Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tác động của hạch toán quản lý môi trường đến vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.1 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ



KINH TẾ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP
BÀI NGHIÊN CỨU:

TÁC ĐỘNG CỦA HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẾN
VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu
Bảng 2: Phân tích nhân tố trong Hạch toán quản lí Môi trường
Bảng 3: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Bảng 4: Phân tích nhân tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Bảng 5: Kết quả kiểm định giả thiết

i2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chất lượng thường được coi là một động lực chính trong lợi thế cạnh
tranh và do đó nâng cao chất lượng sản phẩm là mối quan tâm chính của các công ty
(Daniel và ctv, (1995); Flynn và ctv,(1995) ; . . Foster và Sjoblom (1996)).
Smith và Wright (2004) báo cáo rằng chất lượng sản phẩm đề cập đến mức độ
mà sản phẩm đáp ứng sự mong đợi của khách hàng, và cho rằng cải thiện chất lượng


sản phẩm nên dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và doanh thu cao hơn. Chất lượng
sản phẩm thường sẽ đưa vào xem xét thiết kế sản phẩm và yêu cầu của khách hàng
cũng như các thuộc tính môi trường của sản phẩm (Flynn và ctv (1994); Lynch (1999);
Porter và Van Der Linde (1995); Nadia năm (2001); Wagner (2005)). Azzone và
Bertele (1994) chỉ ra rằng các thuộc tính môi trường của sản phẩm là một yếu tố quan
trọng trong hành vi mua của người tiêu dùng .
Vấn đề đặt ra là phải làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩn, tăng tính cạnh tranh
cho doanh nghiệp với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng môi trường.
1. Giới thiệu
1.1 Tính cần thiết của đề tài
-

Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 là phát triển kinh
tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế,
i4


môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định
mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên,
phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cũng để hạn chế tới mức tối đa các
hành vi hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Nhiều quy định luật pháp đòi hỏi các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải tiến hành đánh giá tác động đến môi trường, phải
đưa ra hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi trường trước khi thực hiện dự án. Để
thực hiện các quy định pháp lý đó, tất yếu phát sinh thêm nhiều chi phí với quy mô
ngày càng lớn liên quan đến môi trường, đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động
đến môi trường và nâng cao chất lượng môi trường trong hơp đồng kinh doanh của các
doanh nghiệp và trong triển khai các dự án đầu tư. Yêu cầu đặt ra và đòi hỏi các nhà
quản lý cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trường
phát sinh trong các hợp đồng của công ty. Tuy nhiên, cho đến nay nhìn chung các quy
định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán và thực tế của hợp đồng chưa

cung cấp và đáp ứng được những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan môi
trường theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính.
Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do “môi trường” mang
lại không nằm trong một tài khoản, khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất
nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang được phản ánh chung trong các tài khoản
chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được
quy mô và tính chất của các chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi
trường nói riêng. Ngoài ra, hiện nay trong các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi
phí đáng kể liên quan đến môi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục
sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi
-

trường sống.
Hạch toán quản lý môi trường (EMA) là một lĩnh vực mới và đang phát triển nhằm tìm
kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng, cần thiết về các chi phí và doanh thu có
liên quan đến môi trường, nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các
quyết định kinh tế, khuyến khích nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế
tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối
xử với môi trường sống
i6


-

1.2 Ứng dụng EMA
Bảo vệ môi trường kiểm tra việc tuân thủ luật pháp địa phương và quốc gia chỉ ra vấn

đề tương lai hiện tại hoặc tiềm năng mà cần được giải quyết đánh giá chương trình đào
tạo và cung cấp dữ liệu để hỗ trợ trong đào tạo cho phép các công ty xây dựng trên

hiệu suất môi trường tốt, cung cấp tín dụng nơi thiếu hụt phù hợp và làm nổi bật xác
định tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như từ giảm thiểu rác thải hỗ trợ việc trao đổi và so
sánh thông tin giữa các nhà máy khác nhau hoặc các công ty con thể hiện cam kết
công ty để bảo vệ môi trường cho người lao động, công chúng và các nhà chức trách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm và hoạch toán quản lí môi trường trên
các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để thấy rõ chất lượng sản phẩm góp phần
vào lợi thế cạnh tranh của một công ty khi sự phụ thuộc vào hoạch toán quản lí môi

-

trường là cao.
Kiểm tra tính thiết thực của EMA trong việc tác động đến hai nhân tố chất lượng sản

-

phẩm và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cung cấp bằng chứng xác thực về lợi ích của công cụ EMA trong việc đáp ứng những
nhu cầu thiết yếu của các tổ chức.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nội dung bài nghiên cứu:

-

Bài nghiên cứu này được viết ra nhằm mục đích kiểm tra tính thiết thực của EMA
trong việc tác động đến hai nhân tố chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Mặt khác, nó cũng cung cấp một bằng chứng xác thực về lợi ích của
công cụ EMA trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của các tổ chức.

