Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Tuần 3. Thương vợ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.3 KB, 13 trang )

Trần Tế Xương


– Trần Tế Xương (1870- 1907)
thường gọi là Tú Xương, tự Mặc
Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh
_ Quê: Làng Vị Xuyên –
huyện Mĩ Lộc – tỉnh Nam
Định.
- Sự nghiệp văn thơ:
+ Sáng
tác của
ông lẫn
trênnhưng
dướichỉ
100
_  Ông
thi nhiều
đỗ Tú tài (nên có bút hiệu Tú Xương), và luôn
thiếu
thốn.
vậy, ông là một nhà thơ nổi tiếng, có ảnh
bài thơ,sống
chủtrong
yếu cảnh
là thơ
Nôm
vàTuy
Văn
hưởng lớn đến nhiều nhà thơ hiện đại, nhưXuân Diệu viết về ông:
tế.


Ông nghè ông thám vô mây khói
+ Phong cách nổi bật: Trữ Đứng
tình và
lại văn chương một tú tài
trào phúng


- Thương Vợ là một trong những bài thơ
hay và cảm động nhất của Tú Xương viết
về bà Tú.
- Thể loại:Thất ngôn bát cú Đường Luật
- Bố cục:

Đề
Thực
Luận
Kết


“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”


1. Hai câu đề

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng

- Hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:
+ Thời gian: Quanh năm là suốt cả năm, năm này qua năm khác,
không kể nắng mưa →Thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của bà Tú.
+ Địa điểm: Mom sông là từ cổ địa phương (sông). Đó là doi đất
(dải đất) cao nhô ra ở bờ sông → gợi sự bấp bênh, chật hẹp, nguy
hiểm.


– "Nuôi đủ" : thể hiện sự khéo léo, đảm đang của bà Tú
_ "năm con với một chồng" : cách nói hóm
hỉnh, tự trào của tác giả.
Nghệ thuật tiểu đối: Năm con>-> Gánh nặng gia đình đều đặt hết
lên vai người vợ.
-> Vừa tự trào bản thân vừa thể hiện
niềm thương cảm, xót xa cho vợ.
=> Thể hiện sự đảm đang của bà Tú,
đồng thời đây cũng là sự tri ân của tác
giả với vợ.


2. Hai câu thực

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú.

-       Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
-       Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm.
-       Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng
con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật.
-       Nghệ thuật đảo ngữ: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú
đối với gia đình

Trên cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc
mưu sinh khó khăn của bà Tú được khắc
hoạ qua hình ảnh:“ Lặn lội thân cò khi quãng
vắng”. Hình ảnh “thân cò”: ẩn dụ kết hợp ca
dao tượng trưng cho người phụ nữ trong XH
xưa. Gợi lên số kiếp và nỗi đau thân phận.
Đó cũng chính là tình thương của tác giả
dành cho vợ.


-       Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng
con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật.
-       Nghệ thuật đảo ngữ: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú
đối với gia đình
=> Thể hiện công việc cực nhọc, vất vả ở những nơi nguy
hiểm, khó khăn của bà Tú. Tú Xương cảm nhận được và ái
ngại trước hoàn cảnh công việc của bà.
Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.


3. Hai câu luận

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Thành ngữ: "Một duyên hai nợ" ,
Thành ngữ đan chéo: "Năm nắng mười mưa".
-       Một duyên / năm nắng
-       Hai nợ / mười mưa
-       Âu đành phận / dám quản công
=> Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu. Cách sử dụng
phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian, bộc lộ kiếp nặng nề
nhưng rất mực hi sinh của bà Tú.
-       Dùng số từ tăng tiến: một, hai, năm, mười: Đức hi sinh
thầm lặng cao quí. Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả,
lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn
nại. Tất cả hi sinh cho chồng con.
=> Ông Tú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà
Tú. Nhân cách của Tú Xương càng thêm sáng tỏ.


Cách sử dụng phép đối, thành ngữ,
từ ngữ dân gian, bộc lộ sự vất vả, cực khỗ
nhưng rất mực hi sinh của bà Tú vì
chồng, con, không oán than, kêu ca.
Bà Tú - chân dung điển hình của phụ nữ Việt Nam:
tần tảo, chịu thương chịu khó luôn hết lòng hi sinh,
chịu đựng vì chồng con.Đồng thời thấy được tấm lòng yêu
thương, cảm phục và trân trọng hết đỗi của ông Tú


4. Hai câu kết


Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không

-       Tú Xương tự chửi mình vì cái tội làm chồng mà hờ
hững, để vợ phải vất vả lặn lội kiếm ăn. Ông vừa cay
đắng vừa phẫn nộ.
-       Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu
cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói.
- "Hờ hững": Tú Xương tự trách mình vì cái tội làm
chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội kiếm ăn.
Ông vừa cay đắng vừa phẫn nộ.
. thái độ đối với xã hội
– Từ tấm lòng Thương vợ đến

=> Nhân cách của Tú Xương ân tình, nhân ái, chân thật.
Nhân cách cao đẹp.


 Lời chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương
tự rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã
hội sâu sắc. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói
đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú
phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án
thói đời bạc bẽo nói chung.


1. Nội dung
Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự
thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của
bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú

mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách Tú Xương

2. Nghệ thuật
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian (hình
ảnh con cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống
( cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×