Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Nhà điều hành sản xuất công ty lưới điện cao thế miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 43 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

LỜI CẢM ƠN!
Là một kĩ sư xây dựng tương lai cần phải nắm vừng những yếu tố về kĩ thuật thi
công và kinh tế. Để có được điều này thì chúng ta phải biết những công đoạn để làm
nên một công trình hoàn chỉnh là như thế nào? Đó là nhiệm vụ của “Thực tập công
nhân”.
“Học đi đôi với hành, lý thuyết phải kết hợp với thực tiễn” là một phương châm
giáo dục bắt buộc nhằm cho mỗi sinh viên chúng ta đi từ lý thuyết áp dụng vào thực tế
công việc. Chỉ qua thực tiễn chúng ta mới hiểu được một cách sâu sắc về lý thuyết. Nếu
không qua thực tế thì với những kiến thức đã học trong lý thuyết nhà trường chúng ta
không thể xử lý một cách linh hoạt trong thi công sau này. Qua đợt thực tập công nhân
lần này đã giúp em hiểu được phần nào công việc của người công nhân, giúp em có
được cơ hội đầu tiên tiếp xúc với thực tế công việc trong ngành như: công tác đóng
cốppa, bê tông, cốt thép và vấn đề an toàn lao động trong ngành. Từ đó tích luỹ cho bản
thân những kiến thức nhất định cho công việc thực tế sau này của mình.
Mặc dù thời gian thực tập chỉ có 4 tuần(11/11/2013 đến03/12/2013) không phải
là nhiều nhưng cũng đủ cho em hiểu được ít nhiều công việc xây dựng, cảm thấy yêu
nghề mà mình đã lựa chọn, thấy được những khó khăn mà mình có thể gặp phải sau
này.
Nhân đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng
em thực tập. Cảm ơn các Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn chúng em rất nhiều kể từ khi
mới bắt đầu cho đến khi kết thúc đợt thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến quý
lãnh đạo công ty Cổ Phần Vinaconex 25 và các chú, các anh tại công trường đã tạo điều
kiện và tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm thực tế quí báu của mình giúp em
hoàn thành tốt đợt thực tập này.

.

Trang 1



BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Phần I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ ĐẾN THỰC TẬP
I. Giới thiệu chung:


Tên đầy đủ : Công ty cổ phần VINACONEX 25



Tên quốc tế : (nếu có)



Tên viết tắt : VCC



Trụ sở chính : 89A Phan Đăng Lưu Thành Phố Đà Nẵng



Điện thoại

: 05113621632



Fax


: 05113621638



Email

:



Các thông tin khác tùy thuộc thực tế của đơn vị thực tập


.

Sơ đồ tổ chức:

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

THUYẾT MINH HỆ THỐNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG:
- Trực tiếp tổ chức thi công tại hiện trường là Ban chỉ huy công trường.
- Ban chỉ huy công trường có đầy đủ các bộ phận chuyên trách để phụ trách các
khâu của quá trình thi công. Mỗi bộ phận được bố trí các cán bộ quản lý, kỹ thuật
đúng chuyên ngành, có đầy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhận phụ trách:
+ Chỉ huy trưởng: Là kỹ sư xây dựng dân dụng đã có kinh nghiệm về kỹ thuật và
quản lý các công trình tương tự đáp ứng yêu cầu gói thầu, có chứng chỉ Chỉ

huy trưởng công trình.
+ Chỉ huy phó : Là kỹ sư xây dựng dân dụng đã có kinh nghiệm về kỹ thuật và
quản lý các công trình tương tự, có chứng chỉ tư vấn giám sát.
+ Phụ trách chung về kỹ thuật công trường là kỹ sư xây dựng dân dụng và công
nghiệp đã có kinh nghiệm phụ trách kỹ thuật nhiều công trình tương tự.
+ Bộ phận giám sát, phụ trách kỹ thuật thi công chuyên ngành (trắc đạc, xây lắp,
cấp thoát nước... ): Là các kỹ sư chuyên ngành trắc đạc, xây dựng dân dụng và
công nghiệp, kiến trúc sư, cấp thoát nước... (phần lớn đã qua lớp đào tạo kỹ sư
tư vấn giám sát của Bộ Xây dựng). Ngoài ra, Nhà thầu chúng tôi còn bố trí
thêm số kỹ sư chuyên ngành khác để theo dõi, khớp nối với các phần việc
trong gói thầu.
+ Bộ phận khối lượng, kế hoạch: Là các kỹ sư kinh tế xây dựng có kinh nghiệm
trong công tác quản lý (hợp đồng, khối lượng, số lượng và chất lượng vật tư,...)
+ Bộ phận quản lý chất lượng (KCS): Là các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm
trong công tác quản lý (Chất lượng, giám sát các hoạt động trên công
trường...) ; có chứng chỉ Tư vấn giám sát.
+ Bộ phận phụ trách an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC và thi công
trong mùa mưa: Là các cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo công tác giám sát và
huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC...
+ Bộ phận quản lý xe máy, thiết bị thi công: Là các kỹ sư cơ khí có kinh nghiệm
trong công tác điều động và sửa chữa máy thi công.
+ Các bộ phận phục vụ khác: quản lý hành chính, kế toán, bảo vệ, y tế... đã có
đầy đủ kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+ Các tổ đội chuyên môn thi công trực tiếp, tổ nề, tổ thép, tổ cơ khí….. Đứng
đầu các tổ là các công nhân bậc cao đã qua đào tạo hoặc Trung cấp, cao đẳng
chuyên ngành.
 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ huy công trình :
A. Nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công chỉ đạo của lãnh đạo Công ty.
.


Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
-

-

-

-

-

Là đầu mối liên hệ công việc giữa công ty với Chủ đầu tư và các đơn vị liên
quan.
Trực tiếp giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong phạm vi công việc với Tư vấn
giám sát, Chủ đầu tư và các bên liên quan. Hoàn thiện các hồ sơ thủ tục liên
quan đến công việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, hoàn công, bàn giao
và đưa công trình vào sử dụng; bảo hành, bảo trì công trình.
Lập biện pháp thi công, kế hoạch thi công, tiến độ thi công….. trình Công ty
kiểm tra trước khi đệ trình Chủ đầu tư. Triển khai việc thực hiện các công việc
trên sau khi được sự thống nhất của Chủ đầu tư.
Lập các kế hoạch về vốn, cung ứng vật tư, điều động nhân lực…. để trình lãnh
đạo công ty một cách kịp thời. Triển khai thực hiện sau khi được sự đồng ý phê
duyệt của lãnh đạo công ty.
Tổ chức thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ….
Thực hiện nghiêm túc hệ thống nhận diện thương hiệu và thường xuyên duy trì,

kiểm tra sự phù hợp của hệ thống từ khi khởi công công trình cho đến khi bàn
giao công trình.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng và nội dung các yêu cầu công việc giao
cho các tổ đội, thầu phụ.

B. Quyền hạn:
- Đề xuất các giải pháp cung ứng vật liệu, nhân lực, biện pháp thi công, an toàn…
- Điều hành nhân lực thi công trong phạm vi của Ban chỉ huy.
- Kiểm soát, vận hành một cách hiệu quả xe máy, thiết bị thi công được công ty
cung cấp.
- Kiểm soát vật tư, thiết bị đưa vào thi công, lắp đặt:
- Kiểm soát khối lượng và chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật
xây dựng hiện hành, quy định của Công ty.
 Nhân sự bố trí đáp ứng hồ sơ năng lực:
2.1. Chỉ huy trưởng:
+ Là người trực tiếp tổ chức thi công công trường, chịu sự chỉ đạo, quản lý của
Đại diện Nhà thầu.
+ Là người điều hành chung trên công trường, chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi
công.
+ Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng kỹ mỹ thuật công trình.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp lập hồ sơ thủ tục về nghiệm thu thanh toán, kiểm tra
chất lượng và quyết toán bàn giao.
+ Là đầu mối liên hệ với đại diện Nhà thầu.
.

Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
+


+

Là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong công tác điều động nhân sự, lực
lượng lao động trực tiếp, kế hoạch mua sắm và cung ứng, điều động vật tư,
thiết bị thi công sử dụng cho công trình.
Chỉ huy phó công trường:
Làm việc theo yêu cầu của Chỉ huy trưởng. Thay mặt để điều hành công việc
khi Chỉ huy trưởng đi vắng.

2.2. Phụ trách chung về kỹ thuật công trường:
+ Là người chịu trách nhiệm triển khai các chỉ đạo của Chỉ huy trưởng công trình
đến các bộ phận trong suốt quá trình thi công.
+ Tham mưu cho Chỉ huy trưởng công trình về chất lượng, tiến độ và cách xử lý
các vấn đề kỹ thuật khi có sự cố xảy ra.
+ Tổng hợp các nội dung, yêu cầu phải trình trong quá trình thi công để xử lý
hoặc báo cáo Chỉ huy trưởng xử lý.
+ Tổ chức khớp nối giữa các vấn đề kỹ thuật giữa các bộ phận kỹ thuật chuyên
ngành cũng như khớp nối kỹ thuật với các nhà thầu khác của Chủ đầu tư
2.3. Cán bộ kỹ thuật giám sát, phụ trách thi công chuyên ngành (trắc đạc, kết cấu,
kiến trúc, cơ khí, điện và cấp thoát nước công trình…):
+ Đây là công trình có kiến trúc phức tạp, Nhà thầu chúng tôi bố trí các cán bộ
kỹ thuật trắc đạc có kinh nghiệm cao đáp ứng yêu cầu công việc. Bộ phận này
có nhiệm vụ quản lý và triển khai chi tiết trắc đạc tại công trình.
+ Cán bộ giám sát phần việc nào cần có chuyên môn về phần việc đó, các phần
việc thi công kết cấu phần xây lắp chúng tôi bố trí kỹ sư có chuyên môn, kinh
nghiệm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, tương tự chúng tôi bố trí kiến
trúc sư để giám sát các công tác thi công hoàn thiện, kỹ sư điện, nước, cơ khí
bố trí giám sát các công việc tương ứng và các kỹ sư chuyên ngành khác để
giám sát khớp nối kỹ thuật với các công việc thuộc gói thầu của Chủ đầu tư.

+ Nhiệm vụ của cán bộ giám sát Chịu trách nhiệm phụ trách trực tiếp phần kỹ
thuật và theo dõi giám sát toàn bộ quá trình thi công các phần việc.
+ Tham mưu cho chỉ huy trưởng công trình về chất lượng, tiến độ và cách xử lý
các vấn đề kỹ thuật khi có sự cố xảy ra.
+ Phối hợp với nhau để đảm bảo nhịp nhàng trong việc triển khai thi công toàn
bộ công trường.
+ Năng lực kinh nghiệm của các cán bộ này chúng tôi đã thể hiện đầy đủ tại phần
hồ sơ năng lực.
2.4. Bộ phận quản lý chất lượng (KCS):
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình, các thủ tục xây dựng cơ
bản, công tác nghiệm thu nội bộ.
.

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
+

+

+
+

Thực hiện giám sát quản lý các hoạt động trên công trường theo quy trình quản
lý chất lượng ISO 9001-2008 của Nhà thầu, thực hiện đúng các quy định kiểm
soát, mục tiêu, các cam kết mà Công ty đề ra cho các hoạt động chung của đơn
vị nói chung cũng như đối với công trình này.
Công tác kiểm soát này nhằm đảm bảo sự hoạt động trên công trường một cách
xuyên suốt, đảm bảo cho sự quản lý của Công ty đối với toàn bộ hoạt động của

công trường cũng như sự quản lý công trường của Chỉ huy trưởng.
Kiểm soát chất lượng vật tư, bán thành phẩm đưa vào công trường.
Đưa ra các hướng dẫn xử lý các vật tư sản phẩm không phù hợp nhằm đảm bảo
sự hoạt động nhịp nhàng trên toàn bộ công trường.

