Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

thực trạng hoạt động của trung tâm giao dịch cà phê buôn ma thuột (bcec) và những thách thức đối với sở giao dịch cà phê và hàng hóa buôn ma thuột (bcce)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.55 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
----------o0o----------

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH DOANH NGOẠI HỐI
Đề tài:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ
PHÊ BUÔN MA THUỘT (BCEC) VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI
VỚI SỞ GIAO DỊCH CÀ PHÊ VÀ HÀNG HÓA BUÔN MA THUỘT
(BCCE)


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

MỤC LỤC

2


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
A. MỞ ĐẦU
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng
nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch, chỉ sau gạo. Tuy nhiên, giá cả cà phê
của chúng ta lại phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thế giới, khiến cho người trồng
và kinh doanh cà phê phải gánh chịu nhiều rủi ro lớn.
Để bảo hộ cho nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản nói chung và cà phê nói riêng, các
quốc gia trên thế giới thường xây dựng thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa nông
sản để các chủ thể (nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản) tham gia giao dịch và san sẻ rủi
ro về giá cả hàng hóa cho các đối tác khác trên thị trường đó. Các hợp đồng này được


thực hiện qua các trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung lớn như LIFFE (ở London),
NYBOT (ở New York). Cũng nằm trong xu hướng này, Việt Nam đã thành lập Trung
tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) – là nơi tổ chức giao dịch, mua bán các
loại cà phê nhân sản xuất tại Việt Nam gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch
mua bán giao sau theo kỳ hạn – nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam và
hướng đến lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh cà phê.
Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về hoạt động của trung tâm giao dịch này,
chúng em đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao dịch
cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) và những thách thức đối với Sở giao dịch cà phê và
hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCEC)”.
Trong quá trình làm tiểu luận do những hạn chế về kiến thức cũng như khả năng khảo
sát thực tiễn, chúng em sẽ không tránh khỏi việc mắc phải những sai sót. Chúng em
rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện, sâu sắc hơn.

3


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung về các công cụ tài chính phái sinh.
1. Khái niệm và đặc điểm chung của các công cụ tài chính phái sinh.
- Khái niệm: Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ tài chính mà
giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ khác, những biến số cơ bản.
- Đặc điểm chung của các công cụ tài chính phái sinh:
• Các công cụ tài chính phái sinh có giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của
các tài sản cơ sở (lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái,
chỉ số giá, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng). Sự thay đổi của các tài sản
cơ sở chính là điều kiện hình thành các công cụ tài chính phái sinh.
• Công cụ tài chính phái sinh không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban
đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các

loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố
thị trường. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có thể không cần bỏ ra bất kỳ
một khoản tiền nào (chẳng hạn như trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi) hoặc chỉ
bỏ ra một khoản tương đối nhỏ (ví dụ: phí quyền chọn trong giao dịch quyền
chọn, tài khoản đặt cọc và duy trì trong giao dịch tương lai,…) so với giá trị của
những hợp đồng tương tự (hợp đồng mua bán giao ngay,…), nhưng vẫn có thể
tham gia vào thị trường phái sinh và thu lợi nhuận hoặc phòng ngừa rủi ro.
• Khác với mua bán giao ngay, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh
có quyền thanh toán (đôi khi là từ chối thanh toán trong các hợp đồng quyền
chọn) tại hoặc trước một thời điểm nhất định theo thỏa thuận (đối với thị trường
phi tập trung) hoặc theo quy định (đối với thị trường tập trung). Đây cũng được
coi là một đặc điểm nổi bật của các công cụ tài chính phái sinh.
- Mục đích sử dụng các công cụ phái sinh:
• Phòng ngừa rủi ro
• Đầu cơ
• Giao dịch
• Cơ cấu lại tài sản nợ - có
2. Các loại công cụ tài chính phái sinh.
4


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
2.1.

Hợp đồng kì hạn
2.1.1. Định nghĩa

Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất
định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thoả thuận từ hôm nay.
2.1.2. Đặc điểm

Hợp đồng kỳ hạn có 4 đặc điểm chính như sau:
-

Là loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay.
Mang tính chất cá nhân, do các bên tự thoả thuận theo ý mình.
Mang tính chất bí mật và không phải tuân thủ các quy định quản lý chặt chẽ.
Khả năng bảo hiểm rủi ro ngoại hối cao hơn hợp đồng tương lai.
2.1.3. Ví dụ

Để tránh rủi ro giá cà phê bất ổn do biến động của thị trường cà phê thế giới và tình
hình thời tiết, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đắk Lắk ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng
mua 20 tấn cà phê của nhà nông Thành với giá 28 triệu đồng/ tấn. Lúc đó ông Thành
được gọi là người bán và công ty XNK Đắk Lắk là người mua của hợp đồng kỳ hạn.
Sau 6 tháng, ông Thành có trách nhiệm bán cho công ty XNK Đắk Lắk 20 tấn cà phê
với giá 28 triệu đồng/ tấn và công ty XNK Đắk Lắk bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê
của ông Thành với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường tại thời điểm đó là bao
nhiêu đi chăng nữa. Với giá thoả thuận biết trước và cố định, ông Thành và công ty
XNK Đắk Lắk đều không phải lo lắng về sự biến động giá cà phê trên thị trường.

2.2.