 Xây dựng và phát triển giả thuyết:

Chất lượng là một thành phần quan trọng trong việc thiết kế và sản xuất các sản
phẩm và được cân nhắc là phải tốt hơn những đối thủ cạnh tranh. Các công ty theo
đuổi chất lượng sản phẩm dựa trên giả định rằng nó sẽ cải thiện vị thế cạnh tranh của
họ. Ví dụ như:
− Hitt và Hoskisson (1997) lập luận rằng khách hàng ngày càng mong đợi vào những

sản phẩm có chất lượng cao.

i8


− Daniel và Reitsperger (1991) cho biết chiến lược tập trung cạnh tranh về chất lượng

đã được xem xét rộng rãi như một khía cạnh cơ bản của chiến lược sản xuất trong
nhiều công ty, và có khả năng dẫn đến việc cải tiến nhu cầu sản phẩm, từ đó tạo
điều kiện cho việc xây dựng và duy trì của một vị thế cạnh tranh
 Từ những giả thuyết và lập luận trên giúp chúng ta có những cơ sở để thực hiện
các nghiên cứu để có thể ứng dụng việc hạch toán quản lí môi trường vào thực
tế rộng rãi.
 Các bước chính của EMA:
1. Nhận được hỗ trợ và cam kết từ lãnh đạo cấp cao:

Cần có sự xác nhận và ủng hộ của cơ quan cấp trên là bước cần thiết đầu tiên
khi thực hiện hạch toán quản lý môi trường để tạo được sự hợp tác giữa các thành
viên và toàn bộ lao động trong doanh nghiệp.
2. Thành lập nhóm tổ chức:

Gồm nhiều chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau và các chuyên gia về EMA

(các lĩnh vực đó có thể là kỹ thuật, kỹ sư môi trường, kế toán, tài chính hay chuyên
về kỹ thuật môi trường...).
3. Xác định quy mô và phạm vi nghiên cứu:

Có thể là toàn bộ hệ thống hay một bộ phận riêng biệt cần quan tâm tùy vào
mục đích của cuộc nghiên cứu (có thể hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một
dây chuyền sản xuất, hoặc toàn bộ tổ chức)
4. Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất

Bao gồm báo cáo tài chính, số liệu đầu vào, đầu ra, thông tin về các dòng năng
lượng và vật chất, thông tin về tiền tệ, và phi tiền tệ.
5. Nhận dạng chi phí liên môi trường
− Chi phí trực tiếp cho sản xuất: là các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, thiết bị,

lao động, nguyên liệu và đổ thải.
− Chi phí tiềm ẩn và chi phí gián tiếp cho sản xuất: là các chi phí gián tiếp không
được phân bổ vào sản phẩm hay quá trình sản xuất.

i10


− Chi phí tương lai và chi phí trách nhiệm pháp lý ngẫu nhiên: là các chi phí tương

lai ngẫu nhiên tiềm năng bao gồm những khoản tiền phạt do không tuân thủ quy
định môi trường
− Các chi phí vô hình nội tại và chi phí quan hệ: là các chi phí được công ty chi
trả, bao gồm các loại chi phí khó định lượng được như sự chấp nhận của người
tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần làm việc và kinh nghiệm quý
báu của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh doanh nghiệp, quan hệ cộng
đồng,…


− Chi phí ngoại ứng: các chi phí mà xã hội phải gánh chịu gồm suy thoái môi

trường do phát tán các chất ô nhiễm hay các thiệt hại môi trường mà không được
hạch toán, đa số chi phí này bị lờ đi khi tính toán chi phí.
6. Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay cơ hội cắt giảm chi phí
− Thu nhập liên quan đến môi trường: doanh thu từ phế liệu và chất thải, tiền
thưởng, trợ cấp, bán các nguyên vật liệu tái chế...
− Tiết kiệm có được khi hệ thống vận hành được cải thiện và hoạt động theo
7.

chiều hướng tích cực.
Đánh giá việc xử lý chi phí và doanh thu trong hệ thống hạch toán hiện hành:
Đánh giá xem chi phí và doanh thu được phân bổ như thế nào, có tính đến chi

phí môi trường hay không, có thể điều chỉnh để có kết quả tốt nhất hay không...
8. Xây dựng giải pháp:
Đề ra giải pháp cải tiến quy trình, công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, áp
dụng EMA để phân bổ lại giá thành sản phẩm
9. Đánh giá giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện:
Sau khi đưa ra các giải pháp, cần đánh giá tính khả thi của giải pháp, khắc phục
những hạn chế, đưa ra những thay đổi, nếu giải pháp đó không khả thi
10. Theo dõi tiến trình và kết quả:
Sau khi áp dụng EMA thì cần theo dõi tiến độ, thực hiện để kịp thời đưa ra
phương án điều chỉnh nếu có sai sót và thực hiện không hiệu quả
3.2 Nội dung bài viết:
3.2.1 Điểm mới của EMA trong bài đọc
-

Như chúng ta đã biết mục đích cuối cùng của EMA là nâng cao khả năng cạnh tranh

cho doanh nghiệp. Với các nhiệm vụ xác định thu thập, ước tính, phân tích, báo cáo
qua đó cung cấp các thông tin thực tế về các loại chi phí liên quan đến môi trường và
dòng thông tin vật chất, năng lượng. Qua các thông tin chính xác có được đó, nó sẽ hỗ
trợ đặc biệt cho các quyết định nội bộ hướng tới hai mục đích là cải thiện hiệu quả
i12


hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động môi trường. Bên cạnh đó các dòng thông tin
này cũng là cơ sở cung cấp các số liệu cho các phạm vi bên ngoài doanh nghiệp (cơ
quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư, ngân hàng – tổ chức tài chính v.v.v )
Mọi người thường cho rằng chúng ta thực hiên EMA là kiểm soát vấn đề, quản lý
mức độ ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp gây ra và xử lý hậu quả. Tuy nhiên qua
bài nghiên cứu này chúng ta sẽ có chứng minh được tầm quan trọng của hạch toán môi
trường đối với doanh nghiệp, về mối quan hệ giữa hạch toán môi trường tác động như
thế nào đến chất lượng sản phẩm và tạo ưu thế cạnh trạnh trong môi trường kinh tế của
các doanh nghiệp ra sao…. Với chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp, tác động
sâu sắc đến sức khỏe và cuộc sống của con người thì việc người tiêu dùng quan tâm
hơn đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe là điều tất yếu. Qua
các báo cáo của Smith và Wright (2004 ), (Flynn và ctv (1994); Lynch (1999); Porter
và Van Der Linde (1995); Nadia năm (2001); Wagner (2005)). Azzone và Bertele
(1994) ; Shank và Govindarajan (1994 ) báo cáo rằng chất lượng sản phẩm đề cập đến
mức độ mà sản phẩm đáp ứng sự mong đợi của khách hàng, và cho rằng cải thiện chất
lượng sản phẩm nên dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và doanh thu cao hơn. Trong
nỗ lực nghiên cứu về EMA của “Cơ quan bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ” cho rằng việc
hạch toán môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xác định cũng
như đo lường được các chi phí, qua đó họ có thể tiến hành cắt giảm hoặc hạn chế được
các quy trình phát sinh ô nhiễm, tính toán cẩn thận lại các mức chi phí về môi trường.
Do vậy EMA sẽ như là một công cụ giúp các doanh nghiệp tập hợp được các thuộc
tính, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ có chúng mà sản phẩm được sản xuất
ra sẽ đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

-

Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được định nghĩa như là một cách thức mà nó
tạo ra giá trị cho khách hàng, cho phép nó thiết lập và duy trì một vị trí phòng thủ
trong môi trường sản phẩm của mình. Tạo ra một thế mạnh cho doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp cùng sản xuất loại sản phẩm đó. Một khi chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp đó được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao thì doanh nghiệp sẽ có
được lợi thế trong môi trường cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm tốt, được nâng cao, có
tính hữu dụng tối đa, thân thiện với môi trường, được người tiêu dùng đánh giá cao thì
i14


đó là những động lực mà EMA đã tạo ra khiến cho doanh nghiệp có thể làm được
những việc mà đối thủ cạnh tranh không thể làm được và giúp doanh nghiệp đứng
vững trong dài hạn.
- Như vậy hạch toán môi trường có mối quan hệ sâu sắc và đóng vai trò quan trọng đối
với chất lượng sản phẩm và lợi thế canh tranh của doanh nghiệp.
 Ngoài ra còn những đặc điểm mới hơn trong nghiên cứu:

Hạch toán truyền thống
Cung cấp tách biệt thông tin tiền tệ và phi
tiền tệ
Tập trung vào khía cạnh tiền tệ
Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường
Không cung cấp thông tin thiệt hại về môi
trường
Không tính đến sự ảnh hưởng của thời gian

Hạch toán quản lí môi trường
Cung cấp đồng thời cả thông tin tiền tệ và

phi tiền tệ
Tập trung vào khía cạnh hệ sinh thái, môi
trường hơn
Tách biệt rõ khía cạnh môi trường
Cung cấp thông tin thiệt hại về môi trường
Tính đến sự ảnh hưởng của thời gian

Các bước thực hiện để kiểm tra tính thiết thực của EMA trong việc tác động đến 2
nhân tố là: chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh cung với việc đáp ứng các nhu
cầu của tổ chức.


Tổng quan về nội dung của một số tài liệu, làm tiền đề cho việc phát triển các

giả thuyết.
 Mô tả về phương pháp nghiên cứu cùng hệ thống phân tích tâm lí sử dụng cho


việc đo lường và kiểm định những giải thuyết đã nêu ở trên.
Phần trình bày kết quả và cuối cùng là phần thảo luận về kết quả thu được cũng
như về tiềm năng và hạn chế của bài viết.

Lợi ích của EMA đối với doanh nghiệp
 EMA mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp :
Tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Làm hài lòng và củng cố lòng tin đối với các bên liên quan
Hỗ trợ cho việc ra quyết định ở mọi cấp trong một công ty: cải thiện hiệu quả tài chính
3.2.2








và hiệu quả hoạt động về môi trường
 Tác động bổ trợ có thể sử dụng cho hạch toán tài chính, hạch toán thuế…
 Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hành động và chiến lược

i16




So sánh và cân nhắc 2 mặt của các biện pháp môi trường trong một doanh nghiệp là
tạo ra chi phí và lợi nhuận (cần so sánh đúng, chính xác giữa chi phí bỏ ra và lợi ích

thu được cho doanh nghiệp)
 Cung cấp thông tin thực tế về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp
và gián tiếp, chi phí ẩn và hữu hình), thông tin về dòng vật chất và năng lượng.
 Trong bài nghiên cứu này đề xuất cho rằng khuôn khổ cung cấp bởi EMA đảm bảo
chất lượng sản phẩm có các thuộc tính có khả năng đóng góp vào lợi thế cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm cung cấp một cơ sở cho việc thiết lập và duy trì lợi thế cạnh


tranh của công ty.
Sự phụ thuộc vào EMA có thể dẫn đến tang chất lượng sản phẩm, làm lợi thế cạnh


tranh của một công ty ở một mức độ lớn hơn so với khi sự phụ thuộc vào EMA nhỏ đi.
 Sự tương tác giữa chất lượng sản phẩm và EMA ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
cung cấp hỗ trợ cho các hiệu ứng khác biệt của EMA trên các mối quan hệ giữa chất
-

lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh.
Phải áp dụng EMA
Tăng các áp lực từ các bên liên quan, quan tâm đến vấn đề môi trường
Tăng tầm quan trọng của các chi phí liên quan đến môi trường. Trong quá khứ, nội bộ
chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường của một tổ chức đã đạt được hiệu suất tương
đối thấp. Đề ra các quy định về môi trường hoặc các áp lực buộc các tổ chức phải tuân



thủ để quản lý và giảm thiểu tác động môi trường
Tìm được sự thiếu sót trong hệ thống hạch toán cũ, từ đó đề xuất biện pháp hạch toán

tốt hơn
 Các chi phí liên quan đến môi trường thường được ẩn trong các tài khoản phí.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu
-

