. Trong bước đầu tiên này, tất nhiên bạn phải cần đến bộ xử lý,
và cả bo mạch chủ cho hệ thống tương lai của bạn nữa.
Trong bài hướng này, tôi sử dụng một bộ xử lý Intel với khe cắm LGA775, vì
thế quy trình lắp ráp sẽ không thể áp dụng được với những hệ thống sử dụng bộ xử lý
AMD khe cắm AM2. Nhưng đối với khe cắm AM2, mọi việc cũng rất đơn giản, các
hướng dẫn cài đặt bộ xử lý thường đi kèm với cả bộ xử lý và bo mạch chủ.

Sau khi đặt bo mạch chủ lên một bề mặt bằng phẳng sạch sẽ, bạn cần tháo lớp
vỏ nhựa bọc chốt khe cắm LGA775. Nhớ cẩn thận đừng làm cong hoặc lệch những
chốt này – chúng cần thẳng hàng với các điểm tiếp xúc trên giá để CPU.
Sau khi đã gỡ lớp vỏ nhựa, bạn sẽ dễ dàng tháo nắp giữ khe cắm. Đẩy nắp về
phía sau để tiếp cận hoàn toàn với khe cắm.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Các CPU hiện đại đều được khoá để đảm bảo rằng chúng chỉ có thể được gắn
vào khe cắm theo một hướng, cũng giống như một mảnh ghép hình vậy, vì thế bạn sẽ
không gặp vấn đề gì trong việc ghép bộ xử lý của mình vào khe cắm cả. Ví dụ như,
bộ xử lý LGA775 có những răng cưa nhỏ dọc hai bên mép khớp với răng cưa trên khe
cắm. Còn nếu bạn xoay xở mãi vẫn không gài CPU vào được khe cắm một cách êm
ái, thì nhiều khả năng bạn đã lắp ngược.

Sau khi bộ xử lý đã yên vị trong khe cắm, hãy đóng nắp lại và dùng khung để
giữ nó vào đúng vị trí. Công đoạn này giúp bảo vệ bo mạch chủ của PC.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Khi bộ xử lý đã được cài đặt, chúng ta có thể chuyển sang hệ thống tản nhiệt.
Nhiều người dùng thích áp dùng miếng dán nhiệt trước khi đưa bộ xử lý vào bo mạch
chủ, nhưng theo ý tôi, việc này sẽ chỉ làm mọi việc rối thêm mà thôi.
Trước khi phung phí chất dẫn nhiệt nhiệt khắp tất cả những phần bộ xử lý để
hở, bạn cần làm sạch bề mặt chúng bằng tăm bông nhúng cồn để làm sạch bụi bẩn
trong suốt quá trình lắp ráp.

Tiếp đó mới là phần của lớp sơn dẫn nhiệt. Hầu hết các hàng bán lẻ đều có bộ
làm mát sơn sẵn chất dẫn nhiệt trên bề mặt. Nếu vậy, bạn có thể bỏ qua bước này và
tập trung vào việc cài đặt hệ thống làm mát. Còn ngược lại, bạn nên tự sơn chất dẫn
nhiệt, tốt nhất là sơn một lớp rất mỏng giữa CPU và bộ phận làm mát, và phần lớn các
bộ làm mát có sẵn lớp sơn dẫn nhiệt đều sử dụng một lớp dày hơn so với lượng sơn lý
tưởng.
Thực sự bạn không cần phải bao phủ toàn bộ bề mặt CPU bằng lớp sơn này.
Chỉ cần một phần như trong ảnh đã là quá đủ, và tốt nhất bạn nên tập trung vào phần
giữa của nắp kim loại bộ xử lý.