Hợp đồng tương lai
2.2.1. Định nghĩa

Hợp đồng tương lai là một thoả thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại
một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định, trong đó:
5


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

- Bên mua (bên long): đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã
xác định trước.
- Bên bán (bên short): đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định

với mức giá đã

xác định trước.
2.2.2. Đặc điểm
Hợp đồng tương lai có 6 đặc điểm chính như sau:
- Tính chuẩn hoá: Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sở chứng
khoán phái sinh. Do vậy, nó được chuẩn hoá về các điều khoản, khối lượng, giá trị
tài sản cơ sở.
- Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung
- Không mang tính cá nhân: Các hợp đồng tương lai được thoả thuận thông qua sở
giao dịch, các bên có thể chấm dứt hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào thông qua sở
giao dịch.
- Đòn bẩy tài chính: Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải ký
quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi hợp đồng đáo hạn, trong đó ký quỹ
thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong giá trị của toàn bộ hợp đồng. Chính vì vậy,
hợp đồng tương lai trở thành một công cụ có mức độ đòn bẩy cao khi một lượng
ký quỹ nhỏ có thể giúp nhà đầu tư tham gia vào các vị thế của hợp đồng tương lai
với giá trị lớn hơn nhiều lần.
- Rủi ro thanh toán thấp hơn hợp đồng kỳ hạn
- Chi phí giao dịch thấp hơn hợp đồng kỳ hạn
Đồ thị: Quan hệ giữa lãi (lỗ) với sự biến động của tỷ giá

$ Lãi (+); lỗ (-) ∆V*
∆V* = V* - V(1,80)

1000

800
600
400

6


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
200

-0.04 -0.03 -0.02 -0.01 0
-200
-400
-600

0.01 0.02 0.03 0.04 ∆S*

-800

(Giả sử tỷ giá mua hợp đồng tương lai là 1USD = 1,80 DEM)

2.2.3. Ví dụ
Công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu giao tháng 5/2007 theo một
hợp đồng tương lai với giá $65/thùng. Đến tháng 5/2007, giá dầu lên $85/thùng
thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000 thùng dầu với giá $65 hoặc A sẽ
không phải giao dầu mà thanh toán cho B một số tiền là 20x100,000= 2tr USD.
2.3.

Hợp đồng hoán đổi
2.3.1. Định nghĩa


Hợp đồng hoán đổi là một thoả thuận trao đổi dòng tiền tại một thời điểm nhất định
trong tương lai, tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Hợp đồng hoán đổi gồm 4 loại: Hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng
khoán và hoán đổi hàng hoá.
2.3.2. Đặc điểm
Hợp đồng hoán đổi không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay
hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên
xác định.
Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương
với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba
với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
2.3.3. Ví dụ
7


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Một thoả thuận của Microsoft chấp nhận trả lãi một khoản vay có vốn gốc danh nghĩa
100 triệu USD, lãi suất cố định 5% /năm, chi trả lãi mỗi 6 tháng trong vòng 3 năm,
đổi lại Microsoft nhận lãi suất LIBOR, cũng chi trả lãi 6 tháng 1 lần và trong vòng 3
năm.
Dòng tiền với Microsoft được mô tả theo bảng (triệu USD)
Ngày

Lãi suất
LIBOR

Dòng tiền
thả nổi


Dòng tiền cố
định

Dòng tiền
thuần

03/05/2012

4.2%

05/09/2012

4.8%

+2.10

-2.50

-0.40

05/03/2013

5.3%

+2.40

-2.50

-0.10


05/09/2013

5.5%

+2.65

-2.50

+0.15

05/03/2014

5.6%

+2.75

-2.50

+0.25

05/09/2014

5.9%

+2.80

-2.50

+0.30


05/03/2015

6.4%

+2.95

-2.50

+0.45

2.4.

Hợp đồng quyền chọn
2.4.1. Định nghĩa

Hợp đồng quyền chọn (Option) là hợp đồng cho phép người mua có quyền, nhưng
không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xácc định các đơn vị tài sản
cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai với
mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp đồng
2.4.2. Đặc điểm
 Hợp đồng quyền chọn có 3 đặc điểm chính:

8


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
- Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền,
còn vị thế người bán phải có nghĩa thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu.
- Ngày thực hiện quyền trong một khoảng thời gian do người mua quyết định (Mỹ)
hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai (Châu Âu).

- Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền cược được xem
như giá của quyền chọn
 Các loại hợp đồng quyền chọn:
- Quyền chọn mua (Call option): Hợp đồng này cho người mua hợp đồng được
quyền mua một số lượng hang hoá cơ sở ấn định theo giá cố định trước thời điểm
ấn định trong tương lai. Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán
hợp đồng Call Option một khoản lệ phí.
- Quyền chọn bán (Put option): Quyền chọn này ngược lại với Call Option. Quyền
chọn bán cho người mua hợp đồng quyền được bán một số lượng hang hoá nhất
định với giá ấn định trong một thời hạn nhất định
- Quyền chọn hai chiều: Trong trường hợp giá hàng hoá cơ sở trên thị trường phức
tạp, nhà đầu tư không thể dự đoán trước chiều hươngs tang hay giảm của giá hang
hoá nên sẽ chọn hợp đồng hai chiều. Hợp đồng này cho phép thực hiện cả quyền
mua và quyền bán. Nếu giá thị trường đi xuống, nhà đầu tư chọn thực hiện quyền
chọn bán và ngược lại.
2.4.3. Ví dụ
Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự
đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử
các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có
thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá 40.000 VND/cổ phần.
Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể
buộc người bán giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó
bán chúng ra thị trường với giá 50.000 đồng.