Chọn mẫu ngẫu nhiên của 119 quản lí khu vực chức năng đã rút ra tổ chức sản xuất
trên nước Úc được niêm yết trong Kompass Australia. Đại diện ngẫu nhiên các ngành
công nghiệp bao gồm hàng gia dụng, dược phẩm, thực phẩm và hóa chất. Mỗi nhà
quản lí có nhiệm vụ liên lạc bằng điện thoại và yêu cầu tham gia vào nghiên cứu. Trên
sự đồng ý làm như vậy, nhà quản lí gửi các câu hỏi ẩn danh cùng nhau bao gồm lá thư
và phong bì có đóng dấu để nó quay trở lại. Một điện thoại theo dõi hai tuần sau đó để


i18


nâng cao tỷ lệ đáp ứng. Sự theo dõi cũng đảm bảo cung cấp đáng kể mà nhà quản lí
nhằm mục tiêu hoàn thành các câu hỏi chính mình.
Tổng của 77 quản lí trả lời, tỉ lệ đại diện trả lời là 65 phần trăm. Một mẫu ngẫu
nhiên bao gồm 26 tiếp thị và 42 thông tin quản lí sản xuất, cùng với 9 nhà quản lí khác
có phạm vi khu vực trách nhiệm. Trung bình tuổi của nhà quản lí là 43, có nghĩa là số
năm kinh nghiệm trên các lĩnh vực mà họ quản lí là 12 năm. Họ có vị trí hiện tại trung
bình là 4 năm và có nghĩa là số nhân viên trong khu vực sản xuất là 78. Quy mô quản
lí môi trường nhận được từ nhà quản kí không hoàn chỉnh và đánh giá một trong
những ưu thế cạnh tranh. Do đó , Phân tích thông kê dựa trên cỡ mẫu là 75.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu của bài viết
A. Phương pháp nghiên cứu của tác giả trong bảng 1 là :

Bảng1: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu
Lý thuyết

Thực tế

Số quan

Mức ý

Độ lệch

Cực

Cực


Cực

Cực

sát

nghĩa

chuẩn

tiểu

đại

tiểu

đại

Chất lượng sản phẩm

77

21.325

3.809

4

28


10

28

Hạch toán môi trường

76

49.510

10.840

10

70

18

66

Lợi thế cạnh tranh

76

26.684

4.199

5


35

17

35

Biến

Phân tích:
a. Trong tổng số mẫu nghiên cứu (n= 77) thì các biện pháp (giảm hoặc loại bỏ

chất thải, truy tìm các chi phí hoạt động môi trường,..) giải thích 21.325% sự
thay đổi của chất lượng sản xuất.
 Với giá trị giao động từ:
- Trong lý thuyết từ min= 4 đến max= 28, độ dao động là 3.809 (do mẫu gần
bằng 100)
- Trong thực tế từ min= 10 đến max= 28
 Trong thực tế giá trị min tăng lên trong khi giá trị max không đổi
 Ít đi những sản phẩm giá trị kém khi áp dụng những biện pháp vào trong thực
tế.
i20


b. Trong tổng số mẫu nghiên cứu (n= 76) thì các biện pháp (giảm hoặc loại bỏ

chất thải, truy tìm các chi phí hoạt động môi trường) đóng góp 49.510% sự



quản lí hoạch toán môi trường.

Với giá trị giao động từ:
Trong lý thuyết từ min= 10 đến max= 70 độ giao động là 10.840
Trong thực tế từ min= 18 đến max= 66
Trong lý thuyết độ biến thiên giữa min và max là lớn (=60) -> dự đoán chi phí
hạch toán khi xử lí chất thải là lớn hơn nhiều chi phí rủi ro.

c. Trong số mẫu nghiên cứu (n= 76) thì các biện pháp (giảm hoặc loại bỏ chất

thải, truy tìm các chi phí hoạt động môi trường,..v.v..) giải thích được 26.684%
sự thay đổi của lợi thế cạnh tranh.
 Với giá tri giao động từ :
- Trong lý thuyết min= 5 đến max= 35 độ giao động là 4.199
- Trong thực tế min= 17 đến max= 35
 Giá trị max trong thực tế và lý thuyết là như nhau -> thuận lợi cho việc lên kế
hoạch sớm chủ động lâu dài để trạo lợi thế cạnh tranh.

