Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.49 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG LÊ ĐÔNG THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG LÊ ĐÔNG THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Quang Bình

Đà Nẵng – Năm 2012



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hoàng Lê Đông Thảo


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Ý nhĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3

6. Bố cục của luận văn

4

7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ

8

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN SỐ

8

1.1.1. Khái niệm về dân số

8


1.1.2. Đặc điểm dân số

9

1.1.3. Vai trò của dân số và phát triển

10

1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về dân số

15

1.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

20

1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của chất lượng dân số

20

1.2.2. Nội dung nâng cao chất lượng dân số

23

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh nâng cao chất lượng dân số

26

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NÂNG CAO CLDS


28

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội của địa phương

28

1.3.2. Yếu tố y tế và chăm sóc sức khỏe

30

1.3.3. Yếu tố giáo dục

31

1.3.4. Yếu tố lao động, việc làm

34

1.3.5. Mức sống ảnh hưởng đến chất lượng dân số

35


iii

1.3.6. Chính sách của nhà nước

36


1.3.7. Đô thị hóa

37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

38

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH BÌNH
ĐỊNH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

39

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KT - XH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Định

39

2.1.2. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bình Định

40

2.1.3. Đặc điểm xã hội của tỉnh Bình Định

42


2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH44
2.2.1. Quy mô, cơ cấu và sự biến động dân số của tỉnh Bình Định

44

2.2.2. Tình hình thể chất dân số của tỉnh Bình Định

66

2.2.3. Tình hình trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

69

2.2.4. Đời sống tinh thần của người dân tỉnh Bình Định

74

2.2.5. Đời sống vật chất và các dịch vụ XH cơ bản của người dân tỉnh
Bình Định

75

2.3. TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CLDS

79

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội của địa phương

79


2.3.2. Yếu tố y tế và chăm sóc sức khỏe

81

2.3.3. Yếu tố giáo dục

84

2.3.4. Yếu tố lao động, việc làm

85

2.3.5. Mức sống của người dân Bình Định

86

2.3.6. Chính sách của nhà nước

87

2.3.7. Tình hình Đô thị hóa

88

2.4. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TÁC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH BÌNH ĐỊNH

89



iv

2.5. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU
NÂNG CAO CLDS TỈNH BÌNH ĐỊNH

91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

93

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI

94

3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

94

3.1.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định
trong thời gian tới
3.1.2. Căn cứ để xác định mục tiêu nâng cao CLDS của tỉnh Bình Định

94
96

3.1.3. Căn cứ vào Đề án nâng cao chất lượng dân số Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 của Bộ y tế
3.1.4. Dự báo dân số đến năm 2015


98
100

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CLDS CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

101

3.2.1. Giải pháp nâng cao trình độ thể chất dân số của tỉnh Bình Định

101

3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn cho dân số
của tỉnh Bình Định

108

3.2.3. Giải pháp nâng cao đời sống tinh thần của người dân tỉnh Bình
Định
3.2.4. Giải pháp nâng cao đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản

110
113

3.2.5. Các giải pháp khác

115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

121

QUYẾT ĐỊNH GIAO DỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT

: Biện pháp tránh thai

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

CLDS

: Chất lượng dân số

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSSK


: Chăm sóc sức khỏe

DS-KHHGĐ

: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DS-SKSS

: Dân số - Sức khỏe sinh sản

KT-XH

: Kinh tế xã hội

PTTH

: Phổ thông trung học

SDD

: Suy dinh dưỡng

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

THCS

: Trung học cơ sở


UBND

: Ủy ban nhân dân

XH

: Xã hội


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời
kỳ 2006 - 2011 (theo giá cố định năm 1994)

2.2

Trang

40

Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bình Định giai đoạn 20062011


42

2.3

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

43

2.4

Tăng trưởng dân số Bình Định trong 32 năm

45

2.5

So sánh tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm giữa Bình
Định và Toàn quốc

2.6

46

Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Bình Định phân theo
huyện/ thành phố giai đoạn 1999-2009 và năm 2011

47

2.7


Tăng trưởng dân số tỉnh Bình Định qua các năm

50

2.8

Dân số, đất đai và mật độ dân số của các huyện, thành phố
thuộc tỉnh Bình Định năm 2011

53

2.9

Tỷ số giới tính khi sinh ở Bình Định qua các năm

54

2.10

Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số Bình Định.