9


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Như vậy bạn đã tạo ra một lợi nhuận đáng kể. Trên thực tế bạn đã thu được lợi nhuận
60.000 đồng trên khoản đầu tư 40.000 đồng, vậy lợi suất là 150%, trong khoảng thời

gian là 6 tháng. Quyền lựa chọn được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận.
3. Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh
3.1.Đối với các Doanh nghiệp:
- Khi sử dụng các dịch vụ phái sinh, Doanh nghiệp có thể phòng ngừa và hạn chế
các loại rủi ro có lien quan do những biến động của các yếu tố thị trường: Biến
động giá cả, tỉ giá, lãi suất
- Doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu quả nhờ cân đối được
luồng tiền, giúp cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có và giảm bớt chi phí vốn cho doanh
nghiệp
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thu thập, phân tích, xử lí thong
tin hiệu quả, qua đó nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị.

3.2.Đối với các Tổ chức tín dụng
- Tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng mở rộng và phát triển các hoạt động dịch
vụ, phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hang.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh: Phát triển
dịch vụ phái sinh và cung cấp các công cụ này cho Doanh nghiệp nhằm phòng
ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.
- Phát triển và cung ứng các dịch vụ phái sinh trong lĩnh vực Tài chính – Ngân
hàng, không chỉ giúp các ngân hang nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và dự
báo diễn biến thị trường, rất có lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, mà còn
nâng cao uy tín nhờ cung cấp dịch vụ mới hiện đại.
3.3. Đối với nền kinh tế
- Sự phát triển của thị trường phái sinh tạo nên sự hoàn thiện các loại thị trường ở
Việt Nam. Đồng thời, với bản chất là công cụ phái sinh, thị trường này sẽ hỗ trợ

10


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, phát triển ổn định, hiệu quả, thúc đầy
nền kinh tế phát triển bền vững.
- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Quá trình này gắn với niềm tin của nhà đầu tư về mức độ phòng
ngừa rủi ro khi nền kinh tế có đủ biện pháp phòng ngừa, có thị trường phái sinh
phát triển để các nhà đầu tư bảo toàn và tạo lợi nhuận, cũng như chủ động trong kế
hoạch đầu tư kinh doanh.
II. Thực trạng hoạt động của trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
(BCEC).
1. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC)
1.1.Hoàn cảnh và mục đích ra đời.
- Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được thành lập theo Quyết
định số 2278/QĐ-UBND, ngày 04/12/2006 của UNBD tỉnh Đắk Lắk, có trụ sở đặt
tại 153 - Nguyễn Chí Thanh – thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk theo định
hướng của tỉnh nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam và hướng đến
lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh cà phê.
- BCEC là nơi tổ chức giao dịch, mua bán các loại cà phê nhân sản xuất tại Việt
Nam, theo phương thức đấu giá tập trung, công khai gồm: giao dịch mua bán giao
ngay và giao dịch mua bán giao sau theo các kỳ hạn, hoạt động theo nguyên tắc
thành viên.
- Cơ sở hạ tầng của BCEC bao gồm hệ thống tổng kho hơn 8.000 m 2 có sức chứa
trên 15.000 tấn cà phê nhân thành phẩm cùng một thời điểm, cùng một xưởng chế
biến có diện tích 5.200 m2 với tổng công suất chế biến 150.000 tấn/năm.
- Tầm nhìn và sứ mệnh:
• Tạo sản phẩm và dịch vụ mới, góp phần phát triển ổn định và bền vững cho
ngành hàng cà phê Việt Nam và các ngành hàng nông sản khác.
• Phát triển quy mô và hiện đại hóa phương thức giao dịch phù hợp với thực tiễn
trong nước và trên thế giới.

11



Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
• Liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa trong nước và trên thế giới nhằm củng
cố mối quan hệ hợp tác, trở thành thành viên của các hiệp hội cà phê và nông
sản thế giới.
1.2. Sản phẩm giao dịch và các chủ thể tham gia.
- Sản phẩm giao dịch:
• Hợp đồng giao dịch cà phê Robusta giao ngay
• Hợp đồng giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn
- Thành viên của BCEC có 3 loại:
• Thành viên đăng ký bán: là tổ chức, cá nhận, hộ gia đình được BCEC cấp quyết
định công nhận tư cách Thành viên được phép thực hiện giao dịch tại BCEC.
• Thành viên kinh doanh: là tổ chức, hộ kinh doanh được BCEC cấp quyết định
công nhận tư cách Thành viên được phép thực hiên giao dịch tại BCEC.
• Thành viên môi giới: là các tổ chức được BCEC cấp quyết định công nhận tư
cách Thành viên cho phép thực hiện giao dịch thay cho khách hàng.
- Điều kiện làm thành viên đăng ký bán:

-

-

-

-

Đối với cá nhân
Đối với tổ chức
Có diện tích cà phê tối thiểu từ 01 - Là tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh

hecta cà phê trở lên hoặc có khối
được thành lập và hoạt động hợp
lượng cà phê nhân tối thiểu từ 01
pháp theo quy định của pháp luật
tấn trở lên ký gửi tại hệ thống
Việt Nam hiện hành.
kho BCEC.
- Có đăng ký kinh doanh ngành
Cá nhân đăng ký làm Thành viên
nghề: mua bán, sản xuất, chế biến
đăng ký bán không đang chấp
cà phê.
hành hình phạt tù hoặc đang bị - Cam kết thực hiện đầy đủ các quy
truy cứu trách nhiệm hình sự.
định là BCEC.
Cá nhân đăng ký làm Thành viên
đăng ký bán phải từ đủ 18 tuổi
trở lên và có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ.
Cam kết thực hiện đầy đủ các
quy định của BCEC.

