Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua bán ngoại tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của công ty cp xuất nhập khẩu an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.49 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------

TIỂU LUẬN:

KINH DOANH NGOẠI HỐI
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN MUA BÁN NGOẠI TỆ PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN
GIANG

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các giao dịch thương mại không chỉ
đơn thuần trong nội bộ một quốc gia mà giữa các quốc gia khác nhau với nhiều đồng tiền
khác nhau. Rủi ro tỷ giá, lãi suất, kinh tế, chính trị… khiến nhiều cá nhân cũng như
doanh nghiệp có nhu cầu bảo vệ tài sản giá trị của mình bằng cách chuyển một số rủi ro
khó kiểm soát đến nơi có thể chấp nhận mức rủi ro đó và quản lý được chúng. Trước tình
hình này nhu cầu về giao dịch các sản phẩm phái sinh lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Thông qua việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như trong hơp đồng kỳ hạn, hợp đồng
tương lai, hợp đồng quyền chọn… các rủi ro khó kiểm soát trong đó có rủi ro tỷ giá đã
được chuyển giao cho các công ty dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro.
Ngày nay thị trường phái sinh thế giới đã có bước tiến mạnh mẽ, vươn lên trở thành


phân khúc lớn nhất của thị trường tài chính. Tuy nhiên con số này ở Việt Nam rất ít được
nhắc tới bởi vì quá khiêm tốn, và chỉ dừng ở một phạm vi hẹp các ngành nghề xuất khẩu
như cà phê, gạo… Đối với gạo – một trong những ngành nghề xuất khẩu mũi nhọn
của nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro cho doanh
nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu

2


Bài tiểu luận phân tích thực trạng sử dụng công cụ tài hính phái sinh trên thị trường
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, từ đó đưa ra được những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ này đối với công tác phòng ngừa
rủi ro tỷ giá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hợp đồng kỳ hạn
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi Công ty CP xuất nhập khẩu An Giang
4. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp: phân tích diễn giải, so sánh kết hợp với
phương pháp thống kê tổng hợp.
5. Kết cấu tiểu luận

Chương 1: Khái quát chung về thị trường tài chính phái sinh và hợp đồng kỳ hạn
Chương 2: Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn phòng ngửa rủi ro tỷ giá tại Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu An Giang
Chương 3: Hạn chế khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn và đề xuất giải pháp
Do thời gian hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất
mong có sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn.


3


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI
SINH VÀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
1. Giới thiệu khái quát về thị trường tài chính phái sinh

Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các loại
chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một loại tài sản
tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài
chính khác, gọi là tài sản cơ sở (underlying asset). Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá,
ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Các loại công cụ tài chính phái sinh bao
gồm:
• Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
• Hợp đồng hoán đổi (swaps)
• Hợp đồng tương lai (futures)
• Quyền chọn (options)
Các loại hợp đồng phái sinh được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát triển
và giao dịch hàng hóa và giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường trái phiếu, thị
trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối. Phần tiếp theo của bài này sẽ xem xét chi tiết
hơn một trong những loại hợp đồng tài chính phái sinh, đó là hợp đồng kỳ hạn. Các loại
hợp đồng phái sinh khác bao gồm hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng
quyền chọn.
2. Hợp đồng kỳ hạn

Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn
vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay
tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh
toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi

là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá
kỳ hạn.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay
thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong
hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua
bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
4


Ví dụ: Vào ngày 1/09/2006, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 1 tấn gạo với kỳ
hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/12/2006) với giá 7.000đ/kg. B được gọi là người bán trong
hợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng B phải bán cho A
một tấn gạo với giá 7.000đ/kg và A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó, cho dù giá gạo
trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ
sở như hàng hóa, chứng khoán và ngoại tệ nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có hợp đồng
kỳ hạn dựa trên cơ sở giao dịch ngoại tệ là phổ biến và chính thức được phép giao dịch từ
năm 1998.
3. Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối
3.1. Giới thiệu chung

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc
chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp
đồng. Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro
hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. Với tư cách
là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu
nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên
thị trường.
Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa
quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập

khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách
đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân
hàng và khách hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.
Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này.
Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà
nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số
17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quy chế này giao dịch hối đoái
kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ
theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Quy chế
này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng
đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận
với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành
của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
5


Hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998,
nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là
khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ
giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm
giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với
hoạt động nhập khẩu. Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại
ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ
hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo
ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm
soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ
giá. Tuy vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu nên làm quen với loại giao dịch
này càng sớm càng tốt.
3.2. Tỷ giá kỳ hạn


Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác
định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được
xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Gọi:
• F là tỷ giá kỳ hạn
• S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND
• r là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND
• rf là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD
Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: F = S(1 + r)/(1+ rf) (1).
Công thức (1) dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity – IRP). Lý
thuyết này nói rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch
tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng
hợp đồng kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất.
Chúng ta có thể sử dụng lý thuyết này để chứng minh công thức (1). Chẳng hạn
nếu lãi suất ngắn hạn ở VND cao hơn lãi suất ngắn hạn ở Mỹ thì, theo IRP, đồng tiền Việt
Nam (VND) sẽ giảm giá so với USD đủ để ngăn chận các nhà kinh doanh chênh lệch giá
di chuyển vốn từ Mỹ sang Việt Nam và sử dụng thị trường kỳ hạn để “khóa chặt” khoản
thu nhập từ kinh doanh chênh lệch lãi suất. Trong trường hợp này nhà kinh doanh chênh
lệch giá sẽ thực hiện một số giao dịch như sau:
• Bỏ ra một số tiền là p dollar Mỹ
6


• Đổi sang VND theo tỷ giá giao ngay S sẽ được pS đồng
• Đầu tư pS đồng trên thị trường tiền tệ Việt Nam với lãi suất r và thu lại pS(1 + r) đồng
khi đáo hạn
• Chuyển số VND thu được sang dollar Mỹ theo tỷ giá có kỳ hạn F được p(1 + r)S/F
dollar Mỹ.
Nếu không di chuyển vốn sang Việt Nam nhà kinh doanh sử dụng p dollar Mỹ đầu tư trên
thị trường tiền tệ ở Mỹ với lãi suất rUSD và thu được p(1 + rUSD) dollar Mỹ khi đáo hạn.
Nếu p(1 + r)S/F > p(1 + r f) thì các nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ di chuyển vốn đầu tư

sang Việt Nam. Do đó, để ngăn chận không cho các nhà kinh doanh chênh lệch giá thu lợi
nhuận trời cho, chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ phải được bù đắp bởi chênh lệch
tỷ giá trên thị trường hối đoái sao cho thị trường luôn ở trạng thái cân bằng, tức là:
p(1+ r)S/F = p(1 + rf)
⇒ F = S(1 + r)/(1 + rf) (2)
Nếu tổng quát hóa công thức (2) cho hai loại tiền tệ bất kỳ nào đó, thay vì cho USD và
VND, ta sẽ được công thức (1). Nói chung tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ giá giao
ngay và lãi suất đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất
đồng tiền định giá có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá. Dựa vào công
thức (1), chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1. Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá: r > r f => 1+r > 1+ry
=> (1+r)/ (1+rf) >1 => F > S . Khi đó người ta nói có điểm gia tăng tỷ giá có kỳ hạn.
2. Nếu lãi suất đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá: r < r f => 1+r < 1+rf
=> (1+r)/ (1+rf) <1 => F < S . Khi đó người ta nói có điểm khấu trừ tỷ giá có kỳ hạn.
3. Kết hợp hai trường hợp trên chúng ta thấy rằng tỷ giá có kỳ hạn có thể tóm tắt như sau:
F = S + Điểm kỳ hạn, trong đó điểm kỳ hạn có thể dương hoặc âm và được xác định dựa
trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền định giá và yết giá.
Từ những nhận xét trên đây, một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chẳng hạn như
Ngân hàng Á Châu, đưa ra cách tính tỷ giá có kỳ hạn của họ như sau:
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
Ở đây, có hai trường hợp xác định tỷ giá có kỳ hạn: tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá bán có
kỳ hạn. Để tiện việc tính toán, chúng ta đặt:
7


• Fm, Sm lần lượt là tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay
• Fb, Sb lần lượt là tỷ giá bán có kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay
• Ltg(VND), Lcv(VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đồng Việt Nam
• Ltg(NT), Lcv(NT) lần lượt là lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ.
• N là số ngày của hợp đồng có kỳ hạn

Chúng ta có các công thức xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán kỳ hạn thường được áp dụng
trong thực tiễn giao dịch như sau:

Trong công thức (3) và (4) trên đây, người ta giả định năm tài chính có 360 ngày và lãi
suất được tính theo %/năm.
4. Sử dụng giao dịch kỳ hạn phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Nguyên tắc chung khi sử dụng công cụ kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là thông
qua hoạt động mua bán ngoại tệ kỳ hạn để chốt tỷ giá trong tương lai từ đó cố định thu
chi bằng ngoại tệ khi quy đổi ra nội tệ.
Với công ty xuất khẩu, nếu hợp đồng gốc là khoản phải thu bằng ngoại tệ trong tương
lai thì rủi ro tỷ giá hối đoái mà doanh nghiệp phải gánh chịu là khi ngoại tệ mất giá, khi
đó số ngoại tệ mà doanh nghiệp thu được sẽ đổi được số nội tệ ít hơn. Trường hợp công
ty nhập khẩu cần ngoại tệ để trả tiền hàng( khoản phải trả) thì rủi ro tỷ giá xảy ra khi
ngoại tệ tăng giá, khi đó doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để mua ngoại tệ cho
các khoản phải trả
Do đó, phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng sử dụng hợp đồng kỳ hạn có thể chia thành: phòng
vệ khoản phải thu và phòng vệ khoản phải trả
8


Nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch rất phổ biến trên thị trường giao dịch qua quầy
OTC (over – the - counter), do đó thỏa mãn được hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm
rủi ro, mà chủ yếu là các ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu.
4.1. Phòng vệ khoản phải thu
4.1.1. Trường hợp 1: Không có ngân hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài thu ngoại tệ trong tương lai. Để phòng
ngừa rủi ro giá ngoại tệ trong tương lai giảm, doanh nghiệp tiến hành bán kỳ hạn ngoại tệ,
có thể bán một phần hoặc bán toàn bộ ngoại tệ, chốt giá bán. Thời gian đáo hạn của hợp

đồng kỳ hạn tương ứng với thời gian doanh nghiệp nhận được khoản phải thu.
Đến thời điểm đáo hạn, doanh nghiệp thu ngoại tệ và thực hiện hợp đồng kỳ hạn, thu
về nội tệ theo tỷ giá đã thỏa thuận trước trong hợp đồng.
Ví dụ: Một công ty Mỹ xuất khẩu hàng sang Anh ngày 1/ 4 và sẽ nhận 1000 bảng
Anh vào ngày 1/ 7.Giả sử tỷ giá USD/GBP hiện nay là 1.5. Doanh nghiệp không chắc
chắn về tỷ giá sau 3 tháng nữa nên, nếu tỷ giá USD/GBP giảm thì doanh nghiệp lỗ, nếu
tăng thì doanh nghiệp lãi. Để đảm bảo chắc chắn số USD sẽ thu được đổi ra từ GBP,
doanh nghiệp sẽ ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng, ngày đáo hạn là 1/7,tỷ giá kì hạn là
1.52. Với việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn như vậy, nhà xuất khẩu sẽ cố định được tỷ giá
USD/GBP sau 3 tháng và thu về số nội tệ cố định là 1000 x 1.52 = 1520 USD dù cho tỷ
giá thanh toán vào ngày đáo hạn là bao nhiêu đi nữa.
4.1.2. Trường hợp 2: Có ngân hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ trong tương lai. Để phòng vệ rủi ro tỷ giá sẽ
giảm, doanh nghiệp đến ngân hàng A ký một hợp đồng bán ngoại tệ. Ngân hàng A sẽ thực
hiện các hoạt động nghiệp vụ trên thị trường liên ngân hàng
 Tại thời điểm hiện tại:
 Ngân hàng A vay ngoại tệ với lãi suất cho vay r f do ngân hàng cho vay công









bố.
A bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay S ở hiện tại thu được nội tệ.
Dùng nội tệ để đầu tư với lãi suất cho vay r do A công bố

Từ S, r, rf xác định được tỷ giá kỳ hạn
Tại thời điểm đáo hạn
Ngân hàng A nhận tiền từ doanh nghiệp đã ký hợp đồng kỳ hạn
Dùng số tiền đó để trả khoản nợ vay
Tất toán khoản đầu tư bằng nội tệ
Chuyển khoản nội tệ cho doanh nghiệp theo tỷ giá kì hạn đã thỏa thuận
9


Ví dụ: Một công ty Đức xuất khẩu sang Anh và sẽ thu 1000 bảng Anh sau 3 tháng, số
liệu được cho như sau.
Bảng 1
GBP/EUR
Bid
Spot

Ask

Interest rate
EUR(%)
Borrowing Lending

Interest rate
GBP(%)
Borrowing

Lending

0.6706 0.6724


3 month

3.8000

3.8500

5.4400

5.4800

Vì công ty Đức sẽ thu được ngoại tệ là GBP nên để phòng ngừa GPB giảm giá, công
ty Đức đến ngân hàng A ký hợp đồng kì hạn 3 tháng bán GBP.
- Tại thời điểm hiện tại:
Ngân hàng A sẽ đi vay GPB với lãi suất 5,48%, là lãi suất cho vay của ngân hàng
khác công bố. Sau đó A đổi ra EUR với tỷ giá 0.6724 được 1487 EUR, dùng 1487 EUR
đầu tư trong nước với lãi suất cho vay là 3.85%
 Từ đó tính được tỷ giá kỳ hạn là F=0.6724.[(1+5.48%)/(1+3.85%)]0.25=0.6751