56

2.11

Tỉ số dân số phụ thuộc tỉnh Bình Định (1999 - 2009)

58


2.12

Cơ cấu dân số theo giới tính tỉnh Bình Định

59

2.13

Nguồn lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 – 2011

61

2.14

Tỉ suất sinh thô chia theo huyện,thành thị/nông thôn năm
2009

2.15

63

Tổng tỷ suất sinh TFR qua 2 cuộc tổng điều tra theo khu
vực

63


vii

2.16


Tỉ suất tử thô qua của Bình Định 1999 – 2011

2.17

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của Bình

64

Định

65

2.18

Tuổi thọ người dân Bình Định (1999 – 2011)

68

2.19

Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân cư

70

2.20

Phần trăm diện tích sử dụng nhà ở bình quân đầu người

77


2.21

Thu nhập bình quân đầu người của Bình Định trong các
năm qua

3.1

87

Một số chỉ tiêu cụ thể phát triển nhân lực thời kỳ 2011 –
2020

97


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời kỳ

41


2.2

Dân số các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

46

2.3

Tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Bình Định phân theo huyện

biểu đồ

/thành phố giai đoạn 1999-2009

48

2.4

Mật độ dân số tỉnh Bình Định năm 1999 – 2011

52

2.5

Tỷ số giới tính khi sinh ở Bình Định qua các năm

55

2.6


Tháp tuổi dân số tỉnh Bình Định năm 1999 và 2009

57

2.7

Tỉ suất sinh thô qua các năm

62

2.8

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của Bình Định (2000 – 2011)

65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy con người là vốn quý nhất.
Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế thì chất lượng nguồn
nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của
toàn cầu cũng như của mỗi quốc gia.
Dân số là một trong bốn vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt
quan tâm: chiến tranh và hòa bình; lương thực, thực phẩm; môi trường và dân
số. Trong đó dân số là vấn đề đặc biệt bởi vì có liên quan đến tuổi phải sinh,
có tính chất hai mặt như bùng nổ dân số ở các nước đang và kém phát triển và

lão hóa dân số ở các nước có nền kinh tế phát triển và phát triển cao. Thực tế
cho thấy mỗi biến cố xảy ra trên thế giới đều có liên quan đến vấn đề dân số.
Do vậy dân số có tính chất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia
và toàn cầu. [16]
Chính vì vậy, đầu tư cho dân số, CSSK gia đình cũng chính là đầu tư
cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta
luôn có những nỗ lực, quyết sách trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 đã minh chứng Việt
Nam đã đạt được một số thành tựu về nâng cao CLDS trong thập kỷ vừa qua.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức mới, những
vấn đề mới nảy sinh như: cơ cấu dân số có những biến đổi mau lẹ, tỷ số giới
tính trẻ mới sinh tăng nhanh, già hóa dân số đến sớm hơn...; chất lượng dân
số, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với nhiều quốc gia trong
khu vực; chậm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Cùng với quá trình phát triển của tỉnh Bình Định, dân số của tỉnh cũng
đang trong quá trình biến động do đó CLDS cũng đang có sự thay đổi. Trước


2

những khó khăn của công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới và trên cơ sở
các văn bản chỉ đạo của Trung ương; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm tập
trung chỉ đạo nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ các cấp,
ban hành chỉ thị số 04/CT-CTUBND về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DSKHHGĐ, tạo bước đột phá trong thời gian tới, cả về qui mô, cơ cấu, CLDS,
phân bổ dân cư và quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Từ nhận định trên đây về dân số của tỉnh trong những năm qua, chúng
ta thấy rằng: vấn đề dân số, nhất là CLDS không chỉ là những thách thức lớn
đối với Đảng, Nhà nước mà còn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh và
nâng cao CLCS của nhân dân cả hiện tại và tương lai. Một xã hội có phát