2.5. Các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành khác:
+ Thực hiện các công việc hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động của công trường, thực
hiện dưới sự quản lý của Chỉ huy trưởng. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kỹ
sư giám sát và các kỹ sư chuyên.
2.6. Bộ phận khối lượng, tiến độ, kế hoạch:
+ Quản lý hợp đồng.
+ Lập kế hoạch mua sắm và cung ứng: Vật tư, thiết bị... đúng chủng loại, chất
lượng, số lượng theo yêu cầu thi công.
+ Kiểm soát và quản lý khối lượng.
+ Lập kế hoạch, tiến độ thi công và kế hoạch tài chính của công trình. Thường
xuyên theo dõi tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vốn của công trình trong quá
2.7. Bộ phận quản lý xe máy, thiết bị thi công:
+ Chịu trách nhiệm điều động thiết bị theo yêu cầu của ban chỉ huy công trường.
+ Quản lý công nhân lái máy.
+ Quản lý, theo dõi công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.
+ Đưa ra các biện pháp để nâng cao khả năng làm việc của thiết bị.
2.8. Bộ phận phụ trách an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC và thi công
trong mùa mưa:
+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh
môi trường, PCCC và thi công trong mùa mưa.
+ Chịu sự điều động trực tiếp của Ban điều hành công trường.
+ Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC cho công nhân trên
toàn công trình trước khi vào tham gia thi công
+ Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với ban An toàn lao động của công ty về việc
thực hiện An toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC trên công trường.

.

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

2.9. Các bộ phận phục vụ khác: quản lý hành chính, kế toán, bảo vệ, y tế...:
+ Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ an ninh trật tự và đảm bảo sức khoẻ cho
người lao động trong suốt thời gian thi công.
2.10. Các đội, tổ thi công:
+ Tổ đội cốp pha: Đảm bảo công tác ván khuôn, dàn giáo theo yêu cầu tiến độ
+ Tổ đội cốt thép, cơ khí, hàn: đảm bảo công tác cốt thép, hàn, gia công cơ khí
+ Tổ đội cơ giới, vận hành máy: đảm bảo công tác vận hành thiết bị, sửa chữa
thiết bị, bảo dưỡng định kỳ, chịu sự quản lý của kỹ sư cơ khí.
+ Tổ cơ điện, điện nhẹ: gồm các công nhân có tay nghề thi công điện, nước và
lắp đặt thiết bị, hệ thống an ninh, mạng điện thoại, mạng lan. Tổ này chịu sự
quản lý trực tiếp của kỹ sư phụ trách điện, nước vừa triển khai công việc tốt,
vừa phối hợp đồng bộ với các bộ phận khác và các nhà thầu phụ khác của Chủ
đầu tư.
+ Tổ đội xây lắp thi công hoàn thiện khác: trần, sơn vôi matic, ốp lát… là các tổ
đội chuyên nghiệp của công ty, được điều động theo tiến độ công việc, chịu sự
quản lý trực tiếp của kỹ sư giám sát hoàn thiện và phụ trách kỹ thuật xây dựng
tại công trường.
+ Tổ đội vật tư: tính toán, cung cấp vật tư theo tiến độ công việc, chịu sự quản lý
trực tiếp của nhân viên vật tư và chỉ huy trưởng công trường.
+ Chúng tôi sẽ huy động một lực lượng công nhân kỹ thuật đúng chuyên ngành,
có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong thi công, ý thức kỷ luật tốt và tất cả đã
qua các khoá học tập, huấn luyện về an toàn lao động, kỷ luật lao động. Số
lượng công nhân kỹ thuật chuyên ngành đáp ứng đầy đủ cho công việc thi công

theo đúng tiến độ mà chúng tôi cam kết.
+ Do công trình nằm trên địa bàn công ty hoạt động chính nên đảm bảo việc điều
động nhân lực cũng như dự trữ nguồn nhân lực cho công trình để điều động
khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.
+ Đứng đầu mỗi tổ, đội thi công là các công nhân hoặc trung cấp đã qua đào tạo
chuyên nghành có kinh nghiệm. Trong mỗi tổ, đội đều có các công nhân kỹ
thuật bậc cao đã qua đào tạo có kinh nghiệm đóng vai trò nòng cốt.
2.11. Trình độ tay nghề của công nhân bậc cao:
+ Ngoài số lượng công nhân đáp ứng yêu cầu của hồ sơ năng lực yêu cầu chúng
tôi còn bố trí thêm số lượng công nhân bậc cao đã qua đào tạo có tay nghề cao
có kinh nghiệm thi công các phần việc chuyên môn như công tác thi công cốt
thép, công tác thi công hoàn thiện, công tác thi công lắp đặt thiết bị điện, nước,
các công tác gia công cơ khí…Các công nhân kỹ thuật này được đào tạo đúng
chuyên ngành và đã qua các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động, có
.

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

+

tác phong công nghiệp nên tổ chức công việc đảm bảo kỹ luật hiệu quả và an
toàn.
Số lượng cũng như các tại liệu chứng minh năng lực kinh nghiệm của các
nhân công bậc cao này chúng tôi thể hiện cụ thể tại phần hồ sơ năng lực của
nhà thầu.

3. Mối quan hệ giữa bộ phận quản lý tại trụ sở với bộ phận quản lý ngoài hiện

trường:
3.1 Tổ chức nhân lực thi công gián tiếp:
- Bộ phận quản lý tại trụ sở: Duyệt phương án tổ chức thi công, kiểm tra công tác
quản lý chất lượng kỹ thuật, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động và duyệt
các kế hoạch về tài chính.
- Bộ phận quản lý ngoài hiện trường đứng đầu là Chỉ huy trưởng công trường thực
hiện các nhiệm vụ:
+ Bố trí phù hợp các công việc thi công trên công trình.
+ Lập kế hoạch vật tư, thiết bị, tài chính.
+ Hướng dẫn chỉ đạo cho các tổ, đội trực tiếp thi công đảm bảo tiến độ và chất
lượng công trình.
Mối quan hệ giữa bộ phận quản lý tại trụ sở và bộ phận quản lý ngoài hiện
trường là mối quan hệ chỉ đạo, thực hiện và phản hồi.Bộ phận quản lý tại trụ sở
sẽ tiếp nhận và xử lý các thông tin ngoài hiện trường và đưa ra biện pháp tốt nhất
để giải quyết, chỉ đạo các bộ phận quản lý ngoài hiện trường thực hiện. Bộ phận
quản lý ngoài hiện trường thực hiện tổ chức thi công theo sự chỉ đạo của Chỉ huy
trưởng công trường và có phản hồi khi có bất cập xảy ra.
3.2 Tổ chức nhân lực thi công trực tiếp:
Mỗi tổ thi công đều có tổ trưởng đứng đầu, các tổ lớn thì sẽ có thêm tổ phó.
Trong tổ có nhiều công nhân với các bậc thợ cao thấp khác nhau để đảm bảo thi
công đồng bộ. Cán bộ kỹ thuật sẽ triển khai công việc qua tổ trưởng, tổ trưởng sẽ
phân công triển khai lại cho công nhân trong tổ. Cán bộ kỹ thuật sẽ giám sát công
việc với của tất cả các công nhân trong tổ và sẽ điều chỉnh công việc (nếu có)
thông qua tổ trưởng.
II. Lịch sử hình thành và phát triển:
1.