B. Phương pháp nghiên cứu trong bảng 2

Bảng 2: Phân tích nhân tố trong Hạch toán quản lí Môi trường
Mục

Biến quy nạp

Giá trị riêng

i22

Phần trăm
phương sai



Giảm thiểu hoặc loại bỏ đi quy trình

0.772

xử lí chất thải
Hạch toán lại các khoản chi phí liên

0.742

quan đến môi trường
Cân nhắc về vấn đề môi trường trong

0.815

các quyết định đầu tư, thỏa thuận
Phác thảo ý tưởng dựa trên sự cân

0.817

nhắc kĩ càng về nhân tố môi trường
Khách hàng và những bên liên quan

0.688

Cải thiện điều kiện môi trường phù

0.894

hợp với tiêu chuẩn cho phép

Vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép

0.797

về môi trường
Mức hỗ trợ dự án phát triển bền vững

0.648

Xác định các nguyên vật liệu có khả

0.675

năng gây ô nhiễm môi trường
Cắt giảm hoặc loại bỏ nguyên vật liệu

0.686

5.733

57.3

có khả năng gây ô nhiễm môi trường
Phân tích:
a) Giảm thiểu hoặc loại bỏ đi quy trình xử lí chất thải :
- Tiết kiệm chi phí đầu tư vào các khâu xử lí nước thải không cần thiết -> tiết
-

kiệm chi phí đầu tư cho lao động và cơ sở vật chất tại khâu vận hành đó
Giá trị quy nạp bằng 0.772 -> tương tác tốt


b) Hoạch toán các khoảng chi phí liên quan đến môi trường:
- Có được thông tin đầy đủ, chính xác vể các chi phí cần thiết và không
-

cần thiết đối với môi trường.
Chi phí không cần thiết thì giảm thiểu hoặc loại bỏ
Chi phí cần thiết thì tiếp tục đầu tư. Chi phí còn thiếu thì bổ sung
Giá trị quy nạp bằng 0.742 -> tương tác tốt.

c) Cân nhắc về vấn đề môi trường trong các quyết định đầu tư và thỏa thuận :
- Xem xét việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào vừa đủ để giảm thiểu hiệu

suất sản phẩm thải đầu ra
i24


-

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chứng chỉ môi trường từ phía đối tác để

-

nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh
Cân nhắc về hậu quả cũng như lợi ích từ các quyết định đầu tư của cá

-

nhân đối với môi trường
Cân bằng mức gây ảnh hưởng môi trường đối với xã hội sao cho vẫn


-

nằm trong giới hạn mà xã hội vẫn chấp nhận được
Giá trị quy nạp bằng 0.815 -> tương tác rất cao và tốt.

d) Phác thảo ý tưởng dựa trên sự cân nhắc kĩ càng về nhân tố môi trường:
- Tìm hiểu kĩ các thông tin, tư liệu liên quan về môi trường xung quanh
-

trước khi thực hiện dự án
Tuyệt đối không thực hiện dự án khi chắc chắn rằng dự án sẽ gây ảnh

-

hưởng nghiêm trọng đối với môi trường
Cần có đội nhóm chuyên gia tư vấn về môi trường trước khi dự án
Lập bảng ước lượng dự đoán về chi phí môi trường trước khi thực hiện

-

dự án
Giá trị quy nạp bằng 0.817 -> tương tác rất cao và tốt

e) Khách hàng và những yếu tố liên quan
- Gần đây, khách hàng ưa sử dụng những loại sản phẩm xanh, sạch, có chú
-

thích về môi trường đi kèm.
Các công ty ưa thích hợp tác với các đối tác có chứng chỉ công nhận về


-

môi trường
Công ty có hệ thống hạch toán môi trường rõ ràng, minh bạch, đầy đủ sẽ
góp phần làm cho công việc nghiên cứu của các tổ chức cơ quan nhà

-

nước được nhanh chóng và dể dàng hơn.
Giá trị quy nạp băng 0.688 -> tương tác tốt.

f) Cải thiện điều kiện môi trường phù hợp với điều kiện cho phép.
- Nâng cao chất lượng môi trường, giảm thiểu chi phí đầu ra
- Dễ dàng quản lí các chí phí về môi trường
- Tạo cho môi trường phát triển bền vững, mang lại nhiều phúc lợi cho xã

hội
- giá trị quy nạp bằng 0.894 -> tương tác cao nhất
 Nếu làm được như yếu tố này thì sẽ mang lại thặng dư rất lớn cho xã hội,
đây là yếu tố cực kì quan trọng
g) Vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép về môi trường
- Gần như giảm thiểu hoàn toàn chi phí cho môi trường đến mức bằng 0
- Tạo ra giá trị môi trường tương cho thế hệ con cháu
i26


Hệ suất chât thải ra ít, sản phẩm tốt mang lại lợi nhuận cao
Giá trị quy nạp bằng 0.797 -> tương tác tốt
 Đây là yếu tố được khuyến khích hoàn thành được thì rất tốt

-

h) Mức hỗ trợ dự án phát triển bền vững
- Nâng cao chất lượng yếu tố đầu vào
- Đảm bảo xử lí chất thải đầu
- Giá trị quy nạp bằng 0.648 -> tương tác tốt
i) Xác định các nguyên vật lieeuh gây ô nhiểm môi trường
- Giúp tìm các phương án đầu vào thay thế , nâng cao chất lượng sản

phẩm
- Giảm thiểu chi phí xử lí chất ô nhiểm trong sản xuất
- Giảm thiểu chi phí đi kèm như: chi phí sức khỏe người lao động..v.v..
- Giá trị quy nạp bằng 0.675 -> tương tác tốt
j) Cắt giảm hoặc loại bỏ nguyên vật liệu có khả năng gây ô nhiễm môi trường
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Giảm thiểu chi phí tái tạo xử lí chất thải đầu ra
- Giá trị quy nạp bằng 0.686 -> tương tác tốt.
C. Phương pháp nghiên cứu trong bảng 3:

Bảng 3: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
(Lưu ý: R = Thang đo ngược)
Mục
Biến quy nạp
Mẫu sản phẩm mới được xem xét
kĩ càng trước khi được đưa vào

Giá trị riêng

phương sai


1.704

42.6

0.797

sản xuất và tiêu thụ
Yêu cầu của khách hàng được đưa
vào phân tích kĩ lưỡng trong quá

0.771

trình thiết kế sản phẩm mới
Ưu tiên vào việc giảm chi phí cho
sản phẩm mới hơn là nâng cao chất

0.500

lượng cho nó (R)
Trong quá trình nghiên cứu nên chú
trọng vào tính lưu động của sản phẩm

0.474

i28


hơn là chất lượng sản phẩm. (R)
Phân tích:
a. Thiết kế sản phẩm mới được xem xét kĩ lưỡng trước khi sản phẩm được sản


xuất và bán.
- Sản phẩm nhỏ gọn, tiện dụng , không có nhiều chi tiết thừa sẽ góp phần
-

tiết kiệm chi phí dùng cho đầu tư chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm được bảo quản kín đáo đúng tiêu chuẩn vệ sinh -> chất lượng

-

sản phẩm được bảo quản tốt.
Đề phòng được các trường hợp ngẫu nhiên phát sinh các yếu tố xấu để

-

sớm loại bỏ sản lượng sản phẩm kém khỏi thị trường.
Giá trị quy nạp bằng 0.797 -> tương tác tốt.

b. Yêu cầu của khách hàng được phân tích kĩ lưỡng trong quá trình thiết kế sản

phẩm.
-

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng nên có nhiều ý kiến thiết yếu đến

-

chất lượng sản phẩm -> tiếp thu ý kiến , tổng hợp , phân tích, đánh giá.
Chọn lọc và được những ý kiến tốt , loại những ý kiến chưa tốt -> hoàn


-

thiện chất lượng sản phẩm.
Giá trị quy nạp bằng 0.771 -> tương tác tốt.

c. Giảm chi phí của sản phẩm ưu tiên hơn so với chất lượng sản phẩm mới.
- Giá trị quy nạp bằng 0.5 -> tương tác không cao.
- Giảm chi phí sản phẩm mới-> có tiền đầu tư vào xử lí chất thải đầu ra->
-

tác động tích cực đến môi trường.
Giảm chi phí sản xuất mới -> đầu tư vào số lượng -> bán được nhiều sản

phẩm sẽ thu nhiều lợi nhuận.
 Lợi ích môi trường và kinh tế.
• Giảm chi phí sản xuất sản phẩm mới -> hệ suất sản phẩm thải đầu ra cao ->
chất lượng sản phẩm thấp.
• Giảm chi phí sản xuất mới -> giảm chi phí nguyên vật liệu nhân công, cơ sở
vật chất trong các khâu sản xuất, vận hành -> hiệu suất làm việc không cao
-> chất lượng sản phẩm kém.
 Yếu tố này tương tác không tốt vì chỉ mang lợi ích môi trường với kinh tế
nhưng không mang lại lợi ích về chất lượng sản phẩm.

i30


d. Về thời gian giao hàng là mối quan tâm quan trọng hơn chất lượng trong quá

trình phát triển sảm phẩm mới:
- Giá trị quy nạp bằng 0.474 -> tương tác kém (ít tương tác).

- Giao hàng sớm: đẩy nhanh bỏ qua công đoạn chưa kiểm tra kĩ nguyên
vật liệu đầu vào -> hệ suất sản phẩm thải đầu ra lớn.
 Chất lượng sản phẩm vẫn kém.
• Giao hàng trễ:
• Có thời gian phân tích đánh giá ý kiến người tiêu dùng.
• Chuẩn bị kĩ lưỡng nhân, công nguyên vật liệu đầu vào, cơ sở vật chất tốt.
• Xử lí chất thải đầu ra.
 Chất lượng sản phẩm tốt.
- Phương pháp: liệt kê các biến quy nạp,tính toán hệ số quy nạp-> sự
tương tác giữa các biến quy nạp và yếu tố chất lượng sản phẩm.
D. Phương pháp sử dụng trong bảng 4:

Bảng 4: Phân tích nhân tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Mục

Biến quy nạp

Chi phí sản xuất cho một đơn vị

0.651

Giá trị riêng

phương sai

sản phẩm
Giao hàng nhanh

0.851


Mức linh động trong việc thay
đổi khối lượng sản phẩm

0.530

Mức luân chuyển kho hàng

0.490

Chu kì thời gian (Tính từ lúc nhập
nguyên liệu đến khi phân phối sản

0.547

1.967

39.3

phẩm)
Phân tích:
a. Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm
- Chi phí thấp -> sản xuất được nhiều sản phẩm -> quy mô lớn -> lợi thế
-

cạnh tranh lớn.
Chi phí thấp -> bán giá thấp hơn -> lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Giá trị quy nạp bằng 0.651 -> tương tác tốt.

b. Giao hàng nhanh.
i32



-

Giao hàng nhanh -> nâng cao sự ưa thích của khách hàng -> lợi thế cạnh

-

tranh lớn.
Giao hàng nhanh -> nâng cao uy tính thương hiệu đối với các đối tác

-

khác-> lợi thế cạnh tranh lớn.
Giá trị quy nạp bằng 0.851 -> tương tác cao-> yếu tố hàng đầu trong việc
tạo lợi thế cạnh tranh vì tập trung đúng vào tâm lí người tiêu dùng.