triển hay không cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố tác động đến nó nhưng yếu
tố quan trọng nhất vẫn là làm sao có thể kiểm soát được tình hình gia tăng dân
số để từ đó đưa ra những biện pháp hành động thích hợp để nâng cao CLDS.
Chính vì vậy, nâng cao CLDS luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu và
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển nguồn nhân lực phục
vụ cho công cuộc xây dựng tỉnh Bình Định góp phần thực hiện chiến lược
phát triển KT - XH và hoàn thành mục tiêu “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
trước năm 2020.
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tôi chọn
đề tài “Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát lý luận về chất lượng dân số
- Phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng dân số của tỉnh Bình
Định và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
- Đưa ra được giải pháp nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dân số tỉnh Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh
chất lượng dân số của tỉnh Bình Định, cụ thể:
+ Nhóm nhân tố phản ánh mức cải thiện và nâng cao về trình độ thể chất
+ Nhóm nhân tố phản ánh mức cải thiện và nâng cao về trình độ trí tuệ,
học vấn, trình độ chuyên môn.
+ Nhóm nhân tố phản ánh mức cải thiện và nâng cao về tinh thần.
Đề tài tập trung khai thác số liệu trong khoảng thời gian từ 1999 - 2011
và 6 tháng đầu năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận kết
hợp với nghiên cứu thực tế thông qua phương pháp thu nhập thông tin. Nguồn
thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: Đề án nâng cao dân
số Việt Nam, Các báo của quỹ dân số thế giới tại Việt nam, Tổng cục DSKHHGĐ, Tạp chí dân số phát triển, Các báo cáo tổng kết hằng năm của Bộ y
tế, Sở y tế tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê qua các năm, báo cáo của chi
cục DS-KHHGD tỉnh Bình Định và Số liệu từ Sở lao động thương binh và xã
hội tỉnh Bình Định, Sở giáo dục tỉnh Bình Định….
Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân
tích thống kê, mô tả, so sánh, đánh giá.
5. Ý nhĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Phân tích đánh giá chất lượng dân số tỉnh Bình Định và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng dân số của tỉnh.
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dân
số tỉnh Bình Định.
- Kế thừa và phát triển các nghiên cứu về CLDS trên địa bàn tỉnh Bình


4

Định.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao CLDS tỉnh Bình Định.
6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dân số.
Chương 2: Thực trạng CLDS tỉnh Bình Định trong tình hình hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định
trong thời gian tới.
7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài
7.1. Nghiên cứu ngoài nước
Vào những năm 1980 các nhà nghiên cứu dân số và phát triển trên thế

giới và trong nước đã quan tâm tới vấn đề phát triển con người và ảnh hưởng
của nó tới sự phát triển nhanh và bền vững của toàn cầu cũng như của mỗi
quốc gia. Thuật ngữ “chất lượng dân số” cũng xuất hiện nhiều từ đấy. Cho
đến nay, có ba quan niệm cơ bản về chất lượng dân số.
a. Quan niệm thứ nhất (Những người theo quan niệm này bao gồm:
Fairchild, Hauser, Duncan, Thomlinson, Soloway…) cho rằng CLDS là tập
hợp các đặc trưng xã hội và con người của cộng đồng dân cư. Các đặc trưng
này bao gồm thể lực, sức chịu đựng, trí thông minh, đạo đức, khả năng tư duy
và trình độ học vấn hoặc tay nghề của cư dân trong cộng đồng.
b. Quan niệm thứ hai (Những người theo quan niệm này bao gồm:
Larmin, Steshenko, Xueyuan Tian,…) cho rằng CLDS chính là tập hợp các
cấu trúc khác nhau của dân số mà theo C.Mar các cấu trúc này được quyết
định bởi phương thức sản xuất cũng như chất lượng lao động xã hội. Các cấu
trúc này bao gồm cấu trúc giai cấp, cấu trúc xã hội, sức khoẻ, giáo dục, nghề
nghiệp, hôn nhân, giới tính, độ tuổi, dân tộc,...
c. Quan niệm thứ ba (Những người theo quan niệm này bao gồm:
Becker, Lewis, Schultz,…) cho rằng CLDS cần phải được xem xét trên góc độ