Lịch sử hình thành:

Công ty cổ phần VINACONEX 25 tiền thân là Công ty xây lắp số 3 Quảng Nam - Đà

Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 832/QĐ-UB ngày 13/4/1984 của UBND
tỉnh QN-ĐN cũ với nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp,
dân dụng, nông nghiệp trên địa bàn các huyện thị, xã phía Nam của tỉnh.
.

Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

.



Giai đoạn 1984 – 1997: Hình thành và vượt kho
Công ty Xây lắp số 3 trực thuộc sở Xây dựng Quảng Nam được thành lập, nguồn
lực chủ yếu xuất phát từ đội xây dựng số 3, Công ty Xây lắp công nghiệp & dân
dụng. Công ty ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ bao
cấp, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian đầu phụ thuộc vào
chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao; từ năm 1989, thời kỳ đầu của nền kinh tế hàng
hóa, công ty đã bắt đầu tìm kiếm thị trường tại tỉnh Quảng Ngãi; năm 1990, công
ty mở rộng thị trường đến tỉnh Quảng Bình. Hoạt động của công ty trong giai
đoạn này chủ yếu là nhận thầu thi công những công trình dân dụng và công
nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi.



Giai đoạn 1997 – 2002: Củng cố và xây dựng
Sau khi tỉnh nhà được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ, hoạt động sản
xuất kinh doanh bắt đầu khởi sắc từ những công trình tạo dựng cơ sở hạ tầng của

tỉnh, doanh thu năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước, việc làm ổn định,
đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện, nâng cao, uy tín, tên
tuổi của công ty trên địa bàn được khách hàng tín nhiệm.



Giai đoạn 2002 – 2004: Đổi mới và phát triển
Thực hiện chủ trương, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN theo tinh
thần Nghị quyết Hội nghị lần 3 BCH Trung ương Đảng khóa IX, Công ty Xây lắp
số 3 đã được UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định chuyển giao nguyên trạng
sang Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) từ ngày
21/11/2002 và đổi tên là Công ty Xây lắp Vinaconex 25. Được tiếp thêm sức
mạnh thương hiệu Vinaconex, Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động trên khắp
các tỉnh Miền Trung, tiếp cận và thi công những công trình có qui mô lớn, thâm
nhập vào lĩnh vực bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Giai đoạn này,
doanh thu hàng năm tăng trưởng mạnh, thương hiệu Vinaconex 25 bắt đầu lan tỏa
đến khách hàng gần xa. Cùng với sự phát triển về qui mô hoạt động sản xuất kinh
doanh, Công ty đã đầu tư mới máy móc thiết bị, đổi mới cơ chế quản lý, cấu trúc
lại bộ máy từ văn phòng công ty đến các đơn vị. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, thương hiệu Vinaconex 25 ngày
càng được khẳng định.



Giai đoạn 2005 – 2009: Vươn lên tầm cao mới
Thực hiện qui trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị định
số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ, ngày 17/11/2004 Công ty xây
lắp Vinaconex 25 đã chuyển thành Công ty cổ phần Vinaconex 25 tại Quyết định
số 1786/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.
Giai đoạn này, công ty đã phát triển cả về chất và lượng, hoạt động của doanh

nghiệp theo mô hình công ty cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước. Năm 2007,
lần đầu tiên công ty tiến hành phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 40 tỉ đồng
Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

và niêm yết trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Với phương châm hoạt động đa lĩnh vực, đa dạng hóa sản phẩm, cùng với việc áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào quá trình
quản lý sản xuất, nhờ đó mà tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển,
vị thế của công ty ngày càng được nâng cao góp phần vào sự phát triển bền vững,
mang lại lợi ích cho các cổ đông và người lao động.


Giai đoạn 2009 – đến nay: Đột phá
Nét nổi bật trong giai đoạn này là việc công ty đã ban hành trên 10 qui chế tập
trung vào việc phân cấp, phân quyền, quản lý, điều hành từ văn phòng công ty
đến các đơn vị, cụ thể như: qui chế Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các phòng
ban, đơn vị; tài chính, nhân sự, tiền lương, thi đua khen thưởng,… Qua đó tăng
cường tăng cường vai trò trách nhiệm mỗi cá nhân, bộ phận trong toàn công ty
làm việc bám sát chức trách, nhiệm vụ được giao; thể hiện tính nghiêm minh, kỹ
cương trong điều hành quản lý, thể hiện tính minh bạch ở mọi người, mọi cấp và
phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc.
Ngày 13/3/2012, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 đã chính thức
thông qua Nghị quyết, trong đó có nội dung chuyển trụ sở chính của công ty từ
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ra thành phố Đà Nẵng. Sự kiện này đánh
dấu một mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2010 –
2015
2.