12


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

1.3. Phương thức giao dịch.
- BCEC sử dụng hai phương thức giao dịch:
• Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện

trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán của thành viên theo nguyên tắc khớp
lệnh.
• Khớp lệnh thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa
thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.
- Hạn mức giao dịch: Tổng hạn mức giao dịch của toàn bộ hợp đồng niêm yết tại
một thời điểm không được vượt quá 50% tổng sản lượng cà phê Việt Nam của
năm liền trước đó theo số lượng thống kê của cơ quan có thẩm quyền. Hạn mức
giao dịch của thành viên kinh doanh, khách hàng không được vượt quá 10% tổng
hạn mức giao dịch của BCEC và được BCEC cấp tùy thuộc vào số tiền đảm bảo
tư cách thành viên tương ứng với quy định về hạn mức giao dịch.
- Nguyên tắc khớp lệnh:
Nguyên tắc khớp lệnh liên tục
Nguyên tắc so khớp lệnh:
Hệ thống giao dịch ưu tiên về giá
trước, sau đó là thời gian. Trường
hợp các lệnh mua, bán có cùng mức
giá thì lệnh giao dịch nhập vào hệ
thống giao dịch trước được ưu tiên
thực hiện trước.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện
Khi lệnh mua có giá cao hơn hoặc
bằng với giá bán, các lệnh sẽ được tự
động khớp, giá thực hiện được xác
định theo nguyên tắc sau:
- Nếu bp ≥ sp ≥ cp, thì giá thực
hiện mới bằng sp.
- Nếu bp ≥ cp ≥ sp thì giá thực hiện

Nguyên tắc khớp lệnh thảo thuận
Nguyên tắc so khớp lệnh:

Bên bán nhập lệnh giao dịch thỏa
thuận vào hệ thống và bên đối ứng
xác nhận giao dịch mua thỏa thuận.
Nguyên tắc xác nhận lệnh giao dịch
thỏa thuận:
ĐDGD, GVD tiến hành nhập lệnh
giao dịch thỏa thuận vào hệ thống.
Hệ thống sẽ tự động khớp lệnh thỏa
thuận.

13


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
mới bằng cp
- Nếu cp ≥ bp ≥ sp thì giá thực hiện
mới bằng bp;
Trong đó:
Bp: giá mua
Sp: giá bán
Cp: giá thực hiện gần nhất
1.4. Giao dịch cà phê giao sau tại BCEC.
1.4.1.Đối tượng tham gia giao dịch:
- Thành viên kinh doanh
- Khách hàng của thành viên môi giới.
1.4.2.Kí hiệu hợp đồng niêm yết.
BCEC niêm yết 6 hợp đồng tương ứng với 6 tháng giao hàng liên tiếp. Ký hiệu của
hợp đồng được niêm yết gồm các yếu tố sau: Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột, loại cà phê giao dịch, tháng giao hàng, năm của tháng giao hàng theo chi tiết
dưới đây:


Trung tâm Giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột
Loại cà phê giao dịch
(Robusta)
Tháng giao hàng
1 2

BV
R
3

4 5

6

7

8

9

1
0
Ký hiệu của tháng giao hàng F G H J K M N Q U V
Năm của tháng giao hàng
Dùng một chữ số cuối cuả năm
Ví dụ hợp đồng giao tháng 11 năm 2011 được ký hiệu là: BV R X1

11 12

X

Z

1.4.3.Hợp đồng giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn
14


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Điều khoản
Hàng hóa giao dịch
Thời gian giao dịch

Hợp đồng kỳ hạn niêm yết
Cà phê Robusta loại R2B
Giao dịch khớp lệnh liên tục: Từ 14h00 đến
17h00
Giao dịch thỏa thuận: Từ 14h00 đến 17h00
Ngày giao dịch
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày
nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động Việt
Nam.
Địa chỉ giao dịch
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, số
153, Nguyễn Chí Thanh, Tp. Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk
Trụ sở của các thành viên môi giới.
Cơ chế khớp lệnh
- Khớp lệnh điện tử, liên tục
- Khớp lệnh thỏa thuận