5

lý thuyết về vốn con người (human capital). Những người theo chủ thuyết
này cho rằng có một tập hợp các đặc trưng cơ bản tạo nên CLDS. Các đặc
trưng này bao gồm sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và kinh
nghiệm sản xuất ra của cải vật chất... Quan niệm này rất gần với khái niệm
“phát triển con người” mà UNDP đề xuất.
Từ năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại CairôAicập đã đề cập đến CLDS và được nhấn mạnh trong tuyên bố Almaty của 40
đoàn Nghị sỹ các nước Châu Á về dân số và phát triển họp tại Cộng hòa
Kazakhstan tháng 9 năm 2004. Nhiều nước khu vực Châu Á đã đưa mục tiêu
nâng cao CLDS vào các chương trình DS-KHHGĐ, thậm chí đưa vào Luật

DS-KHHGĐ hoặc Đạo luật. Một số nước đã ban hành chiến lược phát triển
nguồn nhân lực nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nguồn lực lao động như:
Nhật Bản đã rất coi trọng chương trình chăm sóc đồng bộ về dinh dưỡng, phổ
cập giáo dục, phát triển thể chất và chấn hưng thể dục thể thao (Mosk, Carl
(1996)). [20]
Năm 1996 Hàn Quốc đã ban hành chính sách mới chú trọng vào CLDS
và phúc lợi nhân dân. Năm 2001 ban hành chiến lược và sau nâng lên thành
Luật Phát triển nguồn nhân lực với chủ đề: Công dân xuất sắc - Xã hội tin cậy
Trung Quốc đã coi việc nâng cao CLDS là một nội dung quan trọng
của chính sách DS-KHHGĐ, từ những năm 70 đã đề ra mục tiêu nâng cao
CLDS, coi đó là một trong 5 thách thức lớn trong phát triển vào các thời điểm
quan trọng: 2010, 2020 và đến năm 2050. Từ cuối năm 2003, Trung Quốc đã
ban hành Luật Dân số, thực thi chiến lược lấy nhân tài để xây dựng đất nước
hùng mạnh và coi đó là một nhiệm vụ trọng đại và cấp bách.
Năm 1992, Malayxia đã ban hành Đạo Luật Phát triển nguồn nhân lực
để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng lao động có tay nghề, hiệu quả và kỷ
luật, nhằm nâng cao năng suất, phát triển kinh tế bền vững…


6

7.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu liên quan tới CLDS, trong đó
đáng quan tâm là nghiên cứu của Phạm Đức Thành (1998), và tiếp đó là cuốn
“Dân số và Phát triển” của Tống Văn Đường (2001) đề cập tới quá trình dân
số thể hiện qua mặt lượng và chất của dân số. Chất lượng dân số thể hiện qua
trình độ thể chất, trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ.
Tiếp đó Bùi Quang Bình (2012) đề cập CLDS gắn với quá trình phát
triển kinh tế. Theo tác giả CLDS gắn với một quy mô dân số hợp lý phù hợp
với điều kiện của nền kinh tế và khi đó mức sản lượng của nền kinh tế cao

nhất. Tiếp theo đó trong nghiên cứu năm 2011 tác giả cho rằng chất lượng
nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong con người hay tổng thể năng
lực của họ mà nhờ đó họ có thể hoàn thành những công việc với hiệu quả cao.
Chất lượng nguồn nhân lực được cấu thành từ trình độ thể chất, học vấn,
chuyên môn và năng lực phẩm chất… của nhân lực. Những yếu tố cấu thành
này phải có thời gian và sự đầu tư nhất định để hình thành và tích lũy được.
Ngoài ra tại Việt Nam, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm, coi đó là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là
một trong những vấn đề KT-XH hàng đầu của quốc gia, là một yếu tố cơ bản
để nâng cao CLCS của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Mục tiêu
nâng cao CLDS vì vậy được coi là “chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự
nghiệp phát triển đất nước”.[14]
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý
nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn
của cải vật chất, văn hóa và mọi nền văn minh của các quốc gia và đã khẳng
định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Đảng đã chỉ rõ: “Chỉ có thể tăng
trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại hóa các ngành giáo dục,