Thành tựu:


Huân chương Hạng Nhất Nhì Ba



Cờ thi đua Chính phủ năm 2008



Đơn vị thi đua xuất sắc của TCT 2008



Phần thưởng Chất lượng công trình



Cờ Thi đua qua các Năm



Những Công trình đạt chất lượng



Giấy chứng nhận doanh nghiệp tiêu biệu Quảng Nam




Giải thưởng Sao Vàng Nam Trung Bộ 2007



Huân chương LĐ hạng nhì



Huân chương LĐ hạng ba
Phần II: NỘI DUNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

I. NHIỆM VỤ THỰC TẬP :
.

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

1. Mục tiêu :
Giúp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quát về công trình trong quá trình xây
dựng, bổ sung các kiến thức đã học được trong nhà trường. Nắm vững công tác giám
sát, tổ chức thi công, quá trình, phương pháp tổ chức tiến hành các công đoạn thi công
công trình và vấn đề an toàn lao động tại công trình.
2. Phương pháp :
Sinh viên đươc quan sát , hướng dẫn từng phân đoạn của công trình , tùy theo đặc
điểm của công trình mà sinh viên có thể biết về các công tác giàn giáo, công tác xây,
trát tường, các biện pháp hỗ trợ thi công và các phương tiện kĩ thuật sử dụng khi xây

dựng công trình.

II. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP

-

-

1. Dự án:
Tên dự án: Nhà điều hành sản xuất Công ty Lưới điện cao thế miền Trung.
- Tên gói thầu: Gói thầu số 01/XL - Thi công xây lắp phần xây dựng, hệ thống nước
và hệ thống chống sét.
Chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực Miền Trung.
2. Địa điểm xây dựng:
- Địa điểm xây dựng: Thửa đất 82, tờ bản đồ số 10, đường Nguyễn Hữu Thọ, Tổ 6
phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

-

3. Hiện trạng mặt bằng:
- Đây là khu vực nằm trong trung tâm thành phố, có đường giao thông thuận tiện.
Hệ thống kỹ thuật thành phố có thể sử dụng cho công trình thuận tiện như hệ thống
đường ống cấp, thoát nước - hệ thống điện cao thế.
Khu đất xây dựng hiện tại là khu đất trống, địa hình tương đối bằng phẳng.

.

Trang 11



BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

.

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

4. Quy mô xây dựng:
- Quy mô gói thầu: Công trình gồm khối 10 tầng. Kết cấu móng cọc, cột, dầm sàn
bê tông chịu lực ; Sàn mái BTCT; Tường nhà xây gạch, mastic sơn vôi ; Nền lát
gạch Granit và Ceramic; Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chống sét
- Diện tích khu đất : 1.308m2
- Diện tích sàn xây dựng : 5.784 m2
- Các tầng : hầm,1 đến 5 và 9 hoàn thiện theo đúng hồ sơ thiết kế
- Các tầng 6,7,8 : hoàn thiện phần bao quanh, nền, nhà vệ sinh, cầu thang, hệ
thống nước. Không thực hiện : hoàn thiện phần hệ thống tường, vách ngăn, cửa,
đóng trần bên trong, lắp đặt thiết bị vệ sinh.
- Tường rào cổng ngõ và sân đường nội bộ.
- Các hệ thống điện, điện thoại, mạng, camera, điều hòa thông gió, chữa cháy, báo
cháy, thang máy không thuộc phạm vi gói thầu này.
III. NỘI QUY, KỶ LUẬT, TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC.
Nội quy:
o Nhân viên phải đội nón bảo hiểm khi vào công trường.
o Ăn mặc chỉnh tề, xe ra vào đúng nơi quy định.
o Xếp gọn gàng các thiết bị, dụng cụ, vật tư.
o Dọn dẹp vệ sinh công trường sau khi thi công.
o Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi trong công trường.
o Nghiêm cấm nhân viên vi phạm quy trình thao tác khi sử dụng thiết bị cơ giới.

o Không được đấu nối dây diện và sử dụng thiết bị điện nếu không có sự cho phép của
cán bộ kỹ thuật.
o Nghiêm cấm sử dụng rượu bia, các chất cấm trước và trong quá trình làm việc.
o Không leo trèo nguy hiểm, khi làm việc trên cao phải đeo dây bảo hiểm cẩn thận.
o Nghiêm cấm ném, để vật dụng, dụng cụ bừa bãi.
.

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

o Thi công theo đúng bản vẽ và kỹ thuật theo sự chỉ huy của cán bộ kỹ thuật.
Điều lệ phòng cháy:
o Cấm hút thuốc trong công trường.
o Cấm mang lửa vào kho hoặc khu vực dễ cháy.
o Cấm nấu nướng trong kho và công trường (nấu nướng cho công nhân phải có khu vực
dành riêng).
o Công tác hàn điện, hơi phải có sự cho phép của ban chỉ huy công trường.
Tổ chức tổng mặt bằng công trình:
Việc tổ chức tổng mặt bằng xây dựng tương đối tốt mặc dù công trình nằm trong
thành phố nên diện tích bố trí vật liệu tương đối nhỏ.Vật tư, vật liệu được sắp xếp gọn
gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không để các vật tư,
vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào
chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại.
Vật liệu thải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước thường xuyên
được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.
IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.


Biện pháp an toàn lao động :

1.1 Quy định chung:
Để đảm bảo oan toàn cho người,máy móc thiết bị đơn vị thi công chấp hành đầy đủ
nghiêm túc các nội quy ,quy phạm kỹ thuật an toàn,bảo hộ lao động theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
1.2 Biện pháp cụ thể :
-Tại công trường xây dựng thành lập bộ máy hoạt động về công tác an toàn lao động,có
mạng lưới an toàn viên hoạt động có hiệu quả.
-Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra định kỳ về công tác bảo hộ và an toàn lao
động.
-Lập biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc,biện pháp được cấp trên duyệt và
đưa ra phổ biến,huấn luyện cho người trực tiếp thi công.
.

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

-Khi thi công phía dưới có lan can an toàn,lưới an toàn,làm việc ban đêm có đủ ánh
sáng
-Các thiết bị máy móc sử dụng được kiểm định,có đủ lý lịch máy và được cấp giấy phép
sử dụng theo quy định của Bộ lao động.
-Khi thi công phía dưới có lan can oan toàn,lưới an toàn,làm việc ban đêm có đủ ánh
sáng .
-Các thiết bị máy móc sử dụng được kiểm định,có đủ lý lịch máy và được cấp giấy phép
sử dụng theo quy định của Bộ Lao Động.
-Trong khi thi công,mọi người có đủ trang bị bảo hộ lao động như :Giầy vải,quần áo
bảo hộ lao động,mũ nhựa cứng..v.v...