GVHD: Lê Đình Ninh


Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Sau đó, quét lớp điều nhiệt lên bề mặt bộ xử lý, nhớ phủ kín và đều tay. Một số
chất điều nhiệt còn được bán kèm với dụng cụ quét bằng nhựa, nhưng bạn cũng có
thể dùng một que tâm . Bạn chỉ cần đảm bảo rằng mình có được một lớp sơn mịn và
đủ dày để bao phủ toàn bộ bề mặt bộ xử lý.
Đừng lo lắng nếu bạn lỡ để dính một ít sơn lên khung giữ CPU; điều này
chẳng có vấn đề gì cả. Tuy vậy bạn cần tẩy sạch bất kỳ chất điều nhiệt nào rơi trên bo
mạch chủ hoặc trên các bộ phận bề mặt của nó. Một chiếc tăm bông nhúng cồn sẽ
giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Sau khi bộ xử lý đã được phủ một lớp sơn dẫn nhiệt, chúng ta có thể chuyển
sang bộ làm mát. Nếu bạn quyết định tự lắp ứng dụng làm mát của mình, bạn cần
đảm bảo rằng đế của nó được là sạch hoàn toàn. Cồn rửa sẽ giúp bạn thực hiện việc
này, nhưng một số bộ làm mát có sử dụng những vật liệu dẫn nhiệt bề mặt đặc biệt
dính và rất khó chịu. Vì thế bạn có thế sẽ phải nhờ đến những hoá chất mạnh tay hơn
như thuốc tẩy sơn móng tay, để đưa đế bộ làm mát trở lại bề mặt kim loại trơn láng
như cũ.

Khi đó, bạn cần
chú ý tránh làm xước bề
mặt đế hệ thống làm mát.
Một số bộ làm mát cần
phải cạo mới sạch hết
chất dẫn nhiệt, trong
trường hợp đó bạn nên
dùng một dụng cụ bằng
nhựa, hơn là chiếc thìa
kim loại đề chà lên bề
mặt thiết bị.
Với một bộ xử lý được
phủ bởi một lớp điều
nhiệt mỏng, cùng hệ thống làm mát được lau chùi sạch sẽ, đã đến lúc bạn ghép đôi
chúng với nhau.
Trước khi gắn hệ thống quạt vào vị trí, cần kiểm tra xem cả 4 trụ bằng nhựa của bộ
làm mát đã được xoay theo chiều kim đồng hồ vào vị trí cài đặt của chúng. Tiếp đó,
đặt hệ thống quạt lên trên CPU sao cho 4 trụ trên đặt thẳng với các lỗ tương ứng trên
bo mạch chủ.
Sau khi các trụ đã được đặt thẳng hàng, lần lượt ấn 4 chiếc nắp nhựa màu đen để khoá
hệ thống quạt vào vị trí. Mỗi khi một trụ được khoá, bạn sẽ nghe thấy tiếng rắc

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn


Do phần diện
tích xung
quanh một khe
cắm CPU của
bo mạch chủ
thường vướng
đủ thứ: tụ điện,
quạt, và ống
thoát hơi, vì
thế theo tôi,
đầu tiên bạn
nên gắn trụ
khó nhất, tiếp
đến là trụ đối
diện, cuối
cùng là hai trụ còn lại, thứ tự tùy bạn lựa chọn.
Sau khi đã khoá bộ tản nhiệt vào vị trí, bạn cần gắn quạt lên phía trên bộ xử lý.
Thường thì quạt CPU luôn nằm cạnh khe cắm, nhưng nếu bạn không tìm ra nó, bạn
có thể xem trong cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình.
Bạn cũng cần để ý xem bộ tản nhiệt mình đang dùng sử dụng Quạt làm mát nối với
đầu 3 hay 4 cọc. Thông tin này sẽ liên quan trực tiếp khi chúng ta dùng BIOS để điều
chỉnh tốc độ quạt, bởi không bo mạch chủ nào có thể tự nhận diện được chủng loại
quạt.
2/Cài đặt bộ nhớ
Khi bo mạch chủ đã nằm gọn trong case thì rất khó để thao tác, vì thế chúng ta
nên cài đặt bộ nhớ trước. Hiện nay, phần lớn các hệ thống máy tính đều chạy bộ nhớ
với cấu hình kênh đôi bằng cách sử dụng những cặp module bộ nhớ. Thường thì các
bo mạch chủ đều đi kèm với 4 khe cắm DIMM, trong đó 2 khe cắm tương ứng với hai
kênh bộ nhớ, vì thế bạn cần kiểm tra cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm với bo mạch
chủ của mình để biết được khe cắm nào tương ứng với kênh bộ nhớ nào. Chú ý cài