7

văn hóa văn nghệ, bảo vệ sức khỏe, DS-KHHGĐ gắn liền với việc kế thừa và
phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc”.[34]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Xây
dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt
Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi”; “Tiếp tục duy trì kế
hoạch giảm sinh và giữ mức sinh thay thế, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số
hợp lý, nâng cao CLDS”.
Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ

các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã xây dựng 12 Mục tiêu Phát triển.
Để thực hiện các mục tiêu nói trên, Chính phủ đã ban hành chiến lược về tăng
trưởng và xóa đói giảm nghèo, xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền
vững (Chương trình Nghị sự 21) và các chương trình liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nâng cao CLDS. Tuy nhiên, các chiến lược và chương trình triển
khai còn độc lập, thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình, cộng với nguồn
lực đầu tư còn hạn hẹp nên chưa phát huy hiệu quả tối đa để nâng cao CLDS.
Mặc dù Pháp lệnh Dân số Việt Nam đã nêu: “CLDS là sự phản ánh các
đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”, nhưng do chưa
có chương trình hay đề án và các dự án can thiệp mang tính tổng thể nên chưa
khắc phục được một cách cơ bản những hạn chế nhằm nâng cao toàn diện các
thành tố của CLDS về thể lực, trí lực và tinh thần của người Việt Nam. Một
số nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y sinh học và xã hội học liên quan đến
chất lượng con người Việt Nam (nghiên cứu hằng số sinh học, nhân trắc học,
các yếu tố KT-XH tác động đến CLDS...) đã được triển khai thực hiện nhưng
còn nhiều hạn chế cả về phạm vi và nội dung nghiên cứu, kết quả đã lạc hậu
do thiếu những nghiên cứu mới, chưa có những nghiên cứu dọc theo đoàn hệ
(những người có cùng năm sinh) mà chỉ nghiên cứu cắt ngang các nhóm dân
số nên kết quả chưa phản ánh đúng thực trạng và quá trình phát triển CLDS.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN SỐ
1.1.1. Khái niệm về dân số
Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững
của đất nước, có liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh khác nhau
của đời sống KT-XH. Dân số đã, đang và sẽ còn là một trong những vấn đề

lớn mà nhân loại phải đặt biệt quan tâm. Vì vậy, có nhiều môn học nghiên
cứu dân số và ngoài từ dân số trong cuộc sống, các tài liệu, sách báo... còn
dùng các từ dân cư, nhân khẩu, dân tộc, nhân dân; giữa các từ này với dân số
có điểm chung giống nhau nhưng cũng có những nét đặc trưng khác nhau.
- Dân cư là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất
định. Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều
bộ môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khái niệm dân cư
không chỉ bao gồm số người, với cơ cấu độ tuổi và giới tính của nó, mà còn
bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hóa, sức khỏe, ngôn ngữ, tập quán… [17]
- Dân số là dân cư được xem xét, và nghiên cứu ở góc độ quy mô và cơ
cấu. Quy mô cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do sinh,
chết và di cư, theo sự biến đổi của thời gian, mọi người đều chuyển từ tuổi
này sang tuổi khác.
- Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý
hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân
số. Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của
sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học. Trong động lực
học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong
tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu. [26]
Trong dân số học, thuật ngữ “dân số” không chỉ hiểu theo nghĩa thông


9

thường, mà còn hiểu theo nghĩa rộng của nó. Nó nghiên cứu cả ở trạng thái
tĩnh và trạng thái động cùng những yếu tố gây nên sự biến động đó.
Thật vậy, dân số theo nghĩa thông thường là dân số trên một vùng lãnh
thổ, một địa phương nhất định. Bởi vì dân số có thể coi là số lượng dân số của
cả trái đất hay một phần của nó, của một quốc gia hay một vùng địa lí nào đó.
Tất nhiên trên quan niệm dân số học thì dân số của một nước có ý nghĩa cực