- Tại thời điểm đáo hạn:
Ngân hàng nhận 1000 GBP từ doanh nghiệp xuất khẩu
Nợ gốc và lãi phải trả từ khoản vay là 1013GBP
Trả EUR cho doanh nghiệp theo tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn là: 1481EUR
Thu EUR từ khoản đầu tư là 1501 EUR
Vậy lỗ GBP là: 13 GBP
Lãi từ EUR là 20USD
4.2. Phòng vệ khoản phải trả
4.2.1. Trường hợp 1: Không có ngân hàng








Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Do đó doanh nghiệp sẽ phải trả
cho công ty nước ngoài một khoản ngoại tệ. Rủi ro xảy ra khi ngoại tệ tăng giá, khi đó
doanh nghiệp sẽ cần nhiều nội tệ hơn để đổi ra đủ ngoại tệ trả cho nước ngoài. Để phòng
10


ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp sẽ tiến hành mua kỳ hạn ngoại tệ để chốt tỷ giá trong
tương lai, cố định số nội tệ cần thiết để mua ngoại tệ cho việc thanh toán.
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng từ Mỹ, sau 6 tháng phải thanh toán 1000
USD,tỷ giá hiện tại là 22.000 VND/USD nếu sau 6 tháng giá USD giảm thì doanh nghiệp
Việt Nam có lợi, tăng thì doanh nghiệp bị thiệt. Để phòng vệ rủi ro thì doanh nghiệp ký
hợp đồng kỳ hạn mua USD ở tỷ giá 22.200VND/USD, và cố định số tiền VND cần bỏ ra
để mua USD là 22.200 x 1000=22.200.000 VND
4.2.2. Trường hợp 2: Có ngân hàng

Khi doanh nghiệp nhập khẩu cần ngoại tệ thanh toán sẽ phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng
cách đến ngân hàng ký một hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ.
- Tại thời điểm hiện tại
Ngân hàng vay nội tệ với lãi suất r là lãi suất cho vay mà ngân hàng khác công
bố.
 Mua ngoại tệ với tỷ giá giao ngay và đầu tư số ngoại tệ với lãi suất r f
 Tính được tỷ giá kì hạn F


- Tại thời điểm đáo hạn:






Thu nội tệ từ doanh nghiệp đã ký hợp đồng kì hạn với tỷ giá đã thỏa thuận
Tất toán khoản vay nội tệ
Thu ngoại tệ từ khoản đã đầu tư
Giao số ngoại tệ mà doanh nghiệp đã mua

Ví dụ: Đức nhập khẩu hàng hóa từ Anh và cần 1000 GBP để thanh toán sau 3 tháng
tới. Sử dụng số liệu như trong bảng 1.
-Tại thời điểm hiện tại:
Ngân hàng đi vay 1491 EUR với lãi suất 3.85% là lãi suất cho vay do ngân hàng khác
công bố. Sau đó mua GBP được 1000GBP với tỷ giá giao ngay là 0.6706. Dùng 1000
GBP đầu tư với lãi suất cho vay là 5,44%
Tỷ giá kì hạn là : 0.6706.[(1+5.44%)/(1+3.85%)]0.25=0.6732
- Tại thời điểm đáo hạn:




Thu EUR từ doanh nghiệp theo tỷ giá kì hạn là 1485EUR
Trả khoản vay bằng EUR là 1505EUR
Thu GBP từ hoạt động đầu tư được 1013 GBP
11


 Giao 1000 GBP cho doanh nghiệp nhập khẩu
 Vậy lãi từ GBP là 13GBP
 Lỗ từ EUR là 20EUR


12


CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN PHÒNG NGỬA RỦI RO
TỶ GIÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
1. Giới thiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
1.1. Giới thiệu

Được thành lập ngày 23/07/1976 và cổ phần hóa ngày 01/01/2008, Angimex1 là
một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lương thực, vật tư nông
nghiệp, thương mại dịch vụ,… với ngành hàng chủ lực là lúa, gạo. Hơn 35 năm kinh
nghiệm hoạt động kinh doanh, Angimex rất tự hào đã được các khách hàng khó tính từ
các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á,… cũng như khách hàng trong nước tin tưởng
và chấp nhận.
1.2. Lịch sử hoạt động của công ty

Năm 1976:
Ngày 23 tháng 7, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76
thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – Angimex.
Tháng 9/1976, Angimex chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1992:
Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
Năm 1998:
Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.
Năm 2007:
Angimex góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ
thống siêu thị.
Năm 2008:
Angimex chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị
trường với sự hợp tác giữa Angimex và Saigon Co.op.
Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy
nhiệm.
Năm 2009:
Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của Angimex ra mắt thị trường nội địa.
Angimex giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính
hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu.
1 các thuật ngữ Angimex ở dưới đây được chúng tôi thay thế cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang

13


Năm 2011:
Khai trương Cửa hàng TM – DV Angimex tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Chế Biến Lúa Gạo Angimex Bình Thành
tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đại hội đồng cổ đông quyết nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh doanh
lúa giống và sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2012:
Các đại lý bán gạo Angimex (thông qua hình thức hợp tác giữa Angimex và
các hộ kinh doanh) bắt đầu hoạt động. Kết thúc năm 2012, đạt 80 đại lý
Niêm yết 18,2 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán AGM tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
1.3. Các dòng sản phẩm
- Gạo xuất khẩu
- Gạo nội địa
- Xe máy Honda và dịch vụ sử chữa
- Lúa giống, vật tư nông nghiệp

2. Phân tích tình hình biến động tỷ giá USD ảnh hưởng đến lợi nhuận của Angimex

Sau lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào tháng 1, tỷ giá USD/VNĐ giữ
được múc ổn định nhờ các yếu tố cơ bản hỗ trợ duy trì tỷ giá như: cán cân tổng thể thặng
dư 2,8 tỷ USD trong quý I/2015; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn ở mức
khá; dự trữ ngoại hối lớn (hơn 36 tỷ USD),… Song từ cuối tháng 4/2015, nhiều yếu tố áp
lực đã xuất hiện:
(1) Nhập siêu tăng vọt trong tháng 4/2015 đưa tổng nhập siêu 4 tháng đầu năm lên
khoảng 3 tỷ USD.
(2) Đồng USD tiếp tục tăng giá nhanh so với một số đồng ngoại tệ mạnh khác.
(3) Tâm lý của thị trường sau khi Vietcombank mua vào 1 tỷ USD trái phiếu Chính
phủ - đây là lần đầu tiên Chính phủ phát hành trái phiếu riêng lẻ bằng đồng ngoại tế;
đồng thời Chính phủ yêu cầu đề xuất cơ chế cho ngân sách ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại
tệ. Theo đó, tỷ giá trên thì trường đã liên tục tăng cao đặc biệt từ ngày 4/5/2015. Trước
tình hình này, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% (lần điều chỉnh thứ 2) lên mức
21.673 VNĐ/1USD. Tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng được phép dao động trong
khoảng 21.456-21.890 đồng một đôla Mỹ.
14


Tuy nhiên, khác với những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây, giá USD thay vì ổn định
và chững lại ở một mức chung, ở lần điều chỉnh này, chỉ trong vòng 1 tuần sau điều
chỉnh, tỷ giá lại tiếp tục áp sát trần giao dịch mới áp dụng. Tỷ giá USD/VNĐ xác lập xu
hướng tăng và dao động trong biên độ rộng 21350-21850. Tại thời điểm cuối tháng
6/2015, tỷ giá USD/VNĐ vào khoảng 21820 – tăng gần1,9% so với cuối năm 2014 –
mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua (năm 2012: giảm 1,9%, năm 2013: tăng 1,2%,
năm 2014: tăng 1,7%). Tình trạng này có nguyên nhân một phần là từ tâm lý, phần khác
là do nhu cầu trong điều kiện đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường thế giới.
Tính đến ngày 15/6/2015, tỷ giá tại các NHTM tiếp tục bán ra ở mức cao, trung bình
khoảng 21.830 đồng/1 USD

3. Phân tích kết quả kinh doanh và lợi nhuận của Angimex
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu

năm 2015
Bảng 2: Doanh thu, lãi gộp qua các năm của Angimex
Chỉ tiêu
Doanh thu
thuần
Giá vốn hàng
bán
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp

2013

2014

2015(6 tháng đầu
năm)

1,382,966

1,316,498

734,683

1,309,540 1,238,742
73,426
77,756
5.31%

5.91%
(Đơn vị: triệu đồng)

694,630
40,053
5.45%

Qua bảng trên ta thấy doanh thu củ Angimex giảm từ năm 2013 đạt 1.382 tỷ đồng
xuống còn 1.316 tỷ đồng năm 2014, 6 tháng đầu năm 2015 có doanh thu khá cao đạt 734
tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ các năm trước. Với những khó khăn về cạnh tranh giá xuất
khẩu gạo với các nước như Thái Lan, Campuchia tình hình xuất khẩu gạo năm 2014 có
xu hướng giảm, trong 6 tháng đầu năm năm 2015 khi tỷ giá USD/VNĐ tăng, tạo lợi thế
về giá cho doanh nghiệp nên doanh thu từ xuất khẩu gạo tăng so với cùng kỳ các năm
trước.
3.2. Kim ngạch xuất khẩu gạo

