Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI VIÉT SỐ 1 - VĂN 11 - HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.29 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
NĂM HỌC 2017- 2018

ĐỀ CHẴN
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài nào? của ai?
Câu 2: Nghệ thuật của đoạn thơ trên? Tác dụng?
Câu 3: Câu: Vũ trụ nội mạc phi phận sự," được hiểu như thế nào?
Câu 4: Câu: ''Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" được hiểu như thế nào?
Câu 5: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào qua
đoạn thơ trên?
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Tự tình( Bài II) của Hồ
Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương


SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
NĂM HỌC 2017- 2018



ĐỀ LẺ
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Èo sèo mặt nược buổi đò đông.
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài nào? của ai?
Câu 2: Nghệ thuật của hai câu:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Èo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 3: Từ ngữ nào trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có giá trị miêu tả
ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 4: Câu ''Nuôi đủ năm con với một chồng" diễn tả nỗi vất vả của bà Tú như thế
nào?
Câu 5: Khái quát nội dung của đoạn thơ?
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài: "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn
Công Trứ?


II. BÀI VIẾT SỐ 2: HS làm ở nhà
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về nghị luận văn học đã học ở THCS và học kì II lớp 10.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về nghị luận văn học để viết được bài
văn nghị luận có nội dung kiểm tra kiến thức tổng hợp về người phụ nữ Việt Nam
trong xã hội phong kiến.
2. Hình thức kiểm tra
- Hình thức: tự luận

- Thời gian: bài viết ở nhà
3. Thiết lập ma trận
- Xác định theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- Chọn những nội dung cần đánh giá theo các bước lập ma trận đề kiểm tra
- Hình thành khung ma trận.
4. Khung ma trận đề kiểm tra - Ngữ văn 11
Mức độ
Chủ đề
I. Đọc –
hiểu

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng
cấp độ thấp cấp độ cao

- Trình bày
thông tin
về văn bản
(thể loại,
kết cấu)

- Hiểu đặc

điểm thể loại.

Khái quát ý
nghĩa của
văn bản.

1
0,5
5

1
0,75
7,5

Đánh giá
được ý
nghĩa của
từng phần
trong văn
bản
2
1,0
10
Triển khai
vấn đề làm
rõ suy nghĩ
của mình.

Cách viết
truyền cảm,

chân thực
về cảm xúc

1
0,75
7,5

II. Làm văn Nhận biết
được phạm
vi, đối
tượng,
phương
pháp.
Số câu:
Số điểm:
1
Tỉ lệ: %
10

Nêu được suy
nghĩ của mình
về một vấn đề
nào đó trong
tác phẩm văn
học.
2,5
25

2,5
25


1
10

Tổng số
câu: 6
Tổng số
điểm: 10
Tỉ lệ: 100%

Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%

Số điểm:
3,5
Tỉ lệ: 35%

Số điểm:
1,75
Tỉ lệ:
17,5%

Số điểm:
1,5
Tỉ lệ: 15%

Tổng số

Số câu: 5
Số điểm:

3
Tỉ lệ:
30%

Số câu: 1
Số điểm:
7
Tỉ lệ:
70%
Số câu: 6
Số điểm:
10
Tỉ lệ:
100%


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
V. Đáp án
Đề 1
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ. (0,5 điểm)
Câu 2: Nghệ thuật: (0,75 điểm)
+ Hệ thống từ Hán Việt trang trọng ; Phép điệp ngữ, liệt kê
+ Tác dụng:
- Vừa khoe tài, nhấn mạnh các chức danh mà Nguyễn Công Trứ từng đảm nhiệm
- Thể hiện ý thức trân trọng về tài năng và địa vị của bản thân.
Câu 3: Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta. (0,5 điểm)
Câu 4: Ông Hi Văn tài hoa ra làm quan tức là bị giam hãm vào lồng, mất tự do. (0,5
điểm)
Câu 5: Nguyễn Công Trứ muốn chơi ngông thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp

của bản thân. Khoe chỉ là cái vỏ, giấu bên trong là sự ý thức mạnh mẽ về tài năng và
danh vị của bản thân. (0,75 điểm)
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng :
- Nắm vững kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Trình bày ngăn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
b) Yêu cầu về kiến thức.
- Nắm vững nội dung của hai bài thơ, từ đó thấy được sự giống và khác nhau giữa
tính cách của hai người phụ nữ:
- Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các ý chính sau
đây:
+ Khác: Một người muốn bứt phá, thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt; Một người lại
cam chịu, nhẫn nại làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ. Một người được đồng
cảm, sẻ chia, động viên, khuyến khích. Một người cô đơn một mình, đau tức trước
duyên phận hẩm hiu.
+ Giống: Cùng cảm nhận được thân phận, số phận của mình một cách rõ ràng. Cùng
ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình.
Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà
không thể làm gì được để thoát khỏi cuộc sống tù túng ngột ngạt, đến bế tắt ấy. Mất
tự do, không được sống cho chính mình.
- Nét cá tính đều đáng được trân trọng, đáng quí ở người phụ nữ Việt Nam: Mạnh mẽ,
biết hi sinh, ý thức được bản thân, nhận thức được cuộc sống.


c) Thang điểm.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, và còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả,
diễn đạt.

- Điểm 2-3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Không làm bài
Đề 2:
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: Thương vợ, Trần Tế Xương (0, 5 điểm)
Câu 2: (0,75 điểm)
- Sử dụng lối nói dân gian một cách sáng tạo.
- Sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình biểu cảm.
- Sử dụng biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối.
Câu 3: (0,5 điểm)
- Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo:
Thân cò: lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái
rợn ngợp của cả không gian và thời gian.
- Trong ca dao hình ảnh con cò thường dùng để chỉ người phụ nữ trong xã hội cũ. Ở
đây Tú Xương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự lam lũ cực nhọc của bà Tú.
Câu 4: (0,5 điểm) Nuôi năm đứa con đã vô cùng vất vả, lại thêm người chồng với
đầy đủ nhu cầu ăn, mặc, và cả những thú phong lưu kẻ sĩ của ông, ngần ấy làm oằn
đôi vai của bà Tú.
Câu 5:(0,75 điểm)
Bà Tú là người đảm đang, tháo vát và chu toàn.
Cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, xuôi ngược của bà Tú.
-> thể hiện lòng tri ân, thương quý vợ của ông Tú.
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng :
- Nắm vững kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Trình bày ngăn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

b) Yêu cầu về kiến thức.
- Sự ý thức về tài năng và danh vị:
+ Là người văn võ song toàn


+ Nhiều danh vị: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn.
- Ý thức về bản lĩnh và phẩm chất:
+ Khi về hưu thì sống khác người: tự do là điều mình thích.
+ Không quan tâm tới được - mất, khen - chê.
- Tự cho mình là bề tôi trung thành không ai bằng.
- Cái vỏ bên ngoài là sự ngất ngưởng, thực chất là nhân cách nhà nho cao đẹp.
c) Thang điểm.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, và còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả,
diễn đạt.
- Điểm 2-3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Không làm bài



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×