kỳ quan trọng. Dân số theo nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập
hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng. Tập hợp này bao
gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động.
Ngay bản thân mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên,
trưởng thành, già quá và tử vong.
Dân số là cộng đồng người sống trên một lãnh thổ tại một thời điểm
nhất định. Thuật ngữ này không chỉ hàm chứa số dân mà còn đề cập đến chất
lượng của dân số: kết cấu, sự phân bố, trình độ văn hóa.
1.1.2. Đặc điểm dân số
Dân số đóng vai trò vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu
dùng, là yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Quy mô và phân bố dân số, cơ
cấu dân số và chất lượng dân số là các đặc tính của dân số có ảnh hưởng rất
lớn tới quy mô, cơ cấu sản xuất, đến quá trình phát triển KT-XH.
- Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng
địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. [10]
Phân bố dân số là sự sắp xếp số dân trên một vùng lãnh thổ phù hợp
với điều kiện sống của người dân và với các yêu cầu nhất định của xã hội.
Để đánh giá mức độ phân bố dân cư có thể sử dụng hai thước đo cơ bản
là mật độ dân số và tỷ trọng phân bố dân cư. Mật độ dân số là chỉ số xác định
số dân sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ. Tỷ trọng phân bố dân cư là tỷ lệ
phần trăm dân số ở một vùng so với toàn bộ dân số sinh sống trên một đơn vị


10

lãnh thổ.
- Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi,
dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng
khác...Trong đó hai đặc trưng quan trọng và ý nghĩa của chúng tương đối
thống nhất trong mọi xã hội đó là cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính của dân số vì

không những nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh
hưởng đến quá trình phát triển KT - XH. [11]
Tuổi và giới là những đặc trưng sinh học thông thường đối với mỗi
người trong mọi dân số. Do vậy, mỗi dân số có thể được mô tả theo các cơ
cấu tuổi và giới của nó vì đặc trưng theo tuổi và giới của các dân số được hình
thành bởi những ảnh hưởng kết hợp của các sự kiện sinh, chết và di dân.
- Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và
tinh thần của toàn bộ dân số. [12]
CLDS thể hiện dưới góc độ cá nhân thì đó là chất lượng con người bao
gồm các yếu tố thể lực, trí lực, tinh thần. Nhưng dưới góc độ toàn XH thì
CLDS là tổng thể dân số phải có quy mô, cơ cấu và phân bố con người hợp
lý. Hai khía cạnh cá nhân và XH này trong CLDS không tồn tại riêng biệt mà
có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tổng hợp các yếu tố thể lực, trí lực, tinh
thần của mỗi cá nhân sẽ hình thành nên chất lượng của cả tổng thể dân số và
ngược lại, các yếu tố thuộc về tổng thể dân số như quy mô, phân bố, cơ cấu
tuổi, giới tính… cũng tác động và quyết định chất lượng con người.
1.1.3. Vai trò của dân số và phát triển
Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số
là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân
số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh
hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội.
Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy,


11

quy mô, cơ cấu và sự gia tăng của dân số liên quan mật thiết đến nền kinh tế
và tới toàn bộ sự phát triển của mỗi quốc gia. Quy mô dân số lớn, nên lực
lượng lao động rồi dào có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế vừa
có thể chuyên môn hoá lao động sâu sắc tạo điều kiện nâng cao năng suất lao

động, thúc đẩy xã hội phát triển. Lực lượng lao động tạo ra tính năng động
cao trong hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, những đặc điểm dân số nói trên cũng có nhiều tác động tiêu
cực đến sự phát triển kinh tế. Điều này có thể tập trung xem xét đến các khía
cạnh: tác động của dân số đến nguồn lao động, việc làm, tăng trưởng kinh tế,
tiêu dùng và tích luỹ. Dân số của mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương thật sự
có liên quan rất mật thiết đến sự phát triển của quốc gia, địa phương đó cũng
như có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Về mặt xã hội, dân số đông đem lại nguồn lao động cho sản xuất, nhất
là khi trình độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao. Tuy nhiên, dân số đông dẫn
đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất là khi cung không đáp ứng đủ cầu.
Về mặt kinh tế, khi mà tài nguyên thiên nhiên, đầu tư cơ sở vật chất
không đáp ứng kịp tỉ lệ tăng dân số, nạn thất nghiệp sẽ là một vấn đề nan giải.
Từ đó dẫn đến những vấn đề như người lang thang, ăn xin thậm chí là những
tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại dâm... chưa kể đến sự đổ xô của nhiều
người lên thành thị làm nặng thêm những vấn đề này ở các thành phố lớn.
Về mặt giáo dục, dân số tăng nhanh có thể vượt mức đáp ứng của hệ
thống giáo dục cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn làm tăng tình
trạng thất học, bỏ học dẫn đến trình độ dân trí trung bình giảm thấp, ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của xã hội cũng như chất lượng cuộc sống.
Về mặt y tế, dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch
bệnh gia tăng dẫn đến giảm sức lao động, thương tật, tử vong. Hậu quả
nghiêm trọng nhất của việc tăng dân số là vấn đề môi trường. Việc khai thác