Giá niêm yết
VND/kg
Bước giá
10 VND/kg (20.000 VND/lô)
Khối lượng giao dịch
Giao dịch khớp lệnh liên tục: tối thiểu 1 lô (2 tấn)
Giao dịch thỏa thuận: tối thiểu 9 lô (18 tấn)
Khối lượng mỗi hợp đồng 2 tấn
(lô)
Tháng hợp đồng niêm yết
Niêm yết 6 tháng hợp đồng liên tiếp
Biên độ giao động giá trong +/- 4% so với giá tham chiếu của phiên giao dịch
ngày
liền kề trước đó.
Ký quỹ giao dịch
Tương đương 15% giá trị hợp đồng
Ký quỹ đặc biệt
Từ ngày thông báo đầu tiên, mức ký quỹ của các
hợp đồng chuẩn bị đến hạn giao hàng được nâng
lên gấp 3 lần so với ký quỹ giao dịch thông
thường.
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng
(LTD)
giao hàng
Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc đầu tiền của 05 ngày làm việc
(FND)
cuối cùng của tháng trước tháng giao hàng
Thời gian đăng ký giao Từ ngày thông báo đầu tiên đến 9h00 của ngày
hàng
giao dịch cuối cùng

Khối lượng đăng ký giao 18 tấn (tương đương 9 hợp đồng)
hàng tối thiểu
Loại cà phê giao nhận
Cà phê Robusta loại R2B (đen, vỡ không quá
5%, tạp chất không quá 1.0%, độ ẩm 13%, kích
cỡ hạt tối thiểu 90%/S13)
15


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Cà phe Robusta loại R1A, R1B, R1C và R2A
được giao theo giá hợp đồng cộng với một khoản
tiền tương ứng mức chênh lệch phẩm cấp chất
lượng do Trung tâm quy định trong từng thời
điểm.
Địa điểm giao hàng
Tại hệ thống kho hàng của Trung tâm Giao dịch
cà phê Buôn Ma Thuột.
Ngày tất toán giao nhận Ngày làm việc thứ 3 của tháng giao hàng
hàng và thanh toán tiền
1.4.4.Ký quỹ giao dịch
- Mức ký quỹ là số tiền ký quỹ tổi thiểu cho một hợp đồng được giao dịch do BCEC
quy định trong từng thời kỳ.
- Thành viên có trách nhiệm đảm bảo duy trì mức đủ mức ký quỹ trên tài khoản ký
quỹ để duy trì trạng thái đang nắm giữ cho đến khi tất toán.
- Các giao dịch làm giảm trạng thái mở sẽ không làm phát sinh ký quỹ giao dịch.
- Đóng bớt trạng thái mở cùng một kỳ hạn: thành viên, khác hàng có thể chủ động
đóng bớt các trạng thái mở trên cùng một kỳ hạn bằng cách đặt một lệnh ngược
chiều. Các lệnh giao dịch trong trường hợp này sẽ không phải đóng tiền ký quỹ
giao dịch.

- Sau khi các lệnh giao dịch đóng bớt trạng thái được khớp lệnh thành công (hình
thành trạng thái mở đối ứng), hệ thống giao dịch thực hiện ghép trạng thái mở đối
ứng với các trạng thái mở đã hình thành trước đó để tất toán trạng thái mở theo
các nguyên tắc sau:
• Các trạng thái mở phát sinh trong cùng ngày giao dịch hình thành trạng thái mở
đối ứng được ưu tiên thực hiện tất toán trước.
• Phần ký quỹ tương ứng với các trạng thái mở đã đươc tất toán sẽ được giải tỏa
vào tài khoản đầu tư và Thành viên, Khách hàng được phép rút phần ký quỹ
được giải tỏa này.
1.4.5.Đánh giá trạng thái hàng ngày
- Các trạng thái mở sẽ được đánh giá lại theo giá đánh giá vào cuối phiên giao dịch.
Lãi hoặc lỗ phát sinh là phần chênh lệch được tính toán theo giá đánh giá của
phiên giao dịch hiện tại so với giá thực hiện.
16


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
- Công thức tính lãi/lỗ (P/L) như sau:
P/L = ∑Vmua(Ps - Pxi) + ∑Vbán(Pxj - Ps)
Trong đó:
Ps: là giá đánh giá của một hợp đồng.
Vmua: là khối lượng mua ở mức giá thực hiện Pxi.
Pxi: là giá thực hiện tại thời điểm khớp lệnh i.
Vbán: là khối lượng bán ở mức giá thực hiện Pxj.
Pxj: là giá thực hiện tại thời điểm khớp lệnh j.
- Ví dụ: Thành viên A đang nắm giữ các hợp đồng. Ngày giao dịch 22/05/2010 Các
hợp đồng mà Thành viên A đang nắm giữ được đánh giá lại như sau:
Giá
ST
T


Lện
h
mua

1

Mua

BR R V0

2

Mua

BV R V0 5

3
4

Lện
h
bán

Bán
Mua

Khối
Mã hợp
lượn

đồng
g (lô)

Giá
thực
hiện

Giá
đánh
giá

23.75
0
23.60
0

23.80
0

BV R V0 2

23.50
0

24.00
0

BV R Q0 3

24.20

0

24.00
0

4

Tính lãi lỗ tạm tính
P/L=4*2000*(2380023750)=400.000 VND
P/L=5*2000*(2380023600)=2.000.000
VND
P/L=2*2000*(2350024000)= -2.000.000
VND
P/L=3*2000*(2400024200)=-1.200.000
VND
∑P/L= -800.000 VND

- Giải thích mã hợp đồng:
BV R V0: Hợp đồng giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn tháng 10 năm 2010
BV R Q0: Hợp đồng giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn tháng 8 năm 2010
 Trường hợp P/L<0: Thành viên đang bị lỗ tạm thời và có trách nhiệm nộp tiền bổ
sung vào tài khoản ký quỹ để bù đắp khoản lỗ theo quy định sau:

17


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
- Trường hợp, tại thời điểm đánh giá trạng thái, tài khoản đầu tư của thành viên
thiếu tiền ký quỹ vẫn còn số dư khả dụng, phần mềm hệ thống của BCEC sẽ tự
động bổ sung ký quỹ bằng tiền trong tài khoản đầu tư.