đặt ít nhất một thanh bộ nhớ lên mỗi kênh.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Sau khi đã định vị xong từng khe cắm, việc tiếp theo bạn cần làm là gắn
module bộ nhớ vào đúng vị trí của nó. Cũng như bộ xử lý, các module đều được khoá
để chỉ có thể nhét vừa vào khe cắm DIMM theo một hướng. Hãy xoay module của
bạn theo hướng đó, rồi nhấn đều quanh mép trên cùng để đưa chúng vào đúng khe
cắm DIMM. Nếu module bị rung và lắc như thể nằm trên một trục quay, bạn cần xoay
nó theo chiều ngược lại.
Nếu bạn đang chạy module bộ nhớ cực lớn, với những tấm toả nhiệt khổng lồ,
bạn cần tìm những bộ làm mát lớn hơn. Trừ khi hướng của bộ làm mát có thể bị thay
đổi để nhường chỗ cho khe cắm DIMM, bạn sẽ phải chọn module bộ nhớ thấp hơn,
hoặc chọn bộ làm mát CPU nhỏ hơn.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Nếu module bộ nhớ đã được gắn đúng cách, các tab gắn cuối mỗi khe cắm

DIMM sẽ đứng thẳng ở vị trí khoá, sẵn sàng đóng lại. Còn nếu những tab này chưa
được khoá hoàn toàn, thì bạn có thể khoá chúng một cách đơn giản bằng cách đẩy nhẹ
ngón tay của mình.
3/ Chuẩn bị case
Vậy là phần bo mạch chủ đã được giải quyết xong, bây giờ đến lượt công đoạn
chuẩn bị case. Đã đến lúc dùng đến chiếc tua vít rồi.

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tháo bỏ lớp vỏ mặt bên. Trong một số trường
hợp, bạn chỉ cần, và cũng chỉ có thể tháo được lớp vỏ bên trái. Tuy vậy, nếu thùng
máy của bạn có thể tháo được nắp ở cả hai bên, bạn nên thực hiện điều này. Nó sẽ
giúp bạn có nhiều không gian để thao tác hơn khi tiến hành dọn dẹp trong case.
Phần lớn các thùng máy hiện đại đều dùng ốc vít hoặc chốt kỹ thuật để gắn vỏ,
vì thế có thể bạn sẽ không cần đến tua vít mà vẫn có thể tháo rời được chúng. Còn
nếu bạn cần được hướng dẫn cách sử dụng tua vít, thì có lẽ việc lắp ráp một bộ máy
tính hoàn chỉnh là quá tham vọng đối với bạn.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Sau khi tháo vỏ case, chúng ta sẽ tiếp cận được với các bộ phận bên trong –
quan trọng nhất là panel chứa bo mạch chủ. Tuy nhiên, bo mạch chủ không nằm trực
tiếp trên lớp panel kim loại bởi chúng sẽ gây ra các hiện tượng chập mạch. Thay vào
đó, bo mạch chủ sẽ nằm trên các trụ giúp tách biệt nó với case.
Các trụ của bo mạch chủ thường được gắn kèm với case, và có thể được bắt ốc
vít trực tiếp vào khay bo mạch chủ bằng tay không mà không cần dùng đến bất kỳ

công cụ nào khác. Chỉ cần đảm bảo bạn vặn vít đủ chặt là được.
Khi gắn trụ với bo mạch chủ, nhớ để ý xem chúng đã thẳng hàng với các lỗ
trên bo mạch hay chưa, bởi các trụ không thẳng hàng có thể tiếp xúc với lớp hợp
kim ở mặt dưới bo mạch và tạo ra những điểm bị chập mạch. Theo kinh nghiệm của
tôi, bạn nên dùng ít nhất 6 trụ đối với một bo mạch chủ ATX tiêu chuẩn, nhưng để
cho chắc ăn thì bạn có thể dùng hết số lỗ trên bo mạch chủ của mình.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Sau khi các trụ đã vào vị trí, hãy kéo nắp I/O ra khỏi hộp bo mạch chủ. Hầu hết
các case đều có sẵn một nắp I/O chung, nhưng thường thì nó sẽ không khớp với cổng
trên bo mạch chủ. Nếu case của bạn thuộc loại này, bạn có thể tháo nắp I/O ra và vứt
đi được rồi. Chiếc nắp I/O kèm với bo mạch chủ của bạn sẽ dễ dàng hoàn thành phần
việc của nó.
Trước khi đi tiếp, bạn có thể tránh cho mình được nhiều rắc rối bằng việc bẻ
cong các miếng gài kim loại vào bên trong tấm chắn I/O. Trong ảnh trên, các phần
kim loại nhô ra này có thể nhìn thấy rõ mồn một trên cổng PS/2, Ethernet, và
Firewire. Khi bẻ chúng vào phía trong, chúng sẽ không vướng vào các cổng bo mạch
trong quá trình lắp đặt.
Bây giờ chúng ta đã có thể cài bo mạch chủ vào case, nhưng trước đó, bạn cần
bổ sung thêm một số bộ phận cần được cài đặt trước, khi case còn đang trống.