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm của Angimex
15


Kim ngạch xuất khẩu gạo của Angimex giảm từ năm 2013 đạt 66.07 triệu USD
xuống còn 62.27 triệu USD trong năm 2014, và 6 tháng đầu năm 2015 đạt 34.58 triệu
USD. Hiện tại công ty chỉ có hoạt động xuất khẩu gạo vì vậy ta chỉ xét giá cả, số lượng
USD đến doanh thu trong những năm qua của công ty.
3.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến doanh thu, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp

Từ kim ngạch xuất khẩu cùng tỷ giá USD/VNĐ qua cac năm ta có thể tính được doanh
thu của công ty. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
Tỷ giá USD/VNĐ

Kim ngạch xuất
khẩu(USD)
Doanh thu(triệu
VNĐ)

2013
20,932

2014
21,141

2015(6 tháng đầu
năm)
21,246

66,069,463

62,272,67

34,579,827

1,382,966

1,382,966

1,403,712

Bảng: Biến động số lượng và giá cả USD qua các năm
3.4. Ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp (chỉ xét năm


2014)
Để phân tích sự biến động của tỷ giá đến lợi nhuận xuất khẩu gạo của công ty ta sẽ
cố định số lượng USD để phân tích sự thay đổi của tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến doanh
thu của doanh nghiệp. Chọn mức tỷ giá trung bình năm 2014 là 21,141VNĐ. Ta có bảng
về sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty:
Thay đổi
tỷ giá

Tỷ giá

-5%

20084

-4%

20295

-3%

20507

-2%

20718

-1%

20930


Doanh thu
1,250,673,096,815
1,263,838,076,781
1,277,003,056,748
1,290,168,036,714
1,303,333,016,681

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp

% thay đổi
lợi nhuận
gộp

1,238,742,686,366

11,930,410,449

-85%

1,238,742,686,366

25,095,390,415

-68%

1,238,742,686,366

38,260,370,382


-51%

1,238,742,686,366

51,425,350,348

-34%

1,238,742,686,366

64,590,330,315

-17%

16


0%

21141

1%

21352

2%

21564


3%

21775

4%

21987

5%

22198

1,316,497,996,647
1,329,662,976,613
1,342,827,956,580
1,355,992,936,546
1,369,157,916,513
1,382,322,896,479

1,238,742,686,366

77,755,310,281

0%

1,238,742,686,366

90,920,290,247

17%


1,238,742,686,366

104,085,270,214

34%

1,238,742,686,366

117,250,250,180

51%

1,238,742,686,366

130,415,230,147

68%

1,238,742,686,366

143,580,210,113

85%

Như vậy, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, với
giá vốn hàng bán giữ nguyên khi tỷ giá thay đổi tăng hoặc giảm 5% thì lợi nhuận gộp
tăng hoặc giảm 85%. Từ đó ta thấy được sự tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh
xuất khẩu gạo của công ty. Nhưng tỷ giá là yếu tố vĩ mô, bên ngoài công ty, do đó công ty
không thể nào tác động đến nó được mà chỉ còn cách biết thích ứng với nó. Cho nên công

ty cần phải có giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro bất lợi do tỷ giá đem lại. Giải pháp
nhằm giúp công ty phòng ngừa rủi ro tỷ giá được trình bày trong phần sau.
4. Cách triển khai hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro ngoại tệ của Công ty CP

An Giang
4.1. Mục đích và chính sách quản lý rủi ro ngoại tệ của Công ty
Rủi ro ngoại tệ là rủi ro mà giá trị hợp lý của các dòng tiền trong tương lai của
một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Công ty chịu
rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Công ty có rủi ro ngoại tệ do thực hiện bán hàng hóa bằng đơn vị tiền tệ khác với
đơn vị tiền tệ kế toán của công ty. Công ty quản lý rủi ro ngoại tệ bằng cách xem xét tình
hình thị trường hiện hành và dự kiến khi Công ty lên kế hoạch bán hàng hóa trong tương
lai bằng ngoại tệ, ngoại trừ việc tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro. Công ty sử dụng công cụ tài
chính phái sinh ví dụ như thực hiện hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro
ngoại tệ cho giao dịch bán hàng hóa và vay bằng đô la Mỹ USD$.
Công ty đã ký các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng, chi tiết như sau:

17


Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính của công ty.
4.2. Cách triển khai hợp đồng kỳ hạn của công ty