c. Mức linh động trong việc thay đổi khối lượng sản phẩm.
- Đối với các nhu yếu phẩm khối lượng càng lớn khách hàng càng ưa thích
-

-> lợi thế cạnh tranh lớn.
Đối với các sản phẩm công nghệ , khối lượng càng nhỏ khách hàng càng

-

ưa thích-> lợi thế cạnh tranh lớn.
Sản phẩm có khối lượng vừa phải dể mang , vác khách hàng càng ưa

-


thích -> lợi thế cạnh tranh lớn.
Giá trị quy nạp bằng 0.530-> tương tác tương đối tốt-> yếu tố chất lượng
vẫn đóng vai trò chính.

d. Mức luân chuyển kho hàng.
- Luân chuyển hàng hóa nhiều-> tốn chi phí lao động cơ sở vật chất-> lợi
-

thế cạnh tranh thấp.
Luân chuyển hàng hóa nhiều -> tốn chi phí hư hại ,bảo quản , sữa chửa->

-

lợi thế cạnh tranh thấp.
Luân chuyển hàng hóa nhiều -> tốn chi phí cơ hội thời gian dùng cho

-

việc khác -> lợi thế cạnh tranh thấp.
Giá trị biến quy nạp bằng 0.490 -> tương tác kém.

e. Chu kì thời gian ( từ lúc nhập nguyên liệu cho đến khi phân phối sản phẩm)
- Chu kì thời gian nhiều -> sản phẩm đưa ra thị trường không kịp thời-> mất lợi
-

thế canh tranh.
Chu kì thời gian nhiều -> chi phí lao động trong thời gian dài, chi phí bảo quản

-


cơ sở vật chất nhiều hơn -> mất lợi thế cạnh tranh.
Chu kì thời gian nhiều -> không gây sưc ép đến các doanh nghiệp sản xuất cùng

-

loại sản phẩm -> mất lợi thế cạnh tranh.
Giá trị quy nạp bằng 0.547 -> tương tác tương đối tốt.

Phương pháp: liệt kê các biến quy nạp,tính toán hệ số quy nạp-> sự tương tác giữa
các biến quy nạp và yếu tố lợi thế cạnh tranh.
E. Phương pháp nghiên cứu trong bảng 5:
i34


Bảng 5: Kết quả kiểm định giả thiết
Bảng A: Dữ liệu liên tục
Biến

Hệ số

Giá trị

Sai số chuẩn

Hằng số

b0

40.910


10.630

Chất lượng sản phẩm(PQ)

b1

-0.880

Hạch toán môi trường(EA) b2
PQ x EA
Adj-R2 =0.168,

b3
n=75

F3,71= 5.99

t

p

3.85

0.001

0.496

-1.77


0.080

-0.439

0.234

-1.88

0.064

0.025

0.011

2.32

0.023

p=0.001

Bảng B: Hạch toán quản lí môi trường theo hệ nhị phân: Thấp = 0, Cao = 1
Biến

Hệ số

Giá trị

Sai số chuẩn

t


p

Hằng số

b0

23.920

3.174

7.54

0.001

Chất lượng sản phẩm(PQ)

b1

0.082

0.155

0.53

0.598

-9.773

5.714


-1.70

0.093

0.525

0.261

2.02

0.048

Hạch toán môi trường(EA) b2
PQ x EA
Adj-R2 =0.138,

b3
n=75

F3,71= 4.94

p=0.004

Mô hình sử dụng để kiểm tra giả thuyết:
Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X1X2+ e

(1)

Hệ số hồi quy trong bảng B của bảng 5 được sử dụng để xây dựng mối quan hệ

chức năng giữa chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh khi quản lý môi trường kế
toán là thấp và khi nó là cao. Hai phương trình dưới đây, với hạch toán quản lý môi
trường còn lại là X2.
Hạch toán môi trường thấp: Y = b0 + b1X1

(2)

Hạch toán môi trường cao: Y = (b0 + b2) + (b1 + b3)X1

(3)

Chèn hệ số hồi quy của khung B bảng 5 vào phương trình (2) và (3) dẫn đến sau đây.
Hạch toán môi trường thấp: Y = 23.900 + 0.082X1

(4)

Hạch toán môi trường cao: Y = 14.200 + 0.607X1

(5)
i36


Sự tương tác giữa chất lượng sản phẩm và hạch toán quản lý môi trường ảnh
hưởng lợi thế cạnh tranh mang đến sự hỗ trợ cho ảnh hưởng tích cực của hạch toán
quản lý môi trường trên quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh. Với
sự tương tác này, sự khác biệt trong hệ số độ dốc trong phương trình ( 4 ) và ( 5 ) gợi ý
rằng sự phụ thuộc vào hạch toán quản lý môi trường là cao, chất lượng sản phẩm có
hiệu quả hơn trong việc tăng cường lợi thế cạnh tranh hơn khi môi trường kế toán là
thấp. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm là không đáng kể khi quản lý môi trường kế toán
là thấp (t = -0.53, p = 0.598), nhưng như vậy khi hoạch toán quản lý môi trường là cao

(t = 2.89, p = 0.007 ). Những kết quả này gợi ý rằng mối quan hệ giữa chất lượng sản
phẩm và lợi thế cạnh tranh được kiểm duyệt bởi kế toán quản lý môi trường, và chỉ khi
hạch toán quản lý môi trường cao thì chất lượng sản phẩm cải tiến ưu thế cạnh tranh.