12

tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi như phá rừng lấy đất canh tác, khai
thác gỗ... đã tàn phá trầm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên gián tiếp
ảnh hưởng đến các rối loạn về mặt sinh thái như nạn lụt lội, hạn hán…

Dân số tăng đặc biệt ở thành thị làm tăng mật độ dân cư, sống chen
chúc, mất vệ sinh dẫn đến sự gia tăng các dịch bệnh. Khói thải, nước thải, rác
thải làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất làm trọng trầm thêm những
vấn đề sức khỏe nhất là ở các đô thị hoặc khu công nghiệp. Ảnh hưởng về mặt
kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường đã tác động mạnh đến đời sống xã hội và
tâm lý của người dân. Cuộc sống khó khăn dẫn đến quẫn bách hoặc xào xáo,
mâu thuẫn trong gia đình càng làm giảm thêm CLDS.
Cho đến nay, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm lý luận về
mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế. Mầm móng từ thời Thomas
R.Malthus (1766 - 1834) và nổi lên từ cuối thập niên 1940: “Lý thuyết dân số
học bi quan” với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế; từ đầu thập niên 1980: “Lý thuyết dân số học lạc quan” lại cho
rằng tăng dân số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và một số nhà
dân số học thận trọng hơn với ảnh hưởng tích cực đương nhiên của yếu tố dân
số - họ đại diện cho cái được gọi là "lý thuyết dân số học trung tính" trong
thập niên 1990 lại cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo
chiều hướng tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện và một
loạt yếu tố can thiệp khác. [19]
Người khởi xướng lý thuyết dân số học “bi quan” này là Thomas
Malthus thông qua cuốn sách Thực chứng về quy luật dân số của ông viết
năm 1789. Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương
thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn
sức ép từ việc tăng dân số. Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức
cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỷ lệ


13

chết cao hơn. Đặc biệt từ cuối thập niên 1940 cho đến những năm 1970, hàng
loạt nghiên cứu với luận điểm “bi quan” cho rằng dân số ảnh hưởng hết sức

tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì dân số tăng nhanh sẽ đe dọa đến nguồn
cung lương thực và tài nguyên tự nhiên. Các nhà hoạch định chính sách ủng
hộ luận điểm này đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách dân số nghiêm
ngặt nhằm giảm tỷ lệ sinh. Họ cho rằng tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện
tăng trưởng kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích
thúc đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như
góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi trường.
Vào đầu những năm 1980, hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra
những lập luận không thuyết phục của lý thuyết dân số học “bi quan”, trong
đó quan trọng nhất là lý thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công
nghệ và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các nghiên cứu này, thuộc nhóm lý thuyết dân số học “lạc quan” - cho rằng
tăng dân số có thể tạo ra một nguồn lực kinh tế quan trọng. Họ lập luận rằng
dân số tăng lên cũng có thể làm tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân
số lớn có thể tận dụng tính quy mô để hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết
cho tăng trưởng. Nghiên cứu của Simon (1981) [theo trích dẫn của Bloom và
cộng sự, 2003] chỉ ra rằng tăng dân số nhanh có thể có những tác động tích
cực đến phát triển kinh tế vì dân số tăng có thể tạo sức ép phải cải tiến công
nghệ sản xuất - một nhân tố quan trọng của tăng trưởng dài hạn. Một ví dụ
khác là “Cách mạng xanh” từ những năm 1950 đã làm tăng sản lượng nông
nghiệp thế giới lên gần bốn lần dù chỉ sử dụng thêm 1% đất đai, và nó đã giải
quyết được nhu cầu cho một lượng lớn dân số.
Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà dân số học khác lại đánh
giá tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế ở một góc độ rộng hơn
và thận trọng hơn. Họ đại diện cho những người theo lý thuyết dân số học