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được ngân hàng áp dụng để đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng. Chẳng hạn, Công ty An Giang có một hợp đồng
xuất khẩu gạo trị giá 120.000USD ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán. Giả sử thị trường
ngoại hối được thả nổi và tỷ giá USD/VND ba tháng nữa như thế nào không ai có thể
đoán được. USD có khả năng lên giá cũng có khả năng xuống giá so với VND. Nếu USD
lên giá so với VND thì tốt cho Công ty An Giang, nhưng nếu USD xuống giá so với VND

thì Công ty An Giang sẽ bị thiệt hại. Để tránh thiệt hại do biến động tỷ giá USD/VND,
Công ty An Giang thoả thuận bán USD cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Ngân hàng
mua USD của Công ty An Giang theo tỷ giá mua kỳ hạn được thoả thuận trước và cố
định trong suốt thời hạn giao dịch. Nhờ vậy Công ty An Giang tránh được rủi ro tỷ giá.
18


Ngược lại với Công ty An Giang, nhà nhập khẩu gạo lo sợ USD lên giá sẽ làm cho chi
phí nhập khẩu tăng lên. Để tránh rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu gạo liên hệ và thoả thuận
mua ngoại tệ, USD, kỳ hạn từ ngân hàng. Ngân hàng sẽ bán số ngoại tệ kỳ hạn vừa mua
của nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu theo tỷ giá bán kỳ hạn. Tỷ giá này là tỷ giá được
xác định trước và cố định trong suốt kỳ hạn giao dịch. Nhờ vậy, nhà nhập khẩu tránh
được rủi ro tỷ giá do tỷ giá biến động.
Để minh họa cho việc sử dụng giao dịch kỳ hạn giữa ngân hàng và khách
hàng, chúng ta xem xét tình huống sau đây: Ngày 04/08/200x tại ngân hàng Viettinbank
có hai khách hàng liên hệ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn:
• Công ty TNHH Sài Gòn - An Giang liên hệ với Viettinbank để bán 90.000EUR
kỳ hạn 6 tháng.
• Công ty An Giang liên hệ muốn mua 100.000EUR kỳ hạn 3 tháng. Đáp ứng nhu
cầu giao dịch của khách hàng, Viettinbank sẽ chào tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng cho công ty
TNHH Sài Gòn - An Giang và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng.
cho công ty An Giang. Thông tin cần thiết để xác định tỷ giá kỳ hạn bao gồm:
• Tỷ giá giao ngay USD/VND: 15888 – 15890
• Tỷ giá giao ngay EUR/USD: 1,2248 – 1,2298
• Lãi suất kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6 tháng của VND và EUR như sau:
Kỳ hạn
3 tháng
6 tháng

EUR (%/năm)

Tiền gửi
Cho vay
4.5
6.2
4.8
6.5

VND (%/năm)
Tiền gửi
Cho vay
0.65
0.96
0.68
0.98

Vào ngày thoả thuận, dựa vào thông tin tỷ giá và lãi suất trên đây, Viettinbank sẽ xác định
và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng như sau: •
Đối với Sài gòn - An Giang,
Viettinbank chào tỷ giá mua EUR/VND kỳ hạn 6 tháng. Để xác định tỷ giá này trước tiên
cần xác định tỷ giá mua giao ngay EUR/VND = EUR/USD x USD/VND = 1,2248 x
15888 =19459. Kế đến tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức:
Fm = Sm + = 19459 +
• Đối với Công ty An Giang, Viettinbank chào tỷ giá bán EUR/VND kỳ hạn 3
tháng. Để xác định tỷ giá này trước tiên cần xác định tỷ giá bán giao ngay EUR/VND =
19


EUR/USD x USD/VND = 1,2298 x 15890 =19542. Kế đến tỷ giá kỳ hạn được xác định
theo công thức:
Fb = Sb + = 19542 +

Nếu ngân hàng và khách hàng đồng ý giao dịch thì vào ngày đáo hạn sẽ thực hiện
chuyển giao ngoại tệ như sau:
• Công ty TNHH Sài Gòn - An Giang giao cho ngân hàng 90.000EUR, ngân hàng
thanh toán cho Công ty TNHH Sài Gòn - An Giang số tiền VND bằng 90.000 x 19621 =
1.765.890.000VND
• Công ty An Giang nhận 100.000EUR và thanh toán cho ngân hàng số tiền bằng
100.000 x 19801 = 1.980.100.000VND.