- Trường hợp tài khoản đầu tư không còn số dư khả dụng, thành viên, khách hàng
phải bổ sung tiền vào tài khoản ký quỹ để đảm bảo mức ký quỹ theo quy định
chậm nhất là vào thời điểm đầu phiên giao dịch thứ ba sau phiên giao dịch được
đánh giá lãi/lỗ.
- Trường hợp thành viên, khách hàng không nộp bổ sung tiền ký quỹ theo quy định
của trung tâm trong từng thời kỳ về mức ký quỹ và thời gian bổ sung tiền ký quỹ,
trung tâm có quyền (không bao gồm nghĩa vụ) đóng bớt trạng thái cho tới khi đủ
mức ký quỹ cho các trạng thái còn lại và xử lý vi phạm Thành viêntheo quy định
của trung tâm.
- Thành viên, khách hàng sẽ phải nộp khoản tiền phạt đối với phần thiếu ký quỹ
theo quy định về mức phí phạt do Techcombank quy định trong từng thời kỳ trên
cơ sở quy định về ký quỹ của trung tâm.
 Trường hợp P/L>0: Thành viên, khách hàng đang lãi tạm thời. Phần lãi này được
ghi tăng vào tài khoản đầu tư. Thành viên, khách hàng được phép rút phần lãi này
ra khỏi tài khoản đầu tư.
- Ví dụ 1 : Giá đóng cửa ngày 21/12/2010: 35.110 VND
Thành viên A:




-

Sở hữu hợp đồng mở mua: BVRF1 4 (lô) – 34.240 VND
Tài khoản đầu tư có: 100.000.000 VND
Lãi/lỗ =4*2000*(35.110-34.240) = 6.960.000 VND
Tài khoản đầu tư có: 106.960.000 VND
Ví dụ 2: Giá đóng cửa ngày 21/12/2010: 35.110 VND

Thành viên B:

• Sở hữu hợp đồng mở bán: BVRF1 2 (lô) – 35.000 VND
• Tài khoản đầu tư có: 200.000.000 VND
• Lãi/lỗ = 2 *2000*(35.000-35.110) = -4.400.000 VND
18


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
• Tài khoản đầu tư: 195.600.000 VND

1.4.6.Tóm tắt quy trình giao dịch café giao sau tại BCEC
Tiến trình đặt lệnh

Quy trình đặt lệnh giao dịch hàng hóa kì hạn
Đặt lệnh mua bán

Kiếm số tiền ký quỹ (Theo
công thức rủi ro)
Phong tỏa lượng tiền ký
quỹ tương ứng

Tiến trình
khớp lệnh

Gửi tới hệ thống khớp
lệnh
Khớp thành công

19



Theo dõi tỷ lệ ký quỹ

Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Tạm tính lãi lỗ trên TK ký
quỹ
Rút phần lãi từ TK ký
quỹ nếu muốn)
Nộp thêm tiền đóng trạng thái



Lãi

K

Cảnh báo thành viên, yêu
cầu nộp thêm tiền ký quỹ

K

Xử lý theo quy định

Tháng T-n

Quản lý tỷ lệ ký quỹ
Lỗ

TK tiền mặt đủ tiền

K

Tự động trích
bổ sung ký quỹ

Yêu cầu ký
quỹ bổ sung

Đánh giá lãi lỗ tạm tính, hạch
toán trên TK ký quỹ
Đánh giá lãi lỗ tạm tính, hạch
toán trên TK ký quỹ

Lỗ (bp
T-1: Ngày FND

Xử lý theo quy định
Đủ tiền trong TK

K
Y/c ký quỹ bổ
sung

Tăng tỷ lệ ký quỹ lên
3 lần

Tự động trích bổ sung

20



Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
2. Thực trạng hoạt động của BCEC.
2.1.Thực trạng
-

Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột(BCEC), tỉnh Đăk Lăk được khánh
thành và hoạt động đã lâu, nhưng giao dịch mua bán tại đây đến nay vẫn còn thưa
thớt, vắng vẻ. Lượng cà phê giao dịch tại BCEC có ngày chỉ được 5 tấn, tương
đương 125 triệu đồng. Một sàn giao dịch hiện đại được đầu tư xây dựng với kinh
phí hàng chục tỷ đồng, nhưng hoạt động không bằng một đại lý mua bán cà phê ở
huyện.