i38


KẾT LUẬN
-

Những phát hiện này ủng hộ quan điểm rằng hạch toán quản lý môi trường có vai trò
quan trọng trong các doanh nghiệp. Đặc biệt, kết quả của nghiên cứu cho thấy chất
lượng sản phẩm góp phần vào lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp khi sự phụ
thuộc vào hạch toán quản lý môi trường là cao. Ngược lại, hạch toán quản lý môi
trường không đóng vai trò quản lí khi sự phụ thuộc của tổ chức là thấp. Do đó, sự phát
triển của hạch toán quản lý môi trường từ góc độ kế toán quản trị, phù hợp với vị trí
được thực hiện bởi Viện Kế toán quản lý (Fekrat và ctv (1996)), góp phần vào việc
cung cấp một loạt các thông tin cho các bên liên quan đến doanh nghiệp ngày càng trở
nên quan trọng. Tuy nhiên, Herbohn (2005) mới đây lưu ý rằng EMA bị hạn chế bởi
một sự thiếu liên tục của kỹ thuật đo lường được thiết kế phù hợp. Đáp ứng hạn chế đó

-

là cơ hội để nghiên cứu thêm.
Mặc dù Burritt và ctv (2002) lập luận rằng hạch toán quản lý thường không đưa ra
công nhận rõ ràng những vấn đề môi trường liên quan đến công ty, quan điểm được
đưa ra bởi Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (USEPA) (1995a, b), và sau đó trong
nghiên cứu này, có thể cung cấp một khuôn khổ rất hữu ích. Hơn nữa, do tầm quan
trọng của vấn đề môi trường, báo cáo phù hợp chi phí và vấn đề môi trường phải được
giải quyết (Gamble và ctv (1996)), và các vấn đề được bao gồm bởi hạch toán môi

trường góp phần vào việc báo cáo như vậy. Như một vấn đề để nghiên cứu thêm,
Bartolomeo và ctv (2000) lập luận rằng để giải quyết vấn đề môi trường một cách hiệu
quả bằng kế toán quản lý, thông tin tài chính và phi tài chính cần phải được theo dõi và
phân tích. Họ cũng chỉ ra rằng một cơ chế tốt hơn để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí
và lợi ích môi trường có liên quan cần phải được xác định. Các vấn đề như vậy có thể

-

được tìm ra thông qua nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này.
Một số hạn chế có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu này. Thứ nhất, vì phát
hiện này được dựa trên dữ liệu chéo, không có nhân quả. Thứ hai, kết quả có thể
không được khái quát vượt quá các tổ chức sản xuất. Thứ ba, nó có thể có lợi hơn cho
tâm lý công việc trên đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của công cụ hạch toán môi

-

trường.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn của môi trường không chỉ đối với cuộc
sống của chúng ta mà với cả nền kinh tế cho hiện tại và tương lai thì có thể nói hoạt
i40


động EMA sẽ tất yếu xuất hiện trong hoạt động kiểm toán của cơ quan Kiểm toán
quốc gia. Với hi vọng trong tương lai gần, khi mà chúng ta có những quy định pháp lý
cụ thể cho hoạt động hạch toán môi trường, các cán bộ hạch toán môi trường của
chúng ta được đào tạo đầy đủ và chuyện nghiệp…thì hoạt động hạch toán sẽ là một
trong những nhân tố tích cực không những góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước mà còn góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường toàn cầu.
 Ý nghĩa nghiên cứu:
− Tầm quan trọng của EMA trong việc giảm thiểu chi phí dành cho việc cải thiện môi


trường.
− Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm góp phần vào lợi thế cạnh tranh
của một doanh nghiệp khi sự phụ thuộc vào EMA là cao. Ngược lại, EMA không
đóng vai trò quản lí khi sự phụ thuộc của tổ chức là thấp.
− Cung cấp một loạt các thông tin quan trọng về môi trường cho các doanh nghiệp
điều này là rất cần thiết.
− Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tầm quan trọng của EMA giúp giải quyết các vấn
đề môi trường một cách hiệu quả, theo dõi và phân tích được các thông tin tài
chính và phi tài chính, chỉ ra một cơ chế tốt hơn để lập kế hoạch kiểm soát chi phí
và lợi ích môi trường có liên quan.

i42


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Trần Nhật Lam Duyên, 2013. Bài giảng Kinh tế quản lí môi trường doanh nghiệp,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Chí Quang, Cơ sở hoạch toán môi trường doanh nghiệp, NXB Khoa Học và
Kĩ Thuật, Hà Nội, năm 2002.

Phan Thị Linh,2007. Ứng dụng hoạch toán quản lí môi trường cho nhà máy sản xuất
Ván Sợi Ép MDF An Khê- Gai Lai. Luận văn tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn.
< />
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
A.S. Dunk, 2007, University of Canberra. Assessing the Effects of Product Quality and
Environmental Management Accounting on the Competitive Advantage of
Firms.

< />
A. Matuszak-Flejszman, 2008. Benefits of Environmental Management System in
Polish Companies Compliant with ISO 14001.
< />
Bailey, I.G. (1999). Competition, Sustainability and Packaging Policy in the UK.
Journal of Environmental Planning and Management, January, 83-102.
Burritt, R.L., T. Hahn and S. Schaltegger (2002). Towards a Comprehensive
Framework for Environmental Management Accounting – Links
Between Business Actors and Environmental Management Accounting
Tools. Australian Accounting Review, July, 39-50.
i44



×