20


CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP
1. Những hạn chế và cách khắc phục của hợp đồng kỳ hạn


Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà
việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao
dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.
Chẳng hạn trong tình huống trên đây, nếu đến ngày đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị
trường lớn hơn tỷ giá kỳ hạn (19.621) TNHH Sài Gòn - An Giang bị thiệt nhưng vẫn phải
thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá 19.621, thay vì bán theo tỷ giá
giao ngay lúc này cao hơn tỷ giá kỳ hạn. Ngược lại, nếu tỷ giá giao ngay vào ngày đáo
hạn nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn (19.801), An Giang vẫn phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo
tỷ giá cao hơn, thay vì mua theo tỷ giá giao ngay, lúc này thấp hơn tỷ giá kỳ hạn. Như
vậy hợp đồng kỳ hạn bị hạn chế về mặt thanh khoản vì các bên tham gia hợp đồng không
thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể xóa bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi.
Để khắc phục nhược điểm này của hợp đồng kỳ hạn, nhà đầu tư có thể cân nhắc sử
dụng hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư có quyền lựa chọn mua hoặc bán hay
không khi đến hạn. Hợp đồng quyền chọn ràng buộc nghĩa vụ vô điều kiện đối với người

bán hợp đồng, trong khi đó với người mua quyền thì có quyền nhưng không có nghĩa vụ
phải thực hiện hợp đồng. Đặc điểm này cho thấy rằng bản chất của loại hợp đồng quyền
chọn cũng tương tự loại hợp đồng bảo hiểm. Nó bảo đảm cho người mua có một sự bảo
vệ trong trường hợp tỷ giá thị trường diễn biến theo hướng bất lợi trong tương lai. Có
nghĩa là, đứng từ phía người mua hợp đồng, họ chỉ thực hiện hợp đồng khi tỷ giá thị
trường trong tương lai diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngược lại, nếu tỷ giá thị trường
diễn biến thuận lợi thì người mua sẽ không thực hiện hợp đồng, tức là họ sẽ thực hiện
mua hay bán ngoại tệ trên thị trường.
Vì hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng cho bên thứ 3, tính thanh khoản không
cao nên thường chỉ thích hợp cho công ty lớn.



Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng
chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc
bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế, khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại
đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Chẳng hạn, một nhà xuất
nhập khẩu hiện tại cần VND để thanh toán các khoản chi tiêu trong nước nhưng đồng

21


thời cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu ba tháng nữa sẽ đến hạn. Đáp ứng
nhu cầu này, nhà xuất nhập khẩu có thể liên hệ với ngân hàng thực hiện hai giao dịch:
 Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước.
 Mua ngoại tệ kỳ hạn để ba tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng nhập
khẩu đến hạn.
Trong hai giao dịch trên, giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giao ngay, giao
dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kỳ hạn. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch
hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu

giao dịch của khách hàng. Để khắc phục hạn chế này phải kết hợp cả hai loại giao dịch lại
với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một
loại giao dịch mới, đó là giao dịch hoán đổi.
Nếu thực hiện riêng rẽ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân
hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao
ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao
dịch riêng rẽ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán
và giá mua và những phiến toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch.
Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết
hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng hoán đổi tiền tệ.


Rủi ro vỡ nợ vì không có thanh toán hằng ngày nên rủi ro rất lớn có thể xảy ra nếu như
một bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện hợp đồng, có thể xảy ra trường
hợp hủy bỏ nghĩa vụ hợp đồng khi chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ
hạn khi đến thời điểm đáo han.
Nếu xét về mặt này thì hợp đồng tương lai có thể khắc phục được hạn chế này vì lãi
hay lỗ sẽ được ghi nhận hằng ngày. Việc nhận biết lãi và lỗ dựa vào giá thanh toán hằng
ngày vào giá tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (giá tương lai lúc đóng cửa).Nếu
tiền trong tài khoản dưới mức duy trì thì bạn phải gửi tiền vào tài khoản để đưa về khoản
ký quỹ ban đẩu. Do vậy có thể hạn chế rủi ro chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá giao ngay và
tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm đáo hạn.

22


KẾT LUẬN
Với những doang nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo như công ty xuất nhập khẩu An
Giang rủi ro biến động tỷ giá là không thể tránh khỏi. Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ
phòng ngừa rủi ro hiệu quả, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh duy trì ở

trạng thái ổn định, đạt mức lợi nhuận kỳ vọng.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO












TS. Mai Thu Hiền, Slide bài giảng môn "Kinh doanh ngoại hối".


PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), "Quản trị rủi ro tài chính", NXB Thống Kê.
PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2005), "Tài chính quốc tế",
NXB Thống Kê.
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV.
Nguyễn Thị Ngọc Trang, "Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro như thế nào?", Tạp
chí Phát triển kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008.
Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam (Ngày 01/12/2006), "Những sai lầm trong
quản trị tài chính", (Ngày 21/12/2006) "Quy trình quản trị rủi ro tài chính", Mục Diễn
đàn doanh nghiệp.

Christine Helliar (2005), Financial Risk Management, University of Dundee, UK.
Hayne E.LeLand (1998), Agency Costs, Risk Management and Capital Structure.

24



×