14

“trung tính” với quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng

kinh tế qua nhiều kênh khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích
cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Srinivan (1988) cho rằng
tăng trưởng kinh tế là sản phẩm của hàng loạt các chính sách và thể chế phù
hợp chứ không chỉ đơn thuần là do nhân tố dân số. Ba lĩnh vực quan trọng
được tập trung nghiên cứu trong dòng lý thuyết này nhằm đánh giá tác động
của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế là tài nguyên tự nhiên, tiết kiệm, và
phương thức đa dạng hóa nguồn lực.
Từ những tóm tắt nêu trên, một điều hết sức rõ ràng là chúng ta có thể
ủng hộ bất kỳ luận điểm nào trong số ba luận điểm nêu trên khi phân tích tác
động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế nếu có thể xây dựng được các
mô hình lý thuyết và thực chứng với những số liệu cần thiết để bảo vệ luận
điểm của mình. Tuy nhiên, điểm chung nhất có thể thấy là các lý thuyết này
đánh giá tác động của tăng dân số đến tăng trưởng và phát triển kinh tế chủ
yếu qua hai nhân tố chính là tốc độ tăng dân số và quy mô dân số, nhưng lại
đã bỏ qua một cấu thành hết sức quan trọng là cơ cấu tuổi của dân số. Cơ cấu
tuổi thể hiện sự phân bố tổng dân số theo các độ tuổi hay nhóm tuổi khác
nhau. Do mỗi nhóm tuổi trong dân số có một đặc trưng khác nhau (ví dụ như
lao động, tiêu dùng…) nên chúng sẽ có những tác động khác nhau về mặt
kinh tế. Ví dụ, nhóm dân số trẻ cần được đầu tư nhiều cho sức khỏe và giáo
dục để có thể tạo ra một lực lượng lao động tốt, trong khi nhóm dân số cao
tuổi cần được đầu tư một hệ thống chăm sóc y tế tốt cùng với một hệ thống
hưu trí và trợ cấp xã hội bền vững. Khi quy mô của các nhóm tuổi này thay
đổi cũng đồng nghĩa với sức ép và cơ hội kinh tế sẽ thay đổi theo bởi chúng
sẽ tác động đến mức tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Vì
lý do này mà bên cạnh việc quan tâm đến quy mô và tốc độ thay đổi dân số,
các nhà hoạch định chính sách cần phải tính đến sự thay đổi cơ cấu tuổi của


15


dân số trong các chiến lược phát triển của mình.
Như vậy, dân số luôn là vấn đề không chỉ các nhà khoa học, các chuyên
gia mà ngay cả Chính phủ, các tổ chức xây dựng đều rất quan tâm. Không chỉ
ngày nay mà ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước ta mà tất cả các nước
trên thế giới đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ
dân số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả
khuyến khích phát triển dân số. Bởi vì dân số luôn luôn với hai tư cách vừa là
lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy qui mô, cơ cấu, tốc độ
tăng và chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh
tế xã hội. Ảnh hưởng đó có thể là tích cực, có thể là tiêu cực tùy thuộc vào
nhu cầu, trình độ và khả năng phát triển của mỗi nước trong mỗi thời kì.
1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về dân số
Chỉ tiêu về dân số là những chỉ tiêu phản ánh mức độ hợp lý về qui mô,
cơ cấu và phân bố dân số, cũng như các chỉ tiêu về quá trình dân số cần điều
chỉnh như mức sinh, mức chết, di dân để đạt được mức độ hợp lí trên.
- Qui mô dân số: tổng dân sinh sống trong một lãnh thổ nhất định
(vùng, địa phương, quốc gia) vào một thời điểm xác định (đầu năm, giữa năm,
cuối năm…).
- Phân bố dân số là sự sắp xếp số dân trên một vùng lãnh thổ phù hợp
với điều kiện sống của người dân và với các yêu cầu nhất định của xã hội.
- Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng dân số thành các bộ phận theo một
tiêu thức nhất định. Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng
nhất bởi vì không những nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết và di dân mà
còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi: là việc phân chia tổng dân số của một lãnh
thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời
điểm nào đó.



×