Đầu tiên là ổ cứng hệ thống. Có vẻ như hiện tại mỗi nhà sản xuất lại có kiểu
đúc ổ cứng khác nhau, nhưng trong bài báo này, việc cài đặt của tôi khá thuận lợi. Ổ

cứng trượt rất gọn gàng vào ô có kích thước 3.5" — cổng ổ đĩa quay ra ngoài – và
được giữ chặt bằng ốc vít. Tuỳ vào loại case của mình, bạn có thể cần bắt vít cả bên
trong lẫn bên ngoài; thật là tuyệt bởi chúng tôi đã tháo tấm vỏ bên phải.
Việc chọn ngăn nào để chứa ổ cứng hệ thống là tùy ở bạn, nhưng tôi thích đặt
ổ cứng ở vị trí thấp hơn là vị trí cao. Hoặc khi nhiệt độ tăng cao, bạn cũng có thể
muốn đặt ổ cứng của mình ở nơi mát mẻ nhất trong case. Còn nếu bạn đang chạy một
hệ thống có nhiều ổ cứng, thì đừng nên để chúng ở các ngăn kế tiếp nhau. Nếu được,
hãy bỏ một ngăn trống giữa các ổ đĩa để cho phép không khí luân chuyển tự do giữa
các tầng.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Tiếp đến là ổ đĩa quang. Lần này tôi sử dụng ngăn có kích thước ngoài 5.25
inch, và cũng như các ổ truyền thống, nó được gắn vào bằng ốc vít. Tất nhiên, những
con ốc ở đây hơi khác so với ở ổ cứng -- bạn biết đấy, nếu tất cả đều sử dụng cùng
một loại ốc thì mọi việc đã quá đơn giản đối với người dùng. Tất cả các loại ốc vít
đều được bán kèm với case, và theo quy luật thì những con ốc có ren nhỏ hơn sẽ được
dùng trong ổ đĩa quang và bo mạch chủ, còn những con ốc có ren thô và đầu nhỏ thì
dành cho vỏ máy và card mở rộng.
Nếu bạn định dùng ổ quang , cần kiểm tra xem jumper của nó là Master hay
Single Drive. Đây là vị trí mặc định của ổ đĩa, và bạn không cần thay đổi gì hết trừ
khi bạn dự định chạy ổ đĩa quang thứ hai trên cùng một dây dẫn. Các ổ có giao diện
SATA thì tiện lợi hơn một chút, bởi chúng không có những jumper này và cũng không
cần tạo cấu hình theo cách này.

Có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng tôi đang cài ổ quang trong ngăn 5.25 inch nằm ở
vị trí cao nhất trong case. Thường thì ổ quang không được sử dụng nhiều lắm, nên
chúng tôi không quan tâm đến việc phải đặt nó vào vị trí mát mẻ nhất. Thay vào đó,
tôi thích đặt ổ quang ở nơi càng cao càng tốt để dễ với tới hơn khi case đang nằm trên
sàn nhà.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Nếu bạn là người theo chủ nghĩa cổ điển, công việc tiếp theo của bạn là cài đặt
ổ đĩa mềm trong một ô nào đó có kích thước ngoài là 3.5 inch. Tương tự như ổ đĩa
quang, nhưng có ít lựa chọn hơn, bởi phần lớn các case chỉ có một, hoặc cùng lắm là
hai ngăn có kích thước ngoài là 3.5". Còn những ai muốn nhanh chóng hội nhập thế
kỷ 21 thì hãy mau mau thay ổ đĩa mềm của bạn bằng một bộ đọc thẻ nhớ đa chức
năng đặt vừa trong ngăn có cùng kích cỡ.
4/Bo mạch chủ
Sau khi case đã được mở và một số ổ đã được cài, giờ đã đến lúc bo mạch chủ
của chúng ta tham gia vào cuộc vui này rồi.

Các case tiêu chuẩn đều có kích thước nhỏ, vì thế sẽ dễ dàng hơn nếu bạn
nghiêng bo mạch đi một chút, với mặt có cổng hướng ra ngoài. Sau đó đặt cổng thẳng
hàng với các lỗ tương ứng trên tấm chắn I/O và nhẹ nhàng đặt bo mạch lên các trụ
bạn đã gắn vào case trước đó. Nếu bo mạch chủ được đặt đúng hướng, các lỗ sẽ thẳng
hàng với trụ bên dưới.


GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Từ đây, bạn cần gắn bo mạch chủ vào vị trí bằng đinh ốc kèm sẵn với case. Khi
được vặn chặt, các đinh ốc này sẽ trở nên vô cùng gọn ghẽ,nhưng cũng không nhất
thiết phải cố sức cho lắm.

Tiếp đến, chúng ta sẽ giải quyết bộ nối mặt trước cho công tắc nguồn và công
tắc khởi động lại, đèn nguồn và đền báo hiệu hoạt động ổ cứng, cùng với loa PC. Mỗi
bo mạch chủ lại có cấu trúc bộ nối khác nhau, vì thế bạn cần tham khảo cuốn hướng
GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

dẫn sử dụng để biết được ví trí thích hợp của từng dây cắm. Đối vưói đèn LED nguồn
và ổ cứng, các sợi dây nhiều màu sẽ được nối vào cọc dương trên bo mạch chủ.
Thật nực cười bởi cho đến giờ, ngành công nghiệp máy tính vẫn chưa đưa ra
được một tiêu chuẩn thống nhất cho tất cả các bộ nối mặt trước để người dùng vẫn
phải điên đầu với một mớ dây nối đủ loại. Nhưng bạn vẫn phải chấp nhận sự thật và
đảm bảo cắm đúng được tất cả các bộ nối mặt trước, bởi mọi thứ bên trong case còn
rắc rối hơn nhiều.


Mặc dù chúng ta đang phải giải quyết các thiết bị phần cứng mặt trước, nhưng
bạn cũng nên để ý đến cổng mở rộng. Phần lớn các case hiện đại đều có cổng usb mặt
trước gắn với các đầu nối nằm trên bo mạch chủ. Tuỳ từng trường hợp, các
cổng usb này có thể gắn với một lô dây nối cần được gắn một cách riêng rẽ, hoặc nối
với một khối thống nhất chỉ cần gắn vào một lần là xong tất cả. Rõ ràng là, loại
cổng usb thứ hai tiện lợi hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn không may mắn có được một
chiếc case như vậy, bạn sẽ cần đến cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình,
nhớ chú ý phần sơ đồ minh hoạ cách nối dây với chốt trên bo mạch chủ.
Tuy mới chỉ đề cập đến đầu nối usb, nhưng bạn cũng có thể áp dụng những
kiến thức này vào các cổng Firewire, eSATA, và thậm chí cả cổng audio mặt trước
nữa. Dây nối cho từng cổng sẽ được ghi chú rõ ràng trên vỏ dây, hoặc trong cuốn
hướng dẫn sử dụng kèm với case. Còn cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của bạn
sẽ có đầy đủ sơ đồ các chốt dành cho đầu nối minh hoạ cách nối dây.
5/Card mở rộng
Chỉ còn vài bước nữa thôi là chúng ta đã hoàn tất công đoạn lắp ráp của mình,
và thiết bị tiếp theo cần có chính là card mở rộng. Phần lớn các hệ thống hiện tại đều
yêu cầu ít nhất một card mở rộng -- đồ hoạ, tất nhiên – nhưng nhiều người dùng
GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

không thể sống thiếu card audio, tuner TV, hoặc một thiết bị hỗ trợ nào đó để bổ sung
cho phần thiết bị ngoại vi tích hợp của bo mạch chủ.

Trước khi cài card mở rộng, chúng ta cần tìm chỗ đặt chúng trong panel mặt

sau của case. Lúc này bạn lại cần đến chiêc tua vít để gỡ phần vỏ mặt sau tương ứng
với các khe cắm cài đặt card mở rộng. Bạn cần luôn nhớ rằng đối với phần lớn các
card đồ hoạ có kích thước gấp đôi, bạn cần tháo hai tấm vỏ sau -- một là tấm trên khe
cắm mở rộng, và một tấm nằm ngay bên trái tấm đầu tiên.