-Trong thời gian làm việc tại hiện trường nghiêm cấm mọi người không được uống rượu
bia,hút thuốc,hoặc sử dụng bất cứ chất kích thích nào làm cho thần kih căng thẳng.
-Sử dụng đúng loại thợ,không được sử dụng chồng chéo,thợ vận hành máy có chứng chỉ
và có kinh nghiệm vận hành máy ít nhất là 1 năm.
-Tại công trường có cán bộ y tế trực hiện trường.Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động.
Do công trình tiếp giáp khá gần với các công trình lân cận,để công việc thi công đào
đất sau này được thuận lợi,tránh hiện tượng sụt lún của các khu vực xung quanh,Nhà
thầu sẽ cho tiến hành thi công hệ thống cừ chắn đất tại những vị trí tiếp giáp với công
trình.
1.3 Nhiệm vụ và trách nhiệm về an toàn lao động
a. Trách nhiệm của Chủ nhiệm công trình :
-Chịu trách nhiệm về an toàn lao động tại công trường.
-Giữ vai trò chủ tịch ban An toàn lao động tại công trường.
-Phân công công việc cho đốc công,giám sát viên về an toàn lao động.
-Sắp xếp việc kiểm tra máy móc,thiết bị tại công trường theo yêu cầu của các bên hữu
quan
-Tổ chức tuần tra,kiểm tra an toàn và kịp thời xử lý khi cần thiết.

.

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

b. Trách nhiệm của phụ trách bảo vệ
-Đóng góp lời khuyên cho ban điều hành về thủ tục an toàn dài hạn.
-Phát triển và giám sát chương trình an toàn cho công ty
-Thực hiện việc kiểm tra an toàn lao động để đánh giá việc thi hành tiêu chuẩn an toàn

lao động và thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động do ban điều hành về hoạch định chính
sách đề ra ,đề xuất biện pháp xử lý cho ban điều hành.
- Tham gia việc đào tạo các khóa an toàn lao động.
- Soạn thảo và cập nhập tiêu chuẩn an toàn.
- Thúc giục mọi người phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn lao động.
c. Trách nhiệm của nhân viên giám sát an toàn lao động :
-Vị trí là ở ngoài công trường,quan sát để ý các hành vi hay điều kiện làm việc thiếu an
toàn.
-Chuẩn bị báo cáo kiêm tra hàng ngày và tiếp tục xử lý các vụ việc
-Trong thời gian phụ trách an toàn vắng mặt,có thể đảm bảo nhiệm vụ của từng người
phụ trách.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác mà nội quy về an toàn lao động của công ty quy định.
d.Trách nhiệm của giám sát viên về công tác nâng:
e. Trách nhiệm của giám sát viên/đốc công công trình:
g. Trách nhiệm công nhân
2.

Biện pháp Phòng chống cháy nổ.

Biện pháp phòng cháy chữa cháy : (PCCC )
-Không sử dụng điện quá công suất.
-Không được mang chất nổ,chất dễ cháy vào khu vực thi công.
-chấp hành tốt nội quy,quy định về công tác PCCC
-Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành quy định về công tác an toàn về
PCCC....

.

Trang 16



BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

V. NỘI DUNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Sau 1 tháng thực tập công nhân (11/11/2013 đến 03/12/2013) tại công trường chúng
em được làm quen với hai công tác cơ bản: công tác xây và trát tường.
Ngoài ra chúng em còn học thêm một số nghề phục vụ cho ngành xây dựng như lát,
ốp, đắp vẽ,….Qua đợt thực tập này chúng em được làm quen và học hỏi các công việc
thực tế tại công trường…..so với vấn đề mà lý thuyết nêu lên trong giáo trình học tại
trường.
Sau đây là hai công tác cụ thể mà em đã được học và làm.

A.

CÔNG TÁC XÂY

Các loại vữa:
Thường thì xây dựng dựa theo thành phần công trình,loại công trình và sự tác động môi
trường. Căn cứ vào đó mà người ta phân ra các loại vữa xây cho phù hợp. Vữa được sử
dụng tại công trường phân ra 2 loại chính là vữa Mác 50 và 75:
- Cách pha trộn:
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát mịn Cát có mô đun độ lớn ML = 1,5
÷ 2,0.
1)

Mác vữa

.

Mã


Thành phần

Đơn

hiệu

hao phí

vị

25

50

75

100

B122 Xi măng

kg

124,01

230,02

320,03

410,04


Cát mịn

m3

1,16

1,12

1,09

1,05

2

3

4

5

Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Về gạch xây:
- Gạch xây được chia ra rất nhiều loại theo từng mục và đặc thù của công
trình khác nhau, trên công trường thực tập thì được chia ra hai loại gạch thẻ
và gạch 6 lỗ tròn.

- Loại gạch dung trong công tác xây tại công trường là gạch Đại Hiệp.
- Gạch làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao.
Thông tin chi tiết sản phẩm gạch 6 lỗ
Tên sản phẩm:
Gạch 6 lỗ tròn (R6T5)
Mã sản phẩm:
R6T5
Dài:
175 (mm)
Rộng:
80 (mm)
Cao:
120 (mm)
Trọng lượng:
1.8 (kg)
Thông tin chi tiết sản phẩm gạch thẻ
Tên sản phẩm:
Gạch thẻ (D6)
Mã sản phẩm:
D6
Dài:
175 (mm)
Rộng:
80 (mm)
Cao:
40 (mm)
Trọng lượng:
1.2 (kg)
2.1 Phương pháp xây:
a) Phương pháp gạt vữa: dung dao xây gạt bằng mạch vữa của các viên gạch vừa

xây, đồng thời xúc vữa dải lên chỗ định xây. Dùng dao xây gạt bằng lớp vữa và
dồn ép vữa lên mép viên gạch vừa xây xong làm thành mạch đứng. Dùng một tay
khác lấy gạch đặt lên chỗ vừa san vữa cho sát với thân dao, ấn gạch và rút dao
lên, rồi lấy cán dao gõ nhẹ vào mặt gạch để gạch dính chặt với vữa.
b) Phương pháp đẩy vữa: Rải vữa như phương pháp trên. Bắt đầu từ chỗ viên gạch
vừa xây xong chừng 5-6cm dùng viên gạch đẩy vữa hướng về phía đằng trước
thành mạch đứng, lấy tay ấn viên gạch xuống cho dính với vữa.
c) Phương pháp chèn vữa: được áp dụng khi xây các hàng gạch trong ruột tường
dày.
* Các loại tường xây:
2)