-

Mục đích là gia tăng giá trị cho nông dân trồng cà phê Dăk Lăk nhưng từ khi
chính thức hoạt động (cuối năm 2008) cho đến nay, trung tâm Giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột hầu như vắng bóng nông dân. Niên vụ 2008 - 2009 có 18 lượt
thành viên gửi cà phê tại kho của trung tâm với số lượng 407 tấn, giao dịch khớp
lệnh 93 tấn, giao dịch thỏa thuận bán ngoài 12 tấn và lượng tồn kho 302 tấn. Đến
niên vụ vừa qua, chỉ có 24 lượt thành viên ký gửi với số lượng 137 tấn, toàn bộ số
cà phê này đều giao dịch thông qua mua bán thỏa thuận…

- Mong muốn xây dựng một sàn giao dịch hàng hóa hiện đại, nhưng Trung tâm
Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột chưa chứng minh được lợi ích với khách hàng.
BCEC hiện lại thiếu thành viên đăng ký vào mua bán. Chỉ tính riêng ở Đăk Lăk,
trong hơn 140 DN đang hoạt động mới có vài chục DN đăng ký thành viên. Hiện
nay, mỗi ngày trên màn hình điện tử của sàn chỉ khoảng chục lệnh đặt mua của các
doanh nghiệp xuất khẩu với khách hàng nước ngoài…
-


Trong vụ mùa cà phê năm 2011 – 2012, ông Nguyễn Văn Sinh, phó giám đốc sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Dăk Lăk cho biết: theo thông báo của sở
Công thương, lượng hàng giao dịch tại sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ước
chừng 1.000 tấn, chỉ bằng 1/200 sản lượng cà phê của riêng tỉnh Dăk Lăk. Lượng
21


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
hàng giao dịch trên cũng chỉ bằng sản lượng thu mua của một đại lý. Theo báo cáo
của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, kể từ ngày khai trương (tháng
12/2008) đến 2014, trung tâm mới chỉ phát triển được 90 thành viên. Trong đó có
63 thành viên đăng ký bán, 23 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới…
Trong đó có vài chục thành viên là hộ kinh doanh cà phê hoặc đại lý, còn lại rất ít
DN tham gia.
- Trong 5 năm qua, trung tâm đã rất cố gắng phát triển thành viên với 12 chương
trình hội thảo giới thiệu hoạt động và hướng dẫn quy định về giao dịch, 18 đợt tiếp
xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư, 15 đợt đào tạo, tập
huấn... Nhưng vẫn khó phát triển thành viên, đặc biệt là với người nông dân trồng
cà phê. Khối lượng cà phê giao dịch qua trung tâm cũng ngày càng giảm…
- Đây thực sự là điều khó lý giải với nhiều người. Không thể bàn cãi về lợi ích của
việc tham gia mua bán qua trung tâm giao dịch hiện đại như của BCEC. Đáng lẽ,
thông qua đây, hộ gia đình và DN sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu này sẽ
đảm bảo giao dịch theo đúng tín hiệu thị trường, không bị hớ về giá. Vì BCEC đã
được liên thông với thị trường cà phê thế giới, việc mua bán được thực hiện bằng
phương thức giao dịch đấu giá khớp lệnh công khai, minh bạch.
2.2. Nguyên nhân
Một trung tâm giao dịch cà phê lớn với nhiều tiện ích như vậy lại không được người
dân ưa chuộng, hẳn phải có nguyên nhân của nó. Có thể tóm gọn qua các nguyên
nhân sau:
- Sự thiếu hiểu biết của người dân cũng như các nhà chức trách về hoạt động

mua bán qua sàn giao dịch: Cách thức mua bán mặt hàng cà phê trên sàn còn
quá mới nên cả nhà tổ chức và khách hàng còn gặp nhiều lúng túng, vướng mắc
trong giao dịch.
- Những vấn đề về chi phí phát sinh: Hiện tại, sản lượng cà phê tập trung ở 5 tỉnh
Tây Nguyên, nhưng chủ yếu tập trung ở các huyện vùng sâu vùng xa, điều kiện đi
22


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
lại khó khăn. Mà nông dân thì rất thụ động và sợ rủi ro. Họ không thể vận chuyển
hàng hóa của họ đi hàng trăm km để nhập hàng vô một kho nào đó, trong khi họ
chưa biết được cái giá họ bán sẽ là bao nhiêu. Đầu tiên là thấy lỗ trước mắt. Trong
trường hợp muốn bán hàng qua sàn, nông dân phải chở cà phê về sàn, tiếp tới phải
qua các khâu kỹ thuật bắt buộc, rồi chờ có khách hàng mua mới chốt giá bán…
Nhiều nông dân tại thị xã Buôn Hồ, vựa cà phê lớn của Dăk Lăk cho biết, có nghe
nói đến cách mua bán qua sàn nhưng qua tính toán, chỉ riêng tiền chở cà phê từ
Buôn Hồ về Buôn Ma Thuột đã tốn khoảng 120.000đ/tấn, lại thêm chi phí ăn ở
trong thời gian chờ chốt giá.
- Thói quen cố hữu: Nông dân vốn chỉ quen với cách mua bán “xem hàng, chốt giá
ngay tại chỗ”. Các hộ làm cà phê chưa mặn mà với BCEC vì bán ngay cho thương
lái tại vườn, hay cho đại lý tại địa bàn tiện hơn. Việc phải đem cà phê lên sàn,
kiểm tra qua các khâu kĩ thuật kèm theo một số thủ tục khác gây nên những phiền
toái nhất định cho người nông dân.
- Cơ sở vật chất có sẵn: Các DN chưa vào sàn vì họ đã có cả hệ thống mạng lưới
thu mua, kho bãi và mối tiêu thụ riêng hoạt động khá hiệu quả. Dù vẫn biết tập
trung mua bán tại sàn theo phương thức hiện đại sẽ cập nhật được giá cả, nhanh,
nhiều, tiện lợi hơn… nhưng phần vì do thói quen đã cố hữu, phần do còn quá xa lạ
với “luật chơi” ở sàn hiện đại không ít thành viên thị trường vẫn ngại ngần.
- Chưa xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng: Đối tượng đầu ra tiềm
năng của sàn Buôn Ma Thuột là những doanh nghiệp rang xay trong nước (chiếm