Để đưa card vào, hãy đặt nó vào một khe cắm mở rộng thích hợp và nhấn đều
xung quanh cho đến khi tấm card trượt hẳn vào vị trí. Sau khi đã được cài đặt đúng
cách, lớp vỏ đằng sau của card sẽ song song với vỏ case. Giờ thì dùng chính những
con ốc giữ lớp vỏ sau của case để gắn card vào vị trí.
GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Quá trình cài card mở rộng cũng giống với card đồ hoạ, card audio, và tất cả
các thiết bị ngoại vi khác. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng loại khe
cắm, PCI, PCI Express, hoặc với các hệ thống đời cũ là AGP. Cũng như phần lớn các
thiết bị máy tính, card đều được khoá để chỉ gắn vừa vào khe cắm theo một hướng.
Trong bức ảnh trên, bạn có thể thấy tôi đang cài card âm thanh vào khe cắm mở rộng
thấp nhất. Ít nhất thì bạn cũng nên tránh đặt card mở rộng cạnh card đồ hoạ -- điều
này có thể cản luồng khí làm mát cho card đồ hoạ. Tôi thường đặt card mở rộng vào
khe cắm thấp nhất để giúp chúng hít thở càng nhiều khí trời càng tốt.
6/ Nối dây nguồn
Ngoại trừ hệ thống cung cấp điện, giờ đây chúng ta đã cài đặt đủ tất cả các thiết
bị phần cứng cơ bản vào case. Công việc tiếp theo là nối dây dẫn.

GVHD: Lê Đình Ninh


Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

Đầu tiên, chúng ta cần có một số dây nối nhất định để tiến hành kết nối, đầu
tiên là nối với ổ đĩa dọc. Tuỳ theo từng ổ đĩa, loại dây này có thể là IDE hoặc Serial
ATA. Bản thân chiếc dây nối này sẽ được bán kèm với bo mạch chủ, và cũng như
phần lớn các bộ nối PC khác, chúng được khoá sao cho chỉ có thể đưa vào theo một
chiều nhất định mà không thể theo chiều khác được .

Tuỳ vào loại case của bạn mà PSU có thể được đưa vào từ phía sau hoặc từ hai
bên. Các PSU thường có ren xoáy không đối xứng ở phía sau để đảm bảo rằng chúng
sẽ được đặt theo đúng hướng. Chú ý sắp xếp các lỗ bắt vít trên hệ thống điện thẳng
hàng với các lỗ trên nắp sau của case trước khi đưa PSU vào vị trí.

Khi bộ cung cấp điện đã được gắn an toàn bên trong case cũng là lúc kiểm
chứng thành quả lắp đặt của chúng ta. Đầu tiên, hãy gắn bộ nối điện tổng gồm 24
GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

chạc vào bo mạch chủ. Một số bộ nối điện PSU tổng có thể được lập cấu hình cho cả
loại bo mạch chủ 20 và 24 chân, vì thế hãy chú ý thiết lập bước đầu thật tốt.

Sau đó, cắm bộ nối 12V hỗ trợ vào bo mạch chủ. Tuỳ vào loại PSU và bo
mạch chủ bạn dùng, bộ nối này có thể có 4 hoặc 8 chân. Cũng như với nhiều thiết bị
khác, các bộ nối này đều được khoá để chỉ được lắp vào theo một hướng đúng duy
nhất .

Giờ đây khi card đồ hoạ đã được kết nối thành công, chúng ta sẽ chuyển nối
điện cho ổ cứng. Các ổ ATA đều có loại bộ nối điện riêng, lại một ổ cắm có dạng chữ
L và cũng chỉ có thể được nối theo một hướng duy nhất .
Ngoài ra, một số ổ cứng SATA còn sử dụng đầu nối điện 4 chân tiêu chuẩn
thông thường như của ổ đĩa IDE . Bạn có thể dùng đầu nối này thay cho đầu nối điện
SATA, nếu muốn. Nhưng tuyệt đối không được cắm cả hai loại đầu nối nguồn này
trên cùng một ổ cứng bởi chúng sẽ gây hại cho ổ đĩa.

GVHD: Lê Đình Ninh

Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


Báo Cáo Chuyên Đề Tự Chọn

7/ Dọn lại gọn gàng dây điện trong Case
Đầu tiên, thu gom các đầu dây điện không dùng đến thành một bó rồi buộc
chúng lại với nhau bằng dây khoá. Mớ dây này có lẽ sẽ nhét vừa vào một ngăn trống
5.25 inch nào đó trong case. Những ngăn trống như vậy là một không gian khá lý
tưởng để chứa dây thừa bởi chúng thường không có lỗ thông gió hoặc quạt dễ bị dây
cản đường.

GVHD: Lê Đình Ninh


Trang 2
SVTH: Đặng Khắc Dương


×