- Tường 10 (hay tường con kiến): chỉ đóng vai trò bao che, thường làm tường ngăn chia
trong nhà và tường bao với nhà khung BTCT.
+ Ưu điểm: nhẹ, thi công nhanh, đỡ tốn kém, tiết kiệm diện tích.
+ Nhược điểm: chống nóng, chống ồn, chống ẩm kém, không đảm bảo về mặt an ninh.

.

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

- Tường 20 (hay tường chịu lực): làm tường chịu lực với nhà không có kết cấu khung
BTCT, hoặc có thể sử dụng kết hợp với tường 10 làm tường bao che đối với nhà khung.
+ Ưu điểm: Chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt hơn tường 10, đảm bảo an ninh hơn.
+ Nhược điểm: Thi công chậm, tốn kém hơn, choán nhiều diện tích, nhất là với nhà có
diện tích nhỏ.
* Kĩ thuật xây các loại tường:

- Cách căng dây:
+ Căng dây đứng: tường có chức năng chia không gian các phòng với nhau do vậy mà
khả năng chịu lực của tường thay bằng các trụ cột.Khi xây tường thì phải phẳng và
thẳng. Trên công trường dùng máy kinh vĩ lấy tim của bức tường và được đánh dấu lên
cái cột bằng mực, dùng thước lấy đều ra 2 bên của tim cột khoảng cách là 110mm cho
tường 220mm, đánh dấu ở chân cột, đỉnh cột, ở trên đầu cột ta căng 2 dây thép nhỏ đi
qua các cột và các điểm ta vừa đánh dấu trên cột.
+ Căng dây ngang: Để căng chỉ ngang của hàng gạch tiếp theo, người công nhân phải
đặt 2 viên gạch ở 2 đầu bức tường sau đó căng dây dựa vào 2 viên gạch này.Khi tới
phần để cửa sổ và lanh tô của cửa sổ thì người thợ phải kiểm tra lại để đảm bảo độ
ngang bằng của khối xây, để sau này công tác lắp cửa được hoàn thiện hơn. Tường giữa
các cửa và cột phải bắt đầu và kết thúc bằng gạch xây mỏ. Kết cấu của ngôi nhà chịu
lực lớn nhất là cột và tường giữa 2 cửa chiều dài ít hơn 2.5 viên gạch, vì vậy phải xây
chúng bằng gạch viên chọn lựa. Đối với tường 110 và 210 thì cần dùng 4 chỉ đứng 2 chỉ
ngang và căng cả 2 bên chỉ tường. Ở những bức tường bắt góc phải căng tất cả các chỉ
đứng cần thiết để việc bẻ góc được chính xác.
- Chuyển gạch và xếp gạch: trước khi xây gạch phải được tưới no nước vì nếu gạch khô
thì khi xây gạch sẽ hút nước của vữa làm vữa chóng khô.
- Rải vữa: dùng dao xây hoặc bay đảo qua vữa sau đó dải lên mặt gạch, các mép ngoài
của viên gạch dải thành một lớp đủ để xây 1 viên gạch các lớp vữa phải được dải đều ở
các hàng gạch.
- Đặt gạch: các viên gạch của hàng ngoài cùng được xây trước sau đó đến viên gạch ở
phía trong. Sau khi dải vữa vào viên gạch cần xây người thợ cầm viên gạch ép vào lớp
vữa đã trải cách chỗ viên gạch 5-6cm.
Đầu tiên người thợ cầm nghiêng viên gạch rồi vừa điều chỉnh vừa đặt sát vào
viên gạch đã xây trước, thao tác này có tác dụng tạo nên mạch vữa đồng thời vữa được
chảy vào các phân rỗng của viên gạch. Sau đó ép viên gạch xuống lúc này vữa sẽ chảy
.

Trang 19



BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

ra 2 bên, người thợ xây phải dùng bay liếc vữa vào mạch xây để cho vữa chảy ra xung
quanh.
Sau khi hoàn thành khối xây người thợ dùng chổi quét qua bức tường vừa xây sót
lại bám thành cục mặt tường.
* Khối xây đúng kĩ thuật:
Mạch vữ phải đông đặc và kín các mạch vữa. Theo quy phạm mạch vữa thường
dày từ 0.8-1.2cm. Các lớp vữa cũng không nên quá dày sẽ làm yếu các khối xây.
- Lớp xây phải bằng nhau trên hàng xây phải ngang nhau trên mỗi mặt phẳng vì vậy
mỗi khối xây phải kiểm tra độ ngang bằng theo chiều cao ít nhất 2 lần.
- Khối xây phải thẳng đứng: để kiểm tra độ thẳng đứng của bức tường người ta dùng
quả dọi thép.
- Mặt khối xây phải thẳng người ta dùng thanh thước gỗ thẳng dài từ 2-2.5m để kiểm tra
độ phẳng của khối xây.
- Góc xây: phải vuông và thẳng đứng. Khối xây không được trùng mạch mà phải ngắt
quãng giữa các mạch đứng của hai hàng trên dưới cách nhau 1/4 viên gạch, trong hàng
ngang là 1/2 viên gạch.
B. CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG:
Để bảo vệ, tạo vẽ thẩm mỹ cho kết cấu tường, dầm……thì ta cần phải tiến hành tô
trát.
Có các loại trát như trát tường, trát lớp lót, trát lớp vữa nền, trát lớp vữa mặt, trát góc,
trát cạnh góc lồi, trát lớp mặt, trát cạnh góc lõm, trát dầm trần……
1. Chuẩn bị trát:
- Dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, nivô, dây nhợ…… Vật liệu là vữa xi măng mác 75 với
cấp phối thích hợp.
- Công việc trát được thực hiện sau khi các kết cấu cần tô đã được hình thành.
- Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề mặt cần trát cần phải

đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát; đối với tường thì cần phải
chờ cho tường khô mới trát.

