Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.01 KB, 2 trang )
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở cho các nhà
thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của
Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiểu rõ thêm phần nào về thân phận của người phụ nữ
thời xưa dưới chế độ phong kiến.
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non".
Với bút pháp tả thực, từ ngữ giản dị đã gợi cho ta thấy được sự cô đơn lạnh lẽo trong
cái không gian thanh vắng trống trải của đêm khuya. Từ ngữ "hồng nhan" như ám
chỉ một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra. Hồ Xuân
Hương đã mạnh dạn công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng, chua xót mà bà đang
nếm phải.Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của những người phụ nữ trong chế
độ phong kiến thối nát, với những quan niệm"trai thì năm thê bảy thiếp" đã làm cho
người phụ nữ không có được một chỗ đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận
trôi nổi của mình bởi họ không thể quyết định được duyên phận của bản thân họ.
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn".
Bà đã mượn rượu để quên đi tình, quên đi cái số phận hẩm hiu của mình, nhưng say
rồi lại tỉnh lại càng buồn tủi hơn, đau khổ hơn. Hình ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại
khuyết chưa tròn như ngự ý một nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân thì cứ
lạnh lùng trôi qua.
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn".
Khoảng không gian như được mở rộng hơn qua tầm nhìn của tác giả, những động từ
"đâm", "xiên" gợi lên sự mạnh mẽ, bướng bỉnh thể hiện sự kháng cự đầy quyết liệt
của bà Hồ Xuân Hương, một nỗi khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm gia
đình, được người chồng thương yêu chăm sóc chứ không phải ngồi một mình trong
đêm khuyên thanh vắng với sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi, tâm trạng chán
chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm xẻ bảy" để rồi
cuối cùng chỉ còn một mảnh "tí con con". Mặc dù bà có bản lỉnh có giỏi giang như thế
nào cũng không thoát khỏi được nghịch cảnh. Bởi người phụ nữ không hề có được địa
vị trong xã hội này. Cái xã hội "trọng nam khinh nữ", "nhất nam viết hữu thập nữ