số ít), những doanh nghiệp nước ngoài muốn thu gom cà phê tại Việt Nam, những
nhà đầu cơ nhằm kiếm lợi…. Họ là những đối tượng sẵn sàng bỏ ra chi phí để giao
dịch trên sàn nếu việc mua qua sàn đối với họ tiện lợi và nhanh chóng khi họ
cần. Tuy nhiên BCEC lại chưa tập trung vào phân đoạn khách hàng này mà còn
đầu tư rất dàn trải.

23


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
-

Rào cản chất lượng nghiêm ngặt: Theo quy định của sàn, muốn tham gia sàn,
hàng hoá phải được các chuyên gia kỹ thuật của chi nhánh công ty giám định hàng
hoá nông sản xuất khẩu tại Dăk Lăk (viết tắt là Café Control) thực hiện việc kiểm
định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà phê, sau đó cấp chứng thư hàng gửi kho.
Nếu chốt được giá, chủ hàng mới xuất lệnh giao dịch.

-

Chính sách hoạt động chưa hoàn thiện: Mô hình hoạt động giao dịch qua trung
tâm giao dịch hàng hóa hiện nay chưa hoàn thiện về chính sách nhà nước như
chưa có quy định về hoạt động tạo lập thị trường, hướng dẫn hoạt động của ngân
hàng thanh toán bù trừ, thuế, phí... Cơ chế tài chính hiện tại chưa cho phép trung
tâm thực sự chủ động trong các hoạt động đầu tư cơ sở vật chất. Các đơn vị phối
hợp cũng rất khó khăn về tài chính dẫn đến không triển khai được hoạt động hỗ
trợ, tạo dựng thị trường giao dịch

3. Những thách thức đối với Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột
(BCCE) và đề xuất phương án giải quyết.

3.1.Sự ra đời của Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột
- Ngày 10/3/2015, Công ty cổ phần Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma
Thuột (BCCE) chính thức đi vào hoạt động.
- BCCE được cổ phần hóa từ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, có vốn
điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Đắk Lắk nắm 42%.
- BCCE giao dịch với 2 sản phẩm giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures);
kết nối với các sàn giao dịch hàng hóa thế giới như Chicago Mercantile Exchange
- CME (sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới đặt tại Mỹ). Sau cà phê robusta,
BCCE sẽ giao dịch cả tiêu đen, cao su.
3.2.Thách thức đối với sở giao dịch Buôn Mê Thuột
3.2.1. Thu hút nông dân, các đại lý, nhà kinh doanh cà phê tham gia sàn giao
dịch

24


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Một thách thức lớn đối với BCCE là cần tìm cách thu hút nông dân, các đại lý, nhà
kinh doanh cà phê tham gia sàn giao dịch, do có quá nhiều quy định xa lạ với thói
quen mua bán truyền thống. Để BCCE hoạt động tốt và không đi theo “vết xe đổ” của
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột trước đây thì phải tìm cách lôi kéo các
đại lý kinh doanh cà phê, các công ty kinh doanh, rang xay cà phê tham gia sàn. Thị
trường mới được tạo lập nên các quy định ràng buộc rất cao,nhằm tránh rủi ro vỡ thị
trường như người bán phải có hàng, người mua phải ký quỹ 100 %. Đây cũng là điểm
hạn chế lớn nhất vì quy định ràng buộc cao nên đa số người mua, người bán đều cảm
thấy phức tạp. Giao dịch tập trung qua sàn (khác với thị trường truyền thống) nên
người mua và người bán thấy không quen. Hơn nữa, sự phối hợp của các đơn vị cùng
tổ chức thị trường này chưa cao, chưa chuyên nghiệp (hiện chỉ có TechcomBank
thanh toán, Caphe control kiểm định chất lượng, Cty quản lý chuyển giao sản phẩm,
Cty môi giới hàng hóa cùng tham gia). Cán bộ quản lý sàn giao dịch chua được đào

tạo bài bản. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chương trình thí điểm chưa đồng bộ.
3.2.2. Khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI
Thách thức thứ hai là BCCE phải có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp
FDI, kể cả các đại lý của họ, trong việc thu mua cà phê của nông dân để thực hiện các
giao dịch giao ngay. Điều này không hề đơn giản, vì cả các doanh nghiệp FDI lẫn đại
lý đều không chỉ thu mua mà còn hỗ trợ cho nông dân rất nhiều, từ giống, phân bón,
thu hoạch, vận chuyển, tín dụng...
3.2.3. Hoàn chỉnh hệ thống quy trình trong nước
Một thách thức nữa của BCCE là thủ tục để hoàn chỉnh hệ thống quy trình trong
nước, trước khi sàn đi vào hoạt động.
3.3.Đề xuất phương án giải quyết
Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ giao dịch và
thanh toán.
25


×