.

Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

- vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát, nếu bề mặt gồ ghề, lồi lõm thì cần phải đục
đẽo hay đắp thêm tạo cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.
- Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa trát dính vào.
- Nếu bề mặt trát khô quá thì tưới nước vào.
- Trải bao ở phía dưới chân chổ trát nhằm tận dụng lại vữa rơi khi trát, tránh gây lãng
phí.
- Ngoài ra để tạo độ bám dính bề mặt tốt ta nên trát trước bề mặt kết cấu bằng một lớp
hồ dầu.
- Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn dáo và sàn công tác an toàn
trước khi trát.
- Thực hiện xong các công việc nêu trên ta gém hồ hay dùng đinh, gạch vỡ làm dấu lên
mốc, phái trên đầu và cuối bức tường trước, sau đó mới tiến hành các mốc phía trong.
Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường.Khoảng cách
các mốc về các phía phải nhỏ hơn thước tầm để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát.Mặt sàn
thao tác trên giàn dáo và mặt sàn dưới chân giàn dáo phải quét dọn sạch sẽ trước khi
tiến hành công việc.
* Cách trộn vữa:
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m 3 vữa xi măng cát mịn. Cát có mô đun độ lớn ML =
0,7 ÷ 1,4.
Mác vữa


.

Mã

Thành phần

Đơn

hiệu

hao phí

vị

25

50

75

B123 Xi măng

Kg

142,01

261,03

360,04


Cát mịn

m3

1,13

1,09

1,05

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

2

3

4

2. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi trát:
- Nhìn chung kỹ thuật trát các kết cấu là giống nhau chỉ có một số điểm riêng ta cần
phải lưu ý do tính chất của nó trên bề mặt nhằm tạo ra một lớp trát có chất lượng, đạt
yêu cầu.
- Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.
- Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.
- Chiều dày lớp trát từ 10 – 20mm, khi trát phải chia thành nhiều lớp mỏng từ 5-8mm.
Nếu trát quá dày sẽ bị phồng, dột, nứt thông thường chiều dày của một lớp trát nên

không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng
hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
- Thực hiện tuần tự 03 lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
- Dùng vữa xi măng mác 75.
- Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày
lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ
cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.
- Các lớp vữa trang trí thường có yêu cầu mỹ thuật cao.
- Phải kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát, tất cả
những chổ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép vữa xung
quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại. Mặt tường, bể sau khi trát không có khe nứt, gồ
ghề, nẽ chân chim hoặc vữa chảy.Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân
tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác.Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng,
sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước.Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng
hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sau
vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn giáo hay
trên cao.
.

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

- Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.
- Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do
vô tình tác động vào. Chú ý bảo dưỡng bề mặt trát, luôn giữ ẩm cho bề mặt trát trong 7
đến 10 ngày.
- Trong quá trình tô trát nếu phát hiện trong vữa có thành phần hạt lớn như đá, sỏi… cần

phải loại bỏ ngay.
- Tận dụng lại vữa rơi bên dưới đã có vật lót để trát tiếp.
Thông thường các tổ đội xây cũng đảm nhận luôn cả phần trát. Nguyên tắc tổ chức nhìn
chung không khác xây là mấy.

VI. VĂN BẢN VỀ TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TÁC XÂY-TRÁT.

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 18/2006/QĐ-BXD NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM
2006
VỀ VIỆC BAN HÀNH TCXDVN 303 : 2006 "CÔNG TÁC HOÀN
THIỆN
TRONG XÂY DỰNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU"
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
- Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam:
.

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

TCXDVN 303 : 2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu
Phần II: Công tác trát trong xây dựng
Phần III: Công tác ốp trong xây dựng

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
Điều 3. Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Liên

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
TRONG XÂY DỰNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Phần II. Công tác trát trong xây dựng
Finish works in construction- Execution and acceptance
Part 2 . Plastering work
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và hướng dẫn trình tự để thi công,
kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của công tác trát trong các công trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
2.1. TCVN 4314: 2003 Vữa xây dựng- Yêu cầu kỹ thuật.
2.2. TCVN 3121: 2003 Vữa xây dựng- Phương pháp thử
.

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

2.3. TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối- Quy phạm thi
công và nghiệm thu.
2.4. TCVN 4452: 1987 Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép- Quy phạm thi công và

nghiệm thu.
2.5. TCVN 4085:1985 “Kết cấu gạch đá-Quy phạm thi công và nghiệm thu”
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Vật liệu chế tạo vữa trát: Chất kết dính (xi măng, vôi…), cát, đá hạt lựu, bột đá, bột
màu, các chất tạo mầu, phụ gia (chất chống thấm, chất chống ăn mòn...) dùng để chế tạo
vữa trát.
3.2. Nền trát: Bề mặt của kết cấu sẽ được trát.
3.3. Mặt trát: Bề mặt lớp trát.

4. Công tác trát
4.1. Yêu cầu kỹ thuật
4.1.1. Công tác trát nên tiến hành sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt mạng dây
ngầm và các chi tiết có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện, điện thoại,
truyền hình, cáp máy tính…
4.1.2. Bề mặt nền trát cần được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc, tẩy sạch dầu mỡ bám
dính và làm sạch.
4.1.3. Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, sử lý cho phẳng bề mặt nền trát.
4.1.4. Vữa dùng để trát phải lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của công trình,
thích hợp với nền trát và lớp hoàn thiện, trang trí tiếp theo.
4.1.5. Vữa trát phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
4314:2003 và tiêu chuẩn TCVN 3121:2003
4.1.6. Trong trường hợp lớp vữa trát có chức năng làm tăng khả năng chịu lửa hoặc cách
âm, cách nhiệt, vật liệu sử dụng và quy trình chế tạo vữa trát cần được tuân thủ nghiêm
ngặt theo đúng yêu cầu của thiết kế và nhà cung cấp.
.

Trang 25



×